1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nợ nước ngoài

37 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 334,08 KB

Nội dung

Để trả lời những câu hỏi trên, bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ đưa ra mộtgóc nhìn bao quát về nợ nước ngoài, từ cơ cấu cho đến tính an toàn của nợ nướcngoài của các quốc gia đang phát

Trang 1

Mục lục

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Bảng biểu

Bảng 1: Phân loại nợ theo nhóm các quốc gia 10

Bảng 2: Phân nhóm các quốc gia theo thu nhập 11

Bảng4: Chỉ số nợ ở các nhóm nước giai đoạn 2000-2009 15

Bảng 5: Tình hình nợ nước ngoài của Nam Phi (ĐVT: tỷ USD) 19

Bảng 6: Tình hình nợ nước ngoài của Ai Cập (ĐVT: tỷ USD) 32

Biểu đồ

Hình 1: Tình hình nợ nước ngoài ở Indonesia 2006-2012 21

Hình 2: Giá trị xuất khẩu của Indonesia qua các năm 2000-2013) 23

Hình 3: Tình hình nợ nước ngoài Hy Lạp năm 2006-2013 23

Hình 4: Nợ nước ngoài của Liên Bang Nga năm 2004-2011 25

Hình 5: Tăng trưởng kinh tế Brazil 1996- 2007 26

Hình 6: Nợ nước ngoài của Brazil từ năm 2006 đến năm 2013 27

Hình 7: Nợ nước ngoài của Mexico năm 2000-2013 27

Hình 8: GDP của Mexico 2004-2012 (đơn vị tỷ USD) 29

Hình 9: Xuất khẩu, Nhập khẩu và Cán cân thương mại 30

Hình 10: Tình hình nợ nước ngoài của Nam Phi 2000-2012 31

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn hiện nay, tính an toàn trong việc sửdụng nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng bỗng trở thành vấn đề bàn luậnnóng bỏng Đặc biệt Vấn đề nợ nước ngoài cũng đang được các nhà hoạch định chínhsách lưu tâm Bài học vỡ nợ đến từ Hy Lạp và Eurozone vẫn còn đó, vẫn đặt ra nhữngthách thức và những kinh nghiệm sâu sắc đối với chúng ta Vậy:

• Nợ nước ngoài là gì, có khác biệt gì với nợ công, nợ chính phủ?

• Nợ nước ngoài bao gồm những thành phần nào, phân loại ra sao?

• Nợ nước ngoài của các nước đang phát triển có tiềm ẩn những rủi ro gì? Liệunhững rủi ro đó có đáng quan ngại hay không?

• Làm sao để quản lý nợ nước ngoài an toàn?

Để trả lời những câu hỏi trên, bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ đưa ra mộtgóc nhìn bao quát về nợ nước ngoài, từ cơ cấu cho đến tính an toàn của nợ nướcngoài của các quốc gia đang phát triển, từ đó đề ra những giải pháp tạo dựng nên mộtchính sách, một cơ chế quản lý nợ minh bạch và hiệu quả

Kết cấu tiểu luận gồm 3 chương :

CHƯƠNG I: Một số vấn đề cơ bản về nợ nước ngoài

CHƯƠNG II:Thực trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển

CHƯƠNG III: Một số giải pháp và kiến nghị khắc phục tình trạng nợ nước ngoài ởcác nước đang phát triển và bài học cho Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI

I Lý luận về nợ nước ngoài

Trang 3

II A Nợ công

Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp Tuy nhiên, hầu hếtnhững cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ củamột quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó Chính vì vậy,thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhànước hay nợ Chính phủ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là

nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương Nợ Chínhphủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết,phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do

Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật NợChính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hànhnhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Nợ được Chính phủ bảo lãnh làkhoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoàiđược Chính phủ bảo lãnh Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành

Nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợphải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tưnhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợquốc gia mà thôi

Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhautrong việc quản lý và sử dụng nợ công

Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay thì nợ công gồm có hai loại: nợtrong nước và nợ nước ngoài Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân,

tổ chức Việt Nam Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nướcngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài Nhưvậy, theo pháp luật Việt Nam, nợ nước ngoài không được hiểu là nợ mà bên cho vay

là nước ngoài, mà là toàn bộ các khoản nợ công không phải là nợ trong nước Nợ

Trang 4

chính phủ, là một phần thuộc Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoảntiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.

Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:

• Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợnước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước)

• Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm)

Như vậy nợ nước ngoài là một phần của nợ chính phủ

Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trongquản lý nợ Việc phân loại này về mặt thông tin sẽ giúp xác định chính xác hơn tìnhhình cán cân thanh toán quốc tế Và ở một số khía cạnh, việc quản lý nợ nước ngoàicòn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt Nam, vì các khoản vay nướcngoài chủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh toán quốc

tế khác

B Nợ nước ngoài

Trong cuốn Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng donhóm công tác liên ngành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khái niệm nợ nướcngoài được hiểu như sau: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào là số dư nợcủa các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên

nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đốitượng cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú”

Theo định nghĩa được quốc tế thừa nhận rộng rãi này, nợ nước ngoài của mộtnước là tất cả các khoản nợ của nước đó với nước ngoài, bất kể người đivay là Chính phủ, các Tổ chức của Chính phủ hay các doanh nghiệp tư nhân; cácchủ nợ có thể là các Tổ chức quốc tế, Chính phủ, các Tổ chức thuộc Chính phủ hoặccác doanh nghiệp tư nhân nước ngoài

Tại Việt Nam, theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Banhành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của

Trang 5

Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành(không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của cáckhoản vay nước ngoài tại Việt Nam Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nướcngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân” Như vậy, theocách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhânViệt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cánhân và hộ gia đình).

1 Nguồn gốc hình thành nợ nước ngoài:

• Đối với các nước cho vay (các nước phát triển): Có nguồn vốn tích tụ, tập trunglớn nhưng không sử dụng hết

• Đối với các nước đang phát triển: Luôn thiếu vốn trong nước, có nhu cầu vốn lớn

để đẩy mạnh đầu tư sản xuất, nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế

Do vậy mà các nhóm nước hợp tác với nhau để thỏa mãn nhu cầu vềvốn của hai bên, thông qua việc cho vay, thường là ODA

2 Phân loại nợ nước ngoài:

Việc phân loại nợ nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc theo dõi và quản

lý nợ có hiệu quả Phân loại nợ nước ngoài được chia theo các hình thức chủ yếu sau

• Phân loại theo chủ thể đi vay:

• Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh

Nợ công là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm nợ của khu vựccông cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh

Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định làcác công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theohợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế vớibên nợ đó

• Nợ tư nhân

Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực

Trang 6

công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng Về bản chất đây là các khoản nợ

do khu vực tư nhân tự vay, tự trả

• Phân l o ại theo thời hạn va y :

• Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống Nợ ngắnhạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn Tuynhiên nếu nợ ngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng.Đặc biệt khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ có xu hướng tăng phải hết sức thậntrọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia

• Nợ dài hạn

Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc

đã gia hạn kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạnkhoản thanh toán cuối cùng Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiềuhơn do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia

• Phân l o ại theo loại h ì n h va y :

• Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợphát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chínhphủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho Chính phủ), trong đó ít nhất 25%tổng giá trị chuyển khoản là cho không

Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức: Vay hỗ trợ phát triển chínhthức là loại nợ có nhiều điều kiện ưu đãi, ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ vàthời gian ân hạn Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều sovới vay thương mại Thời gian cho vay hỗ trợ phát triển chính thức dài (có thể từ 10,

15 hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước đang phát triển thườnghướng tới và tận dụng tối đa nguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đấtnước

Trang 7

Tuy nhiên, vay hỗ trợ phát triển chính thức cũng có những mặt trái của nó Tính

ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức rất rõ rệt, bên cạnh đó, việc vay nợ hỗtrợ phát triển chính thức đôi khi kèm theo các điều kiện ràng buộc khiến cái giá phảitrả tăng đáng kể

• Vay thương mại:

Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả

về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tàichính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường Chính vì vậy, vaythương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro Việc vay thương mạicủa Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khikhông còn cách nào khác

• Phân l o ại nợ theo chủ thể cho va y :

• Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thếgiới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực,các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ, các tổ chức như CLB Paris,CLB Luân Đôn

• Nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chứcOECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủduy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật

3 Các tiêu chí đánh giá nợ nước ngoài:

Các chỉ tiêu phản ánh mức độ nợ:

Quy mô nợ và quy mô trả nợ, trả lãi so với nguồn thu trực tiếp và gián tiếp đểtrả nợ thường được dùng để đánh giá mức độ nợ Mức độ nợ cũng ngầm cho biết khảnăng trả nợ của các quốc gia trong trung và dài hạn Các chỉ tiêu thường dùng:

• Nợ/Xuất khẩu (bao gồm cả chuyển tiền của lao động xuất khẩu): Nhiều nhà kinh

tế học cho rằng thu nhập xuất khẩu là chỉ tiêu đánh giá đúng về khả năng trả nợ củamột nước chứ không phải là GNI (WB thay đổi thuật ngữ GNP thành GNI từ khi sử

Trang 8

dụng hệ thống tài khoản quốc gia năm 1993) vì thu nhập xuất khẩu là nguồn thungoại tệ trực tiếp và thường xuyên của một quốc gia

• Nợ/GNI: Tỷ lệ nợ so với thu nhập quốc dân tạo ra Đây là chỉ tiêu đánhgiá khả năng trả nợ quốc gia thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra Tuy nhiên,tình trạng nợ có th ể k h ô n g đ ư ợ c đ á n h g iá đ ú n g m ứ c do xá c đ ị n h t ỷ gi á

h ố i đ oá i qu y đ ổ i , th ôn g thường các nước đang phát triển hay đánh giá cao giátrị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọngcủa nợ

• Trả nợ/Xuất khẩu hay còn gọi là tỷ lệ dịch vụ nợ (nợ gốc và lãi phải thanh toán sovới giá trị xuất khẩu) Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ

nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đivay Tỷ lệ này thường được dùng để dự đoán dịch vụ nợ đã tích lũy đến mứcnghiêm trọng thế nào trong trung hạn

• Lãi/Xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ lãi hay tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả hàngnăm so với kim ngạch xuất khẩu hàng năm Một quốc gia phải thanh toán lãi với mứclãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thunhập xuất khẩu Quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ

sẽ trích thu nhập từ xuất khẩu càng nhiều, hạn chế khối lượng ngoại tệ dành chonhập khẩu Đây là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá nợ vì nó không chỉ chỉ ra gánh nặng

nợ mà còn chỉ ra chi phí vay nợ

• Lãi/ GNI: Tổng lãi phải trả so với GNI, phản ánh tiềm năng trả lãi của nước đivay

• Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ:

Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro củaviệc vaynợ Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thươngmại và tỷ lệ nợ song phương cao Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm:

Trang 9

• Nợ ngắn hạn/Tổng nợ: phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toántrong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợcàng lớn.

• Nợ ưu đãi /Tổng nợ: tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ

• Nợ đa phương/Tổng nợ: các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ítmưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng tỷ trọng nợ đa phương trong tổng nợphản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng khá tốt

• Các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản:

Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thường thể hiện khả năng trả nợ tức thờihay nói cách khác khả năng đối phó nhanh của nền kinh tế đối với các biến động bấtthường của dòng tiền vay mượn, đặc biệt là luồng tiền ngắn hạn Các chỉ tiêu gồm có:

• Dự trữ quốc tế/Tổng nợ: phản ánh khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối để trả nợcủa Ngân hàng Trung ương một nước

• Tỷ lệ dịch vụ nợ/Tổng thu ngân sách: có giới hạn an toàn từ 10% -12%

• Dự trữ quốc tế/Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, theo tiêu chuẩn quốc tế,

dự trữ quốc tế cần đạt tối thiểu ở mức 12 tuần nhập khẩu để có đủ tiềm lực can thiệp

tỷ giá khi mở rộng biên độ, tiến tới thả nổi tỷ giá và nâng cao quy mô vay vốn nướcngoài trong giới hạn an toàn

•Nhóm chỉ tiêu nợ theo Ngân hàng Thế giới:

Theo Ngân hàng Thế giới, từ năm 1989 đến năm 1992 các quốc gia mắc nợđược phân thành 3 nhóm: nợ quá nhiều, nợ vừa phải, nợ ít theo 4 chỉ tiêu Nợ/GNI,Nợ/Xuất khẩu, Trả nợ/ Xuất khẩu, Trả lãi/ Xuất khẩu tính theo giá trị danh nghĩa.Một quốc gia được xếp vào nhóm nợ quá nhiều nếu có 3 trong 4 chỉ tiêu rơivào mức tới

Bảng 1: Phân loại nợ theo nhóm các quốc gia

Trang 10

Debt Relief, Henlsinki,17-18 /08/2001.

