BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC DL KY THUAT CONG NGHE TP HCM KHOA : MOI TRUONG
-LUAN VAN TOT NGHIỆP -
ĐÈ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIÊỄN CAC BIEN PHAP
KHA THI DE TAI CHE, TAI SU DUNG CHAT
THAI RAN CONG NGHIEP VA CHAT THAI CONG NGHIEP NGUY HAI TAI Tp.HCM DEN
NAM 2010
THY VIEN
$6 AQLOOAHSD ]
GVHD : TS LE THANH HAI
Trang 2
TOM TAT NOI DUNG cs Elle
Lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh _ hiện nay đang là vấn để bức xúc tại Tp HCM Thành phố đã đề ra chiến lược quy hoạch tổng thể chất thải rắn; thực hiện các dự án nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát thải ra môi trường Để góp phan giảm thiểu lượng chất thải phát sinh ra môi trường, để tài luận văn hướng đến việc nghiên cứu và phát triển các biện pháp khả thi về tái chế CTRCN và CTCNNH trên địa bàn Tp HCM Luận văn bao gồm 6 chương sau:
Chuong 1: Mé dau
Chương 2: Hệ thống quản lý và kiểm soát CTRCN & CTCNNH ở Tp HCM Chương 3: Hiện trạng các biện pháp đang được áp dụng cho việc tái chế và tái
sử dụng CTRCN & CTRCNNNH tại Tp HCM
Chương 4: Khảo sát thực tế hiện trạng sản xuất - tái chế của các cơ sở trên địa bàn Tp HCM
Chương 5: Tổng quan nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật khả thi nhằm tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu CTRCN & CTCNNH
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Từ những nghiên cứu này, tác giả luận văn mong muốn tìm ra một hướng đi mới cho chất thải nhằm biến những chất vô dụng thành những chất hữu dụng; phát triển một ngành công nghiệp mới — ngành công nghiệp tái chế có qui mô sản xuất lớn đưới sự quản lý của Nhà nước
Trang 3Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6: Bang 2.7: Bang 2.8: Bang 3.1: Bang 3.2: Bang 3.3: Bang 4.1: Bang 5.1: Bang 5.2: DANH MUC CAC BANG SO LIEU calle Phân loại của WHO về mức độ độc hại của hoá chất Các loại hình chất thải chính
Tỷ lệ CTNH trong chất thải công nghiệp ở Tp HCM
Danh mục các KCN & KCX đã được qui hoạch tại Tp HCM Tải lượng CTRCN hiện nay ở các KCN, KCX
Tải lượng CTRCN từ các cơ sở sản xuất qui mô vừa và nhỏ nằm ngoài KCN, KCX Tải lượng CTRCN từ các cơ sở sản xuất qui mô vừa và nhỏ hiện nay
Tóm tắt tổng tải lượng CTRCN & CTNH ở Tp HCM
Các loại hình chất thải có khả năng tái chế chất thải hoặc tái sử dụng Danh sách các vựa ve chai trong khu vực nội thành Tp HCM
Đánh giá tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải của từng ngành sản xuất CN Số lượng cơ sở khảo sát tại các Quận / huyện trên địa bàn Tp HCM Thống kê tỷ lệ thu hồi và tái chế CTR của một số quốc gia trên Thế giới
năm 1992
Trang 4Hinh 2.1 Hinh 2.2 Hinh 3.1 Hinh 5.1 Hinh 5.2 Hinh 5.3 Hinh 5.4 Hinh 5.5 Hinh 5.6 Hinh 5.7 Hinh 5.8 Hinh 5.9 Hinh 5.10 Hinh 5.11 Hinh 5.12 Hinh 5.13 Hinh 5.14 Hinh 5.16 Hinh 1 Hinh 2 Hinh 3 Hinh 4 Hinh 5 Hinh 6 Hinh 7 Hinh 8 Hinh 9 Hinh 10 DANH MUC CAC HINH ° : Sơ đồ hệ thống quản lý CTRCN ở Tp HCM
: 'Tổng tải trọng CTCN theo dự tính năm 2010 và 2020 : Sơ đồ thu gom CTR tại các quận huyện ở Tp.HCM : Thu hồi và sử dụng năng lượng
: Hệ thống lò đốt rác để thu hồi nhiệt năng — tận dụng phát điện : Sơ đồ trạm tái chế
: Hệ thống tái chế chất thải để sản xuất gạch — tấm lợpShinmaywa : Lò đốt rác dạng thùng quay
: Quy trình tiêu chuẩn của hệ thống sản xuất nhiên liệu từ rác ( RDF ) của công ty Kobe Steel
: Sơ đồ công nghệ tái chế nhôm : Sơ đồ công nghệ tái chế nhựa : Sơ đồ công nghệ tái chế thuỷ tỉnh : Sơ đồ công nghệ tái chế giấy
: Sơ đồ công nghệ sản xuất phân Compost
: Hệ thống đốt tiêu huỷ chất thải - thu hồi điện năng : Sơ đổ công nghệ tận dụng thùng chứa phế thải bằng nhựa : Quy trình công nghệ tái sinh dung môi phế thải
: Quy trình công nghệ tái sinh nhớt phế thải PHỤ LỤC HÌNH : Hệ thống bể nghiển — ngâm bột giấy : Kho giất phế liệu _
: Vựa ve chai phế liệu : Công đoạn xeo giấy
: Gia công sản phẩm nhôm tái chế - làm đồ gia dụng : Lồ nấu nhôm
: Nhôm phế liệu được nấu nóng chảy : Đinh — sản phẩm tái chế từ sắt phế liệu : Sản phẩm gang tái chế
Trang 5CTRCN CTCNNH CTR Tp.HCM KCN KCX WHO TTC SMEs EM CEFINEA BQL HEPZA ADB Cty GTCC ENTEC ENDA GDP Sở KHCNMT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải công nghiệp nguy hại Chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh Khu công nghiệp Khu chế xuất | i Tổ chức y tế Thế giới Trạm trung chuyển Loại hình công nghiệp vừa và nhỏ Tập hợp các vi sinh vật hiếu khí và ky khí Viện mồi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia Tp.HCM) Ban quản lý
Ban quan lý khu công nghiệp — khu chế xuất Ngân hàng phát triển Châu Á
Công ty
Giao thông công chánh
Trung tâm Công nghệ Môi trường Tổ chức Môi trường phi chính phủ Tổng sản phẩm Quốc nội
Trang 6
MUC LUC
œ1
Nhiệm vụ luận văn
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Lời cảm ơn Tóm tắt nội dung Danh sách bảng Danh sách hình Bảng các từ viết tắt Chirong I: MO DAU -c-ỆỆN—ổ na Trang 1.1 Đặt vấn đề . - TQ SH TT ng ng nh ch ki 1.2 Mục tiêu nghiên cứu . -.- cà nàn Sen 1.3 Nội dung nghiên cứu no
1.3.1 Tổng quan về hiện trạng hệ thống quản lý CTRCN & CTCN NH ở Tp HCM 1.3.2 Nghiên cứu và phát triển các biện pháp tông hợp khả thi để tái chế và tái sử -
dụng CTRCN & CTCNNH ở 1p.HCM . - eeees
1.4 Goi ham ciha de tab cece cece cece eeececceeaseeeeeesenseneeceeenaaeeeeenegs _
1.5 Giới hạn thời gian nghiên cứu .- -<«Ÿs
1.6 Phương pháp nghiên cứu .- -.- cà ŸŸ Sen
ID ó2 ae eeneeeneeeneees
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thé
1.7 Ý nghĩa của đề tài .L-Q HH HH nh nh kg 1.7.1 Tính khoa học . cc n nnn n n ng SH HH By min Hi nề 1.7.2 Tính thực tẾ - - ng ¬ 1.7.3 Tính mới .- - - cọ HH HH HH Ki Ki KÝ tt gi thi Chuong II: HIEN TRANG HE THONG QUAN LY, KIEM SOAT CTRCN vA CTNH Ở KHU VUC TP HCM 2.1 Tổng quan về CTRCN & CTCNNH - -cSc-Ss>ScSẻ 6 "»I§%):(0 0 ƠỎ mm 6 "¡00.117 7 8 8 9 NNN — Anh PPh hf HhWW W
