1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XOÀI Ở HUYỆN EA SÚP – TỈNH ĐẮK LẮK

93 34 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ nông sản; Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến và sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua; Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

VŨ XUÂN PHÚC

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XOÀI

Ở HUYỆN EA SÚP – TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Nga

ĐẮK LẮK, NĂM 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trungthực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồngốc

Tác giả luận văn

Vũ Xuân Phúc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi

đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tậpthể

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:

- Cô giáo TS Đỗ Thị Nga, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

- Các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên đã tận tìnhtruyền đạt kiến thức chuyên môn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn

- Tập thể cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng thống

kê, phòng tài nguyên môi trường huyện Ea Súp; các đại lý thu mua xoài và các

hộ nông dân thuộc địa bàn có mẫu thu thập thông tin, đã tạo điều kiện cho tôi thuthập số liệu để tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài

- Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo cơ quan tôi côngtác, những bạn bè và đồng nghiệp người thân yêu trong gia đình, luôn động viên,chia sẻ và tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để tôi học tập và hoàn thànhtốt luận văn

Tác giả luận văn

Vũ Xuân Phúc

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

3.1 Mục tiêu chung 2

3.2 Mục tiêu cụ thể 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Những đóng góp của luận văn 3

6 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Lý luận về sản xuất và tiêu thụ 5

1.1.1 Lý luận về sản xuất 5

1.1.2 Lý luận về tiêu thụ 15

1.2 Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới và ở Việt Nam 22

1.2.1 Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới 22

1.2.2 Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ xoài ở Việt Nam 24

1.3 Các nghiên cứu có liên quan 28

Trang 6

Tóm tắt chương 1 32

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33

2.1.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên huyện Ea Súp 33

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 36

2.1.3 Đánh giá thuận lợi khó khăn trong phát triển nông nghiệp 41

2.2 Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu khảo sát 42

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 43

2.2.3 Phương pháp xử lý tổng hợp thông tin 44

2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 44

2.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 45

Tóm tắt chương 2 47

3.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp 48

3.1.1 Tình hình sản xuất xoài 48

3.1.2 Tiêu thụ sản phẩm xoài 58

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp 62

3.2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất 62

3.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ 65

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp 69

3.3.1 Quan điểm và định hướng sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp

69

3.3.2 Giải pháp 70

Tóm tắt chương 3 73

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA 80

PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ HÀM SẢN XUẤT 85

Trang 7

SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

VA Giá trị gia tăng

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Sản lượng xoài ở các quốc gia trồng chính trên thế giới 23

Bảng 1.2 Năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả chính 25

Bảng 2.1 Đặc điểm đất đai của huyện Ea Súp 34

Bảng 2.2 Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Ea Súp năm 2018 37

Bảng 2.3 Dân số huyện Ea Súp giai đoạn 2016 - 2018 38

Bảng 2.4 Tình hình kinh tế huyện Ea Súp giai đoạn 2016 -2018 40

Bảng 2.5 Phân bổ mẫu khảo sát theo thị trấn, xã 42

Bảng 3.1 Diện tích, sản lượng và năng suất xoài của huyện Ea Súp 48

Bảng 3.2 Quy mô trồng xoài ở các nông hộ trên địa bàn huyện 49

Bảng 3.3 Năng suất xoài theo tuổi cây 49

Bảng 3.4 Sử dụng phân bón ở các hộ trồng xoài 52

Bảng 3.5 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các hộ trồng xoài 53

Bảng 3.6 Sử dụng nước tưới và dụng cụ bao trái ở các hộ trồng xoài 54

Bảng 3.7 Chi phí sản xuất xoài 56

Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng xoài 56

Bảng 3.9 Hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất xoài 57

Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng lao động trong sản xuất xoài 58

Bảng 3.11 Giá bán xoài theo giống 58

Bảng 3.12 Khối lượng và doanh thu tiêu thụ xoài ở các nông hộ 59

Bảng 3.13 Các biến số có ý nghĩa thống kê 63

Bảng 3.14 Phân tích SWOT các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất xoài 64 Bảng 3.15 Phân tích SWOT các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ xoài 69

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Sơ đồ 1.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm ở dạng ngắn 18

Sơ đồ 1.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm ở dạng dài 19

Biểu đồ 2.1 Thống kê lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk 39

Biểu đồ 3.1 Sử dụng giống xoài ở các nông hộ (% số hộ sử dụng) 50

Biểu đồ 3.2 Mật độ trồng xoài ở các nông hộ (cây/ha) 51

Biểu đồ 3.3 Thu hoạch xoài ở các nông hộ (% số hộ áp dụng) 54

Biểu đồ 3.4 Xử lý xoài sau thu hoạch (% số hộ áp dụng) 55 Biểu đồ 3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xoài tiêu thụ

65

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ea Súp là vùng kinh tế quốc phòng trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk cần đượcchú trọng đầu tư phát triển Trên địa bàn huyện Ea Súp có 3 xã giáp với biên giớiCampuchia, đời sống người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn Hơn thế nữa,điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) của huyện vô cùng khắc nghiệt Đất ở các xãbiên giới huyện Ea Súp chủ yếu là loại đất trên nền rừng khộp, nghèo dinhdưỡng, mùa khô thì chai cứng, mùa mưa thì có nguy cơ bị ngập úng, lũ lụt Thờitiết ở khu vực này nắng nóng gay gắt vào mùa khô và ẩm thấp vào mùa mưa Do

đó vấn đề lựa chọn các loại cây trồng dài ngày phù hợp trên địa bàn còn gặp rấtnhiều khó khăn

Huyện Ea Súp, là một huyện có điều kiện về đất đai, địa hình, khí hậu, thờitiết phù hợp cho sản xuất xoài và là vùng sản xuất xoài chủ yếu, mang tính đặctrưng cho toàn tỉnh Trong những năm gần đây, cây xoài đang được chú trọngphát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ở Đắk Lắk Ea Súp là huyện có diệntích trồng xoài lớn nhất Tính đến năm 2018, tổng diện tích xoài trên toàn huyệnvào khoảng 342ha (chiếm 36% tổng diện tích trồng xoài toàn tỉnh), diện tích thuhoạch 285ha với tổng sản lượng đạt 1.454 tấn/ha, bình quân năng suất hơn 5tấn/ha/năm (Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2019) Tuy nhiên phần lớn diệntích xoài đang cho thu hoạch trên địa bàn huyện Ea Súp là giống xoài địaphương với đặc điểm là: vỏ quả mỏng, tỷ lệ thịt quả thấp, và đặc biệt là quả rấtmềm khi chín nên không bảo quản được lâu và khó vận chuyển đi xa Đó cũng lànguyên nhân dẫn đến xoài Ea Súp không có chỗ đứng trên thị trường

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, một số hộ nông dân trên địa bàn huyện EaSúp đã bắt đầu trồng thử nghiệm một số giống xoài thương mại (xoài Bưởi, CátHòa Lộc, xoài Thái Lan, xoài Đài Loan) và cho kết quả khá tốt (xoài 3-4 nămtuổi cho năng suất đạt trên 10 kg/cây/năm), sản phẩm quả xoài đã vươn đến cácthị trường ngoài tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Điều đó cho thấy cây

Trang 11

xoài có tiềm năng phát triển và có thể là đối tượng cây trồng chiến lược cho địabàn huyện Ea Súp.

