1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH

95 458 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG

CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

BOURBON TÂY NINH

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2011

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Qủa Dự Án

Xử Lý Và Tái Sử Dụng Chất Thải Tại Công Ty Cổ Phần Bourbon Tây Ninh - Tỉnh Tây Ninh” do NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT, sinh viên khóa 2007- 2011, ngành Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Đặng Minh Phương Người hướng dẫn,

Ngày tháng năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_ Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân Bên cạnh đó, nó cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:

Gửi đến thầy TS Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất Cảm ơn Thầy đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận này

Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các thầy cô giảng dạy, các anh chị, cùng các bạn, các em liên chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường đã đồng hành và giúp tôi vượt qua những khó khăn trong thời gian học tập và làm khóa luận này

Cảm ơn các cô chú, anh chị đang làm việc tại bộ phận Kiểm nghiệm, phòng Xử

lý nước thải, trạm Nông vụ thuộc công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới chú Lê Đằng Phương và chị Trần Quế Hà đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu và hướng dẫn cho tôi hoàn thành thời gian thực tập tại Công ty

Cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu đã nhiệt tình cung cấp số liệu, các tài liệu liên quan để tôi hoàn thành nghiên cứu này

Sau cùng, để có được ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn Ba Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được bước tiếp con đường mà mình đã chọn Xin cảm ơn tất cả những người thân, anh chị em trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi

Xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2011

Sinh viên Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT Tháng 07 năm 2011, “Phân Tích Hiệu Qủa

Dự Án Xử Lý Và Tái Sử Dụng Chất Thải Tại Công Ty Cổ Phần Bourbon Tây Ninh”

NGUYEN THI ANH NGUYET July 2011 “Efficiency Analysis Of The

Waste Processing And Recycling Project At Bourbon Tây Ninh Joint Stock Co.”

Khoá luận tiến hành phân tích hiệu quả của dự án xử lý và tái sử dụng chất thải tại công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT) Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài xét tới 2 đối tượng liên quan: công ty SBT và người nông dân trồng mía tại huyện Tân Châu

Đối với công ty SBT, sau khi tìm hiểu về tổng quan, tình hình sản xuất, kinh doanh, đề tài tập trung hướng nghiên cứu về các dự án xử lý và tái sử dụng chất thải tại Công ty Trong đó, có 2 dự án mà đề tài lựa chọn phân tích, nghiên cứu: một là dự

án xử lý và tái sử dụng nước thải với vòng đời dự án 50 năm, hai là dự án xử lý bã thải Với chỉ tiêu NPV có giá trị là 198,35 dự án xử lý và tái sử dụng nước thải của Công ty đáng được thực hiện, tỷ suất sinh lợi IRR bằng 11% tức dự án sẽ sinh lời ở mức chiết khấu dưới 11%, mặt khác tỷ số lợi ích chi phí của dự án bằng 1,0334 chỉ ra rằng khi bỏ ra một đồng vốn thực hiện dự án thì Công ty sẽ thu được 1,0334 đồng doanh thu Đồng thời, sau khi sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí giữa 2 phương án xử lý bã thải, đề tài đã xác định được phương án sản xuất phân vi sinh Bourbon là đáng được thực hiện hơn phương án bán trực tiếp bã thải, thông qua thực hiện so sánh và đánh giá các chỉ tiêu của 2 phương án đó Phương án sản xuất phân vi sinh có chỉ tiêu hiệu quả BCR thấp hơn phương án bán trực tiếp bã thải, tuy nhiên phương án này lại làm cho xã hội giàu có hơn

Đối với nông dân trồng mía trên địa bàn huyện Tân Châu: Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 60 hộ dân tại huyện Tân Châu gồm 30 hộ sử dụng phân vi sinh Bourbon và 30 hộ không sử dụng Đề tài tiến hành xây dựng hàm năng suất mía để mô

tả sự thay đổi về năng suất giữa 2 nhóm hộ trên Qua đó, đề tài cũng rút ra được lợi ích

Trang 5

tăng lên do tăng năng suất cho nhóm hộ sử dụng phân vi sinh Bourbon trên toàn Huyện năm 2010 là 13.296.000 (nghìn đồng)

Ngoài ra, kết quả điều tra còn cho thấy, đối với nhóm hộ sử dụng phân vi sinh Bourbon, lượng phân hóa học trung bình bón thấp hơn nhóm hộ không sử dụng phân

vi sinh là 0,36 tấn/ha, tức chi phí tiết kiệm phân hóa học cho toàn Huyện năm 2010 là 1.843.200 (nghìn đồng)

Như vậy, tổng lợi ích do sử dụng phân vi sinh Bourbon cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Châu năm 2010 là 15.139.200 (nghìn đồng)

Với những kết quả trên đề tài đã đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm tăng hiệu quả hoạt động hơn nữa cho Công ty SBT cũng như người dân trồng mía trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Phạm vi không gian 3

1.3.2 Phạm vi thời gian 3

1.4 Cấu trúc bài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 5

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5

2.2 Tổng quan về huyện Tân Châu 6

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 6

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 8

2.3 Tổng quan về công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT) 10

2.3.1 Tổng quan SBT 10

2.3.2 Sơ lược về tình hình sản xuất, kinh doanh của SBT 12

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Cơ sở lý luận 16

3.1.1 Nước thải 16

3.1.2 Các phương pháp và công nghệ XLNT 17

3.1.3 Phân vi sinh 20

3.2 Một số khái niệm 21

Trang 7

3.2.1 Phân tích kinh tế 21

3.2.2 Chi phí cơ hội 21

3.3 Phương pháp nghiên cứu 22

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 22

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 22

3.3.3 Phương pháp thống kê mô tả 22

3.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy 23

3.3.5 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí 26

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

4.1 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty SBT 31

4.1.1 Công nghệ sản xuất đường của công ty SBT 31

4.1.2 Các nguồn xả thải của công ty SBT 32

4.1.3 Đặc điểm nguồn nước thải ngành mía đường 33

4.1.4 Đặc điểm hệ thống và quy trình xử lý nước thải của công ty SBT 34

4.2 Xác định hiệu quả kinh tế của dự án xử lý và tái sử dụng nước thải tại công ty SBT 37

4.2.1 Xác định chi phí 37

4.2.2 Kết quả doanh thu thực hiện dự án xử lý và tái sử dụng nước thải 42

4.2.3 Tính toán lợi ích môi trường 42

4.2.4 Xác định lợi ích – chi phí của dự án xử lý và tái sử dụng nước thải 43

4.3 Phân tích lợi ích - chi phí của các phương án xử lý bã thải tại công ty SBT 44

4.3.1 Quy trình sản xuất phân vi sinh Bourbon Error! Bookmark not defined 4.3.2 Xác định chi phí - lợi ích của phương án nền 44

4.3.3 Xác định lợi ích - chi phí của phương án sản xuất phân vi sinh Bourbon 45

4.3.4 Xác định dòng lợi ích – chi phí của phương án sản xuất phân vi sinh 49

4.3.5 Nhận xét, ra quyết định lựa chọn phương án 49

4.4 Thông tin chung về mẫu điều tra hộ dân trồng mía 50

4.4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội 50

4.4.2 Tình hình chung về trồng trọt của các hộ được phỏng vấn 52

4.4.3 Đánh giá nhận thức, thái độ của người dân và cán bộ nông nghiệp Công ty về sự quan tâm đến môi trường 56

Trang 8

4.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía, lượng hóa tác động của phân

vi sinh Bourbon đến năng suất mía vụ 2010 trên địa bàn huyện Tân Châu 56

4.5.1 Hàm năng suất mía 56

4.5.2 Kiểm định tính hiệu lực của mô hình hồi quy 61

4.5.3 Nhận xét chung 62

4.5.4 Lượng hóa tác động của phân vi sinh Bourbon đến năng suất mía vụ 2010 63 4.5.5 Lợi ích khác của phân vi sinh Bourbon 64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 Kết luận 65

5.2 Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SBT Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh

AFTA ASEAN Free Trade Agreement

Khu vực mậu dịch tự do cộng đồng các nước Đông Nam Á CEPT Common Effective Preferentical On Tariffs

Hiệp định ưu đãi thuế quan WTO World Trade Organiration – Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu 8