2.2 Hiện trạng quản lý CTRCN & CTCNNH tại Tp HCM .
2.2.1 Khái niệm quản lý CTRCN & CTCNNH - 55++2c +22 si
2.2.2 Tình hình quản lý CTRCN ở Tp HCM . s5 +52 ++++*++*ss>++
2.3 Hiện trạng phát sinh CTRCN & CTCNNH tại khu vực Tp HCM 11 2.3.1 Khoi lugng phat sinh CTCN cece cece eee eneeeeeeeeneeceeees eee een eaetees 14
2.3.2 Dự báo mức độ tăng tổng lượng CTRCN đến năm 2010 và 2020 16
2.3.3 Ước đoán tải lượng thải CTRCN & CTCNNH ở Tp HCM hiện nay Chương II: HIỆN TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO VIỆC
TAI CHE VA SU DUNG CTRCN & CTCNNH TAI TP HCM
Trang 7
3.2 Tình hình tái ch€ CTR tai TpBHCM 0.00 cee escccseseeeeeereeseneeeeseeseneenetaenerees
xxx; 3k3 3k 3k 2k 2k oie 2 2s 2g 21g 2g OK 2 2g OK 2K 2g ok
25
3.3 Đánh giá hoạt động thu gom CTRCN tại Tp.HCM eens 26
3.4 Đánh giá khả năng tái chế cho từng ngành công nghiệp ¬ 28 3.5 Lợi ích của hoạt động tái chế CTRCN .- - se cà 31 Chương IV: KHẢO SÁT THỰC TẾ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT - TÁI CHẾ CỦA
CÁC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
4.1 Giới thiệu chung công việc đi khảo sát thực (Ế QQ TQ vanes 32 4.2 Khảo sát hiện trạng sản xuất — tai chế của một số cơ sở trên địa bàn Tp
HCM -.cQ TT Zing nh Ki nà 208 55, 33
4.3 Nhận xét chung về hiện trạng tái chế CTR tại Tp HCM - 49
Chương V : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
KHẢ THI NHẰM TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG VÀ GIẢM THIEU CTC, *
5.1 Hién trang cong tác tái chế CTR trên Thế giới - - 31
5.2 Tổng quan về các biện pháp xử lý CTCN hướng về khả năng thu hồi 53 5.2.1 Giải pháp hoá học và vật lý nhằm tái sinh CTCN 53
5.2.2 Giải pháp sinh học — sản xuất phan Compost ses susan 4
- 5.2.3 Giải pháp thiêu đốt CTRCN & CTCNNH nhằm thu hồi nhiệt năng _ 55
5.3 Giới thiệu một số quy trình công nghệ tái chế CTCN tại Nhật Bản 37 5.4 Phân tích cơ sở khoa học để lựa chọn các biện pháp ti ché kha thi cho
điều kiện Tp.HCM se 70
5.5 Đề xuất một số giải pháp công nghệ thích hợp v và a kha thi phù hợp với điều
kiện Tp.HCM a nes rà
5.5.1 Dé xuất công : nghệ tái chế cho một s số ố ngành sẵn x xuất + TTCN ỡ Tp HCM Hới 72
5.5.2 Để xuất công nghệ sản xuất phân CommpOS( . 5 5c sec 79
5.5.3 Để xuất công nghệ thiêu đốt CTR để thu hổi nhiệt - - 80 5.5.4 Giới thiệu một số công nghệ tái chế CTCN và áp dụng cho các cơ sở có
quy mô lớn soon 83
5.6 Dé xuất mot số g giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và g giảm m thiểu chất thai _ 87
Trang 8
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lé Thanh Hai
1.1 DAT VAN DE
Phat triển công nghiệp tại TpHCM và khu vực các tỉnh lân cận đã và đang gia tăng rất nhanh vào những năm gần đây và quá trình này được định hướng sẽ gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển kinh tế này là vấn đề gia tăng ô nhiễm công nghiệp bao gồm cả CTRCN và CTCNNH
Hiện nay, Tp.HCM có khoảng gần 30.000 xí nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ và trên 800 nhà máy lớn bao gôm cả các nhà máy nằm trong 17 khu công nghiệp và khu chế xuất đang hoạt động Theo ước tính của Các điều tra gần đây hàng năm chỉ tính riêng TpHCM đã thải ra khoảng 600 ngàn tắn CTRCN trong đó có 20% là CTCNNH Trong sô này có 62,7 ngàn tan là từ các KCN, KCX tập trung, 58,8 ngàn tấn từ các nhà máy xí nghiệp qui mô lớn nằm ngoài các KCN tập trung và khoảng 460 ngàn tấn từ các xí nghiệp qui mô vừa và nhỏ đang năm xen lẫn trong các khu dân cư đô thị Con số dự báo về lượng CTRCN tổng cộng của TpHCM cho đến năm 2010 sẽ là 2 triệu tắn/năm; và đến năm 2020 sẽ lên đến 5 triệu tắn/năm
Địa bàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, có rất Ít các nhà máy, xi nghiệp áp dụng các công nghệ xử lý, tuần hoàn, tái sử dụng hoặc giảm thiểu chất thải mặc dù chúng ta đều biết khá rõ ràng về lợi ích của công tác này Thực tế cho thấy hầu hết tất cả các loại chất thải rắn và CTCNNH đều được chôn lấp tại 2 bãi chôn lắp chính của Thành phố đó là bãi chôn lắp Đông Thạnh và bãi Gò Cát Hoạt động này như chúng ta đã biết chúng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây Ô nhiễm đến môi trường không khí, môi trường nước mặt, môi trường nước ngâm, ô nhiễm mùi Hơn nữa, sức chứa của bãi chôn lắp của Thành phố cũng rất hạn chế
Một trong các biện pháp góp phần làm giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn - tái chế (recycling) và tái sử dụng (reuse) hợp lý các chất thải; trong đó quan trọng nhất là đối với chất thải dạng rắn Công tác này giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, cũng như thu hồi được các nguyên vật liệu và các nguồn năng lượng có giá trị hoặc tạo ra các nguồn nguyên vật liệu mới để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất khác của chúng ta
Công tác tuần hoàn và tái sử dụng CTRCN nói chung không phải là vấn đề mới, nó đã và đang được áp dụng ở nhiêu nơi trên Thế giới, nhất là tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và một số nước Châu Âu Tại các nơi này đều có trang bị một hệ thống các nhà máy tái chế chất thải cũng như một thị trường trao đổi chất thải đang hoạt động rất hữu hiệu O nước ta hiện nay, nhất là TpHCM và Tp Hà Nội - vấn đề này được quan tâm từ rất lâu Điển hình là các cơ sở, các điểm thu mua phế liệu (nhựa, giấy, kim loại .) để tái chế đã tồn tại từ trước giải phóng, cũng như một sô xí nghiệp công nghiệp khác như ngành tái chế giấy, tái chế nhua plastic, tái chế thuỷ tỉnh, tái chế sắt thép đã có các biện pháp thu hồi và tái sử dụng các phế thải của chính mình tạo ra Tuy vậy, các công việc này còn rất manh múng, cá nhân — cá thể, tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp và phục vụ cho các lợi ích và tính toán kinh tế của riêng họ Thực tế cũng cho thấy ngày nay với yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao dé đáp ứng với xu thế cạnh tranh trên thị trường thì việc sử dụng các nguyên liệu tái chế đang đứng
Trang 9
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
trước nguy cơ ngày càng hạn chế Tại Tp.HCM và khu vực lân cận vẫn chưa có một nhà máy tái chế chất thải nào có qui mô đáng kể
Trước tình hình đó, đòi hỏi cần phải có những chiến lược cụ thể hướng vào viéc tuần hoàn — tái sử dụng các chất thải, nhất là CTRCN và CTCNNH Với mục đích tiết kiệm nguyên vật liệu và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các chất thải nhất là đối với chất thải công nghiệp nguy hại tạo ra và góp phần đem lại lợi ích
kinh tế cho đất nước
_ Việc nghiên cứu, phát triển và áp dụng những công nghệ tái chế CTRCN của một số nước tiên tiến trên Thế giới phù hợp với điều kiện phát triển của Tp.HCM nói riêng và Việt nam nói chung là một công việc rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực Khi áp dụng thành công những công nghệ tái chế này vào thực tế, nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà con gop phan làm giảm thiểu lượng chất thải phát thải ra môi trường, hạn chế được vấn đề ô nhiễm môi trường
Sau năm năm học tập và nghiên cứu trong giảng đường Đại học, đặc biệt là được học qua và nghiên cứu sâu các môn học chuyên ngành như: Quản lý KCN — KCX, nghiên cứu các phương pháp xử lý CTCN và CTNH và các môn học bổ trợ khác; tác giả luận văn mong muốn áp dụng những lý thuyết đã được học vào thực tế nhằm góp một phần nhỏ vào công việc xử lý chất thải
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả luận văn cho rằng việc tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu và phát triển các biện pháp khả thỉ dé tai ché, tái sử dụng CTRCN và CTCNNH tại Tp HCM đến năm 2010 “ là rất cần thiết 1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
s* Khảo sát hiện trạng thị trường tái chế chất thai rắn công nghiệp và chất thái công nghiệp nguy hại trên địa Thành phố Hồ Chí Minh
* Nghiên cứu và phát triển các công nghệ tái chế, tái sử dụng CTRCN và CTCNNH cho khu vực Tp.HCM nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên và góp phần giảm thiểu lượng phát thải chất thải ra môi trường
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Luận văn này bao gồm 2 nội dung chính :
1.3.1 Tổng quan về hiện trạng hệ thống quản lý tái chế CTRCN và CTCNNH ở Tp.HCM
s» Điều tra hiện trạng CTRCN và CTCNNH tại khu vực Tp.HCM (các loại hình chất thải, ước đoán tải lượng thải )
s* Nghiên cứu và xem xét tất cả các loại hình chất thải công nghiệp và các phương pháp thải bỏ hiện tại (các doanh nghiệp tư nhân, công ty vừa và nhỏ, KCN và KCX )
$% Đánh giá chung về tỉ lệ % lượng CTRCN và CTCNNH có khả năng tái chế cho từng loại hình chất thải
Trang 10
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lê Thanh Hải
‹* Điều tra, khảo sát chỉ tiết tại 22 quận huyện trên địa bàn TpHCM về loại hình chất thải, tải lượng chất thải, các nhóm ngành tái chế chất thải
s* Khảo sát các biện pháp đã và đang được áp dụng cho việc tuần hoàn và tái sử dụng CTRCN và CTCNNH * Đánh giá chung về hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật - quản lý đã và - đang được áp dụng 1.3.2 Nghiên cứu và phát triển các biện pháp tổng hợp khả thi để tái chế và tái sử dụng CTRCN và CTCNNH ở Tp.HCM < Sưu tầm các giải pháp đã được thực hiện trên Thế giới nhằm tái chế và tái sử dụng CTRCN và CTNH * Phân tích để lựa chọn các biện pháp tái chế khả thi cho điều kiện Tp.HCM
“ Đè xuất một số biện pháp công nghệ tái chế khả thi có thể áp dụng cho một số ngành công nghiệp điển hình phù hợp với điều kiện thực tế ở khu vực Tp.HCM
s* Nhận xét và đánh giá chung các biện pháp tổng hợp và khả thi có thể áp dụng cho sản xuất công nghiệp
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐẺ TÀI
Phạm vi nghiên cứu : khảo sát hiện trạng thực tế 22 quận - huyện trên địa bàn Tp HCM
Đối tượng nghiên cứu :
s* Chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ các ngành công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh
s* Hiện trạng tái chế, tái sử dụng CTRCN và CTCNNH cho các nhóm ngành như: tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế thuỷ tỉnh,
s* Các công nghệ tái chế trên Thế giới và ở Việt Nam cho các loại hình chất thải rắn công nghiệp
1.5 GIỚI HẠN THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ đầu tháng 01 năm 2003, tác giả luận văn đã có điều kiện tiếp xúc và nghiên cứu đề tài này Dưới sự hướng dẫn của thầy TS Lê Thanh Hải - trưởng phòng Quản lý Dự án Môi trường (Viện Môi trường & Tài nguyên), tác giả luận văn đã lên kế hoạch cho công việc và thời gian nghiên cứu Thời gian chính thức thực hiện luận văn này bắt đầu từ ngày 01 / 08 /2003 đến 30 / 12 / 2003 (do thời gian trước đó tác giả luận văn phải hoàn thành những học phần còn lại của học kỳ cuối)
Trang 11
Luận Văn Tốt Nghiép Dai hoc GVHD: TS Lé Thanh Hai
1.6 PHUONG PHAP NGHIEN CUU 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện ¢ đề tài này, tác giả luận văn đã áp dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tong hợp; vận dụng quan điểm phát triển bền vững dựa trên cơ sở lý luận và thực tiến Dựa vào nguồn sô liệu sẵn có để phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề để đưa ra một hướng giải quyết tốt nhất
Quan điểm tổng hợp được vận dụng nghiên cứu về CTRCN và CTCNNH trong các khu công nghiệp và cả các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN Nghiên cứu môi quan hệ tương tác giữa CTRCN với các yếu tố như: vẫn đề môi trường, nguồn tài nguyên, vấn đề kinh tế - xã hội và sức khoẻ con người Từ những nghiên cứu này, xem xét các ảnh hưởng của lượng CTRCN phát thải hiện tại và dự báo cho cả tương lai để hướng việc phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng phát triển bền vững và tìm ra một hướng đi mới cho chất thải nhằm bien những chất được xem là “ vô dụng “ thành những chất “ hữu dụng “
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
#$Š Diều tra thực tế tại các doanh nghiệp, KCN trên toàn bộ 22 quận huyện của Tp.HCM về hiện trạng chất thai rắn công nghiệp và các biện pháp đã và đang được áp dụng trong việc tuần hoàn và tái sử dụng chất thải bằng các phương pháp: phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp
#4 Điều tra cụ thể số lượng, hiện trạng của các cơ sở đang thực hiện công tác tái chế rác tại địa bàn Tp.HCM
4 Sưu tầm, kế thừa, chọn lọc các kinh nghiệm, các trường hợp nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước
$ Kế thừa các số liệu tính toán về lượng phát thải chất thải rắn công nghiệp đã có sẵn
s$ Học hỏi kiến thức, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia môi trường về — quản lý và xử lý chất thải
$ Tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ tái chế chất thải trên Thế giới có thể áp dụng vào điều kiện của Tp.HCM
1.7 Ý NGHĨA CỦA ĐÈ TÀI 1.7.1 Tính khoa học
s* Luận văn tốt nghiệp được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu có cơ sở khoa học cao phù hợp nhất với mục tiêu và nội dung nghiên cứu + Luận văn này được tông kết từ quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu — trong suốt năm năm học trên giảng đường Đại học Luận văn tốt nghiệp chính là sản phẩm tỉnh hoa cuối cùng, được đúc kết từ những kiến thức quý báu của quý thầy cô giáo, các vị giáo sư tiến sĩ, các chuyên gia đã dạy dỗ và truyền đạt lại cho sinh viên
Trang 12
Luận Văn Tốt Nghiệp Dai học GVHD: TS Lé Thanh Hai
‹* Luận văn được xây dựng trên nền tảng tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu uy tín trong và ngoài nước như: sách giáo khoa chuyên ngành, các báo cáo hội thảo, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn tốt nghiệp đại học và sau đại học, tài liệu Internet mang tính khoa học cao
% Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về môi trường, các giáo sư tiến sĩ về môi trường, quý thầy cô giáo
%% Những công nghệ đưa ra tham khảo trong đề tài là những công nghệ đã _ và đang được các nước có nền công nghiệp phát triển ứng dụng
1.7.2 Tính thực tế
$ Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc giải quyết hiện trạng phát sinh CTRCN và CTCNNH trên địa bàn Tp.HCM
s* Do đề tài này là một phần của dự án do Viện Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Sở Công nghiệp thực hiện theo đơn đặt hàng của UBND Tịp HCM nên có thể giải quyết được phần nào những bức xúc của UBND Tp.HCM về CTR trong khu vực
s Công tác điều tra, khảo sát hiện trạng của các cơ sở sản xuất — tái chế là thực tế
s* Có thể đưa những qui trình công nghệ về tái chế, tái sử dụng CTRCN trong luận văn áp dụng vào những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong khu vực Tp.HCM
Có thể áp dụng một số công nghệ tái chế CTRCN của các nước tiên tiến phù hợp vào điều kiện thực tế của Tp HCM
v*, s%
1.7.3 Tính mới
s%* Số liệu về lượng CTRCN phát sinh trên địa bàn Tp.HCM mới điều tra thực tế và đáng tin cậy nhất (10 / 2003)
s%% Đề tài đưa ra được những công nghệ tái chế chất thải rắn của nước ngoài có thể áp dụng cho điều của Việt Nam mà điển hình là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Tp.HCM
s» Đề tài tổng hợp được các số liệu và một số qui trình công nghệ mới về tái chế, tái sử dụng chất thải rắn
Trang 13
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hai 2.1 TONG QUAN VE CTRCN VA CTCNN 2.1.1 Chất thải rắn công nghiệp %* Định nghĩa CTRCN là gì ?