Một vấn đề khác đối với phát triển cây xoài trên địa bàn huyện Ea Súp đó

là thị trường tiêu thụ sản phẩm Xoài địa phương Ea Súp vào những thời điểmthu hoạch rộ (chính vụ) được bán với giá rất thấp (2.000-5.000 đồng/kg) thậmchí có những thời điểm người dân không bán được sản phẩm Có những thờiđiểm xoài chín rộ nhưng không có thương lái vào thu mua, nông dân cũng đành

để quả chín rụng mà không biết bán cho ai Do đó, tuy cây xoài rất có tiềm năngphát triển nhưng chưa thực sự mang hiệu quả kinh tế cho người trồng xoài trênđịa bàn

Xuất phát từ thực tiễn trên, cần có sự đánh giá một cách hệ thống hiện trạngsản xuất và tiêu thụ xoài trên địa bàn huyện; nhận diện được những khó khăn,thách thức cũng như cơ hội và thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ để thúc đẩyphát triển sản xuất xoài có hiệu quả và bền vững là rất cần thiết Đó là lý do để

thực hiện đề tài “Sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk”

2 Câu hỏi nghiên cứu.

- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắknhững năm qua như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện EaSúp, tỉnh Đắk Lắk?

- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ xoài ởhuyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk?

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài, phân tích nhữngyếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sảnxuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Trang 12

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ nôngsản;

- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến và sản xuất

và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua;

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận và thực tiễn về sản xuất

và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp - tỉnh Đắk Lắk Đối tượng khảo sát là các hộnông dân sản xuất xoài trên địa bàn huyện Ea Súp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Ea Súp - tỉnh Đắk Lắk.

* Phạm vi về thời gian:

Số liệu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài từ năm 2016 đến

2018 Số liệu điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp năm

2018 Định hướng và giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2019 - 2025

* Phạm vi về nội dung:

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn; thực trạng sản xuất vàtiêu thụ xoài; các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế sản xuất và tiêu thụ xoài ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk những năm qua

5 Những đóng góp của luận văn

Để góp phần giúp phát triển sản xuất xoài và tư vấn cho chính quyền địaphương các cấp có các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất xoài ở huyện

Ea Súp, đồng thời làm cơ sở, căn cứ để ban hành các chính sách đúng đắn pháttriển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt là trong lĩnh vực sảnxuất và tiêu thụ xoài

Trang 13

6 Kết cấu của luận văn

- Mở đầu

- Chương 1 Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu

- Chưởng 2 Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Kết luận và khuyến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý luận về sản xuất và tiêu thụ

1.1.1 Lý luận về sản xuất

1.1.1.1 Khái niệm sản xuất

Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ranhững sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏamãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội Sản xuất là quá trình các đầu vàođược kết hợp, sử dụng công nghệ nhất định tạo ra sản phẩm và dịch vụ

Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sảnxuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ,không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường

Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sảnphẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy

mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Hình thức sản xuất này mang tính tập trungchuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạtđộng kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đềchính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sảnxuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cầnthiết làm ra sản phẩm?

Hay có thể hiểu sản xuất là một quá trình kết hợp của các loại nguyên liệuđầu vào vật chất và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết…) khác nhau để nhằm tạo rathứ gì đó cho tiêu dùng (sản phẩm) Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hànghóa hay dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại ích lợi cho người sử dụng (Kotler

và cs., 2006)

Trang 15

Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loàingười, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân conngười Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong

đó sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội TheoPh.Ăngghen: “ Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật

là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất”

Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sảnxuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sảnxuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việctrao đổi, mua bán (C Mác và Ph Ăng – ghen toàn tập, 1993)

* Kết quả sản xuất

Kết quả sản xuất là thành quả hoạt động liên tục của con người kết hợpvới tư liệu sản xuất tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm Kếtquả sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có quy trình công nghệ sảnxuất Quy trình công nghệ là tổng thể các phương pháp sản xuất, chế biến, thayđổi trạng thái, thuộc tính, hình thức nguyên liệu, vật tư hay giá bán thành phẩm

có liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất Quy trình công nghệ là yếu tố quyếtđịnh đến chất lượng sản phẩm và là chỉ tiêu kinh tế của đơn vị sản xuất Ngượclại, chất lượng sản phẩm phản ánh một cách tổng thể trình độ khoa học, kỹ thuật

và công nghệ của một nước, là tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng đểnâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn Mỗi loại sản phẩm thì cónhững tiêu chuẩn về chất lượng và hình thái riêng, tùy thuộc vào mục đích sảnxuất và công nghệ sản xuất (C Mác và Ph Ăng – ghen toàn tập, 1993)

1.1.1.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất

Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng laođộng và tư liệu lao động (C Mác và Ph Ăng – ghen toàn tập, 1993):

+ Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụngtrong quá trình lao động Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn laođộng là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện

Trang 16

+ Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của conngười tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình Đối tượng laođộng có hai loại Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoángsản, đất, đá, thủy sản Các đối tượng lao động loại này liên quan đến cácngành công nghiệp khai thác Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tácđộng của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông Loại này là đốitượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.

+ Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tácđộng của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao độngthành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Tư liệu lao động lại gồm bộphận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức

là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất và bộ phận trực tiếp hay giántiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường sá, phương tiệngiao thông Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết địnhđến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

Cả ba yếu tố trên mới chỉ nói lên khả năng diễn ra sản xuất hay đó chính

là những điều kiện để quá trình sản xuất có thể diễn ra Muốn biến khả năng đóthành hiện thực thì phải biết kết hợp các yếu tố theo công nghệ nhất định

Những yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất nói trên được gọi là các yếu

tố đầu vào và sản phẩm tạo ra được gọi là các yếu tố đầu ra

Các yếu tố đầu vào bao gồm: Lao động, đất đai, vốn, các loại phân bón,thuốc BVTV… Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau

Các yếu tố đầu ra là sản phẩm của sự kết hợp các yếu tố đầu vào thôngqua quá trình sản xuất Những sản phẩm này thường được sản xuất ra để phục vụcho nhu cầu của con người, nó có thể được tiêu dùng trực tiếp nhưng cũng có thểtrở thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất khác

Mối quan hệ giữa các yếu tố như sau:

Trang 17

+ Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra: Được thểhiện qua hàm sản xuất (là hàm số biểu hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa cácyếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra).

Hàm sản xuất có dạng tổng quát:

Q = F(X1, X2, X3,…,Xn)Trong đó: Q là sản lượng sản phẩm đầu ra

X1, X2, X3,…,Xn là các yếu tố đầu vàoCác yếu tố đầu vào bị chi phối bởi quy luật năng suất biên giảm dần: Năngsuất cận biên của bất cứ yếu tố đầu vào nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại mộtđiểm khi ngày càng có nhiều yếu tố đầu vào đó được sử dụng trong quá trình sảnxuất đã có

+ Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào: Để tạo ra một loại sản phẩm thìphải có sự kết hợp của nhiều yếu tố đầu vào khác nhau và chúng có mối quan hệvới nhau Trong đó có hai mối quan hệ chính là quan hệ bổ trợ và quan hệ thaythế

+ Mối quan hệ bổ trợ giữa các yếu tố đầu vào được thể hiện đó là khi tăng

sử dụng các yếu tố đầu vào này thì kéo theo việc tăng sử dụng các yếu tố đầuvào kia Mối quan hệ thay thế giữa các yếu tố đầu vào được thể hiện ở chỗ là khităng sử dụng các yếu tố đầu vào này thì có thể làm giảm mức sử dụng các yếu tốđầu vào kia Ví dụ khi tăng mức sử dụng thuốc trừ cỏ có thể sẽ làm giảm cônglàm cỏ, chăm sóc Khi quyết định thay thế sử dụng yếu tố đầu vào này bằng đầuvào khác người ta thường chú ý đến tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên để giảm chi phíđầu vào khi sản xuất cùng một lượng sản phẩm

+ Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra: Các loại sản phẩm có mối quan hệvới nhau theo chiều hướng bổ trợ, cùng tồn tại và cạnh tranh trên phương diện sửdụng nguồn lực Các quan hệ này do bản chất kinh tế, kỹ thuật, sinh học của cácloại sản phẩm quy định (C Mác và Ph Ăng – ghen toàn tập, 1993)

Trang 18

1.1.1.3 Các quy luật trong sản xuất

* Quy luật giá trị: Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, quy

định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sảnxuất hàng hóa Nội dung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóadựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết

Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làmsao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí laođộng xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được Cơ chế tác động củaquy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trườnghợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị và giá trị như cái trục của giá cả

* Quy luật cung cầu: Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cầu

xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu Cầu xác định khối lượng, cơ cấucủa cung về hàng hóa Cung tác động đến cầu, kích cầu Vì vậy người sản xuấthàng hóa phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị hiếu, sở thích của người tiêudùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện nhu cầu mới để cải tiến chấtlượng, hình thức, mẫu mã cho phù hợp, đồng thời phải quảng cáo để kích thíchcầu

Cung - cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả:

Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị

Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị

Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị

Như vậy, chúng ta thấy rằng; cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá trị luôn điliền với nhau và cùng tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa

* Quy luật năng suất cận biên giảm dần: Đó là quy luật nói đến mối quan

hệ giữa các biến đầu vào với biến đầu ra nó được biểu diễn dạng hàm toán học là

sự tăng dần một biến đầu vào thêm sẽ làm sản lượng đầu ra tăng chậm dần đếnmột ngưỡng nào đó sản lượng đầu ra giảm xuống dần, đây là quy luật phổ biếntrong sản xuất nông nghiệp

Trang 19

Quy luật năng suất biên giảm dần là quy luật nói đến khi bổ sung các đơn

vị đầu vào biến đổi vào một hoặc nhiều đầu vào cố định thì sau một điểm nào đócác đơn vị bổ sung này sẽ tạo ra ngày càng ít đầu ra

Quy luật này cho rằng có một lượng đầu vào biến đổi hợp lý được sử dụngkết hợp đầu vào cố định sẽ tạo ra ngày càng ít đầu ra Quy luật năng suất biêngiảm dần yêu cầu phương pháp sản xuất không thay đổi, chỉ thay đổi tỷ lệ giữacác đầu vào biến đổi và cố định

* Quy luật cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những

chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợitrong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi íchnhất cho mình Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng là một trong những động lựcmạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển Nó buộc người sản xuất phải thừơngxuyên năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật (C Mác và Ph Ăng – ghen toàntập, 1993)

1.1.1.4 Nội dung sản xuất

- Lập kế hoạch sản xuất: Để xác định được loại cây trồng người sản xuấtcần nắm bắt nhu cầu của thị trường Tuy nhiên mỗi loại cây trồng có yêu cầu vềđiều kiện thích nghi khác nhau, do đó bên cạnh việc nắm bắt nhu cầu của thịtrường thì người sản xuất cần nghiên cứu kỹ điều kiện thích nghi của vùng để lập

kế hoạch sản xuất phù hợp

- Lựa chọn giống: Giống là nhân tố đầu tiên có ý nghĩa, vai trò rất quantrọng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây xoài Không có giống thì khôngthể tiến hành được các công đoạn khác của quá trình canh tác cây xoài Tuynhiên khi lựa chọn giống cần đảm bảo sự thích nghi của giống với điều kiện tựnhiên, kinh tế của vùng Giống xoài tốt góp phần làm tăng năng suất, sản lượngcũng như tạo ra xoài với chất lượng tốt hơn Quả xoài ngon khi trở thành hànghóa có giá trị cao hơn và sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng, chấp nhận Việcđưa vào các loại giống xoài tốt, đồng nghĩa với việc tăng sản lượng xoài trên một

Trang 20

đơn vị diện tích đất gieo trồng, khai thác có hiệu quả đất đai, tăng việc làm vàthu nhập cho người nông dân.

- Quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới

Phân bón là thành phần quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng, nước, vàmuối khoáng cho cây trồng, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng

và phát triển từ đó ảnh hưởng đến năng suất

Thuốc bảo vệ thực vật nói chung cũng là yếu tố đầu vào quan trọng trongquá trình sản xuất nông nghiệp của người nông dân Thuốc bảo vệ thực vật được

sử dụng để diệt sâu bệnh, diệt cỏ dại, bảo vệ cây trồng tránh được các tác nhânxấu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển Đồng thời làm giảm bớt cônglao động của người nông dân, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng câytrồng

Nước là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây trồng nóichung và cây xoài nói riêng Việc cung cấp nước cho cây đầy đủ và đúng thời kỳ

sẽ giúp cây sinh trường và phát triển khỏe mạnh

Tuy nhiên người sản xuất cần phải nắm rõ nhu cầu của thị trường, đồngthời áp dụng khoa học công nghệ để sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vànguồn nước một cách tiết kiệm giúp giảm chi phí đầu vào nhưng cây vẫn sinhtrưởng tốt và năng suất cao

- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: Là nội dung quan trọng của sản xuấtnói chung và sản xuất xoài nói riêng Việc thu hoạch, bảo quản phải đúng cách,đúng kỹ thuật theo nhu cầu của thị trường sẽ giúp cho sản phẩm có giá trị caohơn, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

+ Xác định độ chín và thu hái: muốn nâng cao chất lượng quả xoài ngườisản xuất cần thu hái xoài khi quả đã đạt độ chín sinh lý

+ Thời gian thu hái: chọn thời điểm thu hái phù hợp, thời tiết khô ráo đểđảm bảo chất lượng

+ Kỹ thuật thu hái phù hợp, tránh làm tổn thương bề mặt quả, tránh làmdập quả để đảm bảo chất lượng quả

Trang 21

+ Sơ chế: loại bỏ quả bị sâu bệnh, bị trầy xước vỏ, quả dập; phân loại quảtheo kích thước, độ chín, làm sạch quả, xử lý quả trước khi bảo quản giúp bảoquản lâu hơn, hạn chế thối hỏng quả, đảm bảo chất lượng quả.

+ Bảo quản xoài: nhiệt độ bảo quản phù hợp để đảm bảo quả xoài chín,mẫu mã đẹp, tươi ngon

1.1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất

* Điều kiện tự nhiên

- Đất đai: Cây xoài không kén đất, có thể sinh trưởng phát triển được trên

nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là loại đất cát hay đất thịt pha cát, thoátnước tốt và mực nước ngầm cách mặt đất 2 - 2,5 m Xoài thích hợp ở loại đất có

pH từ 5,5 – 7, nếu pH từ 5 trở xuống thì cây sẽ phát triển kém

- Nhiệt độ: Xoài là loại cây trồng nhiệt đới và thích hợp với biên độ nhiệt

tương đối rộng Cây xoài có thể chịu được với biên độ nhiệt từ 40C đến 440C,nhưng nhiệt độ thích hợp nhất để cây xoài sinh trưởng, phát triển là từ 240C -

260C, giới hạn thấp để trồng xoài có hiệu quả là nhiệt độ bình quân năm 150C

- Lượng mưa: Cây xoài có khả năng chịu hạn rất tốt, Xoài có thể sinh

trưởng tốt ở những vùng có lượng mưa từ 500 - 4.000 mm/năm, tốt nhất là từ1.200 - 2.500 mm/năm Nếu mưa phân bố đều chỉ cần lượng mưa từ 900 – 1000mm/năm cũng có thể trồng xoài mang lại hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, yêu cầuthiết yếu đối với cây xoài là phải có khoảng thời gian khô hạn 2- 3 tháng trướcmùa ra hoa để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung (Ngô Hồng Bình,2016)