Bảng 2.2 Hiện Trạng Sử Dụng Đất (Tính đến 01/01/2011) 9

Bảng 3.1 Bảng Kỳ Vọng Dấu 24

Bảng 3.2 Nhận Dạng Lợi Ích – Chi Phí Của Các Phương Án Xử lý Bã Thải 27

Bảng 3.3 Lợi Ích và Chi Phí Của Biện Pháp Xử Lý Bã Thải 28

Bảng 4.1 Chỉ Tiêu Các Thông Số Trong Nước Thải Ngành Mía Đường 34

Bảng 4.2 Chỉ Số Tính Chất Nước Thải Của Công Ty SBT 34

Bảng 4.3 Chi Phí Thời Kỳ Xây Dựng Cơ Bản 37

Bảng 4.4 Chi Phí Thực Hiện Dự Án Xử Lý Và Tái Sử Dụng Nước Thải (2010) 38

Bảng 4.5 Chi Phí Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (năm 2010) 39

Bảng 4.6 Chi Phí Bảo Trì Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (năm 2010) 40

Bảng 4.7 Chi Phí Hóa Chất Xử Lý Nước Thải (năm 2010) 41

Bảng 4.8 Phân Bổ Lượng Nước Tái Sử Dụng (năm 2010) 42

Bảng 4.9 Lợi Ích Ròng Của Dự Án Bao Gồm Lợi Ích Môi Trường 43

Bảng 4.10 Lợi Ích Ròng Của Phương Án Không Sản Xuất Phân Vi Sinh 45

Bảng 4.11 Chi Phí Đầu Tư Trong Quá Trình Xây Dựng Cơ Bản 46

Bảng 4.12 Chi Phí Cho Một Năm Thực Hiện Dự Án (Năm 2010) 47

Bảng 4.13 Chi Phí Vi Lượng Sản Xuất 1000 Tấn Phân Vi sinh Bourbon 48

Bảng 4.14 Lợi Ích Từ Dự Án Sản Xuất Phân Vi Sinh Bourbon (Năm 2010) 48

Bảng 4.15 Lợi Ích Ròng Của Phương Án Sản Xuất Phân Vi Sinh 49

Bảng 4.16 Các Chỉ Tiêu Của 2 Phương Án Xử Lý Bã Thải Tại Công Ty SBT 49

Bảng 4.17 Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Người Được Phỏng Vấn 50

Bảng 4.18 Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Người Được Phỏng Vấn (tiếp theo) 51

Bảng 4.19 Cơ Cấu Nguồn Thu Nhập Từ Mía Của Các Hộ Được Phỏng Vấn 51

Bảng 4.20 Tình Hình Sử Dụng Đất Năm 2011 Của Hộ Được Phỏng Vấn 52

Bảng 4.21 Đánh Giá Của Hộ Được Phỏng Vấn Về Chất Lượng Đất Trồng Mía 53

Bảng 4.22 Thống Kê Các Giống Mía Của Hộ Được Phỏng Vấn 54

Trang 11

Bảng 4.23 Thống Kê Thời Gian Lưu Gốc Mía Của Hộ Được Phỏng Vấn 55

Bảng 4.24 Tình Hình Sử Dụng Thuốc BVTV Của Hộ Được Phỏng Vấn 55

Bảng 4.25 Những Vấn Đề Môi Trường Được Người Trả Lời Quan Tâm Error! Bookmark not defined Bảng 4.26 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Năng Suất Mía Thu Hoạch 57

Bảng 4.27 Hệ Số Quy Đổi Các Loại Phân Theo Phân Lân 58

Bảng 4.28 Hệ Số Quy Đổi Các Loại Công Lao Động Theo Công Làm Cỏ 58

Bảng 4.29 Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Năng Suất Mía 60

Bảng 4.30 Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Năng Suất Mía 61

Bảng 4.31 So Sánh Lượng Phân Hóa Học Giữa 2 Nhóm Hộ Dân 64

Bảng 4.32 Tổng Hợp Các Khoản Lợi Ích Của Phân Vi sinh Bourbon 64

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Doanh Thu Năm 2009 Của SBT 15

Hình 4.1 Quy trình công nghệ sản xuất đường 31

Hình 4.2 Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải của Công Ty SBT 35

Hình 4.3 Nồng Độ COD Nước Thải Nhà Máy Trước Khi Xử Lý 41

Hình 4.4 Nồng Độ COD Nước Thải Sau Khi Xử lý 42

Hình 4.5 Tỷ Lệ Đánh Giá Chất Lượng Đất Giữa 2 Nhóm Hộ 53

Trang 13

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 KẾT XUẤT HÀM NĂNG SUẤT

PHỤ LỤC 2 MÔ HÌNH HỒI QUY BỔ SUNG

PHỤ LỤC 3 MÔ HÌNH HỒI QUY NHÂN TẠO

PHỤ LỤC 4 SO SÁNH HÓA CHẤT SỬ DỤNG QUA CÁC VỤ VẬN HÀNH PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TY SBT

PHỤ LỤC 6 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN

Trang 14

Hiện nay, đường được sản xuất chủ yếu từ mía và củ cải Trên thế giới có hơn

100 quốc gia sản xuất đường, 80% trong số đó là làm từ cây mía được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới Nam bán cầu, và 20% còn lại làm từ củ cải đường được trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới của Bắc bán cầu

Tại Việt Nam, từ năm 2000, ngành Mía đường đã được Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế thì ngành Mía đường nước ta thuộc nhóm cạnh tranh thấp trong hội nhập kinh tế thế giới Theo cam kết AFTA và lộ trình hội nhập, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường đường trong nước Nhưng kể từ năm 2010, thuế nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA được điều chỉnh từ 10% xuống còn 5%, đồng thời hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ dần dần được xóa bỏ theo cam kết WTO, điều này đem lại rủi ro rất lớn cho ngành Mía đường Việt Nam Mặt khác, nguồn chất thải ngành mía đường nước ta đang là mối hiểm họa của nhiều con sông, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân ven lưu vực ô nhiễm

Tại tỉnh Tây Ninh, mía được xác định là cây trồng chủ lực, và qua nhiều năm ngành Mía đường vẫn giữ vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh Ngành Mía đường

đã đóng góp rất lớn vào việc tăng nguồn thu ngân sách của địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của ngành Mía đường Việt Nam, ngành Mía đường của Tỉnh đang đứng trước những khó khăn như diện tích và sản lượng mía phát triển không bền vững, tình hình

Trang 15

tiêu thụ khó khăn, thời tiết thất thường, chất lượng mía thấp, tinh độ kém khiến giá thành đường sản xuất ra cao, chất lượng không đảm bảo Ngoài ra, trong nhiều năm qua trên địa bàn Tỉnh, tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải của các công ty hoạt động ở lĩnh vực bột mỳ và mía đường đã gây tác động xấu đến hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, ảnh hưởng tới kinh tế hộ cũng như sức khỏe người dân sống ven lưu vực

Để vượt qua hàng loạt khó khăn hiện tại và từng bước phát triển ngành Mía đường, ổn định thị trường trong nước và có đủ năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, giải pháp đặt ra cho tỉnh Tây Ninh và các tỉnh có ngành sản xuất Mía đường trong cả nước là tích cực đầu tư nâng cấp hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng quản lý sản xuất, kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu hợp lý và có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trồng mía Và một giải pháp thiết thực nhằm giúp các công ty tăng doanh thu là đa dạng hóa các sản phẩm, phụ phẩm từ chế biến đường để tận dụng máy móc, nguyên liệu và lao động Đồng thời, trong quá trình hoạt động sản xuất, ngành mía đường cần chú trọng nhiều trong khâu bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng môi trường, đặc biệt là xử lý các chất thải vừa mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất vừa góp phần giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường

Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT) là một trong số ít công ty mía đường hoạt động có hiệu quả trong tình hình hiện nay Hệ thống xử lý và tái sử dụng chất thải của Công ty đang từng bước hoàn thiện và đã thấy rõ được hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường Biểu hiện rõ trong công tác xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế 150 m3/h Quy trình xử lý và tái sử dụng nước thải trong dây chuyền sản xuất đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho công ty Ngoài ra, từ năm

2008 đến nay, trại Mía giống của Công ty đã thực hiện dự án sản xuất phân vi sinh Bourbon từ hỗn hợp các loại bã thải, là những cặn thải cuối cùng trong quá trình hoạt động của nhà máy đường Nguồn phân vi sinh này vừa cung cấp cho hoạt động của trại giống công ty, vừa cung cấp cho nông dân trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía thu hoạch