CTRCN được hiểu là chất thải ở dạng rắn bị loại bỏ ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.Chúng phải được thu gom để tiến hành xử lý hoặc tái chế nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường Ở đây coi CTRCN không phải là phần loại bỏ cuối cùng của vòng đời sản phẩm mà có thể được tái
sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác s* Nguồn gốc phát sinh CTRCN
CTRCN phát sinh từ các công đoạn sản xuất của các ngành công nghiệp, kể cả bùn thải của các hệ thống xử lý chất thải Ở nhiều cơ sở sản xuất, khi không có sự phân loại ngay từ đâu, rác sinh hoạt được thải chung với chất thải rắn sản xuất, cho nên trong nhiêu trường hợp thực tế cũng được tính là CTRCN
s%» Thành phần và tính chất CTRCN
Thành phần và tính chất của CTRCN rất đa dạng tùy thuộc vào từng loại công nghệ sản xuất CTRCN với đủ loại thành phần, có thể là các chất hữu cơ, vô cơ hay lẫn cả hai loại Tính chất của CTRCN có thể là không nguy hại hoặc nguy hại đối với môi trường [Tx việc nghiên cứu tính chất và thành phần của CTRCN người ta mới có thể áp dụng công nghệ phù hợp để xử lý Ví dụ: CTRCN chứa nhiều thành phẩn hữu cơ có thể áp dụng phương pháp thiêu đốt thu hổi năng lượng hoặc phân hủy sinh học làm phân bón CTRCN chứa nhiều các chất vô cơ, kim loại có thể sử dụng biện pháp hoá học để tái sinh, xử lý Tuy nhiên, công đoạn xử lý cuối cùng đối với các loại chất thải rắn vẫn phải là chôn lấp
s* Phân loại CTRCN
Hiện nay, người ta căn cứ chủ yếu vào nguồn gốc phát sinh CTRCN để phân loại Từ nguồn gốc phát sinh, có thể tiếp tục phân loại kỹ hơn về thành phan, tính chất, mức độ độc hại của chất thải Mục đích của sự phân loại là nhằm lập “các lý lịch quản lý” và xác định các biện pháp xử lý an toàn CTRCN
Trang 14
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lê Thanh Hải 2.1.2 Chất thải công nghiệp nguy hại ( CTCNNH ) s* Định nghĩa CTCNNH
CTCNNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người (Định nghĩa này được trích dẫn trong Quy chế quản lý CTNH của Việt Nam ban hành kèm Quyết định 155/QĐ-TTg ngày 16 tháng Ø7 năm 1999)
% Nguồn gốc phát sinh CTCNNH
CTCNNH phát sinh từ mọi ngành sản xuất công nghiệp Nhìn chung, CTCNNH được thải ra liên tục trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ các khu công nghiệp hoặc các khu chế xuất chúng ta có thể dễ dàng xác định được nguồn gốc phát sinh của CTNH, song luôn gặp khó khăn trong việc quần lý thu gom, xử lý nguồn chất thải này Bởi vì, CTNH phân bố rải rác, không tập trung, khó phân biệt và thường lẫn với các thành phần chất thải khác Nhiều năm qua, Tp Hồ Chí Minh nằm trong tình trạng không quản lý được các nguồn phát sinh CTCNNH Hầu hết CTCNNH được thải tùy tiện ra môi trường không qua khâu xử lý
s* Thành phần, tính chất CTCNNH
Cũng như các loại chất thải khác, thành phần CTCNNH tất đa dạng, bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ hoặc có khi kết hợp cả hai CTNH có thể tổn tại ở cả 3 dạng: rắn, lồng hoặc khí
Mức độ nguy hại của chất thải cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào liều lượng và khả năng gây hại của một số chất độc hại lẫn trong đó Thậm chí tính chất nguy hại của chất thải chỉ thể hiện trong điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, áp suất nhất định nào đó Nghĩa là, có những chất trong điều kiện thường không thể hiện sự nguy hiểm nhưng trong diéu kiện khác lại trở nên rất nguy hiểm, ví dụ như chất thải chứa các muối xyanat (CN) khi có mặt tác nhân axít sẽ tạo ra axít xyanhydric (HCN) bay hơi rất nguy hiểm
s* Phân loại CTCNNH
Mục đích của việc phân loại CTCNNH là nhằm phân biệt giữa các loại CTCNNH với nhau và xác định về thành phần, tính chất, tải lượng của CTCNNH Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chí thống nhất để phân loại CTCNNH Trên thế
Trang 15
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lé Thanh Hai
giới người ta phan loai CTCNNH theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc chủ yếu vào mục đích quản lý
Một số phương pháp phân loại điển hình áp dụng ở các nước phát triển như sau:
1 Phân loại theo khả năng xử 4
2 Phân loại theo tính chất nguy hại của chất thải 3 Phân loại theo mức độ độc hại của chất thải
4 Phân loại chất thải dựa theo loại hình công nghiệp
Bảng 2.1: Phân loại của WHO về mức độ độc hại của hoá chất Tên nhóm Mức độ độc LD50 (mg/kg) Nhém IA Cực độc <5 Nhóm TB Rất độc 5-50 Nhóm II Độc trung bình 50-500 Nhóm II Độc tương đối 500-2000 Nhóm TV Độc nhẹ >3000
Theo sự phân loại như vậy, chất được coi là độc hoặc cực độc nghĩa là chỉ cần uống phải một vài giọt hoặc một lượng nhỏ cũng đủ gây nên chết người Đại diện cho nhóm chất độc này thường xuất hiện trong CTNH là các loại muối xyanua (CN), thuốc trừ sâu có gốc phốtpho (P), và Clo (CI) hoặc một số hợp chất cơ kim khác
2.2 HIEN TRANG QUAN LY CTRCN VA CTCNNH TAI TP HCM
2.2.1 Khái niệm quan ly CTRCN va CTCNNH -
Quản lý CTRCN va CTNH la gi ?
