MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG Ở HOc SINH
Trang 1MỤC LỤC
IV Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 10
Trang 2Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG Ở HOC
SINH LỚP 2 A
I TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên rất cần những con người
có tri thức, có khoa học kỹ thuật để xây dựng nước nhà ngày càng giàu mạnh Đồng thời trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Đó là việc làm rất bức xúc và cần thiết hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đây cũng là vấn đề được các nhà giáo hết quan tâm, là một trong những việc làm rất quan trọng, góp phần vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước Vì thế, tôi ngày đêm miệt mài nghiên cứu những phương pháp mới, những kinh nghiệm hay để phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, cách thức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới Việt Nam Trong đó môn Tiếng Việt 2 yêu cầu hình thành và phát triển học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn các thao tác tư duy
và cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, những hiểu biết sơ giản
về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, để đạt được mục đích đó, giáo viên phải chú ý đến việc dạy đọc Vì đọc, là một kĩ năng rất quan trọng hàng đầu của con người, không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn hóa nhân loại Đọc nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học, nhờ có đọc con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời Đọc còn phát triển kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống, Đọc còn bồi dưỡng con người lòng yêu cái thiện, cái đẹp và nhận thức đúng đắn về thế giới xung quanh, về cuộc sống của con người và xã hội về tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng ở học sinh lớp 2A, năm học 2013-2014 ”
Nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 2 Trường Tiểu học số 2 Hòa Mỹ Tây Lớp 2A là nhóm thực nghiệm, lớp 2B là nhóm đối chứng Lớp thực nghiệm được thực hiện biện pháp tích cực khi dạy các bài đọc từ tuần 11 đến tuần 16 Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập của học sinh Lớp thực nghiệm đã có khả năng đọc tốt hơn lớp đối chứng Kết quả kiểm tra cho thấy không
có học sinh nào dưới trung bình, các em đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng, biết đọc diễn cảm và kết quả kiểm chứng Test cho thấy P < 0,29 có nghĩa là đã có sự khác biệt lớn giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
II GIỚI THIỆU:
1 Hiện trạng:
Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp hai còn hạn chế, ngay cả giáo viên chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ đọc Việc
Trang 3dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy rập khuôn, có hướng dẫn học sinh theo phương pháp mới cũng là đọc cá nhân, đọc theo nhóm, nhưng giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc, cách đọc của học sinh, không sửa sai kịp thời Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán khi đọc
* Về Tài liệu hướng dẫn học
Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 2 ( gồm 4 tập: tập 1A, 1B, 2A, 2B ) gồm có
35 cụm bài, mỗi cụm bài có 3 bài A, B, C, học trong một tuần
* Về giáo viên và học sinh
* Học sinh:
- Lứa tuổi còn nhỏ, ý thức học tập chưa cao, sự phát triển tư duy không đồng đều việc học còn nhiều hạn chế, đọc chưa đúng ( phát âm chưa chuẩn, chưa biết ngắt hơi, nghỉ hơi, chưa biết nhấn giọng, chưa đọc được diễn cảm.)
