1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn (RAT) Sa Pa” của người trồng rau ở xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

121 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Nhu Cầu Tham Gia Xây Dựng Và Sử Dụng Nhãn Hiệu Chứng Nhận “Rau An Toàn (RAT) Sa Pa” Của Người Trồng Rau Ở Xã Sa Pả, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai
Tác giả Nguyễn Phương Nhung
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Song
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 252 KB

Cấu trúc

  • Phần I: MỞ ĐẦU (0)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (17)
  • Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN (0)
    • 2.1 Cơ sở lý luận (18)
      • 2.1.1 Khái niệm về rau an toàn (18)
      • 2.1.2 Nhu cầu (19)
      • 2.1.3 Cầu (23)
      • 2.1.4 Nhãn hiệu (25)
      • 2.1.4 Tổng quan về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) (33)
    • 2.2 Cơ sở thực tiễn (36)
      • 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của một số địa phương (36)
      • 2.2.2 Những kết quả nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu trên thế giới (37)
      • 2.2.4 Một số chủ trương chính sách của chính phủ (43)
      • 2.2.5 Một số kết quả nghiên cứu liên quan (44)
    • 2.3 Những bài học kinh nghiệm cho việc tham gia xây dựng và sử dụng nhãn chứng nhận “ Rau an toàn Sa Pa” (46)
  • Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1 Đặc điểm, địa bàn nghiên cứu (48)
      • 3.1.1 Vị trí địa lý (48)
      • 3.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu (48)
      • 3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội (49)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (55)
      • 3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin (55)
      • 3.2.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) (57)
      • 3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (58)
      • 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích (59)
  • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 4.1 Thực trạng sản xuất rau tại xã Sa Pả (62)
      • 4.1.1 Đặc điểm, chất lượng của rau trên địa bàn (62)
      • 4.1.2 Tình hình phát triển sản xuất rau một số năm gần đây của các hộ điều tra (63)
      • 4.1.3 Tình hình tiêu thụ và những khó khăn khi tham gia thị trường tiêu thụ (74)
    • 4.2 Xác định nhu cầu về tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” (76)
      • 4.2.1 Nhận thức và mong muốn của người trồng rau về nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” (76)
      • 4.2.2 Nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn chứng nhận “Rau an toàn (80)
      • 4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức bằng lòng trả để tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” của các hộ dân trồng rau tại xã Sa Pả (86)
      • 4.2.5 Ý kiến của người sản xuất về cơ chế hoạt động của cơ quan quản lý xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” (93)
      • 4.2.6 Ảnh hưởng của một số tổ chức liên quan về tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” (96)
    • 4.3 Giải pháp thu hút người dân tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” (98)
  • PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 5.1 Kết luận (101)
    • 5.2 Kiến nghị (103)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Đề tài tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (NHCN); tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Xác định nhu cầu của các hộ sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút người dân tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”. Về cơ sở lý luận, nghiên cứu góp phần hệ thống và làm sáng tỏ lý luận về rau an toàn, nhu cầu, cầu, nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận và tổng quan về phương pháp CVM. Qua tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở thực tiễn về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của một số địa phương ở Việt Nam; những kết quả nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu trên thế giới và ở Việt Nam; nghiên cứu một số chủ trương chính sách của chính phủ; tham khảo, tìm hiểu những nghiên cứu có liên quan đến đề tài; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm về rau an toàn

Rau an toàn (RAT) là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên diện tích đất có thành phần hóa – thổ những được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn đọng trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.(Nguyễn Đình Dũng, 2009)

Gọi là RAT, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và các chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Trong đời sống hàng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch. Nhưng trên thực tế rau an toàn và rau sạch lại có những tính chất khác nhau Theo ông Đặng Quang Minh cho biết: “Rau hữu cơ (rau sạch) và rau an toàn có sự khách nhau ở một số điểm Về mức độ an toàn cho sức khỏe an người tiêu dùng và người sản xuất, rau hữu cơ an toàn hơn do không sử dụng phân hóa học, các loại thuốc trừ sau hóa học hoặc thuốc kính thích tăng trưởng Trong khi đó, rau an toàn được sử dụng các loại phân và thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng trong ngưỡng an toàn Hàm lượng dinh dưỡng trong rau hữu cơ cũng cao hơn do thời gian sinh trưởng dài ngày hơn”.(Khuyết danh A, 2013)

Rau an toàn: là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm ) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật, bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép (Bộ Nông nghiệp và PTNT, số 04/2007/QĐ – BNN)

Ngày 28 tháng 01 năm 2008, tiêu chuẩn VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, VIETGAP có nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn ở Việt Nam.

Với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, phát triển trồng rau an toàn góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí cho nông nghiệp phát triển bền vững và đảm bảo môi trường sạch cho con người Sản xuất RAT còn giúp người sản xuất tăng thu nhập và góp phần tận dụng được đất đai, nâng cao khả năng sử dụng đất trồng Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong một năm Do đó, nó có thể tăng số lượng, diện tích rất nhanh và dễ thích ứng với biến đổi khí hậu Phát triển sản xuất rau góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo thu nhập cho người nông dân.(Bộ

NN và PTNT, số 379/QĐ – BNN – KHCN)

2.1.2.1 Khái niệm về nhu cầu

Nhu cầu là hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau (Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia A)

Từ trước cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu Tùy theo từng ngành học hay các công trình nghiên cứu khoa học mà nó có những định nghĩa mang tính riêng biệt Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu cầu tối thiểu nhất (hay nhu cầu tuyệt đối) đã được lập trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.

Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là “nhu yếu” Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắt xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa Tuy nhiên, dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, của nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn khác nhau.(Hồ Ngọc

Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tân sinh lý, mỗi người có những nhu cầu cụ thể khác nhau.

Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng lớn, đòi hỏi thời gian cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân Nhận thức có sự chi phối nhất định trong đời sống, nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu, điều tiết nhu cầu cho phù hợp với hoàn cảnh chung và của mỗi cá nhân, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.

(Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia)

Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu Chính vậy mà “Không có số đếm nhu cầu và ước muốn” – Alfred Marshall (1842-

1924) Về vấn đề cơ bản của khoa học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người – hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn (Hồ Ngọc Cường, 2010)

Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính là thể xác và linh hôn Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta quen với việc phân nhu cầu thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Ngoài ra còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.

Trọng tâm chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học là xếp đặt nhu cầu theo một cấu trúc thứ bậc Ý tưởng về thức bậc của nhu cầu bắt đầu nảy sinh từ đầu thế kỉ trước Benfild viết: “Quan điểm đầu tiên của thuyết về nhu cầu nói rằng sự thỏa mãn nhu cầu bậc thấp trong thang độ nhu cầu sẽ sinh ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu bậc cao hơn”.

Với AbrahamH Maslow (1943): “Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích hành động của con người” Chính vậy mà nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của một số địa phương

Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản rất quan trọng, nhất là rau cần được quan tâm vì rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày cung cấp Vitamin, vi lượng, chất xơ cho con người không thể thay thế Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài tới sức khỏe cộng đồng Chính vì vậy nhiều địa phương đã xây dựng sản xuất rau an toàn để đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và cả nước.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau

Theo Cục trồng trọt, diện tích trồng rau cả nước đến cuối năm 2012 đạt hơn 823.000 ha, năng suất 17 tấn/ha, sản lượng khoảng 14 triệu tấn Cả nước có gần 16.800 ha sản xuất rau theo hướng an toàn, nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất rau hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn và việc tìm giải pháp phát triển theo hướng rau an toàn VIETGAP là điều mà nhiều người quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội, kết quả sau 3 năm triển khai đề án sản xuất RAT Hà Nội giai đoạn (2009 – 2016), Hà Nội hiện có khoảng 3.800 ha rau được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn, phân bố ở 93 xã với sản xuất khoảng 295.000 tấn/ năm, tương đương 800 tấn/ngày (Đào

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thu nhập trung bình sản xuất RAT đạt khoảng 400 đến 500 triệu đồng/ha/năm Đây là mức thu nhập khá cao giúp các địa phương có thế mạnh về rau chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho nông dân.(Đào Huyền, 2013)

Thành phố Hồ Chí Minh

Theo Sở Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh có 91 xã, phường có sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.024 ha, diện tích gieo trồng năm 2013 là 14.714 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ; năng suất trung bình 22,8 tấn/ha; sản lượng 335.479 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp thành phố.(Khuyết danh C, 2013)