Quản lý CTRCN và CTCNNH có thể được hiểu là các hoạt động kiểm soát trong suốt quá trình từ khi phát sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và chôn lấp cuối cùng Như vậy, trong một hệ thống quản lý sẽ bao gồm rất nhiễu khâu liên quan đến nhau từ nguồn phát sinh chất thải cho đến nơi thải bỏ cuối cùng Bất cứ một sự không đồng bộ nào trong các khâu từ thu gom, vận chuyển đến xử lý đều dẫn đến những kết quả không mong muốn về mặt môi trường
Một hệ thống quản lý chất thải được coi là vận hành hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: trang thiết bị, kỹ thuật vận hành, cơ cấu tổ chức, năng lực cán bộ, kinh nghiệm quản lý, khung pháp quy
Trang 16
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hai
2.2.2 Tinh hình quản lý CTRCN ở Tp Hồ Chí Minh
> Thực trạng của công tác quản lý chất thải rắn hiện nay ở Tp.HCM o Hệ thống thu gom:
Hệ thống thu gom vận chuyển bao gồm:
Các đội vận chuyển của công ty Môi trường đô thị Tp.HCM Công ty, xí nghiệp công trình đô thị của 22 Quận huyện e Hợp tác xã công nông
e Dan lap
Đối với rác sinh hoạt: Hiện có khoảng 400 điểm hẹn lấy rác trên địa bàn Tp.HCM, trong đó có 3 bô rác cơ giới: (i) 348 Phan Van Trị; (1) Lô A cư xá Thanh Đa, Quận Bình Thạnh; (ii) 365B Trần Bình Trọng, Q.10 Các bô rác cơ giới đang dần được xây dựng đề thay thế các bô rác dùng công nghệ cũ gây ảnh ạ hướng đến Môi trường Đối với rác xà bần: được chủ nhà hoặc chủ công trình vận n chuyển đến đường phó, điểm thu, trạm | trung chuyén bang xe ba gác Công ty Môi trường đô thị tổ chức thu gom vận chuyền lên bãi chôn lắp bằng các phương tiện vận tải cơ giới
Đối với rác y tế: được chứa trong các thùng gồm 2 loại: thùng đựng rác sinh hoạt và thùng carton 5 lớp chứa rác y tế và được Công ty Môi trường đô thị thu gom
Đối với rác công nghiệp không nguy hại: Hiện nay thành phố chưa có hệ thống thu gom đồng bộ, một sô nhà máy, xí nghiệp có hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị để lấy rác loại này nhưng phần lớn các CƠ SỞ, nhà máy, xi nghiệp tự xử lý hay thải bỏ lén lút ra Môi trường và một trong vấn đề cần quan tâm là việc xử lý nước thải tại các đơn vị sản xuất chưa có xây dựng hệ thống xử lý, phần nhiều các đơn vị này nằm riêng lẻ ngồi các khu cơng nghiệp, khu chế xuất
Đối với rác công nghiệp nguy hại: Hiện nay đã có một dự án qui hoạch tổng thể việc quản lý rác nguy hại nói chung cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp.HCM, BD, DN, VT) thuc hiện với sự tài trợ của Cơ quan hỗ trợ bảo vệ môi trường Na - uy (Norad) Dự án này đang được trình duyệt Thủ Tướng Chính Phủ Phân hêm cầu: công tác thu gom do Công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ đô thị quận, các hợp tác xã và dịch vụ tư nhân thực hiện Hai cơ sở phân bón Hòa Bình và công ty phân bón hữu cơ tiếp nhận khoảng 90% lượng phân thu gom và tiến hành xử lý thành phân bón
o Hệ thống vận chuyển
Công ty Môi trường đô thị Tp.HCM là đơn vị tổng thầu vận chuyển, đảm nhận khoảng 55 — 60% khối lượng rác hàng ngày, phần còn lại công ty ký hợp
Trang 17
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
đồng với một số công ty xí nghiệp công trình đô thị quận, huyện (20%) và hợp tác xã vận tải công nông (20 — 25%)
Riêng rác y tế công ty môi trường đô thị Tp.HCM nhận trực tiếp từ bệnh viện và đưa đến trung tâm hồa táng Bình Hưng Hòa để xử lý bằng phương pháp đốt Thành Phố hiện có:
v2 trạm trung chuyển (TTC) rác sinh hoạt nhận rác từ các xe ép rác nhỏ, xe tải nhỏ, xe đẩy tay: TTC ở phường 12 quận Gò Vấp và TTC ở đường Lạc Long Quân Quận 11 Lượng rác qua trạm vào khoảng 6000 — 700 tấn/ngày
v2 trạm trung chuyển xà bần là: số 150 đường Lê đại Hành Quận 11 và số 42 - 44 đường Võ Thị Sáu Quận 1 Lượng xa bần qua trạm trung bình khoảng 400 — 600 tấn/ngày
> Hoạt động hiện nay của hệ thống quản lý CTRCN ở TP Hồ Chí Minh Hoạt động của hệ thống quần lý CTRCN được thể hiện trong sơ dé sau: | Nguồn thai (XNCN ) | Cơ sở tự thực hiện Phân loại, lưu trữ tại nguồn Nhà nước và tư nhân cùng thực hiện Trung chuyển & Tái sinh,tái chế Vận chuyển Nhà nước quản lý Khu xử lý chất thải
công nghiệp nguy hại
Chon lap chat thai |
không nguy hại
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp ở Tp HCM:
Trang 18
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hai
> Đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống quản lý CTRCN ở Tp.HCM Hiện nay, Tp Hồ Chí Minh chỉ có 01 hệ thống quản lý chất thải rắn duy nhất, đó là hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị hoạt động theo trình tự của sơ đồ trên Có thể thấy, hệ thống này quản lý cả chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Qua nhiều năm hoạt động cho thấy hoạt động của hệ thống này còn nhiều vấn để tổn tại:
Không kiểm soát chặt chẽ chất thải ngay tại nguồn CTRCN sinh ra ở các cơ sở sắn xuất được các đơn vị thu gom theo số lượng, chứ không có bất cứ sự phân loại nào Đây là một tổn tại kéo dài nhiều năm nay ở Tp Hồ Chí Minh
Chất thải rắn được xử lý chủ yếu ở 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát bằng hình thức đổ đống Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm tại các bãi rác như: sử dụng vôi và chế phẩm vi sinh EM để giảm mùi hôi và ruôi, xây dựng tường bao quanh các bãi rác để tránh phát tán rác, lắp một số thiết bị tuyển nổi để xử lý nước rò rỉ nhưng do quy trình xử lý không phù hợp, nên tình hình ô nhiễm môi trường tại hâu hết các bãi rác vẫn ngày một trầm trọng hơn Vấn để ô nhiễm tại các bãi rác chỉ có thể được giải quyết triệt để khi có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của Thành phố cho việc xử lý ô nhiễm môi trường
Có thể thấy rằng, trước mắt Tp.HCM còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện hệ thống QLCTR của mình Có thể phải cải tổ lại cơ cấu tổ chức hiện nay để tìm ra một mô hình quản lý phù hợp hơn Xây dựng phương án kiểm soát thống nhất, chặt chế tất cả các khâu trong hệ thống quản lý chất thải, đồng thời phải rà soát lại tất cả các đối tượng xả thải trên địa bàn Thành phố Đối với các đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý phải có đủ năng lực và trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ Yêu cầu đầu tư công nghệ phù hợp cho khâu xử lý chôn lấp, loại bỏ dẫn biện pháp xử lý đổ đống rất lạc hậu, mất vệ sinh 2.3 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTRCN & CTCNNH TẠI TP.HCM
Theo báo cáo xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường Tp.HCM, quá trình công nghiệp hóa tại Tp HCM đã gia tăng rất nhanh vào những năm gần đây và nó được định hướng gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố dẫn đầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển kinh tế này là vấn để gia tăng ô nhiễm công nghiệp bao gồm cả chất thải công nghiệp Hiện nay, có rất ít các nhà máy hoặc xí nghiệp áp dụng các công nghệ xử lý, tái sử dụng hay giảm thiểu chất thải Hơn nữa, một số xí nghiệp có chức năng xử lý chất thải lại không hoạt động như xí nghiệp làm phân compost - Tp HCM làm cho tất cả các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại (gồm chất thải công nghiệp và sinh hoạt) đều được đem chôn
Trang 19
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố Hoạt động này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường (như ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm không khí, mùi ), và hiện nay hàng loạt những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đã xảy ra thông qua việc chôn lấp các loại chất thải không hợp vệ sinh và không được phân loại hợp lý Ngoài ra, sức chứa của hai bãi chôn lấp này cũng rất hạn chế
Do vậy, giám thiểu chất thải, tái sử dụng, xử lý và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn công nghiệp nguy hại là những nhu câu cấp bách Thành phố cần một chiến lược thích hợp để quản lý chất thải rắn công nghiệp trong thời gian tới để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Tính đến cuối năm 2002, Thành phố Hồ Chí Minh có 11 Khu công nghiệp (KCN) và 02 Khu chế xuất (KCX) chính thức đi vào hoạt động với tổng diện tích đất qui hoạch KCN, KCX là 1.786 ha, thu hút được 467 dự án đầu tư, trong đó có 226 dự án đi vào hoạt động Ngoài ra còn có khoảng gần 30.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với các qui mô khác nhau (trong đó có khoảng 700-800 xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn) nằm phân tán rãi rác trong thành phố Theo tính toán sơ bộ, vào thời điểm hiện nay, toàn bộ các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố sản sinh ra một lượng chất thải rắn công nghiệp ước khoảng gần 1.500 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải nguy hại trong chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 20% Lượng chất thải rắn công nghiệp này được dự báo sẽ tăng nhanh trong những năm tới theo theo tốc độ tăng trưởng của các hoạt động cơng nghiệp của thành phố Ngồi 11 KCN và 02 KCX hiện hữu, TPHCM đã và đang hoạch định thêm 10 KCN nữa nâng tổng số diện tích đất qui hoạch phát triển KCN, KCX lên đến 7.512 ha so với 1.786 ha như hiện nay Hoạt động của các ngành công nghiệp bao gồm : hoá chất luyện kim, mạ, dệt nhuộm, thuộc da, giấy, giày dép, chế biến thực phẩm,
Quần lý CTRCN trên địa bàn thành phố, có thể nói là một vấn đề hết sức nan giải và bất cập trong bối cảnh hiện nay Chỉ có một phần rất nhỏ chất thải rắn công nghiệp được thu hổi, tái chế và tái sử dụng ngay trong các cơ sở công nghiệp hoặc tái chế bên ngoài do các cơ sở tư nhân đảm nhiệm Phần lớn chất thải rắn công nghiệp, kể cả các chất thải nguy hại được vứt bỏ lẫn lộn với rác đô thị và được đưa đến các bãi rác của thành phố vốn chưa được thiết kế “hợp vệ sinh” ngay từ đầu; và thậm chí còn đổ bừa bãi xuống các kênh rạch, ra các khu đất trống, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh nghiêm trọng, đang đe dọa khủng khiếp đến nguy cơ suy thoái tài nguyên nước ngầm ở thành phố Mặc dù Qui chế Quản lý chất thải nguy hại đã có hiệu lực thi hành hơn 2 năm nhưng hiện nay việc tách riêng chất thải nguy hại ra khỏi chất thải rắn công nghiệp không nguy hại vẫn chưa được thực hiện tốt ở các cơ sở công nghiệp và có rất ít cơ sở đăng ký quản lý chất thải nguy hại Đã có không ít trường hợp khiếu nại hoặc phần ảnh của dân cư liên quan đến vấn đề chất thải rắn công nghiệp
Trang 20
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hai
Hiện tại các bãi rác của thành phố đang lâm vào tình trạng quá tải, không còn chỗ để chôn lấp rác trong vòng 1 + 2 năm tới Để đối phó với vấn để này, Chính quyền Thành phố đang nổ lực mở rộng và phát triển thêm các bãi chôn lấp rác mới, tuy nhiên điểu này cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn do sự khan hiếm về quĩ đất của thành phố cũng như các phản ứng của dân chúng
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và để xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải rắn công nghiệp cho Tp.HCM là một nhu cầu bức thiết nhằm giảm bớt các sức ép đối với các bãi rác và cũng để nhằm góp phân ngăn chặn các thẩm họa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn công nghiệp gây ra Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào cho thích hợp và có hiệu quả đối với những nét đặc thù của CTRCN tại Tp.HCM, qui mô và hình thức đầu tư nào là phù hợp, địa điểm lựa chọn ở đâu để xây dựng nhà máy xử lý cùng với việc xem xét đánh giá các tác động môi trường kèm theo, điêu kiện cung cấp thiết bị và hàng loạt các vấn đề khác có liên quan, là những công việc bức thiết hiện nay của cả Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung
s%* Theo Hiện Trạng Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh (thời điểm năm 2000) dự tính tổng lượng chất thải rắn tại Thành Phố Hồ Chí Minh là: 4.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày, 1.260 tấn chất thải rắn công nghiệp/ngày (gồm cả chất thải rắn công nghiệp nguy hại/ngày) và khoảng 1 1 tấn chất thải bệnh viện/ngày
* Theo báo cáo “chiến lược bảo vệ môi trường Tp.HCM đến năm 2010” (phần nội dung 8: chiến lược quản lý chất thải rắn công nghiệp) thì lượng chất thải rắn công nghiệp của Tp.HCM năm 2000-2001 là: khoảng 62.700 tấn từ các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung, 58.800 tấn từ các nhà máy lớn nằm riêng lẻ, 456.200 tấn từ các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), 1460 tấn từ chất thải bệnh viện, tổng cộng là khoảng gần 653.700 tấn chất thải công nghiệp một năm, tức khoảng gần 2000 tấn một ngày (số liệu năm 2000-2001)
* Theo báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của để tài “Đánh giá tính kỹ thuật, kinh tế và tác động môi trường của các vị trí được lựa chọn khu xử lý chất thải rắn của Tp.HCM” (tại hội thảo ngày 25/07/2003 tại Sở KHCNMT Tp.HCM) thì lượng rác thải công nghiệp (ngoại trừ rác công nghiệp lẫn trong rác đô thị) là khoảng 1.000 tấn/ngày (650 tấn rác CN, 217 tấn rác CN nguy hại) Tuy nhiên báo cáo này cũng một lần nữa khẳng định đây chưa phải là số liệu chính xác !
