1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

110 670 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 299,44 KB

Nội dung

1. Thực trạng các cơ sở may gia công trong giai đoạn hiện nay Quy mô chủ yếu là nhỏ và vừa. Hình thức tổ chức bao gồm các cơ sở và các hộ cá thể may gia công. Tình hình sản xuất ổn định, sản phẩm được gia công chủ yếu lấy từ các công ty may trong địa bàn huyện. Phát triển nghề may gia công đã thu hút nhiều lao động tại địa phương giải quyết việc làm cho nhiều lao động thường xuyên và thời vụ mỗi năm. Trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chủ yếu là máy may loại cũ, vẫn còn nhiều hạn chế về tính năng.2. Phương hướng phát triển cho nghề may gia công ở huyện Tứ Kỳ Phát triển các cơ sở theo hướng tăng cả về số lượng cơ sở và quy mô một cơ sở. Tăng các hộ làm nghề may gia công về số hộ và số lao động làm nghề trong một hộ. Phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các dịch vụ tài chính, hệ thống các ngân hàng thương mại để hỗ trợ vốn cho các cơ sở, các hộ tạo điều kiện phát triển, mở rộng quy mô. Khuyến khích các cơ sở may gia công tổ chức các hình thức liên kết hợp tác để có thể giúp đỡ lẫn nhau về nguồn hàng cũng như trao đổi kỹ thuật. Nâng cao kết quả và hiệu quả nghề may gia công trong hộ nông dân trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực hiện có về vốn, lao động, phát triển quy mô. 3. Giải pháp phát triển nghề may gia công ở huyện Tứ Kỳ Giải pháp về vốn: Khai thác và phát huy hiệu quả nguồn vốn tự có của cơ sở, của hộ. Các cơ sở cần quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh thất thoát lãng phí vốn. Có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại. Giải pháp về nhân lực: Các chủ cơ sở cần trau dồi và nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn củamình. Các lao động trong cơ sở và lao động may gia công trong hộ cần nâng cao tay nghề. Cần có các biện pháp, các đãi ngộ để thu hút lao động.Giải pháp về quy hoạch, quản lý của chính quyền địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở may gia công hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích các cơ sở may gia công tham gia liên kết. Thành lập một hiệp hội các cơ sở may gia công trong toàn huyện. Tuyên truyền, hướng dẫn thực thi tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Giải pháp về chính sách: Nhà nước phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng và rõ ràng, cần hoàn thiện cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Sau khi đã có chính sách hợp lý, cần tiến hành triển khai có hiệu quả. Giải pháp về công nghệ: Cần thay thế các loại máy cũ đó bằng các loại máy mới hơn để nâng cao năng suất lao động của người lao động.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ & PTNT

- 

 -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

“NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG

TRONG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN TỨ KỲ,

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là do bản thân tôi thu thập và điều tra, số liệu là trung thực và chưa hề được

sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này

và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đãnhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể trong vàngoài trường Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn đến:

Tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôntrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôinhững kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tạitrường

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp huyện Tứ Kỳ đã tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo

TS Nguyễn Viết Đăng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài tốt nghiệp của mình

Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã độngviên, góp ý kiến cho tôi trong quá trình làm luận văn

Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp songkhó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của cácthầy cô giáo nhà trường và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

ANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 6

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Trang 7

AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

HĐLĐ Hợp đồng lao động

HĐND Hội đồng nhân dân

IC Chi phí trung gian

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

WTO Tổ chức thương mại thế giới

WB Ngân hàng thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Trang 8

Đề tài: “Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở

huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”

* Mục tiêu nghiên cứu:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề maygia công tại huyện Tứ Kỳ;

- Tìm hiểu thực trạng phát triển nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ;

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề may gia công tạihuyện Tứ Kỳ;

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển nghề maygia công tại huyện Tứ Kỳ

* Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu truyền thống Chọnđiểm nghiên cứu là 20 cơ sở và 50 hộ may gia công ở 10 xã trên địa bànhuyện Tứ Kỳ

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp theo phương thức sử dụngbảng câu hỏi phỏng vấn các cơ sở và các hộ may gia công Kết quả được phântích và xử lý trên phần mềm excel, từ đó đưa ra những nhận định chung vềtình hình phát triển nghề may gia công và đề xuất các giải pháp phát triểnnghề may gia công ở huyện Tứ Kỳ trong thời gian tới

*Kết quả nghiên cứu chính:

1 Thực trạng các cơ sở may gia công trong giai đoạn hiện nay

- Quy mô chủ yếu là nhỏ và vừa

- Hình thức tổ chức bao gồm các cơ sở và các hộ cá thể may gia công

- Tình hình sản xuất ổn định, sản phẩm được gia công chủ yếu lấy từcác công ty may trong địa bàn huyện

- Phát triển nghề may gia công đã thu hút nhiều lao động tại địa phươnggiải quyết việc làm cho nhiều lao động thường xuyên và thời vụ mỗi năm

Trang 9

- Trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chủ yếu là máy may loại cũ, vẫncòn nhiều hạn chế về tính năng.

2 Phương hướng phát triển cho nghề may gia công ở huyện Tứ Kỳ

- Phát triển các cơ sở theo hướng tăng cả về số lượng cơ sở và quy mômột cơ sở Tăng các hộ làm nghề may gia công về số hộ và số lao động làmnghề trong một hộ

- Phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thúc đẩy quá trìnhchuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Phát triển các dịch vụ tài chính, hệ thống các ngân hàng thương mại

để hỗ trợ vốn cho các cơ sở, các hộ tạo điều kiện phát triển, mở rộng quy mô

- Khuyến khích các cơ sở may gia công tổ chức các hình thức liên kếthợp tác để có thể giúp đỡ lẫn nhau về nguồn hàng cũng như trao đổi kỹ thuật

- Nâng cao kết quả và hiệu quả nghề may gia công trong hộ nông dântrên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực hiện có về vốn, lao động, phát triểnquy mô

3 Giải pháp phát triển nghề may gia công ở huyện Tứ Kỳ

Giải pháp về vốn: Khai thác và phát huy hiệu quả nguồn vốn tự có của

cơ sở, của hộ Các cơ sở cần quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích,tránh thất thoát lãng phí vốn Có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngânhàng thương mại

Giải pháp về nhân lực: Các chủ cơ sở cần trau dồi và nâng cao trình độquản lý, trình độ chuyên môn củamình Các lao động trong cơ sở và lao độngmay gia công trong hộ cần nâng cao tay nghề Cần có các biện pháp, các đãingộ để thu hút lao động

Giải pháp về quy hoạch, quản lý của chính quyền địa phương: Tạo điềukiện thuận lợi cho các cơ sở may gia công hoạt động có hiệu quả Khuyếnkhích các cơ sở may gia công tham gia liên kết Thành lập một hiệp hội các

cơ sở may gia công trong toàn huyện Tuyên truyền, hướng dẫn thực thi tốt

Trang 10

các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Giải pháp về chính sách: Nhà nước phải tạo ra một hành lang pháp lýthông thoáng và rõ ràng, cần hoàn thiện cơ chế chính sách, hoàn thiện hệthống pháp luật Sau khi đã có chính sách hợp lý, cần tiến hành triển khai cóhiệu quả

Giải pháp về công nghệ: Cần thay thế các loại máy cũ đó bằng các loạimáy mới hơn để nâng cao năng suất lao động của người lao động

