1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế việt nam

171 203 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀIĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀIĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGMÃ SỐ: 9.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS., TS LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

Trang 3

TÓM TẮT

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn lớn để xây dựngcơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển Tuy nhiên, Việt Nam có thâm hụt ngân sáchcao, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồnlực đầu tư cho phát triển Vì vậy, nguồn vốn vay bên ngoài là một trong nhữngnguồn lực quan trọng để bù đắp thiếu hụt để phát triển đất nước, góp phần bắt kịpvới các nước trong khu vực và thế giới Tuy nhiên, vay nước ngoài càng nhiều cógiúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng năm Chính phủ phải dànhgần 25% ngân sách để trả nợ? Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến đầutư, tiêu dùng và thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay?Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam tronggiai đoạn 2000-2016 nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên.

Nghiên cứu đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tếViệt Nam bằng phương pháp định lượng trên cơ sở sử dụng ước lượng MIDAS Kếtquả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinhtế trong giai đoạn nghiên cứu Ngoài ra, các biến số về độ mở nền kinh tế, tỷ giácũng như lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định lượngVECM đểxem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Kếtquả đã cho thấy tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu Đây là cơsở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý, sử dụngnợ nước ngoài của Việt Nam trong tương lai.

Tóm lại, nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm để minh chứng về tácđộng tích cực của nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Namtrong giai đoạn đổi mới Bằng chứng thực nghiệm là cơ sở để đưa ra các khuyếnnghị chính sách cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về vấn đề này để sửdụng hiệu quả nguồn vốn nợ nước ngoài trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hộiquốc gia trong tương lai.

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Xuân Trường, nghiên cứu sinh khóa 18 Trường Đại họcNgân hàng TP.HCM, sinh ngày 11/03/1977 tại Phú Yên, quê quán Bình Định, hiệnđang công tác tại khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Tôi xin cam đoan luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Việt Nam, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, mã số 9.34.02.01, người hướng dẫn

khoa học PGS., TS Lê Phan Thị Diệu Thảo, là công trình nghiên cứu của riêng tôi,không sao chép bất kỳ tài liệu nào Các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận án đượcchú thích nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018Tác giả

Nguyễn Xuân Trường

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Ngân hàngTP.HCM, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại họcNgân hàng TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành các chuyênđề và luận án này.

Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoahọc, PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viêntôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè khoa Kinh tế quốc tế và trường Đại họcNgân hàng TP.HCM đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này, đặc biệt là côPhạm Thị Tuyết Trinh và Hạ Thị Thiều Dao đã có nhiều góp ý để hoàn thiện luậnán.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luônđộng viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận án.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018

Nguyễn Xuân Trường

Trang 6

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH x

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6

1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 6

1.5 Phương pháp nghiên cứu 7

1.6 Điểm mới của luận án 8

1.7 Ý nghĩa của luận án 9

1.8 Kết cấu nghiên cứu 10

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ 12

THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNGTRƯỞNG KINH TẾ 12

2.1 Lý thuyết nợ nước ngoài 12

2.1.1 Khái niệm 12

2.1.2 Phân loại nợ nước ngoài 13

2.1.3 Các chỉ số đo lường về nợ nước ngoài 14

2.1.4 Khung nợ bền vững của IMF và WB 17

2.1.5 Ngưỡng nợ nước ngoài 19

Trang 7

2.2 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế 21

2.2.1 Khái niệm 21

2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế 22

2.3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế 28

2.4 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế 352.4.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ tuyến tính 35

2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ phi tuyến tính 43

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51

3.1 Phương pháp nghiên cứu 51

3.1.1 Phương pháp phân tích dựa trên mô hình MIDAS 51

3.1.2 Phương pháp phân tích dựa trên mô hình VECM 54

3.2 Mô hình nghiên cứu 56

3.2.1 Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo dạng tuyến tính 56

3.2.2 Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo dạng phi tuyến 58

3.3 Giả thuyết nghiên cứu 59

3.4 Dữ liệu nghiên cứu 60

3.5 Quy trình nghiên cứu 61

3.5.1 Mô hình MIDAS 61

3.5.2 Mô hình VECM 62

CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾNTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 66

4.1 Khái quát thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam 66

4.1.1 Phân tích khái quát nợ nước ngoài 66

4.1.2 Phân tích theo nguồn tài trợ 70

4.1.3 Phân tích theo hiệu quả sử dụng nợ vay 74

4.1.4 Phân tích theo khả năng trả nợ 76

4.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 78

Trang 8

4.3 Phân tích thực nghiệm tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt

Nam 85

4.3.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 85

4.3.2 Phân tích hồi quy mô hình tuyến tính 87

4.3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 91

4.4 Phân tích thực nghiệm tác động phi tuyến của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 92

4.4.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 92

4.4.2 Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu 94

4.4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 106

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 108

5.1 Kết luận 108

5.2 Khuyến nghị chính sách về nợ nước ngoài 109

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 115

TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ừ ThuậtngữA

DAsi NgâAsThe HiệCGCo NhDADev Ủy DSDeb KhFDFor ĐầuICOIncre

Hệ sốIMInte QuGDGro TổGSGen TổHIP

CácqODOffi ViệOECOrganiz

Tổ chứcNANot KhNHThe NgâNSCo NgâNPNet Giá SECo HộiVEVec Mô WBWor Ngâ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Ngưỡng gánh nặng nợ theo khung nợ bền vững chung 17

Bảng 2.2 Ngưỡng tới hạn của nợ nghiêm trọng theo sáng kiến HIPC 18

Bảng 2.3 Phân loại quốc gia theo mức độ nợ nước ngoài 18

Bảng 2.4 Mức ngưỡng nợ dựa theo tiêu chuẩn của HIPCs 19

Bảng 2.5 Tóm tắt các nghiên cứu về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế 47

Bảng 3.6 Kỳ vọng của các biến số trong mô hình nghiên cứu 60

Bảng 4.1 Cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 1993-2014

67Bảng 4.2 Nợ nước ngoài của các quốc gia khu vực Đông Nam Á

69Bảng 4.3 Chủ nợ song phương và đa phương của Việt Nam 70

Bảng 4.4 Qui mô các dự án vay ưu đãi ODA 71

Bảng 4.5 Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam 72

Bảng 4.6 Hệ số ICOR của Việt Nam 74

Bảng 4.7 Hệ số ICOR của các quốc gia châu Á 75

Bảng 4.8 Các ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo chuẩn WB & IMF 76

Bảng 4.9 Ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 78

Bảng 4.10 Kiều hối giai đoạn 1993-1997 80

Bảng 4.11 Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-1996 81

Bảng 4.12 Tỷ lệ đầu tư/GDP của các nước châu Á giai đoạn 2006-2008

83Bảng 4.13 Lạm phát và tăng trưởng GDP bình quân 84

Bảng 4.14 Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu 86

Bảng 4.15 Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF 88

Bảng 4.16 Phương trình MIDAS 89

Bảng 4.17 Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu 92

Bảng 4.18 Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF 95

Bảng 4.19 Bậc trễ tối ưu của mô hình VECM

96Bảng 4.20 Kiểm định mô hình đồng liên kết 97

Bảng 4.21 Lựa chọn số đồng liên kết cho mô hình 97

Bảng 4.22 Kết quả mô hình VECM trong dài hạn 98

Bảng 4.23 Kết quả mô hình VECM trong ngắn hạn 98

Trang 11

Bảng 4.24 Kiểm định nhân quả Granger 100

Bảng 4.25 Phân rã phương sai 104

Bảng 4.26 Kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange 106

Bảng 4.27 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 106

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế 29

Hình 2.2 Cơ chế truyền dẫn tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

31Hình 2.3 Đường cong Laffer nợ 34

Hình 3.4 Trình tự nghiên cứu của mô hình MIDAS

61Hình 3.5 Trình tự nghiên cứu mô hình VECM 64

Hình 4.1 Nợ nước ngoài và GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2016 68