Kết quả khảo sát hiện trạng chất thải rắn công nghiệp của CEFINEA kết hợp với Sở Công Nghiệp Tp.HCM và các cộng tác viên tại các Phòng Quản Lý Đô Thị của 22 quận huyện và BQL các KCN-KCX TPHCM (HEPZA) đã thực hiện quá trình điểu tra thực tế về biện trạng phát sinh của chất thải rắn công nghiệp ở Tp.HCM vào thời điểm tháng 04-10/2003 tại các doanh nghiệp và KCN ở các qui mô khác nhau
Trang 21
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
Theo báo cáo “Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại Tp HCM và các KCN phụ cận ” của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, năm 2002 — thì lượng chất thải rắn công nghiệp của TPHCM ước tính đến thời điểm hiện nay là vào khoáng 1.500 tấn /ngày, bao gồm tất cả các loại hình rác thải CN, kể cả thành phần lẫn trong rác đô thị
2.3.1 Khối lượng phát sinh chất thải công nghiệp
Tại Tp.HCM hiện nay và trong tương, lai chủ yếu phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, trong đó cơ câu kinh tế Thành phố từng bước được chuyền dịch theo hướng:
> Vé dich vu, ty trọng GDP trong năm 2000 là 52,3%; dự báo đến năm 2005 là 53,1% và đến năm 2010 là 54%
> vé ngành công nghiệp — xây dựng, tỷ trọng GDP trong năm 2000 là 45,9%, dự báo đến năm 2005 là 45,7% và đến năm 2010 chỉ còn 45,3%
Việc phát triển các ngành công nghiệp TpHCM chủ yếu là công nghiệp sạch, hàm lượng chất xám cao, có giá trị xuất khẩu lớn, khai thác được lợi thế là một trung tâm khoa học kỹ thuật, dịch vụ, thương mại lớn nhất của khu vực phía Nam và của cả nước
, Theo niên giám thống kê của Tp HCM năm 2002, dự báo tỷ lệ khối lượng
chat thải công nghiệp nguy hại tăng dựa trên cơ sở phân tích các thông tin về phát triển của từng loại ngành công nghiệp được xác định:
* Ngành sản xuất thép: Dự báo sản lượng ngành sản xuất thép sẽ tăng 18% trong giai đoạn 5 — 10 năm theo báo cáo của hệ thống quản lý môi trường - Sở khoa học công nghệ và môi trường TpHCM Khối lượng chất thải dự báo sẽ tăng
18% trong giai đoạn đến năm 2005 và sau là 10% cho giai đoạn đến năm 2010 ‹* Ngành sản xuất kim loại: dựa vào báo cáo hệ thống quản lý Môi trường của
ADB năm 1998, thì khối lượng chất thải của ngành sẽ tăng 20% trong giai đoạn 2000 — 2005 và 15% trong giai đoạn 2005 — 2010 Theo hệ thống quản lý Môi trường Tp ước tính tăng trưởng của ngành là 18% Từ các thông tin trên, dự báo khôi lượng chất thải tăng 18% trong những năm 2000 đến năm 2005 và sau đó tăng 10% trong năm 2005 đến năm 2010
% Ngành dầu khí: theo thống kê sự tăng trưởng của ngành dầu khí trong giai đoạn 2000 — 2005 là 15 — 25% cho môi năm, dự báo khối lượng chất thải phát sinh của ngành này cũng sẽ tăng theo (nhưng chưa xác định được tỷ lệ % chất thải phát sinh)
s* Ngành sản xuất và bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải: theo báo cáo quản lý môi trường của ADB năm 1998 thì ước tính các loại chất thải sẽ tăng 35% trong giai đoạn 2000 — 2005 và 25% trong giai đoạn 2005 — 2010 Tai báo cáo hệ thống quản lý môi trường của Tp năm 2001, dự báo tăng trưởng của ngành là 10 —- 20% trong tương lai Từ các thông tin trên có thé dy bao
chat thai sé ting 15% trong tuong lai
Ngành mạ và xử lý kim loại: dựa trên cơ SỞ số lượng công nhân để xác định khối lượng chất thải với tỷ lệ tăng là 15% đến năm 2010
Trang 22
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hai
©
» Vật liệu xây dựng vả khoáng sản khác: theo báo cáo của ADB năm 1998, khối lượng chất thải rắn (vô cơ và dầu) trong ngành sản xuất khoáng sản phi kim loại và vật liệu xây dựng đà được ước tính 37% cho giai đoạn 5 năm từ 2000 đến năm 2010 Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm là phục vụ cho nhu cầu thị trường và dự báo là giảm dần vào năm 2010 Ước tính của báo cáo hệ thống quản lý môi trường về sự tăng trưởng vật liệu xây dựng ở Tp.HCM là 8 — 15% mỗi năm Do vậy, dự báo chất thai rắn của ngành sẽ tăng hàng năm là 1 1%
Ngành hoá chất và thuốc trừ sâu: Theo báo cáo của hệ thống quản lý môi trường thì ước tính sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này là 12%, khối lượng chất thải sẽ tang 9%
Ngành điện tử, thiết bị điện và ác quy: khối lượng chất thải dự báo tăng 12% tương đương với tỷ lệ tăng trưởng của tồn ngành cơng nghiệp Tp.HCM theo báo cáo hệ thông quản lý chất thải năm 2001
s* Ngành đóng giày: tổng lượng chất thải trong ngành dệt, may mặc và đóng giày được ước tính tăng 50 — 55% trong giai đoạn từ năm 2000, dự báo lượng chất thải sẽ tăng 12% trong ngành
‹* Ngành đệt: khối lượng chất thải của ngành dệt, may mặc và đóng giày được ước tính tăng 50 — 55% trong giai đoạn từ năm 2000, dự báo lượng chất thải sẽ tăng khoảng 6% và ước tính khoảng 70% các công ty đệt có trạm xử lý nước thải s* Ngành công nghiệp giấy: ước tính sự tăng trưởng của ngành công nghiệp
giây khoảng 12% trong 5 — 10 năm tới
Nhìn chung, khi các ngành kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo sự phát sinh ra lượng chất thải rắn bao gồm chất thải nguy hại và không nguy hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
Trang 23
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
s» Thành phần nguy hại trong chất thải công nghiệp
Kết quả thống kê từ các tài liệu sắn có về thành phần nguy hại trong chất thải của một số ngành công nghiệp điển hình ở Tp Hồ Chí Minh được đưa ra như sau: Bảng 2.3: Tỷ lệ CTNH trong chất thải công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh STT Ngành Chất thải nguy hại Thành phân CTNH Tỷ lệ so với thành phần không độc hại (%) 1 | Chế biến thực phẩm |0 0 2_ | Dệt nhuộm, in vải Thùng chứa hoá chất, mực in 39,4 3 | May mặc 0 0 4_ | Da và giả da Thùng chứa hoá chất 10,0 5_ | Thủy tính - - 6_ | Giấy, in giấy Bảng in hư, mực in 34,3 7 | Gỗ,mỹnghệ Gòn đánh vecni 0,2 § | Điệntử Xỉ hàn chì, bản mạch điện tử 37,9 9_ | Luyện km - -
10_ | Gia công cơ khí Giẻ lau dâu nhớt 23,9
11 |Hóa chất và liên | Xỉ kim loại nặng, các loại bao 75,2
quan đến hóa chất | bì chứa hoá chất, hoá chất hư, cặn lắng chứa hoá chất - kim loại nặng, dược phế phẩm 12 | Cao phân tử Bao bì, cặn hoá chất 30,0 13 | Ngành khác - - 14 | Tram xử lý nước thải | Bùn thải của cơ sở xi ma, 46,7 giấy, dệt nhuộm
(Nguồn : CENTEMA - TP Hồ Chí Minh)
2.3.2 Dự báo mức độ gia tăng tổng lượng chất thải rắn CN đến 2010 - 2020 Sự phát triển cơng nghiệp dự đốn sẽ gia tăng đáng kể ở hầu hết mọi lĩnh
vực trong 10-20 năm tới |
Một số lưu ý khi dự tính tổng tải trọng chất thải (ở hình 2.1):
‹» Tổng tải trọng ô nhiễm của chất thải công nghiệp từ các khu công nghiệp tập trung vào năm 2010 được tính căn cứ trên toàn bộ diện tích khu vực (của từng khu công nghiệp) đang được sử dụng
4% Vì không có các số liệu dự tính cho năm 2020, do đó tốc độ tăng chất thải rắn công nghiệp được tính tương đương với tốc độ tăng trưởng công nghiệp (khoảng 14%/năm)
Trang 24Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lê Thanh Hải + Lượng chất thải công nghiệp lẫn trong chất thải sinh hoạt vào khoảng 6% 3500 4 3000 + Ũ Trong KCN 2500 3 _"— Công ty lớn 2000 + CG ngoai KON 1500 5 sew Cong ty Vừa và nhỏ 1000 5 500 - nam 0 1 ——— Bệnh viện 2000 2010 2020 Hình 2.2 : Tổng tải trọng chất thải công nghiệp theo dự tính năm 2010 và 2020
(Nguôn: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp TpHCM `_— Viện Môi trường và Tài nguyên Tháng 10/2003)
2.3.3 Ước đoán tải lượng thải CTRCN, CTCNNH ở Tp.HCM hiện nay 2.3.3.1 Ước tính tải lượng CTRCN và CTNH phát sinh từ các KCN và KCX a/ Ước tính tải lượng CTRCN phát sinh từ các KCN và KCX
Tổng tải lượng CTRCN phát sinh từ các KCN, KCX đã quy hoạch tại TP Hồ Chí Minh hiện nay được đưa ra như sau:
Trang 25Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
Bảng 2.4: Các KCN và KCX đã được quy hoạch tại TP HCM
(Tính đến thời điểm cuối mà đề tài thực hiện khảo sát - vào tháng 10/2003)
Tên Năm |D tích quy | Số d.nghiệp | Diện tích đã
T.lập | hoạch (ha) đã thu hút cho thuê (ha) KCX Tân Thuận 1991 1300 119 109,9 KCX Linh Trung 1 + 2 1992 | 60 80 78,1 KCN Binh Chiéu 1996 | 27,3 22 22,4 KCN Tân Tao 1996 | 182 171 151,9 KCN Vĩnh Lộc 1997 | 200 100 100,0 KCN Lé Minh Xuan 1997 | 100 143 52,2 KCN Tây Bắc Củ Chi 1997 | 215,7 39 67,8 KCN Tân Bình 1997 | 178 110 58,1 KCN Tam Binh 1 1997 | 62,5 1 - KCN Hiệp Phước 1996 | 332 21 66,8 KCN Tân Thới Hiệp 1997 |215,4 32 21,9 KCN Cát Lái 2 1997 |127 3 3,4- Tổngcộng ' 1.999,9 841 732,5 Phương pháp tính trong phần này sẽ dựa vào hệ số ô nhiễm (tấn/nhà ,„ máy/năm) và số lượng các nhà máy đang hoạt động trong các KCN, KCX để ước
tính tổng tải lượng CTRCN thải ra từ các KCN, KCX hiện nay ở Tp.HCM Bảng 2.5: Tải lượng CTRCN hiện nay ở các KCN, KCX
Trang 26
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lé Thanh Hai
Tức là khoảng 156 000 tấn rác thải CN được tao mỗi năm ra từ 12 KCN đang hoạt động hiện hữu
b/ Ước tính tải lượng CTNH phát sinh từ các KCN và KCX
