1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông thôn mới dựa vào cộng đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

173 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

đề tài khoa học: Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông thôn mới dựa vào cộng đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng NTM, trên cơ sở tiếp cận dựa vào cộng đồng trong điều kiện của tỉnh Đắk Lắk. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HỘP THOẠI v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KH &CN vii

1 TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 2

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Lý luận chung về phát triển nông thôn 3

2.2 Quan điểm về nông thôn mới và tính mới trong PTNT 3

2.2.1 Quan điểm về NTM 3

2.2.2 Tính mới trong NTM 5

2.3 Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới 5

2.3.1 Khái niệm về nội lực cộng đồng 5

2.3.2 Xây dựng NTM phải dựa vào nội lực của cộng đồng 6

2.4 Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong PTNT 7

2.5 PTNT của một số nước trên thế giới 8

2.5.1 Châu Âu 8

2.5.2 Châu Á 9

2.6 PTNT và xây dựng NTM tại Việt Nam 11

2.6.1 Một số chương trình, dự án PTNT tại Việt Nam 11

2.6.2 Mô hình NTM cấp xã 12

2.6.3 Mô hình NTM cấp thôn bản 13

Trang 2

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

4.1.2 Các nguồn tài nguyên 23

4.1.3 Điều kiện KT - XH 24

4.1.4 Phân tích hệ thống canh tác (HTCT) tại xã Ea Phê 25

4.1.5 Kết quả điều tra nông hộ 34

4.1.6 Đánh giá hiện trạng xã Ea Phê theo bộ tiêu chí quốc gia NTM 45

4.2 Hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT - XH từ địa phương 49

4.3 Công tác tập huấn 56

4.3.1 Tập huấn kỹ thuật canh tác cây trồng, vật nuôi 56

4.3.2 Tập huấn kiến thức y tế, xã hội và môi trường 57

4.4 Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng KHKT vào sản xuất 60

4.4.1 Mô hình nuôi bò lai 60

4.4.2 Mô hình chăn nuôi lợn lai 61

4.4.3 Mô hình ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp 63

4.4.4 Mô hình ngô lai 64

4.4.6 Mô hình canh tác tổng hợp 67

4.5 Đánh giá hiệu quả của mô hình phát triển theo hướng NTM tại xã Ea Phê 68

4.5.1 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 68

Hộp 1: Thay đổi suy nghĩ và cách làm của cán bộ và nhân dân xã Ea Phê 69

4.5.2 Mức độ lan tỏa của mô hình 69

4.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM tại xã Ea Phê 70

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72

5.1 Kết luận 72

5.2 Đề nghị 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC ĐỀ TÀI 79

ii

Trang 3

4.8 Phân tích SWOT một số hoạt động sản xuất (HĐSX) chính ở xã

Ea Phê

32

4.10 Sự phân bố nhân khẩu và lao động chính theo nhóm hộ 354.11 Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra theo nhóm hộ 36

4.20 Đánh giá hiện trạng xã Ea Phê theo bộ tiêu chí quốc gia NTM 49

4.22 Kết quả lựa chọn công cụ để sử dụng trong công tác lập kế

hoạch phát triển KT – XH tại địa phương

51

4.23 Đánh giá chất lượng công tác lập kế hoạch phát triển KT – XH

tại địa phương

524.24 Kết quả xếp loại về nhu cầu thay đổi của các thôn 52

Trang 4

4.33 Kết quả ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp 63

4.38 Tổng hợp một số chỉ tiêu so sánh trước và sau khi thực hiện mô

hình

67

4.39 Kết quả sinh trưởng của một số giống cỏ trồng tại xã Ea Phê 68

4.41 Kết quả phân tích SWOT hoạt động xây dựng NTM tại xã Ea

Phê

70

iv

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

4.4 Sự phân bố nhân khẩu và lao động chính theo các dân tộc 36

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HỘP THOẠI

Sơ đồ 4.1 Lịch mùa vụ của một số cây trồng vật nuôi chính trong

HTCT

26

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ chức công tác tập huấn công tác lập kế hoạch 50

Hộp 1 Thay đổi suy nghĩ và cách làm của cán bộ và nhân dân xã

Ea Phê

69

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABCD Assests - Based Community Development

BCR Benefit Cost Ratio

GTVT Giao thông vận tải

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

RRA Rapid Rural Apraisal

SPSS Statistical Package for the Social Sciences

SWOT Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats UBND Uỷ ban Nhân dân

VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch

WAI Weighted Average Index

vi

Trang 7

TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KH &CN

Tên Đề tài: Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông thôn mới dựa vào cộng đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có nhiều dân tộc anh em đangsinh sống, điều kiện tự nhiên, KT - XH mang tính đại diện, có thể là điểm xây dựngNTM của tỉnh Với chủ trương phát triển toàn diện kinh tế - xã hội (KT - XH) và môitrường khu vực nông thôn và góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu

quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông thôn mới dựa vào cộng đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”.

Trang 8

Phương pháp điều tra được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài baogồm điều tra số liệu thứ cấp và sơ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình KT - XH củađịa phương Số liệu thứ cấp đựợc thu thập từ các sở và ban ngành có liên quan Sốliệu sơ cấp được thu thập bằng sử dụng bộ phiếu điều tra nông hộ kết hợp vớiphương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia(PRA) Các công cụ PRA đuợc sử dụng để thu thập số liệu bao gồm: phỏng vấn báncấu trúc, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu một số cán bộ và nông dân tiêu biểu, quansát cộng đồng, lập bản đồ tài nguyên, sơ đồ lát cắt, lịch mùa vụ Phương pháp phântích SWOT được sử dụng để hỗ trợ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và tháchthức của một số vấn đề nghiên cứu Độ phì thực tế của đất được xác định thông qualấy mẫu phân tích tại phòng Phân tích Nông hoá Thổ nhưỡng của Viện KHKT NLNTây Nguyên Số lượng mẫu để phân tích là 50 mẫu, bao gồm các chỉ tiêu pH KCl, hữu

cơ, N tổng số, P, K dễ tiêu, Ca, Mg trao đổi Phương pháp phát triển cộng đồng dựavào nội lực (ABCD) là một cách tiếp cận mới cũng đã được đề tài sử dụng để chẩnđoán hiện trạng và lập kế hoạch phát triển địa phương Trong các nội dung tập huấncủa đề tài, phương pháp giảng dạy/học tập lấy người học làm trung tâm (LCTM),giảng dạy có sự tham gia được sử dụng trong suốt quá trình tập huấn Các phươngpháp nghiên cứu thường quy trong nông nghiệp cũng đã được sử dụng để đánh giá vàước tính hiệu quả kinh tế của mô hình Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng đãđược sử dụng để nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển NTM phù hợp tại địabàn nghiên cứu Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS và MicrosoftExcel

4 Kết quả thực hiện

4.1 Đánh giá hiện trạng tự nhiên, KT - XH và nông thôn xã Ea Phê

Xã Ea Phê nằm ở phía Đông - Đông Bắc huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắkcách trung tâm huyện 8km theo hướng Tây quốc lộ 26 Xã Ea Phê có địa hình tươngđối bằng phẳng, khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa caonguyên Nhiệt độ trung bình năm là 290C Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82%.Mạng lưới thuỷ văn trải dài trên toàn xã nên thuận lợi cho các hoạt động sản xuấtnông nghiệp Tổng diện tích của xã là 4.319ha Dân số toàn xã năm 2008 là 4.618 hộgồm 24.490 khẩu gồm các dân tộc Kinh, Ê Đê, Tày, Nùng, Hoa, trong đó đông nhất

là người Kinh chiếm 58,17%, tiếp đến là dân tộc Tày, Nùng di cư từ phía Bắc vàochiếm 27,07%, dân tộc Ê Đê chiếm 14,59% và các dân tộc khác Cơ cấu kinh tế của

xã chủ yếu là nông nghiệp (59,3%), tiểu thủ công nghiệp (11,9%), thương mại vàdịch vụ (28,8%) Xã có Trung tâm thông tin nông thôn nối mạng cung cấp thông tincho người dân Tỷ lệ hộ nghèo của xã là 13,7% (chuẩn cũ) Bộ máy chính quyền xãđược quan tâm, xây dựng và củng cố Đội ngũ cán bộ xã năng động, nhiệt tình

viii

Trang 9

Kết quả điều tra nông hộ năm 2008 cho thấy số nhân khẩu bình quân ở các hộđiều tra là 5,73 và số lao động chính bình quân của các hộ là 2,32 Các hộ nghèo vàcác hộ gia đình người Ê Đê có nhiều nhân khẩu nhưng có ít lao động chính Điều này

đã làm cho kinh tế gia đình của các nhóm hộ này càng gặp nhiều khó khăn

Các dân tộc khác nhau có trình độ học vấn khác nhau Trình độ học vấn cũngkhác nhau giữa các nhóm hộ khá, trung bình và nghèo.Tỷ lệ mù chữ ở nhóm hộnghèo là 14,7%

Phần lớn các hộ gia đình có nhà vệ sinh thô sơ (64,2%) Trong cộng đồng vẫncòn một số hộ không có nhà vệ sinh mà đi tự do và tập trung chủ yếu vào nhóm hộnghèo (26,5%), trong đó dân tộc tại chỗ Ê Đê chiếm 18,8%