Trang 11

PHẦN I

MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các nhu cầu cơ bản của con người thì nhu cầu về quần áo là nhu cầu

không thể thiếu Bên cạnh "cái ăn" để sống, để tồn tại và phát triển, áo quần

vừa có công dụng để che thân, bảo vệ sức khỏe, vừa làm tăng vẻ đẹp, nétthẩm mĩ cá nhân Chính vì thế, nhu cầu may mặc đã trở thành bức thiết vàyêu cầu ngày càng cao, càng đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng tiêudùng nghề may được hình thành từ đó và phát triển mạnh theo thời gian.Nghề may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế

và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước vànước ta cũng không phải ngoại lệ Ngành may có khả năng tạo nhiều việc làmcho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển chocác ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tìnhhình chính trị xã hội.Vai trò của ngành may đặc biệt to lớn đối với kinh tế củanhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế Xuất khẩu hàngmay đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sảnxuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh Ở các nước đang phát triển nhưnước ta hiện nay, nghề may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nôngthôn và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệpsang kinh tế công nghiệp Nghề may là một nghề không đòi hỏi kỹ thuật quácao đối với người lao động, phù hợp với cả nam lẫn nữ ở lứa tuổi từ 15 trởlên, có sức khỏe, tay chân và mắt không bị khuyết tật Có hai hệ thống trongnghề may đó là may sẵn và may đo Hệ thống may đo thường tồn tại dướidạng các cửa hàng may quần áo chuyên phục vụ nhu cầu may mặc của ngườidân Hệ thống may sẵn thường áp dụng trong các công ty, xí nghiệp, các cơ sở

Trang 12

gia công Hàng hóa của ngành may có thể được sản xuất tại xưởng của công

ty hoặc giao gia công Đặc điểm của hệ thống này là quần áo và các sản phẩmthuộc ngành may được may theo những kích cỡ nhất định rồi bán trên thịtrường Chúng được vẽ mẫu và cắt may công nghiệp theo một số kích thướctiêu chuẩn định sẵn Loại hình may gia công hiện nay đang ngày càng được

mở rộng Nghề may càng phát triển cơ hội việc làm đến với lao động khôngnhững ở thành phố mà còn ở nông thôn Huyện Tứ Kỳ là một huyện có nhiềuđiều kiện từ tự nhiên tới xã hội thuận lợi cho sự phát triển nghề may gia công

và đang dần phát triển nghề này phổ biến hơn trên địa bàn toàn huyện Xuấtphát từ thực tiễn sự phát triển của nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ tôi đã

lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông

dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Để có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện

đề tài tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất cần tìm hiểu phát triển maygia công trong hộ nông dân là gì ? Các đặc điểm cần biết về vấn đề may giacông ? Thực tiễn của nghề may gia công trên thế giới và ở Việt Nam như thếnào? Rút ra được bài học kinh nghiệm gì trong quá trình phát triển nghề maygia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương? Tiếp theo đặt

ra các câu hỏi: Thực trạng nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ như thế nào?Nguyên nhân của thực trạng đó? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triểncủa nghề may gia công trong các cơ sở và các hộ nông dân trên địa bàn thịhuyện Tứ Kỳ? Những kết quả đã đạt được và hạn chế, bất cập nào còn tồn tạikhi nghề may gia công trong hộ nông dân ngày càng phát triển? Cuối cùng làcâu hỏi từ những kết quả thu được thì có những đề xuất, giải pháp gì đề pháttriển nghề may gia công, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân tạihuyện Tứ Kỳ?

Trang 13

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện

Tứ Kỳ và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề may gia công tạihuyện Tứ Kỳ

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng, giải pháp phát triển hiệu quả nghề may giacông tại huyện Tứ Kỳ

- Đối tượng điều tra: các cơ sở, các hộ tham gia may gia công trên địa bànhuyện Tứ Kỳ

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: thực trạng và các vấn đề liên quan về phát triển nghề maygia công tại huyện Tứ Kỳ; các giải pháp đặt ra giúp giải quyết thực trạng vàphát triển nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ

- Phạm vi không gian: tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

- Phạm vi thời gian: tình hình phát triển nghề may gia công tại huyện từ năm

2011 đến 2013

Trang 14

PHẦN II MỘT SỐ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ MAY GIA CÔNG

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển may gia công trong hộ nông dân

2.1.1 Một số khái niệm

Phát triển: Được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trìnhvận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nhưvậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niện “vận động” (biến đổinói chung); đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần vềlượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi vềchất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càngcao hơn Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn kháchquan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêucực và kế thừa ,nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của

sự vật.(Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin_NXB Chính trịquốc gia)

Theo Ngân hàng thế giới(WB) phát triển trước hết là sự tăng trưởng vềkinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự docủa con người (Ngân hàng thế giới, 1992)

Gia công là hoạt động theo đó bên nhận gia công sử dụng một phầnhoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặcnhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công đểhưởng thù lao.(Luật thương mại điều 178)

Theo Frank Ellis(1988) đã định nghĩa hộ nông dân là các hộ gia đìnhlàm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sửdụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệthống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào

Trang 15

các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao"

Ở nước ta, theo Lê Đình Thắng(1993): “Nông hộ là tế bào kinh tế xãhội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” Còn NguyễnSinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 đã xác định rõ hơntheo yêu cầu của thống kê học là: “Hộ nông dân là những hộ có toàn bộ hoặc50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạtđộng trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giốngcây trồng, bảo vệ thực vật ) và thông qua nguồn sống chính của hộ dựa vàonông nghiệp”

Theo đó, tôi cho rằng phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân

là sự tăng lên về số lượng hộ nông dân làm nghề may gia công theo thời gian

và không gian và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất may gia công, đónggóp ngày càng cao vào hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

2.1.2 Các bên tham gia may gia công

2.1.2.1 Bên đặt gia công, quyền và nghĩa vụ

Trong may gia công bên đặt gia công sẽ giao một phần hoặc toàn bộnguyên liệu, vật liệu gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng,chất lượng và mức giá thỏa thuận Bên đặt gia công sẽ nhận lại toàn bộ tài sảngia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu,vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏathuận khác Ngoài ra bên đặt gia công cử người đại diện để kiểm tra, giám sátviệc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật, sảnxuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công Chịu trách nhiệm về tính hợppháp về quyền sở hữu trí tuệ của hang hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu,máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công

Trang 16

2.1.2.2 Bên nhận gia công, quyền và nghĩa vụ

Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theothoả thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật

và giá Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác Trường hợp nhậngia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩutại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu,phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt giacông Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhậngia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu,phụ liệu vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia côngtheo quy định của pháp luật về thuế Bên nhận gia công chịu trách nhiệm vềtính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá giacông thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

2.1.3 Những đặc điểm cơ bản của may gia công

Ðối tượng lao động: Những công nhân làm việc tại các công ty, nhà

máy , xí nghiệp, hợp tác xã sản xuất hàng may mặc, trực tiếp sử dụng nguyênliệu vải sợi để làm ra sản phẩm may theo quy trình công nghệ và thể hiệnđúng yêu cầu kĩ thuật của mã hàng gia công

Mục đích lao động: Sản xuất mẫu mặt hàng may theo từng loạt sản

phẩm để phục vụ và làm thoả mãn nhu cầu may mặc trong xã hội Sử dụngcác loại hàng vải hiện có để sản xuất ra nhiều sản phẩm may phục vụ đạichúng với giá thành hạ

Công cụ lao động: Máy móc tổng hợp và máy móc chuyên dùng cơ

giới hoặc chạy điện: máy cắt, máy may, máy vắt sổ, máy thùa khuyết, máyđơm khuy Ngoài ra may công nghiệp còn cần đến những dụng cụ, thiết bị

đo đạc, bàn là, ép keo

Ðiều kiện lao động: Phòng xưởng thoáng mát sáng sủa Quy trình sản

xuất hợp lí, sắp xếp khoa học Người lao động phải được trang bị đầy đủ kiếnthức và kĩ năng cần thiết của nghề