Năm 2012, toàn tỉnh gieo trồng được 465 ha rau, đến năm 2013 diện tích này đạt 515 ha, trong đó riêng diện tích rau chuyên canh an toàn tại vùng cao đạt 200 ha, giá trị sản xuất bình quân đạt 70 – 80 triệu đồng/ha /năm, lợi nhuận cao gấp 2 lần so với cấy lúa.(Vân Thảo, 2012)

Theo ông Phạm Quốc Cường, Chi cục phó Bảo vệ thực vật tỉnh: “Tiêu thụ sản phẩm là mắt xích quan trọng, quyết định đến phát triển quy mô sản xuất rau an toàn Đầu ra của sản phẩm rau an toàn cần có sự liên kết giữa các hộ nông dân để thuận lợi trong việc quản lý chất lượng Có hai hình thức sản xuất rau an toàn tại tỉnh đang triển khai là sản xuất theo tổ đội và sản xuất tại hợp tác xã chuyên canh” (Vân Thảo, 2012)

2.2.2 Những kết quả nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu trên thế giới

Các sản phẩm đặc sản mang tính truyền thống văn hóa riêng của từng vùng, quốc gia nên vấn đề bảo vệ nguồn góc xuất xứ của chúng là vấn đề hết sức cần thiết Hầu hết những tranh luận về đề tài xây dựng thương hiệu trên phạm vi toàn cầu thường chủ yếu xoay quanh vấn đề thương hiệu có nên cố gắng hòa nhập với nền văn hóa tại từng địa phương hay chỉ áp dụng một phương pháp duy nhất tại khắp mọi nơi Một chiến lược thường được nhiều công ty áp dụng là thực hiện toàn cầu hóa nhãn hiệu, tên và logo, đồng thời đưa ra nhiều loại sản phẩm tùy theo nhu cầu tại từng địa phương.

Vấn đề này cũng đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm như ở Hoa Kỳ, Pháp và Inđônêxia hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thiết lập từ năm 1905, đến năm 1992 các quy định của Pháp trong quy chế 2081/92-EU để bảo hộ sản phẩm dưới chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ được tất cả các nước Châu Âu tuân thủ Các nước Châu Á việc tiếp cận vấn đề này còn chậm. Ở Inđônêxia luật nhãn hiệu được ban hành năm 2001; Ở Ấn Độ tháng 9/2003, Luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra đời.(Hồ Ngọc Cường, 2010)

Một số nhãn hiệu của Hoa Kỳ cũng có được uy thế ở nhiều quốc gia. Theo nhận xét của giáo sư Saeed Samiee, Đại học Tulsa, bang Oklahoma:

“Khi xét về tính địa phương của các nhãn hiệu toàn cầu, viết máy Parker và máy may Singer là những tên tuổi đi đầu Trong nhiều năm qua, có rất nhiều quốc gia tự nhận những nhãn hiệu này có nguồn gốc từ nước của họ Người Đức cho rằng Singer là của Đức, người Anh cũng giành Singer về phần mình, và người Mỹ là biết rõ nhất Tương tự, viết Parker tại Anh cũng được xem Ang-le chính gốc, sang đến Pháp lại là hàng Pháp, và Mỹ luôn cho rằng mình là quê hương của Parker” (Khuyết danh D)

Tuy nhiên, không phải bất kỳ công ty nào cũng ra đời từ thời thế kỷ 19.Một công ty đa quốc gia của Mỹ tuy còn non trẻ nhưng đã được những thành công vang dội ở thị trường nước ngoài, đó là McDonald’s Hệ thống chuỗi các cửa hàng thức ăn nhanh Hoa kỳ này đã trở thành một phần trong toàn cảnh cuộc sồng ở Á Châu ngày nay, đến nỗi bọn trẻ không thể nào nhận ra rằng McDonald’s là một nhãn hiệu nước ngoài McDonald’s bắt đầu mở rộng toàn cầu vào năm 1967, 12 năm sau khi bắt đầu nhượng quyền ở Mỹ Đến năm 1996, hệ thống nhà hàng McDonald’s đã có mặt ở 25 quốc gia trên toàn thế giới Mặc dù McDonald’s vẫn có những nỗ lực cải tiến thực đơn của mình để phù hợp với khẩu vị của từng vùng nhưng họ vẫn không được chấp nhận ở tất cả mọi quốc gia khi kinh doanh các đặc sản địa phương.(Khuyết danh D) Ở Ấn Độ, chè Darjeeling là một sản phẩm đầu tiên được tiến hành bảo hộ nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu dưới dạng chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ do những ưu thế mà sản phẩm đem lại Mỗi năm ngành xuất khẩu chè Darjeeling đem lại cho Ấn Độ 30 triệu USD Tuy nhiên, hiện nay thị trường tiêu thụ còn xảy ra hiện tượng lạm dụng sự nổi tiếng của sản phẩm trên thị trường mà một số ước lượng cho rằng lượng chè già lớn gấp 4 lần lượng chè sản xuất tại Darjeeling Xuất phát từ vấn đề đó UBND chè Ấn Độ đã tiến hành xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm chè này, cụ thể sử dụng luật bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu thương mại để đăng ký tại các quốc gia không ủng hộ chỉ dẫn địa lý như Anh, Mỹ, Canada và logo của chè Darjeeling đã được đăng ký thành công năm 1986 Đến năm 2004 việc xây dựng thương hiệu chè Darjeeling trên cơ sở xây dựng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý được hoàn thiện Tháng 9/2003, Luật chỉ dẫn địa lý của Ấn Độ ra đời, trong Luật quy định củ thể việc xây dựng đăng ký địa lý là bắt buộc và các chỉ dẫn địa lý chưa được đăng ký thì chưa được bảo hộ trong phạm vi quốc gia (Hồ

Ngọc Cường, 2010) Ở Pháp: Việc bảo hộ sản phẩm chỉ dẫn địa lý bắt đầu từ năm 1905, với việc giao cho chính quyền là cơ quan xác định vùng địa lý để bảo hộ tên gọi Nhưng trong quá trình thực hiện cho thấy một loạt vấn đề, chính quyền không đủ khả năng để quản lý quá trình sản xuất và không thể giải quyết được sức ép khủng hoảng về thị trường Vì thế đó xuất hiện các cuộc biểu tình của nông dân trồng nho vào những năm 1913 và 1915 Năm 1919Chính phủ ban hành một đạo Luật mới với vai trò là một tòa án trong việc xác định vùng địa lý và sử dụng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý Kết quả, luật này cũng vẫn chưa đủ để giải quyết những vấn đề của bảo hộ, đó là việc sử dụng tên gọi, sự công bằng giữa những người sản xuất đơn lẻ, đặc biệt là sự đồng nhất về chất lượng, nhãn mác Điều này đặt ra cần phải có một tổ chức của những người sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm nhằm giải quyết những vướng mắc trên Đến năm 1992 quy chế 2081/92CEE ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của chỉ dẫn địa lý tại Pháp Xây dựng hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ có sự tham gia của các tổ chức người sản xuất, chế biến và thương mại đó được nêu ra trong quy chế (Hồ Ngọc Cường, 2010)

Sự ra đời của quy chế 2081/92CEE là chìa khóa để cải tiến hệ thống tổ chức của sản phẩm rượu Champagne Pháp nhằm kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại của các thành viên tham gia Hệ thống này được gọi là hệ thống kiểm tra nội bộ và được thực hiện bởi Văn phòng liên ngành về rượu Champagne (bao gồm hai hiệp hội thương mại chuyên ngành) (Hồ

2.2.3 Những kết quả nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn ở Việt Nam

Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế được ký tại Madrid năm 1891 Việt Nam tham gia Thỏa ước từ ngày 08/03/1949 Việt Nam tham gia cả hai văn kiện Thỏa ước và Nghị định thư Madrid Mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác của Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế theo cả hai văn kiện Thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Theo Thỏa ước này, công dân của nước thành viên Thỏa ước có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viên bằng cách nộp đơn duy nhất cho Văn phòng Quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

(Công ty luật Private Law Firm, 2013)

Theo thống kê của Cục SHTT, về đăng ký nhãn hiệu số lượng đơn nộp trực tiếp tại Cục SHTT năm 2014 đạt khoảng 33.000 đơn Trong khi 90% đơn đăng ký sáng chế là của người nước ngoài thì số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của người Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm nay đều cao hơn của người nước ngoài nộp tại Việt Nam Theo thống kê số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu theo quốc gia thì Mỹ là nước có số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nhiều nhất vào Việt Nam năm 2014 là 1.713 đơn, tiếp đến là Nhật Bản 1.295 đơn, Trung Quốc 904 đơn, Hàn Quốc 785 đơn, Thái Lam 519 đơn, (Bình Minh, 2015)

Những bài học kinh nghiệm cho việc tham gia xây dựng và sử dụng nhãn chứng nhận “ Rau an toàn Sa Pa”

Tổng kết kinh nghiệm từ việc xây dựng và sử dụng nhãn hiệu của các nước trên thế giới và Việt Nam ta rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng, sử dụng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa”.