Trước thực tế đó, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của thầy TS Đặng Minh Phương, tôi thực hiện

Trang 16

nghiên cứu đề tài “Phân Tích Hiệu Quả Dự Án Xử Lý Và Tái Sử Dụng Chất Thải Tại Công Ty Cổ Phần Bourbon Tây Ninh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả dự án xử lý và tái sử dụng chất thải tại công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mô tả quy trình xử lý và tái sử dụng nước thải tại công ty SBT

- Tính toán hiệu quả kinh tế, môi trường từ dự án xử lý và tái sử dụng nước thảicủa Công ty SBT trong 50 năm

- Mô tả hệ thống và quy trình sản xuất phân vi sinh Bourbon

- Phân tích lợi ích – chi phí của các biện pháp xử lý bã thải tại công ty SBT

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía, từ đó lượng hóa sự tác động của phân vi sinh Bourbon tới năng suất mía vụ 2009 - 2010 của 60 hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện Tân Châu

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi không gian

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh và các

hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

1.3.2 Phạm vi thời gian

Đề tài được nghiên cứu từ ngày 22/02/2010 đến ngày 10/07/2011

1.4 Cấu trúc bài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:

Chương 1 Mở đầu

Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận

Chương 2 Tổng quan

Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu

Chương 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 17

Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Đối với công ty SBT, hiệu quả dự án xử lý và tái sử dụng nước thải, dựa vào các chỉ tiêu kính tế để đưa ra quyết định nên hay không thực hiện phương án xử lý bã thải sản xuất phân vi sinh Bourbon Xác định lợi ích mà Công ty thu được từ những dự án trên

Đối với nông dân trồng mía trên toàn huyện Tân Châu, xác định lợi ích từ tăng năng suất mía và giảm lượng phân hóa học năm 2010 do sử dụng phân vi sinh Bourbon

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị của tác giả

Trang 18

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Để hoàn thành nghiên cứu này, tác giả đã đọc nhiều tài liệu liên quan đến quy trình xử lý nước thải ngành mía đường của nhiều tác giả, nhóm nghiên cứu Những nghiên cứu này đã cho tác giả cái nhìn tổng quan về phương pháp và công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng tại Việt Nam, cũng như một số nước trên thế giới

Đặng Minh Phương, 2007, Bài giảng Phân tích lợi ích chi phí Đề tài đọc tài liệu này nhằm tham khảo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và phân tích lợi ích chi phí của một dự án Đó là cơ sở cho sự lựa chọn và ra quyết định đối với các phương án xử lý

và tái sử dụng chất thải tại công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh Phân tích lợi ích chi phí là một khuôn khổ chỉ ra thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, xếp hạng các phương án dựa vào các chỉ tiêu giá trị kinh tế Khi đó, một phương án đáng lựa chọn đối với tư nhân có thể không đáng lựa chọn đối với xã hội và ngược lại Từ những cơ sở đó, đề tài đã nghiên cứu và phân tích, chỉ ra những khoản chi phí và lợi ích của từng phương án mà công ty SBT đang tiến hành, trong đó bao gồm cả những chi phí và lợi ích không có giá và có giá trên thị trường

Nguyễn Thị Hậu, 2010, Phân tích lợi ích - chi phí của biện pháp xử lý vỏ cà phê tại xã Đăk N’Drung, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông Đề tài đã tham khảo phương pháp nghiên cứu của tài liệu này, đó là phương pháp phân tích lợi ích chi phí Đề tài này đã tìm ra phương án xử lý vỏ cà phê làm phân hữu cơ vi sinh mang lại những lợi ích như tăng năng suất cà phê, tiết kiệm lượng phân bón hóa học, bán tín chỉ giảm phát thải

Trên cơ sở tham khảo và kế thừa những tài liệu nghiên cứu trên, nhằm giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu ban đầu, đề tài đã xây dựng những phương pháp nghiên

Trang 19

cứu riêng, hướng đi riêng cho đề tài Đánh giá và ra quyết định thực hiện một dự án tư nhân trên cơ sở xem xét cả lợi ích ròng tư nhân và lợi ích ròng xã hội

2.2 Tổng quan về huyện Tân Châu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Huyện Tân Châu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tây Ninh, trong khoảng 106006’ –

106029’ kinh độ Đông và 11025’ – 11046’ vĩ độ Bắc Ranh giới được xác định như sau:

Phía Bắc giáp biên giới Campuchia

Phía Đông Bắc giáp huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước

Phía Đông Nam giáp huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Phía Tây giáp huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

Phía Tây Nam giáp thị xã Tây Ninh

d Khí hậu

Khí hậu Tân Châu mang tính gió mùa nhiệt đới, ít bão lụt, lượng bức xạ cao và được phân bố đều trong năm Thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình 27,50C; lượng mưa trung bình 165,5 mm; độ ẩm tương đối 79,70 %

Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết của Huyện khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng ngắn ngày hay lâu năm như mì, mía, cao su, điều, tăng gia đàn vật nuôi

và các hoạt động kinh tế khác

Trang 20

e Khí tượng – thủy văn

Chế độ thủy văn của Tân Châu khá phong phú, dồi dào cả về nguồn nước mặt lẫn nước ngầm

Nguồn nước mặt của Huyện cơ bản gồm 2 con sông lớn: sông Tha La và sông Sài Gòn Đây là khu vực đầu nguồn của hồ Dầu Tiếng, với diện tích mặt hồ và vùng bán ngập trên 6.000 ha, chiếm trên 6,09% diện tích tự nhiên của Huyện, đảm bảo cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho toàn Tỉnh

Nguồn nước ngầm của Huyện, do vị trí kiến tạo địa chất đã tạo cho Tân Châu

có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố đều trên khắp lãnh thổ Huyện, đảm bảo được nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới cho một số loại cây trồng

f Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tài nguyên đất đai của Tân Châu được chia làm 2 nhóm đất cơ bản gồm:

Nhóm đất xám: 108.870,56 ha, chiếm 98,04% diện tích tự nhiên của Huyện Nhóm đất xám này có đặc điểm chung là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, mức

độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ xói mòn, rửa trôi

Nhóm đất đỏ vàng: 2.175 ha, chiếm 1,96% diện tích tự nhiên của Huyện Đặc điểm chung của nhóm đất này là thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu cao, là loại đất tốt nhất ở Tân Châu, thích hợp cho nhiều cây trồng

Tài nguyên nước

Tân Châu nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn, hiện nay là khu vực đầu nguồn của hồ Dầu Tiếng, có tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú Riêng diện tích mặt hồ thuộc địa phận Huyện trên 6.000 ha, bao gồm cả mặt nước và vùng bán ngập, chiếm trên 6,09% diện tích tự nhiên toàn Huyện

Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng

Khoáng sản ở Tân Châu rất nghèo nàn, chỉ có các nhóm phi kim loại gồm: đá sét, sạn, cát, sét gạch ngói, đá dùng làm vật liệu xây dựng, có thể khai thác phục vụ

nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng trong khu vực

Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng ở Tân Châu có diện tích là 32.859,19 ha, chiếm 29,59% diện tích tự nhiên toàn Huyện Trong đó, rừng tự nhiên 12.671,4 ha, chiếm 38,56% diện

Trang 21

tích đất lâm nghiệp toàn Huyện Rừng trồng 4.256,7 ha, đất khoanh nuôi tái sinh rừng

7.493,4 ha, đất trồng rừng 8.437,69 ha

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a Cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển các ngành

i Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của huyện Tân Châu trong những năm gần đây dần ổn định, tốc độ phát triển đều, tỷ trọng các ngành kinh tế đều đạt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra

Bảng 2.1 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu

Đơn vị tính: Triệu đồng

1 Nông – Lâm- Thủy sản 968.597 1.075.162 1.153.179

2 Công nghiệp – Xây dựng 2.596.735 2.069.414 2.529.318

3 Thương mại – Dịch vụ 693.862 919.862 1.105.365

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Châu, 2010

ii Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu phát triển kinh tế hiện nay của Huyện là Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ và Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng đắn, có xu hướng chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp

iii Thực trạng phát triển các ngành

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Năm 2010, tổng diện tích cây trồng 60.052 ha, đạt 100,01% kế hoạch Trong đó: diện tích cây hàng năm 25.067 ha, diện tích cây lâu năm 35.094 ha