Trang 17

2.1.4 Những yêu cầu về nghề may gia công đối với người lao động

Yêu cầu về phẩm chất: Nghề may gia công yêu cầu lao động có sự kiên

nhẫn, tỉ mỉ, có óc thẩm mĩ, có sức khỏe tốt Có ý thức tổ chức kỷ luật cao

Yêu cầu về tri thức: Tri thức phổ thông: trình độ văn hóa phổ thông cơ sở,

vững toán, lí, am tường hội họa Tri thức sản xuất: nắm vững quy trình giacông, an toàn lao động, vệ sinh trong sản xuất Ngoài ra người thợ còn hiểubiết về công nghệ may, vật liệu may, các chi tiết của máy may, nguyên lí tổchức các khâu trong công nghệ may theo dây chuyền Tri thức chuyên môn:hiểu biết về kĩ thuật cắt may các loại mặt hàng, cấu tạo mẫu, thiết kế chi tiếtsản phẩm - hiểu biết về cấu tạo, sử dụng các loại máy móc thiết bị - vận hànhmáy Ðặc tính các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất, cách sử dụng, bảoquản Hiểu biết về hợp lý hóa sản xuất

Yêu cầu về kĩ năng, kĩ xảo: Kĩ năng vận dụng tri thức: biết chọn lựa và sử

dụng nguyên liệu, dụng cụ thích hợp Biết sử dụng máy móc thiết bị cho sảnxuất Biết triển khai qui trình công nghệ một cách hợp lí và có hiệu quả tốt

Kĩ năng thực hành sản xuất : biết làm và làm được những sản phẩm đạt yêucầu kĩ thuật và mĩ thuật Kĩ năng tổ chức lao động : biết tổ chức hợp lí hóa nơilàm việc, lên kế hoạch triển khai công việc chu đáo và có hiệu quả tốt

2.1.5 Những chống chỉ định của nghề

Những người có bệnh sau đây không được tham gia nghề này :

• Bệnh mù màu, thị giác kém

• Bệnh lao, bệnh thần kinh, tim mạch, phong thấp

2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân

2.2.1 Tình hình phát triển nghề may gia công tại Việt Nam

Thực trạng phát triển Giai đoạn từ 1955- 1980, đây là giai đoạn hìnhthành các doanh nghiệp nhà nước, cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, thô sơ, chủyếu làm hàng xuất khẩu thủ công Do vậy mặt hàng trong thời kỳ này hết sứcgiản đơn như: áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động, giầy vải và da, len mỹ nghệ

Trang 18

được xuất sang thị trường các nước trong khối SNG và Liên Xô (cũ) Phươngthức gia công xuất khẩu này là việc bán hàng cho các nước XHCN theo nghịđịnh thư giữa hai chính phủ và được cụ thể hoá bằng nghị định thư thươngmại do bộ Ngoại Thương ký kết Bạn hàng không có nghĩa vụ cung cấpnguyên phụ liệu để sản xuất những mặt hàng đó.

Giai đoạn 1981 - 1990, Việt Nam chính thức làm hàng gia công xuấtkhẩu, bạn hàng có nghĩa vụ cung cấp nguyên phụ liệu tương ứng với số lượngđặt hàng Cùng với việc đổi mới phương thức gia công, là việc đổi mới trangthiết bị, quy trình công nghệ trong sản xuất, lắp rắp thêm nhiều máy chuyêndụng Giai đoạn này bạn hàng lớn nhất của Việt nam vẫn là Liên Xô (cũ),khối SNG đồng thời cũng có thêm một số bạn hàng mới đặt gia công nhưPháp, Thuỵ Điển

Đầu thập kỷ 90 do sự biến động về kinh tế, chính trị của nhà nước Liên

Xô (cũ) và các nước XHCN, Đông Âu bị sụp đổ kéo theo đó là sự xoá bỏ,ngừng ký kết các nghị định thư về hợp tác sản xuất hàng gia công may mặc.Đây là thời kỳ khó khăn đối với nước ta, hoạt động sản xuất gia công maymặc xuất khẩu suy giảm Nhưng do có sự chuyển hướng sản xuất kinh doanhsang các thị trường khác và đổi mới về trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiệnđại, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật năng động, công nhân kỹ thuật có taynghề cao được đào tạo chính quy nên đã đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật,chất lượng hàng gia công may mặc xuất khẩu cho các nước

Việc nước ta chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, ký kếthiệp định khung hợp tác với EU và bình thường hoá quan hệ với Mỹ đã có tácđộng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế

và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động gia công xuất khẩu phát triển mạnh

mẽ, tạo đà phát triển cho ngành dệt may Việt Nam Từ đó đến nay ngành giacông may mặc xuất khẩu của Việt Nam đã có thời gian thử thách và thực sự

đã trưởng thành với những công ty hàng đầu như: Công ty may Việt Tiến,Công ty may Thăng Long, Công ty may 10,

Trang 19

Ngoài ra, thông qua các cuộc tiếp xúc, ký kết hợp đồng mua bán, tiếnhành hội thảo với khách hàng về những vấn đề của sản phẩm, từ đó có thểkhẳng định hàng may mặc Việt Nam đã đạt được những bước tiến tốt đẹp.Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động gia công xuất khẩu tronghoàn cảnh hiện tại

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nghề may tại Việt Nam

Thuận lợi: theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hoạt động gia côngxuất khẩu của Việt Nam đang ở vào thời điểm khá thuận lợi về thị trường tiêuthụ sản phẩm Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2013 đạt tốc độ tăng caonhất trong hơn 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực Chúng ta đang có nhiều lợi thế

để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dệt may như: an ninh kinh tế và chínhtrị của Việt Nam được các tổ chức xếp loại có uy tín trên thế giới xếp loạinhất trong khu vực Châu Á; hàng dệt may Việt Nam và nhất là hàng may mặcgia công qua 10 năm xuất khẩu sang Nhật và EU đã chứng tỏ uy tín to lớn củacác doanh nghiệp Việt Nam đối với các hãng có tên tuổi trên thế giới cả vềchất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng được đảm bảo

Có thể nói điểm mạnh nhất của ngành Dệt may Việt Nam nói chung làđội ngũ lao động dồi dào, có trình độ tay nghề cao, khéo léo và chăm chỉ Giálao động Việt Nam rẻ nhất khu vực Châu Á, từ 0,16-0,35 USD/giờ, trong khicủa Indonesia là 0,32 USD/giờ, Trung Quốc 0,70 USD/giờ và của Ấn Độ là0,58 USD/giờ Chúng ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên số lao động nôngnghiệp dôi dư sẽ là nguồn nhân lực bổ sung vô tận cho phát triển công nghiệpdệt may – một ngành thu hút nhiều lao động xã hội nhất hiện nay

Hơn nữa sự nghiệp giáo dục trong nhiều năm qua đã tạo ra một đội ngũlao động dự bị có trình độ, có sức khoẻ tốt đủ sức tiếp thu công nghệ hiện đại

để tạo ra những sản phẩm có đẳng cấp quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu cao trênthị trường dệt may thế giới với giá cạnh tranh

Những cơ hội to lớn về thị trường quốc tế đang rộng mở, thị trường nộiđịa với hơn 80 triệu dân cũng đang có nhu cầu ngày càng cao về hàng dệt

Trang 20

may Nếu các doanh nghiệp biết cách tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ kếthợp với năng lực quản lý, kỹ năng tiếp thị tốt thì sẽ có rất nhiều cơ hội để khaithác hết những điểm mạnh của mình, mở rộng phát triển hoạt động gia côngmay mặc.

