1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phạm thị liên 1324010149 phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vlxd đống năm

147 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần VLXD Đống Năm
Tác giả Phạm Thị Liên
Trường học Trường Đại học Mỏ - Đại Chất
Chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 563,84 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD ĐỐNG NĂM (5)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm (0)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty (6)
      • 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty (7)
    • 1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu (7)
      • 1.2.1. Điều kiện địa lý (7)
      • 1.2.2. Điều kiện về lao động – dân số (8)
      • 1.2.3. Điều kiện kinh tế (8)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm (8)
      • 1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất (8)
      • 1.3.2. Các trang thiết bị máy móc chủ yếu của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm (11)
      • 1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần VLXD Đống Năm (11)
      • 1.3.4. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty (14)
    • 1.4. Phương pháp hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm (15)
      • 1.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 (15)
  • CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2016 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD ĐỐNG NĂM (19)
    • 2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm năm 2016 (20)
    • 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (23)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất của Công ty (23)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm (27)
      • 2.2.3. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ (31)
    • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (36)
      • 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (36)
      • 2.3.2. Phân tích kết cấu TSCĐ (38)
      • 2.3.3. Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ (39)
      • 2.3.4. Phân tích mức độ hao mòn của TSCĐ (40)
    • 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương (43)
      • 2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo số lượng và cơ cấu lao động (43)
      • 2.4.2. Phân tích chất lượng lao động (44)
      • 2.4.3. Phân tích năng suất lao động (47)
      • 2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương của Công ty (49)
      • 2.5.1. Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí (51)
      • 2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành (52)
      • 2.5.3. Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M) (53)
      • 2.5.4. Phân tích tình hình thực nhiện nhiệm vụ giảm giá thành (54)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính năm 2016 của công ty cổ phần VLXD Đống Năm (55)
      • 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty (55)
      • 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (62)
      • 2.6.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty (65)
      • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh (71)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2012-2016 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD ĐỐNG NĂM (77)
    • 3.1. Lập căn cứ cho việc lựa chọn đề tài (78)
      • 3.1.1. Sự cần thiết của đề tài (78)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài (79)
    • 3.2. Cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính (82)
      • 3.2.1. Khái niệm (82)
      • 3.2.2. Ý nghĩa tài chính và phân tích tài chính (82)
      • 3.2.3. Chức năng (84)
    • 3.3. Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 cùa Công ty cổ phần (84)
      • 3.3.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Công ty cổ phần VLXD Đống Năm (84)
      • 3.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (110)
      • 3.3.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2012-2016 (120)
      • 3.3.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm giai đoạn 2012 – 2016 (133)
    • 3.5. Một số định hướng nâng cao hiệu quả công tác tài chính của Công ty Cổ phần VLXD Đống Năm (142)

Nội dung

MôC LôC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD ĐỐNG NĂM 5 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần VLXD Đố[.]

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD ĐỐNG NĂM

Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện địa lý a Điều kiện địa lý.

● Vị trí địa lý: Công ty cổ phần VLXD Đống Năm có trụ sở chính nằm ở huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình, là một vị trí khá thuận lợi về kinh tế - văn hóa và xã hội của tỉnh.

Thái Bình là tỉnh ven tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội

110 km, cách Hải Phòng 70 km, trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Điều này cho thấy Công ty có 1 vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu cho sản xuất Mặt khác, Thái Bình lại giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang có rất nhiều khu công nghiệp và các đô thị đang được xây dựng do đó thị trường tiêu thụ rất lớn và gần Công ty. b Điều kiện khí hậu.

Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân, tuy không rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới Nhiệt độ trung bình là 23,5 o C; số giờ nóng trong năm khoảng 1.600 – 1.800 giờ Lượng mưa bình quân: 1.700-2.200mm/năm, độ ẩm bình quân 85-90%.

Thái Bình hàng năm có lượng mưa khá lớn nên ảnh hưởng tương đối đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất gạch do đó khí hậu nắng nóng cũng ảnh hưởng sức khỏe và khả năng làm việc của con người Về mùa mưa không khí có độ ẩm không khí lớn làm gạch mộc lâu cũng gặp khó khăn hơn Tuy nhiên, Công ty đã xây dựng nhà kho để nguyên vật liệu và xưởng sản xuất, sân phơi có mái che nên quá trình sản xuất cũng ít phụ thuộc vào thời tiết. c Điều kiện về giao thông.

Công ty nằm cạnh quốc lộ 10 sang Nam Định, Hải Phòng, quốc lộ 39 nối Hưng Yên - Hưng Hà – Đông Hưng và Thành phố Thái Bình - Thị trấn Diêm Điền, đường 217 sang Hải Dương, quốc lộ 37 nối cảng Diêm Điền với tỉnh Sơn La Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua Thái Bình nối từ thành phố Hạ Long tới thành phố Ninh Bình Đây là những tuyến đường rất quan trọng cho việc cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm để phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.

1.2.2 Điều kiện về lao động – dân số

Công ty cổ phần VLXD Đống Năm nằm tại giữa trung tâm Tỉnh Thái Bình, nơi có mật độ dân cư đông đúc, là trung tâm kinh tế có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, các trường Đại học, cao đẳng và Trung tâm nghiên cứu tập trung nhiều Dân số vào khoảng 1.786.000 người (năm 2016), trong đó có 1.092.000 người trong độ tuổi lao động, lao động có trí thức chiếm 9,5% Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát triển và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu, thu hút nhiều lao động có trình độ.

Thái Bình là tỉnh thành nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của cả tỉnh Ngoài ra, Đông Hưng nằm giữa trung tâm tỉnh Thái Bình, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh, là một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thế dục thể thao của vùng, có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh là điều kiện tốt cho giao dịch, buôn bán, kí kết các hợp đồng với khách hàng của Công ty Đây là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm

1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất

Công ty có truyền thống sản xuất VLXD 50 năm cùng với đội ngũ lãnh đạo quản lý có trình độ năng lực, nhiều kinh nghiệm với gần 200 CBCNV, 2 nhà máy sản xuất, hiện nay Công ty là doanh nghiệp hạng II của Tỉnh. Đứng chân trên địa bàn Đống Năm là vùng có chất lượng đất sét tốt, được sản xuất theo công nghệ Tuynel nên sản phẩm của Công ty là một trong những sản phẩm VLXD đứng hàng đầu trong tỉnh.

Công ty là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, các sản phẩm là sản

Nguyên vật liệu Máy cấp liệu Máy pha than nghiềnMáy Máy cán

Máy cắt tự Phơi động

Sấy sản Nung sản phẩm phẩm

Bốc lên phương tiện hỏi Công ty phải có một kết cấu công nghệ tương đối lớn bao gồm các phân xưởng, tổ đội sản xuất và khâu tiêu thụ Nhìn chung, máy móc kỹ thuật dây chuyền sản xuất gạch Tuynel tương đối tiên tiến.

Hình 1-1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất gạch Tuynel của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất sản phẩm là quy trình công nghệ kiểu liên tục chu kỳ khép kín, quy trình công nghệ là khâu chế tạo ra sản phẩm bắt đầu từ khâu đưa nguyên vật liệu vào chế biến cho đến khâu cuối cùng là sản phẩm nhập kho.

Các công đoạn sản xuất gạch Tuynel: Để có sản phẩm gạch Tuynel ra lò phải trải qua 5 công đoạn chính sau:

Công đoạn 1: Khai thác nguyên liệu

Trước khi khai thác cần phải loại bỏ 0.3 – 0.4 m lớp đất trồng trọt ở bên trên Việc khai thác có thể thủ công hoặc dung máy ủi, máy đào, máy cạp Đất sét sau khi khai thác được ngâm ủ trong kho nhằm tang tính dẻo và độ đồng đều của đất sét.

Công đoạn 2: Nhào trộn đất sét.

Quá trình nhào trộn sẽ làm tang tính dẻo và độ đồng đều cho đất sét giúp cho việc tạo hình được dễ dàng Thường dùng các loại máy cán thô, cán mịn, máy nhào trộn,máy một trục, hai trục để nghiền đất.

Công đoạn 3: Tạo hình. Để tạo hình gạch người ta thường dùng máy đùn ruột gà Trong quá trình này còn dùng thiết bị có hút chân không để tang độ đặc và cường độ của sản phẩm.

Khi mới được tạo hình, gạch mộc có độ ẩm rất lớn Nếu đem nung ngay gạch sẽ bị nứt tách do mất nước đột ngột Vì vậy phải phơi sấy để giảm độ ẩm, giúp cho sản phẩm mộc có độ cứng cần thiết, tránh biến dạng khi xếp vào lò nung Nếu phơi gạch tự nhiên trong nhà giàn hay ngoài sân thì thời gian phơi từ 8 đến 15 ngày. Nếu sấy bằng lò tuynel thì thời gian sấy từ 18 đến 24 giờ Việc sấy gạch bằng lò nung sấy giúp cho quá trình sản xuất được chủ động, không phụ thuộc vào thời tiết, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện nhưng đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, tốn nhiên liệu.

Công đoạn 5: Nung. Đây là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng của gạch đất sét Quá trình nung gồm có 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đốt nóng: Nhiệt độ 450 0 C, tạp chất hữu cơ cháy.

Giai đoạn 2: Nung: Nhiêt độ từ 1000 – 1050 0 C, đây là quá trình biến đổi các thành phần khoáng tạo ra sản phẩm có cường độ cao, màu sắc đỏ hồng.

Giai đoạn 3: Làm nguội: Quá trình làm nguội phải từ từ, tránh đột ngột gây nứt tách sản phẩm, khi ra lò nhiêt độ của gạch khoảng 50-55 0 C

Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi thành phẩm.

- Một số tính năng kỹ thuật của lò tuynel:

+ Sử dụng nhiên liệu là than cám.