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các biện pháp phòng và trị bệnh trên cây trồng, công tác chuyển giao KHKT Làm tốt công tác khuyến nông, mở nhiều đợt trình diễn về giống mới có năng suất cao, giúp nông dân nắm bắt và chủ động trong sản xuất

Tổng đàn gia súc thực hiện năm 2010 là 133.320 con, đạt 102% kế hoạch Triển khai và thực hiện tốt công tác PCCCR Kết thúc vụ trồng rừng năm 2009, đã trồng

Trang 22

xong diện tích 490,083 ha/301 hộ, đạt 120% kế hoạch tỉnh giao trong vụ trồng rừng

năm 2010 (410 ha)

Công nghiệp - Xây dựng

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng thực hiện năm 2010 được

1.552.513 triệu đồng, đạt 100,77% kế hoạch và tăng 18,54% so với cùng kỳ năm 2009

Tổng số vốn đầu tư năm 2010 là 73.750 triệu đồng, với 77 dự án, công trình,

hạng mục công trình

Thương mại - Dịch vụ

Các dịch vụ bưu chính viễn thông được mở rộng, doanh thu đều tăng so cùng

kỳ Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu vận tải hàng hóa

và đi lại của nhân dân Hiện toàn Huyện có 9 điểm bưu điện văn hóa xã, đảm bảo

100% xã, thị trấn trong toàn Huyện có thư báo về trong ngày Giá trị sản xuất nhóm

ngành này đạt 103,02% kế hoạch, trong đó ngành dịch vụ tăng khá cao đạt 111,81%

I Tổng diện tích đất nông nghiệp 97.647,41

1 Đất sản xuất nông nghiệp 64.390,21

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 9,02

5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 7.541,98

III Đất chưa sử dụng 11,51

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Châu, 2010

Trang 23

c Tình hình dân số - lao động - xã hội

Dân số

Thực hiện Quyết định số 94/2008/QĐ - TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức công tác tổng điều tra dân số và nhà ở Kết quả điều tra dân số toàn Huyện có 31.341 hộ với 120.153 nhân khẩu Hoạt động truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình được duy trì thực hiện

Lao động

Thực hiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ chương trình mục tiêu quốc gia: Trong năm 2009 đã tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan mở 31 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.070 lao động nông thôn Ngân hàng chính sách xã hội Huyện cho vay, tạo việc làm mới cho 628 lao động từ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

Xã hội

Trong năm 2009, đã thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên và trợ cấp một lần cho đối tượng chính sách là 10.263,2 triệu đồng Công tác chăm lo cho người nghèo được quan tâm, đã vận động xây được 13 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 373

triệu đồng

Các tôn giáo hoạt động bình thường, tuân thủ đúng các chính sách của Đảng và

Pháp luật của Nhà nước

Công tác Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng đảm bảo

thực hiện tốt các chỉ tiêu và yêu cầu đặt ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Giáo dục và đào tạo

Tổng kết năm học 2009 - 2010, các nhiệm vụ cơ bản của năm học đều được thực hiện hoàn thành Về tỷ lệ học sinh bỏ học: bậc tiểu học 0,36%, giảm 0,11% so với cùng kỳ; trung học cơ sở 1,6%, tăng 0,2% so với cùng kỳ; trung học phổ thông 6,2%, giảm 1,4% so với cùng kỳ

2.3 Tổng quan về công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT)

2.3.1 Tổng quan SBT

a Sự ra đời và phát triển của SBT

Bourbon là một tên tuổi lớn của giới doanh nghiệp Pháp, công ty mẹ của tập đoàn Bourbon này là Jaccar Holding Tập đoàn này đã và đang đầu tư bằng nhiều hình

Trang 24

thức tại nhiều nước trên thế giới Tại Việt Nam, tập đoàn Bourbon đã đầu tư trực tiếp trong vòng một thập kỷ rưỡi

Công ty Cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh, tiền thân là công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon (G.B), Liên hiệp mía đường II (LHMĐ II)

và Liên hiệp mía đường Tây Ninh (LHMĐTN), được thành lập theo giấy phép đầu tư

số 1316/GP ngày 157/1995 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Tổng số vốn đầu tư ban đầu của Công ty là 95 triệu USD và vốn pháp lệnh đăng kí là 28,5 triệu USD Trong

đó GB sỡ hữu 70% vốn điều lệ, LHMĐII sỡ hữu 15% và LHMĐTN sỡ hữu 15%

Đến tháng 12 năm 1998, SBT điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần thứ nhất lên 111 triệu USD và vốn pháp lệnh cũng được tăng lên 39,5 triệu USD theo giấy phép điều chỉnh số 1316/GPĐC1 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tháng 3 năm 1999, Tổng công ty mía đường II thực hiện chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn pháp định của mình cho Group Bourbon theo Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số 1316/GPĐC2 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư

Tháng 5 năm 2000, Liên hiệp mía đường Tây Ninh đã chuyển phần góp vốn cho Tập đoàn Bourbon SBT được chính thức chuyển đổi hình thức đầu tư thành Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Tháng 2 năm 2001, SBT điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần thứ hai lên 113 triệu USD và vốn pháp định là 112,189 triệu USD sau khi Tập đoàn Bourbon mua lại nợ vay nước ngoài và vốn hóa toàn bộ số nợ này Tháng 12 năm 2005, SBT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y điều chỉnh thuế suất thuế thu

nhập doanh nghiệp còn 10%

Tháng 3 năm 2007, SBT được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cấp phép chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đầu

tư số 451033000014 ngày 23 tháng 3 năm 2007 với vốn điều lệ là 1419 tỷ đồng trên

cơ sở vốn góp của Công ty TNHH sau khi xử lý toàn bộ lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2006

Tháng 10 năm 2010, tập đoàn Bourbon quyết định bán toàn bộ cổ phần tại SBT cho đối tác Việt Nam Tập đoàn Bourbon cho biết, việc bán toàn bộ vốn tại SBT là nhằm mục đích tái cấu trúc ngành nghề kinh doanh trên toàn cầu để tập trung vào ngành dịch vụ hàng hải, dầu khí ngoài khơi.Sau lần chuyển nhượng siêu thị Cora, đây

là lần bán tài sản thứ hai của Bourbon ở Việt Nam, chấm dứt sự hiện diện tại đây sau

Trang 25

một thập kỷ rưỡi đầu tư trực tiếp Riêng công ty mẹ của Bourbon vẫn còn ở Việt Nam

và đầu tư gián tiếp với một số quỹ thành viên nước ngoài

b Bộ phận hợp thành SBT

SBT tọa lạc tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, bao gồm nhiều bộ phận cấu

thành: Nhà máy, Trại mía giống, Trại thực nghiệm, Trạm nông vụ, Kho cảng Bến kéo

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 32 ha, tại xã Tân Hưng, huyện Tân

10 Trạm nông vụ nằm trải rộng trên địa bàn các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành, với nhiệm vụ là cầu nối giữa nông dân trồng mía

và Nhà máy

Kho cảng Bến kéo với sức chứa 5.000 tấn đường và 2.400 tấn mật rỉ, là kho trung chuyển sản phẩm đường và mật rỉ trên tuyến Vàm Cỏ Đông đến các kho chứa và kho khách hàng

SBT còn có một bộ phận giao dịch thương mại đặt tại khách sạn NOVOTEL GARDEN PLAZA, 309B – 311 Nguyễn Văn Trỗi, lầu 3, quận Tân Bình, TP HCM

2.3.2 Sơ lược về tình hình sản xuất, kinh doanh của SBT

a Sản phẩm của SBT

Sản phẩm chính của SBT là đường tinh luyện (R.E) mang thương hiệu MIMOSA, được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu, mục đích cho tiêu dùng cá nhân và công nghiệp

Bên cạnh đó, SBT còn sản xuất ra điện thương phẩm hòa vào mạng lưới điện quốc gia và điện tự sử dụng từ nguyên liệu chính là bã mía

Mật rỉ cũng là sản phẩm quen thuộc mà nhiều doanh nghiệp thực phẩm đã trở thành bạn hàng lâu năm của SBT như VEDAN, công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, công ty Thành Thành Công, công ty Pepsi, vvv