Hình 4.2 Tỷ lệ bội chi ngân sách của một số quốc gia Đông Nam Á 69

Hình 4.3 ODA giải ngân và vốn đầu tư phát triển xã hội từ NSNN

71Hình 4.4 Các khoản vay thương mại của Việt Nam 74

Hình 4.5 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo khu vực giai đoạn 1986-1990 79

Hình 4.6 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1997 80

Hình 4.7 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giai đoạn 1997-2000 82

Hình 4.8 Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 1998-2007 82

Hình 4.9 Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 2008-2016 85

Hình 4.10 Đồ thị các biến trong mô hình nghiên cứu 87

Hình 4.11 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình MIDAS 90

Hình 4.12 Kiểm định tự tương quan của phần dư trong mô hình MIDAS 90

Hình 4.13 Đồ thị các biến trong mô hình nghiên cứu 93

Hình 4.14 Đường cong Laffer nợ của Việt Nam 95

Hình 4.15 Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình VECM 101

Hình 4.16 Phân tích phản ứng đẩy 102

Hình 4.17 Phân tích phản ứng đẩy tích lũy 103

Hình 4.18 Kiểm định AR 105

Hình 5.1 Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản lý nợ nước ngoài thuộc Chính phủ 110

Hình 5.2 Công bố thông tin về nợ nước ngoài của Bộ tài chính 113

Trang 13

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề mà các nước vay nước ngoài quan tâm khi các cuộckhủng hoảng tài chính châu Á (1997) và khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra mànguyên nhân chủ yếu là do tác động của nợ nước ngoài Các thách thức và rủi ro đặt

Trang 14

ra cho các nước đi vay như biến động tỷ giá làm nghĩa vụ nợ tăng cao so với nguồnlực có được từ đi vay để đầu tư phát triển nền kinh tế, giành nhiều nguồn lực để trảnợ thay vì đầu tư vào nền kinh tế…Một ví dụ điển hình khác về tác động của nợnước ngoài đến tăng trưởng kinh tế được đề cập hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ Các ngânhàng thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ đã vay nước ngoài với lãi suất thấp rồi cho cácdoanh nghiệp trong nước vay lại Tính đến 03/2018, tổng nợ nước ngoài của ThổNhĩ Kỳ là

437.7 tỷ USD, tương đương 50% GDP ứng với tỷ giá 3.96 Lira/USD Tuy nhiên,khi đồng nội tệ mất giá 70% vào tháng 07/2018 thì tỷ lệ nợ nước ngoài là 88% GDP(Haver 2018) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ dotỷ giá tăng dẫn đến hệ thống ngân hàng bị lung lay và các bất ổn vĩ mô xuất hiệntrong nền kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực củachiến tranh kéo dài trong hơn 30 năm qua đã không ngừng đầu tư phát triển nhằmthoát khỏi đói nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân Một trong những vấn đề màViệt Nam đương đầu là nguồn vốn để đầu tư để phát triển đất nước Trong ba thậpniên gần đây, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tếvới mục tiêu cơ bản xóa đói, giảm nghèo, gia nhập nhóm nước có mức thu nhậptrung bình Một trong những nguồn lực tài chính Việt Nam sử dụng là vay nướcngoài Nợ nước ngoài trở thành kênh tài chính để đầu tư phát triển xây dựng cơ sởhạ tầng, bù đắp thâm hụt ngân sách Sau khi gia nhập WTO (2007), nợ nước ngoàicó sự gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 2010 Nếu nợ nướcngoài năm 2007 là

23.2 tỷ USD thì đến năm 2016 đã là 86.95 tỷ USD, tăng 274% trong vòng 10 năm,tương đương 42.36% GDP (WB 2018) Trong bảng xếp hạng nợ nước ngoài củaCIA năm 2017, Việt Nam đứng vị trí 52 trên 208 nước và vùng lãnh thổ về nợ nướcngoài Nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu vốn cho nềnkinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm quốc gia, phát triển cácvùng kinh tế, tạo tiền đề quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên,một vấn đề đặt ra là vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế Việt Nam tăngtrưởng kinh tế cao Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến hoạt động đầutư, tiết kiệm và

Trang 15

thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Điều này có thể tạo ra vòngluẩn quẩn trong phát triển kinh tế của các nước đang triển khi tích tụ nợ nước ngoàigây ra những rủi ro cho nền kinh tế (Soludo 2003) Nakatani và Herara (2007) đã chỉra hiệu ứng chèn lấn trong đầu tư công tại các quốc gia vay nợ nước ngoài nhiều vàkhông tạo ra nguồn trả nợ bền vững, hiệu quả trong tương lai, tạo tác động bất lợiđến đầu tư, tăng trưởng kinh tế.

Xét dưới góc độ lý thuyết, mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinhtế là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các lý thuyết về nợ nước ngoài vàtăng trưởng kinh tế tập trung giải thích mối quan hệ này dựa trên các mô hình kinhtế động trong các nền kinh tế mở với một bên là vay nợ nước ngoài để phát triểnkinh tế, qua đó sử dụng nguồn lực tiết kiệm bên ngoài để đầu tư vào nền kinh tế.Điều này càng trở nên đúng với các nước đang phát triển khi sử dụng nguồn lực bênngoài dồi dào, công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian phát triển với hy vọng thoátnghèo, đuổi kịp các nước phát triển, tăng thu nhập cho người dân Tuy nhiên, bêncòn lại là vấn đề hiệu quả sử dụng vốn vay và gia tăng nghĩa vụ nợ trong tương laikhi gia tăng vay nước ngoài để đầu tư Điều này mang lại nhiều rủi ro cho các nướcđi vay trong qua trình phát triển kinh tế khi các quốc gia vay mượn nhiều từ bênngoài sẽ dẫn đến sự tích tụ các khoản lãi phải trả ngày càng gia tăng dẫn đến giảmđầu tư, giảm phúc lợi xã hội Một câu hỏi đặt ra là việc gia tăng nợ nước ngoài cólàm gia tăng tăng trưởng kinh tế hay ngược lại vì các nghĩa vụ nợ mang lại ngàycàng tăng Hay nói một cách khác, nợ nước ngoài có thể tác động tiêu cực đến tăngtrưởng kinh tế do sự tích tụ các nghĩa vụ nợ mang lại, làm cho các quốc gia mất khảnăng trả nợ Các cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề về tác động tích cực hay tiêucực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia hay gia tăng nợnước ngoài có làm tăng trưởng kinh tế giảm Chawdhury (2001) cho thấy các nướccó tỷ lệ nợ nước ngoài cao phải giành phần lớn các nguồn lực thu được từ xuất khẩuđể trả nợ thay vì giành nguồn lực để đầu tư cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đếnhiệu quả đầu tư của các quốc gia Vì vậy, vấn đề quản lý nợ nước ngoài trở thànhmối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách Các quốc gia cần xâydựng chính sách tự chủ về quản lý nợ

Trang 16

phù hợp hoàn cảnh của mỗi nước (Amassoma 2011) Các nghiên cứu của Cohen(1993), Deshpande (1997), Krugman (1998), Sachs (1989), Chowdhury (2001),Pattillo (2004)… đã ủng hộ lý thuyết này thông qua một số nghiên cứu thực nghiệmcho thấy tỷ lệ nợ nước ngoài cao mang lại những bất ổn cho nền kinh tế do phân bổvốn không hiệu quả, tập trung vào các dự án ngắn hạn, rủi ro cao.