+ Sản phẩm di động, nhiệt cố định, dòng khí chuyển động ngược chiều sản phẩm. + Kiểm tra nhiệt độ của lò bằng thiết bị điện tử, có thể cài đặt theo yêu cầu. + Chế độ đốt lò liên tục.

+ Khí thải thoát qua khổi ống nhờ quạt hút.

+ Lò nung có kích thước khoảng 90m, lò sấy có kích thước khoảng 50m, ống khói xây cao 25m Lượng khói thải ra được tận dụng tối đa để sử dụng nhiệt thừa của khói lò nung đưa sang lò tuynel sấy mộc, nhằm tiết kiệm than Điều này khiến cho lượng bụi thải ra ít, giảm tác hại tới môi trường và người lao động.

+ Nguồn nhiệt được tạo thành từ than đốt trực tiếp và từ than cám pha lẫn trong đất làm gạch cháy chậm Quá trình này có mấu chốt là tính liên tục nhờ hệ thống goòng - ray Giữ nhiệt bằng vỏ lò và bản thân mặt goòng chở gạch Trên mặt goòng được phủ một lớp cách nhiệt và cát giúp không bị mất nhiệt xuống nền và không phá hỏng kết cấu của thép goòng.

1.3.2 Các trang thiết bị máy móc chủ yếu của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm

Trang thiết bị sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty được thống kê trong bảng 1-1

Bảng thống kê máy móc thiết bị, phương tiện chủ yếu năm 2016

T Tên máy móc, thiết bị

1 Dây chuyền sản xuất gạch mộc 02 cái 30 triệu viên/năm Loại B

2 Máy xúc HITACHI 01 cái 0,8 m 3 Loại B

3 Máy đùn chân không 02 cái 15.000 – 45.000 viên/h Loại B

HONDA 01 cái 600 lít/phút Loại A

5 Máy cắt phôi 05 cái 8 – 30/lần cắt Loại B

6 Máy cắt gạch 05 cái 8 – 15 giây/lần cắt Loại A

7 Quạt tuần hoàn 05 cái 3kw Loại B

8 Quạt thu hồi khí nóng 03 cái 15kw Loại A

9 Quạt hút khí thải lò sấy 01 cái 2.2kw Loại A

10 Máy nhào lọc Mefin 01 cái 35 tấn/h Loại B

11 Trục cào băm đất CB 8000x5000 01 cái 35 tấn ~ 40 tấn/h Loại A

12 Máy nghiền than 01 cái 1,5 tấn/h Loại A

13 Quả cán thép 02 cái 45 tấn Loại B

14 Động cơ điện 03 cái 32.000kg Loại B

15 Tời kéo goòng 02 cái 5,5kw Loại A

16 Cửa lò kéo bằng tời 03 cái 2,2kw Loại B

17 Kính đẩy thủy lực hầm sấy 01 cái 7,5kw Loại A

18 Băng tải cao su B600 04 cái 35 tấn/h Loại A

Nhận xét: Nhìn chung, số lượng máy móc, trang thiết bị của Công ty đã phần nào đáp ứng được cho quá trình sản xuất Tuy nhiên để cho quá trình sản xuất được thuận lợi hơn và năng suất lao động tăng cao hơn thì Công ty cần thay mới những máy móc đã cũ đồng thời trang bị thêm máy móc cho những bộ phận còn thiếu máy móc trong quá trình làm việc

1.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần VLXD Đống Năm

Bộ máy tổ chức của Công ty theo mô hình Công ty cổ phần hoạt động theoLuật doanh nghiệp 2014, được thể hiện trong hình 1-2.

Phòng Kinh doanhPhòng Kế hoạch Vật tư Phòng Điều hành sản xuấtPhòng Tổ chức hành chínhPhòng Kế toán

Hình 1-2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty

* Giám đốc Công ty : Là chủ tịch Hội đồng quản trị, là người điều hành mọi hoạt động của Công ty, tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và trực tiếp chỉ đạo phòng Kế toán

Giám đốc là người đại diện cho Công ty về mặt pháp lý, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý theo chế độ một thủ trưởng Giám đốc có quyền tiến hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ٭ Phó giám đố c: Giúp việc cho Tổng giám đốc chỉ đạo và giải quyết một số nội dung công việc thuộc các lĩnh vực phụ trách và thay mặt Tổng giám đốc chỉ đạo hoạt động của Công ty Phó giám đốc tổ chức thực hiện, kí kết, đề xuất các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi ủy quyền.

* Bộ máy văn phòng : Bộ máy văn phòng được chuyên môn hoá các chức năng quản lý Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Giám đốc đề ra các quyết định, theo dõi hướng dẫn bộ phận sản xuất và cấp dưới thực hiện nhiệm vụ đã được phân công Các bộ phận chức năng không những phải hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao mà còn phối hợp với nhau trong hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.

* Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu giúp cho Giám đốc về các mặt công tác tổ chức cán bộ và nhân sự, công tác lao động tiền lương Tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Thực hiện các công việc hành chính, quản trị của Công ty.

Phương pháp hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm

1.4.1 Mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017

Công ty cổ phần VLXD Đống Năm kiên trì thực hiện các mục tiêu theo định hướng của Hội đồng quản trị, tuy nhiên có xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế Năm 2017, toàn hệ thống lấy việc duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý là mục tiêu xuyên suốt trong năm.

- Đảm bảo công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ hoàn thành.

- Đảm bảo tài chính lành mạnh, trả kịp thời các nghĩa vụ thuế, tiền lương, cổ tức, bảo hiểm, các khoản công nợ, quan hệ tín dụng tốt.

- Tăng cường đánh giá chất lượng lao động trong toàn hệ thống.

- Kiểm soát chặt chẽ, tăng cường quản lý để hạ giá thành SXKD, tiết giảm 5 - 10% chi phí quản lý.

1.5.2 Các chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới

 Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển trở thành một Công ty mạnh trong lĩnh vực sản xuất.

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu hàng năm trên 15%, hoạt động hiệu quả, có xu thế phát triển tốt, bền vững.

 Chiến lược phát triển các nguồn lực.

Phát triển các nguồn lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút, đào tạo, phân phối và sử dụng một cách có hiệu quả; xây dựng một cơ chế lãnh đạo, quản lý mới một cách hệ thống, bài bản, tiếp thu các tri thức kinh doanh hiện đại; nâng cao năng lực quản trị đạt tầm chuyên nghiệp và đẳng cấp; đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác đặc biệt là các đối tác là chủ thầu công trình xây dựng lớn , các đơn vị có tiềm năng trong nước … để tận dụng các cơ hội kinh doanh; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.

 Chiến lược về môi trường và an ninh xã hội.

+ Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các phân xưởng.

+ Không để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường.

+ Làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

+ Đảm bảo công ăn việc làm và điều kiện làm việc cho người lao động.

Trước tình hình nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam còn nhiều biến động, mặc dù còn tồn tại không ít khó khăn nhưng Công ty cũng đã rất nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra Thông qua những nét giới thiệu cơ bản cho thấy Công ty có những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn. a Thuận lợi.

+ Do có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa giữa các tổ đội sản xuất, với đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề đã đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình sản xuất.

+ Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, hăng hái và sáng tạo trong công việc, luôn có tính chủ động và tinh thần trách nhiệm cao Bộ máy tổ chức điều hành, quản lý Công ty gọn nhẹ, năng động, năng suất lao động cao.

+ Nội bộ Công ty có tinh thần đoàn kết, cùng với sự quản lý của Ban Giám đốc tạo ra sức mạnh tổng hợp vượt qua những khó khăn, đưa Công ty ngày càng phát triển.

+ Mô hình quản lý của Công ty là mô hình trực tuyến chức năng, do đó tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các kế hoạch và phân công nhiệm vụ, nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh.

+ Nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và ngày càng phát triển.

+ Nhu cầu thị trường về sản phẩm của Công ty ngày càng lớn.

+ Mối quan hệ với bạn hàng ổn định và ngày càng phát triển.

+ Công ty nằm ở địa bàn thuận lợi, là trung tâm của tỉnh cho nên thuận lợi về giao thông, văn hóa, xã hội…được hưởng những chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước Công ty có thể cập nhật, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến một cách nhanh chóng Những điều kiện này là điều kiện thuận lợi để Công ty phát huy ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình. b Khó khăn.

+ Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho nên Công ty cũng gặp không ít khó khăn về vấn đề vốn kinh doanh, khả năng thanh toán của các đối tác bị hạn chế làm cho Công ty gặp không ít khó khăn trong việc quay vòng vốn.

+ Do khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm sản xuất và công trình xây dựng cho nên môi trường kinh doanh của Công ty ngày càng trở lên khắc nghiệt hơn.

+ Do công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏiCông ty luôn phải đầu tư trang thiết bị máy móc cũng như trình độ của người lao động thường xuyên.

+ Công tác quản lý của Công ty còn nhiều bất cập, Công ty cần phải xây dựng một cơ cấu quản lý khoa học để phát huy hết tiềm năng của nhân viên trong Công ty.

+ Tình trạng khói bụi và khí thải trong sản xuất cần được chú trọng hơn nữa để giảm thiểu tác động đến người lao động và môi trường xung quanh.

+ Sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường là rất lớn vì hiện tại có rất nhiều Công ty sản xuất sản phâm này, do đó để nâng cao sức cạnh tranh thì Công ty cần tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đồng thời cần tăng cường hơn nữa công tác marketing sản phẩm.

ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2016 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD ĐỐNG NĂM

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm năm 2016

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm được đánh giá qua chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, thể hiện qua bảng 2-1.