Diện tích và năng suất các loại cây trồng như cà phê, lúa, ngô khác nhau giữacác nhóm hộ Năng suất cây trồng đạt cao nhất ở nhóm hộ khá Năng suất cây trồngcũng rất khác biệt nhau giữa các thành phần dân tộc Nguyên nhân của các sự khácbiệt này là do khả năng đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấtcủa các nhóm hộ khác nhau

Bên cạnh trồng trọt, cơ cấu chăn nuôi cũng khác nhau ở các nhóm hộ Chănnuôi bò tập trung ở nhóm hộ khá Các hộ người dân tộc tại chỗ Ê Đê chăn nuôi bònhiều hơn các dân tộc còn lại

Kết quả điều tra cho thấy người dân gặp khó khăn nhất là không đủ vốn sảnxuất, tiếp đến là hạn chế kiến thức về kỹ thuật canh tác các loại cây trồng vật nuôi.Giá cả biến động và giống cũ đã thoái hóa (đặc biệt ở vườn cà phê già cỗi) cũng làkhó khăn đáng kể của người dân ở đây

Đánh giá hiện trạng của xã Ea Phê theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thônmới (có 19 tiêu chí), xã đạt được 7 tiêu chí Các tiêu chí còn lại đạt từ 7 - 70%

4.2 Hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT - XH từ địa phương

Đề tài đã tiến hành tập huấn hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT

- XH ở 3 thôn Phước Lộc 5, Phước Thọ 5 và buôn Phê Đây là 3 thôn, buôn có thànhphần dân tộc đại diện cho xã là dân tộc Kinh, dân tộc di cư từ phía Bắc (Tày, Nùng)

Trang 10

Từ kinh nghiệm thực tế về lập kế hoạch phát triển KT - XH tại xã Ea Phê, đềtài đã xây dựng quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của người dân áp dụng trongxây dựng NTM.

4.3 Công tác tập huấn

4.3.1 Tập huấn kỹ thuật canh tác cây trồng, vật nuôi

Đề tài đã tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê, lúa lai, ngô lai bò và lợn cho 605lượt người; trong đó nam chiếm 66,45% và nữ chiếm 33,55% Kết quả đánh giá củahọc viên cho thấy có 14,34% học viên đánh giá chất lượng công tác tập huấn là bìnhthường; 46,62% học viên đánh giá hoạt động này ở mức độ tốt và 39,03% học viênđánh giá là rất tốt

4.3.2 Tập huấn kiến thức y tế, xã hội và môi trường

Đề tài đã tập huấn các kiến thức về vệ sinh môi trường và một số bệnh truyềnnhiễm thường gặp, vệ sinh chăn nuôi và ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng cho mẹ và

bé, trình diễn bếp ăn dinh dưỡng, phòng chống lao trong cộng đồng, mô hình VAC

và dinh dưỡng trong gia đình cho 655 lượt người; trong đó nam chiếm 20,92 % và

nữ chiếm 79,08% Kết quả đánh giá lớp học cho thấy có 14,63% học viên đánh giáchất lượng công tác tập huấn là bình thường; 37,77% học viên đánh giá hoạt độngnày ở mức độ tốt và 47,60% học viên đánh giá là rất tốt Người dân đã có những thayđổi về nhận thức Một số hộ đã làm chuồng chăn nuôi có hố phân để tận dụng thugom phân chuồng bón cho cây và giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vào mùamưa Tỷ lệ hộ có công trình vệ sinh tăng từ 75% lên đến 88% trong 2 năm, tỷ lệ trẻ

em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm 8% trong 2 năm Tỷ lệ tiêm chủng VAT chophụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai cũng tăng 10%

4.4 Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng KHKT vào sản xuất

4.4.1 Mô hình nuôi bò lai

Đề tài đã xây dựng MH nuôi bò lai Kết quả cho thấy trọng lượng bê sơ sinh,

6 tháng và 10 tháng tuổi của MH đạt trung bình 18,8kg, 112,0 kg và 147,0 kg, caohơn trong sản xuất từ 24 - 38% Kết quả thăm dò mức độ hài lòng của người dântham gia thực hiện mô hình cho thấy các chủ hộ rất hài lòng với kết quả đạt được

4.4.2 Mô hình chăn nuôi lợn lai

Đề tài đã xây dựng MH nuôi lợn lai Kết quả cho thấy trọng lượng lợn con sơsinh, lợn 1 tháng tuổi, 5 tháng tuổi (xuất chuồng) đạt lần lượt là 1,4 kg/con, 6,9kg/con và 83,8 kg/con, tăng 39 - 49% so với chăn nuôi trước khi thực hiện mô hình

4.4.3 Mô hình ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp

x

Trang 11

Đề tài đã xây dựng MH ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp Kết quả chothấy các chồi ghép sinh trưởng và phát triển tốt Hiện cây đang cho quả bói, năngsuất ước đạt 0,63 tấn nhân/ha.

4.4.4 Mô hình ngô lai

Đề tài đã tiến hành mô hình canh tác cây ngô lai Kết quả cho thấy năng suấtngô lai ở 2 vụ đạt 9,00 - 9,25 tấn/ha, cao hơn trong sản xuất đại trà là 34,7% Lợinhuận thu được cao hơn 32 - 43% so với trước khi thực hiện mô hình

4.4.5 Mô hình lúa lai

Đề tài đã xây dựng MH canh tác lúa lai Nhị ưu 838 Kết quả cho thấy năngsuất lúa đạt 8,25 - 8,74 tấn/ha Lợi nhuận thu được cao hơn 43% so với giống lúathuần

4.4.6 Mô hình canh tác tổng hợp

Đề tài đã xây dựng MH canh tác tổng hợp với các hợp phần cây trồng baogồm: cà phê và lúa; chăn nuôi bò và trồng cỏ cao sản chăn nuôi; nuôi cá nước ngọt

có sử dụng cỏ trồng Uớc tính tổng thu nhập khi thực hiện mô hình canh tác tổng hợp

là 146.878.000đồng, cao hơn trước khi thực hiện mô hình 91.667.000 đồng (53%)

4.4.7 Đánh giá mức độ lan tỏa của mô hình

Các mô hình phát triển sản xuất đã được chính quyền và người dân địa phương đánh giá cao Sau hơn hai năm triển khai đề tài, hiện nay, trên địa bàn xã đã có 48 hộ học tập và làm theo

5 Kết luận và đề nghị

5.1 Kết luận

Đề tài đã phân tích đánh giá một cách toàn diện hiện trạng nông thôn xã EaPhê, địa bàn nghiên cứu của đề tài Kết quả cho thấy so với bộ tiêu chí quốc gia vềNTM thì hiện trạng KT - XH của xã Ea Phê có 7 tiêu chí đạt 100%, 12 tiêu chí cómức độ đạt từ 7 - 98%

Công tác tập huấn lập kế hoạch phát triển KT - XH từ địa phương, tập huấn

Trang 12

Việc triển khai một số mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhưnuôi bò lai, lợn lai, ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp, trồng lúa lai, ngô lai vàcanh tác tổng hợp đã được sự hưởng ứng tích cực của chính quyền và người dân địaphương Ước tính thu nhập đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm, cao hơn phương thức canhtác truyền thống từ 32 - 43%; có sức lan tỏa cao trong cộng đồng với 48 hộ dân trênđịa bàn học tập và làm theo

5.2 Đề nghị

Quy trình lập kế hoạch phát triển KT - XH tại địa phương cần được phổ biến

áp dụng tại các địa phương xâydựng NTM

Cần tập huấn các kiến thức toàn diện về các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, xãhội, môi trường và kiến thức về NTM để nâng cao chất lượng lao động và nhận thứccủa người dân

Cần áp dụng mạnh mẽ KHKT, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vậtnuôi, cụ thể là phát triển chăn nuôi bò lai, heo lai, trồng các giống ngô lai, lúa lai,canh tác tổng hợp và ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp để tăng thu nhập Đổimới phương thức giúp đỡ người đói nghèo từ bao cấp, trợ giúp, làm thay sang giáodục, thuyết phục, kèm cặp để người nghèo vươn lên theo phương châm: “giúp cầncâu hơn cho xâu cá” Việc xây dựng mô hình phát triển sản xuất phải có sự tham giathảo luận và lựa chọn và của chính quyền và người dân địa phương

Xây dựng NTM đòi hỏi thời gian dài, tuy nhiên, đề tài mới chỉ tiến hànhtrong 28 tháng, không thể giải quyết hết các vấn đề rộng lớn của nông thôn Vì vậy,những khía cạnh khác của xây dựng NTM dựa vào cộng đồng như đánh giá sự thamgia của người dân, sự huy động nội lựa của cộng đồng, sự vận động của mô hình,…cần được tiếp tục nghiên cứu

xii

Trang 13

Project title: Proposed study on building a model towards community - based new

rural areas in Ea Phe commune, Krong Pak district, Daklak province

1 Background

The pilot program of building new rural areas has been carried by thePolitburo, the Central Economic Committee and the Ministry of Agriculture andRural Development since 2001 The purpose of this program is to developcomprehensively socio - economy and environment in rural areas However, in thisprocess, many localities still confuse because of their special characteristics

There are many ethnic groups living together at Eaphe commune, Krongpakdistrict, Daklak province With the representative of socio - economic and naturalcondition, the commune can be considered as a pilot to build a new rural model inthe province To develop comprehensively socio - economy and environment in ruralareas and to contribute to carrying out the national target program in building new

rural area, a study entitled: “Proposed study on building a model towards community - based new rural areas in Eaphe commune, Krongpak district, Daklak province” was implemented.