Khó khăn: kinh nghiệm thời gian trước, để chiếm lĩnh thị trường Mỹ

và lấy thành tích xuất khẩu dệt may sang Mỹ từ năm 2002 đến tháng 3/2003

đã khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong đó có các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu không còn thời gian nghĩ đếnchuyện đàm phán, thương thảo ký hợp đồng với các khách hàng ở các thịtrường khác Chính vì vậy, khi Mỹ đưa ra hạn ngạch dệt may không đúng vớinăng lực sản xuất toàn ngành đã đẩy các doanh nghiệp có hoạt động gia côngxuất khẩu vào những hoàn cảnh khó khăn Có những doanh nghiệp ký hợpđồng gia công từ thời gian trước khi ký hiệp định nhưng bây giờ khi xuấthàng lại phải chịu hạn ngạch, trong khi việc phân bổ hạn ngạch lại không đềunên các doanh nghiệp này chỉ còn cách nhờ hạn ngạch của các doanh nghiệpkhác làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tuy nhiên, một lý do khác quan trọng khác đẩy các doanh nghiệp giacông xuất khẩu vào tình trạng bấp bênh, hoạt động cầm chừng như hiện nay làhầu hết các doanh nghiệp đều không dám ký hợp đồng gia công với khách hàng

Mỹ cho năm sau vì không biết chắc lượng hạn ngạch mình được cấp sẽ là baonhiêu Bài học “xương máu” hạn ngạch trong năm đó đã làm không ít doanhnghiệp phải lao đao với hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng, khiến đa phần trởnên ngại ngần trong việc thương thảo các hợp đồng mới Ngoài ra, việc tìm kiếmcác đơn hàng ở các thị trường khác trở nên khó khăn hơn khi đã có không ítkhách hàng ở những thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hồng Kông,Đài Loan… đi sang các nước Campuchia, Trung Quốc hay Indonesia đặt hàng

Vấn đề nổi cộm đối với ngành Dệt may Việt Nam là việc hiện nay cácdoanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất các sản phẩm rất thôngdụng và chủ yếu theo phương thức gia công Vì vậy, các mặt hàng dệt may

Trang 21

của Việt Nam phải cạnh tranh trực diện với các sản phẩm phổ thông khác từcác nước có lợi thế về gia công nhưng rất mạnh về nguyên phụ liệu như:Trung Quốc, Pakistan, Srilanca, Ấn Độ Theo thống kê, chi phí cho một đơn

vị sản phẩm gia công của Việt Nam đều cao hơn từ 15-20% mặt hàng tương

tự của Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan

Tuy giá lao động rẻ nhưng năng suất lao động của ngành dệt may ViệtNam nói chung không cao, chỉ bằng 2/3 mức bình quân các nước ASEAN, chiphí nguyên phụ liệu(phần lớn phải nhập khẩu) và khâu trung gian cao làm sảnphẩm thiếu tính cạnh tranh Trong thời gian tới, để có thể giải quyết được bàitoán về thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh gia tăng; các doanh nghiệp dệtmay Việt Nam chắc chắn phải chú trọng tới yếu tố cạnh tranh bằng việc nângcao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ

Trang 22

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Tứ Kỳ nằm phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí địa lý từ 106015’ đến

106027’ kinh độ đông và 21048’ đến 21055’ vĩ độ bắc

- Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương;

- Phía Tây giáp huyện Gia Lộc;

- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà;

- Đông Nam giáp thành phố Hải Phòng, Tây Nam giáp huyện NinhGiang

Tứ Kỳ nằm dọc theo trục tỉnh lộ 391 nối quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng)

và quốc lộ 10 (Hải Phòng - Thái Bình), trung tâm huyện cách Hà Nội 60 km vềphía Đông Nam, cách Hải Phòng 35 km, cách trung tâm thành phố Hải Dương

17 km Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình,sông Luộc và hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải (gồm sông Tứ Kỳ và sôngCầu Xe) Tứ Kỳ có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các đô thị lớn như

Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và với các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng, cáctỉnh miền núi phía Bắc

Các đơn vị hành chính thuộc huyện Tứ Kỳ gồm 1 thị trấn và 26 xã(Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Đại Đồng, Hưng Đạo, Ngọc Kỳ, Tái Sơn, Bình Lãng,

Trang 23

Quang Phục, Tân Kỳ, Dân Chủ, Quảng Nghiệp, Đại Hợp, Quang Khải, MinhĐức, Đông Kỳ, Tây Kỳ, Tứ Xuyên, Văn Tố, Phượng Kỳ, Cộng Lạc, An Thanh,Tiên Động, Quang Trung, Nguyên Giáp, Hà Thanh, Hà Kỳ) Diện tích tự nhiêncủa huyện là 17.019,01 ha, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên của tỉnh HảiDương Dân số huyện là 157.809 người, mật độ dân số là 992 người/km2 vàđược phân bố tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện.

3.1.1.2 Khí hậu

Tứ Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng

ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông Sự thay đổi nhiệt độ giữacác tháng trong năm khá lớn, nhiệt độ trung bình khoảng 230C, tháng nóngnhất (tháng 6; 7) lên đến 360-370C, và tháng lạnh nhất xuống tới 60 - 70C(tháng 12;1) Tổng lượng nhiệt cả năm là 8.5000C Độ ẩm trung bình hàngnăm là 80-85%, cao nhất là 99% và thấp nhất là 81%

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 - 1650 mm, năm caonhất lên tới 2311 mm và năm thấp nhất là 1154 mm và phân bố rất không đềutheo thời gian Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 (tháng 8

có lượng mưa cao nhất 416 mm) Trong khi đó, tháng 12 lượng mưa thấpnhất, chỉ đạt 11mm, cá biệt có những năm chỉ đạt 5mm

3.1.1.3 Hệ thống sông

Trên địa bàn huyện Tứ Kỳ có 2 sông lớn chảy qua là sông Thái Bình(đoạn qua Tứ Kỳ là 28,5 km), sông Luộc (đoạn qua Tứ Kỳ là 20 km) Nướcthuỷ triều theo cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình ảnh hưởng trực tiếpđến hệ thống thuỷ văn cũng như môi trường thiên nhiên của huyện

Bên cạnh các sông lớn, huyện còn có trên 57,5 km sông thuộc hệ thốngthủy nông Bắc Hưng Hải, đây lại là điểm cuối của hệ thống thủy nông BắcHưng Hải nên toàn bộ nước dồn về Tứ Kỳ để đổ ra sông Thái Bình (qua cốngCầu Xe) và ra sông Luộc (qua cống An Thổ) Do hầu hết hệ thống bơm tiêuúng của một phần Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đổ nước ra sông

Trang 24

Bắc Hưng Hải, nên vào mùa mưa nhiều nước thượng nguồn đổ về kết hợp với

triều cường làm cho hệ thống bờ kênh Bắc Hưng Hải và hệ thống Đê ở Tứ Kỳ

chịu áp lực lớn như Đê sông Thái Bình và Đê sông Luộc Với đặc điểm thuỷ

văn như vậy, nên nhiệm vụ chống lụt luôn được đặt ra tầm quan trọng với

chính quyền và nhân dân trong huyện

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

• Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tứ Kỳ năm 2013 là 17.019,01

ha, chủ yếu là đất đồng bằng xen kẽ là các vùng trũng Đất được hình thành

do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng, do đó mang đặc

tính của đất phù sa, địa hình tương đối bằng phẳng mầu mỡ phù hợp với

việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày Ngoài

lúa gạo, các sản phẩm nông nghiệp khác của huyện khá phong phú như rau,

Trang 25

a Đất sản xuất nông nghiệp 9829,97 5,76 9829,84 57,76 9829,73

c Đất nghĩa trang, nghĩa địa 141,01 0,83 141,09 0,83 141,32

d Đất suối và mặt nước chuyên dùng 1329,37 7,81 1329,46 7,81 1329,54

Bảng 3.1: Tình hình đất đai huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013

(Nguồn chi cục thống kê huyện Tứ Kỳ,2014)

Trang 26

• Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt Tứ Kỳ chủ yếu do 2 con sông chính

cung cấp, đó là sông Thái Bình, sông Luộc và một hệ thống thuỷ nông BắcHưng Hải chạy quanh và bao bọc lấy Tứ Kỳ với trên 100 km bờ đê