Tuy nhiên, cũng có lập luận cho rằng so với các nước phát triển, các nước đangphát triển có dung lượng vốn nhỏ nhưng tỷ suất hoàn vốn cao trở thành tâm điểmthu hút các dòng vốn từ bên ngoài vào để đầu tư Nếu các quốc gia vay nợ sử dụnghiệu quả vốn vay nước ngoài sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế cũng như tạodòng tiền tốt để thanh toán nợ vay trong tương lai Vì vậy, các quốc gia nhỏ có tỷ lệnợ nước ngoài cao đã trở thành đối tượng nghiên cứu về tác động tích cực của nợnước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu của Frimpong và Abayi (2006),Daud và cộng sự (2013), Korkmaz (2016) cho thấy tác động tích cực của nợ nướcngoài đến tăng trưởng kinh tế đã củng cố thêm cơ sở cho những lập luận nêu trên.Ngoài các nghiên cứu nêu trên, luận án đã phân tích nhiều nghiên cứu lý thuyết vàthực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế để minh chứngcho sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế (xem thêm mục 2.4 củaChương 2) Các nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng các mô hình VECM,ARDL, GMM… với các biến số có cùng tần suất (Winston và Chrystol 2010) Đốivới các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởngkinh tế Việt Nam, Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009), Nguyễn HữuTuấn (2012) và Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) sử dụng các môhình VECM, GMM đều cho kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đó về nợnước ngoài Tuy nhiên, các nghiên cứu về Việt Nam có số quan sát nhỏ (dưới 30mẫu quan sát) hoặc giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động Để giải quyết vấn đềnày và tăng độ tin cậy, Ghysels và cộng sự (2002, 2006, 2009) đã giới thiệu phươngpháp MIDAS trên cơ sở kết hợp các biến số có tần suất khác nhau trong mô hìnhnghiên cứu.

Dựa trên những phân tích từ thực tiến và lý thuyết nêu trên, luận án nhận thấychưa có nghiên cứu nào về đánh giá tác động của nợ nước ngoài cũng như một số

Trang 17

biến vĩ mô khác (độ mở, tỷ giá, lạm phát) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên cơsở kết hợp các dữ liệu có tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu Các mô hìnhnghiên cứu trước đó chủ yếu sử dụng mô hình ARDL, VECM cho các biến số cócùng tần suất Vì vậy, nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinhtế của Việt Nam trên cơ sở kết hợp các biến nghiên cứu có tần suất khác nhau bằngphương pháp MIDAS chính là khoảng trống nghiên cứu của luận án Thông quaphương pháp MIDAS, nghiên cứu định lượng xem xét liệu nợ nước ngoài tăngnhanh có làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng nhanh tương ứng? Kết quảnghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng để đưa ra các khuyến nghịvề nợ nước ngoài cho Việt Nam trong tương lai Bên cạnh đó, luận án cũng đã chọngiai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016 để nghiên cứu trên cơ sở Việt Nam đã ký thỏathuận xử lý nợ với Liên bang Nga về các khoản nợ của Liên Xô trước đây, nhằmtránh những biến động mạnh về nợ nước ngoài liên quan đến việc chuyển đổi giữađồng rúp và đồng USD Mặt khác, luận án nghiên cứu tác động của nợ nước ngoàiđến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ phi tuyến tính nhằm xem xét có tồntại ngưỡng nợ tối ưu cho Việt Nam? Luận án sẽ xem xét ngưỡng nợ theo quý trongkhi các ngưỡng nợ được xác định trong các nghiên cứu trước đây cho Việt Nam chủyếu là theo năm (Nguyễn Hữu Tuấn 2012) Dựa trên cơ sở ngưỡng nợ này sẽ đưa racác khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý nợ nước ngoài cho Việt Namtrong thời gian tới.

Để trả lời các câu hỏi nêu trên, luận án “Tác động của nợ nước ngoài đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam” đã được lựa chọn để phân tích, đánh giá và nghiên cứu

thực nghiệm, làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị chính sách về vấn đề nợ nước ngoài.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình nghiên cứu định lượng Để đạt được mụctiêu nêu trên, luận án sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

(i) Nghiên cứu tác động và đo lường mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Trang 18

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thông qua mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra hai câu hỏi nghiên cứunhằm xem xét tác động tuyến tính và phi tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăngtrưởng kinh tế như sau:

(i) Nợ nước ngoài có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam haykhông? Nếu có, mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tếnhư thế nào?.

(ii) Có tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam hay không? Nếu có, ngưỡngnợ nước ngoài tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của nợ nước ngoài đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2016, dữ liệu được thu thập theo quý, từquý I/2000

– quý IV/2016.

Luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2016 vì một số lý do sau: (i) Đảm bảotính khách quan và nhất quán về nợ nước ngoài sau khi Việt Nam đã xử lý xong cáckhoản nợ trước đây với Liên Xô và bây giờ là Liên bang Nga trên cơ sở thỏa thuậnvấn đề chuyển đổi giữa đồng rúp và đồng USD cũng như chuyển một phần nghĩa vụnợ bằng hàng hóa (Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng 2009) Liên bang Ngađồng ý xóa 85% khoản nợ 11 tỷ USD và phần còn lại tương ứng 1.65 tỷ USD trảtrong vòng 23 năm, trong đó chấp nhận trả nợ bằng hàng hóa (ii) Đây là giai đoạnViệt Nam hội nhập, mở cửa sâu, rộng với nền kinh tế thế giới; (iii) Dữ liệu vĩ môtrong giai đoạn này được thu thập, cập nhật tương đối thống nhất, công khai theochuẩn mực quốc tế.

Trang 19

Các nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận án được thu thập chủ yếu từ Quỹtiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới(WB) và Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO).

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế dưới góc độđịnh lượng theo hai câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sử dụng hai mô hình nghiêncứu sau:

(i) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình MIDAS (Mixed-Data Sampling)của Ghysels và cộng sự (2002, 2006) được sử dụng để đánh giá tác độngtuyến tính nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Mô hình này có ưu điểm làđánh giá các dữ liệu chuỗi thời gian đầu vào với các tần suất khác nhau thôngqua phương trình hồi qui tuyến tính Dữ liệu vĩ mô chuỗi thời gian trong thựctế cho thấy sự tiến thoái lưỡng nan của các nhà nghiên cứu khi một số biếncó tần suất cao chứa đựng các thông tin có giá trị nhưng không thể kết hợpvới các biến có tần suất thấp hơn, chẳng hạn như dữ liệu GDP được công bốtheo quý nhưng dữ liệu nợ nước ngoài lại công bố theo năm Các giải phápphổ biến trong quá khứ là lọc bộ dữ liệu cho đồng nhất cùng một tần suất đểnghiên cứu Tuy nhiên, khi dữ liệu được đồng nhất sẽ loại bỏ nhiều thông tinhữu ích Vì vậy, mô hình MIDAS đưa ra cách thức xử lý đơn giản, linh hoạtcủa dữ liệu chuỗi thời gian cho phép kết hợp các biến độc lập và phụ thuộcvới nhiều tần suất khác nhau (Ghysels 2002).

(ii) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình VECM (Vector Error CorrectionModel) theo phương pháp Johansen (1991) được sử dụng trong luận án đểđánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Môhình VECM được phát triển từ mô hình VAR (Vector Autoregressive Model)trên cơ sở đưa thêm thành phần hiệu chỉnh sai số vào mô hình nghiên cứu Vìđược phát triển từ mô hình VAR nên mô hình VECM được xem là hệ cácphương trình hồi quy theo OLS giữa giá trị hiện tại của biến này (t) với giá trịquá khứ của chính nó (t-1) và các biến khác trong mô hình kết hợp với phầnhiệu chỉnh

Trang 20

sai số có được từ mối quan hệ đồng liên kết Mô hình VECM đánh giá mốiquan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạnthông qua hai kiểm định là Trace và Maximum Eigenvalue (Max- Eigen)cũng như phân tích tác động của cú sốc nợ nước ngoài vào các biến trong môhình bằng phương pháp phân rã Cholesky Ưu điểm của mô hình này là chophép đo lường hiện tượng đồng liên kết giữa nhiều biến trong mô hình nghiêncứu, đồng thời cho phép đo lường mức độ điều chỉnh từ sự mất cân bằng củathời kỳ trước.

Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp phân tích tổng hợp, so sánhcũng như thống kê mô tả hỗ trợ cho phân tích tổng quan về nợ nước ngoài, tăngtrưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu làm cơ sở xây dựng mô hìnhđịnh lượng và lý giải các kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu.