Theo một số tài liệu chuyên môn cho thấy, tải lượng CTNH từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN, KCX thường chiếm khoảng 20% tổng khối lượng CTRCN sinh ra, trong đó bao gồm cả bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải Như vậy ước tính tải lượng CTRCNNH trong tổng số CTRCN là vào khoảng
156000 tấn/năm x 0.2 = 31200 tấn/năm
2.3.3.2 Ước tính tải lượng CTRCN và CTNH từ các nhà máy lớn a/ Ước tính tải lượng CTRCN phát sinh từ các các nhà máy lớn
Hiện nay để tài chưa thu thập được số liệu về sản phẩm từ tất cả khoảng 600 nhà máy quy mô lớn ở TP Hồ Chí Minh Vì vậy, hệ số ô nhiễm tính theo tải lượng ô nhiễm trung bình của 1 cơ sở (100.19 tấn/cơ sở/năm) Kết quả tính toán
được đưa ra như sau: :
600 cơ sở x 100.19 tấn/cơ sở/năm = 58.844,8 tấn/năm b/ Ước tính tải lượng CTNH phát sinh từ các các nhà máy lớn
Tải lượng CTNH phát sinh từ các nhà máy quy mô lớn hiện nay được tính bằng 20% tải lượng CTRCN Kết quả tính toán như sau:
58.844,8 tấn/năm x 20% = 11.768,96 tấn/năm
2.3.3.3 Ước tính tải lượng CTRCN và CTNH từ các cơ sở quy mô vừa và nhỏ
a/ Ước tính tải lượng CTRCN từ các cơ sở quy mô nhỏ và vừa
Căn cứ vào hệ số ô nhiễm cho các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ đã xây dựng ở phần trước ước tính tải lượng CTRCN phát sinh từ các nhà máy quy mô vừa và nhỏ thuộc các ngành sản xuất chính yếu ở TP Hồ Chí Minh Để thống nhất theo 01 cách tính toán, để tài sử dụng hệ số ô nhiễm tính theo số lượng cơ sở sản xuất Kết quả tính toán được đưa ra như sau:
Trang 27
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lê Thanh Hải Bảng 2.6 - Tải lượng CTRCN từ các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa nằm ngoài KCN, KCX
TT | Ngành Số cơsở | Hệ số ô nhiễm | Tải lượng CTRCN
(tấn/cơ sở/năm) (tấn/năm) 1 | Hóa chất 1.471 20,5 30.155,5 2 | Cơ khí 4.383 7,1 31.119,3 3 | Chếbiến thựcphẩm | 2.918 62,8 183.250,4 4_ | Điện và điện tử 705 6,1 4.300,5 5 | Chế biến gỗ 1.423 31,2 —44.397,6 6 | Nhựa, cao su 3.353 4/0 13.412,0 7 | May mặc, in hoa 2.213 13,9 | 30.760,7 8 |Da 567 45,9 26.025,3 9 | Giấy và bột giấy 734 9,1 6.679,4 10 | Luyén kim 195 7,7 1.501,5 11 | Dệt nhuộm 4.591 3,5 16.068,5 12 | Thuỷ tỉnh và khoáng | 684 20,3 13.885,2 v6 cd 13 | Các ngành khác 546 100 (*) 54.600,0 Tổng cộng 23.783 356.155,9
Ghi chii: (*) - Đối với các ngành nghề khác tạm sử dụng hệ số ô nhiễm của nhà máy lớn b/ Ước tính tải lượng CTNH từ các cơ sở quy mô nhỏ và vừa
Tải lượng CTNH phát sinh từ các cơ sở quy mô vừa và nhỏ nằm ngoài KCN, KCX ở TP Hồ Chí Minh hiện nay cũng được ước tính bằng 20% tổng lượng CTRCN Kết quả tính toán được đưa ra trong bảng sau:
Trang 28Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hai Bang 2.7 - Tải lượng CTRCN từ các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ hiện nay TT Ngành Sốcơsở | Tải lượng CTRCN: | Tải lượng CTNH trong (tấn/năm) CTRCN (tấn/năm) 1 | Hóa chất 1.471 30.155,5 6.031,10 2_ | Cơ khí 4.383 31.1193 6.223,86 3_ | Chế biến thực phẩm | 2.918 183.250,4 36.650,08 4_ | Điện và điện tử 705 4.300,5 860,10 5_ | Chế biến gỗ 1.423 44.397,6 8.879,52 6 | Nhựa, cao su - 3.353 13.412,0 2.682,40 7 | May mặc,¡n hoa 2.213 30.760,7 6.152,14 8 |Da 567 26.025,3 5.205,06 9_ | Giấy và bột giấy 734 6.679,4 1.335,88 10 | Luyén kim 195 1.501,5 300,30 11 | Dệt nhuộm 4.591 16.068,5 3.213,70 12|Thuỷ tinh và |684 13.885,2 2.777,04 khống vơ cơ 13 | Các ngành khác 546 54.600,0 10920,00 Tổng cộng 23.783 356.155,9 71231,18
2.3.3.4 Ước tính tổng tải lượng chất thải y tế hiện nay ở Tp HCM Theo thống kê, chất thải y tế ở Tp Hồ Chí Minh được ước tính khoảng 4 tấn/ngày hay 1.460 tấn/năm
2.4.3.5 Ước tính tổng tải lượng CTNH trong rác sinh hoạt
Theo thống kê của Công ty Dịch vụ Đô thị Tp.Hồ Chí Minh, hiện nay rác sinh hoạt thu gom được tại Tp Hồ Chí Minh khoảng 4.000 tấn/ngày, ước tính thành phân CTNH chứa trong rác thải đô thị chiếm khoảng 6% trên tổng lượng rác thải sinh hoạt
Như vậy, khối lượng CTNH chứa trong rác thải sinh hoạt tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay sẽ khoảng 240 tấn/ngày tương đương 87.600 tấn/năm
Trang 29
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lé Thanh Hai
Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng số xe gắn máy tại Thành phố là: 1.288.754 chiếc Như vậy, tổng lượng nhớt được thải ra hàng năm là 12.372.038,4 lí/năm tương đương khoảng 9.898 tấn/năm
2.3.3.7 Bảng tóm tắt kết quả tổng tải lượng CTRCN, CTNH ở Tp.HCM
Tải lượng CTRCN và CTNH từ các nguồn phát sinh chính ở Tp Hồ Chí Minh được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.8: Tóm tắt tổng tải lượng CTRCN và CTNH TP Hồ Chí Minh STT | Nguồn chất thải Tổng tải lượng | Tải lượng CTNH CTRCN, CTNH |trong CTRCN (tấn/năm) (tấn/năm) 1 KCN, KCX 155.080,285 31.016,3 2 Nhà máy lớn nằm ngoài KCN, KCX 58.844,8 11.768,96 3 Cơ sở vừa và nhỏ nằm ngoài KCN, KCX | 356.155,9 71.231,18 4 Bệnh viện 1.460,0 1.460,0 5 CTNH trong rác thải sinh hoạt đô thị 87.600,0 87.600,0 6 Dầu nhớt thải 9.898 9.898 Tổng cộng 669.037,1 212.973,4
( Nguôn: Báo cáo “ Nghiên cứu tiền khả thi dự án xử lý CTRCN Tp.HCM “ do Viện Môi trường và
Tài nguyên thực hiện ( 10 / 2003 )
Như vậy theo các tính toán trên thì tổng lượng CTRCN của khu vực Tp.HCM khoảng: 670,000 tấn /năm, tức là khoảng hơn 1800 tấn/ngày, và lượng CTCNNH chiếm trên tổng số là khoảng xấp xỉ 20%
Nhận xét :
+ Tỷ lệ % rác thải công nghiệp thực tế đã thu gom (và sẽ thu gom) được,theo các tài liệu điều tra và các báo cáo đánh giá của các đề tài đã và đang thực hiện trên địa bàn Tp.HCM liên quan đến rác thải công nghiệp thì tỷ lệ này dự đoán là vào khoảng 80-90% Con số này cao hơn so với rác sinh hoạt vì một số lý do như: rác công nghiệp dễ thu gom hơn (do điểm thu gom tập trung tại các cơ sở sản xuất), dễ quản lý trong công tác thu gom (quản lý chất thải nói chung tại một doanh nghiệp bao giờ cũng dễ hơn so với khu đô thị trong điều kiện Việt Nam), dễ quản lý và kiểm soát lượng rác thải tạo ra do thành phần và tính chất rác công nghiệp là khá rõ ràng ứng với từng loại hình công nghệ sản xuất
+ Tỷ lệ % rác công nghiệp đã và đang tái chế: hiện nay cũng chưa hề có một số liệu chính xác nào về tỷ lệ % rác công nghiệp có thể tái chế ngoài một để
Trang 30
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hai
tài nghiên nứu khoa học cấp Thành phố do TS Lê Thanh Hải (Viện MT&TN) chủ trì đang được triển khai (từ tháng 07/2003 — 02/2004) Theo các kết quả nghiên cứu sơ bộ của để tài này thì tỷ lệ % rác công nghiệp tái chế cũng không cao lắm, chỉ chiếm khoảng dưới 20% toàn bộ lượng rác công nghiệp hiện nay (bao gồm cả rác CNNH), và % tái chế cao nhất chỉ tập trung tại một số ngành nghề tiêu biểu như giấy, nhựa, kim loại Tuy nhiên hầu hết công tác tái chế này còn rất manh mún, do tư nhân thực hiện là chính (ngoại trừ ngành nhựa), và hơn nữa các cơ sở tái chế tư nhân cũng đang theo hướng “tan lui” dan, tức là phải ngừng sản xuất do nhiều lý do khác nhau như: sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên đều nằm trong diện di dời ra ngoại thành, thị trường các sản phẩm tái chế không ổn định do không cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại Từ các lý do phân tích ở trên cho thấy với lượng rác công nghiệp như tính toán là khoảng trên 1800 tấn/ngày, khi xem xét đến tỷ lệ % thu gom và tỷ lệ % tái chế, thì lượng thực tế tạo ra chỉ vào khoảng hơn 1500 tấn/ngày và đây sẽ là con số sát với thực tế
Trang 31
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lé Thanh Hai
3.1 HIEN TRANG HE THONG THU GOM CHAT THAI TAI TP HCM Sơ đồ thu gom chất thải rắn tại các quận huyện ở Tp.HCM
Nguồn thải Xe tải lớn, nhỏ Bãi chon 14; Xe ba gac, pe tải nhỏ Trạm trung chuyển Cơ sở tái chế ba gác, tải nhỏ Người sử dụng
Hình 3.1: Sơ đô thu gom chất thải rắn tại các quận huyện ở Tp.HCM
Chất thải từ nguồn thải, sau khi phân loại (bởi chủ nguồn thải) rắc được các đơn vị thu gom chất thải chuyễn đến trạm trung chuyễn bằng xe ba gác và xe tải nhỏ hoặc được đưa thẳng đến bãi chôn lấp bằng xe tải lớn, nhỏ và xe ép rác Từ trạm trung chuyến, chất thải được phân loại lại lần thứ hai (do đội ngũ thu nhặt ve chai phế liệu) Sau đó, rác thải được đưa đến bãi chôn lấp hoặc đem đi thiêu đốt Những vật liệu phế phẩm có giá trị tái chế như: giấy, nhôm, nhựa VV được bán cho các vựa ve chai hoặc bán thẳng cho các cơ sở tái chế sản xuất hàng tiêu dùng
Ở Thành phố Hỗ Chí Minh hiện nay, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh từ các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN —- KCX rất lớn Ngoài một lượng nhỏ CTRCN nói chung được thu gom tái chế hoặc tái sử dụng lại, phần lớn chất thải đều được quản lý chung cùng với rác thải sinh hoạt đô thị (bao gồm cả chất thải nguy hại và không nguy hại), đổ bỏ theo hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị, thậm chí còn thải bừa bãi ra cống thải, kênh rạch hay bãi rác tự phát
Trang 32
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