- Còn ảnh hưởng phương ngữ địa phương
* Giáo viên
- Giáo viên chưa chú ý đến việc hướng dẫn các em thói quen tự học và học bằng cách nào, tự đánh giá kết quả học của mình Một số giáo viên kỹ năng đọc chưa tốt, chưa chú trọng đến việc luyện đọc, cho phần luyện là dễ, thực ra đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của việc học đọc, nên giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực, sáng tạo của học sinh
- Mặt khác giáo viên chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em, chưa quan tâm đến từng đối tượng học sinh nhất là những tiết có người dự giờ sợ tốc độ đọc của các em còn chậm, còn sai nhiều, sửa sai mất thời gian, nên giáo viên bỏ qua đối tượng này, vô tình làm cho các em thụ động và mặc cảm không hứng thú trong học tập, còn giới hạn trong sách chưa mở rộng ra ngoài cuộc sống
* Kết quả điều tra thực trạng
Qua khảo sát thực trạng việc học đọc ở lớp 2 cho thấy kỹ năng đọc chưa tốt, giáo viên chưa chú ý sửa sai cho học sinh, chưa theo dõi tốc độ đọc của học sinh, chưa kiểm soát hết được việc đọc của học sinh
* Thay đổi hiện trạng trên, tôi vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động học tập của học sinh, học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên có vai trò hỗ trợ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học đọc để các em phát triển kĩ năng đọc, từ đó các em sẽ nâng cao về năng lực đọc đúng, hoạt động học đọc không chỉ giới hạn
ở sách mà còn mở rộng ra thực tế cuộc sống của chính học sinh ở cộng đồng
2 Giải pháp thay thế:
* Trong quá trình dạy giáo viên bao giờ cũng mong muốn làm sao học sinh tham gia vào hoạt động học tập một cách tích cực, sau giờ học đem lại chất lượng cao, chính vì vậy mà giáo viên phải nắm vững Chương trình môn Tiếng việt lớp 2, phải điều chỉnh nội dung, kiến thức, kĩ năng phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh, kinh nghiệm
Trang 4của học sinh, môi trường xã hội mà các em đang sống Trong đó, phải chú trọng đến việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh, phải chú ý đến việc rèn đọc cho từng đối tượng học sinh để các em học tốt môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung Để đạt yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức luyện đọc đúng cho học sinh như sau:
2.1 Rèn kĩ năng đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: Luyện đọc đúng các từ ngữ mới trong bài và biết giải nghĩa của những từ này tạo cơ sở cho việc hiểu nội dung bài đọc Hoạt động đọc từ được tổ chức linh hoạt Có bài từng cá nhân học sinh đọc từ mới, có bài đọc từ mới theo cặp, có bài học sinh đọc từ mới trong sự tương tác với bạn trong lớp dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, qua mỗi hoạt động giáo viên kiểm tra uốn nắn sửa sai
Ví dụ : Hoạt động cơ bản, bài 11A
4 Đọc từ và lời giải nghĩa từ: (cá nhân đọc)
- Đầm ấm : ( cảnh mọi người trong nhà) gần gũi, thương yêu nhau
- Màu nhiệm : có phép lạ tài tình 2.2 Rèn đọc các từ có nguy cơ đọc sai: Luyện cho học sinh đọc đúng những từ các
em dễ đọc sai do ảnh hưởng của phát âm tiếng địa phương, do lẫn lộn trong phát âm một vài âm nào đó hoặc do học sinh còn ngọng ( s/x; tr/ch; ăn /ăng; at/ac;?/~; …) Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu rồi đọc theo, nếu còn có lỗi, giáo viên sẽ sửa và đọc mẫu lại Sau
đó, học sinh đọc các từ trong nhóm có sự giúp đỡ của bạn trong nhóm, giáo viên đến từng nhóm kiểm tra uốn nắn cho từng cá nhân (nếu còn đọc sai) Giáo viên phải biết được những từ ngữ lớp mình thường đọc sai mà chưa được nêu trong sách, để luyện các em đọc đúng những từ ngữ đó
Ví dụ : Hoạt động cơ bản, bài 11C
4 Đọc các từ ngữ dưới đây :
- lẫm chẫm, hoa nở, sai lúc lỉu, xôi nếp hương
- trồng cây, trước sân, chín vàng, xoài tượng
- xoài cát, ngọt, ăn, trồng, nếp hương ( học sinh thường đọc sai do ảnh hưởng tiếng địa phương)
2.3 Rèn kỹ năng đọc đúng câu dài, câu cần tách ý : Luyện cho học sinh biết ngắt hơi
ở chỗ có dấu phẩy, dấu hai chấm trong mỗi câu; biết ngắt hơi sau những cụm từ trong câu dài mà thiếu dấu tách ý ở giữa câu Ở hoạt động này giáo viên tổ chức học sinh tương tác toàn lớp, nghe giáo viên đọc mẫu và nhìn giáo viên chỉ trên bảng phụ các dấu hướng dẫn ngắt hơi rồi học sinh đọc theo Vì vậy trước khi dạy một bài đọc giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt nghỉ sai, những câu cần tách ý để luyện đọc đúng câu văn câu thơ của đoạn, của bài