Trang 26

Từ năm 2008 trở lại đây, SBT còn ra mắt nông dân tỉnh Tây Ninh sản phẩm phân vi sinh Sản phẩm tuy chưa có tên tuổi trên thị trường (trong nghiên cứu này, sản phẩm được gọi là phân vi sinh Bourbon) nhưng đã được nông dân trên địa bàn Tỉnh sử dụng khá đại trà không chỉ cho cây mía mà còn cho nhiều cây trồng khác như cao su, khoai mì, hoa màu

b Tình hình hoạt động, sản xuất

Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện Tân Châu nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung, cây mía chỉ được trồng trong vụ Đông Xuân của năm Vì vậy, nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của công ty SBT và các công ty ngành mía đường chỉ khoảng 5 tháng trong một năm Đối với SBT, công ty bắt đầu mùa vụ sản xuất vào khoảng tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau Điều này đã làm hạn chế công suất hoạt động của Công ty rất nhiều Để phần nào khắc phục được khó khăn trên, trong những năm qua Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trước tiên phát triển vùng nguyên liệu mía riêng cho công ty, hỗ trợ vốn, giống, phân bón và đất, ký hợp đồng thu mua mía dài hạn với nông dân, đầu tư xây dựng hệ thống công trình giao thông thủy lợi nội đồng Hiện nay, Công ty đã phát triển được 16.000 ha mía phục vụ cho Nhà máy và với sự hỗ trợ của 3.800 nông dân trong khu vực Trong đó, huyện Tân Châu có 1.550 nông dân với diện tích trồng trọt là 5.600 ha; Tân Biên có 1.100 nông dân với diện tích trồng trọt là 4.900 ha; kế đó là huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng và Gò Dầu

Mặc khác, Công ty còn nhận luyện kèm đường thô từ công ty Cổ phần Đường Biên Hòa nhằm khai thác tối đa công suất hoạt động của Nhà máy với lượng đường thô từ 4.000 đến 10.000 tấn/vụ

Đối với những vật liệu khác như bao bì, hóa chất, vôi và muối, Công ty đã tạo mối quan hệ lâu dài với các đơn vị cung cấp nguyên liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn đầy đủ, giá cả ổn định

Về hoạt động Marketing: Địa bàn hoạt động của SBT tập trung ở khu vực phía Nam và Nam Trung Bộ Chính sách bán hàng của SBT chủ yếu là bán sỉ và khách hàng công nghiệp Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện sản phẩm đường tinh luyện của SBT trên thị trường bán lẻ, phục vụ cho tiêu dùng cá nhân

Trang 27

Hệ thống phân phối của Công ty gọn nhẹ, chủ yếu giao ngay tại Nhà máy, phần nữa được tập kết tại các kho thuê trên địa bàn TP HCM

c Trình độ công nghệ

SBT là một Nhà máy đường được xây dựng và trang bị hệ thống kiểm soát, điều khiển tự động hoàn toàn Các thiết bị được chọn lọc từ những thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới như: máy búa đập của Nam Phi, khuếch tán của Bỉ, hệ thống bốc hơi của Thụy Điển, máy ly tâm và tuabin của Anh, lọc carbonat của Pháp, tẩy màu của

Mỹ, hệ thống nồi hơi của Úc, và một số bộ phận khác của Thái Lan Vì vậy so với những nhà máy khác, chi phí đầu tư ban đầu của SBT khá lớn Hệ thống sản xuất của SBT trích ly bằng phương pháp khuếch tán cho phép thu hồi tối đa đường trong bã mía

và thu hồi thêm 1,5% độ pol so với phương pháp che ép

Đồng thời, tất cả các phụ phẩm, phế phẩm phát sinh từ quá trình sản xuất được tận dụng tối đa, không có phế phẩm vô dụng

Ngoài ra, SBT được thiết kế với công suất mở rộng 2 giai đoạn: giai đoạn 1 với công suất như hiện tại Khi nguyên liệu đầu vào vượt công suất thiết kế giai đoạn này, chỉ cần lắp thêm băng tải, máy ép mía và một số nồi ly tâm thì Nhà máy sẽ được nâng cấp lên giai đoạn 2 với công suất 16.000 tấn mía nguyên liệu/ngày

e Chất lượng sản phẩm

Đường tinh luyện của SBT được chế luyện theo phương pháp carbonat hóa, không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất tẩy trắng nào, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phẩm đường tinh luyện của Công ty chỉ được xuất xưởng khi đáp ứng tối thiểu 16 thông số kiểm tra về định tính như: màu sắc, mùi vị, độ ngọt, độ

ẩm, độ mịn

Các sản phẩm của Công ty được người Việt Nam bầu chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao Tháng 6 năm 2009, SBT giới thiệu sản phẩm đường tinh luyện thượng

Trang 28

hạng với tính năng siêu sạch Bonsu Tháng 2 năm 2010, SBT đạt chứng nhận ISO

9001 : 2008

f Tình hình tài chính

Về doanh thu: Trong năm 2009, lần đầu tiên doanh thu của SBT tăng mạnh

sau 3 năm sụt giảm liên tiếp, tăng 37% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính là do giá

bán đường tăng 128% so với 2008

Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Doanh Thu Năm 2009 Của SBT

Nguồn: Thu thập, tính toán, tổng hợp

Về chi phí: Chi phí sản xuất của Công ty duy trì ở mức khá ổn định qua các

năm, trong đó chủ yếu là chi phí mua mía nguyên liệu

g Vị trí của SBT trong ngành mía đường

SBT là một trong những công ty hàng đầu trong ngành Mía đường Việt Nam về sản lượng và chất lượng sản phẩm Tuy sản phẩm của Công ty mới chỉ có mặt trên thị trường trong nước khoảng 10 năm nhưng Công ty vẫn giữ được vị thế ổn định Sản phẩm của Công ty được đa số các nhà sản xuất bánh kẹo và nước giải khát tiêu dùng Hiện tại thị phần đường tinh luyện của Công ty chiếm khoảng 18% cả nước và sản lượng đường chiếm khoảng 6,4% tổng sản lượng cả nước

Trang 29

Nước thải là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất Trong đó nguồn gốc nhiễm bẩn thuộc nguồn gốc vô cơ và hữu cơ thường tồn tại dưới dạng không hoà tan, keo, và hoà tan Thành phần và nồng độ nhiễm bẩn phụ thuộc nhiều vào loại nước thải

b Các nguồn phát sinh nước thải

Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất của nguồn nước thải mà người ta chia nước thải làm ba loại chính sau:

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho

các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, ăn uống

Nước thải sản xuất: Tạo ra từ các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp sau khi sử

dụng cho quá trình sản xuất

Nước mưa: Về bản chất nước mưa là một nguồn nước thải sạch; tuy nhiên

trong một số trường hợp, nước mưa khi đến hệ thống thoát nước thường mang theo một số chất bẩn ở các mức độ ô nhiễm khác nhau: dầu mỡ, các tạp chất vô cơ, hữu cơ, hoà ta, vvv Mức độ nhiễm bẩn của nước mưa thường chỉ xuất hiện ở những trận mưa đầu mùa và trong thời gian đầu của mỗi cơn mưa

Trang 30

Các thiết bị thông dụng như máy tách rác, song chắn rác, máy nghiền rác, máy

ép bùn, các loại thiết bị lọc (lọc cát, lọc than)

ii Phương pháp hoá lý

Là phương pháp ứng dụng các quá trình hoá lý để xử lý nước thải, nhằm giảm một phần các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải Phương pháp hoá lý chủ yếu là phương pháp keo tụ (keo tụ bằng phèn, polymer), phương pháp đông tụ, phương pháp tuyển nổi, dùng để loại các chất lơ lửng (SS), độ màu, độ đục, COD, BOD của nước thải

iii Phương pháp hoá học

Là phương pháp dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ít ô nhiễm thành các chất không ô nhiễm Ví dụ: dùng các chất oxi hoá như O3, H2O2, O2, Cl2, vvv, để oxi hoá các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải Phương pháp này thường có giá thành xử lý cao nên trong thực tế việc

sử dụng rất hạn chế Thường chỉ sử dụng khi trong nước thải tồn tại các chất hữu cơ,

vô cơ khó phân huỷ sinh học như: nước thải rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy

iv Phương pháp sinh học

Là phương pháp xử lý nước thải nhờ tác dụng của các loài vi sinh vật Loại này chủ yếu chia làm hai loại là sinh học hiếu khí (có mặt các loài vi sinh vật hiếu khí) và sinh học kị khí (có mặt các loài vi sinh vật kị khí) Đây là phương pháp phổ biến và thông dụng trong các quy trình xử lý nước thải vì có ưu điểm là giá thành hạ, dễ vận hành