Tuy nhiên, đánh giá nợ dựa trên giá trị danh nghĩa không đủ để phản ánh khảnăng thanh toán thực sự của một quốc gia và cũng không cho thấy được bức tranhtoàn cảnhvề khả năng thanh toán dịch vụ nợ của quốc gia, đặc biệt trong dàihạn Cho nên đến năm 1992, trong WDT 1992-1993, Ngân hàng Thế giới đã điềuchỉnh các chỉ tiêu, các chỉ tiêu bây giờ được tính theo giá trị hiện tại của tổng nợ.Ngân hàng thế giới không sử dụng tổ hợp 4 chỉ tiêu nữa mà coi trọng chỉ tiêuNợ/GNI và Nợ/ Xuất khẩu và dùng các chỉ tiêu đó để đánh giá và xếp loại mức độnghiêm trọng về nợ của một quốc gia Thông thường Ngân hàng Thế giới xếploại nhóm nước theo cách kết hợp giữa tình trạng nợ và thu nhập trong bảng 2

Bảng 2: Phân nhóm các quốc gia theo thu nhập

< 48%

TN thấp Nhóm nước thu nhập

thấp nợ nghiêm trọng Nhóm nước thu nhậpthấp nợ trung bình Nhóm nước thunhập thấp nợ ít

TN trung bình Nhóm nước thu nhập

trung bình nợ nghiêmtrọng

Nhóm nước thu nhậptrung bình nợ trung bình

Nhóm nước thunhập trung bình

nợ ít

TN cao Không xếp loại tình trạng nợ đối với nhóm nước thu nhập cao

Trang 11

Nguồn: World Bank (2005), Global Development Finance 2005: Mobilizing Financeand Managing Vulnerability.

• Nhóm chỉ số đánh giá tình trạng nợ theo sáng kiến các nước nghèo nợ nghiêmtrọng (HPICs)

Một nước được xem là nợ không bền vững nếu rơi vào các giá trị tới hạn bảng 3

Giá trị hiện tại của Nợ/ Xuất khẩu >200-250% (1) >150% (2)

Giá trị hiện tại của Trả nợ/ Xuất khẩu >20-25% >20-25%

Giá trị hiện tại của Nợ/ Thu ngân sách >250% >280%

Bảng 3: Giá trị tới hạn nợ nghiêm trọng

Nguồn: Hjertholm Peter (2001), Debt Relief and the Rule of Thumb: Analytical History of HIPC Debt Sustainability Targets, Wider Conference on Debt Relief, Henlsinki, 17-18 /08/2001.

•Nhóm chỉ tiêu đánh giá nợ theo IMF

IMF đánh giá nợ qua một hệ thống chỉ tiêu gồm:

- Chỉ số về gánh nặng nợ, tỷ lệ về gánh nặng nợ thường được sử dụng nhiều nhất làtổng số nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội theo giá thị trường Nợ công đượcđịnh nghĩa là tất cả các khoản nợ do Chính phủ đi vay (cả trong nước và nước ngoài)

Tỷ lệ nợ công theo tiêu chuẩn của các nước châu Âu muốn gia nhập Liên minh theotheo Hiệp ước Maastricht là 60%

- Chỉ số về khả năng trả nợ so với tiền mặt, tỷ lệ này cho thấy nhu cầu tiền mặt cần đểtrả nợ trong tương lai gần: Trả nợ / Xuất khẩu và Trả nợ / Thu ngân sách

- Các chỉ số về khả năng trả nợ theo giá trị hiện tại, các chỉ số về khả năngtrả nợ theo giá trị hiện tại là một thước đo về khả năng của một đất nước trong việcthanh toán các khoản chi trả trong tương lai vào thời điểm hiện tại: Nợ/Xuất khẩu, Nợnước ngoài của khu vực công/ Thu chính phủ

- Chỉ số về sự thay đổi mức độ bền vững nợ, chỉ số này cho thấy sự thay đổi về mức

độ bền vững nợ do có sự thay đổi về các biến số kinh tế vĩ mô khác Thước đo thường

Trang 12

được sử dụng trong việc phân tích tính bền vững nợ là mức độ chênh lệch giữa tốc độtăng trưởng GDP thực tế và lãi suất thực tế: gY- i; nếu (gY– i) >0, thì tình hình vay

nợ vẫn còn được kiểm soát; nếu (gY– i) <0 thì Chính phủ cần phải điềuchỉnh cán cân ngân sách cơ bản của mình đủ để có tình trạng nợ bền vững

- Các rủi ro về đồng tiền vay: cơ cấu đồng tiền chi trả nợ Đối với một số khoảnvay thì số tiền vay nợ có thể là bằng một loại đồng tiền, giải ngân bằng một loại đồngtiền khác và chi trả bằng một loại khác nữa Rủi ro gắn liền với vay nợ đối với mộtquốc gia đi vay chính là về đồng tiền dùng để thanh toán chi trả nợ Ngoài

ra, việc lựa chọn cơ cấu tiền vay thích hợp còn hạn chế việc bùng nổ rủi ro hốiđoái