Vi dụ 1: Hoạt động cơ bản, bài 12C
4 Nghe thầy cô đọc mẫu rồi đọc theo:
Đêm nay / con ngủ giấc tròn
Mẹ / là ngọn gió / của con / suốt đời
Vi dụ 2: Hoạt động cơ bản, bài 14A
4 Nghe thầy cô đọc mẫu và đọc theo:
Trang 5Một hôm, / ông đặt một bó đũa/ và một túi tiền trên bàn, /rồi gọi các con / cả trai, / gái, / dâu, / rể lại và bảo : //
- Ai bẻ gãy được được bó đũa này / thì cha thưởng cho túi tiền //
- Người cha / bèn cở bó đũa ra, / rồi thong thả / bẻ gãy từng chiếc / một cách
dễ dàng //
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn cách đọc kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc đúng từ ngữ Lắng nghe học sinh đọc, để cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kỹ năng đọc của học sinh để giúp học sinh đọc tốt hơn
+ Giáo viên tổ chức học sinh luyện đọc theo nhóm : Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác, học sinh sẽ nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt trọn ý, từ đó học sinh biết đọc đúng câu dài, câu cần tách ý và học tốt các môn học khác
Ví dụ : Hoạt động cơ bản, bài 14A, hoạt động 5 Cùng nhau đọc câu sau: Hấp dẫn nhất / là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm : / toàn dế đực, / cánh xoăn, / gáy vang nhà / và chọi nhau phải biết //
2.4 Rèn kĩ năng đọc đoạn: Luyện cho các em đọc trơn cả đoạn văn, biết ngắt nghỉ hợp lý ở từng câu, biết ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi câu Mỗi học sinh trong nhóm được đọc một đoạn, học sinh trong nhóm nối tiếp nhau đọc hết các đoạn trong bài Mỗi em có thể đọc 2-3 lần và đọc 2-3 đoạn khác nhau của bài Sau khi từng học sinh đọc, các bạn trong nhóm đánh giá việc đọc đoạn của bạn bằng lời nhận xét về độ to của giọng đọc, về độ chính xác trong đọc từ, đọc câu, về tốc độ đọc, …
Ví dụ: Hoạt động cơ bản, bài 14A
Mỗi bạn đọc 1 đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài
Sau khi các em trong nhóm đọc xong, giáo viên kiểm tra việc đọc của từng em trong nhóm, có nhận xét về cách ngắt nghỉ, cách ngắt nhịp thơ, đọc đúng ngữ điệu câu và biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ( nếu có ), để học sinh điều chỉnh về cách đọc của mình, đánh giá bằng những lời khen ngợi, động viên để học sinh có hứng thú trong học đọc
2.5 Rèn kĩ năng đọc bài ngắn: Luyện cho học sinh đọc trơn cả bài, biết ngắt hơi hợp lí
ở mỗi câu, biết nghỉ hơi ở cuối mỗi câu, nhận ra tính chỉnh thể của bài Giáo viên tổ chức học sinh đọc theo nhóm : mỗi em đọc một đoạn hoặc đọc một số câu, sau đó các em nối tiếp đọc đến hết bài
Vi dụ: Hoạt động cơ bản, bài 14C
2 Thay nhau đọc tin nhắn (2-3 lượt) : Mỗi em đọc một tin nhắn
Sau đó, giáo viên kiểm tra việc đọc bài của từng học sinh trong nhóm, có nhận xét đánh giá về khả năng đọc bài của học sinh
2.6 Rèn kĩ năng đọc thầm : Bên cạnh rèn đọc thành tiếng, giáo viên cũng cần chú ý đến việc rèn đọc thầm Vì đọc thầm được dùng làm cơ sở để cung cấp thông tin cho hoạt
Trang 6động đọc hiểu Giáo viên hướng dẫn các em đọc thầm là biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi, biết đọc thầm từng nhiệm vụ ( đọc thầm câu hỏi, đọc thầm các câu trả lời trong những câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đọc thầm từ cột A rồi đọc lời giải nghĩa
từ ở cột B, đọc thầm đoạn để tìm câu trả lời đúng…) Qua đó, học sinh biết chọn đúng đoạn đọc thầm, biết tập trung vào từng địa chỉ để đọc thầm và nhiệm vụ đọc thầm của từng địa chỉ đó
Dựa vào tài liệu hướng dẫn học, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, nhằm định hướng việc đọc hiểu ( Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu , nhớ điều gì? ) Có đoạn văn (thơ) cần cho học sinh đọc thầm 2,3 lượt với thời gian nhanh dần và thực hiện nhiệm vụ Yêu cầu từ dễ đên khó, nhằm trau dồi kĩ năng đọc hiểu Cần khắc phục trình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức
Vi dụ: Hoạt động cơ bản, bài 14C
5 Chọn câu trả lời ở cột B phù hợp với từng câu hỏi ở cột A
A B
3
Vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm rèn kĩ năng đọc đúng cho tất cả các đối tượng học sinh Trong nghiên cứu tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi : Việc rèn đọc theo hướng tích cực có thu hút được tất cả các đối tượng học sinh không ? có nâng cao khả năng đọc của các em không ?