So với phương pháp sinh học hiếu khí, phương pháp sinh học kỵ khí có nhiều

ưu điểm cơ bản như: tiêu thụ rất ít năng lượng, nồng độ bùn hình thành ít, có khả năng chịu được tải trọng hữu cơ (BOD, COD) cao, nhu cầu dinh dưỡng thấp Do đó, đối với

Trang 31

các loại nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao thì phương pháp sinh học kỵ khí là phương pháp nên được lựa chọn

b Công nghệ XLNT

Công nghệ XLNT ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học Chúng đã chứng minh hiệu quả xử lý triệt để, hơn hẳn những biện pháp xử lý hóa lý khác, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải ra đạt tiêu chuẩn loại A

XLNT bằng công nghệ sinh học đáp ứng mục đích đưa dòng thải vào vòng tuần hoàn tự nhiên của vật chất, chất thải được xử lý và phân hủy theo chu trình sinh học tự nhiên Kết quả của quá trình xử lý là các chất thải được chuyển hóa hoàn toàn thành dòng thải sạch

Trong quá trình xử lý này, con người không tác động trực tiếp các biện pháp lý hóa vào quy trình khép kín, do đó lượng nước thải sau khi xử lý được đưa vào tự nhiên sạch hơn mà không bị biến đổi thành phần tính chất

Tiết kiệm kinh phí trong việc xử lý nước thải Chi phí cho các biện pháp sinh học thường thấp hơn chi phí cho các biện pháp xử lý khác Bên cạnh đó chi phí quản

lý cũng thấp do việc quản lý đơn giản hơn

Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số hóa chất vô cơ như H2S, SO2, NH3, N, dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân chia thành 2 loại:

i Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí

Cơ chế: Là quá trình xử lý sinh học xảy ra trong sự hiện diện oxy, sử dụng các

vi sinh vật hiếu khí Để đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục

và duy trì nhiệt độ trong khoảng 20 - 40oC

Quá trình sinh học hiếu khí xảy ra gồm các giai đoạn sau: oxy hóa các hợp chất hữu cơ không chứa nito, oxy hóa các hợp chất chứa nito, quá trình đồng hóa, quá trình

tự hủy của bùn, quá trình nitrit và nitrat hóa

Trong xử lý hiếu khí gồm có xử lý hiếu khí trong điều kiện tự nhiên (cánh đồng lọc, hồ sinh học) và xử lý trong điều kiện nhân tạo (bể aeroten, bể lọc sinh học), tuy

Trang 32

nhiên với các thông số ô nhiễm của nước thải của cơ sở chế biến thuỷ sản nêu trên thì

áp dụng biện pháp xử lý bằng bể aeroten là hiệu quả nhất

Ưu nhược điểm của phương pháp

Phương pháp này có hiệu suất xử lý cao, tốc độ oxy hóa nhanh, tiết kiệm mặt bằng sử dụng, thời gian lưu trong hệ thống ngắn, không gây mùi, vận hành khá đơn giản và dễ dàng khống chế các thông số ô nhiễm

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng xử lý cho loại nước thải có hàm lượng ô nhiễm thấp Năng lượng tiêu tốn cho quá trình xử lý là đáng kể, lượng bùn sinh ra sau khi xử lý khá lớn

ii Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

Cơ chế: Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí do một

quần thể vi sinh vật hoạt động không cần sự có mặt của oxy, sản phẩm cuối cùng là một hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2, H2, trong đó có tới 65% là CH4 (khí metan) Vì

vậy quá trình này còn được gọi là lên men metan

Quá trình sinh học kỵ khí xảy ra theo 3 giai đoạn: thuỷ phân, lên men các axit hữu cơ và cuối cùng là tạo khí metan

Ưu nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm: Có thể xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ rất cao Đồng thời,

khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng lớn, cấu trúc phức tạp mà các phương pháp khác hầu như không xử lý được, chi phí năng lượng cho xử lý thấp;

lượng bùn tạo ra nhỏ Ngoài ra, sản phẩm phân giải hoàn toàn các hợp chất hữu cơ

trong quá trình xử lý là khí sinh học (biogas), thành phần chủ yếu bao gồm CH4 và

CO2

Nhược điểm: Khởi động lâu, phải khởi động một tháng trước khi hoạt động

Hiệu quả xử lí không ổn định vì đây là quá trinh sinh học xảy ra tự nhiên nên chúng ta không thể can thiệp sâu vào hệ thống Lượng khí sinh ra không ổn định gây khó khăn cho vận hành hệ thống thu khí Xử lí không đạt hiệu quả khi nồng độ BOD thấp Thời gian lưu nước thải lâu, nên chi phí cho xây dựng lớn Thời gian ổn định công nghệ dài; quy trình vận hành khá phức tạp, chi phí vận hành cao Hiệu quả xử lý thường chỉ đạt

75 – 90%; bùn có mùi đặc trưng Do đó, phương án này không được sử dụng phổ biến

Trang 33

iii Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí kết hợp kỵ khí

Hệ thống xử lý sinh học hiếu khí kết hợp kỵ khí bao gồm: xử lý sinh học kị khí kết hợp xử lý sinh học hiếu khí cho phép xử lý từ 96 đến trên 99% COD Nước thải sau lắng có COD vào khoảng 6000 mg/l Sau khi qua hệ thống xử lý sinh học COD còn khoảng 60 mg/l đạt tiêu chuẩn thải loại B

Phương án xử lý nước thải bằng phương pháp lọc sinh học kết hợp giữa kị khí

và hiếu khí có nhiều ưu điểm như: thích hợp cho xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, ít tiêu tốn năng lượng và lượng bùn sinh ra không đáng kể, hệ thống có khả năng chịu biến động về nhiệt độ và tải lượng ô nhiễm, thời gian thích nghi, khởi động nhanh (khoảng 2-3 tuần), quy trình vận hành đơn giản, chi phí đầu tư thấp song hiệu quả xử lý đạt cao

3.1.3 Phân vi sinh

a Khái niệm và quy trình sản xuất phân vi sinh

Phân vi sinh là chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn, thông qua các hoạt động của nó tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hòa tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng

Quá trình sản xuất phân vi sinh theo 2 giai đoạn chủ yếu sau:

Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang Chất mang

được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần vi sinh vật tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi, và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan

Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu trên các chủng vi sinh vật thuần khiết trong

điều kiện nhất định để đạt được hiệu suất cao

Như vậy, quy trình sản xuất phân vi sinh trước tiên là tạo thành phân mùn hữu

cơ cao cấp Các loại nguyên liệu có thể dùng sản xuất phân hữu cơ cao cấp khác nhau như: than bùn, phân bắc, tro mía, mụn dừa, vỏ trái cây Sau đó là quá trình phối trộn, cấy các chủng vi sinh vào mùn

b Tác dụng của phân vi sinh

Sau khi phân vi sinh được bón vào đất do tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây từ phân vi sinh chậm và để lại một tỉ lệ đáng kể các nguyên tố dinh dưỡng trong

Trang 34

đất (so với tổng dinh dưỡng có chứa trong phân) nên có tác dụng làm tăng dần hàm lượng các chất này ở trong đất

Bón phân vi sinh vào đất làm tăng độ ổn định của kết cấu đất do đó bảo vệ được cấu trúc đất, chống lại sự xói mòn đất

Phân vi sinh có ưu điểm là giàu về chủng loại các chất dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng đến vi lượng, do đó có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây Tuy nhiên phân vi sinh cũng có nhược điểm là hệ số sử dụng các chất dinh dưỡng có trong phân

vi sinh của cây trồng ở vụ đầu, năm đầu thường không cao, thấp hơn nhiều so với phân hóa học, đặc biệt đối với yếu tố dinh dưỡng đạm

3.2 Một số khái niệm

3.2.1 Phân tích kinh tế

Phân tích kinh tế cố gắng đánh giá tính khả thi của dự án đối với nền kinh tế quốc gia, nhằm tính toán và so sánh các chỉ tiêu kinh tế cho việc lựa chọn giải pháp và phương thức tốt nhất để thực hiện