Thứ nhất, Hiểu rõ được các khái niệm, nội dung cũng như đặc điểm của nhu cầu, cầu, nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận phục vụ cho việc nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Thứ hai, Từ việc khái quát về nghề sản xuất rau ở Việt Nam và một số địa phương, ta thấy được tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với việc sản xuất rau ở các địa phương, từ đó thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật, khoa học, công nghệ trong sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ, gây dựng hình ảnh cũng như uy tín phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận.

Thứ ba, Nghiên cứu quá trình tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho hàng hóa của các nước trên thế giới và Việt Nam cùng cho chúng ta thấy một số bài học, kinh nghiệm cần được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn ngày nay:

- Việc lựa chọn loại hình bảo hộ cho sản phẩm nông sản hàng hóa có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Đặc biệt là vấn đề khai thác và phát triển giá trị các nhãn hiệu chứng nhận sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.

- Đối với các vùng, các địa phương có sản phẩm đặc sản truyền thống, đòi hỏi có sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc đăng kí xác lập quyền Ngoài việc đăng kí bảo hộ về mặt pháp luật thì chính quyền địa phương cũng cần phải xây dựng chiến lược, có sự đầu tư cho việc xây dựng, phát triển và khai thác giá trị của nhãn hiệu tập thể khi đã được bảo hộ

- Những người sản xuất cũng cần tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình Cần biết được thế mạnh của sản phẩm khi được bảo hộ và có tác động tích cực đến đời sống, thu nhập của chính các hộ dân, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân cải thiện được đời sống hiện tại của họ Từ đó, người dân có thể sẽ tích cực sản xuất rau, mở rộng diện tích gieo trồng, đảm bảo kỹ thuật trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau trên địa bàn và tiêu thụ rộng trong cả nước.

- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, có những thể chế, chính sách cụ thể trong vấn đề hỗ trợ đăng kí bảo hộ sản phẩm hàng hóa Tận tình hướng dẫn cho người dân các bước đăng kí và tác dụng của sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm, địa bàn nghiên cứu

Xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nằm phía Đông của huyện, cách trung tâm huyện 5 km, xã có diện tích tự nhiên 2603 ha.

- Phía Nam giáp xã Hầu Thào

- Phía Bắc giáp xã Tả Phìn

- Phía Đông giáp xã Trung Chải

- Phía Tây giáp thị trấn Sa Pa

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH của UBND xã Sa Pả, 2014) 3.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu a) Địa hình

Xã Sa Pả có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc cao (độ cao từ 1407 m –

2437 m) nghiêng dần từ Nam sang Đông, đỉnh cao nhất 2437 m địa hình phức tạp, núi cao, độ dốc lớn bình quân 28 0 – 30 0 Do địa hình đồi núi cao, đường xá đi lại khó khăn, cũng gây ra rất nhiều bất lợi cho đời sống nhân dân trong quá trình tham gia phát triển kinh tế.( Báo cáo tình hình KT-XH của UBND xã

Sa Pả có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởng khí hậu ôn đới với hai mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ thánh 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm là 17 0 C Nhiệt độ cao nhất 35 0 C,nhiệt độ thấp nhất 3 0 C Độ ẩm không khí 95%, mùa khô thấp hơn là 82%.Lương mưa trung bình 2861 mm/năm phân bổ không đều, thường tập trung vào các tháng mùa hè Các tháng mùa đông thường khô lạnh, lượng mưa ít.

Sa Pả là khu vực chịu ảnh hưởng hai luồng gió là gió mùa đông bắc về mùa đông thời tiết khô lạnh, đôi khi có mưa tuyết, băng giá kèm theo sương muối, ảnh hưởng có hại đến sinh trưởng và phát triển cây trồng Gió đông nam về mùa hè thời tiết mát thường có mưa lớn kéo dài.(Báo cáo tình hình

KT-XH của UBND xã Sa Pả, 2014) c) Thủy văn

Trên địa bàn xã có hệ thống suối chính là suối Sa Pả bắt nguồn từ thị trấn Sa Pa chảy về trung tâm xã rồi chảy theo đường quốc lộ 4D sau đó chảy sang xã Trung Chải Đây là nguồn nước chính Dòng chảy thất thường do nhiều thác, nguồn nước còn phụ thuộc theo mùa (Báo cáo tình hình KT-XH của UBND xã Sa Pả)

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Tình hình sử dụng đất

Nhìn chung đất đai của xã Sa Pả được hình thành trên nền địa chất có nền gốc trầm tích xen lẫn mác ma hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình, tầng đất dày, thành phần cơ giới thuộc loại đất thịt trung bình, tơi xốp phù hợp cho việc phát triển rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu (thảo quả) và cây lâm nghiệp…và áp dụng mô hình nông lâm kết hợp.

Về diện tích đất, theo kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm

2014 của xã Sa Pả, diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 2603 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp 2035,09 ha; chiếm 78,18 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 580,65 ha; chiếm 28,53 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp 1453,94 ha; chiếm 70,84% so với tổng diện tích đất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản 0,5 ha; chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất phi nông nghiệp 128,81 ha; chiếm 4,95% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất chuyên dùng 35,36 ha; chiếm 27,45% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 48,92 ha; chiếm 37,98% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp Đất thổ cư 44,53 ha; chiếm 34,57% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất chưa sử dụng 439,1 ha; chiếm 16,87% tổng diện tích đất tự nhiên.

Cơ cấu diện tích đất tự nhiên xã Sa Pả có chuyển dịch, đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm so với hai năm trước Chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn người dân tham gia vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hạn chế để đất trống, sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có Các khu vực đất chưa sử dụng đã được xã quy hoạch một số nơi đưa vào sử dụng chuyển thành đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương Cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm, được thể hiện trên biểu đồ 3.1:

Tổng diện tích đất tự nhiên Đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Bi u đ 3.1: C c u di n tích đ t t nhiên xã Sa P (2012 – 2014)ể ồ ơ ấ ệ ấ ự ả

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo KT, XH của UBND xã Sa Pả, 2012 – 2014) 3.1.3.2 Tài nguyên nước

- Nước mặt: Các suối chính, các suối phụ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã Tuy nhiên, các suối có dòng chảy hẹp, độ dốc lớn lại nhiều thác ghềnh, lưu lượng nước chảy theo mùa, việc khai thác nguồn nước mặt còn hạn chế Đây cũng là một khó khăn không nhỏ trong việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt đời sống của nhân dân.

- Nước ngầm: Nước ngầm của xã nằm ở rất sâu, khó có thể khai thác sử dụng được Do vậy, về mùa khô việc cũng cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã gặp nhiều khó khăn (Báo cáo tình hình KT-XH của

3.1.3.3 Tình hình dân số và lao động

Sa Pả là một xã thuộc khu vực III miền núi của huyện Sa Pa, là xã đặc biệt khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp Năm 2014 toàn xã có 832 hộ với

4873 nhân khẩu; gồm 2 dân tộc : Dân tộc H’Mông chiếm 97%, dân tộc Kinh chiếm 3% Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 95,6%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 0,1%; thương mại – dịch vụ chiếm 4,3% Sa Pả do địa hình nhiều đồi núi cao, đi lại khó khăn, dân cư phân bố thưa thớt, người dân sống theo thói quen, phong tục tập quán, dân số sống tập trung đông nhất là ở thôn Má Tra, Suối Hồ, Sa

Pả, còn các thôn khác dân số thấp hơn và thưa thớt hơn Mật độ dân số bình quân của xã là 1,87 người/ha, tốc độ phát triển bình quân của xã (Báo cáo tình hình KT-XH của UBND xã Sa Pả, 2014)

Xã Sa Pả là một trong hai xã được chọn làm xã điểm về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Trong những năm gần đây, đã có nhiều người từ địa phương khác đến xã định cư và cùng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của xã, nó góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển về kinh tế - xã hội của xã Năm 2012, UBND huyện Sa Pa đã tuyên truyền cơ chế chính sách hỗ trợ, vận động nhân dân tham gia chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa Xã Sa Pả cũng vận động nhân dân nhiệt tình tham gia chương trình nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho bà con các dân tộc (Báo cáo tình hình KT-XH của UBND xã Sa Pả, 2012 - 2014)

Qua nhiều năm nỗ lực giúp xóa đói giảm nghèo trong toàn xã, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhiều, nhưng vẫn ở mức cao Năm 2014, số hộ nghèo của xã là

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin Để có được nguồn số liệu chính xác và đầy đủ nhất phục vụ cho đề tài của mình, tôi đi thu thập số liệu từ hai nguồn sau:

3.2.1.1 Nguồn số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu, thông tin đã được công bố bao gồm các thông tin báo cáo, bài báo, luận văn trong và ngoài nước được thu thập qua các sách, báo tạp chí, công trình nghiên cứu, tư liệu có liên quan để góp phần tìm hiểu, nắm bắt thông tin trong nghiên cứu đề tài.