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

I Tình hình chung nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển

Nợ nước ngoài là cần thiết đối với sự phát triển của nhiều nền kinh tế Tuy nhiênmức nợ, tính chất nợ và cách sử dụng nợ thế nào là vấn đề quan trọng Hiện nay, giảiquyết vấn đề nợ nước ngoài đang là bài toán “đau đầu“ của các nhà lãnh đạo các nướctrên Thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển

Từ năm 2000 đến năm 2008, tỷ lệ nợ/xuất khẩu ở các nước đang phát triển giảmhơn một nửa, từ 124,8% xuống còn 58,4%, và tỷ lệ nợ/GNI giảm từ 37,8% xuống20,6% Tuy nhiên, xu hướng này bất ngờ thay đổi vào năm 2009 khi tốc độ tăngtrưởng giảm và thu nhập từ xuất khẩu giảm mạnh trong hầu hết các nước đang pháttriển do sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới lúc này Thu nhập từ xuất khẩu năm 2009 giảm gần 20% so với mức năm 2008,cùng với việc gia tăng nợ nước ngoài của các nước này đã đẩy tỷ lệ nợ/xuất khẩu lên74,6%, mức cao nhất từ năm 2005 Tỷ lệ trả nợ/xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng tương

tự, tăng từ 9,2% năm 2008 lên 11,3% năm 2009 Ít thấy có sự thay đổi trong tỷ lệnợ/GNI nhưng nó cũng tăng lên năm 2009

Bảng dưới đây cho thấy sự tăng lên của các tỷ lệ nợ là khác nhau giữa từng khuvực Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và khu vực Trung Đông - Bắc Á có tỷ lệ

nợ nước ngoài thấp nhất ở cả hai chỉ tiêu là nợ/GNI và nợ/xuất khẩu Năm 2009, cácnhóm nước này trải qua một sự tăng nhẹ trong hai chỉ tiêu nợ Ngược lại, châu Âu vàTrung Á là khu vực tăng tỷ lệ nợ/GNI cao nhất, từ 35,1% năm 2008 lên 44,7% năm

2009, gấp 3 lần tỷ lệ của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, và gấp 2 lần khu vực

Mỹ La-tinh và Caribê

Trang 14

Bảng 4: Chỉ số nợ ở các nhóm nước giai đoạn 2000-2009

Chỉ số nợ ở các nhóm nước giai đoạn 2000-2009 (%)

2000 2008 2009 2000 2008 2009Đông Á và Thái Bình Dương 29,6 12,9 13,2 78,1 30,9 39,0

Châu Âu và Trung Á 52,9 35,1 44,7 140,2 91,6 131,8

Mỹ La-tinh và Caribê 38,3 21,5 23,7 169,6 85,2 111,4

Trung Đông và Bắc Á 38,4 14,9 15,4 118,4 33,9 37,4

Nguồn: World Bank Debtor Reporting System and IMF

Trong giai đoạn 9 năm, từ 2000 đến 2009, đã có một sự cải thiện đáng kể trongvấn đề xử lý nợ nước ngoài của các nước đang phát triển thông qua chỉ tiêu trảnợ/xuất khẩu Tỷ lệ này giảm hơn một nửa từ năm 2000 đến 2008, từ 20,9% xuống9,2% đối với nhóm nước có thu nhập trung bình, và từ 12,2% xuống 4,9% đối vớinhóm nước có thu nhập thấp Năm 2009 có một sự giảm mạnh trong thu nhập từ xuấtkhẩu, làm giảm đáng kể tỷ lệ nợ/xuất khẩu và điều này tác động mạnh hơn đối vớinhóm nước có thu nhập trung bình hơn là nhóm nước có thu nhập thấp Thu nhập từxuất khẩu giảm gần 20% trong năm 2009, và vì vậy, tỷ lệ chi phí trả lãi vay so vớixuất khẩu tăng tới 11,3% (tăng 22% so với năm 2008) Ngược lại, các nước có thunhập thấp lại giảm không đáng kể (10% so với mức năm 2008) trong thu nhập từ xuấtkhẩu, và tỷ lệ trả nợ/xuất khẩu không bị ảnh hưởng khi có sự tăng nhẹ từ 4,9% lên5,1% năm 2009