Phân tích kinh tế là để phân tích hiệu quả xã hội của dự án đối với nền kinh tế quốc gia Những chỉ tiêu kinh tế mang lại những lợi ích xã hội như tạo công việc làm, tạo sự phát triển các khu vực kinh tế khác, góp phần phát triển đất nước

Hơn nữa, nó cần thiết để tính toán lợi ích kinh tế xã hội, giá bán, chi phí lao động và thuế trong chi phí đầu tư ban đầu

Phân tích kinh tế cũng tính toán chi phí tổn hại của dự án gây ra đối với các ngành khác, đối với môi trường và nền kinh tế quốc gia

3.2.2 Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là một khái niệm của kinh tế học vi mô, cho phép nhà sản xuất, các nhà doanh nghiệp lựa chọn ngành sản xuất nào hợp lý nhất và có hiệu quả nhất

Nó được kết hợp với thuyết lợi thế so sánh để lựa chọn ngành sản xuất Khi một nhà sản xuất, nhà kinh doanh muốn chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác phải tính đến chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của lao động được ước tính dựa trên nguyên tắc sự chuyển lao động hiện thời đang được thuê mướn đến một dự án, đã ngăn cản việc sử dụng lao động ở một nơi khác

Trang 35

Chi phí cơ hội trong nghiên cứu này chính là chi phí thuê đất hàng năm mà công ty SBT phải trả cho nhà nước, chi phí mua nguyên liệu sản xuất phân vi sinh

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là khâu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu Đặc biệt các

dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá, dự báo phương hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu một cách chính xác và toàn diện hơn

a Thu thập số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu có liên quan trước đó, các bài báo, internet, thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh từ các cơ quan có liên quan như: phòng Kinh tế, phòng Tài Nguyên Môi Trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thu thập số liệu thứ cấp từ bộ phận Kế toán, phòng Kiểm nghiệm, bộ phận Xử

lý nước thải, trạm Nông vụ và phòng Sản xuất của công ty SBT

b Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn sẵn Đối tượng được điều tra là các hộ dân trồng mía trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, bao gồm hai nhóm: 30 hộ sử dụng phân vi sinh Bourbon và

30 hộ không sử dụng phân vi sinh Bourbon Việc điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành trên 11 xã của huyện Tân Châu, với tổng số hộ

điều tra là 60 hộ

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi điều tra được làm sạch, hoàn thiện những bảng câu hỏi chưa hoàn chỉnh, phân tích số liệu Đồng thời, tính toán, nhập vào Excel, hoàn chỉnh kết quả điều tra phỏng vấn

3.3.3 Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi có được bảng số liệu đã xử lý ở bước trên, sử dụng Excel tính toán các giá trị như trung bình cộng, min, max, vvv, nhằm mô tả đặc điểm các yếu tố nghiên cứu, nhận dạng và giải thích các biến có trong mô hình nghiên cứu

Trang 36

3.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy

Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế Phân tích hồi quy đo lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc) với một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập) Phân tích hồi quy được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế

Kỹ thuật ước lượng hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp bình phương bé nhất (OLS-Ordinary Least Squares) dựa trên ba giả thiết của mô hình như sau:

Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính (theo tham số)

Xi là các biến số ngẫu nhiên và các giá trị của nó là không đổi Ngoài ra không

có sự tương quan hoàn hảo giữa hai hay nhiều hơn các biến độc lập

Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi (là hằng số) cho tất cả các quan sát tức là E(εi)=0 và E(εi2)=0 Các biến số ngẫu nhiên εi là độc lập về mặt thống kê Như vậy, E(εiεj)=0 với i≠j Số hạng sai số phân phối chuẩn

Bước 2: Thiết lập mô hình toán học để mô tả quan hệ giữa các biến số

Phương trình hồi qui được trình bày ở dạng tuyến tính:

Y= β0+ β1X1 + β2X2 + β3X3 + … + βnXn + ε

Trong đó:

Y: Biến số phụ thuộc

Xi: Biến số độc lập (i=1, 2,…, k)

Βi: Hệ số ước lượng (i=0, 1, 2,…, k)

ε : Sai số của mô hình Trong nghiên cứu này, để xem xét việc sử dụng phân vi sinh Bourbon có tác động tới năng suất của cây mía hay không và tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến cây mía, đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, mà cụ thể là hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas

Phương trình hồi quy được trình bày ở dạng Cobb – Douglas:

Y = eβo *X1β1*X2β2* X3β3*X4β4 * X5β5 * X6β6* eβ7 X7 *eε (1)

Y: Năng suất mía hàng năm (tấn/ ha/vụ)

X1: Lượng phân bón hóa học (tấn/ ha/vụ)

X2: Lao động (số công/ ha/vụ)

Trang 37

X3: Kinh nghiệm (năm)

X4: Chi phí nước (triệu đồng/ha/vụ)

X5: Chất lượng đất (1: xấu; 2: TB; 3: tốt)

X6: Số lần tham gia tập huấn khuyến nông (lần/năm)

X7: Biến giả có sử dụng phân vi sinh Bourbon hay không (0: không sử dụng; 1:

có sử dụng)

Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình (βi)

Các ước lượng này là các giá trị thực nghiệm của tham số trong mô hình Ngoài

ra, theo lý thuyết kinh tế lượng, nếu các giả thiết của mô hình đều thỏa, các hàm ước

lượng βi là các hàm ước lượng tuyến tính, không thiên lệch, tốt nhất (BLUE – Best

Linear Unbiased Estimation)

Vì đây là dạng hàm phi tuyến tính theo cả thông số lẫn biến số nên để ước

lượng được bằng phương pháp hồi quy bé nhất (OLS), nên chuyển nó về dạng Log –

Log như sau:

LnNS = β0 + β1LnPBHH + β2LnLĐ + β3LnKN + β4LnCPN +β5LnCL +β6LnTH +

β7DUM + ε (2)

Bảng 3.1 Bảng Kỳ Vọng Dấu

Phân vi sinh Bourbon (X7) DUM DUM=1: có sử dụng PVS

DUM=0: không sử dụng

PVS (+)

Trang 38

Giải thích kỳ vọng dấu

Dấu của các hệ số ước lượng βi nói lên mối tương quan thuận hay nghịch của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình Đối với mô hình hàm sản xuất trên, kì vọng dấu của các hệ số ước lượng như sau:

β1>0: Vì lượng phân bón hóa học sử dụng để bón cho cây mía sinh trưởng nhanh nên ta kì vọng có tương quan thuận với năng suất mía, nghĩa là khi tăng yếu tố này thì năng suất cũng sẽ tăng theo tương ứng Tuy nhiên không phải càng tăng yếu tố đầu vào này thì năng suất sẽ tăng nhiều lên mà đến mức cao hơn nhu cầu của cây sẽ làm năng suất giảm xuống Hệ số biến này được kỳ vọng mang dấu (+)

β2>0: Công lao động được kỳ vọng là khi sử dụng càng nhiều công để chăm sóc thì năng suất mang lại sẽ càng cao Hệ số biến này được kỳ vọng mang dấu (+)

β3>0: Người nông dân trồng mía lâu năm sẽ có kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây mía hơn, làm năng suất mía cao hơn, vì vậy ta kỳ vọng biến này mang dấu (+)

β4>0: Chi phí nước càng cao tức người nông dân luôn chú ý đến việc cung cấp đầy đủ nước cho cây mía, tạo điều kiện mía phát triển nhanh hơn, vì vậy ta kỳ vọng biến này mang dấu (+)

β5>0: Đất là nơi chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của cây mía, chất lượng đất càng tốt thì năng suất mía càng tăng, kỳ vọng biến này mang dấu (+)

β6 >0: Kỳ vọng biến này mang dấu (+), vì càng tham gia tập huấn khuyến nông nhiều, người nông dân càng có thêm hiểu biết để chăm sóc cây mía một cách phù hợp hơn

β7>0: Việc sử dụng phân vi sinh Bourbon được kỳ vọng là nếu có sử dụng phân

vi sinh Bourbon thì năng suất mang lại sẽ cao hơn khi không sử dụng Hệ số biến này được kỳ vọng mang dấu (+)