Các báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã Sa Pả qua các năm, để giúp cho người thực hiện đề tài hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế, xã hội của xã, thuận tiện cho quá trình thực tập tại địa phương, đồng thời nắm bắt được thông tin để làm bài nghiên cứu của mình.

3.2.1.2 Nguồn số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại địa bàn xã của các hộ sản xuất Phương pháp dùng để thu thập các số liệu này là:

- Chọn điểm và số lượng đối tượng nghiên cứu: Theo thống kê của UBND xã Sa Pả toàn xã có 70 hộ trồng rau đăng ký tham gia trồng rau an toàn chủ yếu tập trung ở thôn Giàng Tra, thôn Má Tra Trên cơ sở đó tôi lựa chọn nghiên cứu

60 hộ trồng rau, ngoài ra tôi còn điều tra thêm 5 cán bộ quản lý, do đó tổng số mẫu điều là 65 mẫu Trên cơ sở các nội dung câu hỏi để tìm hiểu về thực trạng sản xuất, ý kiến đánh giá về nhãn hiệu, nhu cầu cần có nhãn hiệu chứng nhận

“Rau an toàn Sa Pa” của người sản xuất và cán bộ quản lý.

- Phỏng vấn hộ sản xuất bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ.

* Phỏng vấn hộ sản xuất rau bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa

Mỗi một vấn đề nghiên cứu đòi hỏi chuẩn bị một bộ phiếu điều tra phỏng vấn riêng Các câu hỏi đã được chuẩn hóa giúp cho quá trình thu nhập và xử lý số liệu sơ cấp được thuận tiện và chính xác hơn.

* Tham vấn chuyên gia: Tham vấn, trao đổi thảo luận với các cán bộ phòng chuyên môn từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Nội dung điều tra cơ bản:

+ Thông tin về hộ, tình hình sản xuất kinh doanh các hộ, chi phí, + Tình hình tiêu thụ của các hộ, tình hình biến động.

+ Sự hiểu biết của hộ về nhãn hiệu chứng nhận, mức sẵn lòng chi trả để có nhãn hiệu chứng nhận,

3.2.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phương pháp CVM để tìm hiểu mức nhu cầu của các hộ nông dân, hộ sản xuất để tìm hiểu mức chi phí sẵn lòng chấp nhận (WTA), mức sẵn lòng chi trả (WTP) và đóng góp của các hộ để xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa”.

Trong phương pháp CVM này ta trực tiếp hỏi các hộ nông dân để biết được WTP hoặc WTA Muốn thực hiện phương pháp này ta phải thiết lập một thị trường giả định (tức là thị trường hoạt động mà chúng ta đang muốn đánh giá, trên thực tế nó chưa xảy ra) để hỏi ý kiến của các hộ dân Người được hỏi sẽ đặt mình vào trong tình huống giả định và xem xét trong trường hợp đó hộ sẽ có quyết định như thế nào. Để tìm hiểu mức WTP của các hộ sản xuất trong việc nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa” cần triển khai các bước sau:

Bước 1: Dựng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và thảo luận với các hộ sản xuất

Bước 2: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn về nhu cầu, sự chấp nhận và mức bằng lòng trả của các hộ dân trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”.

Bước 3: Hỏi các mức bằng lòng chấp nhận đối với xây dựng, quản lý và sử dụng nhãn hiệu Các mức phí bằng lòng chi trả sẽ được người phỏng vấn gợi ý, mức phí sẽ được đưa ra sẵn và chia ra trong các khoảng từ 50-100 nghìn đồng, từ 101-150 nghìn đồng, từ 150 nghìn đồng trở lên, từ đó người dân chọn mức chi trả họ cho là hợp lý nhất và người phỏng vấn sẽ nói chuyện, thảo luận với người dân để đưa ra được mức phí mà người dân bằng lòng trả, từ đó người phỏng vấn sẽ lấy từ quá trình thảo luận với người dân.

Bước 4: Từ kết quả điều tra được sẽ xử lý và tổng hợp phân tổ để tiến hành phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá độ chính xác của kết quả sau khi phỏng vấn Xem xét các kết quả có thích hợp, đúng logic hay không?

Bước 6: Dựa vào kết quả tìm được để suy luận, đề nghị.

Do phụ thuộc rát nhiều vào câu hỏi, nội dung hỏi, kỹ thuật hỏi, các gợi ý sai trong khi hỏi, do đó để khắc phục những vấn đề đó Tôi tiến hành thiết kế nội dung hỏi, test thử Hỏi 5 hộ để xem xét cách hỏi, cung cấp thông tin với các mức bằng lòng trả Sau đó rút kinh nghiệm, thiết kế lại bảng câu hỏi, thiết kế lại phiếu điều tra cho phù hợp và đầy đủ.

3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất rau an toàn cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể đánh giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của các hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích những thay đổi trong quá trình sản xuất rau của các hộ dân xã Sa Pả trong những năm gần đây từ năm 2012 đến năm 2014.

Các chỉ tiêu được dùng:

- Tốc độ phát triển liên hoàn: là chỉ tiêu phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời điểm liền nhau.

Trong đó: ti: là tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1

Y i : là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Y i−1 : là mức độ tuyệt đối ở thời gian i-1

- Tốc độ phát triển bình quân: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá nhịp độ phát triển trung bình của hiện tượng trong một khoảng thời gian.

Trong đó: t: tốc độ phát triển bình quân t2,t3 …tn: tốc độ phát triển liên hoàn

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích a) Các chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ dân trên địa bàn.

- Giá trị sản xuất (GO – Gross Output): là giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm do hộ sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (Được tính cho một năm)

Trong đó: Pi: đơn giá sản phẩm loại i

Qi: khối lương sản phẩm loại i

- Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Trong đó: Ci: Các khoản chi phí trong một năm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng sản xuất rau tại xã Sa Pả

4.1.1 Đặc điểm, chất lượng của rau trên địa bàn

Huyện Sa Pa mang sắc thái của xứ ôn đới, được thời tiết ưu đãi nên rất thích hợp với các loại cây trồng ôn đới như su hào, bắp cải, súp lơ hay những sản phẩm rau vụ đông, và có thể trồng các loại rau quanh năm Đặc biệt, cách thức chăm sóc cây trồng ở đây đơn giản hơn rất nhiều so với các vùng ở dưới xuôi, người dân ít phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón cũng sử dụng ít hơn, chủ yếu là bón lót cho cây bằng phân chuồng Xã Sa Pả cũng là một trong những xã được huyện quy hoạch phát triển sản xuất rau chuyên canh và rau tăng vụ, mỗi năm người dân có thể sản xuất từ 3 đến 4 vụ một năm Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng về điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho nghề trồng rau theo hướng hàng hóa nên những năm gần đây có nhiều cá nhân, tập thể đã đến nhập cư vào địa bàn xã để tham gia sản xuất rau và các loại cây trồng khác Theo thống kê của khuyến nông xã năm 2014 diện tích gieo trồng rau các loại của xã đạt 85 ha tăng 25,6 ha so với năm 2013, người dân đã tham gia tích cực hơn vào sản xuất rau chuyên canh và rau tăng vụ (Báo cáo khuyến nông xã Sa Pả, 204)

Sa Pa có điều kiện thuận lợi về thời tiết, cũng như có thế mạnh về phát triển du lịch nên sản phẩm RAT Sa Pa cũng được mọi người biết đến cả trong và ngoài nước, có thể nói các loại rau này là đặc sản của Sa Pa Được sự màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho RAT Sa Pa có vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng RAT Sa Pa trồng tại Sa Pa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng Rau được sản xuất ở xã Sa Pả nói riêng, của huyện Sa Pa nói chung đều được người tiêu dùng ưa thích do chất lượng ngon, sạch, có vị đặc trưng và có nhiều loại rau là đặc sản của vùng như ngồng su hào, cải mèo, củ khởi, ngọn su su, bắp cải Sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã nâng cao đời sống của người dân và cũng góp phần tích cực vào quá trình xoá đói, giảm nghèo cho các hộ trong xã.