4 Giả thuyết nghiên cứu:
- Thu hút được hầu hết học sinh tự giác, tích cực tham gia trong việc rèn kĩ năng đọc
ở các bài Tập đọc
- Việc rèn kĩ năng đọc của học sinh sẽ có hiệu quả, qua đó sẽ làm cho khả năng đọc của các em từng bước được nâng cao
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1 Khách thể nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu tôi lựa chọn học sinh 2 lớp của khối Hai Vì đối tượng học sinh của lớp 2 đã quen việc luyện đọc ở trên lớp Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài và thái độ học tập cũng như ý thức học đọc của các em một cách rõ ràng, chính xác Tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 lớp: là lớp 2A và 2B các em tương đương nhau về học lực giới tính hạnh kiểm Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, học lực của học sinh 2 lớp 2A và 2B trường Tiểu học số 2 Hòa Mỹ Tây
a) Vì sao chị Nga và Hà phải viết
tin nhắn cho Linh ?
b) Chị Nga nhắn cho Linh những
gì ?
c) Hà nhắn cho Linh những gì ?
Mang đồ chơi cho Linh, nhắc Linh mai đi học nhớ mang quyển bài hát (1)
Nơi để quà sáng, các việc cần làm ở nhà, giờ chị về (2)
Vì không trực tiếp gặp được Linh (3)
Trang 7
Lớp Số học sinh Điểm kiểm tra khảo sát đầu năm mônTiếng Việt
- Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái học tập
- Về thành tích học tập năm trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của các môn học
2 Thiết kế nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu, tôi chọn một bài tập đọc “ Bà cháu" để kiểm tra trước tác động Tôi đã xây dựng phiếu trắc nghiệm về những lỗi học sinh hay mắc như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC TẬP
Họ và tên: ………
Lớp : ………
Bài đọc : BÀ CHÁU
1 Em hãy đọc các từ sau:
- giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, hiện lên, móm mém
- ngày xưa, rau cháo, đơm hoa, châu báu, òa khóc
2 Làm bài tập:
a Em hãy ngắt giọng (bằng dấu /) đoạn văn sau:
b Em hãy nhấn giọng (bằng dâú gạch chân) đoạn văn sau:
c Em hãy đọc diễn cảm đoạn văn sau:
Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm
Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn : “Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.”