Dùng phần mềm Eview 4.0, ước lượng bằng phương pháp OLS chúng ta sẽ có được các hệ số β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 và β7 thể hiện tỷ lệ % thay đổi của Y năng suất cây trồng khi yếu tố Xi thay đổi 1%

Độ co giãn chính là: εI = % ΔY / % ΔXi = ∂ ln (Y) / ∂ ln (Xi) = β i

Sau khi ước lượng được các hệ số trên, ta sẽ cố định các biến độc lập bằng cách lấy giá trị trung bình của chúng Lúc này hàm năng suất sẽ chỉ có hằng số cộng với

Trang 39

biến Dum Từ phương trình hàm năng suất này ta suy ra hai hàm năng suất cho hai trường hợp là có sử dụng phân vi sinh Bourbon và không có sử dụng phân vi sinh Bourbon bón cho cây trồng

Không sử dụng phân vi sinh Bourbon: thay Dum = 0 vào hàm năng suất

Có sử dụng phân vi sinh Bourbon: thay Dum = 1 vào hàm năng suất

Cuối cùng lấy kết quả của hàm năng suất có Dum = 1 trừ cho hàm năng suất có Dum = 0 ta có được chênh lệch năng suất giữa 2 trường hợp có sử dụng phân vi sinh Bourbon và không sử dụng phân vi sinh Bourbon

Các lợi ích khác không có giá thị trường bao gồm cải tạo đất làm đất tơi xốp hơn, tăng sự phát triển bộ rễ, tăng khả năng kháng bệnh cho cây, bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do việc lạm dụng chất hóa học Tuy nhiên các lợi ích này rất khó ước tính ra giá trị bằng tiền nên chỉ được liệt kê ra theo đánh giá của người sử dụng phân vi sinh Bourbon

Bước 4: Kiểm định các giả thiết đặt ra

Sau khi mô hình được ước lượng, ta tiến hành kiểm định tính hiệu lực của mô hình hồi quy

Bước 5: Phân tích mô hình

Giải thích và đưa ra những nhận xét về các biến cũng như mô hình đã ước lượng được

3.3.5 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

a Khái niệm

“Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội” (Đặng Minh Phương, 2007)

b Các bước tiến hành

Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết

Lượng bã thải từ hoạt động sản xuất nhà máy đường đang là vấn đề được các công ty ngành mía đường và xã hội quan tâm do tính ô nhiễm của nó đối với môi trường cũng như sức khỏe con người Vấn đề đặt ra cho các công ty trong ngành là làm sao để xử lý nhằm giảm thiểu tác động của chúng Là một doanh nghiệp hoạt động với quy mô và năng suất khá lớn, công ty SBT đã có những phương án giải quyết vấn

Trang 40

đề trên Các phương án hiện có là: bán bã thải trực tiếp cho nông dân và sản xuất phân

vi sinh

Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của phương án xử lý bã thải làm phân

vi sinh

Bảng 3.2 Nhận Dạng Lợi Ích – Chi Phí của Các Phương Án Xử Lý Bã Thải

Doanh thu từ bán phân

vi sinh Bourbon Tăng năng suất mía Tiết kiệm chi phí PBHH Không có giá Không có Môi trường sinh thái, cải

tạo đất

Đa dạng hóa sản phẩm của Công ty, tăng thị phần trên thị trường

Nguồn: Điều tra, thu thập, tổng hợp Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án

Phương án bán trực tiếp bã thải cho nông dân có ưu điểm là tiện lợi, chi phí thấp, không phải quản lý hệ thống sản xuất và kỹ thuật Tuy nhiên, xét về góc độ môi trường, đây không phải là phương án được kỳ vọng, do nó đã để lại những hậu quả xấu cho môi trường

Phương án sản xuất phân vi sinh có ưu điểm mang lại nhiều lợi ích, chi phí thực hiện thấp, dưới mọi góc độ nghiên cứu thì phương án đều đáng được lựa chọn Lợi ích và chi phí được tính toán như sau:

Ngày đăng: 04/05/2014, 12:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Bảng Kỳ Vọng Dấu - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 3.1. Bảng Kỳ Vọng Dấu (Trang 37)
Hình 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất đường - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Hình 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất đường (Trang 44)
Bảng 4.1. Chỉ Tiêu Các Thông Số Trong Nước Thải Ngành Mía Đường - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.1. Chỉ Tiêu Các Thông Số Trong Nước Thải Ngành Mía Đường (Trang 47)
Hình 4.2. Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải của Công Ty SBT - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Hình 4.2. Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải của Công Ty SBT (Trang 48)
Bảng 4.4 sau - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.4 sau (Trang 51)
Bảng 4.5. Chi Phí Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (năm 2010) - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.5. Chi Phí Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (năm 2010) (Trang 52)
Bảng 4.6. Chi Phí Bảo Trì Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (năm 2010) - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.6. Chi Phí Bảo Trì Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (năm 2010) (Trang 53)
Bảng 4.7. Chi Phí Hóa Chất Xử Lý Nước Thải (năm 2010) - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.7. Chi Phí Hóa Chất Xử Lý Nước Thải (năm 2010) (Trang 54)
Hình 4.4. Nồng Độ COD Nước Thải Sau Khi Xử lý - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Hình 4.4. Nồng Độ COD Nước Thải Sau Khi Xử lý (Trang 55)
Bảng 4.9. Lợi Ích Ròng Của Dự Án Bao Gồm Lợi Ích Môi Trường - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.9. Lợi Ích Ròng Của Dự Án Bao Gồm Lợi Ích Môi Trường (Trang 56)
Bảng 4.10. Lợi Ích Ròng của Phương Án 1 - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.10. Lợi Ích Ròng của Phương Án 1 (Trang 58)
Bảng 4.12. Chi Phí Cho Một Năm Thực Hiện Dự Án (Năm 2010) - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.12. Chi Phí Cho Một Năm Thực Hiện Dự Án (Năm 2010) (Trang 60)
Bảng 4.13. Chi Phí Vi Lượng Sản Xuất 1.000 Tấn Phân Vi sinh Bourbon - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.13. Chi Phí Vi Lượng Sản Xuất 1.000 Tấn Phân Vi sinh Bourbon (Trang 61)
Bảng 4.15. Lợi Ích Ròng của Phương Án Sản Xuất Phân Vi Sinh Bourbon - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.15. Lợi Ích Ròng của Phương Án Sản Xuất Phân Vi Sinh Bourbon (Trang 62)
Bảng 4.17. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.17. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn (Trang 63)
Bảng 4.17 mô tả đặc điểm kinh tế, xã hội của người nông dân được phỏng vấn, - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.17 mô tả đặc điểm kinh tế, xã hội của người nông dân được phỏng vấn, (Trang 64)
Bảng 4.18. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn (tiếp theo) - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.18. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn (tiếp theo) (Trang 64)
Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá Chất Lượng Đất Giữa 2 Nhóm Hộ - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá Chất Lượng Đất Giữa 2 Nhóm Hộ (Trang 66)
Bảng 4.21. Đánh Giá của Hộ Được Phỏng Vấn về Chất Lượng Đất Trồng Mía - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.21. Đánh Giá của Hộ Được Phỏng Vấn về Chất Lượng Đất Trồng Mía (Trang 66)
Bảng 4.22. Thống Kê các Giống Mía của Hộ Được Phỏng Vấn - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.22. Thống Kê các Giống Mía của Hộ Được Phỏng Vấn (Trang 67)
Bảng 4.23. Thống Kê Thời Gian Lưu Gốc Mía của Hộ Được Phỏng Vấn - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.23. Thống Kê Thời Gian Lưu Gốc Mía của Hộ Được Phỏng Vấn (Trang 68)
Bảng 4.25. Những Vấn Đề Môi Trường Được Người Trả Lời Quan Tâm - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.25. Những Vấn Đề Môi Trường Được Người Trả Lời Quan Tâm (Trang 69)
Bảng 4.27. Hệ Số Quy Đổi các Loại Phân Theo Phân Lân - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.27. Hệ Số Quy Đổi các Loại Phân Theo Phân Lân (Trang 71)
Bảng 4.29. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Mía - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.29. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Mía (Trang 73)
Bảng 4.30. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Mía - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Bảng 4.30. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Mía (Trang 74)
BẢNG CÂU HỎI - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
BẢNG CÂU HỎI (Trang 92)
PHỤ LỤC 6. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
6. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w