Trang 15

1 Nguyên nhân các cuộc khủng hoảng nợ của các nước đang phát triển

Các cuộc khủng hoảng nợ xuất phát từ khả năng quản trị tài chính công yếu kémcộng với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt tầm kiểm soát Cuộckhủng hoảng dầu mỏ thế giới 1973 đã làm cho giá dầu tăng chóng mặt, tốc độ tăngtrưởng kinh tế của các nước đều giảm mạnh Để duy trì được tốc độ tăng trưởng, cácnước đang phát triển tăng cường vay nợ Nhu cầu vốn của các nước tăng mạnh, trongkhi nguồn vốn vay song phương có giới hạn, và nguồn vốn rẻ từ tổ chức IMF lại cónhiều điều kiện ràng buộc, khiến các nước này tìm đến các ngân hàng thương mại vàcác chủ nợ tư nhân khác nhằm tài trợ cán cân thanh toán quốc gia Do đó, số nợ nướcngoài của các nước đang phát triển này tăng lên nhanh chóng, từ 180 tỷ năm 1975 lên

406 tỷ năm 1987 Trong đó, nợ không được ưu đãi, và kỳ hạn nợ ngắn và lãi suất theothị trường chiếm tỷ lệ cao, lên tới 40% trong tổng số nợ năm 1971, 68% năm 1975 vàlên tới hơn 77% năm 1979 Tuy nhiên, sự gia tăng khối lượng nợ và lãi vay chưa làvấn đề đối với các nước đang phát triển giai đoạn này do giá dầu thực tế lúc này giảm

do lạm phát, lãi suất thực tế thấp và thu nhập xuất khẩu tăng cho phép các nước nàythu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai và duy trì tốc độ tăng trưởng nhất định Bên cạnh

đó, việc chuyển một số vốn tư nhân lớn ra nước ngoài để đầu tư của cư dân các nướcmắc nợ vì những lý do chính trị, kinh tế làm tình hình nợ các quốc gia này thêmkhủng hoảng

2 Hậu quả của nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển

 Lệ thuộc về kinh tế và chính trị ở các quốc gia chủ nợ

Từ những điều kiện ràng buộc từ các quốc gia chủ nợ, các quốc gia con nợ bị lệthuộc kinh tế vào chủ nợ, qua đó đã tiến dần đến chỗ bị lệ thuộc cả chính trị Ví dụ,Chính phủ Mê-hi-cô cam kết sẽ bồi thường cho bất kỳ công ty Mỹ nào bị thiệt hại dothay đổi chính sách ở nước này Điều đó dẫn đến một vụ việc là Chính phủ Mê-hi-cô

đã đồng ý cho một công ty Mỹ đầu tư vào bãi chứa chất thải độc hại ở Mê-hi-cô.Nhưng khi chính quyền thành phố nơi có bãi chứa từ chối bởi lo sợ hiểm hoạ môitrường, công ty Mỹ đã kiện và Chính phủ Mê-hi-cô đã phải bồi thường cho họ số tiền

mà họ có thể kiếm được nếu được phép đầu tư

 Tác động một cách sâu sắc đến tình hình kinh tế - xã hội các quốc gia con nợ

Trang 16

• Thứ nhất, nợ nước ngoài lớn làm cho đồng tiền quốc gia đó bị mất giá nghiêm trọng,nạn lạm phát cũng gia tăng, tạo ra một tâm lý bất ổn trong dân chúng.

• Thứ hai, do phải cắt giảm nhiều khoản chi ngân sách, đặc biệt là hạn chế nhập khẩumáy móc thiết bị để phát triển công nghiệp, các kỳ vọng vào sự tăng truởng của nềnkinh tế Mỹ La-tinh đầu thập kỷ 70 đã tan như bong bóng xà phòng Thay vào đó, cácquốc gia con nợ này đã chứng kiến một giai đoạn suy thoái kinh tế chưa từng có Mứctăng GNP của Mê-hi-cô từ +8% năm 1978 đã trở thành -5% năm 1983 Suy thoáikinh tế sinh ra thất nghiệp hàng loạt

• Thứ ba, bất ổn chính trị bắt đầu rục rịch, các cuộc biểu tình cũng như các cuộc bạođộng diễn ra thường xuyên và kéo dài khiến cho tình hình kinh tế - chính trị - xã hộikhông ổn định