2 Objectives

- To propose building a model towards new rural areas applying a community

- based approach in the context of Daklak province

- To establish models of effective agricultural production in order to enhanceeconomic effectiveness per hectare

3 Main contents and methods

3.1 Main contents

- Evaluating natural condition, socio - economic and environmental status ofthe location; analyzing farming systems and policies implemented in the researchsite

Trang 14

There are many data collection methods applied along with the researchcontents The survey method was used during research implementation to collectboth secondary and primary data Secondary data of maps, documents, reports, bookswere taken from Department of Agriculture and Rural Development, DistrictAgriculture Office, Eaphe Commune People’s Committee and Daklak StatisticalYearbook Primary data of socio- economic characteristics of households and of thelocation were collected directly from household survey by using questionnaires,Rapid Rural Appraisal (RRA) method and Participatory Rural Appraisal (PRA) tools,namely semi - structure interview, group discussion, interviewing key informants,community observation, resource mapping, transect walks and seasonal calendar.SWOT analysis method was also used to analyze strengths, weakness, opportunitiesand threats of some research problems 50 soil samples at the location were analyzed

at the Division of Soil and Fertilizer Analysis of the WASI to examine soil propertiesincluding pH KCL, organic matter, total and available phosphorus, total andavailable potassium, Ca++ and Mg++ Assets Based Community Development(ABCD), a new method was also used for decentralized socio - economicdevelopment planning Learner Centered Teaching Methods (LCTM) were usedduring training Common agricultural research methods were also used to establishand evaluate the effectiveness of agricultural models Besides, in - depth interviewswith expects were used to propose some recommendations to develop new ruralmodel in the location and elsewhere The data collected were analyzed by usingSPSS and Microsoft Excel software

xiv

Trang 15

The results of household surveys in 2008 showed that there are manydifferences among household groups The average household member is 5,73 and theaverage household labour is 2,32 The poor and Ede group have more members andlower labours than the others Therefore, their economic status has many troubles.The results also showed that different ethnic groups have different education levels.The education level also is not equal among the good, fair and poor households Theilliterate rate of the poor is high: 14,7% Most of people in the commune haveprimitive toilets (64,2%) Some of them have no toilet and they often go tosomewhere to solve their need This rate concentrated in the poor (26,5%) and theEde (18,8%).

The main crops and animals cultivated in the location are coffee, rice, maize,cattle and pig The crop areas and their yields are different among groups The goodand Kinh group have highest yields whereas the poor and the Ede have lowest yields.The reasons for that are the differences of investment and application of advancedtechnology in agricultural production among people Besides, the livestock structure

is also various among them Cattle raising is popular among the good and the Kinhhouseholds

The results also revealed that the most difficult issue of local residents is notenough capital for their production; the next is the limited knowledge of advancedtechnology in agricultural production The third and the forth are price fluctuationand old crop varieties (especially the old - age coffee garden), respectively

In comparison with the set of 19 national criteria for standard rural areas, EaPhe commune fulfils 7 criteria and the rest is reaching from 7 - 98%

4.2 Guiding socio - economic development planning at the grassroots level

The residents of Phuoc Loc 5, Phuoc Tho 5 and Phe village, Eaphe communehave been trained on socio - economic development planning By using PRA andABCD tools, they have formed the socio - economic development planning for theirown village From class activities, the simple and effective procedure of socio -economic development planning was established to guide local government inbuilding new rural areas

Trang 16

4.3 Trainings

4.3.1 Trainings on advanced technology in agricultural production

There were some trainings on advanced technology in agricultural productionsuch as coffee, hybrid maize and hybrid rice cultivation; pig and cattle raising As aresults, there were 605 participants; of which 66,45% are male and 33,55% arefemale The participants’ evaluation of the trainings is very high: good ( 46,62% );very good (39,03%)

4.3.2 Trainings on culture, community health and environmental protection knowledge

There were some trainings on culture, community health and environmentalprotection knowledge As a results, there were 655participants; of which 20,92 % aremale and 79,08% are female The participants’ evaluation of the trainings is veryhigh: good (37,77% ); very good (47,60% ) After trainings, people’s awareness hasenhanced At the end of the project, the rate of households having toilet increasesfrom 75% to 88%, the rate of malnutrition children decreases 8%, ect

4.4 Establishing models of effective agricultural production

4.4.1 The models of Lai Sind cattle raising

The models of Lai Sind cattle raising were established The results showedthat the average weights of cattle at birth, 6 month and 10 month - age are 18,8kg;112,0 kg and 147,0 kg; respectively; higher than those in the large scale from 24 -38% Farmers are very satisfied

4.4.2 The models of pig raising

The models of pig raising were established The results showed that theaverage weights of pigs at birth, 1 month and 5 month - age are 1,4 kg; 6,9 kg and83,8 kg; respectively; higher than those of the large scale from 39 - 49% Farmers arevery satisfied

4.4.3 The models of grafting of low yield coffee garden

The models of grafting of low yield coffee garden were established Theresults showed that the tree gardens grow very well Their estimated average yieldfor the first time is 0,63 tons/ha

4.4.4 The models of hybrid maize cultivation

The models of hybrid maize cultivation were established The results showedthat their average yield is 9,00 - 9,25 tons/ha, higher than that of the large scale34,7%

4.4.5 The models of hybrid rice cultivation

The models of hybrid rice cultivation were established The results showedthat their average yield is 8,25 - 8,74 tons/ha, higher than that of the large scale34,7%

xvi

Trang 17

4.4.6 The models of integrated farming system

The models of integrated farming system consisting of coffee, rice, grass, pond and cattle were established The results showed that the average total return is146.878.000VND, higher than that of the large scale 53%

fish-4.4.7 The extension of agricultural models

The models have received high responds of the local government and farmers

At present, the models of agricultural production have expanded in the communityand there are 48 farmer households learning and practicing

5 Conclusions and recommendations

5.1 Conclusions

Rural status of Ea Phe commune was comprehensively evaluated Incomparison with the set of 19 national criteria for standard rural areas, Ea Phecommune fulfils 7 criteria and the rest is reaching from 7 - 98%

Trainings on socio - economic development planning, latest advanced scienceand technology in agriculture, culture, community health and environmentalprotection knowledge gave good results Those were enthusiastically participated byresidents This helps to raise a sense of initiative in building new rural areas atpresent and in future In addition to that, the simple and effective procedure of socio -economic development planning was established to guide local government inbuilding new rural areas

Establishing models of agriculture with the effective application of scientificand technological advances including lai Sind cattle raising, cross - breed pig raising,grafting of low yield coffee garden, hybrid maize cultivation, hybrid rice cultivationand integrated farming system received high responds of the local government andfarmers Estimated total income of the models was more than 80 millionVND/ha/year, higher than that of traditional methods from 32 to 43% At present, themodels of agricultural production have expanded in the community and there are 48farmer households learning and practicing

Trang 18

The application of advanced science and technology on agriculture, forexample: lai Sind cattle raising, cross - breed pig raising, grafting of low yield coffeegarden, hybrid maize cultivation, hybrid rice cultivation and integrated farmingsystem, to increase income for local farmers should be promoted Helping the poorshould change from subsides to education as: “give someone a fish, you can feed himfor one day but teach someone how to fish, you can feed him for the whole life”.

The establishment of a new rural commune needs long time to address allaspects of rural areas However, the research only takes 28 months, therefore, manycharacteristics of building a community - based new rural commune such asparticipation of people, mobilization of community assets and the dynamic of themodel need to be continuously studied

xviii

Trang 19

1 TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta hiện vẫn là nước nông nghiệp, có số lượng nông dân đông đảo(chiếm khoảng 73% dân số) và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội Theo thống

kê, hiện nay thu nhập của người nông dân chỉ bằng 1/3 so với khu vực dân cư ởthành thị Đến cuối năm 2010 cả nước có 12 % hộ nghèo (theo chuẩn cũ) và tập trungchủ yếu ở khu vực nông thôn (Đặng Kim Sơn, 2011)

Phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) miền núi là một trong những nội dungquan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước ta nhằm nângcao đời sống, giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, đời sống vật chất, vănhóa của các vùng trên cả nước

Hiện nay, với chủ trương đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi về chính sách nông nghiệp vàPTNT như chú trọng các chương trình lương thực, thực phẩm, kinh tế trang trại, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiệnmôi trường, môi sinh, Các chương trình này đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặtnông thôn

Tuy nhiên, ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vấn

đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, số hộnghèo đói còn chiếm tỷ lệ cao, KT - XH còn kém phát triển

Trước yêu cầu phát triển và hội nhập của nước ta, vấn đề phát triển nôngnghiệp, nông thôn và nông dân đòi hỏi phải có nghiên cứu toàn diện nhằm giải quyếtđồng bộ các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa của nông thôn Đây là vấn đề có ýnghĩa chiến lược đối với việc ổn định và phát triển đất nước

Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) đã được BộChính trị, Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ,ngành và địa phương triển khai thực hiện từ năm 2001 nhằm phát triển toàn diện kinh

tế, xã hội và môi trường khu vực nông thôn Tuy nhiên, trong quá trình triển khai,nhiều địa phương còn lúng túng do những đặc thù riêng của mình Vì vậy, vấn đề nàycần phải được nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ

Trang 20

Xuất phát từ tình hình đó, được sự đồng ý của Sở KHCN tỉnh Đắk Lắk, chúng

tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông thôn mới dựa vào cộng đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng NTM, trên cơ sở tiếp cận dựa vào cộng đồng trong điều kiện của tỉnh Đắk Lắk

- Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên

một đơn vị diện tích

1.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Giới hạn không gian: Đề tài được tiến hành tại xã Ea Phê, huyện Krông Pắc,

tỉnh Đắk Lắk

- Giới hạn nội dung: Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài và có tính

chiến lược, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch, hạ tầng KT - XH, kinh

tế và tổ chức sản xuất, văn hóa, xã hội, môi trường và hệ thống chính trị Trong phạm

vi đề tài chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá hiện trạng nông thôn, làm cơ

sở đề xuất xây dựng NTM; tập huấn nâng cao năng lực của người dân tham gia lập

kế hoạch phát triển KT - XH tại địa phương; xây dựng một số mô hình phát triển sảnxuất; tuyên truyền kiến thức về văn hóa, xã hội và môi trường cho người dân nhằmtiến tới xây dựng cuộc sống văn minh, giàu đẹp

2

Trang 21

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Lý luận chung về phát triển nông thôn

Khái niệm phát triển nông thôn (PTNT) đã được nhiều nước và nhiều tổ chức

quốc tế tiến hành nghiên cứu Ban đầu khái niệm PTNT gắn liền với khái niệm pháttriển nông nghiệp để từ đó tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nôngthôn Về sau, khái niệm PTNT thường gắn với khái niệm phát triển bền vững Hộiđồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED - World Commison onEnvironment and Development) (1987) đã định nghĩa: phát triển bền vững là sự pháttriển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhucầu của các thế hệ tương lai

Ngân hàng thế giới (World Bank) (1992) cho rằng phát triển bền vững là mộtquá trình phát triển đảm bảo tính bền vững đồng thời cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môitrường

Khi nhận thấy việc phát triển nông nghiệp chưa đủ để nâng cao chất lượngcuộc sống người dân, PTNT tiến sang nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, vănhóa, xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển toàn diện nông thôn Lúc nàyxuất hiện khái niệm PTNT tổng hợp Dower (2004) đã định nghĩa PTNT tổng hợp làquá trình thay đổi một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường nhằmcải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn

Ngày nay, tại các nước phát triển, người ta đang đề cao quan niệm PTNT đachức năng Ở đó PTNT không chỉ là phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp

mà còn là bảo vệ và phát triển tài nguyên nhất là tài nguyên rừng, tài nguyên đất vànước, tài nguyên khoáng sản và đa dạng sinh học; bảo tồn và khai thác cảnh quanthiên nhiên và duy trì các cân bằng sinh thái Ngoài ra, PTNT còn gắn với bảo tồn vàphát triển các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc, các địa phương, gìn giữ vàkhai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; gắn kết toàn cầu hóa với PTNT

Đối với các nước đang phát triển thì PTNT đa chức năng nhấn mạnh vào khíacạnh phát triển bền vững, phát triển tổng hợp cả kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa vàmôi trường khu vực nông thôn Đó là sự phát triển KT - XH với tốc độ cao và liên

Trang 22

Theo Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2008) thì mô hình NTM là nhữngkiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đạinhưng vẫn giữ được những phong cách riêng trong đời sống văn hóa tinh thần củangười Việt Nó là “một mô hình tiên tiến về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu phát triển; có

sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường, đạt hiệu quả cao nhất vềmặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng cácđặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước

Theo Vũ Trọng Bình (2007), NTM hiện nay là phải khiến cho người dân trởthành chủ thể, phục vụ được những nhu cầu, mong muốn của người dân, người dânphải được tham gia một cách dân chủ thực sự vào những quyết định chung của cộngđồng NTM phải văn minh và giữ được cảnh quan truyền thống, phải có nét đặctrưng theo từng vùng, miền và phải giữ được cái hồn riêng của nó, thậm chí có thểtrở thành địa điểm tham quan và học tập cho các thế hệ trẻ tương lai của đất nước

Ở Trung Quốc, 5 nhóm tiêu chí để phát triển mô hình nông thôn xã hội chủnghĩa mới là: đẩy mạnh năng suất sản xuất của từng địa phương; cải thiện hệ thống

cơ sở hạ tầng cơ sở; đẩy mạnh phát triển xã hội; nâng cao tính dân chủ ở nông thôn

và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tầng lớp nông dân Các lĩnh vực cần xây dựngcủa mô hình NTM là: (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường sá, hệ thống tưới tiêu

và điện nước; (2) Những xây dựng thuộc về xã hội gồm sự phát triển của hệ thốnggiáo dục tiểu học ở nông thôn, sức khỏe y tế, văn hóa và những tập huấn kỹ thuật;(3) Nâng cao thu nhập của người dân gồm những chuyển đổi trong hệ thống sản xuấtnông nghiệp, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, cây ăn quả vàcông nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; (4) Xây dựng một nền văn minhvăn hóa gồm vệ sinh môi trường, các chuẩn mực về gia đình và xã hội và chuyển đổinhững tập tục lạc hậu; (5) Chuẩn hóa hệ thống luật pháp gồm xây dựng và quản lý

xã hội và sự minh bạch trong công việc (Hua, 2007)

4

Trang 23

Như vậy, mô hình NTM là một mô hình phát triển toàn diện cả về nôngnghiệp và nông thôn Nó bao quát nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáodục, y tế, cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường Trong mô hình NTM con người(nông dân) luôn năng động, sáng tạo trong các hoạt động sản xuất để phát triển kinh

tế gia đình một cách tự chủ, phát huy thế mạnh của làng, xã để sản xuất ra những sảnphẩm đặc trưng của vùng, miền và tạo nên một nền sản xuất hàng hóa; xã hội nôngthôn văn minh, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội, có điểm văn hóa của thôn buôn đểngười dân vui chơi, giao lưu và học hỏi; giáo dục phát triển, khuyến khích học sinhđến trường và học tập tốt; y tế phát triển, ăn ở hợp vệ sinh và dinh dưỡng, thực hiệntiêm phòng đầy đủ, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; hệ thống điện, đường, trường, trạmphát triển tốt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại của người dân; quang cảnh nông thônxanh, sạch, đẹp Cốt lõi của xây dựng NTM là chất lượng cuộc sống nâng cao, lốisống người dân tiến bộ và văn minh Điều này thể hiện ở việc đổi mới cơ cấu kinh tế,

cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hànghóa và đáp ứng nhu cầu thị trường; phát huy nguồn lực địa phương, giải quyết tốtcông ăn, việc làm, nâng cao mức giá trị ngày công tối thiểu; số người khá giàu khôngngừng tăng lên và giảm dần số hộ nghèo đói; và tổ chức tốt công tác bảo vệ sức khỏe

và bảo vệ môi trường

2.3 Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

2.3.1 Khái niệm về nội lực cộng đồng

Nói "cộng đồng" là chúng ta nói đến tất cả người dân sống trong một khu vực

Trang 24

- Tin tưởng vào người nghèo, tạo điều kiện và cơ hội cho người nghèo thamgia.

- Đáp ứng đúng nhu cầu cộng đồng

- Phát huy nội lực là chính

- Thực hiện công bằng, công khai, dân chủ

- Hợp tác liên kết trong và ngoài cộng đồng

Nội lực cộng đồng bao gồm tài sản vật chất như đất đai, của cải và các nguồntài nguyên; tài sản văn hóa, tinh thần như các phong tục và truyền thống quý báu củadân tộc; tài sản xã hội như sức lao động và trí tuệ của cư dân sống trong cộng đồng(Châu Thị Minh Long, 2010)

2.3.2 Xây dựng NTM phải dựa vào nội lực của cộng đồng

Để nông thôn phát triển bền vững thì cần thiết phải dựa vào cộng đồng bỡi lẽcộng đồng hiểu rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình Cộng đồng trực tiếp sởhữu đất đai, nhà xưởng, tài nguyên địa phương và cả những kỹ năng, kinh nghiệm.Đây là nguồn nội lực, tiềm năng cần khơi dậy để phát triển KT - XH Ngoài ra, cộngđồng là người gìn giữ, bảo vệ và phát huy truyền thống và tài sản địa phương Hơnnữa, một cộng đồng càng hăng hái và tích cực thì cộng đồng đó càng có thể thu hútngười dân di chuyển đến vùng đó và giữ dân không di rời đi nơi khác

Ra quyết định, huyđộng nguồn lựcThực hiện

Cung cấp thông tin

Thụ động

6

Trang 25

Tiếp cận xây dựng NTM trên quan điểm dựa vào nội lực cộng đồng có thểhình dung bởi hình ảnh cái cốc có chứa đựng một nửa Như vậy khi nhìn vào cái cốctrên thì ta nên nhìn vào phần đầy hay phần trống rỗng, “half full or half empty”

Thiếu hụt, nhu cầu, vấn đề

Trang 26

Năm 1994, Chambers, một chuyên gia có rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vựcPTNT ở Châu Á và Châu Phi đã xuất bản nhiều bài báo về đánh giá nông thôn với sựtham gia của các bên có liên quan (Participatory Rural Apraisal - PRA) Sử dụngphương pháp đánh giá này, cán bộ của các tổ chức bên ngoài chỉ hoạt động như làngười trợ giúp, trong khi đó người dân và cộng đồng địa phương mới là những ngườithực hiện và quản lý quá trình phát triển của chính họ Trong những tài liệu này ôngluôn nhấn mạnh quan điểm của cán bộ hỗ trợ là quan trọng trong áp dụng phươngpháp đánh giá này Theo thời gian, PRA trở thành một phương pháp PTNT đượcnhiều người biết đến.