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ nước ngầm có trữ

lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15-25 m, song chất lượng không được tốt vì cónhiều tạp chất nhất là chất sắt Nguồn nước ngầm hiện chưa khai thác, đây lànguồn nước dự trữ cho phát triển trong tương lai

• Tài nguyên thủy sản

Là vùng đất trũng, có vùng nước lợ, Tứ Kỳ là huyện có nhiều loại thuỷsản cư trú và sinh sống Theo số liệu báo cáo quy hoạch thuỷ sản của huyện,trên lãnh thổ huyện có khoảng 30 loài cá, tôm và đặc sản sinh sống, bao gồmcác loại như cá mè trắng, mè hoa, trôi, trắm, chép, ba ba, ếch một số giốngmới như rô phi đơn tính, trê lai, chim trắng, tôm càng xanh, tôm he chântrắng, các loại động vật đặc hữu vùng nước lợ như: rươi, cáy, cà ra, rạm, cánhệch, cá đối, cá mòi, tôm rảo, con ruốc, ốc xoắn

Tứ Kỳ hiện có 1329,54 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, và còn có 52,04 hađất mặt nước chuyên dùng Ngoài ra huyện có diện tích đất trũng cấy lúa (vàokhoảng 2.000 ha), những diện tích này cấy lúa thường cho năng suất thấp ở cả

2 vụ chiêm xuân và vụ mùa, nên có thể chuyển đổi vùng đất trũng đó sang cấylúa vụ xuân kết hợp với thả cá vụ mùa mang lại hiệu quả kinh tế cao trên 1 hađất canh tác Như vậy tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của huyện còn rất lớn,cần có đầu tư lớn về cả vốn và kỹ thuật nuôi trồng

Tóm lại: Huyện Tứ Kỳ có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ

sản với một quy mô lớn Tuy nhiên, trong phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôitrồng thuỷ sản cần có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường sinh thái,đảm bảo phát triển hiệu quả và hài hòa giữa phát triển thủy sản, các ngànhdịch vụ và kinh tế khác

Trang 27

• Tài nguyên nhân văn

Tứ Kỳ có nền văn hóa phát triển lâu đời phong phú và đa dạng, điển

hình đó là hệ thống đình, chùa, miếu mạo đã có từ rất lâu không những đẹp và

còn tiêu biểu cho nhiều kiểu kiến trúc khác nhau như chùa Đông Dương nằm

trên địa bàn xã Minh Đức là một ngôi chùa khá cổ được nhà nước xếp hạng di

tích lịch sử năm 1994, chùa Phúc Diên tại xã Tân Kỳ được xếp hạng năm

1997 đình Quỳnh Gôi tại xã Tân Kỳ thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương

thời Hùng Duệ Vương có công chống giặc Thục, giữ yên bờ cõi Các lễ hội

truyền thống trong những năm gần đây được khôi phục và phát triển nhanh

mang đậm nét bản sắc dân tộc, gắn với các làn điệu dân ca

Tiềm năng con người là một trong những thế mạnh, với lực lượng lao

động lớn có trình độ khoa học, kỹ thuật, có tay nghề cao giàu kinh nghiệm là

điều kiện tiên quyết trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển

kinh tế - xã hội Nơi đây còn là cái nôi của nền văn minh lúa nước, nhiều ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp (như nghề dệt chiếu truyền thống tại An Thanh, Tứ

Xuyên, nghề thêu ren truyền thống tại Hưng Đạo, nghề vàng bạc tại La Tỉnh thị

trấn Tứ Kỳ…), nhân dân toàn vùng đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh

với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước, đã được tích

lũy, đúc kết thành “tấc đất, tấc vàng” đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị

3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 28

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013

(Nguồn chi cục thống kê huyệnTứ Kỳ,2014)

Trang 29

Thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nềnkinh tế Tứ Kỳ có những bước chuyển biến rõ rệt Tổng giá trị sản phẩm năm

2013 đạt 435,70 tỷ đồng tăng 15,85 tỷ đồng so với năm 2011 Tỷ trọng giữacác ngành kinh tế có sự chuyển dịch: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm (từ41,01% năm 2011 xuống còn 38,48% năm 2013), tỷ trọng ngành công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp (từ 30,98% năm 2011 lên 31,24% năm 2013), tỷ trọngngành dịch vụ thương mại tăng (từ 28,01% năm 2011 lên 29,28% năm 2013)

Thu nhập bình quân/người/năm từ 20,05 triệu đồng/người/năm(2011)tăng lên 29,25 triệu đồng/người/năm(2013)

Tuy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng sản xuất nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng lớn Hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn là ngành quyết định sựphát triển kinh tế của huyện

Trong những năm qua, nền kinh tế Tứ Kỳ đã có những bước phát triểntương đối toàn diện Sản xuất phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Đời sống nhân dân và cơ sở hạ tầng nông thôn đang từng bướcđược cải thiện

Nhìn chung, nền kinh tế hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,các tiềm năng, nguồn lực và những lợi thế chưa được khai thác đúng mức

3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của huyện Tứ Kỳ

a, Khu vực kinh tế nông nghiệp

Diện tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm dần, cây vụđông, cây công nghiệp, cây lâu năm tăng lên Từ năm 2003 trên địa bàn huyện

đã tiến hành dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cóquy mô tập trung Việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đã bước đầu pháthuy tác dụng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất Đất đai được triển khaitheo hướng mở rộng, thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng do vậy màhiệu quả ngành sản xuất nông nghiệp của huyện được nâng lên rõ rệt trong

Trang 30

những năm gần đây.

b, Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong những năm qua, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có mứctăng trưởng cao Các cụm công nghiệp mới được hình thành thu hút được các dự

án đầu tư vào trong địa bàn huyện Đến tháng 12 năm 2013 toàn huyện có 3.972

cơ sở sản xuất (năm 2011 là 2.928 cơ sở), bao gồm 01 doanh nghiệp nhà nước,

29 doanh nghiệp tư nhân, 15 doanh nghiệp tập thể và 3.927 hộ cá thể gia đìnhphân bố ở khắp các xã trên địa bàn huyện, trong đó nhiều nhất là ở xã HưngĐạo, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, An Thanh, Ngọc Sơn và Thị trấn Tứ Kỳ

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp, các nghề truyền thống vànghề tiểu thủ công nghiệp đang được phục hồi và phát triển như thêu, ren, dệtchiếu, mây tre đan, giá trị sản xuất đạt khá cao và góp phần tăng kim ngạchxuất khẩu

* Cơ cấu công nghiệp - TTCN

Cơ cấu công nghiệp – TTCN huyện Tứ Kỳ thiên về công nghiệp nhỏ vàtiểu thủ công nghiệp, tập trung chủ yếu vào một số ngành công nghiệp nhưcông nghiệp khai thác (1,6%), công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước0,93%, còn lại là công nghiệp chế biến chiếm 97,47% bao gồm các ngành:sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại, đồ gỗ, may mặc, thực phẩm

và đồ uống

* Phát triển làng nghề

Cùng với sự phát triển chung ngành nghề, làng nghề cũng được củng cố

và phát triển Hiện nay huyện Tứ Kỳ có 5 làng được UBND tỉnh phong tặngdanh hiệu làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Hải Dương, gồm cáclàng nghề sau:

- Làng Thanh Kỳ, xã An Thanh: Làng nghề chiếu cói

- Làng An Nhân, thị trấn Tứ Kỳ: Làng nghề đan mây tre

- Làng Nhũ Tỉnh, xã Quang Khải: Làng nghề thêu, ren

Trang 31

- Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo: Làng nghề thêu, ren.