1.6 Điểm mới của luận án

Luận án nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ViệtNam có những điểm mới như sau:

Thứ nhất, luận án đã xem xét tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam dựa trên mô hình MIDAS Các nghiên cứu trước đây vềvấn đề này chủ yếu phân tích bằng mô hình OLS, VAR và VECM (More vàThomas

2010) Nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình MIDAS cho phép kết hợp dữ liệu vớicác tần suất khác nhau mà không bỏ sót các thông tin quan trọng như các mô hìnhkhác khi quy các biến số về cùng một tần suất, góp phần cập nhật được dữ liệunghiên cứu do một số năm nợ nước ngoài không được cập nhật dữ liệu theo quý.Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởngkinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016, so với nghiên cứu trước đây về vấnđề này của Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thanh (2009) lại cho kết quả tiêu cực.

Thứ hai, luận án đã đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam trên cơ sở chỉ ra sự tồn tại ngưỡng nợ này dựa trên mô hìnhVECM với biến giả ngưỡng nợ là biến ngoại sinh Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Trang 21

cho thấy ngưỡng nợ có tác động đến tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê trong ngắnhạn cũng như tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng trong dài hạn Sovới các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăngtrưởng kinh tế Việt Nam của Nguyễn Hữu Tuấn (2012), Nguyễn Ngọc Thạch vàTrần Thị Kim Oanh (2016), mô hình phi tuyến của luận án đã sử dụng dữ liệu theotần suất quý để tăng số quan sát của mẫu nghiên cứu cũng như tăng độ tin cậy chokết quả nghiên cứu.

Thứ ba, luận án đã đồng thời xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam dưới hai góc độ tuyến tính và phi tuyến Các nghiên cứutrước đây về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu nghiêncứu dưới góc độ tuyến tính để phân tích thực nghiệm Kết quả nghiên cứu ở hai gócđộ này đều có ý nghĩa thống kê để củng cố thêm bằng chứng về vai trò quan trọngcủa nợ nước ngoài như là một kênh huy động vốn đầu tư cho đất nước để phát triểnkinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập quốc dân.

Thứ tư, dựa trên các thông số kết quả của mô hình hồi quy, luận án đã đưa ramột số khuyến nghị nhằm sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lực nợ nước ngoàitrong đầu tư công, tạo nguồn thu trả nợ trong tương lai cũng như đề cao vai trò côngtác thống kê dữ liệu kinh tế vĩ mô theo chuẩn mực quốc tế, trong đó có dữ liệu nợnước ngoài, để phục vụ các nghiên cứu, dự báo về vấn đề nợ nước ngoài trong ngắnhạn và dài hạn, tránh bị động trước những cú sốc từ bên trong và bên ngoài nền kinhtế khi có biến động.

1.7 Ý nghĩa của luận án

Phân tích thực nghiệm bằng mô hình tuyến tính và phi tuyến trong luận án chothấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Đốivới biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài/GDP tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0.99%.Đồng thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo tỷlệ cứ độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01% Phân tích thực nghiệm cho thấy việctăng cung tiền M2 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tỷ lệ thayđổi cung tiền tăng 1% làm GDP tăng 0.037% Các kết quả này là cơ sở cho cácnhà hoạch định

Trang 22

chính sách xem xét tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ các ngànhcông nghiệp, công nghiệp phụ trợ hướng về xuất khẩu dựa vào các nguồn vốn từ bênngoài.

Luận án cũng cho thấy có tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài là 21.5% GDP quý vànợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Đối vớibiến nợ nước ngoài, khi tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP tăng 1% sẽ làm GDP tăng 1.29%.Đồng thời, nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến độ mở nền kinh tế theo tỷ lệ cứ tăng1% nợ nước ngoài/GDP sẽ làm giảm độ mở 95% Kết quả này củng cố thêm lậpluận về quản lý nợ nước ngoài hiệu quả để tránh giành nguồn lực đầu tư để trả nợ,làm giảm nguồn lực để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu ở cácnước đang phát triển như Việt Nam, giảm động lực tăng trưởng.

Dựa trên các kết quả nêu trên, nghiên cứu đưa ra các gợi ý chính sách cho Chínhphủ Việt Nam trong quản lý, sử dụng nợ nước ngoài để góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế trên cơ sở quản lý, đầu tư hiệu quả các công trình trọng điểm sử dụngvốn vay nước ngoài cũng như công tác thống kê nợ nước ngoài để thu thập dữ liệuphục vụ công tác nghiên cứu, dự báo về vấn đề này, tránh bị động trước các cú sốctừ bên ngoài tác động đến nợ nước ngoài lẫn tăng trưởng kinh tế.

1.8 Kết cấu nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên với yêu cầu tính gắn kết cao,chuyên đề sẽ được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câuhỏi nghiên cứu cững như phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm Chương này sẽ cung cấp cơ sởlý thuyết về nợ nước ngoài, ngưỡng nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế cũng nhưcác thông tin nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 3 đề cập lý thuyết mô hình MIDAS

và VECM làm nền tảng cho xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động

Trang 23

động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó, luận án cũngđề ra giả thuyết nghiên cứu để kiểm định các câu hỏi nghiên cứu đề ra trongChương 1 cũng như thiết kế trình tự nghiên cứu cho từng mô hình cụ thể.

Chương 4: Kiểm định tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Namcũng như xác định ngưỡng nợ nước ngoài có tồn tại trong trường hợp Việt Nam Nộidung chủ yếu của chương này là giới thiệu khái quát về nợ nước ngoài, tăng trưởngkinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2016 và tiến hành ước lượng hồi quy các mô hìnhMIDAS, VECM cũng như thực hiện các kiểm định thống kê để đánh giá tác độngcủa nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạnnhằm tránh hồi quy giả mạo.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách Luận án đưa ra các kết luận vềvai trò của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiêncứu dựa trên các kết quả kiểm định từ Chương 4 và đưa ra các khuyến nghị chínhsách cũng như các hạn chế, định hướng nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này.

Trang 24

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ

THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀIĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1 Lý thuyết nợ nước ngoài2.1.1 Khái niệm

Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF 2013), nợ nước ngoài tại một thời điểm là tổngdư nợ thực tế hiện có yêu cầu thanh toán các khoản gốc và/hoặc lãi của người đi vaytại một thời điểm trong tương lai (không bao gồm các khoản nợ dự phòng) Đây làkhoản nợ của người không cư trú vay người cư trú Theo đó, các khoản nợ đượcthiết lập thông qua việc cung cấp các giá trị kinh tế như tài sản (tài chính hoặc phitài chính), dịch vụ và/hoặc thu nhập bởi chủ nợ dành cho con nợ dưới hình thức hợpđồng, bao gồm các điều khoản và điều kiện thanh toán Các cam kết cung cấp cácgiá trị kinh tế trong tương lai không thể thiết lập các nghĩa vụ nợ cho đến khi có sựthay đổi quyền sở hữu, ví dụ số tiền chưa được giải ngân theo cam kết cho vay hoặccác cam kết về tín dụng xuất khẩu sẽ không được tính trong tổng nợ nước ngoài.Ngoài ra, người đi vay có thể là các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế Kháiniệm này được sử dụng thống nhất giữa WB, IMF, OECD và BIS trong đánh giámức độ nợ của quốc

Theo Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam, nợ nước ngoài là tổng cáckhoản nợ nước ngoài của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của doanhnghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo qui định củapháp luật Việt Nam (Khoản 5 Điều 3) Theo đó, chủ thể đi vay là các pháp nhân,chưa đề cập đến thể nhân Tuy nhiên, theo điều 17 được sửa đổi, bổ sung của Pháplệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, có hiệulực thi hành từ 01/01/2014, đã cho phép các thể nhân được vay nợ nước ngoài Nhưvậy, số liệu nợ nước ngoài của Việt Nam trước năm 2014 không bao gồm nợ nướcngoài của

Trang 25

2.1.2 Phân loại nợ nước ngoài

Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ nước ngoài dựa trên chủ thể cho vay, đi vayhoặc căn cứ vào điều kiện cho vay Sau đây, luận án sẽ đi phân loại cụ thể theo từngtiêu chí như sau:

 Căn cứ vào chủ thể cho vay

Nếu căn cứ vào chủ thể cho vay thì nợ nước ngoài chia thành nợ của các chủnợ chính thức và nợ của các chủ nợ tư nhân Nợ của các chủ nợ chính thức đượchiểu là các chủ nợ của khu vực công như Chính phủ các nước và các tổ chức thuộcChính phủ, bao gồm cả các chủ nợ đa phương như IMF, WB, ADB… và liên Chínhphủ Nợ của các chủ nợ tư nhân là các chủ nợ không phải là Chính phủ và các tổchức thuộc khu vực công như các tổ chức tài chính tư nhân, các nhà xuất khẩu, cácnhà sản xuất… có khả năng cung cấp tài chính.