Mặc dù hệ thống thu gom — vận chuyén chất thải công nghiệp được xem là hiệu quả nhất (thu gom được khoảng 90% lượng chất thải phát sinh) nhưng do khơng được kiểm sốt chặt chế ở khâu phân loại tại nguồn thải nên làm giảm hiệu quả xử lý và có nhiều khả năng gây ra những hiểm hoạ tiểm tàng khó lường trước từ các chất thải công nghiệp nguy hại
3.2 TÌNH HÌNH TÁI CHẾ CTR TẠI TP HCM
Việc thu hồi và tái sử dụng CTR là hoạt động rất phat t triển ở Tp.HCM Đối với doanh nghiệp Nhà nước: trước đây tại xí nghiệp phân tổng hợp Hóc Môn CTR có hàm lượng hữu cơ cao được chế biến thành phân compost từ năm 1987 không hoạt động nữa do không có thiết bị thay thế Các tư nhân tự tổ chức thu gom tái chế CTR theo hình thức thủ công nghiệp và sản xuất thứ phẩm, Hệ thống này sử dụng rất nhiều lao động và tập hợp những tay nghề rất đặc biệt
Trước đây, trong hệ thống quản lý CTR của thành phố không để cập đến lĩnh vực tái chế này, xem đó là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong một lĩnh vực tư nhân năng động Những phương pháp tái chế và điều kiện làm việc thường là rất vất vả về phương diện vệ sinh cũng như phương diện ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Hoạt động thu hổi và tái chế phế liệu từ rác xảy ra trong các công đoạn của quản lý rác như sau:
e CTR tại nguồn được thu hồi bởi người dân hoặc một số người nhặt rác e Song song với quá trình thu gom luôn là hoạt động thu hồi rác, hiện nay
hâu hết các xe thu gom (xe đẩy tay) đều trang bị các bao chứa phế liệu bên hơng xe
e© Thu hỏi tại bãi chôn lấp rác
Thành phần rác được tách ra để tái sinh chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, carton, vải, một phần bao bì nhựa — nylon các loại, các thành phân như rác thực phẩm, mút xốp, xà ban hầu như không được thu hổi và được thải bỏ tại các bãi rác
4 Sơ lược một số hoạt động tái chế phế liệu tại Tp.HCM như sau: e Chai miễn, thủy tỉnh nguyên sẽ được súc rửa sạch và bán lại cho các hãng
sản xuất nước tương để tái sử dụng chai; phần mảnh chai vụn thì bán cho các cơ sở tái chế thủy tỉnh
Trang 33
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lê Thanh Hải
° Giấy vụn sạch có thể bán lại cho các cửa hàng dùng để gói đồ, phần lớn giấy vụn được bán cho các cơ sở tái chế giấy để sản xuất giấy cuộn vàng, giấy vệ sinh e_ Bao bì nylon, nhựa phế liệu được các cơ sở tái chế thu gom để sản suất các sản phẩm thứ cấp Nhìn chung, thành phần chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp được thu gom và tái sử dụng Bảng 3.1: Các loại hình chất thải có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng TT |Loại phế liệu
1 Lon nhôm, nhôm các loại,
2 Nhựa các loại, túi nylon 3 Sắt vụn 4 Giấy báo, giấy tập, bìa carton 5 Nhớt cặn 6 Thủy tinh 7 Gang 8 Đồng 9 Cao su
3.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THU GOM CTRCN TẠI TP HCM
Các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm tập trung trong KCN nên công việc thu gom có thể nói là tập trung và dễ dang Hầu như các nhà máy trong KCN đã có những thị trường thu mua phế liệu khá ổn định Các cơ sở tư nhân như kể trên đã có thói quen đến thụ mua phế liệu tại các nhà máy trong KCN do rác thải ở đây có “chất lượng” cao hơn các nhà máy nằm ngoài KCN (mà một lượng lớn trong các nhà máy này là các doanh nghiệp nhà nước), phần lớn do trong thành phần rác thải công nghiệp từ các nhà máy thuộc KCN, nhất là các nhà máy liên doanh với nước ngoài, có nhiều thành phần có thể tái chế được, do chúng được sinh ra từ nguồn nguyên liệu nhập ngoại, chất lượng cao - nhất là những ngành như nhựa, kim loại, giấy, thuỷ tinh Và đó chính là hoạt động thu mua phế liệu của các vựa ve chai giữ vai trò trung gian, nó điều phối lượng “ nguyên liệu “ cho những cơ sở tái chế
Phế thải công nghiệp được các vựa ve chai thu mua về hoặc được một số cơ sở / doanh nghiệp thu mua về (ví dụ: Môi trường Việt Úc hay cơ sở Tân Phát Tài liên hệ đặt hàng trực tiếp từ các KCN và bán lại cho các cơ Sở trực tiếp tái chế hoặc bán lại cho các cơ sở trung gian để hưởng chênh lệch) Ngoài ra nguồn cung cấp phế liệu có thể là các gánh ve chai, các xe đẩy ba-gác được thu mua
Trang 34
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lê Thanh Hải
dạo Bên cạnh đó có những hợp đồng bất thành văn với những nơi có nguồn hàng đổi dào, thuần khiết và ổn định từ các cửa hàng lớn, kho, xí nghiệp, và cả ở tỉnh thông qua mạng lưới mối lái trung gian Lượng phế liệu thu gom sẽ được cung cấp cho những người chuyên phân loại, hình thức này khá phổ biến đối với mặt hàng nhựa, giấy vì nó đa dạng và đòi hỏi chất lượng cao trước khi nhập vào các cơ sở tái chế
Tỷ lệ thu gom khá cao, có thể đạt đến 90-95% trên tổng lượng CTRCN tạo ra Tại các KCN-KCX đã điều tra thì vấn để này đã được thực hiện khá nghiêm túc do các Công ty dịch vụ công ích thực hiện Tỷ lệ tái chế CTR nằm trong KCN cũng khá cao nếu đem so sánh với tỷ lệ này tại các nhà máy nằm ngoài khu KCN Tỷ lệ tái chế cho các vật liệu phế phẩm của các doanh nghiệp nằm ngoài
KCN có thể lên đến 30 — 40% |
Bảng 3.2 : Danh sách các vựa ve chai trong khu vực nội thành Tp.HCM
Số Vựa (cơ sở) ve chai 3 19 13 27 47 26 10 11 11 39 Phú Nh 13 Bình 29 Gò Vất 8 Tan Binh 24 Tổ 259 (Nguồn + ENDA ~- VIỆT NAM năm 2001)
Thông qua bảng 3.2, chúng ta có thể nhận thấy sự phân bố của các cơ sở tái chế cũng như các vựa ve chai cung cấp “nguyên liệu tái chế” cho các cơ sở sản xuất tái chế ở các quận nội thành không đều nhau Hầu hết chúng tập trung | nhiều ở một số quận như: quận 5, 6, 11, Bình Thạnh, Tân Bình Đặc biệt, ở quận 6, quận 11, quận Tân Bình là những địa bàn tập trung nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và tái chế sản phẩm thứ cấp Ngoài mối liên hệ khắng khít giữa các vựa ve chai với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp về sản phẩm tái chế, sự phân bố các vựa ve chai không đồng đều giữa các quận nội thành còn do nhiều lý do khác liên quan đến trình độ học vấn và thành phần kinh tế - xã hội Ở các
Trang 35
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
quận 5, 6, 11, Tân Bình đa phần là dân nhập cư, trình độ học vấn thấp, thành phần lao động nghèo họ sống chủ yếu bằng nghề thu nhặt phế liệu và thu mua ve chai Từ những gánh ve chai dạo bán lại cho các vựa ve chai nhỏ, các vựa ve chai nhỏ gom hàng tập trung bán lại cho các vựa ve chai lớn hơn, từ đó nguồn nguyên liệu tái chế được cung cấp đến các cơ sở tái chế
Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung lý do các vựa ve chai tập trung 6 các quận 5, 6, 11, Tân Bình nhiều hơn ở các quận khác do:
+ Ở các quận này tập trung các hoạt động tái chế phế liệu cao
+ Các quận này có vị trí địa lý nằm lién kể nhau, phân bố cơ sở sản xuất cạnh nhau tạo thành cụm tiểu thủ công nghiệp sản xuất phế liệu
+ Các vựa ve chai và các cơ sở tái chế phế liệu này đã hình thành từ lâu và có mối quan hệ mật thiết với nhau như một nghề truyền thống
+ Đây là những khu vực tập trung đông dân lao động chuyên sống bằng nghề phế liệu
Đây chính là những lý do giải thích tại sao các vựa ve chai phân bố không đồng đều tại các quận trong nội thành Tp HCM mà chỉ tập trung nhiều nhất ở một số quận như quận 5, 6, 11, Tân Bình
3.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ CHO TỪNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hố ngày càng gia tăng mạnh mẽ tại các vùng kinh tế trọng điểm đã làm nảy sinh nhiều vấn để nan giải trong công, tác bảo vệ môi trường Bên cạnh những khó khăn nhất định trong công việc triển khai các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải, khí thải thì chất thải rắn đang thật sự là một mối đe doạ lớn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng vì lượng thải ngày càng tăng và đặc biệt là các chất thải nguy hại ngày càng phong phú về cả số lượng và chủng loại
Một số nhóm ngành công nghiệp tiêu biểu sau:
1 Ngành dệt nhuộm, may mặc chủ yếu là xơ sợi, vải vụn và bùn từ việc xử lý nước thải chứa thuốc nhuộm và các hoá chất khác
2 Ngành chế biến thực phẩm có thành phần chất thải rắn rất đa dạng:
- - Ngành sản xuất bột ngọt và mì ăn liển: than hoạt tính, chất trợ lọc, bã thải hữu cơ
- _ Ngành chế biến thuỷ sắn: vỏ tôm - ghẹ, ruột cá, phế liệu thuỷ sản, bao bì - _ Ngành chế biến sữa: bao bì giấy, nylon, sắt lá phế liệu
- Chế biến hạt điều: vỏ hạt điều
- - Chế biến nước trái cây: phế liệu vỏ, hột trái cây - _ Sản xuất đường: rỉ đường, bã bùn có lẫn than hoạt tính
- _ Thuốc lá: bụi từ khâu cắt sợi, vấn điếu, đâu lọc phế phẩm, bao bì
Trang 36
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD : TS Lê Thanh Hải
3 Ngành thuộc da: rác thải từ các xí nghiệp da gồm lông, da, mỡ Bùn từ việc xử lý nước cần phải được xem trọng vì có chứa một số hoá chất tẩy độc hại như phẩm nhuộm, kim loại nặng và các hoá chất khác nên yêu cầu được xử lý đặc biệt
4 Ngành sản xuất thuỷ tỉnh: rác chủ yếu là các mảnh vỡ thuỷ tỉnh, các chai
lọ phế phẩm, bao bì |