- Làng Ô Mễ, xã Hưng Đạo: Làng nghề thêu, ren

c, Khu vực kinh tế dịch vụ

Trên địa bàn huyện mạng lưới thương mại dịch vụ phát triển tương đốinhanh, hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh khácnhau với nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần giải quyết việc làm,tăng thu nhập cho người lao động Theo thống kê đến cuối năm 2013, toànhuyện có 5.542 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, nhà hàng… các hộkinh doanh cá thể chủ yếu là kinh doanh bán lẻ, đa số doanh nghiệp và hộkinh doanh đều chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong lĩnh vựcthương mại, đảm bảo an ninh trật tự và các yêu cầu của nghề kinh doanh

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với lực lượng chủ yếu là các hộkinh doanh cá thể ngày càng khẳng định được vị trí vai trò của mình trên thịtrường Hệ thống chợ trên địa bàn huyện ngày một phát triển cả về số lượnglẫn quy mô Trong các chợ, ngoài các mặt hàng nông sản thực phẩm, hàngtiêu dùng thiết yếu, còn có các mặt hàng cao cấp như: Hàng công nghiệp điện

tử, may mặc, mỹ phẩm Hệ thống chợ phát triển đã đáp ứng được phần nàonhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân từ thị trấn đến nông thôn, đồng thờigóp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Bên cạnh đó công tác quản

lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn huyện ngày càng được tăng cường

3.1.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

3.1.3.1 Dân số

Theo số liệu thống kê đến này 31/12/2013 dân số Tứ Kỳ là 157.456người, mật độ dân số 926,0 người/km2 Trong đó dân số nam giới 76.990người, chiếm 48,8%, nữ giới 80.624 người, chiếm 51,2%, người dân Tứ Kỳthuần nhất là dân tộc Kinh Dân số thành thị là 6.061 người, chiếm 3,75%, dân

số nông thôn là 151.553 người, chiếm 96,25%

Trang 32

Bảng 3.3: Dân số và biến động dân số của huyện Tứ Kỳ, 2009-2013

(Nguồn chi cục thống kê huyện Tứ Kỳ,2014)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện năm 2013 là 9,6%, chủ yếu là tăng

dân số tự nhiên Như vậy, nếu so sánh với năm 2012 thì tỷ lệ tăng dân số của

huyện tăng 1,3% Theo đánh giá của UBND tỉnh Hải Dương thì Tứ Kỳ là một

trong những huyện làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong tỉnh

3.1.3.2 Lao động và việc làm

Theo niên giám thống kê đến ngày 31/12/2013 toàn huyện có 77.689 lao

động (chiếm 49,34% dân số) Trong đó:

- Số lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp là 70.712 người,

chiếm 91,02%, ngành phi nông nghiệp là 6.977 người, chiếm 8,98%

Cơ cấu(%)

Sốlượng

1 Tổng nhân khẩu Người 154748 100,00 154459 100,00 155134-Nhân khẩu nông nghiệp Người 149764 96,78 148503 96,14 149138-Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 4984 3,22 5956 3,86 5996

3 Tổng số lao động LĐ 77259 100,00 77325 100,00 77689

Trang 33

-Lao động nông nghiệp LĐ 73246 94,81 71912 92,99 70712

- Lao động phi nông nghiệp LĐ 4013 5,19 5413 7,01 6977

4 Một số chỉ tiêu BQ

Bảng 3.4: Tình hình nhân khẩuvà lao động huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013

(Nguồn chi cục thống kê huyện Tứ Kỳ,2014)

Trang 34

3.1.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

3.1.4.1 Thực trạng phát triển đô thị

Tứ Kỳ có 1 thị trấn trung tâm huyện là thị trấn Tứ Kỳ với tổng diện tíchđất đô thị là 490,02 ha (chiếm 2,35% diện tích tự nhiên của huyện Tứ Kỳ).Dân số đô thị năm 2013 là 6.077 người, diện tích đất ở đô thị là 69,77 ha, bìnhquân đất đô thị là 806,35 m2/người

Thị trấn Tứ Kỳ là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội củahuyện Đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng, đến nay các tuyến đường trục,các công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lướithông tin, bưu điện, phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng, thươngmại, nhà ở đang được cải tạo, nâng cấp

Những năm gần đây dọc theo Tỉnh lộ 391 và một số khu vực trung tâmcụm xã đã và đang hình thành những điểm giao lưu kinh tế - xã hội theohướng đô thị hóa Những trung tâm dân cư mang tính chất thị tứ trên thực tế

là những điểm thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - đời sống cho từng khuvực Bản thân dân cư tại các trung tâm này đang có sự chuyển hóa về cơ cấukinh tế, cơ cấu lao động: Các hoạt động dịch vụ - thương mại - ngành nghềngày càng phát triển, một bộ phận lao động đã tách khỏi sản xuất nông nghiệphoặc ít nhiều thoát ly nông nghiệp Do vậy, có thể nói trên địa bàn Tứ Kỳ cưdân đô thị đang có xu thế phát triển Trong tương lai huyện Tứ Kỳ có thể pháttriển thêm 2 thị trấn vệ tinh là Hưng Đạo và Nguyên Giáp

Quá trình hình thành và phát triển đô thị chưa ổn định, tốc độ đô thị hóadiễn ra mạnh Tuy đã có sự cố gắng đầu tư nhưng hiện tại hệ thống kết cấu hạtầng đô thị vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật;kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây dựng chưa đúng quy định làmảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị

3.1.4.2 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Trên địa bàn huyện Tứ Kỳ có 26 đơn vị hành chính cấp xã Do đặc điểm

Trang 35

lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyệnđược phát triển theo những hình thái khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và

mức độ phân bố trong từng khu vực Các điểm dân cư truyền thống (như làng, thôn, xóm ) được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có

giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâm kinh tế văn hoá của

đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện

3.1.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầngcủa huyện Tứ Kỳ

3.1.5.1 Giao thông

Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện Tứ Kỳ tươngđối phong phú bao gồm: Giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ Tuyvậy, giao thông đường bộ vẫn là mạng giao thông chủ yếu của huyện

a Đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ năm 2013 là 1.242,05 km, trong đó :

* Đường tỉnh: Huyện có 4 tuyến đường tỉnh đi qua với tổng chiều dài

44,2 km bao gồm:

Đường 391 có chiều dài 24,2 km, từ cống Câu đến Quý Cao nối với

Trang 36

quốc lộ 10 là tuyến đường nhựa đã được nâng cấp cải tạo tốt nhất với chiềurộng 12 m.

Đường 37: Có chiều dài 5 km, từ Dân Chủ đến Cầu Bía, là đường nhựamặt đường rộng 5,5 m

Đường 395: Có chiều dài 11 km, từ Quý Cao đến thị trấn Ninh Giang làđường nhựa đã được nâng cấp cải tạo mặt đường rộng 5,5m

Đường 392 dài 4 km từ Thị trấn Tứ Kỳ đến Minh Đức là đường nhựa,mặt đường rộng 7 km

* Đường huyện: Huyện có 12 tuyến đường với tổng chiều dài là: 34,65 km;

có nền đường từ 6 - 7 m; Mặt đường từ 3,5 - 5,5 m bao gồm các tuyến đường:

Đường 391B: chiều dài 7,3 km từ ngã Tư Mắc xã Quang Phục đếnQuán Ngái xã Quảng Nghiệp (quốc lộ 37), mặt đường rộng 5,5 m, kết cấu đádăm thấm nhập nhựa

Đường 391C: Chiều dài 5,0 km từ Trại giống (Quang Phục) đến Cầu

Cờ (Ngọc Kỳ), mặt đường rộng 3,5 m, kết cấu đá dăm thấm nhập nhựa

Đường 391P: Chiều dài 2 km, từ ngã ba Chợ Mũ xã Hưng Đạo đến Ngã

ba Cống Tên lửa đường 391C (Ngọc Kỳ) Hiện tại đã nâng cấp, cải tạo được0,5 km đường đá dăm nhựa, mặt đường rộng 7m, còn lại 1,5 km đường cấpphối đá cộn mặt rộng 3,5 m