 Căn cứ vào chủ thể vay nợ

Căn cứ vào tiêu chí này thì nợ nước ngoài được phân chia thành nợ nướcngoài của khu vực công và khu vực tư nhân Nợ nước ngoài của khu vực công là cáckhoản nợ nước ngoài của chính phủ, chính quyền địa phương và các khoản nợ nướcngoài được chính phủ bảo lãnh Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân là các khoản nợnước ngoài do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân thựchiện trên nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

 Căn cứ theo thời hạn vay

Căn cứ theo thời hạn vay thì nợ nước ngoài được phân chia thành nợ ngắnhạn và nợ dài hạn (WB 2013) Nợ nước ngoài ngắn hạn là các khoản vay có thời hạndưới

12 tháng Đối với các khoản vay trên 12 tháng được gọi là nợ nước ngoài dài hạn.

Trang 26

Trong đó, nợ ngắn hạn được quan tâm vì tác động đến khả năng thanh toán cũng nhưhệ số tín nhiệm quốc gia.

 Căn cứ theo điều kiện vay

Theo tiêu chí này nợ nước ngoài được phân chia thành nợ ưu đãi và không ưuđãi Theo Ủy ban hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee -DAC) củaTổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì nợ nước ngoài ưu đãi là cáckhoản vay nước ngoài mà yếu tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất là 25% Cáckhoản không ưu đãi.

2.1.3 Các chỉ số đo lường về nợ nước ngoài

Để đánh giá năng lực trả nợ của các quốc gia, WB và IMF đưa ra các tiêu chídựa trên cơ sở nghĩa vụ và khối lượng nợ Khối lượng nợ (debt stock) phản ánh gánhnặng nợ có tính đến các khoản thanh toán nợ trong tương lai Chỉ tiêu này được xemxét dưới góc độ danh nghĩa hoặc giá trị hiện tại ròng (Net Present Value-NPV) củanợ Giá trị danh nghĩa của nợ đo lường tổng các khoản nợ gốc trong tương lai,không đề cập đến lãi suất của nợ Ngược lại, chỉ tiêu NPV thì tính đến giá trị chiếtkhấu của dòng chi trả nợ (gốc và lãi) trong tương lai Chỉ tiêu nợ danh nghĩa thườngđược sử dụng khi đánh giá nợ trong nước còn chỉ tiêu NPV để đánh giá nợ nướcngoài Tuy nhiên, chỉ tiêu NPV cũng không đánh giá được năng lực trả nợ thay đổitheo thời gian của các quốc gia Nghĩa vụ nợ (debt service) là chỉ tiêu phản ánh cáckhoản nợ gốc và lãi chi trả hàng kỳ của các quốc gia, thông thường là tính theonăm Chỉ tiêu này phản ánh gánh nặng của chính sách tài khóa phải đương đầu vàcũng cho biết khả năng thanh toán nợ ở thời điểm hiện tại của quốc gia có vấn đề gìhay không Thông thường, nợ nước ngoài được so sánh với GDP, kim ngạch xuấtkhẩu và tổng thu ngân sách GDP cho biết nguồn lực kinh tế tổng thể của một quốcgia, kim ngạch xuất khẩu cho biết nguồn lực ngoại tệ để trả nợ cho quốc gia và thungân sách nhà nước phản ánh khả năng của chính phủ trong việc tạo ra nguồn lựctài chính Các chỉ tiêu nợ nước ngoài được xem xét cụ thể như sau:

Trang 27

 Tỷ lệ giữa tổng nợ nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

��ổ�� ợ� �ướ����à𝑖

Chỉ số này cho biết khả năng trả nợ (gốc và lãi) của một quốc gia đối với cáckhoản vay nước ngoài hay mỗi đồng tài sản của quốc gia thì có bao nhiêu đồng phảitrả nước ngoài Tuy nhiên, chỉ số này chưa phản ánh được những rủi ro trong ngắnhạn mà các quốc gia phải đương đầu như sự mất cân đối về kì hạn giữa tài sản nợ vàtài sản có hay sự thay đổi đột ngột của các dòng vốn, đặc biệt là sự dịch chuyểndòng vốn ra bên ngoài quốc gia đó Theo WB, chỉ tiêu này trên 50% được xem làkhông bền vững và vượt quá giới hạn cho phép.

 Tỷ lệ nợ nước ngoài trên thu ngân sách nhà nước

��ổ�� ợ� �ướ����à𝑖�2 =

��ℎ� ��â� �á�ℎ ℎà��ướ� �100%

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ vay nợ nước ngoài so với nguồn thu trực tiếp từnền kinh tế để trả nợ và cho biết một đồng nợ nước ngoài được tài trợ bao nhiêuđồng từ các khoản thu ngân sách nhà nước Tỷ lệ này càng cao thể hiện áp lực trảnợ từ nguồn thu ngân sách của chính phủ càng lớn Theo IMF, WB thì chỉ tiêunày trên

250% là vượt ngưỡng an toàn Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước phát triểnthì chỉ tiêu này vượt 200% là ở mức báo động về nợ nước ngoài của một quốc gia.

 Tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

��ổ�� ợ� �ướ����à𝑖�3 =

�𝑖� ��ạ�ℎ ��ấ���ℎẩ� �100%

Chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ bằng ngoại tệ của quốc gia, cho biết mỗiđồng thu được từ hoạt động xuất khẩu phải dành bao nhiêu đồng để trả nợ nướcngoài Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hànghóa và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước

Trang 28

ngoài Tuy nhiên chỉ số này cũng chưa phản ánh đầy đủ khả năng trả nợ của mộtquốc gia vì nguồn thu xuất khẩu rất dễ biến động từ năm này sang năm khác và cầncó những phương án khác để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuấtkhẩu như

Trang 29

hạn chế nhập khẩu hay giảm dự trữ ngoại hối quốc gia Theo WB và IMF, chỉ tiêunày trên 150% là vượt ngưỡng an toàn về nợ nước ngoài.

 Tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

𝑁�ℎĩ� �ụ�ợ�4 =

�𝑖� ��ạ�ℎ ��ấ���ℎẩ� �100%

Tỷ lệ này cho biết nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu của quốc gia đápứng được bao nhiêu phần trăm chi phí nợ vay nước ngoài, hệ số này càng nhỏ càngan toàn Tuy nhiên, nguồn thu ngoại tệ của nhiều quốc gia không chỉ phụ thuộc vàoxuất khẩu hàng hóa, dịch vụ mà còn đến từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tín dụngquốc tế… Do đó, chỉ số này có hạn chế khi sử dụng đánh giá năng lực trả nợ nướcngoài của các quốc gia đi vay Theo WB và IMF, chỉ tiêu này trên 15% là vượtngưỡng an toàn, các quốc gia cần phải lưu ý.

 Tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên thu ngân sách

𝑁�ℎĩ� �ụ ợ� �ướ����à𝑖

�5 =

��ℎ� ��â� �á�ℎ ℎà��ướ� �100%

Chỉ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của nước đi vay trong ngắn hạn.Nếu như tốc độ tăng thu ngân sách cao hơn tốc độ tăng của nợ nước ngoài thì quốcgia đi vay sẽ có khả năng tiền mặt thuận lợi và ngược lại Theo WB, IMF thì chỉ sốnày trên 18% là vượt ngưỡng an toàn, các quốc gia phải lưu ý.