4.1.2 Tình hình phát triển sản xuất rau một số năm gần đây của các hộ điều tra

4.1.2.1 Năng suất thu được của các hộ điều tra qua 3 năm

Sa Pa được biết đến là nơi có thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có thể phát triển các loại cây ôn đới quanh năm Năm 2012, huyện Sa

Pa triển khai dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, dự án đã tác động mạnh mẽ vào hoạt động sản xuất của người dân địa phương trong huyện, trong đó có người dân tại xã Sa Pả Năm 2012 là năm đầu tiên thực hiện dự án, nhiều hộ dân đã chuyển đổi từ diện tích trồng lúa sang trồng rau chuyên canh, có hộ không trồng lúa mà đã trồng hết rau trên diện tích đó, tuy nhiên một số hộ dân vẫn còn e ngại, chưa thực sự hưởng ứng Trong vụ đầu tiên nhiều hộ mới bắt đầu trồng rau, chưa am hiểu kỹ thuật chăm sóc rau, thời tiết thay đổi đột ngột nên lượng rau bị hỏng khá nhiều, chỉ thu hoạch được một nửa trên số diện tích đã trồng, vì vậy ở vụ trồng sau nhiều hộ dân đã giảm diện tích trồng rau Trong vụ đầu tiên triển khai gặp thời tiết bất lợi, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây trồng, gây thiệt hại không nhỏ trong tổng số diện tích trồng rau chuyên canh của xã theo dự án, chính vì vậy đã gây tâm lý băn khoăn cho người sản xuất, nhiều hộ họ lo khi trồng nhiều không bán được, gặp thời tiết bất lợi thì gây thiệt hại rất lớn, nhiều hộ dân họ chỉ cần đủ bữa ăn hằng ngày, đảm bảo có thóc để ăn Vì những lý do đó mà vụ sau, một số hộ dân đã quay lại trồng lúa, thu hẹp diện tích trồng rau của toàn xã, cán bộ xã phải đi vận động người dân tham gia thực hiện dự án trồng rau chuyên canh an toàn, nhưng họ sợ gặp rủi ro nên số hộ tham gia ít Đây là hướng sản xuất mới, giúp khai thác hiệu quả đất đai, ban đầu thực hiện khó khăn, nên cán bộ xã, thôn tiên phong làm trước rút kinh nghiệm cho bà con. Rút kinh nghiệm từ các vụ sản xuất trước, cán bộ chuyên môn cùng cán bộ địa phương đã vẫn động người dân tham gia dự án, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc rau cho người dân, đảm bảo cung ứng giống và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm rau Thấy được lợi ích của mình nhiều người dân đã tham gia vào canh tác trồng rau chuyên canh, rau an toàn, diện tích trồng rau những năm sau cũng được tăng lên rất nhiều

Qua điều tra các hộ trồng rau, tôi thấy sản lượng bình quân mỗi một vụ gieo trồng không chênh lệch nhiều, diện tích trồng rau của các năm tăng lên, họ chủ yếu là sản xuất rau trái vụ, khi ở nhiều địa phương khác không sản xuất được, lúc này giá bán trên thị trường khá cao, trung bình khoảng 10 – 15 nghìn đồng/kg rau, nhiều loại rau được biết đến là đặc sản của Sa Pa nên giá thành cũng cao hơn so với rau cùng loại trên thị trường Tình hình sản xuất rau của các hộ điều tra trên bảng 4.1:

B ng 4.1 Năng su t rau trung bình kg/1000 mả ấ 2 tr ng rau c a các hồ ủ ộ tr ng rau đồ ược đi u traề

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%)

Năng suất bình quân (kg/1000 m2) 4733,47 4928,02 4990,68 104,11 101,27 102,69

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Qua điều tra 60 hộ, ta biết được các hộ không phải có nhiều năm kinh nghiệm, mà đa số các hộ được điều tra chỉ mới tham gia vào trồng rau những năm gần đây, có hộ tham gia trồng rau từ sớm, nhưng cũng có hộ mới tham gia vào trổng rau được một năm Qua điều tra về tình hình trồng rau của các hộ từ năm 2012 đến 2014, có thể thấy mỗi năm lại có một số hộ tham gia vào trồng rau Cụ thể, năm 2013 số hộ trồng rau tăng 57,58% so với năm 2012, diện tích trồng rau tăng tương ứng là 17,74%, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau, tuy nhiên một số hộ vẫn chưa giám mở rộng diện tích trồng rau, họ còn e ngại, lưỡng lự trong việc trồng rau, vì vậy diện tích trồng rau của hộ rất nhỏ Năm 2014 có thêm 8 hộ bắt đầu tham gia vào trồng rau tức là tăng 15,38% so với năm 2013, tương đương với 48800 m 2 diện tích trồng rau tăng 15,45% so với năm 2013, số hộ tham gia vào trồng rau của năm 2014 ít hơn nhưng số diện tích trồng rau của họ lớn hơn, điều này cho thấy rằng họ đã mạnh dạn hơn, họ cũng thấy được lợi nhuận mà việc trồng rau đem lại có thể giúp họ phát triển kinh tế hơn các loại cây trồng mà họ đã trồng trước đây.

4.1.2.2 Về nhân khẩu và lao động

Qua điều tra 60 hộ trong xã Sa Pả tham gia vào sản xuất rau, trung bình mỗi hộ có khoảng 5,63 nhân khẩu; số lao động tham gia vào sản xuất rau trung bình trong mỗi hộ điều tra là 2,9 người

Trong các hộ trồng rau được điều tra, chỉ có 9 hộ có diện tích trồng rau nhiều mà số lao động trong gia đình thì hạn chế nên phải thuê thêm lao động cùng tham gia vào quá trình sản xuất rau để kịp thời vụ Như gia đình anh

Phan Văn An là người của địa phương khác đến xã Sa Pả phát triển kinh tế từ năm 2012, không có đất canh tác anh đã thuê 13000 m 2 đất trồng rau với giá khoảng 40 triệu đồng một năm, nhưng chỉ có một lao động tham gia vào sản xuất rau nên anh phải thuê thêm khoảng 3 lao động làm thường xuyên khi bắt đầu vào mùa vụ, mức lương bình quân 3,6 triệu đồng/lao động/tháng, chưa kể những lao động làm tính theo ngày công, bình quân một năm gia đình anh chi ra khoảng 150 triệu đồng tiền thuê lao động Một số hộ có diện tích ít hơn thì họ chỉ thuê lao động thời vụ, tính theo ngày công, bình quân một ngày công lao động 150 nghìn đồng Còn như gia đình anh Bùi Trọng Trung là chủ nhiệm của hợp tác xã (HTX) Mai Anh, gia đình anh có kinh nghiệm trồng rau đã được 9 năm, diện tích đất trồng rau của gia đình hơn 10 ha, nên anh thuê lao động làm chính thức cho gia đình, anh thuê 12 lao động tại xã với mức lương 3,6 triệu đồng/lao động/tháng Ngoài ra, anh còn thuê thêm lao động theo thời vụ, tính ngày công làm việc để trả tiền công.

Các hộ còn lại không cần thuê thêm lao động vì lao động trong gia đình đều có thể tham gia vào sản xuất rau, mỗi gia đình bình quân có 3 người tham gia vào trồng rau, cũng vì diện tích trồng rau của họ cũng ít nên không tốn nhiều người làm.