3 Những giải pháp mà các nước đang phát triển đã sử dụng trong việc xử lý

nợ nước ngoài

Đứng trước tình hình nợ nước ngoài rất cao ở các nước phát triển thì việc chú ýđúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạngnền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào…, cũng sẽ dễ đẩy nền kinh tế rơi vàovòng xoáy thâm hụt ngân sách – "thắt lưng buộc bụng" – tác động tiêu cực đến tăngtrưởng… vì vậy cần phải có những biện pháp khắc phục trước tình hình trên Một sốgiải pháp được nói đến là:

• Giảm chi tiêu chính phủ: trong đó chi tiêu của chính phủ được các nhà kinh tếhọc phân ra làm 3 loại chính:

- Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng hiện tại được gọi là Tiêudùng của chính phủ (Government consumption)

- Các khoản chính phủ để mua các hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra lợi ích trongtương lai, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu, được gọi là Đầu tư củachính phủ Government investment Ví dụ đầu tư vào giáo dục, y tế,

- Các khoản không phải để mua hàng hóa dịch vụ, mà chỉ là hành động dichuyển tiền, như trả cho phúc lợi xã hội

- Tăng thu ngân sách Bằng việc tăng thuế

- Giảm nhập khẩu để cân bằng cán cân thương mại

- Tăng xuất khẩu

Trang 17

1 Khu vực Châu Á.

1.1 Hàn Quốc

Chúng ta không thể không nói đến Hàn Quốc - một quốc gia đạt kỷ lục trongviệc vay nợ nhưng lại rất thành công trong việc trả nợ Đó cũng là nguyên do của việchóa rồng tại nước này Năm 2011, theo ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), nợnước ngoài của Hàn Quốc chạm mức kỷ lục 398 tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng 15,4

tỷ USD so với quý trước Nợ quý II tăng mạnh chủ yếu là do nợ dài hạn nước ngoàităng sau khi các nhà đầu tư nước ngoài tăng nắm giữ trái phiếu Hàn Quốc, khi chorằng nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực châu Á có nền tảng cơ bản và tài chính lành mạnh

Nợ nước ngoài dài hạn đứng ở 248,2 tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng 14,1 tỷ USD sovới 3 tháng trước Vay ngắn hạn nước ngoài tăng 1,3 tỷ USD, lên 149,7 tỷ USD, thấphơn so với mức tăng 13,5 tỷ USD trong quý 1 Tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn trên dựtrữ ngoại tệ là 49,2%, giảm 0,5 điểm % so với 3 tháng trước đó Nợ nước ngoài ngắnhạn chiếm 37,6% tổng nợ nước ngoài vào cuối tháng 6, cho thấy khả năng trả nợngắn hạn của Hàn Quốc được cải thiện trong kỳ Trong khi đó, tín dụng ngoài nướcròng, hay tài sản nước ngoài trừ nợ nước ngoài, đạt 89,5 tỷ USD, tăng 3,2 tỷ USD sovới quý trước Tính đến hết năm 2012 nợ nước ngoài đã tăng thêm 14,7 tỷ USD lênmức 413,3 tỷ USD Chúng ta có thể xếp Hàn Quốc vào nhóm quốc gia vay nợ nhiềunhưng lại rất thành công trong việc trả nợ Cụ thể là Hàn Quốc đã thành công trongviệc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000) đã trả xong nợ củaIMF Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003)

Mặc dù nợ nước ngoài ở Hàn Quốc liên tục tăng nhưng nền kinh tế Hàn Quốcvẫn tăng trưởng tốt GDP của Hàn Quốc đạt 1.000 tỷ (won) vào năm 2010 Đến quý2/2012, GDP tăng 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái Tính chung cả thời kỳ từ 1971đến 2012, GDP tăng với tỷ lệ trung bình là 7.3% (Năm 2011, GDP đứng thứ 13 Thếgiới)

1.2 Indonesia

Trang 18

Indonesia được xem như là "con rồng mới" trong vùng Thái Bình Dương Sựtăng trưởng mạnh, giảm tình trạng mất cân đối của cán cân thanh toán quốc tế và việc

mở cửa cho đầu tư nước ngoài là những điểm nổi bật thể hiện sự thành công của nềnkinh tế có nhiều tiềm năng đáng kể của quốc gia này

Hình 1: Tình hình nợ nước ngoài ở Indonesia năm 2006-2012 (đơn vị triệu USD)

Nợ nước ngoài ở Indonesia tăng lên 251.199,94 triệu USD vào năm 2012 từ225.374,53 triệu USD trong năm 2011 Trong lịch sử, từ năm 2003 đến năm 2012,Indonesia nợ nước ngoài trung bình 169.172,59 triệu USD và mức thấp kỷ lục132.629 triệu USD vào tháng 12 năm 2006