Phương pháp Phát triển cộng đồng dựa vào tài sản hay nguyên văn tiếng Anh

là Assests - Based Community Development - ABCD đã được tạm dịch thành Pháttriển cộng đồng dựa vào nội lực để tránh nghĩa hẹp về tài sản (nhà cửa, tiền bạc, )

và phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam hơn Phương pháp đã kế thừa và phát triển từnhững bài học thực tiễn và một số lý thuyết trong phát triển cộng đồng đượcKretzmann và McKnight lần đầu tiên đề xuất năm 1993 và năm 2007, Cuningham vàMathie, Học việc quốc tế Coady, Canada đã giới thiệu sang Việt Nam Đây là mộtphương pháp tiếp cận mới trong PTNT Phương pháp này dựa vào nguyên tắc nhìnnhận thế mạnh, năng lực và tài sản vốn có của cá nhân cũng như của cộng đồng đểcùng vận động và phát triển Nó được tiến hành bằng các kỹ thuật để kích thích cộngđồng huy động nguồn lực của mình vì sự phát triển bền vững Cơ sở chủ yếu củaphương pháp là sự tham gia của các bên có liên quan Sử dụng phương pháp ABCD

sẽ cho phép nhóm cán bộ tư vấn cùng cán bộ địa phương giúp người dân nhận ranhững khả năng, nội lực của mình để từ đó xây dựng những kế hoạch phát triển thôn,buôn dựa trên những gì sẵn có của cộng đồng

2.5 PTNT của một số nước trên thế giới

2.5.1 Châu Âu

Ở Châu Âu, Thuỵ Điển là một trong những quốc gia đi đầu về lĩnh vựcPTNT Tại Thụy Điển, giải pháp PTNT chính được áp dụng là tổ chức thể chế nôngthôn Với chính sách huy động tạo ra các nhóm cộng đồng địa phương cấp làng, xã,Thụy Điển đã phát triển cộng đồng rất tốt Mười năm huy động quần chúng ở nôngthôn Thụy Điển đã tạo thành gần 4.000 nhóm cộng đồng địa phương hoạt động ở cấplàng hoặc cấp xã và làm việc tích cực để phát triển các cộng đồng của họ Các nhómđịa phương đươc tổ chức theo nhiều cách khác nhau, thí dụ các hội, các hợp tác xãhoặc các mạng lưới ở địa phương Sự hợp tác giữa các làng cũng là việc phổ biến

8

Trang 27

Các hoạt động thường phát triển từ những nhiệm vụ riêng lẻ, đơn giản tới pháttriển thành những nhiệm vụ lớn hơn và phức tạp hơn và tiến đến một quan điểm toàndiện cho phát triển cộng đồng Lãnh đạo của các hoạt động này là những người nhiệttình, hăng hái, tận tụy sống ở địa phương mà người dân thường gọi là “những ngườikiểu mẫu” Thực tế cho thấy phụ nữ là những người năng nổ và dẫn đầu trong cáchoạt động PTNT ở Thụy Điển Phong trào này đã có sức lan tỏa đến hàng triệu ngườidân địa phương Nó đã phát huy tính dân chủ và cải thiện đáng kể điều kiện sống củangười dân Các hoạt động của địa phương do cộng đồng thực hiện đã góp phần thayđổi đáng kể bộ mặt nông thôn (Dower, 2004).

2.5.2 Châu Á

a Nhật Bản

Nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản có nhiều điểm giống với Việt nam như quy

mô đất đai nhỏ, đông dân, sản xuất lúa nước là chính Trong điều kiện đất hẹp, ngườiđông, Nhật Bản đã lựa chọn PTNT thông qua phát triển sản xuất trong giai đoạn đầucủa công cuộc đổi mới KHKT nông nghiệp được coi là biện pháp hàng đầu ngay từthế kỷ 19 để tập trung tác động nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi Chínhquyền cũng đã tập trung đầu tư hệ thống các công trình thủy lợi Viện nghiên cứu làmũi nhọn để tập trung đầu tư nhằm cho ra những tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vàotrong sản xuất Trường đại học được coi là trọng tâm gắn kết giữa nghiên cứu, đàotạo và khuyến nông Nhờ vậy năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên đáng kể Chínhsách đánh thuế theo hạng đất và kéo dài hàng chục năm đã khuyến khích nông dânđầu tư thâm canh tăng năng suất Các hộ trung nông trở thành đội ngũ tiên phong ápdụng khoa học công nghệ và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nông thôn

Một trong những giải pháp phát triển quan trọng mà Nhật Bản đã áp dụngthành công trong chiến lược PTNT là phát triển công nghệ và phát triển con người

Từ thế kỷ thứ 19, Nhật Bản đã áp dụng chính sách phổ cập giáo dục bắt buộc và hìnhthành hệ thống trường tư thục để nâng cao trình độ dân trí (Đặng Kim Sơn, 2008)

b Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong xây dựng mô hình nông

Trang 28

Kể từ năm 2004, vấn đề nông nghiệp, nông dân và PTNT là những chủ đềchính trong các văn kiện của chính phủ Trung Quốc Theo China Daily (2008), dựavào công nghiệp hóa nông nghiệp, thu nhập của nông dân ở làng Xiyangjiaying thuộckhu vực ngoại ô thành phố Tangshan, tỉnh Hebei thuộc miền bắc Trung Quốc tănglên đáng kể Thu nhập trung bình hàng năm của người dân khoảng 1.500 USD trongnăm 2006.

c Đài Loan

Theo Đặng Kim Sơn (2008), chiến lược của Đài Loan là phát triển sản xuất.Đài Loan chia đều đất cho nông dân, phát triển nông hộ quy mô nhỏ, đẩy mạnh nhucầu tiêu dùng nội địa Để phát triển nông nghiệp, Đài Loan tập trung vốn vào PTNT,chủ yếu là phát triển KHKT, dạy nghề cho nông dân và cấp vốn tín dụng cho nôngnghiệp Suốt giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, nông nghiệp Đài Loan tăngtrưởng với mức trung bình 4,5%/năm, chủ yếu nhờ áp dụng kỹ thuật mới mà khôngtăng thêm vật tư nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi

Giai đoạn đầu Đài Loan ráo riết tập trung phát triển ngành nghề nông thôn vàchuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thu hút thành công cả số lượng lao động tăng thêmhàng năm và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, sau đó lao động được chuyển sang cácngành sản xuất kinh doanh cho xuất khẩu Đài Loan rất thành công trong việc pháttriển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Nông thôn luôn là thị trường quan trọngcho hàng hóa công nghiệp trước khi chuyển sang xuất khẩu và thị trường này luônđược coi trọng Biện pháp kết nối giữa nông nghiệp và công nghiệp ở Đài Loan là tậptrung phát triển công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu.Mục tiêu của chương trình là gắn nông thôn với công nghiệp, doanh nghiệp vừa vànhỏ để tạo việc làm và thu nhập cho nông thôn

Từ những năm đầu thập kỷ 80, Đài Loan vừa mở rộng quy mô nông trại nhưphát triển hợp tác sản xuất, hợp đồng khóan đất, áp dụng hợp đồng cơ giới hóa, đồngthời loại bỏ các ngành sản xuất tốn tài nguyên, làm bẩn môi trường như chăn nuôi,trồng lúa và chuyển sang các sản phẩm chất lượng cao như hoa, quả, rau sạch, nấmrau cao cấp, đánh bắt cá,…và bắt đầu xuất khẩu dịch vụ nông nghiệp và đầu tư nôngnghiệp ra nước ngoài Nhờ đó nền kinh tế Đài Loan phát triển mạnh

Bên cạnh đó, chất lượng của hệ thống giáo dục phổ cập cũng đã được chínhphủ Đài Loan đầu tư cao nhằm nâng cao trình độ dân trí, từ đó làm tăng khả năngtiếp cận KHKT trong đời sống và các kiến thức xã hội nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân

d Hàn Quốc

10

Trang 29

Để PTNT Hàn Quốc đã áp dụng biện pháp phát triển tổ chức thể chế nôngthôn Khác với chiến lược PTNT của nhiều nước, song song với sự đầu tư bằng tàichính, Hàn Quốc đã phát động tinh thần nhân dân, lấy cộng đồng để PTNT, kíchthích tinh thần, thay đổi cách suy nghĩ, tạo cho cư dân nông thôn niềm tin bản thân,thái độ tự chủ và làm việc hợp tác (Dower, 2004).

