- Ủy ban tín dụng Ủy ban đầu tư
41, 644 58,060 74,303 160,72 XI Tổng lợi nhuận trước
2.3. Năng lực cạnh tranh của ngân hang TMCP Hàng Hải 1 Năng lực tài chính
2.3.1. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện ngay chỉ tiêu đầu tiên là quy mô vốn tự có.
Bảng 1: một số mức vố chủ sở hữu của một số ngân hàng TMCP Đơn vị : tỷ đồng
MSB SCB ACB TB KHỐI
CP
2007 1756 2630 6111 3499
2008 3262 2809 7666 4579
(Nguồn: tổng hợp từ các bảo cáo thường niên của Maritime Bank và các NHTMCP khác)
Qua Bảng 1 cho thấy, mức vốn chủ sở hữu của Maritime Bank vẫn còn thấp so với các ngân hàng thuộc nhóm 10 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam (như ACB .. ) và thấp hơn so với mức trung bình ngành.
Như chúng ta đã biết quy mô vốn chủ sở hữu là tấm đệm để đảm bảo cho ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.Với một quy mô vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng chống đỡ của ngân hàng sẽ cao hơn nếu xảy ra những rủi ro xuất hiện trong nền kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp, không dự báo trước được, nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng lúc càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế mỗi lúc thêm sâu rộng. Theo lý thuyết, vốn tự có thấp dẫn đến hạn chế rất lớn khả năng tăng quy mô của hoạt động kinh doanh bởi giới hạn huy động vốn và cho vay, giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng, giới hạn tổng số vốn đầu tư…từ đó dẫn tới
hạn chế trong việc mở rộng mạng lưới, địa bàn hoạt động và đổi mới thiết bị công nghệ, đặc biệt là hệ thống thanh toán, chi phí hoạt động tăng và kết quả tất yếu là mức độ cạnh tranh yếu, kết quả hoạt động thấp. Một khi có những thay đổi chính sách hoặc có biến động bất lợi về kinh tế dễ dẫn đến khả năng bị suy yếu, nếu nghiêm trọng thì có thể dẫn tới nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán, gây thiệt hại cho khách hàng, cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 do Thống đốc NHNN ban hành thì các ngân hàng thương mại Việt Nam phải luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR loại II) là 8%. Tỷ lệ ngày cho thấy nếu quy mô vốn tự có của ngân hàng càng thấp thì càng khó mở rộng hoạt động vì nếu mở rộng hoạt động thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sẽ có khả năng không đạt mức 8% như quy định và sẽ đối mặt với những nguy cơ rủi ro lớn hơn. Ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, MSB luôn duy trì hệ số CAR loại II đạt mức trên mức tối thiểu quy định Bảng 2: Hệ số CAR của một số NHTMCP
Đơn vị : %
MSB SCB ACB TB KHỐI CP
2006 10,6 9,40 10,89 10,29
2007 15,43 14,99 16,19 15,54
(Nguồn: tổng hợp từ các bảo cáo thường niên của Maritime Bank và các NHTMCP khác)
Từ bảng 2 cho thấy: hệ số CAR của Maritime Bank mặc dù cao hơn mức quy định tối thiểu những vấn thấp hơn so với một số ngân hàng và mức trung bình ngành ở năm 2007
2.3.2Tài sản có
việc nâng cao chất lượng tín dụng, đấy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm nợ tồn đọng, tận thu từ khách hàng. Năm 2007, dư nợ tín dụng tăng gấp 1,24 lần so với năm 2006, nợ xấu tăng 0,97 lần; sang năm 2008, dư nợ tín dụng tăng gấp 1,21 lần so với năm 2007 nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm 0,87% so với năm 2007. Với chính sách mở rộng tín dụng có kiểm soát và thận trọng, Maritime Bank đã từng bước giảm thấp nợ quá hạn cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Cũng giống như các ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ trọng khoản mục dư nợ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng. Bảng 3: tỷ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản có của MSB và môtj số NHTMCP khác Đơn vị: % MSB SCB ACB TB KHỐI CP 2006 74,7 74,4 38,0 62,36 2007 72,5 71,4 37,1 60,33
(Nguồn: tổng hợp từ các bảo cáo thường niên của Maritime Bank và các NHTMCP khác)
Tỷ trọng của dư nợ tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản có của ngân hàng. Tỷ lệ này lần lượt qua 2năm 2006 và 2007 là 74,7% và 72,5%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần theo thời gian những vẫn còn cao hơn so với một số ngân hàng thương mại cổ phần thuộc nhóm top ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam và cao hơn so với mức trung bình ngành.
2.3.3 Lợi nhuận
Mức độ sinh lời bình quân sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong 3 năm từ 2006 đến 2008 của Maritime Bank được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: ROE của MSB và một số NH TMCP
MSB STB ACB TB KHỐI CP
2006 16,8 19,76 34,43 23,66
2007 21,6 27,36 28,1 25,68
2008 26,7 30,0 28,5 28,4
(Nguồn: tổng hợp từ các bảo cáo thường niên của Maritime Bank và các NHTMCP khác)
Bảng số liệu trên phản ánh chỉ tiêu ROE của MSB qua 3 năm tương đối thấp hơn mức trung bình ngành.
Mức lợi nhuận đạt được kết quả tích cực, đáng khích lệ trong các năm gần đây của Maritime Bank là một đấu hiệu tốt phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng từng bước được cải thiện. rõ ràng đây là một kết quả rất đáng ghi nhận và tự hào của Maritime Bank khi vượt qua khung hoảng khi mới thành lập , song mức độ bền vững của các chỉ tiêu này đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào việc Maritime Bank sẽ tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như thế nào.
Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam, phần lớn thu nhập của Maritime Bank phụ thuộc vào nhuồn thu nhập có nguồn gốc từ tín dụng và đầu tư. Ngoài ra tỷ lệ chi phí trên thu nhập còn tương đối cao và cao hơn mức trung bình ngành. Có thể thấy qua biểu đồ sau:
Tín dụng
2007 7616
2008 15478
2009 32631
2.3.4 Năng lực về công nghệ
Về phần cứng: hiện tại, Maritime Bank đã trang bị hệ thống máy chủ của hãng IBM (Hoa Kỳ) và toàn bộ hệ thống máy tính trong ngân hàng đều được trang bị bởi những thương hiệu nổi tiếng như IBM, HP. Trong 3 năm gần đây, hệ thống
phần cứng của ngân hàng đã từng bước được hiện đại hóa, nâng cấp, nâng cao công suất và đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản để xử lý các mảng nghiệp vụ hàng ngày của ngân hàng.
Về phần mềm: từ năm 2004 đến nay, Maritime Bank đang vận hành hệ thống ngân hàng lõi trên nền tảng chương trình Smart Bank được cung cấp bởi công ty FPT . Về cơ bản, hệ thống ngân hàng lõi này đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để xử lý dữ liệu, đảm bảo khả năng vận hành bình thường hàng ngày của ngân hàng. Tuy nhiên, với quy mô hoạt động ngày một mở rộng và số lượng giao dịch cần phải xử lý hàng ngày đã tăng lên rất nhiều nên đã xảy ra tình trạng quá tải công suất hoạt động của chương trình, biểu hiện như tốc độ xử lý một giao dịch chậm hơn bình thường rất nhiều đã kéo dài thời gian hoàn tất một giao dịch nên buộc khách hàng phải chờ lâu, gây nên tâm lý khó chịu nơi khách hàng.
MSB đã huy động nội lực xây dựng một hệ thống phần mềm (E-Bank) quản lý toàn diện cho Ngân hàng( do ngân hàng thê giới tài trợ)Phần mềm sử dụng trong dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán của MSB lần này được xây dựng theo thông lệ quốc tế, tách biệt giữa quản lý và hoạt động tác nghiệp, thực hiện giao dịch một cửa, cho phép phân công lại lao động theo thông lệ đang áp dụng trong các ngân hàng khu vực và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giảm thời gian giao dịch thực tế. Dữ liệu tập trung sẽ cho phép các cấp quản lý truy vấn trực tuyến, có thể nắm bắt kịp thời diễn biến hoạt động của ngân hàng và ra các quyết định phù hợp.
Đặc biệt, phần mềm được xây dựng với tính bảo mật cao, các nghiệp vụ được tham số hoá, được định nghĩa trước và thực hiện ngầm định, nên các cán bộ nghiệp vụ và tin học không thể can thiệp thủ công. Mỗi giao dịch phải qua nhiều khâu kiểm soát tự động (đã được chương trình tự kiểm toán trước khi vận hành), lưu vết chi tiết nên hạn chế được rủi ro do thái độ cố ý hoặc vô tình của nhân viên giao dịch. Mặt khác, hệ thống được thiết kế trên môi trường virus không hoạt động được. Hơn thế nữa, với phần mềm lần này, khách hàng chỉ cần mở
một tài khoản duy nhất có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của Ngân hàng trên toàn quốc. Khách hàng được hưởng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền liên chi nhánh (liên tỉnh) nhanh nhất với thời gian không quá 5 giây. Hiện nay, MSB đang tích hợp các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán thẻ nội địa và quốc tế, Phone banking, Mobile banking.
2.3.5 Nguồn nhân lực
Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại rất đa dạng, phong phú và độ phức tạp cao, do đó, những yêu cầu về kỹ năng, trình độ, kiến thức đối với đội ngũ nhân viên và lãnh đạo là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của một ngân hàng. Chính vì thế, Maritime Bank đã ý thức được việc lựa chọn nguồn nhân lực ngày từ lưc tuyển dụng.
a)Chất lượng đội ngũ nhân lực hiện tại :
Kết quả khảo sát từ năm 2006 đến năm 2008 cho thấy tỷ trọng nguồn nhân lực phổ thông chưa qua đào tạo lần lượt giảm xuống từ 21,7% còn 14,9%. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn nhân lực đã qua đào tạo trình độ đại học tăng mạnh từ 58,7% lên mức 69,6%.
Bảng 5: Cơ cấu trình độ chuyên môn của Maritime Bank
Đơn vị : %
Sau đại học Đại học Trung cấp và cao đẳng Khác
2006 3,1 52,7 18,9 25,3
2007 3,5 55,7 19,5 21.3
2008 3,7 65,4 20.5 10,,4
( nguồn : báo cáo của Maritime Bank)
Tính đến hết năm 2008, tuổi đời bình quân của đội ngũ nhân lực của Maritime Bank là 25 tuổi, hầu hết được đào tạo cơ bản bậc đại học ở Đại học chuyên ngành kinh tế và ngân hàng Với đặc điểm của tuổi trẻ là năng động, sáng tạo và có sức bật cao, đây là một lợi thế rất lớn của Maritime Bank nhưng cũng là một nhược điểm vì nghề ngân hàng là một ngành kinh doanh có tính đặc thù
cao, đòi hỏi một đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhược điểm này qua thời gian sẽ được khắc phục