Ngoài những chỉ số để kiểm soát mức nợ nói trên, các chuyên gia kinh tế còn sửdụng những chỉ số khác để phản ánh các khía cạnh của tình trạng nợ nước ngoàinhư:

- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên tổng nợ nước ngoài, phản ánh khả năng trả nợ

của một nước bằng dự trữ ngoại hối của mình, tỷ lệ này càng cao thì càng tốtdo đáp ứng khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ nước ngoài.

- Tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn trên tổng nợ nước ngoài, phản ánh tỷ trọng

các khoản nợ nước ngoài cần thanh toán trong ngắn hạn so với tổng nợ Tỷ lệnày càng cao, áp lực trả nợ càng lớn và ngược lại.

Trang 30

- Tỷ lệ nợ nước ngoài ưu đãi trên tổng nợ nước ngoài, tỷ lệ này càng cao,

gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ.

Trang 31

- Tỷ lệ nợ nước ngoài đa phương trên tổng nợ nước ngoài, các khoản nợ đa

phương thường nhằm mục đích hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi thểchế…, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng tỷ trọng nợ đa phương trongtổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiềuhướng tốt.

2.1.4 Khung nợ bền vững của IMF và WB

Việc đánh giá các chỉ số nợ nước ngoài nêu trên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốchủ quan trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Vì vậy, để thống nhất trong các đánhgiá về quản lý nợ nước ngoài của các thành viên, IMF và WB đã đưa ra khung nợbền vững chung (Debt Sustainability Framework-DSF) nhằm hạn chế tình trạng vỡnợ ở các quốc gia DSF được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 04 năm 2005.

DSF phân tích cả nợ công và nợ nước ngoài của các quốc gia thông qua xácđịnh hiện tại (PV) của nghĩa vụ nợ trong vòng 20 năm Nếu các chỉ số này vượtngưỡng cho phép thì các quốc giá đó sẽ đương đầu với rủi ro cao trong hoạt độngthanh toán nợ Căn cứ vào bảng đánh giá thể chế và chính sách quốc gia của WB(Country Policy and Institutional Assessment - CPIA), DSF chia hiệu quả chínhsách của các quốc gia thành 3 cấp độ: yếu, trung bình và mạnh Ứng với mỗi cấp độnày có một ngưỡng nợ tương ứng (Bảng 2.1) Ngưỡng nợ của các quốc gia có chínhsách yếu là thấp nhất vì chỉ đối mặt với các vấn đề hoàn trả nợ thấp và ngược lại.

Bảng 2.1 Ngưỡng gánh nặng nợ theo khung nợ bền vững chung

ĐVT: %N

u GD Th Xu ThC

hí 10 30C

hí 15 40C

Trước đó, năm 1996, WB và IMF đưa ra ngưỡng tới hạn nợ nghiêm trọng đốivới các quốc gia nghèo gánh nặng nợ cao (Heavily Indebted Poor Countries –HIPCs),

Trang 32

gọi là sáng kiến HIPCs Đến 1999, ngưỡng tới hạn được điều chỉnh lại (Bảng 2.2).Đặc biệt, đối với nền kinh tế mở, giá trị tới hạn của chỉ tiêu giá trị hiện tại của nợ sovới xuất khẩu có thể thấp hơn giá trị tới hạn nêu trên Theo HIPC I, nền kinh tế mởlà nền kinh tế có xuất khẩu/GDP  40% và thu ngân sách/GDP  20%; theo HIPC IIthì hai chỉ tiêu trên lần lượt là 30% và 15%.

Bảng 2.2 Ngưỡng tới hạn của nợ nghiêm trọng theo sáng kiến HIPCH

ợ/ >2N

00-ợ/ >280N

Hjertholm (2001) đưa ra các tiêu chí về gánh nặng nợ của các quốc gia theoBảng 2.3 Theo đó, các quốc giá được phân chia vào ba nhóm nợ là nợ ít, nợ vừaphải và nợ cao nếu các chỉ số xem xét ở trong các ngưỡng qui định.

Bảng 2.3 Phân loại quốc gia theo mức độ nợ nước ngoài

N T

ợ >5 >2 >30 >20N

ợ 30 16 18 12N

ợ <3 <1 <18 <12 Nguồn: Peter (2001)Trên cơ sở đánh giá chất lượng chính sách và thể chế CPIA và sáng kiếnHIPCs, WB và IMF đã đưa ra ngưỡng nợ an toàn cho các quốc gia theo 3 mức độ,kém (CPIA ≤ 3.25), trung bình (3.25<CPIA <3.75) và mạnh (CPIA ≥3.75).

Trang 33

Bảng 2.4 Mức ngưỡng nợ dựa theo tiêu chuẩn của HIPCsLoại

Tiêu

T Mạnh

Giá G

iá 10 20G

iá 20 30N

2.1.5 Ngưỡng nợ nước ngoài

Nguồn: Peter (2001)

Với các nước đang phát triển, việc huy động nguồn vốn nước ngoài đóng vai tròquan trọng trong phát triển kinh tế do nguồn lực trong nước còn hạn chế Tuy nhiên,việc huy động nguồn lực bên ngoài nhiều nhưng sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đếnmất khả năng trả nợ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Do đó, đảm bảo an toàn nợnước ngoài là một vấn đề quan trọng trong quá trình thu hút các nguồn lực để pháttriển kinh tế của đất nước Các nghiên cứu cho thấy với với một mức độ vay nợ hợplý từ bên ngoài sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình tăngnăng suất lao động và tích lũy tư bản (Patillo 2004) Trong thập niên 70 của thế kỉ20, các quốc gia đang phát triển khu vực châu Mỹ Latin đã vay nước ngoài nhiều đểđầu tư vào nền kinh tế với kỳ vọng thúc đẩy nhanh chóng tăng trưởng kinh tế Sangthập niên 80, các nước này đã gặp khó khăn trong trả nợ, tăng trưởng kinh tế giảmvà họ đã lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế do nợ nước ngoài Câu hỏi đặt ra ởđây là vay nợ nước ngoài bao nhiêu là hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếuvay nhiều hơn sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế Đây là nền tảng để xây dựng lýthuyết về ngưỡng nợ nước ngoài (Debt overhang).

Trang 34

Theo Krugman (1988) và Sachs (1984, 1989), ngưỡng nợ nước ngoài của mộtquốc gia là mức vay nợ tối đa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu vượt qua nó tăngtrưởng kinh tế sẽ giảm sút Ngưỡng nợ được xác định bằng cách tính hiện giá củacác khoản phải trả trong tương lai so với giá hiện tại của các khoản nợ Nếu hiện giánhỏ hơn mệnh giá các khoản vay thì các quốc gia không nên vay thêm nợ nướcngoài Cohen và Sachs (1986) đề xuất chiến lược vay nợ hai giai đoạn với một nềnkinh tế mở trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa nợ vay nước ngoài và tăng trưởngkinh tế Giai đoạn đầu, các nước gia tăng vay nợ nước ngoài để đạt tăng trưởng kinhtế cao Hạn chế vay nước ngoài ở giai đoạn hai khi tăng trưởng kinh tế có xu hướngchậm lại Vì vậy, hai tác giả cho rằng khi đạt đến ngưỡng nợ nên giảm nợ nướcngoài Nghiên cứu của Aguiar và Amador (2009) cũng ủng hộ lý thuyết này khichứng minh các nước có tổng tài sản nước ngoài gia tăng lại có tăng trưởng kinh tếnhanh hơn các nước gia tăng nợ nước ngoài Krugman (1988) đã đề xuất phương ánxử lý cho các nước có ngưỡng nợ nước ngoài là xóa các khoản vay cũ để giảm nợvà cơ cấu các khoản vay mới để đầu tư hiệu quả hơn trong nền kinh tế, điều nàymang lại lợi ích cho chủ nợ và người đi vay.

Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ lý thuyết về ngưỡng nợ vẫn cònít và yếu cho đến khi các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính xảy ra gần đây đãlàm cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăngtrưởng kinh tế của các nước đang phát triển, trong đó có vấn đề ngưỡng nợ.Reinhart và Rogoff’s (2010) đã nghiên cứu nợ chính phủ và nợ nước ngoài của 44quốc gia trên cở sở đặt ra nhiều ngưỡng nợ khác nhau để xem xét tăng trưởng kinhtế và lạm phát tác động đến nợ như thế nào Kết quả nghiên cứu về nợ nước ngoàicho thấy có tồn tại ngưỡng nợ và ngưỡng nợ giữa các nước phát triển (90% GDP) vàđang phát triển (60% GDP) là khác nhau Checherita và Rother (2010) đã nghiêncứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn củacác nước trong liên minh châu Âu thông qua ước lượng bình phương Kết quảnghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn tại ngưỡng nợ tương ứng là 90-100% GDP Cechettivà cộng sự (2011) đã sử dụng phương pháp ngưỡng của Hansen (1999) để nghiêncứu mối quan hệ giữa nợ

Trang 35

và tăng trưởng của 18 nước OECD giai đoạn 1980-2010 Nghiên cứu cũng cho thấynợ tác động xấu đến tăng trưởng và có tồn tại ngưỡng nợ Kết hợp giữa lý thuyết vàbằng chứng thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài ở các nước đivay và ngưỡng nợ được hiểu là mức vay nợ tối đa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinhtế, nếu vay nhiều hơn sẽ làm các quốc gia gặp khó khăn trong việc trả nợ, tăngtrưởng kinh tế giảm và dễ dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội.

2.2 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế2.2.1 Khái niệm

Khái niệm tăng trưởng kinh tế được đưa ra dưới nhiều quan điểm khác nhau.Lipsey (1986) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng (GDP) trong dàihạn Tương tự, Chaudhuri (1989), tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của sản lượnghàng hóa và dịch vụ mà sự tăng lên này được duy trì trong thời gian dài Jhingan(2007) cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế chỉ là quá trình làm gia tăng sản lượngquốc gia Todaro và Smith (2006) xem tăng trưởng kinh tế là quá trình gia tăngnăng lực sản xuất của quốc gia để mang lại mức tăng sản lượng và thu nhập.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế được hiểu là quá trình làm gia tăng sản lượng, thunhập quốc gia hay trên đầu người Hay nói một cách khác, tăng trưởng kinh tế đượchiểu là sản xuất hàng hóa, dịch vụ tăng lên trong một quốc gia và cùng với nó là thunhập trung bình tăng, đồng thời tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Tăng trưởngkinh tế đặt trọng tâm vào thay đổi thu nhập quốc dân, được đo lường thông qua haisố đo căn bản là tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Các nhà kinh tế học quan tâm đến nguồn gốc, cách thức cũng như hiệu quả tăngtrưởng kinh tế của một quốc gia trên cơ sở đề ra các lý thuyết nhằm phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến các vấn đề nêu trên Do đó, luận án sẽ đi phân tích một sốmô hình tăng trưởng kinh tế để để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởngtrong phần tiếp theo.

Trang 36

2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế Trường phái Adam Smith (1776)

Năm 1776, A.Smith thông qua tác phẩm “ Nguồn gốc của cải của các quốc gia”để phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế phát sinh từ các nhân tố lao động,vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trương kinh tế xã hội, trong đó ông nhấn mạnhvai trò lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tăng trưởng Theo ông,muốn tăng của cải xã hội phải tăng lượng lao động và năng suất lao động trên cơ sởkết hợp tăng vốn tích lũy, máy móc Tuy nhiên, việc thiếu hụt lao động, tài nguyênthiên nhiên hữu hạn và xói mòn động cơ tích lũy là những nhân tố cản trở tăngtrưởng kinh tế Ngoài ra, A Smith còn đưa ra thuyết bàn tay vô hình, không đề caovai trò của nhà nước, cho rằng “ Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tếbằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp củamình Không phải như vậy đâu Hãy để mặc, hãy để mọi sự việc xảy ra, đừngnhúng tay vào Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạtđộng một cách gần như kỳ diệu không ai cần kế hoạch, không ai cần qui tắc, thịtrường sẽ giải quyết tất cả” Tư tưởng của A.Smith được các nhà kinh tế học saunày kế thừa, phát triển thành các lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới như Ricardo(1817), Malthus (1820)…

 Trường phái David Ricardo (1817)

David Ricardo (1817) cho rằng có ba yếu tố tác động đến tăng trưởng: lao động,vốn và đất đai, trong đó đất đai vừa được xem là nguồn gốc quan trọng nhất củatăng trưởng kinh tế và cũng là yếu tố giới hạn tăng trưởng của một quốc gia Ôngxem tích lũy tư bản là trung tâm cho quá trình tăng trưởng trên cơ sở cho rằng tăngtrưởng phụ thuộc vào tích lũy tư bản, tích lũy phụ thuộc vào lợi nhuận, lợi nhuận lạiphụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí sản xuất lương thực phụ thuộcvào đất đai Ricardo xem tiến bộ công nghệ là một yếu tố ngoại sinh tác động đếntăng trưởng kinh tế Vì vậy, các quốc gia muốn tăng trưởng phải mở rộng bờ cõihay nói cách khác là phải có nhiều đất đai để sản xuất Tuy nhiên, hạn chế củaRicardo khi cho rằng chỉ có hao phí lao động tham gia vào sản xuất hàng hóa màkhông đề cập tới các yếu tố khác như tư bản, công nghệ.

Trang 37

 Trường phái Keynes (1936)

Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cho thấy lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith(1776) không còn phù hợp Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòihỏi sự điều tiết của chính phủ trong các hoạt động kinh tế Keynes (1936) đã phântích mối quan hệ giữa việc làm, lãi suất và tiền tệ trên cơ sở can thiệp của chính phủvào nền kinh tế hay còn gọi là lý thuyết về bàn tay hữu hình, tiền đề cho sự ra đờicủa trường phái kinh tế mới.

Keynes cho rằng gia tăng việc làm sẽ làm tăng thu nhập, dẫn đến tăng tiêu dùng.Tuy nhiên, khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng cao sẽ làm gia tăng chênh lệchgiữa thu nhập và tiêu dùng, đặc biệt khi người dân đạt đến sự tiện nghi nào đó thìphần trích cho tiêu dùng tăng thêm sẽ ít hơn so với tiết kiệm Vì vậy, tiêu dùng tăngchậm hơn so với tăng thu nhập, hay nói cách khác là tiêu dùng giảm tương đối khithu nhập tăng lên Điều này làm giảm cầu tiêu dùng, ảnh hưởng đến qui mô sảnxuất và khối lượng việc làm Để điều chỉnh thiếu hụt cầu tiêu dùng cần phải tăngchi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất.

Bên cạnh đó, ông cho thấy đầu tư đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm.Mối sự gia tăng về đầu tư đều kéo theo sự gia tăng bổ sung của cầu lao động, cầu vềtư liệu sản xuất Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm chocông nhân Tất cả điều đó dẫn đến thu nhập tăng lên Thu nhập tăng là tiền đề chotăng tiết kiệm và gia tăng đầu tư mới Tăng đầu tư mới lại làm tăng thu nhập Quátrình này diễn ra làm cho thu nhập tăng lên theo số nhân.