Nguyên nhân của việc vay nợ cao là:

- Do “vạ nợ” từ thời Suharto để lại Từ tỉ lệ nợ bằng 100% GDP năm 1999 xuốngcòn 40,8% năm 2006 và từ 30 - 35% vào năm 2009 (World Bank ngày 24/7/2004).Theo World Bank, số nợ của Indonesia tính đến hết năm 2006 là 144 tỉ USD Do phảidành dụm trả nợ như thế, nên không lạ gì khi ngân sách dành cho y tế của Indonesiachỉ là 1,5% GDP trong giai đoạn 1999-2005 (nguồn: World Bank, Indonesia SocialIndicators) Một báo cáo của Social Watch cho biết: “GDP/đầu người của Indonesia

là 621 USD và 18,4% người dân sống dưới ngưỡng nghèo (dưới 1 USD/ngày) Song,nếu tính theo chi tiêu thật sự hằng tháng thì có đến 49% dân số chỉ chi tiêu không đầy

70 cent Mỹ/ngày Điều đó khiến cho 234,7 triệu người dân Indonesia đã và đang phảithắt lưng buộc bụng

- Indonesia có một nền kinh tế thị trường trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạotham gia trực tiếp vào quá trình phát triển của quốc gia Nó có hơn 164 công ty sở

Ngày đăng: 03/05/2014, 15:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu - nợ nước ngoài
Bảng bi ểu (Trang 1)
Bảng 2: Phân nhóm các quốc gia theo thu nhập - nợ nước ngoài
Bảng 2 Phân nhóm các quốc gia theo thu nhập (Trang 10)
Bảng 3: Giá trị tới hạn nợ nghiêm trọng - nợ nước ngoài
Bảng 3 Giá trị tới hạn nợ nghiêm trọng (Trang 11)
Bảng 4: Chỉ số nợ ở các nhóm nước giai đoạn 2000-2009 - nợ nước ngoài
Bảng 4 Chỉ số nợ ở các nhóm nước giai đoạn 2000-2009 (Trang 14)
Hình 1: Tình hình nợ nước ngoài ở Indonesia năm 2006-2012 (đơn vị triệu USD) - nợ nước ngoài
Hình 1 Tình hình nợ nước ngoài ở Indonesia năm 2006-2012 (đơn vị triệu USD) (Trang 18)
Hình 2: Giá trị xuất khẩu của Indonesia qua các năm 2000-2013 (đơn vị: triệu USD) - nợ nước ngoài
Hình 2 Giá trị xuất khẩu của Indonesia qua các năm 2000-2013 (đơn vị: triệu USD) (Trang 20)
Hình 3: Tình hình nợ nước ngoài Hy Lạp năm 2006-2013 (đơn vị triệu EUR) - nợ nước ngoài
Hình 3 Tình hình nợ nước ngoài Hy Lạp năm 2006-2013 (đơn vị triệu EUR) (Trang 22)
Hình 5: Tăng trưởng kinh tế Brazil 1996- 2007 - nợ nước ngoài
Hình 5 Tăng trưởng kinh tế Brazil 1996- 2007 (Trang 24)
Hình 6: Nợ nước ngoài của Brazil từ năm 2006 đến năm 2013 (đơn vị: triệu USD) - nợ nước ngoài
Hình 6 Nợ nước ngoài của Brazil từ năm 2006 đến năm 2013 (đơn vị: triệu USD) (Trang 25)
Hình   7  : Nợ nước ngoài của Mexico năm 2000-2013 (đơn vị: tỷ MXN) - nợ nước ngoài
nh 7 : Nợ nước ngoài của Mexico năm 2000-2013 (đơn vị: tỷ MXN) (Trang 26)
Hình 8: GDP của Mexico 2004-2012 (đơn vị tỷ USD) - nợ nước ngoài
Hình 8 GDP của Mexico 2004-2012 (đơn vị tỷ USD) (Trang 26)
Hình 9: Xuất khẩu, Nhập khẩu và Cán cân thương mại - nợ nước ngoài
Hình 9 Xuất khẩu, Nhập khẩu và Cán cân thương mại (Trang 28)
Hình 10: Tình hình nợ nước ngoài của Nam Phi 2000-2012 (ĐVT: tỷ USD) - nợ nước ngoài
Hình 10 Tình hình nợ nước ngoài của Nam Phi 2000-2012 (ĐVT: tỷ USD) (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w