* Điều kiện kinh tế xã hội

- Phong tục, tập quán: Xoài là cây ăn trái lâu năm, chu kỳ cho trái mỗinăm một lần Việc đầu tư từ năm này thì cho kết quả ở năm sau và quy trình kỹthuật đầu tư chăm sóc khắt khe Vì vậy yếu tố phong tục tập quán ảnh hưởng lớnđến phát triển sản xuất xoài

- Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa cũng là một trong những nhân tốquan trọng trong sản xuất nông nghiệp, một phần nó cũng ảnh hưởng đến năng

Trang 22

suất cây trồng cao hay thấp Những hộ có trình độ học vấn cao thì việc tiếp cận

và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất sẽ đạt cao hơn

- Nguồn lực sản xuất: Nguồn lực sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sảnxuất xoài, đó là:

Nguồn lực vốn: Trong sản xuất xoài nhu cầu nguồn vốn cho đầu tư làkhông thể thiếu, nguồn vốn đủ và biết cách đầu tư phù hợp và hợp lý cho sảnxuất thì năng suất cây trồng sẽ đạt cao hơn

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sựhình thành và phát triển mọi hình thái kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực là lựclượng quan trọng quyết định đến năng lực và hiệu quả kinh tế trong sản xuất.Tuy nhiên mỗi ngành nghề sản xuất đều cần sử dụng nguồn nhân lực có chuyênmôn nghiệp vụ, có trình độ tay nghề và kỹ thuật riêng phù hợp để đáp ứng nhucầu sản xuất đạt năng suất và có hiệu quả Sản xuất xoài không giống như ngànhsản xuất các loại cây trồng dài ngày khác, đặc biệt là yếu tố kỹ thuật đóng vai tròthen chốt quyết định đến năng suất, sản lượng vườn cây

Nguồn lực về đất đai: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệuquả trong sản xuất xoài Phát triển sản xuất với qui mô lớn một cách ồ ạt khôngphù hợp với điều kiện kỹ thuật thì không cho năng suất sản lượng như mongmuốn và có thể dẫn đến thất bại

- Cơ sở hạ tầng: Là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sảnxuất xoài Chúng bao gồm các công trình giao thông, thuỷ lợi, thông tin, các dịch

vụ về sản xuất và khoa học kỹ thuật, sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nôngsản và sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá

* Cơ chế chính sách

Bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước như: Chínhsách thuế, chính sách đất đai, chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá, miễm giảmthuế nông nghiệp, chính sách cho vay, quy hoạch sử dụng đất Các chính sáchnày ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất của hộ nông dân và là công cụ đắc lực

để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản

Trang 23

xuất xoài nói riêng, chẳng hạn: Nếu Nhà nước trợ giá đầu vào, trợ cấp cho ngườisản xuất, cho vay ưu đãi, dự trữ để bình ổn giá sẽ kích thích nhà đầu tư thamgia vào sản xuất, có điều kiện thâm canh vườn cây xoài sẽ làm cho năng suất,sản lượng tăng lên, mở rộng qui mô diện tích vùng quy hoạch xoài.

* Thị trường

Giá cả thị trường xoài là yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến năngsuất, sản lượng sản xuất Khi giá tăng sẽ kích thích nhà sản xuất, hộ nông dân ởnhững vùng thuận lợi mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất sảnlượng và khi giá giảm thì ngược lại Tuy nhiên còn tùy thuộc vào mức độ giảmcủa giá so với giá thành sản xuất và yếu tố thời gian dài hay ngắn, nếu giá giảmđến ngưỡng thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài thì năng suất, sảnlượng sẽ giảm nhiều và nhiều diện tích khó khăn sẽ ngừng đầu tư chăm sóc vàchuyển đổi để trồng các cây trồng khác

* Khoa học công nghệ

Việc cải tiến, đổi mới các biện pháp kỹ thuật, công nghệ trong sản xuấtkinh doanh nông nghiệp có thể hướng tới việc tiết kiệm các nguồn lực Sự pháttriển của khoa học công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng đầu vào tiết kiệm Vìvậy Cần lĩnh hội đầy đủ kiến thức và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vàosản xuất xoài, chất lượng giống, kỹ thuật canh tác, biện pháp chăm sóc vườn cây,cắt cành tạo hình, thu hoạch, tưới nước, bón phân để đạt năng suất cao, chấtlượng tốt chính là yếu tố cần thiết Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ mà cácyếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc, thời tiết- khí hậu vàkinh tế, kết hợp với nhau một cách tối ưu các yếu tố đầu vào sẽ làm tăng năngsuất, sản lượng, nâng cao chất lượng vườn cây Điều này làm cho chi phí sảnxuất trên đơn vị sản phẩm thấp hơn và mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao hơn là

cơ sở để mở rộng qui mô diện tích, đầu tư thâm canh phát triển

Trang 24

1.1.2 Lý luận về tiêu thụ

1.1.2.1 Các khái niệm về tiêu thụ

Theo quan niệm của Mác thì sản phẩm hàng hóa là tất cả hàng hóa và dịch

vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay một mong muốncủa con người, gây sự chú ý, kích thích mua sắm và tiêu dùng của họ Như vậy,khi nói đến sản phẩm hàng hóa thường hàm ý đó là hàng hóa, cả hàng hóa hữuhình và hàng hóa vô hình

Tiêu thụ hàng hóa tác động trở lại sản xuất Nó quyết định người sản xuất

sẽ sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? Nó sẽ là cơ sở để người sản xuất có nêntiếp tục sản xuất nữa hay không? Quốc tế hóa sản xuất chính là sự liên kết cácquá trình tái sản xuất của các quốc gia thông qua khâu trao đổi thương mại vàđầu tư

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, làkhâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và mộtbên là tiêu dùng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục,nhịp nhàng, các khâu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nối với nhau bằng mộtmắt xích chặt chẽ, khâu trước là tiền đề, là cơ sở cho khâu sau Để quá trình đódiễn ra thường xuyên liên tục thì người sản xuất phải thông suốt các khâu, trong

đó tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và cũng là khâu rất quan trọng, chỉ khinào tiêu thụ được sản phẩm thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới được tiếp tục,kết quả thu được ở kỳ trước tạo điều kiện để thực hiện kỳ tiếp theo Tiêu thụ sảnphẩm có ý nghĩa quyết định đối với người sản xuất Dựa vào khả năng tiêu thụcủa người sản xuất có thể xây dựng kế hoạch mua đầu vào và dự trữ tài chính, dựtrữ nguyên vật liệu…

Tiêu thụ sản phẩm còn là quá trình thực hiện các giá trị sản phẩm hànghoá, qua thị trường hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình tháitiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh của người sản xuất đượchoàn thiện Chu kỳ sản xuất kinh doanh chỉ kết thúc khi mà sản phẩm hàng hoá

Trang 25

được tiêu thụ và thu được tiền, đồng thời quyền sở hữu được thay đổi (C Mác và

Ph Ăng – ghen toàn tập, 1993)

1.1.2.2 Vai trò của tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giaiđoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông, đưa sảnphẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng

Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác dụng mạnh mẽđến quá trình sản xuất Tiêu thụ hết và kịp thời những sản phẩm làm ra là một tínhiệu tốt cho cơ sở sản xuất kinh doanh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuấtcho quá trình tiếp theo Giá trị sản phẩm được thực hiện cho phép cơ sở sản xuấtkinh doanh sử dụng hợp lý nguồn vốn sản xuất, tránh ứ động vốn và nhanhchóng thực hiện quá trình tái sản xuất Thực hiện tiêu thụ nhanh chóng và kịpthời sản phẩm làm ra còn rút ngắn được thời gian lưu kho, lưu thông và chu kỳsản xuất kinh doanh sản phẩm Đối với lĩnh vực tiêu dùng, tiêu thụ tốt sản phẩm

sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh vàhướng dẫn tiêu dùng mới, đặc biệt đối với những sản phẩm mới

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêudùng làm mục tiêu để hoạt động sản xuất kinh doanh Tiêu thụ sản phẩm đóngvai trò quan trọng hàng đầu trong đầu mối này Thông qua tiêu thụ sản phẩm mànắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng.Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông, có nhiệm vụchuyển tải những kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng vì vậytiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng thực hiện phânphối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp Từ nhữngvấn đề nêu trên, việc tiêu thụ tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp

1.1.2.3 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Trang 26

Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm củasản xuất nông nghiệp, với sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản Nhữngđặc điểm đó là:

- Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng vàkhu vực Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặtvới điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng Lợi thế so sánh và lợi thế uyệt đốicủa các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinhdoanh của cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sảnphẩm Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thếtuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực kháckhông có Đối với những sản phẩm loại này có thể có nhưng hình thức vàphương pháp tiêu thụ đặc biệt Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến màvùng nào cũng có thì phải có những hình thức tiêu thụ thích hợp

- Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đếncung - cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản Sự khan hiếm dẫn đến giá

cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ làmột biểu hiện của đặc điểm này Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm đểđảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quátrình tổ chức tiêu thụ sản phẩm

- Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tốithiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêuthụ sản phẩm phải hết sức linh hoạt Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảoquản chuyên chở xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưuđộng và nhiều hình thức linh hoạt và thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chếtrước khi tiêu thụ, đồng thời phải sử dụng các phương tiên chuyên dùng riêng khivận chuiyển, bảo quản

- Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùngnội bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, vì vậy phải tính đến những nhu cầu

đó một cách cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là hàng

Trang 27

hóa vượt ra ngoài phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất kinh doanh.Những đặc điểm trên đây cần được tính đến trong việc tổ chức quá trình tiêu thụsản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

1.1.2.4 Nội dung tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm là sự cụ thể hóa từng bước phải làm của quá trình tiêu thụ Xây dựng kếhoạch tiêu thụ sản phẩm của tổ chức còn là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh của tổ chức được tiến hành liên tục Kế hoạch tiêu thụsản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng sản phẩmcần phải tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định; cơ cấu khối lượng sảnphẩm tiêu thụ theo thị trường, theo chủng loại sản phẩm, theo khách hàng; doanh

số hàng bán; chi phí; lợi nhuận,…

- Lựa chọn kênh tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm có nhiều kênh phân phốikhác nhau, tùy thuộc quy mô, năng lực của tổ chức Sản phẩm nông nghiệpthường được tiêu thụ thông qua hai kênh sau:

+ Kênh tiêu thụ ngắn (Sơ đồ 1.1): Trực tiếp từ người cung cấp đến ngườitiêu dùng hoặc từ người sản xuất qua người bán lẻ đến người tiêu dùng Ưu điểmcủa kênh này là nhà cung cấp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nênnhanh chóng phát hiện ra những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng Từ

đó, người sản xuất đưa ra các quyết định hợp lý, đồng thời có thể giảm bớt chiphí trong quá trình vận động của hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.Tuy vậy, kênh tiêu thụ này cũng có những hạn chế, nhà cung cấp phải quản lýnhiều mối khách hàng, vừa làm công việc của nhà sản xuất và công việc của nhàtiêu thụ

Sơ đồ 1.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm ở dạng ngắn

Người sản xuất

Người bán lẻ

Người tiêu dùng1

2

Trang 28

+ Kênh tiêu thụ dài (Sơ đồ 1.2): Kênh tiêu thụ này có sự tham gia của cáctrung gian trong quá trình hàng hóa được vận động từ nhà cung cấp đến ngườitiêu dùng Việc sử dụng các kênh tiêu thụ dài giúp cho các nhà cung cấp tậpchung chuyên môn vào hoạt động cung cấp dịch vụ Tuy nhiên, việc sử dụngtrung gian phân phối làm cho các biến động của môi trường kinh doanh đượcphản ánh đến nhà cung cấp chậm hơn so với kênh phân phối trực tiếp và chi phíthực tế của sản phẩm cũng cao hơn.

Sơ đồ 1.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm ở dạng dài

Người tiêu dùng cuối cùng

Đại lý bán buôn, bán lẻ

Trang 29

- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện nghiệp vụbán hàng là công đoạn quan trọng của hoạt động tiêu thụ, nó là bước quyết địnhđến việc nhà sản xuất có thể thực hiện được việc chuyển đổi sản phẩm của củamình từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị để kết thúc chu kỳ kinh doanh vàhoàn thành mục tiêu của mình hay không Nội dung của nghiệp vụ tiêu thụ sảnphẩm bao gồm thương lượng và đàm phán với khách hàng, ký kết hợp đồng,thực hiện hợp đồng Trong đó, việc thương lượng và đàm phán các bên đề cậpđến những vấn đề về giá cả, điều kiện giao hàng, số lượng, chủng loại, thời hạnthanh toán, …

- Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Việc đánh giá hoạt động tiêu thụsản phẩm giúp nhà sản xuất biết được mục tiêu kế hoạch của họ có đạt haykhông, là cơ sở cho đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Các chỉ tiêuđánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bao gồm: khối lượng sản phẩmtiêu thụ thực tế, tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa; cơcấu khối lượng tiêu thụ theo thị trường, theo chủng loại, theo khách hàng; doanhthu tiêu thụ;…

1.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

* Nhóm nhân tố thị trường

Hiện nay các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Tùy theo quy mô, trình độ chuyên môn hóa, trình độ công nghệ … của từng loại

cơ sở sản xuất kinh doanh mà ảnh hưởng của thị trường có khác nhau Mặc dùvậy, nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinhdoanh của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Có thể xét trên 3 yếu tố sau đâycủa thị trường:

- Nhu cầu thị trường về nông sản Cầu nông sản phụ thuộc vào thu nhập,

cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực Về nguyên lý, thu nhập của dân cư tănglên thì cầu cũng tăng lên, song đối với sản phẩm nông nghiệp khi thu nhập dân

cư tăng lên thì cầu về nông sản có thể diễn ra theo chiều hướng tăng lên đối với

Trang 30

các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư và các sản phẩm caocấp, đồng thời giảm đối với các sản phẩm kém phẩm chất và thấp cấp Khi thunhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu đối với lương thực thực phẩm thấp cấpgiảm xuống Cơ cấu dân cư cũng có ảnh hưởng đến cầu Đối với những vùngnông thôn mà cư dân nông thôn là chủ yếu, phần lớn nhu cầu lương thực thựcphẩm được tiêu dùng cho chính họ Vì vậy, những nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chủyếu tự họ cung ứng, việc tổ chức các chợ nông thôn để trao đổi sản phẩm tại chổ

có ý nghĩa rất quan trọng Đối với các vùng thành thị, bao gồm các thị trấn, thị

xã, các thành phố lớn hay các khu công nghiệp tập trung dân cư phi nông nghiệp,lớn thì nhu cầu tiêu thụ nông sản hàng ngày có số lượng lớn và chất lượng cao,việc tổ chức các cửa hàng, các ki ốt trở nên cần thiết Các cơ sở sản xuất kinhdoanh muốn tiêu thụ tốt nông sản phải nắm bắt những nhu cầu trên cơ sở thuthập của cư dân