Sản lượng sản xuất của Công ty năm 2016 là 40.312.537 viên gạch, tăng 2.968.041 viên (tương ứng tăng 7,95%) so với năm 2015 và so với kế hoạch tăng 1.034.350 viên (tương ứng tăng 2,63%) do trong năm 2016 Công ty nhận thêm hợp đồng Sản lượng gạch tiêu thụ của Công ty năm 2016 là 36.976.999 viên, tăng 1.289.828 viên tương ứng tăng 3,61% so với năm 2015 và giảm 0,59% so với kế hoạch đề ra Nguyên nhân là do sản lượng sản xuất của Công ty và nhu cầu tiêu thụ của thị trường gạch tăng lên.

Trong năm 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt 29.121.993.547 đồng, tăng 1.438.989.937 đồng (tương ứng tăng 5,20%) so với năm

2015 và tăng 747.019.870 đồng (tương ứng tăng 2,63%) so với kế hoạch Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 đạt 1.670.845.824 đồng, tăng 1.070.590.883 đồng (tương ứng tăng 78,36%) so với năm 2015 và tăng so với kế hoạch 127.764.246 đồng (tương ứng tăng 8,28%) cho thấy trong năm 2016 Công ty lãi.

Tổng chi phí năm 2016 của Công ty đạt 27.170.528.349 đồng, tăng 256.221.408 đồng (tương ứng tăng 0,95%) so với năm 2015 và giảm 2,84% so với kế hoạch Đó là do nhu cầu nguyên vật liệu, nhân công tăng lên, ngoài ra còn do giá nguyên vật liệu năm 2016 tăng

Năm 2016, tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 164 người tăng 4 người (tương ứng tăng 2,50%) so với năm 2015, và giảm 7 người (tương ứng giảm 4,09%) so với kế hoạch Song nếu so sánh với kết quả sản xuất, mà cụ thể là giá trị sản lượng thì chứng tỏ Công ty đã tận dụng hết năng lực của người lao động Kết quả được thể hiện qua năng suất lao động Năm 2016, NSLĐ đạt 189.833.882,9 đồng/người-năm, tăng 14.652.874,35 đồng/người-năm (tương ứng tăng 8,36%) so với năm 2015 và tăng 11.121.412 đồng/ng-năm (tương ứng tăng 6,22%) so với kế hoạch Vì giá trị sản xuất tăng 11,07% so với năm 2015 và so với kế hoạch là 1,87% nhưng lao động lại tăng lên 2,50% so với năm 2015, và so với kế hoạch giảm 4,09% cho thấy trong năm 2016 vừa qua Công ty đã sử dụng lao động có hiệu quả.

Tổng quỹ lương năm 2016 của Công ty đạt 11.352.358.880 đồng, tăng 1.521.899.360 đồng (tương ứng tăng 15,48%) so với năm 2015, và giảm 251.797.564 đồng (tương ứng giảm 2,17%) so với kế hoạch Điều này là do doanh thu năm 2016 tăng lên và phần trăm trích tổng quỹ lương từ doanh thu năm 2016 lớn hơn năm

2015 nên tổng quỹ lương tăng lên Tuy nhiên, nếu xét mối liên hệ kết quả sản xuất kinh doanh thì Công ty sử dụng quỹ lương lãng phí, vì doanh thu tăng 5,20% nhưng

Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2016 của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm

TT Chỉ tiêu ĐVT TH năm 2015 Năm 2016 SSTH 2016/2015 SSTH 2016/ KH2016

1 Sản lượng sản xuất Viên 37.344.496 39.278.187 40.312.537 2.968.041 107,9

2 Sản lượng tiêu thụ Viên 35.687.171 37.197.026 36.976.999 1.289.828 103,6

4 Tổng tài sản bq Đồng 18.570.032.21

5 Tổng số lao động Người 160 171 164 4 102,5

7 Năng suất lao động Đồng/ng-năm 175.181.008,6 178.712.470,8 189.833.882,9 14.652.874,35 108,3

8 Tiền lương bình quân Đồng/ng-th 5.120.031 5.655.047 5.768.475 648.444 112,6

10 Tổng CP/DT thuần Đồng/Đồng 0,97 0,96 0,93 -0,04 95,96 0 97,16

11 Tổng LN trước thuế Đồng 769.557.617 1.989.973.894 2.088.557.824 1.319.000.207 271,4

13 Lợi nhuận sau thuế Đồng 600.254.941 1.543.081.578 1.670.845.824 1.070.590.883 278,3

Tóm lại, thông qua đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty trong năm qua cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty được mở rộng Tuy nhiên, trong năm vừa qua Công ty đã sản xuất không hiệu quả làm chi phí tăng,chưa tận dụng được tối đa sức lao động, lãng phí tiền lương làm cho lợi nhuận củaCông ty tăng lên Trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tránh gây lãng phí nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu của sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thông qua phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp cho phép ta đánh giá toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ với thị trường và các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra Từ đó cho phép ta rút ra kết luận về quy mô sản xuất, tính cân đối và phù hợp, tính nhịp nhàng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất của Công ty a Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng.

Sản phẩm cuối cùng trong dây chuyền sản xuất gạch tuynel phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy thuộc vào tính chất các nguyên liệu, tỉ lệ với các loại vật liệu trong gạch, độ ẩm của gạch mộc khi đưa vào lò, thời gian, nhiệt độ nung… chính vì thế mà sản phẩm của dây chuyền có nhiều loại Ở Công ty cổ phần VLXD Đống Năm, gạch sau khi nung được chia thành 5 loại: gạch 2 lỗ A1, gạch 2 lỗ A2, gạch quay, gạch đặc, gạch phồng Mặt khác cũng tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà khách hàng cũng lựa chọn mua những loại gạch khác nhau nên trong quá trình tiêu thụ mỗi loại gạch là một mặt hàng.

Qua bảng 2-2 thể hiện sản lượng từng loại gạch mà Công ty sản xuất được trong năm 2015, 2016 và kế hoạch sản xuất năm 2016 của Công ty dưới đây ta thấy: Tổng sản lượng sản xuất của Công ty năm 2016 là 40.312.537 viên tăng 2.968.041 viên so với năm 2015 tương ứng tăng 7,95% và tăng 1.034.350 viên so với kế hoạch tương ứng tăng 2,63% Đây là dấu hiệu tốt vì năm 2016 Công ty không đầu tư thêm đây chuyền sản xuất, số lượng lao động cũng không thay đổi nhiều, chứng tỏ năng suất lao động tăng và năng lực sản xuất máy móc thiết bị cũng tăng.

Trong 4 loại sản phẩm của Công ty thì loại gạch 2 lỗ A1 được sản xuất nhiều nhất, năm 2016 là 36.343.439 viên tăng 2.376.389 viên so với năm 2015 tương ứng tăng 6,97% và tăng 881.250 viên so với kế hoạch tương ứng tăng 2,49% Sở dĩ loại gạch 2 lỗ A1 tăng như vậy vì do chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lí và nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng cao nên Công ty chú trọng sản xuất loại gạch này

Bảng phân tích tình hình sản xuất sản phẩm gạch của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm ĐVT: Viên Bảng 2-2

TT Tên mặt hàng Năm 2015 Năm 2016 SS TH 2016/TH2015 SS TH 2016/KH2016

Gạch 2 lỗ A2 và gạch đặc đều tăng, đặc biệt là gạch đặc tăng 305.513 viên tương ứng tăng 182,64% so với năm 2015 Điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm ở khâu nung gạch đạt hiệu quả rất tốt Sản phẩm gạch đặc mang lại giá trị kinh tế rất cao, đòi hỏi quá trình nung gạch phải ở điều kiện tốt nhất

Gạch phồng và gạch quay có tỷ lệ giảm, trong đó gạch phồng năm 2016 là 1.211.347 viên giảm 78.370 viên tương ứng giảm 6,07%, gạch quay năm 2016 là 48.844 viên giảm 69.462 viên tương ứng giảm 58,71% điều này rất tốt cho Công ty vì hai loại sản phẩm này chất lượng sản phẩm kém, giá trị kinh tế mang lại chưa cao

Qua bảng phân tích trên ta thấy chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng đạt hiệu quả tốt Công ty nên chú trọng và đầu tư kỹ vào khâu nung sản phẩm để có được những chất lượng sản phẩm ngày càng tốt để phục vụ quá trình sử dụng của khách hàng b Phân tích kết cấu sản phẩm sản xuất.

Bảng phân tích kết cấu sản phẩm sản xuất Bảng 2-3

Qua bảng 2-3 ta thấy sản phẩm gạch 2 lỗ A1 là sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất và cũng là sản phẩm chính của Công ty Năm 2016 gạch 2 lỗ A1 chiếm 90,15% giảm nhẹ 0,83% so với năm 2015, sở dĩ có sự giảm nhẹ như vậy là do lượng gạch 2 lỗ A2 tăng 0,75% và sản lương gạch đặc chiếm 1,17% tăng 0,72% so với năm 2015. Đây là loại gạch có chất lượng tốt có giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng loại gạch này còn kén người dùng nên Công ty cần chú trọng phát triển loại gạch chính của Công ty là gạch 2 lỗ A1 Gạch phồng và gạch quay trong năm 2016 đều giảm do nhu cầu sử dụng 2 loại gạch này của khách hàng giảm đi. c Phân tích tình hình sản xuất theo giá trị.