Bằng phong trào xây dựng mô hình làng mới (Saemaul Undong), Hàn Quốc

đã thay đổi bộ mặt nông thôn cả nước Với sự khơi dậy tinh thần làm việc tiềm ẩncủa người dân nông thôn là tính cần cù, chăm chỉ, tự lực, tự cường, hợp tác và tínhcộng đồng đã làm chuyển biến tư tưởng nông dân, phát huy nội lực và vươn lên làmgiàu Chương trình còn dựa trên nền tảng nông dân phát huy dân chủ, tự cử ngườilãnh đạo, xây dựng tổ chức của chính mình Mỗi làng xây dựng Ủy ban PTNT(UBPTNT), 5 - 10 người được bầu vào UBPTNT, mỗi UBPTNT có 2 người đứngđầu (1 nam, 1 nữ) UBPTNT này hoạt động độc lập với hệ thống hành chính và chínhtrị ở địa phương UBPTNT có trách nhiệm vạch kế hoạch, duyệt thiết kế, chỉ đạo thicông, nghiệm thu, đánh giá công khai và chịu trách nhiệm trước toàn thể cộng đồng

Chương trình làng mới thực hiện trong nhiều năm, quy mô từ thấp lên cao, thíđiểm hẹp rồi nhân rộng toàn quốc, từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác Hiện naytrên 95% làng ở Hàn Quốc có đời sống ổn định, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng thỏamãn tốt nhu cầu người dân Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khảnăng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển (Park, 1999)

e Thái Lan

Ở Thái Lan, với chính sách PTNT dựa vào nội lực tiềm tàng của địa phương

và đặc trưng riêng của từng làng xã, từ năm 1999, chương trình OTOP (OneTambon One Product) mỗi xã sẽ chọn ra một sản phẩm tiêu biểu của mình và sẽnhận được sự hỗ trợ về xúc tiến thương mại và hiện đại hóa công nghệ sản xuất củanhà nước Chính phủ cũng có chính sách tuyên truyền, vận động người Thái Landùng sản phẩm OTOP Điều này góp phần quyết việc làm, nâng cao thu nhập củangười dân nông thôn, từ đó làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn Thái Lan

2.6 PTNT và xây dựng NTM tại Việt Nam

Trang 30

Tại Việt Nam, từ những năm 1990, cách tiếp cận phát triển có sự tham gia củacác bên có liên quan đã đuợc áp dụng thông qua các chương trình, dự án của các tổchức quốc tế nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như Dự

án cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP), Dự án giảm nghèo các tỉnhmiền núi phía Bắc (NMPRP) của Ngân hàng thế giới, Chương trình PTNT miền núi(MRDP) của Sida, Chương trình PTNT dựa vào cộng đồng theo mô hình làng mớicủa Hàn Quốc được tài trợ bỡi Koica, Chương trình phát triển lâm nghiệp xã hộisông Đà (SFDP), Dự án PTNT của Đức (GTZ), Dự án nâng cao năng lực phát triểnnông nghiệp và nông thôn có sự tham gia của người dân để giảm nghèo ở khu vựcTây Nguyên, Việt Nam của JICA, Nhật Bản

Nhìn chung, các chương trình dự án này đã trao quyền trách nhiệm ra quyếtđịnh và quản lý các quỹ cho các cấp địa phương, gồm cả cấp xã và cấp thôn, thôngqua việc đưa vào sử dụng các quỹ phát triển xã và thôn nhằm tăng cường và hỗ trợviệc phân cấp cho các cấp địa phương, bao gồm việc ra quyết định, quản lý nguồn tàichính và tài nguyên tự nhiên; tăng cường sự tham gia của người dân địa phương baogồm cả phụ nữ và người nghèo trong việc lập kế hoạch phát triển và đưa ra cách cấpvốn linh hoạt hơn, cho phép trực tiếp đáp ứng trực tiếp các nhu cầu của địa phương

Từ đó làm thay đổi nhận thức của người dân và khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sựtham gia tích cực vào các hoạt động phát triển của cộng đồng

Phát triển dựa vào nội lực của cộng đồng cũng đã được áp dụng trong cácchương trình của Chính phủ Việt Nam trong những năm đổi mới Cơ sở hạ tầng nôngthôn và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp được cải thiện đáng kểtrong những năm này Đó là kết quả của đường lối đổi mới của Đảng được cụ thể hóatrong các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn với phương châm “Nhànước và nhân dân cùng làm” Trong quá trình thực hiện đã có nhiều mô hình và điểnhình tốt về huy động sức dân làm giao thông, thủy lợi, xây dựng trường học và trạm

xá, chợ nông thôn (Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp, 2003)

2.6.2 Mô hình NTM cấp xã

12

Trang 31

Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chínhtrị, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Kinh tế Trung ương, một số Bộ, ngành và địa

phương đã triển khai xây dựng mô hình điểm “Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa” (gọi chung là mô hình

phát triển NTM cấp xã) tại các vùng trong cả nước Kết quả đã tạo sự chuyển biếntrong nhận thức của các cấp, các ngành về sự cần thiết phải xây dựng mô hình PTNT.Việc phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ cấu phù hợp và khai thác được lợi thế củađịa phương đã góp phần phát triển kinh tế đáng kể Hầu hết các xã điểm đã phối hợpvới Trung tâm Khuyến nông Tỉnh thực hiện nhiều chương trình cải tạo giống và pháttriển đàn gia súc, gia cầm cho hiệu quả cao, được nhân dân nhiệt tình tham gia Côngtác tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn đã pháttriển đáng kể Sau hơn 3 năm triển khai xây dựng mô hình PTNT, các xã điểm đã tổchức được nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân Đổi mới

tổ chức quản lý sản xuất, củng cố hợp tác xã cũng đã được triển khai ở các xã điểm

và bước đầu cho kết quả tốt Việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đờisống nhân dân đã được chú trọng Ngoài ra công tác tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, phát huy dân chủ cơ sở cũng đã được thực hiện tốt Điều này đã góp phần thựchiện tốt các chính sách thúc đẩy KT - XH phát triển

Lê Thị Nghệ (2003) cho rằng mô hình PTNT cấp xã là sự phát triển bền vữngtrên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh chính trị nhằmcải thiện không ngừng chất lượng cuộc sống cư dân vùng nông thôn Quá trình PTNTdiễn ra là nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân nông thôn theo tiến trình từ thấp đếncao: đủ ăn, ăn ngon, tăng cường sức khoẻ, giáo dục, nhà ở, tăng hiệu quả sản xuất,nâng cao thu nhập, nâng cao địa vị và trình độ văn hóa, tiến tới khả năng kiếm việclàm có thu nhập cao

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các mô hình cũng đã bộc lộnhiều tồn tại như một số xã đã quá chú trọng đến xây dựng cơ bản mà chưa quan tâmđúng mức đến phát triển sản xuất, có mô hình quá thiên về nông nghiệp mà chưa chútrọng đến các vấn đề văn hóa - xã hội Phương án quy hoạch dự án điểm về PTNTphần lớn do các cơ quan tư vấn soạn thảo và trình duyệt thay cho cấp xã Vai trò của

Trang 32

Chương trình thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn, bản được phê duyệttheo Quyết định số 2614/QĐ/BNN-HTX ngày 8/9/2006 của Bộ trưởng BộNN&PTNT nhằm ưu tiên chỉnh trang bộ mặt thôn bản, cải thiện môi trường sốngtrực tiếp cho người nông dân, xây dựng phương án phát triển sản xuất một số sảnphẩm hàng hóa có lợi thế, xây dựng quy chế dân chủ, hương ước Chương trình đượctriển khai thực hiện tại 11 tỉnh trên cả nước

Nguyên tắc thực hiện của mô hình NTM cấp thôn, bản là sử dụng phươngpháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ Nhà nước chỉ hỗ trợ mộtphần làm động lực để phát huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng Các hoạtđộng cụ thể ở từng mô hình thí điểm do chính người dân của thôn, bản tự đề xuất vàthiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua cộng đồng.Các mô hình thí điểm phải đảm bảo PTNT bền vững, hài hòa với môi trường, gópphần bảo tồn các giá trị truyền thống của địa phương

2.6.4 Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và chương trình PTNT đến năm 2020

Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ -TTg vềviệc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM Bộ tiêu chí phân ra 5 nhóm là quyhoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa, xã hội, môitrường và hệ thống chính trị Mức độ đạt của bộ tiêu chí cũng đã được phân chia theo

7 vùng sinh thái trong cả nước Theo đó huyện có 75% số xã trong huyện đạt NTMthì huyện đó được công nhận là huyện NTM, tỉnh có 80% số huyện đạt NTM thìđược công nhận là tỉnh NTM

Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Ban Bí thư đã chọn lựa 11 xã có mứcphát triển trung bình khá thuộc 11 tỉnh, thành phố, đại diện cho các vùng khác nhaucủa đất nước để thí điểm với mục tiêu là xây dựng 11 xã trở thành các mô hình điểm

về NTM thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Bộ Tiêu chí quốc gia

2.6.6 Một số nghiên cứu về PTNT

14

Trang 33

Dixon, Gullier và Gibbon (2001) cho rằng phát triển nông thôn bắt buộc phảiphụ thuộc vào kết quả của những công việc hàng ngày của những người nông dân.Thách thức của chính phủ, các tổ chức xã hội và các tổ chức tư nhân là làm thế nào