- Cung cấp sản phẩm nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong cơ chếthị trường Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tìm hiểu khả năng sản xuất loạisản phẩm mà mình sản xuất, tức là phải tìm hiểu nắm bắt các đối thủ cạnh tranh.Sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp,

về đối tượng tiêu dùng, vì vậy tính không hoàn hảo của thị trường nông nghiệpthể hiện đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp Khi số lượng cung tăng lên làmcho giá sản phẩm giảm xuống và ngược lại Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sảnphẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh củamình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng khách hàng Khinghiên cứu về cung cầu sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh một mặt phảixem xét lại khả năng sản xuất kinh doanh của mình đối với sản phẩm, mặt khácphải tìm hiểu kỹ các khả năng sản xuất của các loại sản phẩm mà mình sản xuấttrên thị trường Đặc biệt cần chú ý đến cải tiến và nâng cao chất lượng, mẫu mãchủng loại sản phẩm Khi xem xét cung sản phẩm nhiều phải chú ý đến mấy yếu

tố ảnh hưởng đến cung sản phẩm sau đây: giá cả sản phẩm bao gồm giá cả sảnphẩm đang sản xuất, sản phẩm thay thế bổ sung và cả giá cả các đầu vào; trình

Trang 31

độ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, môi trường tự nhiên và cơ chếchính sách đang được thực hiện, đồng thời phải chú ý đến cả những áp lực củacầu

- Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung - cầutrong nền kinh tế thị trường Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm,cầu lớn hơn cung và ngược lại

Ngoài ra khi xem xét yêu cầu sản phẩm cũng phải tính đến những thị hiếu,tập quán và thói quen tiêu dùng của cư dân

* Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Các nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầngnhư đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệthống thông tin liên lạc … Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưuthông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm

- Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quantrọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa cơ sở sản xuất kinh doanh Hệ thống chế biến với những dây chuyền côngnghệ tiên tiến sẽ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm Các sản phẩm nông nghiệptrước khi đi vào chế biến theo kỹ thuật tiên tiến cũng cần được qua các giai đoạn

sơ chế bước đầu Công nghệ chế biến còn tạo nên những sản phẩm tiêu dùng mới

và đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích và mở rộng tính đa dạngtrong tiêu dùng nông sản

* Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô

Nhóm nhân tố này thể hiện vai trò tác động của Nhà nước đến thị trườngnông sản Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất kinh doanhhoạt động sản xuất kinh doanh bị chi phối bởi các quy luật như cung, cầu, giá cả

… Song tác động của Nhà nước tới thị trường có ý nghĩa to lớn và giúp cho các

cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả

Trang 32

1.2 Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới

- Tình hình sản xuất

Theo các số liệu của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc(FAO), năm 2016, Ấn Độ chiếm hơn 40,4% tổng sản lượng xoài trên toàn thếgiới, theo sau là Trung Quốc (10,3%), Thái Lan đã vượt lên đứng vị trí thứ 3(chiếm 7,4%), kế đến Mexico và Indonesia, (xấp xỉ 4,7%), Pakistan (3,5%),Brazil (3,0%), Banglades (2,5%), Nigeria (2,0%) và cuối cùng là Philipines(1,8%) Về xuất khẩu xoài, Ấn Độ là nước xuất khẩu xoài lớn trên thế giới,chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, theo sau là Mexico chiếm 20%,Brazil (13%), Pakistan (7%) Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới về sản lượng xoàinhưng chủ yếu là tiêu thụ nội địa, kim ngạch xuất khẩu xoài của Trung Quốc chỉchiếm 2%

Bảng 1.1 Sản lượng xoài ở các quốc gia trồng chính trên thế giới

Trang 33

3,42 kg/người/năm Mức tiêu thụ cao nhất thuộc về các nước Châu Á, tiếp theo

là các nước Mỹ Latinh, Châu Phi và Australia

Theo các tính toán của Tổ chức lương thực thế giới FAO, kim ngạch nhậpkhẩu của EU sẽ tăng lên hơn 220 nghìn tấn vào năm 2018, đạt mức tăng trungbình 2,5%/năm Thị trường Hoa Kỳ có khả năng tăng 1%/năm và kim ngạchnhập khẩu xoài của thế giới tăng khoảng 1,4%/năm

Hà Lan là thị trường lớn thứ tư của EU, chiếm khoảng 13% tổng lượngtiêu thụ của thị trường này Hà Lan cũng là một nước kinh doanh xoài lớn Kimngạch nhập khẩu xoài của Hà Lan lớn nhất EU và hầu hết được tái xuất sang cácnước EU khác Thị trường nội địa tương đối nhỏ Tuy nhiên, xoài là mặt hànghoa quả nhiệt đới phổ biến tại Hà Lan và thị trường nội địa cũng đang tăng lên rõrệt Xoài được bán quanh năm tại các siêu thị và khối lượng bán hàng cũng đangtăng lên

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có mức tiêu thụ nội địa ổn định Bồ ĐàoNha chiếm khoảng 7% tổng lượng tiêu thụ của EU Với mức tiêu dùng bình quânđầu người 1,3kg/năm, Bồ Đào Nha có mức tiêu dùng theo đầu người lớn nhất

EU Tây Ban Nha chiếm 3% tổng tiêu dùng của EU

Bỉ, cũng như Hà Lan là nước nhập khẩu và phân phối xoài lớn tại EU và

có thị trường tiêu dùng tương đối nhỏ Tuy nhiên, thị trường nội địa đang tăngnhanh, trung bình 59% về giá trị và 27% về khối lượng, chiếm 2% thị phần của

EU Doanh số bán các loại hoa quả ngoại nhập tại các siêu thị của nước này đangtăng lên

1.2.2 Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ xoài ở Việt Nam

Trang 34

trên 86.300 ha với sản lượng đạt 724.400 tấn, chiếm khoảng 7% sản lượng so vớitổng sản lượng trái cây các loại của cả nước

Nhìn chung, sản lượng xoài của nước ta chưa nhiều nên chủ yếu đáp ứngcho nhu cầu tiêu thụ nội địa, chỉ một lượng nhỏ phụ vụ xuất khẩu Thị trườngxuất khẩu xoài của Việt Nam chủ yếu là các nước châu Á (Trung Quốc, Nhật),một ít đã có mặt ở thị trường Châu Âu

Canh tác xoài theo hướng GAP chủ yếu được thực hiện ở các tỉnh miền TâyNam bộ (Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang…), cụ thể: huyện Cao Lãnh, tỉnhĐồng Tháp hiện có hơn 3.520 ha xoài sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, vớisản lượng đạt được vào khoảng 30.000 tấn Giá trị lợi nhuận thu được từ 1 haxoài từ 100 - 200 triệu đồng/năm

Bảng 1.2 Năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả chính

(1.000 ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

Nguồn: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp, 2017

Xoài Việt Nam hiện chủ yếu được tiêu thụ dạng quả tươi, tại thị trườngtrong nước là chính, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng sản xuất

Sau thời kỳ tăng trưởng mạnh về diện tích và sản lượng (từ năm 2001 đến2009), từ năm 2010 đến nay sản xuất xoài có xu hướng ổn định diện tích ở mức

85 - 86 nghìn ha, sản lượng 670 - 700 nghìn tấn/năm

Việt Nam thuộc nhóm 11 nước có diện tích thu hoạch và sản lượng cácloại quả xoài, măng cụt, ổi lớn nhất thế giới (tương ứng bằng 1,43% diện tích và

Trang 35

1,61% sản lượng); đứng thứ 4 ở Đông Nam Á (sau Thái Lan, Philippines,Indonesia).