Theo bảng 2-4 ta thấy tổng giá trị sản lượng sản xuất thực hiện năm 2016 của Công ty là 31.132.756.801 đồng tăng 3.103.795.428 đồng tương ứng tăng 11,07% so với năm 2015 và tăng 572.924.300 đồng tương ứng tăng 1,87% so với kế hoạch

Bảng phân tích tình hình sản xuất theo chỉ tiêu giá trị ĐVT: Viên Bảng 2-4

STT Tên hàng Năm 2015 Năm 2016 SS TH2016/TH2015 SS TH2016/KH2016

Gạch 2 lỗ loại A2 tăng 864.076.907 đồng tương ứng tăng 53,14% so với thực hiện năm 2015 và tăng 180,462,689 đồng tương ứng tăng 3,34% so với kế hoạch năm 2016 Gạch đặc tăng 137.765.658 đồng, tương ứng tăng 22,87% so với năm 2016 và vượt mức kế hoạch là 20,07% Ta thấy trong năm 2016 ba sản phẩm trên đều có giá trị sản xuất tăng, đặc biệt là gạch 2 lỗ A1, lý do là những mặt hàng này có giá trị kinh tế cao và được sử dụng rộng rãi trên thị trường nên sản lượng sản xuất ba loại sản phẩm này tăng, mặt khác đơn giá sản phẩm cũng tăng nên làm cho giá trị sản xuất tăng.

Hai loại sản phẩm gạch còn lại là gạch phồng và gạch quay có giá trị sản lượng trong năm 2016 giảm so với năm 2105 với giá trị giảm lần lượt là 145.374.065 đồng và 13.124.030 đồng tương ứng giảm 12,78% và 4,56% Các mặt hàng này đều có giá trị sản lượng giảm là do lượng tồn kho cuối kì của các mặt này còn nhiều, thị trường tiêu thụ còn hạn chế nên dẫn đến lượng tồn kho còn nhiều và không đem lại giá trị kinh tế cao.

2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Với mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng và là khâu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh Tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá bán, chất lượng sản phẩm, thị hiếu của khách hàng Phân tích tình hình tiêu thụ nhằm tìm ra nguyên nhân và xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, qua đó tìm ra các biện pháp thúc đẩy tiến độ tiêu thụ sản phẩm. a Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng.

Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng ta thấy được những mặt hàng mà khách hàng ưa chuộng, từ đó cân đối với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp để đưa ra cơ cấu mặt hàng tối ưu.

Qua bảng 2-5 ta thấy sản lượng tiêu thụ của Công ty năm 2016 là 36.976.999 viên tăng 1.289.828 viên tương ứng tăng 3,61% so với năm 2015 và giảm 220.027 viên tương ứng giảm 0,59% so với kế hoạch năm 2016 Sở dĩ trong năm 2016 sản lượng tiêu thụ gạch tăng so với năm 2015 là do gạch 2 lỗ A1 tăng mạnh Lượng tiêu thụ gạch 2 lỗ A1 năm 2016 tăng 1.420.721 viên tương ứng tăng 4,61% so với năm 2015 và giảm 3,7% so với kế hoạch năm 2016 Loại gạch 2 lỗ A2 cũng tăng738.683 viên tương ứng tăng 37,23% so với năm 2015 và tăng 35,95% so với kế hoạch năm 2016 Do đặc tính ưu việt hơn so với các loại gạch còn lại nên đây là hai loại gạch đang được ưa chuộng trên thị trường nên trong năm 2016 sản lượng tiêu thụ của hai loại gạch này tăng lên.

Bảng phân tích tình hình tiêu thụ theo khối lượng sản phẩm ĐVT: Viên Bảng 2-5

STT Tên mặt hàng Năm 2015 Năm 2016 SS TH2016/TH2015 SS TH2016/KH2016

Ba loại gạch còn lại là gạch đặc, gạch phồng và gạch quay có sản lượng tiêu thụ giảm đi trong năm 2016, lần lượt giảm 64.764, 377.290 và 127.522 viên, tương ứng giảm 11,54%; 21,01% và 61,67% Hiện nay ba loại gạch này ít được khách hàng ưa chuộng và sử dụng nên sản lượng tiêu thụ giảm trong năm 2016 là điều dễ hiểu.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh năng lực sản xuất, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn đầu tư.

Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ nhằm đánh giá quy mô và hiệu quả toàn bộ TSCĐ (ở tất cả các công tác và đánh giá một cách độc lập), đồng thời tìm ra nguyên nhân để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ cố định khác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Việc phân tích này nhằm xem xét khả năng tạo ra bao nhiêu giá trị khi sử dụng một đồng tài sản cố định Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là sự kết hợp của việc hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện khâu tổ chức lao động, sản xuất. Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá bằng các chỉ tiêu tổng hợp sau: a Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H hs ).

Hệ số này cho biết 1 đồng giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Q: khối lượng sản phẩm làm ra trong kì

G: Giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kì

Vbq: giá trị bình quân của TSCĐ trong kì phân tích

Vbq = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ+Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

2 (2-3) b Hệ số huy động tài sản cố định (H hđ ).

Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần huy động một lượng giá trị TSCĐ là bao nhiêu Do vậy hệ số huy động TSCĐ càng nhỏ càng tốt

Hệ số huy động TSCĐ được tính bằng công thức sau:

Việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm được thể hiện qua bảng 2-11, ta thấy:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Theo chỉ tiêu giá trị: Hiệu suất sử dụng TSCĐ theo chỉ tiêu này năm 2016 đạt 2,32 đồng/đồng tăng 0,13 đồng tương ứng tăng 5,77% so với năm 2015 Như vậy, năm 2016 Công ty bỏ ra 1 đồng TSCĐ để đầu tư thì thu về được 2,32 đồng giá trị sản phẩm cao hơn 0,13 đồng so với năm 2015 Về hiện vật cho thấy: Công ty bỏ ra 1 đồng giá trị TSCĐ vào sản xuất thì tạo ra được 0,0032 viên gạch năm 2016 và tạo ra 0,0028 viên gạch năm 2015, tăng 14,29% so với năm 2015 Những phân tích trên cho thấy Công ty đã sử dụng hiệu quả TSCĐ

Hệ số huy động TSCĐ:

Xem xét theo cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị thì hệ số huy động TSCĐ năm

2016 đều giảm so với năm 2015 Cụ thể năm 2016 Công ty đã huy động 0,43 đồng TSCĐ để làm ra 1 viên gạch, ít hơn 0,03 đồng tương ứng giảm 6,52% so với năm

2015 Còn về chỉ tiêu giá trị, năm 2016 Công ty đã huy động 312,5 đồng TSCĐ để làm ra được 1 đồng giá trị sản phẩm, tăng 0,27 đồng, tương ứng giảm 12,5% so với năm 2015 Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty trong năm 2016 đã tốt hơn.

Ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty trong năm 2016 tăng làm cho hệ số huy động TSCĐ giảm do sản lượng sản xuất tăng và nguyên giá bình quânTSCĐ giảm Nguyên nhân là do trong năm Công ty đã quản lý tốt TSCĐ và trong quá trình sản xuất đã tận dụng hết công suất cũng như thời gian hoạt động của các máy móc, thiết bị Đây là một tín hiệu tốt cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ củaCông ty tốt hơn trong năm 2016

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 SS 2016/2015

3 Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ (Hsd)

4 Hệ số huy động TSCĐ (Hhđ)

2.3.2 Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định, từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Bảng phân tích kết cấu TSCĐ năm 2016 của Công ty

Số đầu năm Số cuối năm So sánh

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 5.334.058.737 42,26 5.334.058.737 42,72 0 100

Qua số liệu phân tích ở bảng 2-12 ta thấy TSCĐ hữu hình luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ, chiếm 97,28% ở thời điểm đầu năm và chiếm 97,25% ở thời điểm cuối năm Trong đó nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao ở cả đầu năm và cuối năm Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao nhất trong kết cấu TSCĐ của Công ty, cụ thể chiếm 42,26% ở thời điểm đầu năm và 42,72% ở thời điểm cuối năm Máy móc, thiết bị chiếm 32,64% trong tổng số tài sản của Công ty ở thời điểm đầu năm và cuối năm chiếm 33,99% trong tổng tài sản của Công ty Ở thời điểm cuối năm thì giá trị 2 nhóm TSCĐ này không thay đổi cho thấy Công ty không có xây dựng, mua sắm và đầu tư thêm Phương tiện vận tải, truyền dẫn có tỷ trọng giảm, giảm 6,06% (tương ứng giảm 136.353.636 đồng) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 17,82% trong tổng giá trị TSCĐ ở thời điểm cuối năm; một số loại TSCĐ hữu hình khác cũng có tỷ trọng giảm nhẹ Cuối năm, nguyên giá TSCĐ vô hình là 343.117.987 đồng vẫn không thay đổi so với thời điểm đầu năm.

Nhìn chung với kết cấu TSCĐ như trên khá phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty Có thể nói Công ty đã có sự quan tâm đúng mức với các loại TSCĐ chủ yếu phục vụ cho công tác sản xuất được tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế.

2.3.3 Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cũng có sự tăng giảm TSCĐ, việc này có ảnh hưởng khác nhau đến tình hình sản xuất Số TSCĐ tăng là số TSCĐ được bổ sung thêm trong năm để thay thế hoặc mở rộng công nghệ sản xuất kinh doanh Số TSCĐ giảm là số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng chuyển đi nơi khác Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định nhằm các mục đích sau: Đánh giá tình hình biến động của tài sản cố định trong kỳ: để đánh giá sự biến động của tài sản cố định cần dựa vào nhiều yếu tố như tài sản cố định xuất phát từ nhu cầu của kinh doanh, phương hướng phát triển của tiến bộ kỹ thuật Để đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ có thể sử dụng một số hệ số sau:

Ht = Nguyên giáTSCĐ tăng trong kì

Nguyên giá TSCĐ cuối kì (2-5) + Hệ số giảm TSCĐ:

Hg = Nguyên giáTSCĐ giảm trongkì

Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ ĐVT: Đồng Bảng 2-13

TT Loại TSCĐ NG đầu kì

NG giảm trong kì NG cuối kì

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 5334.058.737 0 0 5.334.058.737 0 0

Qua bảng 2-13 ta thấy hệ số tăng TSCĐ của Công ty năm 2016 bằng 0, điều này cho thấy trong năm 2016 Công ty không đầu tư vào việc mua sắm mới TSCĐ, chứng tỏ dây chuyền sản xuất của Công ty đang vận hành rất tốt, trong năm Công ty cũng không mở rộng sản xuất Trong năm 2016, tổng TSCĐ có sự giảm nhẹ, giảm 136.363.636 đồng với hệ số giảm là 0,018 Trong đó, phương tiện vận tải giảm nhiều nhất, giảm 136.353.636 đồng, có hệ số giảm là 0,0061 TSCĐ hữu hình khác giảm 9.000.000 đồng, tương ứng với hệ số giảm là 0,016 Nguyên nhân dẫn đến TSCĐ của Công ty trong năm 2016 giảm là do Công ty đã thanh lý một số phương tiện, thiết bị hỏng hóc, đã cũ, lỗi thời.