để cung cấp những môi trường thể chế và những khích lệ, động viên mà có tác dụngthúc đẩy chính bản thân các nông hộ vươn lên làm kinh tế và giảm nghèo Để pháttriển kinh tế nhằm phát triển nông thôn thì phải thâm canh những hợp phần sản xuấthiện có, đa dạng các hoạt động nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác nếu có, tăngthu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp và hoàn thiện hệ thống canh tác hiện có

Shorttal và Smith (2001) thì cho rằng phát triển nông thôn tổng hợp không chỉđơn giản là những thành quả về kinh tế mà là một quá trình mà thông qua đó conngười trở nên tốt hơn, có những khả năng điều chỉnh số phận của họ và chống chọivới những thách thức Đặc biệt nó bao gồm sự trao quyền cho cộng đồng sự pháttriển của địa phương Sự phát triển nông thôn tổng hợp của Bắc Ailen là tập trungvào sự tham gia của người dân trong quá trình thành lập và thực hiện những mục tiêuphát triển của vùng đó Nó phải là sự phát triển tổng hợp cả kinh tế, xã hội và ưu tiênphát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương

Tại Việt Nam, theo tác giả Đặng Kim Sơn (2007), việc phát triển NTM củanước ta còn gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân là do hạn chế về kết cấu hạ tầng, khoahọc công nghệ, trang bị, công cụ và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất Đầu tư xã hội khôngtương xứng với vai trò và nhu cầu của nông nghiệp, nông thôn Để có thể phát triểnnông nghiệp, nông thôn, cần phải có:

- Nối kết nông nghiệp - công nghiệp, nông thôn - đô thị

- Xác định con người là tài nguyên chính để PTNT

- Phát triển khoa học công nghệ

- Chiến lược mới, cung cách quản lý mới

- Tổ chức nhân dân để huy động phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa

- Mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của kinh tế hộ, trang trại

- Phát triển doanh nghiệp nông thôn

- Kinh tế hợp tác

Trang 34

Trần Chí Thiện (2007) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp chủyếu nhằm nâng cao mức sống của người dân nông thôn miền núi ở tỉnh Thái Nguyên

đã kết luận rằng để nâng cao mức sống của người dân miền núi thì phải: mở mangcác ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đào tạo nghề và tìm cơ hộiviệc làm cho người dân nông thôn trong vùng, tăng cường thâm canh tăng vụ, mởrộng diện tích sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật của người lao động; phát triển thịtrường ở các vùng xa chợ, đường giao thông; phát triển vùng đồng bào dân tộc ítngười về mọi mặt như sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thươngmại, cơ sở hạ tầng, văn hóa và xã hội

Nguyễn Sinh Cúc (2007) đã nghiên cứu những bất cập hiện nay của vấn đềPTNT Việt Nam, kết quả cho thấy việc nâng cấp hệ thống đường giao thông liênthôn giữa các vùng không đều, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nôngnghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm và không đều Mô hình kinh tế tập thể hợptác xã nông nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập Sản xuất nông sản, thủy sản chủyếu là lấy công làm lãi Lao động thừa, việc làm thiếu, thu nhập không ổn định,chênh lệch giàu nghèo trong nông thôn, giữa nông thôn với thành thị còn lớn Đầu tưcho nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn chưa thỏa đáng, nhất là đầu tưKHKT mới vào sản xuất nông lâm nghiệp

Nguyễn Từ (2007) cho rằng cách tiếp cận PTNT ở nước ta cần kết hợp từ trênxuống dưới và từ dưới lên trên, kịp thời phát hiện những nhu cầu đa dạng của từngvùng để hình thành ý tưởng tác động thiết thực Nâng cao trình độ của dân cư vàchính quyền cơ sở để có đủ năng lực tham gia triển khai, giám sát, quản lý cácchương trình dự án Cần kết hợp giữa những kiến thức khoa học tự nhiên, kỹ thuậtvới kiến thức về kinh tế, xã hội nhân văn Phải lấy dân cư nông thôn làm mục tiêu vàđộng lực cho bất cứ chương trình, dự án và cách thức tác động nào

Trong điều kiện hiện nay, khi mà xây dựng NTM trở thành mục tiêu quốc giathì việc phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ là cách tiếp cận phù hợp.Theo cách tiếp cận này, xây dựng NTM đảm bảo đồng thời phát triển con người và tổchức cộng đồng, phát triển kinh tế đồng thời xây dựng bộ mặt mới của địa phương;trong đó phát triển con người và các tổ chức cộng đồng phải được xem là then chốt,

là động lực cho phát triển các lĩnh vực khác (Nguyễn Quang Dũng, 2010)

16

Trang 35

Như vậy, vấn đề PTNT toàn diện này đã được nhiều tổ chức, nhiều nước trênthế giới nghiên cứu và đề cập Nhiều quốc gia đã thành công trong chiến lược PTNT,đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước Mỗi quốc gia có một chiến lược PTNTphù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước Bài học kinh nghiệm rút ra từ các môhình PTNT là hình thành và phát huy tính dân chủ, các công việc liên quan đến lợiích của người dân giao cho dân tự quản và phát huy sức mạnh của tổ chức cộng đồng

ở nông thôn; lấy sức mạnh cộng đồng để xóa bỏ tâm lý thụ động, dựa dẫm của dân;huy động cộng đồng chủ động xây dựng kế hoạch có sự hướng dẫn, giám sát của cácchuyên gia; phát triển sản xuất nông hộ mang tính hàng hóa cao; Nhà nước hỗ trợ đểphát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm điện, đường, trường, trạm và dịch vụđảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu để phát triển sản xuất; khai thác triệt để lao động, tàinguyên thiên nhiên thông qua đào tạo nhân lực và áp dụng thành tựu KHKT trongsản xuất; có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương,đặc biệt coi trọng cấp cơ sở, xây dựng đội ngũ lãnh đạo ở địa phương làm nòng cốtcho chương trình phát triển

Tóm lại, từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy việcnghiên cứu xây dựng mô hình phát triển theo hướng NTM dựa vào cộng đồng làhoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn

Trang 36

3 NỘI DUNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng địa phương, tình hình KT - XH, phân tích hệ thống canhtác, các chính sách làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình phát triển theo hướngNTM

- Hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT - XH cho địa phương

- Xây dựng mô hình theo hướng NTM đạt hiệu quả phù hợp với điều kiện tựnhiên, KT - XH của địa phương:

+ Xây dựng mô hình về phát triển nông - lâm nghiệp

+ Xây dựng mô hình về y tế, xã hội và môi trường (vận động con em đếntrường, tiêm phòng, ăn ở hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường, )

3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài

Đề tài đã sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia trong suốt quá trình thực hiện

để thu thập số liệu điều tra, đặc biệt là số liệu sơ cấp, tập huấn, lập kế hoạch pháttriển KT - XH từ địa phương và lựa chọn cây trồng, vật nuôi, từ đó xây dựng môhình phát triển sản xuất Trong quá trình điều tra hiện trạng KT - XH của địa phương,cách tiếp cận dựa vào hệ thống dữ liệu cũng đã được sử dụng Việc xây dựng và đánhgiá các mô hình phát triển sản xuất đã sử dụng cách tiếp cận hệ thống nông nghiệp.NTM bao gồm nhiều mặt nên cách tiếp cận liên ngành cũng đã sử dụng trong đề tài

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Đánh giá thực trạng địa phương, tình hình KT - XH, phân tích hệ thống canh tác, các chính sách làm cơ sở cho việc xây dựng NTM

* Điều tra, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình KT - XH , cơ

sở vật chất hạ tầng của địa phương, các hệ thống canh tác hiện có và các chính sách

ở địa phương

- Đối với các số liệu thứ cấp:

Thu thập, xử lý các số liệu đã có về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xãhội của địa phương Các số liệu này được thu thập từ Sở NN &PTNT tỉnh Đắk Lắk,Phòng kinh tế huyện, UBND xã và các báo cáo có liên quan

- Đối với các số liệu sơ cấp:

+ Xây dựng phiếu điều tra nông hộ, phỏng vấn sâu các cán bộ địa phương vàmột số nông dân tiêu biểu về tình hình kinh tế nông hộ, quy mô và cơ cấu, đầu tư vàthu nhâp, thông tin về mùa màng, thông tin về cơ khí, máy móc, thông tin về chănnuôi, tiêu thụ sản phẩm, thông tin về tín dụng và các nguồn đầu tư khác, mức độ hiểubiết về canh tác cũng như các phong tục tập quán sinh hoạt của hộ, các chính sách vềphát triển KT - XH ở địa phương

18

Trang 37

Số lượng mẫu trong điều tra nông hộ được tính theo công thức sau:

N.z2.p.(1-p)

n = - (Nguồn: Miah, 1993)

N.d2+z2.p.(1-p)Trong đó: n: Số lượng mẫu

Các hộ điều tra được lựa chọn theo 3 đối tượng dân tộc đang sinh sống tại xã

là Kinh, Ê Đê và dân tộc phía Bắc di cư vào (Tày, Nùng) (Purposive SamplingMethod) và theo 3 nhóm hộ là khá, trung bình và nghèo

+ Chẩn đoán khó khăn của các hoạt động sản xuất nông nghiệp được tính dựavào chỉ số WAI (Weighted Average Index)

n

WAI = Σ fiwi/N;

i = 1 Trong đó: fi: số lần xếp loại thứ i

wi: Mức độ khó khăn của lần xếp loại thứ i, wi=1/i

+ Tiêu chí phân loại các nhóm hộ (kết hợp với thảo luận với chính quyền và

Trang 38

√ Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất thông qua thu thập số liệu và thảo luậnvới lãnh đạo xã và các thôn, buôn và thông qua phương pháp PRA trên.