Giá trị xuất khẩu xoài Việt Nam tăng mạnh qua các năm, từ 0,46 triệuUSD năm 2010 lên 35,43 triệu USD năm 2016

Sản xuất xoài Việt Nam có thể rải vụ thu hoạch tại vùng ĐBSCL - vùngxoài lớn nhất cả nước; có một số giống xoài đặc sản địa phương ngon, đã vàđang tham gia xuất khẩu (xoài cát Hoà Lộc, cát Chu) nên hoàn toàn có thể giatăng xuất khẩu trong thời gian tới

Một số giống xoài phổ biến được trồng ở Việt Nam

Hiện có 46 giống xoài được trồng ở Việt Nam, trong đó các giống trồngthương mại bao gồm xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, xoài Hòn, xoài Xiêm núm,xoài Bưởi, xoài Cát bồ, xoài Thanh ca, xoài Canh nông, xoài Yên Châu

Hai giống xoài xuất khẩu sang Úc gồm xoài Cát Hoà Lộc và xoài CátChu Xoài Cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất của cáctỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, giống xoài này được trồng đầu tiên tại xã HoàHưng – huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch3,5-4 tháng Giống xoài cát Hoà Lộc có trái to (trọng lượng trung bình 600-700gr/trái), cơm dày, thịt dẻ, không có xơ, hột nhỏ, hương vị ngọt và rất thơm, chonăng suất trung bình 100kg/cây/năm (khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định Tuynhiên giống xoài này cũng có một số nhược điểm là ra hoa không đồng loạt, tỉ lệđậu trái thấp, vỏ trái mỏng nên khó bảo quản và vận chuyển đi xa

Xoài Cát Chu được trồng phổ biến ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long,Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, do đặc tính dễ đậu trái và cho năngsuất cao trên 400kg/cây/năm (cây khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định Trọnglượng trung bình khoảng 350g/trái, cơm dày, hột nhỏ, không xơ và hương vị rấtthơm ngon

Xoài cát Hòa Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Côngnghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Đồng thời năm

2012, HTX Hòa Lộc tổ chức sản xuất theo GAP, với 20,73 ha được chứng nhận

Trang 36

đạt tiêu chuẩn VietGAP Cũng trong năm 2012, xoài cát Hòa Lộc được cấpchứng chỉ quốc gia về chỉ dẫn địa lý Đến năm 2014, người nông dân sản xuấtvới quy trình cao hơn và được chứng nhận GlobalGAP.

* Tình hình tiêu thụ xoài của Việt Nam

Phần lớn xoài tiêu thụ trong nước được phân phối qua các chợ truyềnthống do khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua rau quả ở các chợ này.Các kênh phân phối hiện đại như hệ thống siêu thị và các cửa hàng trái cây caocấp mới chỉ phục vụ cho một phần rất nhỏ người tiêu dùng, tập trung ở các thànhphố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh Khoảng 6% lượng xoài ở Hà Nội và 3% ở

TP HCM được cung cấp bởi những người bán dạo Các kênh phân phối hiện đạinhư hệ thống siêu thị và các cửa hàng trái cây cao cấp mới chỉ phục vụ cho mộtphần rất nhỏ người tiêu dùng, chỉ khoảng 2% ở Hà Nội và 3,5% ở TP HCM.Nhìn chung mặc dù đã có sự cải thiện về thu nhập và mức sống, trong vòng 10năm qua, người tiêu dùng tại Hà Nội và TP HCM vẫn chưa thay đổi nhiều vềthói quen mua bán rau quả và các địa điểm mua bán

Ngoài ra, những năm gần đây Việt Nam đã xuất khẩu xoài nhưng với khốilượng rất hạn chế Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4.000 tấn xoài

và đạt 3,4 triệu USD vào thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch Tuynhiên, kể từ khi Thái Lan nhận được ưu đãi thuế quan (0%) so với Việt Nam(10%), khối lượng xuất khẩu xoài vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh và hầunhư không xuất khẩu được theo đường chính ngạch từ sau 2003 - 2010 mà chủyếu là xuất khẩu tiểu ngạch

Xét về xuất khẩu chính ngạch, các thị trường xuất khẩu chính hiện naycủa Việt Nam là Hàn Quốc (1.181 tấn, chiếm 43% tổng xuất khẩu xoài của ViệtNam), Nhật Bản (934 tấn, chiếm 34%) và Sigapore (186 tấn, chiếm 7%)

Hiện nay, một số nhà xuất khẩu đã quan tâm đến việc thâm nhập thịtrường mới và nâng cao giá trị xuất khẩu sang các thị trường truyền thống Trong

đó, xoài và một số loại trái cây khác (thanh long, nhãn, vải và chôm chôm) đãthâm nhập vào những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu

Trang 37

Âu Giá trị xuất khẩu xoài và giá trị gia tăng của sản phẩm xoài cũng được cảithiện vì các thị trường này đã chấp nhận giá cao Các doanh nghiệp đã mạnh dạnđầu tư nhà máy xử lý chiếu xạ và nước nóng dựa trên đáp ứng yêu cầu của thịtrường nghiêm ngặt Ở Việt Nam, có hai nhà máy xử lý chiếu xạ bao gồm AnPhú (tại Bình Dương và Vĩnh Long) và Sơn Sơn (TP.HCM) và hai nhà máy xử lýbằng nước nóng của Công ty Yasaka (Bình Dương) và Công ty Goodlife (TPHCM) Hầu hết các nhà xuất khẩu nhận thức được vai trò của quản lý chất lượng

và an toàn thực phẩm vì vậy họ đã đầu tư vào bao bì và chế biến cũng như để đạtđược các chứng nhận GlobalGAP, VietGAP, BRC, HACCP… Công tyHatchendo ở TP Hồ Chí Minh đã trực tiếp liên kết với hợp tác xã xoài cát HòaLộc để sản xuất “xoài cắt lát đông lạnh” nhằm xuất khẩu sang Hàn Quốc, NhậtBản và Hồng Kông Sau khi được chứng nhận GlobalGAP (năm 2014), sảnphẩm xoài cát Hòa Lộc của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường như:Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Nga… và tiêu thụ nội địa

ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội (Vietnamtrade,2016)

1.3 Các nghiên cứu có liên quan

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2013),

“Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quảxoài, bưởi vùng Đồng bằng sông Cửu Long” Xoài là một trong những loại tráicây có lợi thế cạnh tranh, được quan tâm phát triển ở vùng đồng bằng sông CửuLong Đã có một số mô hình thành công về liên kết trong sản xuất và kinh doanhsản xuất xoài VietGAP đem lại gái trị gia tăng cao cho người sản xuất Tuy nhiênviệc nâng cao gía trị gia tăng sản phẩm xoài vẫn chưa tương xứng với tiềm năngcủa ngành Để nâng cao giá trị gia tăng sản xuất xoài của vùng cần rà soát và xâydựng quy hoạch tổng thể, gắn với phát triển vùng chuyên canh và quy hoạchphát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinhdoanh thông qua liên kết, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, nâng caonăng lực công nghệ để tạo sản phẩm chế biến đặc thù