Tuổi bình quân của người tham gia trồng rau còn khá trẻ, khoảng 38,32 tuổi Người được điều tra chủ yếu là người dân tộc, công việc chủ yếu là tham gia vào sản xuất nông nghiệp, họ chủ yếu là trồng lúa, ngô, khoai, cây ăn quả và một số loại rau của địa phương, nhưng diện tích trồng rau của họ rất ít chỉ nhằm mục đính phục vụ cho bữa ăn hằng ngày Năm 2012, có dự án sản xuất rau chuyên canh an toàn trên đất lúa của huyện Sa Pa, nhằm chuyển đổi cây trồng nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác, còn được hỗ trợ 15 triệu đồng/ha/năm chủ yếu là hỗ trợ giống Vì vậy, các hộ dân đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa của mình sang trồng rau chuyên canh an toàn,lúc này họ mới bắt đầu tham gia vào sản xuất rau, kinh nghiệm trồng rau chuyên canh của họ còn rất ít, kỹ thuật chăm sóc cho rau còn hạn chế, nên sản lượng thu được chưa cao.

Trình độ văn hóa của 60 người được hỏi ở xã Sa Pả, người dân chủ yếu học hết cấp 1 là 17 người, chiếm 28,33% Có 7 người học hết cấp 3, chiếm 11,67%; số người đang học dở cấp 2 là 15 người chiếm 25%; số còn lại là những người không đi học chiếm tỷ lệ lớn nhất 35% Có 3 người học Đại học và 1 người học Cao đẳng những người này đều là từ địa phương khác đến xã làm phát triển kinh tế.

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng 4.2

B ng 4.2 Tình hình c b n c a các h tr ng rau xã Sa Pả ơ ả ủ ộ ồ ở ả

Diễn giải ĐVT Số lượng

1.Số hộ điều tra Hộ 60

2.Giới tính người được hỏi

3.Nhân khẩu bình quân 1 hộ - 5,67

4.Lao động tham gia sx rau BQ/ hộ Lao động 4,36

6.Số năm trồng rau BQ Năm 2,77

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015) 4.1.2.3 Điều kiện sản xuất

B ng 4.3 Tình hình s d ng đ t cho tr ng rau c a các h đi u traả ử ụ ấ ồ ủ ộ ề

Diễn giải ĐVT Diện tích

Tổng DT đất nông nghiệp Ha 77,25

-Tổng diện tích đất trồng rau - 36,47

Diện tích đất sở hữu của hộ - 19,36

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2015)

Qua bảng tình hình sử dụng đất cho trồng rau của các hộ điều tra, tôi thấy, tổng diện tích đất mà các hộ sử dụng trồng rau hiện nay là 36,47 ha, chiếm 47,21% diện tích đất nông nghiệp trong đó 17,11 ha đất trồng rau đi thuê Như vậy, có thể thấy các hộ dân vẫn chưa hoàn toàn chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng rau, diện tích đất mà hộ dùng cho trồng rau ít hơn rất nhiều so với diện tích đất nông nghiệp họ có Diện tích đất nông nghiệp còn lại người dân vẫn duy trì sản xuất thêm các loại nông sản khác hay cây dược liệu như lúa, ngô, khoai, cây actiso, và trồng thêm một số loại cây ăn quả. Kết quả thu được từ quá trình sản xuất nông nghiệp của các hộ dân đã đóng góp không vào quá trình phát triển kinh tế của hộ, đồng thời việc phát triển kinh tế của xã cũng được cải thiện.

4.1.2.4 Phương tiện dụng cụ cho sản xuất rau an toàn

Không có một loại sản phẩm nào được làm ra mà không cần đến sự có mặt của các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho sản xuất Rau cũng vậy, để sản xuất ra được cây rau cũng cần dùng một số dụng cụ thiết yếu như cuốc, xẻng,thùng nước tưới, rổ (thồ đựng), dao, vì giá trị của chúng không lớn nên

100% số hộ đều có Do thời tiết thuận lợi, việc phát triển của sâu bệnh cũng hạn chế, nên nhiều hộ không cần dùng đến bình phun thuốc BVTV, trong một vụ có khi họ chỉ cần phun thuốc một lần, với diện tích trồng rau ít lượng rau sản xuất cũng không nhiều, một năm họ không dùng nhiều đến thuốc BVTV nên một số hộ có thể cùng nhau sử dụng chung một bình phun thuốc BVTV. Riêng máy bơm nước là vật dụng cũng rất cần thiết, nhưng vì giá trị lớn nên không phải hộ nào cũng có để dùng, một cái máy bơm giá bình quân 1,5 triệu đồng, rất ít hộ dân sử dụng đến máy bơm Phần lớn họ sử dụng bằng phương pháp thủ công, họ xách nước từ các con suối hay các mương dẫn nước để tưới cho rau, cũng một phần do thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của cây rau, có vụ sẽ không cần phải dùng đến nhiều nước tưới, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

B ng 4.4 Tình hình s d ng phả ử ụ ương ti n, d ng c cho s n xu t rauệ ụ ụ ả ấ

Diễn giải ĐVT Số lượng

Số hộ có vật dụng thiết yếu (cuốc, xẻng, thùng nước, ) Hộ 60

Số hộ có máy bơm - 9

Số hộ dùng bình phun thuốc BVTV - 27

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2015) 4.1.2.5 Những khó khăn mà người sản xuất gặp phải trong sản xuất rau

Xác định nhu cầu về tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa”

4.2.1 Nhận thức và mong muốn của người trồng rau về nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa”

4.2.1.1 Tình hình tiêu thụ rau ở xã Sa Pả khi chưa có NHCN

Sa Pa hiện đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho bà con các dân tộc Từ năm 2012, huyện triển khai dự án rau chuyên canh, tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn, xã Sa Pả, xã Tả Phìn Với mục tiêu đưa Sa Pa trở thành một trong những nơi sản xuất chuyên canh rau an toàn có thương hiệu trên thị trường, năm 2014 huyện tiếp tục triển khai dự án này Sản xuất rau chuyên canh của nông dân xã Sa Pả cũng nằm trong dự án này, nó đã góp phần nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo Người dân tham gia vào sản xuất rau thuộc dự án không phải lo đầu ra cho sản phẩm, UBND huyện đã ký hợp đồng với HTX Mai Anh thuộc địa bàn xã và HTX Hoa Đào bao tiêu sản phẩm rau cho các hộ dân trong vùng dự án. Còn các hộ dân trồng rau không thuộc vào dự án, họ tiêu thụ rau bằng cách bán cho người bán buôn, họ vào tận ruộng các hộ mua rau mang ra thị trấn Sa

Pa hoặc thành phố Lào Cai bán, giá bán buôn thấp chỉ được 5-6 nghìn đồng/kg Lượng rau còn lại họ thồ rau ra đường quốc lộ 4D bán hoặc mang ra chợ Sa Pa giá bán lẻ cũng cao hơn so với giá mà người bán buôn trả là 8 – 10 nghìn đồng/kg, điều này cũng thiệt thòi lớn cho các hộ trồng rau Một số hộ có hiểu biết, cập nhật được thông tin thị trường đã tự tìm được thị trường tiêu thụ rau cho mình với mức giá khá cao, còn tạo được niềm tin cho khách hàng và thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn Sa Pa Điển hình hộ nhà ông Tạ Văn Thướng là người từ địa phương khác đến định cư ở xã, ông tham gia hoạt động sản xuất rau cuối năm 2013, do có kiến thức thực tế, trình độ chuyên môn cao ông đã tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, sản phẩm của gia đình ông tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội và chợ Lào Cai.

Rau an toàn Sa Pa được rất nhiều người biết đến, các loại rau đặc sản của Sa Pa được nhiều người tiêu dùng ưa thích Sa Pa là địa điểm du lịch, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây, họ thích sản phẩm rau an toàn của Sa Pa đặc biệt là các rau đặc sản như ngồng su hào, bắp cải, cải mèo, súp lơ, củ khởi, Trên địa bàn huyện có rất nhiều người dân bán rau, có người bán buôn và bán lẻ, nhưng vì lợi nhuận, nhiều người họ nhập rau ở Trung Quốc vào nước ta ồ ạt, họ nói đó là rau an toàn Sa Pa để lừa người tiêu dùng Đặc điểm, mẫu mã của rau rất khó khăn để phân biệt được nguồn gốc của rau, nên nhiều người tiêu dùng dễ mua phải rau không an toàn, chất lượng rau kém gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời gây mất lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau Sa Pa Vì vậy, việc một loại sản phẩm có nhãn hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường RAT Sa Pa được nhiều người biết đến, nhưng lại chưa xây dựng được nhãn hiệu cho sản phẩm RAT Sa Pa đó là mất mát lớn về lợi ích cả người trồng rau, người tiêu dùng và người kinh doanh Yêu cầu thực tế đặt ra là cần có phương án xây dựng, quản lý và sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm RAT Sa Pa nhằm bảo đảm uy tín và danh tiếng của RAT Sa Pa trên thị trường, đồng thời góp phần tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế xã hội đảm bảo đời sống ổn định cho người sản xuất kinh doanh sản phẩm RAT Sa Pa.

4.2.1.2 Nhận thức và mong muốn của người sản xuất và quản lý về NHCN

Qua điều tra thực tế, thấy được nhận thức của người sản xuất rau tại xã

Sa Pả về nhãn hiệu chứng nhận còn rất hạn chế Thực trạng nhận thức của người sản xuất rau tại xã Sa Pả về NHCN được thể hiện dưới bảng sau:

B ng 4.7 Nh n th c c a ngả ậ ứ ủ ườ ải s n xu t và ngấ ười qu n lý v NHCNả ề

Diễn giải Số người được hỏi

Mức độ đánh giá chưa nghe bao giờ

Có biết nhưng chưa hiểu rõ Hiểu rõ SL

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Khi điều tra về mức độ nhận thức của người sản xuất rau an toàn Sa Pa tại xã Sa Pả về NHCN Trong tổng số 60 người sản xuất được hỏi về hiểu biết của họ về NHCN thì có 55 người tương đương với 91,67% tổng số người được hỏi không biết gì về NHCN, họ chưa bao giờ nghe về NHCN Có 5% số người được hỏi đã được nghe đến NHCN nhưng chưa hiểu rõ về bản chất của NHCN, họ chỉ hiểu lơ mơ và cũng không tìm hiểu thêm do không dành sự quan tâm nhiều Tỷ lệ người hiểu rõ về NHCN và ý nghĩa của nó chỉ có 2 người tương đương 3,33% tổng số người được hỏi

Như vậy, tỷ lệ người chưa biết gì về NHCN khá cao, số người chưa hiểu rõ và đã hiểu rõ về NHCN lại chiếm tỷ lệ quá thấp, đây là vấn đề đặt ra cho các cấp lãnh đạo khi đưa NHCN RAT Sa Pa này đi vào hoạt động, cần phải tuyên truyền, giải thích cho người sản xuất về ý nghĩa, tầm quan trọng của NHCN đối với sản phẩm của mình, từ đó vận động họ tham gia vào xây dựng, quản lý và sử dụng NHCN.

Trong 5 người quản lý là những cán bộ ở Phòng Kinh tế huyện Sa Pa, Trạm khuyến nông huyện Sa Pa và UBND xã Sa Pả được hỏi hiểu về NHCN thì 100% số cán bộ đều hiểu về NHCN Trong số các cán bộ được hỏi, thì có 2 trong số 5 người đã từng có kinh nghiệm tham gia vào xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu Tuy nhiên, các cán bộ cơ sở vẫn cần được tập huấn về xây dựng NHCN để họ hiểu kỹ hơn, sau này còn tuyên truyền lại cho người dân và tham gia trực tiếp với người dân trong quá trình phát triển NHCN RAT Sa Pa. Đánh giá lợi ích mà người sản xuất mong muốn từ NHCN, 100% người sản xuất được hỏi đều mong muốn giá cao hơn, tiêu thụ dễ dàng hơn và tạo được danh tiếng cho RAT Sa Pa; 93,33% số người được hỏi mong muốn sản phẩm được kiểm soát có chất lượng hơn, tỷ lệ người mong muốn được hỗ trợ về vốn và quy trình kỹ thuật đạt 95% Điều này chứng tỏ, người sản xuất dù không hiểu rõ về NHCN nhưng họ cũng mong muốn giá bán sản phẩm cao hơn, tiêu thụ dễ dàng hơn, đặc biết là nâng cao được danh tiếng “Rau an toàn

Sa PA”, họ cũng đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nhãn hiệu và đặt niềm tin rất lớn vào việc xây dựng, phát triển NHCN cho sản phẩm rau của họ nói riêng và cho cả huyện Sa Pa nói chung Biểu đồ dưới đây thể hiện mong muốn của người dân về lợi ích của NHCN mang lại:

Giá bán cao hơn Sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn Được hỗ trợ về vốn và quy trình kỹ thuật

Sản phẩm được kiểm soát có chất lượng hơn

Nâng cao danh tiếng RAT Sa Pa

Bi u đ 4.2 Mong mu n c a ngể ồ ố ủ ườ ải s n xu t v l i ích NHCN mangấ ề ợ l iạ

Qua biểu đồ, thấy mong muốn của người dân rất rõ ràng, những chỉ tiêu mà chúng tôi đưa ra đều đạt tỷ lệ nhất trí cao từ người dân Họ không hiểu về NHCN, cũng không có phương tiện, cũng như hiểu biết rộng để tìm hiểu về xây dựng nhãn hiệu, cũng như NHCN Tuy nhiên, người dân lại không thể tự mình xây dựng nhãn hiệu cho riêng mình để nâng cao uy tín, giá thành sản phẩm của mình Vì vậy, các cấp chính quyền là những người hiểu biết, những người dẫn đường và trực tiếp giúp đỡ người dân thực hiện những mong muốn này Chính quyền cũng là cơ quan trực tiếp đứng ra thực hiện xây dựng và quản lý nhãn hiệu.

4.2.2 Nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” của các hộ trồng rau ở xã Sa Pả Để sản xuất thu được năng suất cao và tiêu thụ các sản phẩm hiệu quả đó là vấn đề mà các hộ sản xuất rau tại huyện Sa Pa nói chung cũng như xã Sa

Pả nói riêng hết sức chú trọng Người sản xuất họ luôn mong muốn sản phẩm của mình tiêu thụ dễ dàng, giá thành sản phẩm cao, tạo được uy tín, chất lượng và niềm tin đối với người tiêu dùng Theo điều tra các hộ trồng rau tại xã Sa Pả cho thấy các loại rau trồng được quanh năm, không cần theo mùa vụ như trồng ở các tỉnh khác Các loại cây trồng được trồng ở đây ít gặp sâu bệnh, phát triển rất tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, không cần dùng đến các loại thuốc kích thích tăng trưởng Rau Sa Pa cũng được rất nhiều người tiêu dùng trên cả nước biết đến, sản lượng rau bán ra các địa phương khác không nhiều, nhưng nhiều người đã mượn danh tiếng của Rau an toàn Sa Pa để thu lợi nhuận cho mình, họ lấy rau không phải rau an toàn từ nơi khác bán cho khách hàng với giá tương đương với giá rau Sa Pa, có thể còn cao hơn Vì vậy, nhiều người sản xuất rất muốn tìm cách tạo cho sản phẩm rau của mình một đặc điểm riêng giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm thật và giả.Được hỏi về nhu cầu xây dựng NHCN cho “Rau an toàn Sa Pa” nhiều người tuy chưa hiểu về nhãn hiệu chứng nhận nhưng khi nghe nói lợi ích của nó mang lại thì rất nhiệt tình tham gia Nhu cầu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho RAT Sa Pa được nêu trong bảng 4.8:

B ng 4.8 T ng h p ý ki n c a ngả ổ ợ ế ủ ười tr ng rau v tham gia xâyồ ề d ng và s d ng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”ự ử ụ

1 Xây dựng NHCN cho "Rau an toàn Sa

2 Có ý kiến về xây dựng NHCN cho "Rau an toàn Sa Pa" 60 100

3 Tham gia xây dựng NHCN "Rau an toàn

4 Đóng góp kinh phí tham gia mô hình xây dựng NHCN "Rau an toàn Sa Pa" 60 100 Đồng ý 58 96,67

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2015)

Sau khi tổng hợp ý kiến của người trồng rau về xây dựng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”, tôi thấy có đến 83,33% số người sản xuất cho rằng việc xây dựng NHCN là cần thiết tương đương với 50 người trong số người sản xuất được điều tra Có 2 người cho rằng không cần thiết vì sản phẩm rau của họ sản xuất ra mang đi bán trên chợ Sa Pa và dọc đường quốc lộ 4D vẫn tiêu thụ hết Còn có 8 người họ cho rằng bình thường, có nhãn hiệu cũng được không có cũng được, họ không quan tâm đến việc xây dựng NHCN, nhưng nếu có NHCN họ sẽ tham gia Biểu đồ 4.3 thể hiện ý kiến của người dân về xây dựng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”

Bình thương Không cần thiết

Bi u đ 4.3 Ý ki n c a ngể ồ ế ủ ười dân v xây d ng NHCN Rau an toàn Saề ự

Khi hỏi đến vấn đề nếu được hướng dẫn tham gia xây dựng NHCN

“Rau an toàn Sa Pa” có tham gia hay không, thì có đến 58 người mong muốn tham gia tương đương với 96,67% đây là con số rất cao, có ý nghĩa đối với tổ chức xây dựng NHCN, hiểu được mong muốn, nguyện vọng của người dân là tiền để giúp tổ chức phát triển trong tương lai Biết được người dân đã nhiệt tình tham gia vào xây dựng NHCN cho sản phẩm rau của địa phương, cũng là động lực lớn cho tổ chức, giúp tổ chức hoàn thiện nhanh quá trình xây dựng NHCN “Rau an toàn Sa Pa” và đưa nhãn hiệu vào sử dụng một cách nhanh nhất.

Trong việc đóng góp kinh phí tham gia sử dụng NHCN Rau an toàn Sa

Pa khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp và chính thức đưa vào hoạt động thì có96,67% số người được hỏi đồng ý đóng góp kinh phí Đây cũng là toàn bộ những người đồng ý tham gia vào xây dựng NHCN Việc các hộ dân đồng ý tham gia đóng góp kinh phí vào sử dụng nhãn hiệu, cho thấy người dân đã nhận thức được việc cần thiết phải có nguồn kinh phí để duy trì, phát triển và sử dụng nhãn hiệu Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau về mức phí phải đóng góp, nên cần thảo luận tổng hợp ý kiến của tổ chức và người dân để có mức phí đóng góp hợp lý với lòng người dân nhưng vẫn đảm bảo cho tổ chức duy trì hoạt động Tỷ lệ hộ dân đồng ý đóng phí tham gia xây dựng, sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa” xem biểu đồ 4.4:

Bi u đ 4.4 Ý ki n đóng kinh phí xây d ng, qu n lý, phát tri nể ồ ế ự ả ể

NHCN “Rau an toan Sa Pa”

4.2.3 Mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất rau khi tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” 4.2.3.1 Mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất rau Đo lường mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất rau tại xã Sa Pả để tham gia và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa” trong đề tài sử dụng phương pháp CVM Với phương pháp này, coi nhãn hiệu chứng nhận

Giải pháp thu hút người dân tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa”

Qua nghiên cứu, phân tích với điều kiện sản xuất rau của xã Sa Pả thì giải pháp xây dựng thương hiệu theo NHCN là phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người dân sản xuất rau, nó mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm rau an toàn Sa Pa Một số giải pháp được đưa ra như sau: a) Tuyên truyền vận động các hộ tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”

Cơ sở đưa ra giải pháp : Các hộ dân trong xã chủ yếu là người dân tộc

H’mông, trình độ học vấn của người dân trong xã còn thấp, có đến 35% trong số người dân được hỏi là không đi học; 28,33% số người dân học hết cấp 1 và có đến 25% số người đang học dở cấp 2 Người dân trong xã vẫn sống chủ yếu theo lối truyền thống, ít tiếp xúc với người bên ngoài, mức độ tiếp cận với các công nghệ, khoa học, kỹ thuật mới của họ còn chậm và hạn chế Về việc xây dựng và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa” cũng vậy họ không tìm hiểu, không biết về nhãn hiệu chứng nhận, hay cách duy trì, quản lý và sử dụng nhãn hiệu đối với họ cũng chưa được biết đến vì vậy, cần tuyên truyền vận động các hộ tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Rau an toàn Sa Pa”. Những công tác vận động tuyên truyền cho người dân cần có sự đóng góp, giúp đỡ của cán bộ địa phương, những người tiếp xúc trực tiếp với người dân.

Cách thực hiện giải pháp

- Tổ chức các buổi trao đổi về NHCN nâng cao nhận thức của người dân và giúp các cán bộ địa phương hiểu kỹ hơn, cụ thể để tham gia vào quản lý NHCN, chỉ cho họ thấy rõ lợi ích mà mình nhận được khi tham gia vào xây dựng và sử dụng NHCN, vai trò của việc xây dựng và phát triển NHCN “Rau an toàn Sa Pa” đối với sự phát triển chung của toàn xã, và cho sự phát triển của các hộ sản xuất rau an toàn Sa Pa.

- Vận động sự tham gia của các cán bộ trong xã, tích cực tham gia vào xây dựng và phát triển NHCN, tập huấn, đào tạo cho họ những kiến thức cần thiết về xây dựng, quản lý và phát triển NHCN để họ cùng tổ chức tham gia vận động, tuyên truyền với người dân trên địa bàn sẽ có thu được kết quả tốt hơn. b) Vận động và khuyến khích các hộ mở rộng diện tích trồng rau

Cơ sở đưa ra giải pháp: Nhiều hộ tham gia vào trồng rau nhưng diện tích của họ còn rất hạn chế, một số hộ chỉ trồng rau với mục đích phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày, mà không tính đến việc trồng rau nhằm mục đích kinh doanh Vì vậy, cần vận động thêm các hộ chuyển đổi diện tích trồng lúa sang diện tích trồng rau và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa

Cách thực hiện giải pháp

- Nói chuyện, trao đổi với người dân về vấn đề mở rộng diện tích trồng rau, khuyến khích họ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau.

- Hướng dẫn người dân thay đổi thói quen sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc rau cho người dân và khuyến khích người dân phát triển sản xuất rau theo hướng sản xuất hàng hóa. c) Quản lý chất lượng sản phẩm rau mang NHCN “Rau an toàn Sa Pa” trên thị trường

Cơ sở đưa ra giải pháp: Chất lượng sản phẩm là một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất Chất lượng có tốt thì mới được người tiêu dùng quan tâm nhiều, mới tạo được sự nối tiếng, uy tín của sản phẩm, cũng như tạo được thương hiệu mang nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Sa Pa” Do Sa Pa nằm gần với Trung Quốc, nên các lái buôn rất dễ lấy rau từ Trung Quốc sang nói đó là rau Sa Pa và mang đi tiêu thụ ở những địa phương khác, các loại rau này cũng được bán nhiều ở Sa Pa nhưng rất khó để phân biệt được đâu là sản phẩm được sản xuất tại Sa Pa, có thể nói những loại rau đó là rau không an toàn, vì vậy cần quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ.

Cách thực hiện giải pháp

- Cần kết hợp với các cơ quan chuyên môn và các hợp tác xã sản xuất rau an toàn xây dựng quy trình sản xuất rau chuẩn.

- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng rau Sa Pa mang NHCN “Rau an toàn Sa

Pa” khi tiêu thụ ngoài thị trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định, hàng kém chất lượng, kém phẩm cấp lợi dụng kiếm lợi bất hợp pháp gây tổn thất đến danh tiếng của sản phẩm mang NHCN “Rau an toàn Sa Pa” trên thị trường

- Kiểm soát chặt chẽ các hộ trồng rau trên địa bán, kiểm tra chất lượng rau trước khi đưa ra thi trường phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. d) Hỗ trợ phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường và khai thác thương mại đối với sản phẩm rau mang NHCN “Rau an toàn Sa Pa”

Cơ sở đưa ra giải pháp: Các hộ dân tham gia vào sản xuất RAT đa số chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, chủ yếu họ bán cho các lái buôn, người tiêu dùng, khách du lịch ở địa phương Sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến nhưng chưa có kênh tiêu thụ cụ thể cho sản phẩm phát triển, thị trường của sản phẩm RAT còn hạn chế, giá bán sản phẩm mà người sản xuất thu được thấp hơn so với giá của người bán buôn, người bán lẻ Để sản phẩm rau mang NHCN “Rau an toàn Sa Pa” có giá cao, năng suất tăng, sản phẩm được tiêu thụ thuận lợi, rộng rãi trên thị trường thì các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cần hỗ trợ phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường và khai thác thương mại đối với sản phẩm.

Cách thức thực hiện giải pháp

- Phát triển thị trường và khai thác thương mại đối với sản phẩm rau mang NHCN “Rau an toàn Sa Pa”.

- Nghiên cứu thị trường, lựa chọn các kênh hàng để hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống thương mại hóa sản phẩm “Rau an toàn Sa Pa”.

- Thử nghiệm về việc bán sản phẩm thông qua các hình thức hội chợ, triển lãm, phân phối thông qua các siêu thị, cửu hàng bán lẻ,

- Xây dựng kênh phân phối riêng thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức quảng bá, phát triển giá trị của sản phẩm mang NHCN “Rau an toàn Sa Pa”.

Ngày đăng: 06/04/2023, 23:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w