2.3.4 Phân tích mức độ hao mòn của TSCĐ

Trong quá trình sản xuất, tài sản cố định hao mòn dần và quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì mức độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu Mục đích của phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là nhằm đánh giá khả năng đáp ứng và tình trạng kỹ thuật của thiết bị so với nhu cầu sản xuất (tái sản xuất TSCĐ).

Tỷ lệ hao mòn TSCĐ = x 100% (2-7)

Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ của Công ty càng cũ và Công ty phải chú trọng đến việc đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng nhỏ hơn 1 thì TSCĐ của Công ty đã được đổi mới, càng chất lượng.

Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bởi ba yếu tố cơ bản là lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động Trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất, vì lao động là nguồn đầu vào có tính chất quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa rất to lớn về mặt kinh tế và xã hội.

Việc phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương nhằm đánh giá mức lao động và đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân viên trong toàn Công ty và ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo số lượng và cơ cấu lao động

 Phân tích mức độ đảm bảo số lượng lao động.

Số lượng lao động là một tiêu chí thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không Qua đó tìm ra biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt số lượng của Công ty được thể hiện ở bảng 2-15.

Từ bảng 2-15 cho thấy số nhân viên năm 2016 là 164 người tăng lên 4 người tương ứng tăng 2,50% so với năm 2015 và so với kế hoạch đề ra giảm 7 người, tương ứng giảm 4,09% Việc tăng số lượng lao động trong năm 2016 là do trong năm lao động ở cả bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý của Công ty đều tuyển thêm Tuy nhiên vẫn chưa thể kết luận được công ty có thực sự sử dụng lao động hiệu quả hay không, vì vậy để biết được số lao động tăng lên có thực sự tốt hay không cần thiết tiến hành tính mức độ tiết kiệm (lãng phí) tương đối lao động.

+ Số tiết kiệm (lãng phí) lao động tương đối năm 2016 so với năm 2015:

+ Số tiết kiệm (lãng phí) lao động tương đối năm 2016 so với kế hoạch 2016:

Kết quả tính toán cho thấy năm 2016 doanh nghiệp đã tiết kiệm tương đối 4 người so với năm 2015 và tiết kiệm tương đối 8 người so với kế hoạch đề ra Đây là một điều khá tốt vì so với năm trước thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được một lượng lao động, cho thấy công tác quản lý nhân lực nhân lực của Công ty ngày càng tốt hơn.

Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động về số lượng và cơ cấu

Số lao động trực tiếp Người

Số lao động gián tiếp Người

 Phân tích cơ cấu lao động.

Cơ cấu lao động là tỉ trọng từng loại lao động trong tổng số lao động của Công ty Phân tích kết cấu lao động để thấy được tỷ trọng của mỗi chức danh so với tổng số lao động trong Công ty, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng phù hợp với lực lượng lao động của Công ty.

Qua bảng 2-15 cho thấy trong năm 2016 Công ty đã có sự biến động về cơ cấu lao động so với năm 2015:

Số lượng lao động trong năm 2016 tăng thêm 4 người tương ứng tăng 2,50% so với năm 2015 Đồng thời lao động gián tiếp tăng lên 1 người, tương ứng tăng 5,56%, và lao động trực tiếp tăng 3 người tương ứng tăng 2,11% nguyên nhân là do Công ty mở rộng sản xuất Nhìn chung, số lượng lao động năm 2016 tăng rất ít so với số lượng lao động năm 2015, làm giảm được phần nào chi phí nhân công của Công ty trong năm

Trong cơ cấu lao động của Công ty, số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ còn lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 15,52% và 84,48% trong năm

2016 Điều này cho thấy cơ cấu lao động khá phù hợp với ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty.

2.4.2 Phân tích chất lượng lao động

Chất lượng lao động là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới.Chất lượng lao động là tiền đề để tăng năng suất lao động Chất lượng lao động cao góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả kinh doanh.Trong doanh nghiệp có nhiều người tham gia lao động, họ thực hiện những công việc khác nhau, mỗi công việc đòi hỏi một trình độ kỹ thuật khác nhau, người lao động muốn đáp ứng được các công việc đó đòi hỏi cũng phải có trình độ kỹ thuật,tay nghề tương ứng Để phân tích chất lượng lao động trong Công ty, ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu để phân tích như: trình độ học vấn, trình độ văn hóa, tuổi đời, trình độ chính trị….dưới đây ta sẽ đi sâu vào phân tích chất lượng lao động tại Công ty cổ phần VLXD Đống Năm qua một số chỉ tiêu.

2.4.2.1 Phân tích chất lượng lao động qua trình độ

Với chức năng của một Công ty sản xuất vật liệu xây dựng đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao nhằm đáp ứng được tính chất công việc. Hàng năm Công ty luôn có chế độ tuyển dụng thêm các công nhân đồng thời đào tạo ra các công nhân có tay nghề Trình độ của cán bộ công nhân viên được thể hiện trong bảng sau:

Bảng phân tích lao động theo trình độ Bảng 2- 16

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 SS

Qua bảng trên ta thấy cơ cấu về trình độ lao động của Công ty có sự thay đổi nhẹ Cụ thể, năm 2016 tuy số CBCNV có trình độ đại học không thay đổi vẫn là 7 người với tỷ lệ chiếm 4,26% Nhưng số nhân viên có trình độ trung cấp, cao đẳng năm 2016 là 12 người chiếm 7,32%, tăng so với năm 2015 chỉ có 1 người tương ứng tăng 9,09% Trình độ phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất với năm 2016 là 145 người tăng so với năm 2015 là 2,11%, chiếm 88,42% tổng số lao động trong năm

2016 Đây cũng là lực lượng lao động chính của Công ty

Với cơ cấu trình độ lao động như vậy khá phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vì lực lượng lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung ở bộ phận quản lý thì không cần số lượng lớn, trong khi đó lực lượng lao động đông đảo nhất trong Công ty là công nhân sản xuất thì không đòi hỏi trình độ cao mà quan trọng hơn là kỹ năng, tay nghề trong quá trình hoạt động.

2.4.2.2 Phân tích chất lượng lao động theo độ tuổi

Bảng phân tích lao động theo độ tuổi

TT Độ tuổi Độ tuổi bình quân

Dựa vào bảng 2-17, cho thấy lao động năm 2016 của Công ty tăng 4 người so với năm 2015 trong đó, độ tuổi lao động từ 18-30 tăng 2 người, độ tuổi từ 31-39 tăng 1 người và độ tuổi từ 40-49 tăng 2 người, từ 50-60 giảm 1 người.

Số lượng lao động ở độ tuổi 18-30 năm 2016 chiếm tỷ trọng cao nhất là 42,07% trong tổng số lao động của Công ty, tỷ lệ này tăng so với năm 2015 là 2,96% Cho thấy nguồn lao động của công ty chủ yếu là lao động trẻ Số lao động này tuy còn thiếu kinh nghiệm nhưng lại có sức khỏe và ham học hỏi, có ý thức phấn đấu, đây là tiền đề cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.

Số lượng lao động ở độ tuổi từ 31-39 năm 2016 chiếm 34,76% trong tổng số lao động của Công ty, tỷ lệ này tăng so với năm 2015 là 1,79% Đây là số lao động vừa có sức khỏe vừa có kinh nghiệm trong công việc Đây là bộ phận nòng cốt chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phân tích tình hình tài chính năm 2016 của công ty cổ phần VLXD Đống Năm

Phân tích tài chính là quá trình đánh giá tổng hợp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Hoạt động tài chính luôn gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời nó cũng có tính cô lập nhất định Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đối với quá trình sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin để các nhà đầu tư, các chủ nợ và những cơ quan, cá nhân khác có liên quan nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp… Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết Dưới đây ta sẽ đi vào phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm, thông qua các nội dung chính như sau:

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty

Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là tiền đề của nguồn tài chính dồi dào và ngược lại việc phân tích tình hình tài chính giúp cho người lãnh đạo đưa ra những quyết định đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính của Công ty từ đó có quyết định đúng đắn cho việc lựa chọn phương án tối ưu nhất định hướng cho Công ty phát triển hoạt động có hiệu quả.

2.6.1.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần VLXD Đống Năm năm 2016 qua Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp trong đó tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo Từ bảng cân đối kế toán chúng ta có thể thu nhận được một số thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích như tổng tài sản trong đó có tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn; tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong đó có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng như là kết cấu của từng loại tài sản trong tổng tài sản hay kết cấu của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.

Xem xét bảng cân đối kế toán giúp phân tích, đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp qua đó đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu

Qua bảng 2-22, ta có thể thấy tình hình chung tài chính năm 2016 của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm.

