Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập tổ chức kinh tế thế giới ( WTO ) (Trang 40 - 47)

- Ủy ban tín dụng Ủy ban đầu tư

41, 644 58,060 74,303 160,72 XI Tổng lợi nhuận trước

2.2.2. Bối cảnh trong nước

Thuận lợi :

Hề thống pháp luật được hoàn thiện, thủ tục hành chính được đơn giản hóa đề phù hợp với các giao dịch trong và ngoài nước. Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là sự cam kết mạnh mẽ về sự phát triển kinh tế thị trường và điều đó đòi hỏi phải có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa đối với các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức WTO. Việc gia nhập WTO cho thấy, Việt Nam đã sẵn sàng cho việc hội nhập hoàn toàn và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, đánh dấu vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời cũng tạo những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh quá trình

phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi có được khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức và phải cam kết thực hiện nhiều quy định mang tính chất ràng buộc của tổ chức này. Ngoài các nội dung thuộc lĩnh vực kinh tế, Việt Nam phải cam kết xóa bỏ những quy định mang tính chất mệnh lệnh, hành chính ảnh hưởng đến kinh tế thị trường; điều chỉnh pháp luật để phù hợp với luật pháp quốc tế; phải công bố các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành tối thiểu là 60 ngày, phải đăng công khai các văn bản pháp luật trên các trang tạp chí điện tử của bộ, ngành, địa phương...

Thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO và để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ sau khi Quốc hội chính thức phê chuẩn văn kiện gia nhập WTO, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác cải cách hành chính nói chung, cải cách về quy trình, thủ tục hành chính nói riêng.

Như vậy có thể thấy, để cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản điều chỉnh nhiều lĩnh vực có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và những điều kiện cần thiết để thực hiện. Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng căn cứ vào tình hình thực tiễn đã có những chỉ đạo trực tiếp, cụ thể công tác cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua.

Với những chỉ đạo liên tục, sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, qua hơn hai năm gia nhập WTO, các hoạt động cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả bước đầu:

Thứ nhất, rà soát, sửa đổi và bãi bỏ nhiều thủ tục bất hợp lý cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính, quy chế làm việc của các cơ quan hành chính để người dân biết thực hiện và giám sát.

Thứ tư, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.

Thứ năm, áp dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính được đăng tải công khai trên các trang điện tử của các bộ, ngành và của nhiều tỷnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thứ sáu, nâng cao thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải quyết các thủ tục cho tổ chức và công dân.

Những cải cách liên tục và quyết liệt về thủ tục hành chính trong thời gian vừa qua bước đầu đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Những cải cách về thủ tục hành chính theo hướng phục vụ tốt hơn, nâng cao tính công khai, minh bạch của nền hành chính đã cải thiện tích cực môi trường kinh doanh trong nước, giảm chi phí thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp và người dân (năm 2007, chi phí khởi sự doanh nghiệp tại Việt Nam khoảng 20% so với 34,9% của các nước trong khu vực), tạo tiền đề tốt để Việt Nam thu hút đầu tư trong và ngoài nước (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006 có 46.498 doanh nghiệp mới đăng ký thành lập với số vốn gần 10 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới đạt 7,5 tỷ USD, năm 2007 có 58.916 doanh nghiệp mới với số vốn hơn 30 tỷ USD, số dự án đầu tư nước ngoài là 1.445 dự án với gần 18 tỷ USD, riêng năm 2008, tính đến tháng 11-2008 đã có 1.059 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD, tăng gần 7 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, nếu cộng cả tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1,08 tỷ USD, số vốn đầu tư nước ngoài đã đạt 60,09 tỷ USD); tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần giữ vững sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định của xã hội trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ đang hoành hành trên phạm vi toàn thế giới.

Nên kinh tế đạt tốc độ tăng trước khả quan trong thời kỳ khủng hoảng, bên cạnh kinh tế thế giới năm 2010 sẽ diễn biến khá phức tạp: hồi phục không chắc chắn, những động thái về tiền tệ, đầu tư, thương mại… khó dự đoán, nhiều rủi ro bất trắc, các cơ hội phát triển mong manh. Tuy nhiên về tổng thể, tình hình kinh tế thế giới năm 2010 sẽ khá hơn năm 2009, đó là điều thuận lợi đối với Việt Nam.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 đã tác động đến kinh tế Việt Nam trên các mặt: giảm tốc độ tăng trưởng, giảm xuất khẩu nhập khẩu, giảm đầu tư nước ngoài, giảm lượng khách du lịch quốc tế, giảm kiều hối... Những tác động tiêu cực này là rõ ràng, nhưng mức suy giảm đã chậm lại vào cuối năm 2009 và sang 2010 có thể sẽ dần dần chấm dứt.

Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp kiềm chế có hiệu quả đà suy giảm kinh tế và duy trì được tốc độ tăng trưởng 5,32%, đó là một kết quả rõ ràng được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, những mặt trái của các giải pháp chống suy thoái kinh tế năm 2009 sẽ dần dần phát lộ trong năm 2010, mà ngay bây giờ ta phải tính đến để hạn chế.

Trong bối cảnh trên đây, kinh tế Việt Nam trong năm 2010 sẽ phải chú ý tới những vấn đề sau đây:

Một là , phải theo dõi sát sao những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới, để có thể có những ứng phó kịp thời. Như trên đã trình bày, tình hình kinh tế thế giới đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, mau lẹ, không ổn định. Giá dầu mỏ, giá vàng, giá các nguyên liệu… lúc lên, lúc xuống, rất khó dự báo. Ngay cả IMF và WB cũng luôn phải điều chỉnh dự báo từng quý, và sai nhiều hơn đúng. Những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới sẽ có tác động đến kinh tế Việt Nam trên các mặt thương mại và đầu tư rõ nét và nhanh nhạy, vì độ mở của kinh tế Việt Nam về hai lĩnh vực này là khá lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu đã bằng 150 – 160% GDP, vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm tới 30 – 40% tổng vốn đầu tư xã hội… Các cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia phải thành

lập những bộ phận chuyên theo dõi, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo những biến động của tình hình kinh tế thế giới và đề xuất các giải pháp ứng phó, báo cáo với Chính phủ. Về mặt này, các cơ quan nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn bất cập.

Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 đã tác động đến kinh tế Việt Nam trên các mặt: thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối… nhưng không lớn, mức suy giảm nói chung khoảng 10%. Lý do là, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này đã tác động mạnh nhất tới lĩnh vực bất động sản, ngân hàng và tài chính. Cả hai lĩnh vực này của nền kinh tế Việt Nam hiện nay hầu như chưa mở cửa đáng kể với nền kinh tế thế giới, do vậy đã chịu tác động không lớn. Hơn nữa hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn chủ yếu là khoáng sản, dầu mỏ và nông, lâm, hải sản…, là những nhu yếu mà thế giới vẫn cần kể cả khi kinh tế khủng hoảng. Những vấn đề mà kinh tế Việt Nam phải đối diện trong năm 2009 chủ yếu là những vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam như: lạm phát, thâm hụt thương mại, chất lượng tăng trưởng, thể chế kinh tế và hành chính, mô hình tăng trưởng ... Những vấn đề này mặc dù đã được xử lý trong năm 2009, nhưng vẫn đang là mối lo cần phải được tiếp tục nghiên cứu giải quyết trong năm 2010.

Ba là, những hệ luỵ của những giải pháp chống suy giảm kinh tế trong năm 2009 sẽ phát lộ trong năm 2010, sẽ phải được chú ý xử lý phù hợp. Những hệ luỵ này có thể là:

- Nguy cơ tái lạm phát do phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tài chính, do đầu tư kém hiệu quả, có thể còn do những nguyên nhân bên ngoài như giá nguyên nhiên liệu thế giới sẽ tăng…

- Thâm hụt ngân sách trong năm 2009 đã là 7% GDP và năm 2010 sẽ chưa thể giảm được do tình hình kinh tế chưa hồi phục chắc chắn.

- Các giải pháp hành chính, bao cấp đã áp dụng trong năm 2009 có thể vẫn phải tiếp tục trong năm 2010 dù rằng với mức độ giảm thiểu và v.v..

- Thâm hụt thương mại gia tăng trong năm 2008, 2009 và có thể sẽ còn tiếp tục trong năm 2010, và hiện chưa có những biện pháp giải quyết hữu hiệu.

Giải quyết những vấn đề trên hoàn toàn không đơn giản, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu khách quan, khoa học và phù hợp với thực tế.

Khi hội nhập kinh tế thế giới thi Việt Nam nói chung và đặc biệt là Ngân hàng thương mại nói riêng thị trường vốn rất đa dạng và phong phú.Tham gia hội nhập kinh tế thế giới mở ra những cơ hội tăng trưởng kinh tế cho nước ta. Việc trở thành thành viên WTO sẽ tạo ra các công cụ để nâng cao lợi ích kinh tế của các nước thành viên thông qua việc tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại đa biên. Tuy nhiên không ít thách thức đối với tăng trưởng kinh tế khi VN hội nhập kinh tế thế giới. Những thách thức đó đe dọa sự phát triển cao và bền vững nền kinh tế.

Khó khăn :

Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiều yếu kém:

+ Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao;

+ Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập;

+ Sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp. Qui trình quản trị trong các TCTD Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trò và trách nhiệm của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả;

+ Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế;

+Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập.

Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạn chế nêu trên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản. Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế.

- Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải

đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây lên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập tổ chức kinh tế thế giới ( WTO ) (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w