Đường 391H: Chiều dài 1,5 km từ Ngã ba Bích Cẩm xã Quang Phục đếncầu Phao đò Đồn giáp xã Quang Khải là đường cấp phối đá cộn mặt rộng 3,5 m

Đường 391D: Chiều dài 3,3 km từ chợ Yên thị trấn Tứ Kỳ đến đò Bầu

xã Tứ Xuyên Tuyến đang được nâng cấp từ đường đá cộn thành đường đádăm nhựa mặt rộng 5,5 m – 7,5 m

Đường 391E: Chiều dài 2,5 km từ ngã Tư Mắc đến đò Lạng là đườngcấp phối đá cộn mặt rộng 3,5 m

Đường 391K: Chiều dài 0,5 km từ ngã tư Ngọc Sơn đến đò Neo; kếtcấu đường cấp phối đá cộn, mặt rộng 3,5 m

Trang 37

Đường 391N: Chiều dài 9,0 km từ ngã ba La Giang xã Văn Tố đến ngã

ba thôn Hà Hải xã Hà Kỳ; đã nâng cấp cải tạo được 1,5 km đường nhựa cònlại 7,5 km là đường đá cộn

Còn lại 4 tuyến đường 391 cũ thuộc địa phận xã Quang Phục, Văn Tố,Quang Trung và Nguyên Giáp tổng dài 3,55 km kết cấu mặt đường nhựa rộng5,5 m, chất lượng tốt

Đường xã: Toàn huyện có 101 tuyến với tổng chiều dài là 167,2 km.Đường thôn: Tổng chiều dài 491 km

Đường xóm: Tổng chiều dài 185 km

Đường nội đồng: Tổng chiều dài là 320 km trong đó có 190 km đườngtrục chính

b Đường sông

Mạng lưới đường sông huyện Tứ Kỳ có tổng chiều dài là 65 km, gồm17,8km đường sông thuộc sông Luộc, sông Thái Bình và 12,7 km và một sốsông khác như sông Cầu Xe, sông Đĩnh Đào thuộc hệ thống thuỷ nông BắcHưng Hải Đây là mạng lưới giao thông góp phần quan trọng trong phát triểnkinh tế của huyện

Dọc theo hệ thống sông có 02 âu thuyền (âu Cầu Xe và âu An Thổ), 15bến đò, 01 cầu phao và 05 bến xếp dỡ phục vụ nhu cầu địa phương Tuynhiên, do ảnh hưởng của bãi bồi, độ sâu cũng như chiều rộng lòng sông vàcác âu thuyền, cống làm cản trở tàu thuyền trọng tải lớn qua lại Thực tếtrong những năm qua việc khai thác giao thông đường thuỷ để phát triển kinh

tế ít được quan tâm và đầu tư đúng mức

 Nhận xét chung về hệ thống giao thông

Huyện Tứ Kỳ có cả giao thông đường thuỷ và đường bộ thuận lợi chophát triển kinh tế – xã hội Nhưng nhìn chung chất lượng thấp, một số tuyếncòn khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa

Việc phát triển các phương tiện giao thông còn chậm so với yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội của huyện Một số phương tiện vận chuyển cũ,

Trang 38

không an toàn và gây ô nhiễm môi trường.

3.1.5.2 Thủy lợi

Theo số liệu báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2010, 80% dân số củahuyện được sử dụng nước hợp vệ sinh (bao gồm nước giếng khơi, giếngkhoan, bể nước mưa, nước công nghiệp tập trung); Dân cư khu vực Thị trấn,

xã Minh Đức, xã Cộng Lạc, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Hưng Đạo, Hà Kỳ và Hà Thanh

sử dụng nước máy cấp tập trung, còn dân cư vùng nông thôn sử dụng bể nướcmưa, giếng khơi và giếng khoan Hệ thống kênh mương của huyện bảo đảmtưới cho 50% và tiêu cho 33% diện tích gieo trồng, trong đó tổng số 285 kmkênh tưới và 250 km kênh tiêu Số kênh mương tưới đã được kiên cố hoá là

66 km (chiếm 23,16%) Huyện hiện có 96 trạm bơm, với tổng công suất386.000m3/h bảo đảm tiêu úng trong mùa mưa bão

Tóm lại: Hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh Các

công trình lớn về cấp, thoát nước và xử lý nước sinh hoạt và công nghiệpđang được phát triển tuy nhiên đã thấy dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm ở một

Trên địa bàn huyện có 83 km đường dây 35 KV và 18 km đường dây 10KV; 350 km đường dây 0,4 KV và 75 trạm biến áp, 83 máy biến áp với dunglượng 21.080 KV

3.1.5.4 Bưu chính viễn thông

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của ngành Bưu chính, Viễn thông

và Công nghệ thông tin trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước; thực hiện Nghị

Trang 39

quyết Đại hội Đảng các cấp Uỷ ban nhân dân huyện Tứ Kỳ đã luôn luônquan tâm, chỉ đạo ngành Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin huyệnthực hiện tốt nhiệm vụ được giao như doanh thu, phát triển mạng lưới, lắpmới tủ, hộp cáp các loại, công tác duy tu bảo dưỡng…

Mạng lưới điện điện thoại đã được xây dựng ở tất cả 27/27 xã và thịtrấn trong huyện Riêng điểm phát hành báo chí có 3 bưu cục: Thị trấn Tứ Kỳ,Thanh Hưng Đạo, Nguyên Giáp

Các dịch vụ mới đã mở như: EMS, điện hoa, chuyển tiền nhanh, tiết kiệmbưu điện… Bưu điện huyện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến ngườitiêu dùng như nhận, trả tiền nhanh, phát bưu phẩm, bưu kiện; lắp đặt máy điệnthoại, Mạng lưới thu cước đã triển khai thu đến tận hộ gia đình, cá nhân

3.1.5.5 Văn hóa

Thực hiện Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 1998của UBND tỉnh Hải Dương vể việc quy định tiêu chí công nhận làng văn hóa,khu dân cư văn hóa Huyện Tứ Kỳ đã tích cực chỉ đạo các địa phương đẩymạnh tiến độ xây dựng làng văn hóa và được các cấp ủy Đảng, chính quyềnquan tâm thực hiện, được nhân dân đồng tình hưởng ứng Phong trào xâydựng làng văn hóa trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực Đến naytoàn huyện đã có 81 làng văn hóa trên địa bàn 27 xã, thị trấn, công nhận đạt71,6% tổng số làng Hầu hết các xã đều có phòng đăng ký kết hôn, và có quiđịnh cụ thể chi tiết về tang lễ; các lễ hội trong huyện hướng vào việc khôiphục các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc, bảo vệ và tôn tạo ditích lịch sử văn hoá, biên soạn truyền thống lịch sử làng, xây dựng thư việnđược khuyến khích để góp phần nâng cao dân trí

Các làng văn hóa được công nhận cơ bản giữ vững và phát huy tốt danhhiệu, nông thôn ngày càng đổi mới Đến nay đã có các làng: Làng Quàn xãMinh Đức, làng Đại Hà xã Hà Kỳ, làng Kim Đôi xã Ngọc Kỳ, làng PhươngQuất xã Kỳ Sơn, làng Nghi Khê xã Tân Kỳ được UBND tỉnh Hải Dương đã

Trang 40

được tặng bằng khen Đến nay toàn huyện đã có 77 làng văn hóa trên địa bàn

24 xã, 10 xã có tất cả các làng được công nhận làng văn hóa Hầu hết các xãđều có phòng đăng ký kết hôn, và có qui định cụ thể chi tiết về tang lễ; các lễhội trong huyện hướng vào việc khôi phục các trò chơi dân gian và các mônthể thao dân tộc, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, biên soạn truyềnthống lịch sử làng, xây dựng thư viện được khuyến khích để góp phần nângcao dân trí