Tài sản: Tổng tài sản của Công ty cuối năm 2016 là 18.406.813.944 đồng, giảm so với đầu năm là 718.244.191 đồng tương ứng giảm 3,76% Tổng tài sản cuối năm giảm là do lượng tài sản dài hạn và ngắn hạn có sự biến đổi, trong đó:

Tài sản ngắn hạn: Chiếm tỉ trọng tới 65,38% (thời điểm cuối năm) của tổng tài sản, tăng 594.187.450 đồng tương ứng tăng 5,19% so với đầu năm

+ Khoản phải thu của khách hàng tăng, tăng 478.633.833 đồng tương ứng tăng 43,44% cho thấy chính sách kinh doanh mà Công ty đưa ra thời hạn thanh toán cho khách hàng hơi lâu, điều này sẽ làm tăng rủi ro đối với Công ty vì vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng.

+ Hàng tồn kho cuối năm tăng đáng kể, tăng 2.068.996.472 đồng so với thời điểm đầu năm, tương ứng tăng 80,33% Điều này cho thấy tình hình hàng tồn kho của Công ty cuối năm tăng lên chứng tỏ năm 2016 khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được đẩy mạnh.

+ Lượng tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm giảm 1.471.242.303 đồng, tương ứng giảm 34,07% so với thời điểm đầu năm Nguyên nhân khoản này giảm là do tiền của Công ty giảm dẫn đến làm giảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty.

+ Cuối năm, Công ty đã phát sinh thêm khoản tài sản ngắn hạn khác (95.000.000 đồng), tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chiếm 0,52% trong tổng tài sản Nguyên nhân là do Công ty phát sinh thêm khoản chi phí trả trước ngắn hạn vào cuối năm.

Tài sản dài hạn : Cuối năm 2016, tài sản dài hạn của Công ty chiếm tỉ trọng

34,62% trong tổng tài sản, giảm so với đầu năm Cụ thể, tài sản dài hạn vào thời điểm cuối năm là 6.372.455.084 đồng, giảm 1.312.431.641 đồng, tương ứng giảm 17,08% so với đầu năm Tài sản dài hạn giảm là do tài sản cố định hữu hình trong năm giảm tới 1.256.628.627 đồng ứng với mức giảm 16,9% và tài sản cố định vô hình giảm 55.803.104 đồng, tương tương ứng giảm 22,47% Tài sản dài hạn của Công ty giảm nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2016 qua Công ty đã thanh lý các thiết bị máy móc cũ, hỏng hóc và lỗi thời.

Về kết cấu của tài sản: Tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng cao vào cuối năm 2016 chiếm 85,02% giảm so với đầu năm là 3,97% (chiếm 88,99 %) so với tổng tài sản Trong khoản mục tài sản ngắn hạn có khoản mục các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản, chiếm 37,61 % vào cuối năm 2016. Ngoài ra các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm 53,63% tổng tài sản của Công ty. Bên cạnh đó tỉ trọng của tài sản dài hạn lại tăng từ 11,01 % lên 14,98%, trong đó tài sản cố định chiếm 14,22% tổng giá trị tài sản.

Tại thời điểm cuối năm, cơ cấu tài sản của Công ty có những thay đổi đáng kể. Trong đó, kết cấu của tài sản ngắn hạn giảm 3,97 % và kết cấu của tài sản dài hạn tăng thêm 3,97% Công ty cần chú ý tăng lượng tài sản dài hạn để cân đối tài sản

Về nguồn vốn : Cuối năm 2016 nguồn vốn của Công ty giảm so với đầu năm, giảm 3,76% tương ứng giảm 718.244.191 đồng Nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm 1.525.426.190 đồng tương ứng giảm 19,86% Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi của nguồn vốn.

Nợ phải trả: Nợ phải trả của Công ty cuối năm 2016 là 6.155.995.960 đồng, giảm 19,86% so với đầu năm Trong đó các khoản phải trả người bán giảm 211.580.552 đồng tương ứng giảm 7,39% so với đầu năm; người mua trả tiền trước giảm 53,47%; thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 171.366.186 đồng, giảm tương ứng 15,43% Nợ ngắn hạn giảm 1.525.426.190 đồng chủ yếu là do khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán giảm Nợ dài hạn của Công ty cuối năm 2016 cũng tăng 185,43% so với đầu năm Có thể thấy trong năm công ty chưa thanh toán khá nhiều khoản nợ ngắn và nợ dài hạn.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2012-2016 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD ĐỐNG NĂM

Lập căn cứ cho việc lựa chọn đề tài

3.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Phân tích tài chính là một vấn đề tổng hợp đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị, trên cơ sở các báo cáo tài chính.

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong qua trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chúng có tính độc lập nhất định Phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh là hai mảng đề tài lớn cần được đánh giá để nhận biết tình hình tài chính cụ thể của một doanh nghiệp Để từ đó có phương hướng xây dựng kế hoạch cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt.

Ngày nay, để đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp người ta thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà doanh nghiệp đạt được, để làm được điều đó, họ phải đi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Như vậy, phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực để phản ánh một cách sinh động và rõ nét về hiệu quả kinh tế của bất kỳ một doanh nghiệp nào, làm ăn có lãi, thua lỗ, nguyên nhân do đâu và mức độ ảnh hưởng tới lợi nhuận…tất cả đều được đánh giá thông qua tình hình tài chính.

Hơn nữa, phân tích tài chính ở một doanh nghiệp không những đánh giá được hiệu quả kinh doanh mà còn là công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế Qua phân tích rút ra được điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp để có chiến lược phù hợp trong quản lý để phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu nhất là điều kiện cạnh tranh trong cơ chế thị trường như ngày nay.

Cũng chính vì hiệu quả trong quản lý của các phân tích đó mà những ông chủ doanh nghiệp cần có những thông tin đáp ứng được nhu cầu của mình Đó là khả năng sinh lời, yếu tố quan lãi và thanh toán được nợ Một doanh nghiệp nếu bị lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn buộc phải ngừng hoạt động Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lời, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đưa ra được quyết định đúng đắn Còn các nhà đầu tư lại quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, mức độ rủi ro khi đầu tư…

Tất cả các mối quan tâm đó đều được đáp ứng sau khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên có thể do mục đích và yêu cầu mà các vấn đề phân tích cần đặt ra khác nhau Song điều cốt yếu nhất gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cũng là một vấn đề quan trọng trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chính là khả năng đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó.

Từ việc mở cửa thị trường để cạnh tranh tự do nhất là khi chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế thoát ra khỏi thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp mới hoạt động một cách tự do, nhưng kể từ đó cũng là lúc mà các doanh nghiệp phải thể hiện khả năng tự lập của mình Vì vậy, hoạt động trong nền kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp bước đầu chưa có nhiều thuận lợi, chính vì thế mà việc nghiên cứu và phân tích một cách có hệ thống lý thuyết tài chính là rất cần thiết.

Hoạt động sản xuất kinh doanh phải gắn liền với quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh sao cho có lợi nhất Để đáp ứng được yêu cầu đó, việc phân tích tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở thành việc làm cấp thiết và thường xuyên.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần VLXD Đống Năm tác giả dã quyết định đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm giai đoạn 2012-2016 "

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3.1.2.1 Mục đích của đề tài Đối với nhà quản trị việc phân tích tài chính có nhiều mục đích:

+ Đánh giá các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

+ Định hướng các quyết định của Ban Giám đốc cũng như Giám đốc tài chính: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần…

+ Phân tích tài chính là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

3.1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng của phân tích tài chính là các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm giai đoạn 2012-2016

3.1.2.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính

Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2016.

+ Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua các bảng cân đối lý thuyết và khả năng tài trợ.

+ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty.

+ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời.

Trên cơ sở những nguyên tắc về tài chính và phương pháp phân tích tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động tài chính Xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, chỉ rõ các mặt tích cực và tiêu cực của hoạt động Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.1.2.4 Phương pháp phân tích Để tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phân tích hoạt động tài chính người ta không dùng riêng lẻ một phương pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau để đánh giá tình hình doanh nghiệp một cách xác thực nhất, nhanh nhất.

Cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính là một công việc quan trọng, thông qua việc phân tích đó có thể nhận thấy được thực trạng tài chính của công ty, xác định được nguyên nhân ảnh hưởng, dự kiến những việc xảy ra để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm xác định tình hình tài chính của công ty.

3.2.2 Ý nghĩa tài chính và phân tích tài chính

Ngày nay hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, tất cả các công ty thuộc các loại hình sử hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy không chỉ có chủ Công ty mà sẽ còn nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty như: Nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan Nhà nước, cán bộ công nhân viên trong công ty Mỗi đối tượng sẽ quan tâm đến tình hình tài chính của công ty trên những góc độ khác nhau, hay nói cách khác ý nghĩa của việc phân tích tài chính của công ty đối với những đối tượng khác nhau là khác nhau. Đối với nhà quản trị công ty: Mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận cũng như tối đa hóa giá trị của công ty Do đó họ phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình vốn, công nợ thu chi tài chính Đây là những cơ sở hết sức quan trọng giúp ban giám đốc công ty định hướng và đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, ra các quyết định về kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ và kiểm soát được các hoạt động quản lý, dự báo tình hình công ty từ đó thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của công ty. Đối với các nhà đầu tư: Họ quan tâm đến yếu tố rủi ro, lãi suất và khả năng thanh toán, họ cần biết đến tình hình thu nhập của chủ sở hữu và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Do đó họ quan tâm đến kết quả của phân tích tài chính để đánh giá tình hình thực trạng kinh doanh cũng như nhận biết được khả năng sinh lời của công ty Ngoài ra phân tích tình hình tài chính của công ty là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định hợp tác kinh doanh, ra quyết định có nên bỏ vốn đầu tư và công ty hay không, nếu đầu tư vào thì quy mô thế nào là hợp lý Đối với người cho vay: Những người cho vay như chủ ngân hàng, người cung cấp, các chủ nợ khác, mối quan tâm chủ yếu của họ là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của công ty Do đó người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng, xem khách hàng thực sự có nhu cầu vay hay không và khả năng trả nợ của công ty thế nào để có được quyết định tối ưu.