Trang 38

Trần Văn Khải (2013), “Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (câyxoài) trên vùng đất núi An Giang” Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết cácmục tiêu: chọn các mô hình canh tác vườn cây ăn trái (xoài) triển vọng và bềnvững Nhằm cải tạo vườn xoài già cỗi và kém chất lượng của vùng nghiên cứu,

từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài)triển vọng

Đỗ Minh Hiền và cs (2006), “Phân tích ngành hàng xoài tại tỉnh TiềnGiang và Đồng Tháp” đề tài đã đưa ra kết luận là giá cả lưu thông trên thị trườngxoài trong nước biến động rất lớn trong năm do phụ thuộc vào sản lượng xoài ởtừng thời điểm Giá xoài nghịch vụ cao gấp 2-3 lần so với chính vụ nhưng cungkhông đủ cầu Nhu cầu về sản phẩm có chất lượng cao, ngon như xoài “Cát HòaLộc”, “Cát Chu” tăng Tuy nhiên trong sản xuất, phần lớn xoài có chất lượngthấp và sản lượng rất lớn tập trung trong vòng 2 tháng (tháng 3 và tháng 4) làmcho giá xoài giảm xuống rất thấp, tổn thất trong giai đoạn này là rất lớn Các tácnhân tham gia trong chuỗi giá trị xoài ở Tiền Giang và Đồng Tháp hoạt động gầnnhư độc lập, chưa liên kết và hợp tác với nhau được dẫn đến giá thành qua cáckhâu tăng cao Việc mua bán giữa các thành viên với nhau được thực hiện theothời điểm nhất định, không có hợp đồng chính thức giữa các bên, giá cả đượcthỏa thuận tùy theo tỷ lệ cung cầu trên thị trường

Trịnh Đức Trí và Võ Thị Thanh Lộc (2015), “Nghiên cứu chuỗi giá trịxoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long” Xoài Cát Chu và Cát Hoà Lộc là 2 giốngxoài được quy hoạch thành vùng chuyên canh ở vùng đồng bằng sông Cửu long;hai loại xoài này có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh cao về chất lượng và giá

so với các loại xoài khác Tuy nhiên sản xuất và tiêu thụ xoài của vùng còn rấtnhiều vấn đề liên quan đến nhận thức của các tác nhân tham gia chuỗi liên kếtcũng như sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để đáp ứng nhu cầu thị trường

về chất lượng và số lượng Nghiên cứu đã phân tích thị trường xoài trong nước

và ngoài nước; phân tích chuỗi giá trị xoài vùng đồng bằng sống Cửu Long và đềxuất các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị xoài nhằm giúp các nhà hỗ

Trang 39

trợ các cấp xây dựng chính sách và giải pháp phù hợp hơn để tăng giá tị gia tăng

và phát triển bền vững ngành hàng xoài

Trương Hồng, Võ Tuấn Kiệt và cs (2015), “Phân tích chuỗi giá trị xoàiCát Chu tỉnh Đồng Tháp” Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài nhiều nhấtvùng đồng bằng sông Cửu Long Nông dân trồng xoài có nhiều kinh nghiệm sảnxuất, ứng dụng thành công kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ nên thời vụ thu hoạchxoài quanh năm Tuy nhiên việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cònnhiều khó khăn vướng mắc; quy mô sản xuất của nông dân nhỏ lẻ, công nghiệpchế biến chưa phát triển Kênh thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng 75% tổnglượng xoài tiêu thụ nhưng chủ yếu chỉ xuất khẩu xoài tươi sang thị trường TrungQuốc Vì vậy việc rút ngắn kênh thị trường và liên kết nông dân sản xuất giúpgiảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho các tác nhân tham gia

Dương Ngọc Thành và Nguyễn Vũ Phong (2014) “Đánh giá hiệu quả tài

chính của hai mô hình sản xuất xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp” Nghiên cứu đã sosánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình trồng soài (mô hình truyền thống và môhình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP) và chỉ ra việc sản xuất xoài theo mô hìnhtiêu chuẩn GAP có doanh thu, lợi nhuận và chỉ số tài chính cao hơn so với môhình sản xuất xoài truyền thống Bằng mô hình hồi quy đa biến, nghiên cứu cũng

đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất xoài của các nông hộ như chi phíđầu tư, diện tích xoài, số ngày công lao động gia đình, mật độ trồng và sử dụngbao trái Từ đó, các giải pháp đề xuất bao gồm 2 nhóm: phát triển sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm

Dương Ngọc Thành (2014) “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quảchuỗi giá trị ngành hàng xoài cát tỉnh Đồng Tháp” Đề tài đã đưa ra các kiếnnghị nhằm nâng cao giá trị chuỗi ngành hàng xoài cát như: đầu tư hỗ trợ pháttriển tốt hệ thống đê bao, thủy lợi, giao thông nông thôn; quy hoạch vùng chuyêncanh sản xuất xoài để có những biện pháp hỗ trợ về sản xuất và phát triển; phốihợp với các trường đại học, viện nghiên cứu tìm ra giải pháp kéo dài thời gian dựtrữ, bảo quản sau thu hoạch; tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp phát triển tốt tại

Trang 40

địa phương, ban hành các cơ chế chính sách gắn kết doanh nghiệp với vùngnguyên liệu để đảm bảo nguồn hàng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu Đề tài đãphân tích được thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xoài cát tại tỉnh ĐồngTháp, đồng thời cũng chỉ ra được nguyên tắc về sự tái phân bố lợi ích giữa cáctác nhân khi rút ngắn kênh phân phối trong chuỗi giá trị xoài Tuy nhiên đề tàichỉ tập trung cho sản xuất và tiêu thụ xoài tại tỉnh Đồng Tháp.

Trịnh Đức Trí và cs (2015), “Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài tỉnh TiềnGiang” Tiền Giang là tỉnh sản xuất xoài đứng thứ hai ở vùng đồng bằng sôngCửu Long sau Đồng Tháp Xoài Tiền Giang, đặc biệt là xoài Cát Hoà Lộc cóchất lượng tốt, tuy nhiên sản xuất và tiêu thụ xoài ở địa phương còn tồn tại nhiềuhạn chế Nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị, phương pháp liên kết chuỗigiá trị để phân tích chuỗi giá tị xoài Đồng Tháp, trên cơ sửo đó đề xuất 9 nhómgiải pháp nâng cấp chuỗi, trong đó các nhóm giải pháp tần tập trung giải quyếttrước mắt đó là: nâng cao kiến thức về chuỗi giá trị cho các tác nhân tham gia,

mở rộng sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng và giá trịxoài thông qua kỹ thuật xử lý rải vụ và bao trái, xây dựng mô hình liên kết ngang

có kết nối công ty đầu tư vùng nguyên liệu, quy hoạch rải vụ xoài và tập huấn kỹthuật rải vụ để bảo đảm chất lượng

Hà Thị Ngọc Châu và Trần Thị Thu Hà (2017), “Đánh giá hiệu quả sảnxuất xoài của nông hộ ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”, Nghiên cứu ứng dụngphương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật,hiệu quả chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả quy mô của nông hộtrồng xoài trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu Kết quả cho thấy với mức năng suấtxoài hiệnt tại, nông hộ đã lãng phí gần 20% các yếu tố nhập lượng; hiệu quảphân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình; hộ trồng

xoài có thể thay đổi năng suất bằng cách thay đổi quy mô sản xuất phù hợp.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2018) Dự án

“Phát triển chuỗi giá trị xoài trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk”

Dự án đã thực hiện xây dựng được 3 ha mô hình canh tác xoài theo VietGAP trên

Ngày đăng: 12/11/2021, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w