√ Xác định độ phì thực tế của đất: Chọn điểm lấy mẫu: thông qua bản đồ vàthảo luận với cán bộ địa chính của xã, các cán bộ thôn, buôn đồng thời kết hợp vớiquan sát thực tế ngoài đồng ruộng để xác định điểm lấy mẫu Tại khu vực lấy mẫu,mẫu được lấy ở 5 điểm theo phương pháp đường chéo góc (theo quy trình lấy mẫunông hóa của chuyên ngành nông hóa thổ nhưỡng)

√ Số lượng mẫu để phân tích là 50 mẫu

√ Các chỉ tiêu phân tích gồm pH KCl, hữu cơ, N tổng số, P, K dễ tiêu, Ca, Mgtrao đổi

√ Địa điểm lấy mẫu đất: xã Ea Phê

3.2.2 Hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT - XH cho địa phương

- Chẩn đoán hiện trạng địa phương và xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồngtheo phương pháp PRA và ABCD ABCD là một phương pháp tiếp cận mới trongphát triển cộng đồng, được gọi là phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực.Phương pháp này dựa vào nguyên tắc nhìn nhận thế mạnh, năng lực và tài sản vốn cócủa cá nhân cũng như của cộng đồng để cùng vận động và phát triển, được tiến hànhbằng các kỹ thuật để kích thích cộng đồng huy động nguồn lực của mình vì sự pháttriển bền vững Sử dụng phương pháp ABCD sẽ cho phép cán bộ tư vấn của Ban chủnhiệm đề tài cùng cán bộ địa phương giúp người dân nhận ra khả năng, nội lực củamình để từ đó xây dựng những kế hoạch phát triển thôn, buôn dựa trên những gì sẵn

có để xây dựng mô hình NTM Nếu bộ công cụ PRA giúp cộng đồng chẩn đoán khókhăn, nhu cầu của người dân thì bộ công cụ ABCD sẽ giúp người dân chẩn đoánđược tài sản, nội lực của cộng đồng, từ đó tạo niềm tin trong cộng đồng Hai bộ công

cụ này có tác dụng bổ sung, hộ trợ nhau trong công tác lập kế hoạch

3.2.3 Xây dựng mô hình mẫu về sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH của địa phương

20

Trang 39

Phuơng pháp nghiên cứu chung: Dựa vào việc chẩn đoán và lập kế hoạchnghiên cứu cho địa phương đã thực hiện, kết hợp với sự tư vấn của cán bộ khoa học,tiến hành xây dựng mô hình mẫu về sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả như sau:

a Phát triển kinh tế thôn buôn:

- Xây dựng một số mô hình phát triển sản xuất đạt hiệu quả:

+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu phát triển có sự tham gia của người dân

để chẩn đoán những thuận lợi, khó khăn trong các hoạt động nông nghiệp Sử dụngkết quả cho điểm ưu tiên đối với cây trồng, vật nuôi khi đánh giá

+ Các yếu tố giống cây con phụ thuộc vào sự lựa chọn của người dân kết hợpvới sự tư vấn của các cán bộ khoa học của chương trình

+ Mở lớp tập huấn về quy trình trồng và chăm sóc một số loại cây con ưathích Phương pháp giảng dạy/học tập lấy người học làm trung tâm (LCTM) được sửdụng trong suốt quá trình tập huấn

+ Lập sổ ghi chép, theo dõi trên từng loại mô hình về tất cả các chỉ tiêu vềsinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và ước tính hiệu quả kinh tế cho từng

b Phát triển văn hóa - xã hội thôn buôn

- Tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền kiến thức về văn hoá, y tế, giáo dục.Phương pháp giảng dạy/học tập lấy người học làm trung tâm (LCTM) được sử dụngtrong suốt quá trình tập huấn

- Các chỉ tiêu theo dõi: số lượng và mức độ hài lòng người tham gia

3.2.4 Xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS và Microsoft Excel.Khung nghiên cứu của đề tài được trình bày ở sơ đồ 3.1

Trang 40

Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của đề tài

Tên đề tài

Mục tiêu của đề tài

Nội dung, phương pháp nghiên cứu

Thực trạng KT-

XH, HTCT,các

chính sách

Lập kế hoạch phát triển KT-

hộ

Điều tra PRA

Xây dựng

mô hình NLN

Tập huấn văn hóa -

xã hội

22

Ngày đăng: 30/11/2018, 21:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2009). Hướng dẫn đánh giá tình hình nông thôn và lập báo cáo về nội dung, nhiệm vụ xây dựng NTM đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ở cấp xã. Bộ NN & PTNT, tháng 8/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đánh giá tình hình nông thôn và lậpbáo cáo về nội dung, nhiệm vụ xây dựng NTM đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 ở cấp xã
Tác giả: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Năm: 2009
4. Châu Thị Minh Long (2003). Xây dựng mô hình trồng cây thức ăn xanh trong nông hộ tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo khoa học năm 2002 - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình trồng cây thức ăn xanh trongnông hộ tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Châu Thị Minh Long
Năm: 2003
5. Châu Thị Minh Long (2010). Cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng NTM dựa vào cộng đồng. Tạp chí Khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk số 1/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng NTM dựavào cộng đồng
Tác giả: Châu Thị Minh Long
Năm: 2010
6. Chế Thị Đa (2005). Nghiên cứu hoàn thiện quy trình cưa - ghép cải tạo vườn cà phê vối kém hiệu quả bằng các dòng vô tính chọn lọc. Báo cáo khoa học năm 2004 -2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình cưa - ghép cải tạo vườn càphê vối kém hiệu quả bằng các dòng vô tính chọn lọc
Tác giả: Chế Thị Đa
Năm: 2005
8. Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt nam - Hôm nay và mai sau. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt nam - Hôm nay vàmai sau
Tác giả: Đặng Kim Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2008
9. Đặng Kim Sơn (2008). Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dântrong quá trình công nghiệp hóa
Tác giả: Đặng Kim Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2008
10. Đặng Kim Sơn và Vũ Trọng Bình (2007). Một số lý luận về phát triển nông thôn.Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số lý luận về phát triển nông thôn
Tác giả: Đặng Kim Sơn và Vũ Trọng Bình
Năm: 2007
12. Lê Thị Nghệ và cs (2003). Nghiên cứu mô hình và động lực nông thôn cấp xã.Thư viện Bộ NN &PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình và động lực nông thôn cấp xã
Tác giả: Lê Thị Nghệ và cs
Năm: 2003
13. Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2003). Kết quả xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thư viện Bộ NN &PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả xây dựng môhình phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiệnđại hóa
Tác giả: Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Năm: 2003
14. Nguyễn Cảnh Tự (2004). Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội tại xã CưP’Rao, huyện M’drắc, tỉnh Đắk lắk. Báo cáo khoa học năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp phù hợp với điềukiện tự nhiên, xã hội tại xã CưP’Rao, huyện M’drắc, tỉnh Đắk lắk
Tác giả: Nguyễn Cảnh Tự
Năm: 2004
16. Nguyễn Sinh Cúc (2007). Nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 10/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và những vấnđề đặt ra
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2007
17. Nguyễn Từ (2007). Hai cách tiếp cận phát triển nông thôn ở nước ta. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 6/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai cách tiếp cận phát triển nông thôn ở nước ta
Tác giả: Nguyễn Từ
Năm: 2007
22. Trần Chí Thiện (2007). Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao mức sống của người dân nông thôn miền núi ở tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 15/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp chủ yếu nhằm nângcao mức sống của người dân nông thôn miền núi ở tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Trần Chí Thiện
Năm: 2007
23. Trung tâm nghiên cứu, tư vấncông tác xã hội và phát triển cộng đồng (2010).Phương pháp tiếp cận ABCD, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp cận ABCD
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu, tư vấncông tác xã hội và phát triển cộng đồng
Năm: 2010
25. Vũ Trọng Bình (2007). Báo cáo tóm tắt phát triển nông thôn Trung quốc: Hiện trạng, lý luận, chính sách và giải pháp, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 7/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt phát triển nông thôn Trung quốc: Hiệntrạng, lý luận, chính sách và giải pháp
Tác giả: Vũ Trọng Bình
Năm: 2007
26. Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp (2003). Phát triển nông thôn Việt Nam-Từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông thônViệt Nam-Từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại
Tác giả: Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp
Nhà XB: Nhà xuất bản Nôngnghiệp
Năm: 2003
11.Đặng Kim Sơn (2011). Nông nghiệp Việt Nam 2011: Hướng tới chân trời mới.http://danviet.vn/31377p1c34/nong-nghiep-viet-nam-2011-huong-denchan-troi-moi.htm Link
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005). Báo cáo tóm tắt sơ kết 3 năm xây dựng mô hình NTM cấp xã 2001-2004 Khác
3. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2009). Thông tư số 54 ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM Khác
7. Đảng bộ xã Ea Phê. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Eâ Phê năm 2008, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w