Ngoài ra các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như công nhân viên trong công ty, cơ quan thuế, thanh tra, các cơ quan chức năng khác… thì việc phân tích tài chính sẽ giúp đối tượng hiểu biết về công ty, phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính – tiền tệ của công ty xem có đúng chính sách, chế độ và pháp luật hay không Đánh giá đúng hơn thực trạng của công ty để từ đó thực hiện tốt hơn công việc của họ.

Trên góc độ riêng, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty đều cần những thông tin đáp ứng những nhu cầu của mình Vì vậy công tác phân tích tình hình tài chính của công ty hàng năm hay phân tích trong một giai đoạn là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng sự quan tâm của các đối tượng nêu trên Dưới đây ta sẽ đi vào phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012 – 2016 của Công ty cổ phầnVLXD Đống Năm.

Cung cấp thông tin về tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác.

Cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện và tình huống làm biến đổi các nguồn vốn của doanh nghiệp

Căn cứ thông tin về việc thực hiện chức năng quản lý của người quản lý như thế nào đối với doanh nghiệp trong việc sử dụng các tiềm năng của doanh nghiệp được giao, giúp doanh nghiệp lựa chọn các giải pháp tối ưu trong kinh doanh.

Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 cùa Công ty cổ phần

3.3.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Công ty cổ phần VLXD Đống Năm Đánh giá chung tình hình tài chính nhằm đánh giá được tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Giúp người quản lý đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp để đề ra các quy định đúng đắn trong lựa chọn các phương án tối ưu trong kinh doanh.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu thông qua các báo các tài chính trong đó quan tâm nhất là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp trong đó tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo Từ bảng cân đối kế toán chúng ta có thể thu nhận được một số thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích như tổng tài sản trong đó có tài sản lưu động, tài sản cố định, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong đó có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Xem xét bảng cân đối kế toán giúp phân tích, đánh giá chung tình hình tài sản của doanh nghiệp, qua đó đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, có nên duy trì hay phải cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. Để đánh giá khái quát về tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm ta xem xét sự biến động về tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán của năm 2012-2016.

Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2012-2016 ĐVT: Đồng Bảng : 3-1

TÀI SẢN CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN 2016 Bình quân giai đoạn A/ Tài sản ngắn hạn 6.435.282.628 10.835.491.45

3 9.420.485.933 11.440.171.410 12.034.358.860 10.232.742.385 I- Tiền và các khoản tương đương tiền 1.250.141.412 3.045.336.954 2.317.662.627 4.317.662.627 2.846.420.324 2.932.235.769

II- Các khoản Đầu tư t/chính ngắn hạn

III- Các khoản phải thu ngắn hạn 2.632.174.263 5.399.402.271 3.900.677.346 4.546.889.495 4.448.322.776 4.346.804.408

1 Phải thu của khách hàng 876.297.394 1.734.682.496 837.598.723 1.101.753.977 1.580.387.810 1.225.594.450

2 Trả trước cho người bán 1.576.892.493 3.081.198.797 2.483.566.645 2.865.614.540 2.654.033.988 2.636.460.806

5 Các khoản phải thu khác 175.984.376 583.520.978 579.520.978 579.520.978 213.900.978 484.376.403

V- Tài sản ngắn hạn khác 679.217.672 1.154.202.008 722.196.627 95.000.000 565.876.868

1 Chi phi trả trước ngắn hạn 679.217.672 1.154.202.008 722.196.627 95.000.000 565.876.868

B/ Tài sản dài hạn 11.047.695.203 9.471.009.692 8.594.520.355 7.684.886.725 6.372.455.084 8.615.122.979 I- Các khoản phải thu dài hạn

II- Tài sản cố định 11.047.695.203 9.471.009.692 8.594.520.355 7.684.886.725 6.372.455.084 8.615.122.979

1 Tài sản cố định hữu hình 10.704.577.216 9.166.697.823 8.324.520.355 7.436.498.711 6.179.870.084 8.342.485.135

4 12.279.774.684 12.279.774.684 12.143.411.048 12.118.054.230 + Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -1.189.397.468 -2.727.276.861 -3.955.254.329 -4.843.275.973 -5.963.540.964 -3.775.569.095

2 Tài sản cố định thuê tài chính

3 Tài sản cố định vô hình 343.117.987 304.311.869 270.000.000 248.388.014 192.585.000 272.637.844

V- Tài sản dài hạn khác 0 0

NGUỒN VỐN CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN 2016

A/Nợ phải trả (30010+330) 6.088.165.657 9.597.293.777 7.834.234.721 7.681.422.150 6.155.995.960 7.808.757.864 I- Nợ ngắn hạn 5.983.512.169 9.492.640.289 7.729.581.233 7.576.768.662 6.051.342.472 7.704.104.376

1 Vay và nợ ngắn hạn 2.917.633.236 5.128.698.843 3.825.689.793 2.993.327.962 2.445.358.768 3.657.303.150

2 Phải trả cho người bán 2.473.304.625 3.379.211.340 2.880.216.796 2.862.084.691 2.650.504.139 2.920.854.302

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 348.618.476 740.774.274 832.441.118 1.110.890.788 939.524.602 832.044.430

9 Các khoản phải trả, phải nộp khác 243.955.832 243.955.832 191.233.526 594.510.258 287.919.383

6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 104.653.488 104.653.488 104.653.488 104.653.488 104.653.488 104.653.488

B/ Nguồn vốn chủ sở hữu 11.394.812.174 10.709.207.36

8 10.180.771.567 11.443.635.985 12.250.817.984 11.039.107.500 I- Nguồn vốn chủ sở hữu 11.307.686.928 10.622.082.12

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 9.500.000.000 9.500.000.000 9.500.000.000 9.500.000.000 9.500.000.000 9.500.000.000

8 Quỹ dự phòng tài chính 15.207.000 15.207.000 15.207.000 15.207.000 15.207.000 15.207.000

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.792.479.928 1.106.875.122 578.439.321 1.807.646.094 2.655.061.806 1.429.182.851

II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 87.125.246 87.125.246 87.125.246 120.782.891 80.549.178 94.717.649 1.quỹ khen thưởng phúc lợi 87.125.246 87.125.246 87.125.246 120.782.891 80.549.178 94.717.649 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 17.482.977.831 20.306.501.14

Bảng phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2012 - 2016 của Công ty Cổ phần VLXD Đống Năm ĐVT: Đồng Bảng : 3-2

TÀI SẢN CN 2013/2012 CN 2014/2013 CN 2015/2014 CN 2016/2015 Bình quân giai đoạn

Tốc độ triên phát A/ Tài sản ngắn hạn 4.400.208.825 168,38 -1.415.005.520 86,94 2.019.685.47

7 121,44 594.187.450 105,19 5.599.076.232 120,49 I- Tiền và các khoản tương đương tiền 1.795.195.542 76,11 -727.674.327 76,11 2.000.000.00

0 186,29 -1.471.242.303 65,93 1.596.278.912 101,11 III- Các khoản phải thu ngắn hạn 2.767.228.008 205,13 -1.498.724.925 72,24 646.212.149 116,57 -98.566.719 97,83 1.816.148.513 122,94 IV- Hàng tồn kho -637.199.061 65,99 1.243.399.113 200,55 95.669.955 103,86 2.068.996.472 180,33 2.770.866.479 137,68 V- Tài sản ngắn hạn khác 474.984.336 169,93 -432.005.381 62,57 -722.196.627 95.000.000 -584.217.672 58,13 B/ Tài sản dài hạn -1.576.685.511 85,73 -876.489.337 90,75 -909.633.630 89,42 -1.312.431.641 82,92 -

4.675.240.119 87,20 II- Tài sản cố định -1.576.685.511 85,73 -876.489.337 90,75 -909.633.630 89,42 -1.312.431.641 82,92 -

4.675.240.119 87,20 V- Tài sản dài hạn khác

NGUỒN VỐN CN 2013/2012 CN 2014/2013 CN 2015/2014 CN 2016/2015

A/Nợ phải trả 3.509.128.120 157,64 -1.763.059.056 81,63 -152.812.571 98,05 -1.525.426.190 80,14 67.830.303 104,36 I- Nợ ngắn hạn 3.509.128.120 158,65 -1.763.059.056 81,43 -152.812.571 98,02 -1.525.426.190 79,87 67.830.303 104,49

B/ Nguồn vốn chủ sở hữu -685.604.806 93,98 -528.435.801 95,07 1.262.864.41

8 112,40 807.181.999 107,05 856.005.810 102,13I- Nguồn vốn chủ sở hữu -685.604.806 93,94 -528.435.801 95,03 1.229.206.77 847.415.712 107,48 khác

Phân tích biến động tài chính giai đoạn 2012-2016

STT CHỈ TIÊU ĐVT CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN 2016

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 6.435.282.628 10.835.491.453 9.420.485.933 11.440.171.410 12.034.358.860

2 Tài sản dài hạn Đồng 11.047.695.203 9.471.009.692 8.594.520.355 7.684.886.725 6.372.455.084

2 Vốn chủ sở hữu Đồng 11.394.812.174 10.709.207.368 10.180.771.567 11.443.635.985 12.250.817.984

Qua bảng cân đối kế toán (bảng 3-1), bảng phân tích sự chênh lệch các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán (bảng 3-2), bảng phân tích biến động về tài chính giai đoạn 2012 -2016 của Công ty Cổ phần

1 Phân tích sự biến động quy mô về tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2012-2016 a Về tài sản

Quy mô tài sản của công ty biến động tăng giảm qua mỗi năm khác nhau nhưng xét toàn giai đoạn thì có xu hướng tăng với giá trị tổng tài sản bình quân là 18.847.865.364 đồng giá trị tăng bình quân 923.836.113đồng/ năm và tốc độ phát triển bình quân là 101,82% Tổng tài sản bình quân giai đoạn có xu hướng tăng lên, do tài sản ngắn hạn tăng mạnh và tài sản dài hạn có sự giảm nhẹ.

Tuy nhiên việc tăng giảm về tổng tài sản chưa thể biểu thị cho sự hoạt động tích cực hay tiêu cực của Công ty một cách đầy đủ Hơn nữa, tính ổn định của tổng tài sản còn chưa phản ánh được chất lượng công tác ở Công ty và các kết quả tài chính Vì vậy, ngoài việc so sánh sự thay đổi của tổng tài sản, ta cần tiến hành tìm hiểu mối quan hệ và biến động của các khoản mục trong đó để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính và tình hình sử dụng tài sản của Công ty Để tìm hiểu rõ nguyên nhân tác giả đi sâu phân tích hạng mục của tổng tài sản dưới đây:

CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN 2016

Hình 3-1: Biểu đồ biểu diễn tình hình tăng giảm tài sản

Từ biểu đồ hình 3-2 ta thấy giai đoạn 2012-2016 tài sản ngắn hạn của Công ty có sự tăng giảm không đều qua các năm, với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn đạt 1% tương ứng với giá trị tăng bình quân giai đoạn là 10.232.742.385 đồng.Tài sản ngắn hạn tăng cao do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác tăng Tài sản ngắn hạn biến động không đều so với thời điểm cuối năm 2012 là do các chỉ tiêu biến động như: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác Xét biến động cụ thể:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền có nhiều biến động trong giai đoạn 2012-2016 Nhìn chung, trong kỳ nghiên cứu, các khoản tiền và tương đương tiền có xu hướng tăng, năm biến động cao nhất là cuối năm 2015 đạt 4.317.662.627 đồng, năm có biến động thấp nhất là cuối năm 2012 đạt 1.250.141.412 đồng Chỉ tiêu này tăng cao chủ yếu là do các khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng cao

+ Các khoản phải thu ngắn hạn cũng có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm, năm biến động cao nhất là cuối năm 2016 đạt 5.399.402.271 đồng Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên là do khoản phải thu của khách hàng ngày càng tăng, từ đó cho thấy công ty đang bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn.

+ Hàng tồn kho có xu hướng biến động tăng giảm không đều qua các năm. Tăng cao nhất là cuối năm 2012 đạt 4.644.615.760 đồng Nguyên nhân là do năm

2012 kinh tế khó khăn nên hàng tồn kho tăng cao Năm biến động thấp nhất là năm

2013, vào thời điểm cuối năm đạt 1.236.550.220 đồng; tương ứng đạt 65,99 % so với cuối năm 2013 Xu hướng này là xu hướng tốt cho thấy doanh nghiệp bán được hàng, không phải dự trữ hàng tồn kho vì vậy giảm ứ đọng vốn cho doanh nghiệp, không mất thêm chi phí bảo quản, cất giữ hay quản lý hàng tồn kho Tuy nhiên việc giảm hàng tồn kho có thể do tình trạng khó khăn về nguồn nhiên liệu đầu vào.

+ Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 - 2016. Trong đó, năm biến động cao nhất là cuối năm 2013 với con số đạt 1.154.202.008 đồng; tương ứng tăng 69,93% so với cuối năm 2012 Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí trả trước ngắn hạn tăng mạnh Bên cạnh đó cuối năm 2014, 2015, 2016 lại có xu hướng giảm đi; chỉ đạt 62,57% so với cuối năm 2013.

CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN 2016

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3-2: Biểu đồ thể hiện sự biến động của tài sản ngắn hạn

Cùng với sự tăng lên của tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm dần qua mỗi năm, bình quân cả giai đoạn giảm 1.168.810.030 đồng tương ứng giảm 12,8% trong cả giai đoạn Năm 2016 có biến động cao nhất với mức giảm 4.675.240.119 đồng so với cuối năm 2012 tương ứng giảm 42,32% Nguyên nhân là do sự gia tăng của giá trị hao mòn tài sản cố định, càng về cuối chu kỳ của tài sản cố định thì máy móc, thiết bị càng hoạt động kém dần, dẫn đến lượng hao mòn tăng lên.

CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN 2016

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3-3: Biểu đồ thể hiện sự biến động của tài sản dài hạn Để thấy rõ được sự biến động về cơ cấu tài sản của Công ty ta theo dõi biểu đồ hình 3-4.

Một số định hướng nâng cao hiệu quả công tác tài chính của Công ty Cổ phần VLXD Đống Năm

Từ những nhận xét trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty còn nhiều bất ổn, chính vì vậy Công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt hơn Tác giả xin đề ra một số định hướng nhằm nâng cao tình hình tài chính cho Công ty trong nhưng năm tiếp theo:

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Do tài sản ngắn hạn của Công ty khá lớn, Công ty cần tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, đẩy nhanh tốc độ vòng quay vòng vốn, giảm những chi phí sử dụng vốn để đạt được những hiệu quả tốt hơn trong các năm tiếp theo.

+ Giảm tỷ trọng hàng tồn kho

Cần phải giảm tỷ trọng cũng như giá trị của hàng tồn kho trong tổng tài sản, để tạo hiệu quả hoạt động của tài sản ngắn hạn

+ Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ của khách hàng

Vì là Công ty sản xuất nên lượng thu hồi nợ từ khách hàng là lớn, chính vì thế Công ty phải đẩy mạnh công tác thu hồi vốn để kịp cho việc quay vòng sản xuất, không để tình trạng ứ đọng vốn nợ của khách hàng kéo dài, gây ra những rủi ro trong sản xuất.

Lợi nhuận của Công ty đang có xu hướng tăng lên nhưng còn ở mức chưa cao, đó là do tỷ trọng của giá vốn hàng bán chiếm khá cao và sự tăng lên của các khoản chi phí Vì thế để tăng lợi nhuận thì ta phải giảm được giá vốn hàng bán, tiết kiệm chi phí nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp để mang lại doanh thu lợi nhuận cho Công ty.

+ Tìm những giải pháp tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Tìm những giải pháp linh hoạt cho khả năng huy động tài sản ngắn hạn, vốn kinh doanh của Công ty như vay ngắn hạn, nhận tiền trước của người mua, đồng thời tăng các khoản vốn chủ sở hữu, tài sản ngắn hạn để tạo tính đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh của Công ty Ngoài ra cũng nên chủ động xử lý các khoản công nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng khi đến hạn thanh toán.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu tổng tài sản, song để nâng cao năng suất lao động cũng cần phải đầu tư đổi mới tài sản cố định nhằm tăng hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Nâng cao trình độ cho các CBCNV bộ phận kỹ thuật

Có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ, công nhân viên đảm nhiệm kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu quả năng suất lao động, phát động và khuyến khích nghiên cứu học tập những kiến thức mới, tiến bộ tự nước ngoài Cải tiến kỹ thuật, tiến độ sản xuất nhằm nâng cao năng suất của máy móc thiết bị, tiết kiệm nhiên liệu Đồng thời Công ty cũng cần phải có chế độ trả lương hợp lý khuyến khích sự hăng say trong sản xuất của cán bộ công nhân viên. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và đối với Công ty Cổ phần VLXD Đống Năm nói riêng, tình hình tài chính của Công ty là rất quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Sau khi tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty và thực hiện chuyên đề “ Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của

Công ty Cổ phần VLXD Đống Năm”, tác giả mạnh dạn đưa ra những phương hướng nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty Tuy nhiên các phương hướng này còn mang nặng tính lý thuyết và để thực hiện chúng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ CNV trong Công ty

Tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên ở cuối kỳ phân tích Tuy nhiên tài sản tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho, còn nguồn vốn tăng lên là do nợ phải trả tăng Cơ cấu tổng tài sản và tổngnguồn vốn có sự biến động tăng nhưng lại gây bất lợi cho công ty Công ty cần nâng cao hơn nữa nguồn vốn chủ sở hữu, cân đối lại các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn sao cho phù hợp nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần VLXD Đống Năm giai đoạn 20122016 nói chung công ty đã có sự cố gắng trong công tác ổn định sản xuất, tăng doanh thu Bên cạnh đó chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên làm tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận của công ty không cao, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này.

Khả năng tự đảm bảo về nguồn vốn của công ty cũng có nhiều biến động Tỷ suất nợ của công ty ở mức rất cao, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn Trong 5 năm thì từ năm 2012 – 2016 chỉ có ở năm 2012 mới giảm nhẹ Tỷ suất nợ cao chứng tỏ khả năng tự đảm bảo tài chính của công ty kém, không tự chủ về mặt tài chính Đây là điểm yếu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Các khoản phải thu, phải trả đều có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ tăng của các khoản phải thu lớn hơn tốc độ tăng của các khoản phải trả làm cho chênh lệnh giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty đều âm trong giai đoạn 2010-

2014 Tỷ lệ phải thu so với phải trả giảm dần, điều này chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty trong giai đoạn này không tốt

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ở mức rất thấp Trong năm 2014 quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hầu như không đem lại lợi nhuận cho công ty.Công ty cần nhanh chóng có những biện pháp kịp thời để hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bảo kinh tế, là một đơn vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận Tối đa hóa lợi nhuận là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải đưa ra những chiến lược phù hợp để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách tốt nhất Tuy nhiên, trong nền kinh tế đa thành phần, nếu chỉ dựa vào khả năng của mình và bỏ qua sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài, doanh nghiệp khó có thể đứng vững và phát triển được.

Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, tất cả các thông tin mà kế toán cung cấp đều được thể hiện được trên báo cáo tài chính kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp Chính vì vậy mà chúng ta có thể coi hệ thống báo cáo tài chính kế toán là một tấm gương phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Do đó, việc trình bày báo cáo tài chính kế toán một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 07/04/2023, 11:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w