Đầu tư lại tùy thuộc một phần vào lãi suất, đầu tư gia tăng nếu hiệu quả giới hạncủa vốn lớn hơn lãi suất thị trường Keynes cũng cho rằng ngân sách nhà nước làmột công cụ hữu hiệu để kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng nhà nước.Ông chủ trương thông qua chi tiêu của chính phủ, trợ cấp về tài chính, tín dụng sẽtạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền Đồng thời để tănghiệu quả của vốn, Keynes chủ trương thực hiện chính sách “lạm phát có kiểm soát”để kích thích các nhà kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận hơn với điều kiện chi phísản xuất chưa

Trang 38

thay đổi Tóm lại, trường phái Keynes đề cao vai trò đầu tư vốn vào nền kinh tế đểtạo tăng trưởng kinh tế.

 Mô hình Harrod-Domar (1940)

R.Harrod và E.Domar (1940) dựa trên tư tưởng của Keynes để giải thích vềnguồn gốc của tăng trưởng dựa trên vốn sản xuất tăng thêm từ đầu tư và tiết kiệmquốc gia Tham số được phân tích trong mô hình tăng trưởng là tỷ lệ giữa vốn và sảnlượng đầu ra Mô hình này cho thấy muốn gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cầngia tăng tỷ lệ tiết kiệm và giảm hệ số gia tăng tư bản đầu ra (Incremental CapitalOutput Ratio- hệ số ICOR) Mô hình này đã khái quát mối quan hệ giữa nhu cầu vốnđầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ ra vai trò của vốn và hiệu quả sử dụngvốn trong tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫncó thể xảy ra trong trường hợp không tăng đầu tư Tăng đầu tư hay tiết kiệm làmtăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dàihạn Vì vậy, mô hình Harrod- Domar chỉ có ý nghĩa cho tăng trưởng kinh tế trongngắn hạn và trung hạn hơn là dài hạn trên cơ sở nhấn mạnh vai trò của vốn và hiệuquả sử dụng vốn trong nền kinh tế.

 Mô hình Solow (1956)

Mô hình Solow hay gọi là Mô hình tân cổ điển do R.Solow (1956) mở rộng môhình Harrod-Domar bằng cách xem lao động như là một nhân tố sản xuất và tỷ lệ laođộng trên nguồn vốn không cố định Solow dựa trên mô hình Cobb – Doulas với haiyếu tố lao động và tiết kiệm, đầu tư để phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.Sau đó, ông mới đưa thêm yếu tố công nghệ vào phân tích và được xem là biếnngoại sinh Ông cho rằng tiến bộ của khoa học kĩ thuật là yếu tố tác động đến tăngtrưởng trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn Mô hình của Solow cố gắng giải thích sự cânbằng dài hạn của nền kinh tế.

Mặt khác, Solow cho rằng các nước đang phát triển sẽ tăng trưởng nhanh hơncác nước phát triển với giả định suất sinh lợi giảm dần theo qui mô vốn Khi đó, cácnước nghèo có khả năng bắt kịp các nước giàu Tuy nhiên, khi thu nhập quốc giatăng lên, tăng trưởng có xu hướng chậm lại Muốn tăng trưởng bền vững, các quốcgia cần tiếp

Trang 39

thu công nghệ mới chứ không phải tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế Mô hìnhchưa phân tích được các ảnh hưởng khác đến trạng thái dừng (ổn định kinh tế, chínhtrị, vị trí địa lý thuận lợi…) với những giả định rằng tiết kiệm, tăng trưởng lao động,tiến bộ công nghệ là những yếu tố sẵn có.

Gợi ý chính sách từ mô hình Solow cho thấy các nước thực hiện tăng tỷ lệ tiếtkiệm, giảm tỷ lệ tăng dân số để tăng thu nhập bình quân đầu người chỉ trong ngắnhạn nhưng không đạt được tăng trưởng trong dài hạn Tuy nhiên, các cải cách chínhsách có thể nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng được tăng trưởng thu nhập bình quânđầu người một cách thường xuyên và nâng cao được tốc độ tăng trưởng trong trạngthái ổn định.

 Các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại

Các nhà kinh tế theo trường phái này ủng hộ một nền kinh tế hỗn hợp trên cơ sởkết hợp giữa lý thuyết bàn tay vô hình và hữu hình Chính phủ nên điều tiết thịtrường nhằm hạn chế các mặt tiêu cực mà bản thân thị trường không làm được.Những nội dung cơ bản của lý thuyết này được trình bày trong sách kinh tế học củaSamuelson (1948) Mô hình tăng trưởng này chỉ ra rằng tổng cầu quyết định đến sảnlượng ngắn hạn, còn tổng cung đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng ngắn hạnlẫn dài hạn Trong ngắn hạn, sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu sẽquyết định mức sản lượng, thất nghiệp Tổng cung sẽ là nhân tố chính tạo tăngtrưởng kinh tế trong dài hạn, từ một thập kỉ trở lên Nền kinh tế ở trạng thái cânbằng sẽ tạo ra tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức chấp nhận được.

Theo Samuelson, tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng sản lượng tiềm năng hayGDP Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế gồm nguồn nhân lực, tài nguyên thiênnhiên, vốn và công nghệ Ông cho rằng nền kinh tế hiện đại có đặc trưng quan trọnglà “ kỹ thuật tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn” Vì vậy, vốn đóng vaitrò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế, là tiền đề tạo ra việc làm và công nghệ tiêntiến Để hạn chế các khuyết tật của thị trường, Chính phủ cần tham gia điều tiếtthông qua thực thi luật pháp, đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô, phân bổ hiệu quảtài nguyên thiên nhiên

Trang 40

và tác động vào phân phối thu nhập xã hội Từ đó, tạo công ăn việc làm và chống lạm phát.

Theo Samuelson và Nordhaus (1976), các nước đang phát triển đang rơi vàovòng lẩn quẩn của sự nghèo khổ, muốn thoát ra được cần phải có có huých từ bênngoài Điều đó có nghĩa là các nước đang phát triển cần phải có sự trợ giúp của vốn,công nghệ, trình độ quản lý từ các nước phát triển Đối với các nước đang phát triểnmuốn thoát ra vòng lẩn quẩn cần đầu tư lớn cho sự phát triển nhưng thu nhập thấp,tỷ lệ tiết kiệm không cao Vì vậy, để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư, các nước nàycần phải đi vay từ bên ngoài Mặt khác, thông qua chuyển giao và hợp tác côngnghệ, giúp các nước nghèo thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển Bêncạnh đó, lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông nênmuốn thoát nghèo cần trang bị kỹ năng, sức khỏe cho họ Muốn vậy, các nước đangphát triển cần đầu tư cho hệ thống giáo dục và y tế để nâng cao chỉ số phát triển conngười, từ đó nâng cao thu nhập và tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế.

Một mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại nữa được đề cập là các mô hình tăngtrưởng kinh tế nội sinh trên cơ sở khắc phục những khiếm khuyết của mô hìnhSolow khi không giải thích rõ năng suất lao động tăng do sự thay đổi của nhân tố cơbản nào, lao động hay tiết kiệm và đầu tư và biến biến ngoại sinh thành biến nộisinh Mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn đượcquyết định bởi tỷ lệ tiết kiệm và mức đầu tư trong nền kinh tế Barro (1990) đề cậpvấn đề tăng chi tiêu chính phủ để làm tiền đề phát triển khu vực tư nhân Ngoài ra,ông còn cho rằng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia không chỉ ở hiệu quả đầu tưmà còn ở sự chênh lệch về tri thức và vốn nhân lực (Human Capital) Vốn nhân lựcđược hiểu gồm là vốn đầu tư cho con người gồm đầu tư cho giáo dục, y tế Cácnghiên cứu của Romer (1990), Becker và cộng sự (1990), Lukas (1998) đã đề cập vềvấn đề này và đã chứng minh được sự tác động của vốn con người đến tăng trưởngkinh tế Lukas (1998) cho rằng vốn nhân lực là toàn bộ kiến thức, kỹ năng, kinhnghiệm và sức khỏe của con người Trong quá trình phát triển, nền kinh tế tích lũyđược nhiều vốn và càng có nhiều nguồn lực để đầu tư vào con người Vốn nhân lựcgóp phần làm tăng năng suất

Ngày đăng: 26/12/2018, 19:59

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w