5 Ngành giấy và bột giấy: rác thường là giấy vụn, bột giấy, đặc biệt là trong bùn thải có chứa Lignine và các hoá chất khác với nồng độ đậm đặc
cần phải có phương pháp xử lý đặc biệt
6 Ngành chế biến gỗ: chất thải rắn bao gồm gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào Ngành cơ khí: chất thải chủ yếu là các kim loại phế thải, vụn sắt
§ Hố chất - xi mạ: các hoá chất còn dư thừa trong các quá trình lắng - lọc, cặn bã hoá chất, chai lọ vỡ, bùn cặn,bao bì
9 Ngành luyện kim: sắt thép phế liệu,phôi sắt \ vụn, xỉ kim loại 10 Nhựa — Plastic: nhựa phế phẩm, bao bì nylon,
11.Cao su: mủ cao su thải bồ, cao su phế phẩm, bao bì,
12 Ngành điện tử: các bản mạch điện tử phế phẩm, xỉ hàn chì, bao bì
13 Ngành vật liệu xây dựng: bao bì, gạch ngói vỡ, bê tông và xi măng rơi vãi 14.Các ngành khác như chất thải bệnh viện (bệnh phẩm, bông băng, kim
tiêm) và một số các chất thải khác
¬
Chất thải trong các nhóm ngành công nghiệp tiêu biểu nêu trên chỉ có một số loại hình chất thải có thể tái chế, tái sử dụng được; phần chất thải không có giá trị tái chế được đưa đi chôn lấp đối với chất thải không nguy hại hoặc thiêu đốt đối với chất thải nguy hại
+ Ngành may mặc, dệt nhuộm: vải vụn được tái sử dụng lại cho mục đích khác như làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân; xơ sợi phế phẩm được dùng để nhổi vào thú bông, tận dụng làm đệm trong chăn (mén)
+ Ngành chế biến thực phẩm: bao bì bằng giấy, nhựa bán lại cho các cơ sở tái chế giấy, tái chế nhựa Các vỏ tôm, vỏ ghẹ, ruột cá được tái chế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón vv
+ Ngành sản xuất thuỷ tỉnh: chai lọ thuỷ tỉnh phế phẩm, mảnh vỡ thuỷ tỉnh được tái sản xuất
+ Ngành giấy và bột giấy: giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm được đem nghiền với giấy nguyên liệu, trộn phụ gia để tái chế ra sản phẩm mới
+ Ngành sản xuất gỗ: gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào tất cả đều tận dụng lại bán làm chất đốt
+ Ngành cơ khí: kim loại phế thải, vụn sắt được tái chế lại ngay trong nhà máy hoặc bán phế liệu cho các cơ sở tái chế khác bên ngoài nhà máy
Trang 37
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hải
+ Ngành sản xuất nhựa — plastic: nhựa phế phẩm, bao bì nylon được tái sử dụng hoặc tái chế thành những sản phẩm khác ngay tại nhà máy hoặc bán nguồn “nguyên liệu phế phẩm“ này cho các cơ sở tái chế khác ngoài nhà máy
+ Ngành sản xuất hoá chất: chỉ có bao bì, chai lọ phế thải có thể tận dụng để tái chế thành các sản phẩm khác Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hố chất, dung mơi có thể tái sinh, tận dụng lại trong sản xuất
Bảng 3.3 : Đánh giá tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải của từng ngành sản
xuất công nghiệp
STT | Ngành công nghiệp | % Khả năng tái | % tái chế thực tế chế
1 Chế biên thực phẩm | 60 — 80% 40%: làm thức ăn gia súc, phân bón
2 Dệt nhuộm, may mặc | 80 - 90% < 30%: làm giẻ lau, tấm chà chân 3 Thuộc da - - 4 Thuỷ tỉnh 100% 100% 5 Giấy và bột giây 100% 90 - 95% 6 Gỗ 80 — 95% 80% làm chất đốt 7 Cơ khí 90 — 100% 90% 8 Hoa chat — xi ma - - 9 Luyén kim 70 — 90% 80% 10 | Nhựa - plastic 100% 100% 11 Cao su - - 12 | Điện tử 50 — 80% 40% 13 Vật liệu xây dựng - - 14 | Các ngành khác Chôn lấp Chôn lấp _ s% Đánh giá chung
v Tại các khu công nghiệp tập trung
TY lệ % rác thải công nghiệp thực tế đã thu gom khá cao vào khoảng 80 -90%
Tỷ lệ % rác công nghiệp đã và đang tái chế cũng không cao lắm, chỉ chiếm khoảng 30 —- 40% tổng lượng rác công nghiệp hiện nay (bao gồm cả CTNH)
Tỷ lệ % tái chế cao nhất chỉ tập trung tại một số ố ngành nghề tiêu biểu như giấy, nhựa, thuỷ tỉnh, kim loại
Tuy nhiên hầu hết công tác tái chế này còn rất manh mún, do tư nhân thực hiện là chính (ngoại trừ ngành nhựa) Hơn nữa các cơ sở tái chế tư nhân đang có xu hướng bị đóng cửa hoặc thuộc diện di dời ra ngoại thành với nhiều lý do khác
Trang 38
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lê Thanh Hải
nhau như: sản xuất gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm tái chế không ổn định do không cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại
v_ Tại các doanh nghiệp ngồi khu cơng nghiệp
Tỷ lệ thu gom phế liệu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN khá cao, có thể đạt đến 90 - 95% trên tổng lượng CTRCN tạo ra
Tý lệ tái chế cho các vật liệu phế phẩm của các cơ sở nằm ngoài KCN chiếm khoảng 20 - 30%
3.5 LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ CTRCN
+ Trong tình hình xứ lý rác thải khó phân hủy còn bỏ ngỏ như hiện nay, hoạt động thu gom phế liệu trên địa bàn Tp.HCM đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề nan giải này
+ Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho một lực lượng lao động lâu đời trong ngành tái chế
+ Tái sản xuất ra một lượng sản phẩm từ phế liệu ngoài tác dụng, nâng cao tổng sản phẩm nội địa còn góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tỆ vốn eo hẹp trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất nhất là nguyên liệu nhựa và nhôm có sản trong nước
+ Giảm lượng rác thải thải ra môi trường góp phần làm sạch môi trường + Chủ cơ sở có thể thu được một khoảng tiển không nhỏ từ việc bán phế liệu và tiết kiệm được một khoảng tiễn lớn cho chỉ phí đổ rác theo dịch vụ công ích của công ty môi trường đô thị Tp.HCM
+ Đối với nhiều nước đang phát triển, hoạt động tái sử dụng phế liệu được khuyến khích không chỉ vì những mặt tích cực mà còn là vấn để môi trường trong một tương lai gân Việc xử lý loại rác này đồi hỏi chi phí cao, do đó nếu tái sử dụng được sẽ giảm chỉ phí xử lí, tăng tuổi thọ bãi rác đồng thời thu được lợi nhuận từ việc bán phế liệu
Song song với những lợi ích nêu trên, hoạt động tái chế phế liệu cũng thể hiện một số khuyết điểm cần được khắc phục như:
Hâu hết các cơ sở sản xuất có liên quan đến phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể do đó không nhiều thì ít đều gây ô nhiễm môi trường không khí và nước thải Tuy vậy, vấn để này có thể giải quyết bằng biện pháp hổ trợ vốn, chính sách giầm miễn thuế nhằm khuyến khích các cơ sở cải tiến thiết bị biện đại và trang bị các hệ thống xử lý Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường, hoạt động tái chế phế liệu rất có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe công nhân trong dây chuyền tái chế
Trang 39
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lé Thanh Hai 4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG VIỆC TỪ LÚC ĐI KHẢO SÁT THỰC TẾ ĐẾN NAY
Qua nhiều buổi họp giữa thầy hướng dẫn và tác giả luận văn tại phòng quản lý Môi trường (Viện Môi trường & Tài nguyên), chúng tôi thống nhất lên kế hoạch cho chương trình làm đề tài tốt nghiệp như sau:
+ Giai đoạn 1: từ 01 / 08 > 15 / 08: nghiên cứu các tài liệu, sách vở, các báo cáo để phục vụ cho chương trình đi khảo sát thực địa, hỗ trợ cho viêc viết đề tài sau này Lập chương trình, lên kế hoạch sẽ đi khảo sát những doanh nghiệp, công ty, cơ sở nào Liên hệ với các anh chị trưởng phòng Quản lý Môi trường Đô thị tại các quận huyện nơi quản lý các doanh nghiệp sẽ đến khảo sát
+ Giai đoạn 2: từ ngày 15 / 08 -3 15 / 10: Dưới sự quản lý và hướng dẫn của Thầy Lê Thanh Hải, tôi được trực tiếp gặp các anh chị trưởng phòng quản lý Đô thị - nơi quản lý các đơn vị mà tôi sẽ khảo sát thực địa dé tiến hành đi khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp tại các quận huyện trên đại bàn Tp.HCM
Trong 2 tháng đi khảo sát thực địa, chúng tôi tiến hành khảo sát tổng cộng 341 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài KCN
+ Giai đoạn 3: từ 15 / 10 -> 30 / 12 /2003 tập trung tư liệu tiến hành viết luận văn tốt nghiệp
$ — Thực hiện công việc khảo sát tại các cơ sở sản xuất:
Hình thức điều tra chỉ tiết hoạt động tái chế / tái sử dụng CTRCN: phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo các phòng ban quản lý môi trường đô thị quận / huyện, trực tiếp khảo sát hiện trạng tại các cơ sở sản xuất
Đính kèm phiếu điều tra trong bảng phụ lục
(nr
Trang 40Luận Văn Tốt Nghiệp Đại học GVHD: TS Lê Thanh Hải Bang 4.1 - Số lượng cơ sở khảo sát tại các quận huyện trên địa bàn Tp.HCM n = es n Số cơ sở khảo sát 8 42 25 23 25 11 35 12 14 Binh - Gd V4] 26 Tan Binh 22 Thủ Đức 15 Phú Nh - Huyện Hóc Môn 28 H n Nhà Bè - Huyện Củ Chi 37 Huyện Cần Giờ - Huyện Bình Chánh 30 Tổ 341 \©| Gœ| ~—IJ| QV] Ca] BY] GW] NO] —| — —|G 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 NPN] RO] |] me —| | -| -| | N| =| OS] oO] 00) I] A] Gay BY] Wb
4.2 KHẢO SÁT HIỆN TRANG SẲN XUẤT - TÁI CHẾ CỦA MỘT SỐ CƠ SO CU THE TREN DJA BAN TP HCM
Sau đây, tác giả luận văn xin giới thiệu 6 cơ sở tái chế phế liệu là CTRCN đặc trưng cho 6 nhóm ngành tái chế mà tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực tế tại các quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM
NHÓM NGÀNH 1: TÁI CHẾ GIẤY
Công ty tái chế giấy TNHH Trung Nam
Địa chỉ : 25/8 Ấp Tân Hòa, xã Tân Hiệp, Hóc Môn
Điện thoại : 088914734