3.1.5.6 Y tế

Trong những năm qua công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻnhân dân huyện đã đạt đựơc những kết quả quan trọng Hệ thống khám chữabệnh ngày càng được cải thiện, mạng lưới y tế được củng cố và tăng cường cả

về cơ sở vật chất và nhân lực Quỹ đất dành cho ngành y tế của huyện Tứ Kỳnăm 2010 là 6,43 ha, gồm: 1 bệnh viện huyện với 140 giường bệnh, số trạm y

tế xã, thị trấn 27 trạm, cơ sở y tế tư nhân 01 cơ sở Số cán bộ y tế của huyện

có 245 người, trong đó bác sỹ 45 người, y sỹ, kỹ thuật viên 98 người, y tá và

nữ hộ sinh 102 người

Dịch vụ y tế được mở rộng và phát triển đa dạng, có chất lượng, tỷ lệngười dân được chăm sóc y tế ngày càng tăng, bệnh viện huyện bước đầu đãphát huy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong chuẩnđoán, điều trị bệnh Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tích cực

và chủ động, nên nhiều năm liền không có dịch bệnh lớn xảy ra

3.1.5.7 Giáo dục đào tạo

Trong những năm qua, việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia luôn đượcHuyện ủy, HĐND và UBND huyện tập trung chỉ đạo và được coi là một trongnhững nhiệm vụ trong tâm trong việc phát triển văn hóa – xã hội của huyện.Hiệu quả của việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia đã thực sự tạo được niểmtin và sự đồng thuận của Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện Kếtquả lớn nhất mà huyện đã đạt được chính là chất lượng toàn diện và cơ sở vật

Ngày đăng: 03/10/2014, 09:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2001),“ Ngành nghề nông thôn- vai trò , thuận lợi và khó khăn”, Tài liệu tham khảo Kinh tế- xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành nghề nông thôn-vai trò , thuận lợi và khó khăn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2001
2. Nguyễn Sinh Cúc, (2000), “Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển châu Á” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thônở các nước đang phát triển châu Á
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2000
7. Chính phủ (2006), “Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghềnông thôn”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
8. Nguyễn Điền (1997), “Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nướcchâu Á và Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Điền
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
11. Mai Thanh Cúc (2005), “Lý luận về tăng trưởng và phát triển”, Giáo trình Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về tăng trưởng và phát triển
Tác giả: Mai Thanh Cúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2005
13. Đỗ Thị Huyền, (2010), “Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren tại xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: 13. Đỗ Thị Huyền, (2010), “Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren tại xã
Tác giả: Đỗ Thị Huyền
Năm: 2010
14. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997) , Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp
Nhà XB: Nhà xuấtbản Nông Nghiệp Hà Nội
19. Lê Đình Thắng, 1993, ‘Phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hóa’, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuấthàng hóa’
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin_NXB Chính trị quốc gia Khác
4. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của UBND huyện Tứ Kỳ năm 2011. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của UBND huyện Tứ Kỳ năm 2012. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của UBND huyện Tứ Kỳ năm 2013 Khác
5. Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tứ Kỳ lần thứ XXIII Khác
9. Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng kí kinh doanh Khác
10. Bộ Tài chính (2001). Những quy định pháp luật về chế độ Tài chính - Kế toán của doanh nghiệp Và hộ kinh doanh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
15. Luật Doanh nghiệp 200516. Luật Thương mại 2005 Khác
17. Tô Dũng Tiến – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tình hình đất đai huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013 - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 3.1 Tình hình đất đai huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013 (Trang 25)
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013 - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 3.2 Giá trị sản xuất của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013 (Trang 28)
Bảng 3.3: Dân số và biến động dân số của huyện Tứ Kỳ, 2009-2013 - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 3.3 Dân số và biến động dân số của huyện Tứ Kỳ, 2009-2013 (Trang 32)
Bảng 3.4: Tình hình nhân khẩuvà lao động  huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013 - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 3.4 Tình hình nhân khẩuvà lao động huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013 (Trang 33)
Bảng 3.6: Phân bổ các cơ sở, hộ may gia công được điều tra - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 3.6 Phân bổ các cơ sở, hộ may gia công được điều tra (Trang 45)
Bảng 4.1: Số lượng và phân loại các cơ sở may gia công ở huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013 - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 4.1 Số lượng và phân loại các cơ sở may gia công ở huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013 (Trang 52)
Bảng 4.2: Tuổi và giới tính của chủ cơ sở. - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 4.2 Tuổi và giới tính của chủ cơ sở (Trang 56)
Bảng 4.3: Học vấn, chuyên môn của chủ cơ sở. - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 4.3 Học vấn, chuyên môn của chủ cơ sở (Trang 57)
Bảng 4.4: Diện tích,nguồn gốc nhà xưởng của cơ sở - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 4.4 Diện tích,nguồn gốc nhà xưởng của cơ sở (Trang 59)
Hình thức công nhật được sử dụng khi mặt hàng gia công khó định giá cụ thể từng chi tiết may và lao động sản xuất theo dây chuyền, các công việc nối tiếp, có quan hệ với nhau, ví dụ: gia công hoàn thiện quần, áo đồng phục, hay gia công hoàn thiện một chiế - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Hình th ức công nhật được sử dụng khi mặt hàng gia công khó định giá cụ thể từng chi tiết may và lao động sản xuất theo dây chuyền, các công việc nối tiếp, có quan hệ với nhau, ví dụ: gia công hoàn thiện quần, áo đồng phục, hay gia công hoàn thiện một chiế (Trang 64)
Bảng 4.7:  Loại máy may gia công trong các cơ sở điều tra - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 4.7 Loại máy may gia công trong các cơ sở điều tra (Trang 67)
Bảng 4.10. Tình hình nhân khẩu và trình độ của hộ điều tra - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 4.10. Tình hình nhân khẩu và trình độ của hộ điều tra (Trang 69)
Bảng 4.12: Phí gia công của các mặt hàng được gia công phổ biến BQ các cơ sở may gia công tại huyện Tứ Kỳ - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 4.12 Phí gia công của các mặt hàng được gia công phổ biến BQ các cơ sở may gia công tại huyện Tứ Kỳ (Trang 78)
Bảng 4.13: Phân tích SWOT cho phát triển nghề may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳ - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 4.13 Phân tích SWOT cho phát triển nghề may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳ (Trang 85)
Bảng 1: Mức lương trung bình trên tháng trong 3 năm 2011->2013. - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 1 Mức lương trung bình trên tháng trong 3 năm 2011->2013 (Trang 99)
Bảng 5: Nguồn hàng được cung cấp năm 2013: - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 5 Nguồn hàng được cung cấp năm 2013: (Trang 101)
Bảng 6: Chi phí nguyên vật liệu, phí vận chuyển, phí điện, khấu hao máy móc và các chi phí phát sinh TB các tháng năm 2013(đơn vị: triệu - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 6 Chi phí nguyên vật liệu, phí vận chuyển, phí điện, khấu hao máy móc và các chi phí phát sinh TB các tháng năm 2013(đơn vị: triệu (Trang 102)
Bảng 7: Phương tiện vận chuyển và phí vận chuyển trong trường hợp cơ sở tự vận chuyển. - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 7 Phương tiện vận chuyển và phí vận chuyển trong trường hợp cơ sở tự vận chuyển (Trang 103)
Bảng 8: Phí gia công bên đặt gia công trả cho cơ sở trong năm 2013 Tháng Phí bên đặt gia công trả cho cơ sở - Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 8 Phí gia công bên đặt gia công trả cho cơ sở trong năm 2013 Tháng Phí bên đặt gia công trả cho cơ sở (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w