Sau khi học sinh đọc và làm bài vào phiếu điều tra học tập tôi tổng hợp kết quả
cụ thể như sau:
Trang 8LỚP Sĩ
Chưa
Chưa
2A
Kết quả kiểm tra cho thấy số học sinh mắc lỗi phát âm, đọc ngắt giọng, nhấn giọng và đọc diễn cảm còn khá nhiều, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đọc chưa tốt của học sinh là :
Thời gian nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà trường, để tiện lợi cho việc nghiên cứu và không ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, tôi chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 2A là nhóm thực nghiệm và Lớp 2B là nhóm đối chứng, tôi chọn bài đọc “ Bà cháu”
để kiểm tra Tôi tiến hành cho hai nhóm làm bài kiểm tra trước tác động, dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm tra độ chênh lệch giữa: Phát âm; ngắt giọng; nhấn giọng; đọc diễn cảm của hai nhóm trước khi tác động được thể hiện ở (Bảng 2)
Bảng 2: Kết quả kiểm tra trước tác động:
Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng
Kết quả cho thấy P = 0,44 > 0,05 vì vậy có thể kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương nhau
Tôi sử dụng thiết kế 2 để kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương ( được mô tả ở bảng 3)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu :
Trang 9pháp theo hướng tích cực Đối chứng 02 Dạy không sử dụng các phương pháp tích cực 04
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập
3 Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị của giáo viên:
+ Lớp thực nghiệm : Tổ chức hoạt động theo chương trình VNEN, dùng phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có điều chỉnh nội dung, kiến thức, kĩ năng phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh, kinh nghiệm của học sinh, môi trường xã hội mà các em đang sống
+ Lớp đối chứng : Tổ chức hoạt động theo chương trình VNEN, nhưng không điều chỉnh nội dung, kiến thức, kĩ năng phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh, kinh nghiệm của học sinh, môi trường xã hội mà các em đang sống
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân thủ theo kế hoạch dạy học của nhà trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan Tiến hành thực nghiệm cụ thể như sau:
Từ 4/11
đến 8/11
Tuần 11 Tiếng Việt 11A : Ông bà yêu thương em thế nào11B : Thật vui vì có ông bà
11C : Biết ơn ông bà
Từ 11/11
12A : Con biết lỗi rồi ạ 12B : Con sẽ luôn ở bên mẹ 12C : Công ơn cha mẹ
Từ 18/11
13A : hãy yêu bố nhé 13B : Cha mẹ làm gì cho các con 13C : Em yêu cha mẹ của em
Từ 25/11
14A : Anh em phải đoàn kết 14B : Đoàn kết là sức mạnh của anh
em trong gia đình 14C : Anh yêu em bé
Từ 2/12
15A :Anh em yêu thương nhau 15B : Anh em yêu thương nhau là hạnh phúc
15C : Chị yêu em bé
Từ 9/12
đến 13/12
Tuần 16 Tiếng Việt 16A : Bạn thân của bé
16B : Những người bạn nhỏ đáng
Trang 10yêu 16C : Bé thật chăm ngoan
4 Đo lường và thu thập dữ liệu:
a) Công cụ đo:
- Bài kiểm tra trước khi tác động, là bài đọc “ Bà cháu ” kiểm tra mức độ đọc đúng về: phát âm, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm (nội dung bài kiểm tra trình bày ở phần 2 Thiết kế nghiêm cứu)
- Bài kiểm tra sau khi tác động, là sau khi học xong các bài tuần 11, 12 tôi tiến hành kiểm tra (lần 1); học xong các bài tuần 13, 14 tôi kiểm tra (lần 2); học xong tuần 15 tôi tiến hành kiểm tra (lần 3); học xong bài tuần 16 tôi kiểm tra (lần 4); bài kiểm tra theo qui định chuẩn: mỗi bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi, học sinh làm bài trên phiếu học tập ( nội dung bài kiểm tra trình bày ở phần phụ lục)
b) Phương pháp kiểm chứng độ tin cậy:
+ Chia đôi dữ liệu : Dữ liệu được chia đôi theo câu hỏi chẵn lẻ và tính tổng điểm của chúng, sau đó sử dụng công thức Spearman – Brown : rSB = 2*rhh/(1+rhh) Kết quả thu được nếu : rSB 0,7 thì dữ liệu đáng tin cậy , còn nhỏ hơn thì không đáng tin cậy
Trong đó rSB : độ tin cậy
rhh : độ tương quan chẵn lẻ
Bảng 4 kết quả kiểm chứng độ tin cậy lớp 2A
stt Tên học sinh
Kiểm tra mỗi lần 10 câu (thang điểm tính theo câu) Tổng
các lần
Tổng các lần lẻ
Tổng các lần chẵn Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần4