Sự gia tăng tốc độsản xuất hàng hóa công, nông nghiệp và sự thay thế vị trí, vai trò của sức laođộng bằng công nghệ qua các nguồn đầu tư kinh tế lớn đã trở thành nhân tố cơ bản trong quá
Trang 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàncầu, là mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nóiriêng Đối với Việt Nam, trong khi nền kinh tế đất nước đang phát triển, thunhập quốc dân hàng năm tăng đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng đượccải thiện, an ninh chính trị tương đối ổn định thì tình trạng thất nghiệp, thiếuviệc làm lại diễn ra trong phạm vi rộng và có xu hướng ngày càng gia tăng Ởkhu vực nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh
mẽ Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng gópnhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân Sự gia tăng tốc độsản xuất hàng hóa công, nông nghiệp và sự thay thế vị trí, vai trò của sức laođộng bằng công nghệ qua các nguồn đầu tư kinh tế lớn đã trở thành nhân tố
cơ bản trong quá trình giải phóng một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn
và khuyến khích họ đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhậptốt hơn Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi
về cơ cấu của lực lượng lao động trong đó tập trung vào vấn đề di cư lao động
từ các vùng nông thôn ra thành thị Di cư lao động có ý nghĩa rất quan trọngthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH, HĐH, nhất
là khu vực nông thôn, tham gia vào phân công lao động trong nước và thịtrường lao động thế giới Do vậy di cư trở thành một vấn đề có tính quy luậtgiống như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia khác
Diễn Phong là một xã thuộc vùng đồng bằng của huyện Diễn Châu, tỉnhNghệ An, với hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi Nơi đây,hiện tượng di cư lao động đã diễn ra hết sức mạnh mẽ trong những năm gầnđây Hiện nay, có trên 75% tổng số hộ trong xã có con em di cư đến các thànhphố lớn và các nước làm việc Tuy nhiên, lực lượng di cư ở đây chủ yếu là laođộng trẻ (16-25 tuổi), phần lớn chưa qua đào tạo nghề, trình độ văn hóa cònhạn chế, và trên thực tế cho thấy lực lượng lao động di cư chỉ có trình độtrung học cơ sở Di cư là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giảiquyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội bền vững Tuy nhiên, chính việc di cư từ nông thôn ra thành
Trang 2thị lại gây nên áp lực dân số ở thành thị, dẫn đến các vấn đề xã hội như thiếuviệc làm, ảnh hưởng đến trật tự trị an, Bên cạnh đó, di cư quá mức gây hiệntương thiếu lao động ở nông thôn (nơi đi), lao động di cư cũng là nhóm người
dễ bị tổn thương và bị lạm dụng như điều kiện sống không đảm bảo, bị bóclột sức lao động, buôn lán, lừa đảo, bị ảnh hưởng của tệ nạn xã hội như matuý, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài : “Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di cư lao động của thanh niên xã Diễn Phong – huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng của di cư lao động thanh niên tại điểm nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề di cư lao động ở địa bàn nghiên cứu
- Tác động của lao động di cư đến cộng đồng nơi đi
- Xác định các giải pháp để di cư lao động có hiệu quả hơn
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng di cư lao động thanh niên ở Diễn Phong đang diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng quá trình thanh niên di cư của xã Diễn Phong?
- Hiệu quả của lao động di cư như thế nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đối với lao động thanh niên di cư?
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Di cư mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động và người dân xãDiễn Phong, nhưng nó cũng tạo ra những tác động về kinh tế và xã hội chobản thân người lao động di cư cũng như gia đình và cộng đồng nơi đi
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lao động của xã Diễn Phong di cư rất nhiều và
đa dạng về đối tượng như trẻ em, phụ nữ, người trong độ tuổi lao động vàngười ngoài độ tuổi lao động Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung vàođối tượng là những thanh niên di cư lao động trong độ tuổi 16-25 và hộ có laođộng di cư tại xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập để phục vụ chonghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian 3 năm: 2008, 2009, 2010 Số liệu
sơ cấp được thu thập trong năm 2011
Trang 3PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan đến lao động di cư
2.1.1 Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội Trong quá trình lao động con người tiếp xúc với tự nhiên,với các công cụ sản xuất và các kĩ năng lao động đã tác động vào các đối tượng laođộng để tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của bản thân và xã hội
2.1.2 Khái niệm về nguồn lao động
Nguồn lao động là toàn bộ số người trong độ tuổi lao động, có khả năngtham gia lao động Nước ta quy định tuổi lao động là từ đủ 15 tuổi đến đủ 60tuổi đối với nam và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ
Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đangtham gia lao động và những người chưa tham gia lao động nhưng có nhu cầutham gia lao đông
Như vậy nguồn lao động bao gồm lực lượng lao động và nguồn lao động
dự trữ là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưngkhông có nhu cầu tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau như đi học, bộđội, nội trợ…[9]
2.1.3 Khái niệm về số lượng lao động và chất lượng lao động
Khái niệm về số lượng lao động
Là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi quy định (Nam từ 15 đến 60tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi), có khả năng tham gia lao động Ngoài ra do quátrình sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, những người không nằm trong
độ tuổi quy định nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là
bộ phận của nguồn lao động, tuy nhiên do khả năng lao động của họ hạn chếnên họ được coi là lao động phụ
Khái niệm về chất lượng lao động
Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản thân người lao động.Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: Sức khoẻ và trình độngười lao động Lao động có chất lượng cao là lao động có sức khoẻ tốt và cótrình độ cao
Trang 4Lao động có trình độ là người lao động có trình độ văn hoá, trình độchuyên môn nghiệp vụ cao với công việc Trình độ có thể chia thành 2 loại :Trình độ khoa học: Là những kiến thức thu được từ học hỏi giáo dục và đàotạo chính quy và tri thức truyền thống: Là những kiến thức thu được từ kinhnghiệm thay vì được học hỏi qua giáo dục chính quy.[9]
2.1.4 Các khái niệm về di cư
Có nhiều định nghĩa về di cư được đưa ra, song mỗi định nghĩa đều xuất phát
từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được định nghĩa thốngnhất, bao quát cho mọi tình huống bởi tính đa dạng phức tạp của hiện tượng di cư.Theo tác giả Petersen (trong phân tích thực trạng di dân tự do đến Đắc Lắk
và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội, 2002), di cư là sự di chuyểnvĩnh viễn tương đối của một người trong một khoảng cách đáng kể Định nghĩanày về di cư còn thiếu cụ thể vì nghĩa “vĩnh viễn tương đối” là bao nhiêu? khoảngcách đáng kể là bao xa? chưa được xác định rõ [12]
Còn theo Smith (trong Di dân tự do đến đô thị Hà Nội và ảnh hưởngkinh tế - xã hội của nó, 2000) ông cho rằng thuật ngữ di cư thường được sửdụng để đề cập đến mọi di chuyển lý học trong không gian với ngụ ý ít nhiều
rõ rệt là sự thay đổi nơi cư trú hay nơi ở [17]
Thomlinson (trong Di dân tự do nông thôn – thành thị ở thành phố Hồ ChíMinh, 1998) nêu rõ: Không phải tất cả những sự thay đổi vị trí địa lý của mìnhđều là những người di cư, họ cần thực hiện một cuộc di chuyển kéo theo nhữnghậu quả nhất định Do vậy, các nhà dân số học xác định người di cư là ngườithay đổi nơi sinh sống của mình trong khoảng thời gian đáng kể và đồng thờitrong quá trình thay đổi đáng kể đó phải vượt qua một ranh giới chính trị [15]Năm 1958 Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về di cư như sau: “Di
cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vịlãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cáchtối thiểu quy định Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xácđịnh và đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên” Sự thay đổi nơi
cư trú được thể hiện ở hai đặc điểm sau:
Trang 5Nơi xuất cư hay gọi là nơi đưa dân đi (đầu đi): là địa phương có dân đưa
đến các vùng thuộc các tỉnh khác, hoặc trong phạm vi của tỉnh, người dân đi
từ địa phương này gọi là xuất cư.
Nơi nhập cư hay gọi là nơi đón dân (đầu đến): là địa phương có dân đến định cư theo chương trình Người dân định cư ở vùng mới gọi là dân nhập cư.
Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc đã loại ra những người đang sống langthang, dân du mục và di dân theo kiểu con lắc (đi về hàng ngày)
Theo nhà kinh tế học lao động Harvey B.King: “Di cư thường được hiểu
là chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng đủ lớn buộc người di
cư phải thay đổi “hộ khẩu thường trú” chuyển đến một thành phố khác, mộttỉnh khác hay một nước khác”
2.1.5 Khái niệm về di cư lao động
Thực tế, hiện đang tồn tại nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về di cưlao động đã có những khái niệm tương đối rõ và dễ dàng được chấp thuận,nhưng cũng còn những khái niệm còn đang gây nhiều tranh cãi Trong đó di
cư thường được hiểu là: chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ mộtkhoảng cách đủ lớn, buộc người di cư phải thay đổi hộ khẩu thường trú,chuyển đến một thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác [10] Nhưvậy theo khái niệm trên, hoạt động thay đổi chỗ ở của con người chỉ được gọi
là di cư khi nó đảm bảo đuợc hai điều kiện sau: Thứ nhất, chỗ ở cũ và chỗ ởmới phải có một khoảng cách nhất định và đủ lớn Nó khác với tái định cư, táiđịnh cư cũng là sự thay đổi chỗ ở nhưng chỗ ở cũ và mới đôi lúc chỉ cách
nhau vài chục mét, một quả đồi hay là một thôn Thứ hai, người thay đổi chỗ
ở phải kèm theo sự thay đổi về hộ khẩu thường trú, tức là phải đăng ký để địaphương mới quản lý
Đề tài này không đi sâu phân tích nhằm đưa ra một khái niệm mới liênquan đến di cư lao động nông thôn mà chỉ đề cập đến khái niệm đã và đangđược sử dụng hiện nay để có một cách hiểu thống nhất trong toàn bộ báo cáo.Các hoạt động tại một địa phương có thể được chia thành 2 loại: (a) tại nhà và(b) không ở tại nhà nhưng vẫn tại địa phương Các hoạt động xa nhà cũngđược chia thành 2 loại (a) làm tại các thành phố khác, nước khác và (b) cácvùng nông thôn khác Trong nghiên cứu này lao động di cư được hiểu là
Trang 6người có thời gian đi ra khỏi địa phương (tỉnh) từ 6 tháng trở lên Lao động di
cư có thể là di cư nông thôn ra thành thị, nông thôn-nông thôn Một thực tếkhông rõ ràng trong cách phân loại hiện nay là lao động di cư ra các khu côngnghiệp lớn ở ngoại ô (ví dụ lao động di cư từ nông thôn ở Thái Bình ra làmviệc tại các khu công nghiệp ở Gia lâm Hà Nội) mặc dù là ngoại ô nhưng lại
có đặc thù như những vùng đô thị nếu xem xét trên góc độ điều kiện sinhhọat, chi tiêu, dịch vụ đời sống…Trong nghiên cứu này những lao động di cưnhư thế đuợc xếp vào di cư nông thôn thành thị Như vậy lao động địaphương sẽ là những người còn lại, không di chuyển ra khỏi địa phương hoặc
có thời gian di chuyển ít hơn 6 tháng hoặc di chuyển nhưng trong nội tỉnh
2.1.6 Khái niệm về việc làm và thất nghiệp
Khái niệm về việc làm:
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội vànhân khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống Xã Hội Tuỳtheo cách tiếp cận mà người ta có những quan niệm khác nhau về việc làm.Trong từ điển kinh tế Khoa học Xã Hội xuất bản tại Paris năm 1996 kháiniệm về việc làm được nêu ra như sau: “ Việc làm là công việc mà người laođộng tiến hành nhằm có thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật”
Ở Việt Nam, trong bộ luật lao động được Quốc hội khoá IX thông quangày 23/6/1994 đã khẳng định “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thunhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”
Khái niệm về thất nghiệp:
Không có việc làm (thất nghiệp) đang trở thành vấn đề nóng bỏng gâysức ép về kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam
Theo quan điểm của ILO định nghĩa thất nghiệp là người không có việclàm có khả năng làm việc và nhu cầu tìm việc làm Vậy những người thấtnghiệp là những người trong độ tuổi lao động có sức lao động chưa có việclàm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
Theo quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội: “Người thấtnghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu tìmkiếm việc làm nhưng không có việc làm”
Trang 72.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề di cư lao động từ nông thôn rathành thị, tuy nhiên các yếu tố này có thể được phân thành 2 nhóm là yếu tốtích cực và yếu tố tiêu cực Theo Muhammad (2004) trong nghiên cứu về
“Rural-urban migration” đã chỉ ra rằng, các nhóm yếu tố tích cực ảnh hưởngđến di cư lao động từ nông thôn ra thành thị bao gồm: cơ hội nghề nghiệp tốthơn, tiền lương cao hơn, có cơ hội thăng tiến, môi trường xã hội, chất lượngsống cao hơn, tương lai hơn cho con cái của những lao động di cư và đượcđào tạo nghề tại những nơi làm việc Liên quan đến nhân tố tiêu cực bao gồm:
số nhân khẩu trong gia đình, mức thu nhập bình quân của hộ, không tiếp cậnđược các dịch vụ cơ bản, thiếu cơ hội phát triển kinh tế của gia đình[14] Tuynhiên cũng phải thấy rằng, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến di cư laođộng cần xem xét cụ thể bối cảnh của từng quốc gia và khu vực Xuất phát từ
lí do đó, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động nông thôn làm
cơ sở nghiên cứu cho đề tài này xuất phát từ thực tế của vùng nông thôn ViệtNam Như đã đề cập, trọng tâm của nghiên cứu này là việc xem xét yếu tố tácđộng đến quá trình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị Mối liên kết haikhu vực ở trên, về mặt bản chất có thể cho phép đưa ra các yếu tố tác độngđến dòng chuyển dịch lao động này Ví dụ, sự phát triển của khu vực phi nôngnghiệp sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động cho khu vực này Năng suất lao độngtăng cao trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng mức hấp dẫn về mặt thu nhậpđối với lao động nông nghiệp chuyển sang nhưng cũng có thể làm hạn chế laođộng di chuyển do nhu cầu lao động phi nông nghiệp ít đi (giả sử rằng nhucầu sử dụng sản phẩm phi nông nghiệp là không đổi họăc thay đổi chậm hơnvới tốc độ thay đổi của năng suất) Các hạn chế trong khu vực sản xuất nôngnghiệp (đất đai, năng suất cây trồng vật nuôi…) sẽ làm cho lao động nôngnghiệp dư thừa và có nhu cầu chuyển dịch sang khu vực khác
Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hìnhkhác về các yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động
Mô hình này cho rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào họat động phinông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vàohọat động phi nông nghiệp Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” là: (1)
Trang 8tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảmkhả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất,(5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nôngnghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốcxảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuấtnông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn Hơn nữa,ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” là: (1) doanh thu cao hơn của lao động phinông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp,(3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp,(4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều
cơ hội đầu tư Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vựcphi nông nghiệp đối với người nông dân Nhân tố đẩy liên quan đến áp lựchoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhậpkhác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình
Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khuôn khổ tương đối toàn diện choviệc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp.Tuy nhiên công cụ này chỉ phân tích cùng lao động của hộ Về mặt thực tiễn, hai
hộ có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có cácphản ứng khác nhau Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến
sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân Thêm vào đó còn cónhững yếu tố của chính bản thân người lao động Điều này giải thích tạo sao haingười có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khitham gia vào họat động phi nông nghiệp
Cũng như mô hình về mối liên kết giữa hai khu vực, một điểm khá quantrọng trong quan hệ “kéo” và “đẩy” là sự giao thoa giữa hai nhóm yếu tố.Thực tế, có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy” Bởi
vì, ở một quy mô nhất định nó là yếu tố "kéo", nhưng ở một quy mô khác nólại là yếu tố “đẩy”
2.3 Vấn đề di cư lao động
2.3.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn
Cho đến năm 2009, dân số của Việt Nam đã đạt tới mức hơn 86 triệu dântrong đó dân số nông thôn là 60,554 triệu người Vì vậy về cơ bản xã hội Việt
Trang 9Nam vẫn là một xã hội nông thôn với dân số nông thôn chiếm 70,4% Cơ cấudân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn tiếptục tăng với quy mô khá lớn khoảng 0,5-0,6 triệu người/năm trong giai đoạn2004-2009 và hậu quả dẫn đến là áp lực việc làm trong nông thôn ngày cànglớn[21] Số liệu cơ bản về dân số và số lượng lao động nông thôn được trìnhbày ở đồ thị 1.
Đồ thị 1: Tình hình dân số và lao động nông thôn cả nước qua các năm
Nguồn: Niên giám thống kê 2009; Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam
Đồ thị 1 cho thấy, về giá trị tuyệt đối, dân số nông thôn thay đổi rất ít sauhơn 5 năm, tăng nhẹ từ 59,831 triệu (2004) lên 60,544 triệu năm 2009 Tỷtrọng dân số nông thôn trong tổng dân số cả nước có xu hướng giảm dần, tuynhiên mức độ giảm cũng không lớn Năm 2004 dân số nông thôn chiếm73,47% dân số cả nước nhưng đã giảm xuống còn 72,34% vào năm 2007 vàtiếp tục giảm vào năm 2009 còn 70,4% Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm
tỷ lệ dân nông thôn là do quá trình đô thị hóa làm cho các vùng nông thôn thuhẹp lại ở một mức độ nhất định Ngoài ra, quá trình di cư nông thôn – thànhthị cũng góp phần làm giảm tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số mặc dù
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị Tuy vậy, tỷ lệ dân sốnông thôn từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong tổng dân số nông thôn lại
có xu hướng tăng lên trong những năm trở lại đây Tỷ lệ này đã tăng từ53,11% năm 2004 lên 56,32% năm 2007 và ở mức 58% năm 2009
Trang 10Theo địa bàn lãnh thổ, tỷ lệ dân số nông thôn trên 15 tuổi tăng hầu hết ởcác vùng trừ miền núi phía Bắc và Đông Nam Bộ Tỷ lệ tăng nhanh nhất là vùngĐồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên Điều này được thể hiện rõ ở biểu đồ 1:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn
Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 2004-2009 (Bộ LĐTB-XH)
Biểu đồ 1 cho thấy, năm 2004 thì 7 vùng kinh tế trong cả nước đều có sốdân trên 15 tuổi trở lên tham gia các hoạt động kinh tế cao hơn các năm khácđặc biệt là vùng ĐBSH là 57,1% Sự chênh lệch tỷ lệ dân số tham gia hoạtđộng kinh tế có độ tuổi 15 tuổi trở lên giữa các vùng không nhiều như năm
2009 có thể thấy: tỷ lệ này ở MNPB là 53,2%, ĐBSH là 52,1%, Tây Nguyên:52,2%, ĐBSCL là 50,5% riêng chỉ có Bắc Trung Bộ là 46,8%, Nam Trung Bộ
là 48,7% và ĐNB: 46,3% Đối với miền núi phía Bắc việc giảm tỷ lệ dân sốnông thôn có thể do di cư nông thôn thành thị; ngược lại, ở vùng Đông Nam
bộ, hiện tượng này có thể giải thích là do sự phát triển của các đô thị và khucông nghiệp Di cư của dân số nông thôn đến Tây nguyên làm cho dân sốnông thôn ở Tây nguyên tăng khá nhanh từ năm 2004 đến 2009[2]
Lực lượng lao động cả nước ta trong những năm 2004-2009 có nhiềubiến chuyển cả về số lượng chung của cả nước và giữa khu vực nông thôn vàthành thị Những biến chuyển này được thể hiện ở bảng 1 và biểu đồ 2:
Trang 11Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam thời kỳ 2004-2009
ĐVT: 1000 người
lao động cảnước
Lực lượng laođộng khu vựcnông thôn
Lực lượng laođộng khu vựcthành thị
Trang 12Biểu đồ 2: Lực lượng lao động cả nước trong giai đoạn 2004-2009
Nguồn: Số liệu điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, TCTK
Biểu đồ 2 và bảng 1 cho thấy, lực lượng lao động cả nước tăng lên mộtcách rõ rệt, không những thế lực lượng lao động cả khu vực nông thôn vàthành thị đều tăng lên Trong những năm 2004 đến năm 2007 thì lực lượnglao động cả nước tăng lên với số lượng lớn từ 41,5788 triệu người (2004) tănglên 45,208 triệu người (2007) như vậy tăng lên với tốc độ trung bình là2,62% Trong đó tốc độ tăng bình quân ở khu vực nông thôn là 1,05% cònkhu vực thành thị là 1,06% Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, lực lượnglao động của cả nước cũng tiếp tục tăng lên: năm 2007 là 45,208 triệu laođộng thì năm 2009 sơ bộ là 47,7436 triệu lao động Nhưng tốc độ tăng bìnhquân trong giai đoạn này là 1,82% và có thấp hơn giai đoạn 2004-2007 là0,8% Trong khi đó, tốc độ tăng bình quân lực lượng lao động của khu vựcnông thôn và thành thị lại tăng lên mạnh mẽ lần lượt là 1,78% và 1,98%
Số liệu thống kê Lao động việc làm cũng cho thấy lực lượng lao động cóviệc làm ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tốc độ kháthấp 1,42% năm 2004, 1,43% năm 2007 và 1,52% năm 2009 Năm 2003, tỷ lệnày thậm chí còn ở mức âm, tức là lực lượng lao động nông thôn có việc làm
ở thời điểm đó còn giảm so với cùng kỳ năm trước[20]
2.3.2 Chất lượng lao động nông thôn
Nếu xét trên góc độ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật vàthể lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa vềmặt chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị Khoảng cách này lớnhơn khi xem xét ở các loại lao động có trình độ cao[7] Đặc biệt chất lượngnày thay đổi không đáng kể tính từ năm 2004 trở lại đây và nó thể hiện rõ ởbiểu đồ 3:
Trang 13Biểu đồ 3: Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn
Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 2004-2009 Bộ LĐTB-XH,2009
Biểu đồ 3 cho thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo số liệu thống kêlao động và việc làm của Bộ LĐTB-XH, số lao động không có trình độchuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn với89,01% năm 2004, mặc dù giảm đi 4% so với năm 2009 (với 85%) Tuy tỷtrọng lao động có trình độ ở nông thôn có chiều hướng tăng lên so với trướcđây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng lao động hiện nay Ởnông thôn, lao động có trình độ tăng lên chỉ ở với mức độ nhẹ: năm 2004 chỉ
có 10,99% lao động có trình độ chuyên môn, năm 2007 tăng lên 12,75% vànăm 2009 thì có 15% lao động có trình độ Như vậy, số lao động có trình độchuyên môn kỹ thuật ở nông thôn đang còn rất thấp chỉ đạt 15% trên tổng sốlao động cả nước Điều này gây khó khăn cho người lao động ề vấn đề việclàm, thu nhập và cạnh tranh với lao động các nước khi xuất khẩu laođộng.Theo số liệu Điều tra Nông nghiệp, Nông thôn của Tổng cục Thống kênăm 2009, số lao động được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và tươngđương ở nông thôn chỉ chiếm 1,7% Số lao động được đào tạo nghề gồm sơcấp và công nhân kỹ thuật là 2,6%, trung cấp kỹ thuật là 2,7% So sánh vớimặt bằng chung của cả nước số lao động được đào tạo chiếm 13,4% trong đó2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung cấp,1.65 là cao đẳng và 4,2 % là tốtnghiệp đại học và trên đại học[19] Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này cóthể là do trong thời gian qua chưa có chuyển biến đáng kể trong đào tạo ởnông thôn hoặc nhiều lao động đào tạo đã di cư ra khỏi nông thôn hoặc cả hai.Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu Trongnhững thập kỷ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư
có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới” Thời gian gần đây, đặc biệt là
10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệkinh tế hơn là theo các kế hoạch của nhà nước Các vùng có tốc độ côngnghiệp hóa và đô thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cưlớn, ngoài ra cũng có một số lượng người di cư từ các vùng nông thôn tới cácvùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Tây
Trang 14nguyên Số lượng lao động di cư đi và đến của các vùng trong nước được thểhiện trong bảng 2:
Bảng 2: Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động-việc làm 1/4/2009, TCTK
Nơi cư trú vào
1/4/2009
Tổng sốlao độngđang làmviệc
Số ngườilàm việctại vùng
cư trú
Sốngười
Tỷ lệ
di cưđến(%)
Ghi chú: tính theo số người đủ 15 tuổi trở lên
Số liệu ở bảng 2 cho thấy, tỷ lệ lao động di cư khỏi vùng Duyên hải NamTrung Bộ trên tổng số người đang làm việc của vùng là 3,21% lớn nhất so vớicác vùng khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ này ở Đồng Bằng Sông Hồng,Bắc trung bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long là tương đương nhau với khoảngtrên dưới 1% Số lượng lao động di cư khỏi vùng Duyên hải miền Trung tớihơn 118 ngàn người do đây vẫn còn là vùng có các điều kiện tự nhiên khókhăn, phát triển kinh tế còn thấp và do vậy không thu hút được nhiều lao độngcủa địa phương Xét về địa phương tiếp nhận lao động di cư, tỷ lệ lao động di
cư đến vùng Đông Nam Bộ là lớn nhất chiếm tới 3,76% lực lượng lao độnghoạt động kinh tế của cả vùng, tiếp đó là Tây nguyên (1,10%) và vùng ĐôngBắc (0,86%) Trước đây, nhà nước có các chương trình di chuyển dân cư vàlao động tới Tây nguyên theo kế hoạch Hiện nay, các chương trình nàykhông còn thực sự tiếp tục nhưng nông dân vẫn di chuyển vào vùng Tây
Trang 15nhiều hơn so với một số vùng đã canh tác lâu đời ở các tỉnh phía Bắc hoặc cáctỉnh đồng bằng[20],[19]
Theo điều tra lao động và việc làm của Tổng Cục Thống kê năm 2009thì tỷ lệ lao động di cư đi và đến giữa các vùng có sự khác biệt và thể hiện rõ
ở biểu đồ 4:
Biểu đồ 4: Tỷ lệ (%) cơ cấu lao động di cư đi và đến phân theo vùng, 2009
Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2009, TCTK
Đồ thị 4 cho thấy, cơ cấu lao động di cư đi có tỷ lệ lớn nhất là ở NamTrung bộ chiếm 30,60% tổng số lao động di cư cả nước Như vậy, ở NamTrung Bộ có số lao động di cư đi lớn nhất trong cả nước, tiếp đến là vùngĐBCSL chiếm 23,66% Số lượng lao động di cư ở khu vực ĐBSH cũng khácao so với các vùng khác và chiếm 22,36% tổng số lao động di cư cuả cảnước trong năm 2009 Ở miền Trung không chỉ có Nam Trung Bộ có cơ cấulao động di cư cao mà Bắc Trung Bộ cũng khá cao so với các vùng khác vàchiếm 15,36% tổng số lao động di cư cả nước Riêng có các vùng như : Tâynguyên, ĐNB, Tây Bắc thì có số lao động di cư đi là rất thấp do các vùng nàyđang thu hút nguồn lao động từ nơi khác đến Chính vì thế mà Tây nguyên chỉchiếm có 0,8% lao động di cư so với cả nước, còn ĐNB chiếm 2,27% vàĐông Bắc là 5,98%
Theo cơ cấu lao động di cư đến, Đông Nam Bộ nổi rõ là vùng thu hút nhânlực nhiều nhất và chiếm phần áp đảo số lao động di cư với 67,48% tổng số laođộng di cư đến của cả nước Vùng Đông Bắc và Đồng Bằng Sông Hồng là
Trang 16những vùng tiếp theo tiếp nhận nhiều lao động từ các vùng khác đến với 11% và8% tương ứng của tổng số lao động di cư đến của cả nước Tây nguyên cũng làvùng đất đang thu hút nhiều lao động trong những năm gần đây Riêng vùng TâyBắc không có lalo động di cư đi nhưng cũng thu hút được lượng lao động đến là1,76% Nếu tính theo vùng thì khu vực miền Trung là vùng có số lượng lao động
di cư đến thấp nhất cả nước: Bắc Trung Bộ chỉ thu hút được 0,96% và NamTrung Bộ là 1,74% tổng số lao động di cư của cả nước Như vậy, trình độ, lựclượng lao động và cơ cấu lao động di cư đến và đi giữa các vùng qua các năm cónhững thay đổi và tăng lên qua từng giai đoạn
Cũng như đã trình bày, nghiên cứu này chỉ tập trung vào tìm hiểu và phântích di cư lao động từ nông thôn ra thành thị Vậy để rõ hơn thì tôi đã tìm hiểu tìnhhình lao động ở nông thôn ra thành thị nước ta trong những năm gần đây
2.3.3 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị
Quá trình di cư nông thôn – thành thị diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10năm trở lại đây Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóangày càng cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị, mặtkhác khu vực đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyểnđến các đô thị ngày càng lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn[2] Tỷ lệ di cư từnông thôn tới các đô thị (theo nơi đến) được trình bày trong biểu đồ 5:
Biểu đồ 5: Tỷ lệ (%) số lao động di cư phân theo địa bàn của nơi đi
Trang 17và nơi đến, 2009
Nguồn: Điều tra di cư năm 2009, Tổng Cục Thống Kê
Biểu đồ 5 cho thấy, nông thôn là nơi xuất phát của đại đa số người laođộng di cư Tính trên bình diện cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nôngthôn chiếm tới 72,91% Ở hai thành phố lớn và các vùng, tỷ lệ dân nông thôn
di cư đến là khá cao Tỷ lệ dân nông thôn di cư đến vùng Đông Bắc khoảng81.69%, tương đương với TPHCM là 80,10% và Tây nguyên : 80% Xét theođịa bàn nơi đi thì ở khu vực nông thôn là nơi có lao động di cư nhiều nhất và tiếptheo là các thành phố loại 2 Tỷ lệ này cao nhất ở Hà Nội: khi số lao động di cư
từ các thành phố loại 2 chiếm 19,58% tổng số lao động di cư tới Hà Nội Tỷ lệnày cũng tương đối cao ở khu vực Đông Nam Bộ khi chiếm 18,92% số lao động
di cư đến đây Trong khi tính trung bình lao động nông thôn di cư chiếm tới72,91%, di cư từ thành phố loại 2 là 12,36% và từ thành phố loại 1 là: 9,82% thì
số dân di cư từ thị trấn chỉ chiếm ở mức 4,91% tổng số lao động di cư
Như vậy, quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra rất nhiều trong nhữngnăm trước đây Đặc biệt là đối với người lao động ở khu vực nông thôn thì di
cư ra các thành phố lớn và các khu vực có tiềm năng phát triển là một xuhướng Chính vì vậy mà tỉnh Nghệ an cũng là một trong các tỉnh có số lượnglao động nông thôn lớn và di cư nhiều
2.4 Di cư lao động ở tỉnh Nghệ An
2.4.1 Tình hình lao động việc làm ở Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 4 trong cả nước với hơn 3triệu người, trong đó có gần 1,8 triệu lao động [18] chiếm tới 60% dân số củatoàn tỉnh Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng laođộng của tỉnh xấp xỉ 3 vạn người
Bảng 3: Cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An
Trang 18Nguồn: Thống kê của sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, 2009
Số liệu ở bảng 3 cho thấy, lực lượng lao động phần lớn là trẻ và sungsức, độ tuổi từ 15-24 có 67.350 người chiếm 22,45%, từ 25-34 có 42.480người chiếm 14,16%; từ 35-44 có 39.000 người chiếm 13% và từ 45 trở lên
có 26.130 người chiếm 8,71% Lao động trong độ tuổi từ 15-24 tuổi chiếm sốlượng cao nhất trong tổng số lao động của toàn tỉnh Nghệ an Cơ cấu lựclượng phân theo giới thì số lượng lao động trong các độ tuổi thì lao động lànam giới luôn cao hơn lao động nữ Trong độ tuổi từ 15-24 số lao động namhơn số lao động nữ là 7.080 người Lao động từ 25-44 tuổi thì số nam lớn hơn
số lao động nữ trong khoảng 1.900-2.160 người nhưng khoảng cách này có
sự tăng lên ở lao động có độ tuổi trên 45 là 4.290 người Tỷ lệ lao động quađào tạo chiếm 35,7% Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trungvào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng,điện tử, một số nghề lại quá ít lao động đã qua đào tạo như chế biến nông,lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây dựng Vì vậy, có thể nói trình độchuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động Nghệ An đang còn bấtcập, chưa đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của thị trường lao động Xác định rõ giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc, Nghệ An đãtriển khai nhiều chính sách, giải pháp để tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, hỗtrợ và khuyến khích người lao động học nghề, tự tạo việc làm, xuất khẩu laođộng (XKLĐ) như: Trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từngân sách tỉnh với mức 2,5-3 tỷ đồng/năm; thành lập mới và đầu tư nâng cấp
hệ thống trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp tại các vùng
và các huyện, thành thị, nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm; banhành chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, hỗ trợ học nghề, chínhsách khuyến khích thu hút và đào tạo nghề cho lao động trong các khu côngnghiệp của tỉnh; liên kết các chương trình đầu tư phát triển kinh tế với giảiquyết việc làm, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển Ngoài ra,tỉnh cũng chú trọng đến các biện pháp, chính sách nhằm duy trì và mở rộngcác làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các tổng đội thanh niên xung phong xâydựng kinh tế và các trang trại nông- lâm- ngư trên địa bàn để tạo nhiều việclàm tại chỗ cho người lao động Với những nỗ lực đó, từ năm 2006 – 2008,
Trang 19toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 97 nghìn lao động, giảm tỷ lệ lao độngthất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3,55%, nâng tỷ lệ sử dụng thờigian lao động ở khu vực nông thôn lên 82% Tuy nhiên, đứng trước tác độngcủa suy thoái kinh tế toàn cầu, công tác giải quyết việc làm ở Nghệ An vẫncòn nhiều khó khăn: Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn diễn ra khácăng thẳng Tính đến cuối tháng 4/2009, Nghệ An có khoảng 10 nghìn laođộng mất việc làm Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cânđối so với tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm Chuyển dịch cơ cấulao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp chongười lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là
hệ thống thông tin thị trường lao động Do còn gặp khó khăn và nhiều mặttỉnh còn chưa có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thịtrường lao động, chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho côngtác chỉ đạo, điều hành, hoạch định các chính sách và giải pháp liên quan đếnlao động-việc làm trên địa bàn tỉnh Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên
là do xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh còn thấp, khả năng đầu tư và thu hútđầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện và cơ hội cho ngườilao động có việc làm còn hạn chế
Số lượng lao động của tỉnh Nghệ An có sự tăng lên qua các năm gần đây
và tỷ lệ thất nghiệt của lao dộng cũng có nhiều thay đổi Sự thay đổi đó đượcthể hiện qua bảng 4:
Bảng 4: Số lượng lao động và tỷ lệ (%) thất nghiệp của tỉnh Nghệ An
qua các năm
ĐVT: người
Trang 20Số liệu ở bảng 4 cho thấy, số lao động của tỉnh Nghệ an từ năm 2006 đếnnăm 2010 tăng lên một cách đều đặn trong khoảng 30.000-39.400 người/năm.Điều thấy rõ ở đây, tỷ lệ lao động thất nghiệp trong toàn tỉnh có sự giảm dầnqua các năm Năm 2006 cả tỉnh có 6,3% lao động trong độ tuổi làm việcnhưng lại thất nghiệp và đã giảm xuống 5,9% vào năm 2007 Đặc biệt năm
2010 tính sơ bộ cả tỉnh tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 5% Quy môdân số và nguồn lao động lớn cũng là áp lực đối với vấn đề giải quyết việclàm Thêm vào đó, địa bàn rộng lớn, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở vùngnông thôn, miền núi còn thấp kém, việc lãnh đạo, chỉ đạo chương trình việclàm chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức,…nguồn lực đầu tưcho chương trình việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu Khi so sánh số liệucủa Nghệ An với số liệu chung của cả nước thì tỷ lệ tăng lao động và thấtnghiệp lớn hơn Điều này dẫn đến một điều tất yếu họ sẽ di cư đến nơi khác
để tìm việc làm Trong thời gian tới, dân số và lao động Nghệ An tiếp tục tăng
ổn định, hằng năm có hơn 30 nghìn người được bổ sung vào lực lượng laođộng Dự báo mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới 3,4 vạnngười và một bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thấtnghiệp ở khu vực thành thị có nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép lớn cho côngtác giải quyết việc làm Trước tình hình đó, trong kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội nói chung, tỉnh đã đưa ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnhcông tác giải quyết việc làm, đó là phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyếtviệc làm cho 32-35 nghìn người, trong đó xuất khẩu lao động 8 -9 nghìnngười, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 0,3%, nâng tỷ lệ sửdụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85%, nâng tỷ lệ lao động cótrình độ chuyên môn kỹ thuật lên 40%, trong đó qua đào tạo nghề là 27%,giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 61%, nâng tỷ lệ lao động trongngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ lên 39% vào năm 2011[18]
Lực lượng lao động toàn tỉnh tăng lên nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại giảm điqua các năm như vậy là do tỉnh có những chính sách phù hợp để tạo việc việclàm cho người lao động Việc đào tạo và giải quyết việc làm cho người laođộng của tỉnh được thể hiện ở bảng 5:
Trang 21Bảng 5: Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Nghệ An
Dạy nghề
Nguồn: Thống kê của sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, 2009
Số liệu ở bảng 5 cho thấy, các chính sách và vấn đề lao động đang đượctỉnh quan tâm và đầu tư đúng mức nên số lượng lao động qua đào tạo và giảiquyết việc làm cho lao động đều tăng lên Trong năm 2006, tỉnh đã đào tạonghề cho 30.000 người lao động trong đó cao đẳng nghề được đào tạo là1.180 người, trung cấp nghề là 5.720 người và số người qua dạy nghề là23.110 lao động Tỉnh tập trung giải quyết việc làm cho 22.000 người trong
đó tạo việc làm cho 7.880 người, tạo việc việc làm mới cho 5.340 người vàxuất khẩu lao động là 8.780 người Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh tạo việc làmcho 3,2 vạn lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 10.000 người, xuất khẩulao động 8.500 người, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thịthành xuống 2,8%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động khu vực nông thônlên 85% Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 6,6 vạn người, trong
đó, đào tạo cao đẳng nghề 2.310 người, trung cấp nghề 8.730 người, nâng tỷ
lệ lao động qua đào tạo nghề lên 26,8% so với tổng nguồn lao động xã hội củatỉnh Tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sảnxuất kinh doanh,… vốn vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khuyến
Trang 22khích lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và chươngtrình 135/CP hỗ trợ xây dựng cơ ở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn Sáutháng đầu năm 2009, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 16.400 người, trong đó tạoviệc làm mới tập trung 4500 người Tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thànhthị đến tháng 6/2009 là 3,18% Cơ cấu lao động trong công nghiệp, xây dựng15,3%; nông lâm, ngư nghiệp 64%; dịch vụ 20,7% [18]
2.4.2 Di cư lao động ra ngoại tỉnh của Nghệ An trong những năm qua
Nằm ở dãy đất miền Trung, nơi có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệtnhất cả nước Vì vậy rất khó để có thể thu hút đầu tư trong và ngoài nước vàođây nên ít có các khu công nghiệp lớn Sản xuất nông nghiệp cũng khôngđược thiên nhiên ưu đãi, cho nên giải pháp của người lao động trong vùng nóichung và của người lao động Nghệ An nói riêng là di cư đến những tỉnhthành có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp như thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để tìm kiếm việc làm
Tuy không có số liệu chính thức thống kê về số lượng lao động Nghệ an
di cư ra ngoại tỉnh để làm việc Nhưng theo một số cán bộ của Sở LĐTB-XHcủa tỉnh thì hiện tại có khoảng 280.000-30.000 lao động đang làm việc ngoạitỉnh, con số này chiếm 17% lao động của tỉnh Cũng như thực trạng chungcủa cả nước lao động di cư của Nghệ An chủ yếu vẫn là lao động giản đơn
Họ đến các thành phố lớn để làm công nhân cho các nhà máy may mặc, giày
da, công ty xây dựng Khác biệt với nhiều địa phương khác đó là lao động di
cư của Nghệ An đa phần là lao động trẻ (16- 25tuổi), những người lớn chỉ di
cư khi họ có nghề nghiệp nhất định
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp quan trọng trong quá trìnhtriển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèobền vững Thời gian qua, công tác XKLĐ đã được sự quan tâm chỉ đạo sátsao của các cấp uỷ, chính quyền đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh sửađổi và ban hành các chính sách khuyến khích XKLĐ trên địa bàn Theo thống
kê của Sở LĐTB-XH đến 30/11/2009, trong gần 4 năm (2006-2009) toàn tỉnh
đã đưa được hơn 42.000 lượt lao động Trong đó: năm 2006 là 8.780 người,năm 2007 là 13.450 người, năm 2008 là 11.280 và 11 tháng đầu năm 2009 cógần 8.500 người; thị trường lao động đi làm việc ở Đài Loan chiếm 19%,
Trang 23Malaysia 35%, Hàn Quốc 5,7%, Nhật Bản 0,9%, các nước Trung Đông10,4% và các nước khác còn lại 29% Thu nhập bình quân hàng năm từ nguồnngoại tệ gửi về nước gần 70 triệu USD qua các Ngân hàng thương mại, chưa
kể chuyển tiền theo các hình thức khác[18]
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác XKLĐ ở tỉnh Nghệ Anđang còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế: sự quan tâm chỉ đạo của một sốhuyện, xã chưa được quan tâm lớn, chưa có liên kết chặt chẽ trong tạo nguồnlao động, số lao động xuất khẩu có trình độ nghề chiếm tỷ lệ thấp Vẫn còntình trạng chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ được giới thiệu vềđịa bàn, vẫn còn sự nhũng nhiễu, gây khó khăn cho khẩu tuyển dụng Trongcông tác quản lý hoạt động giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động còn chưachặt chẽ, công tác thanh tra kiểm tra chưa được thường xuyên, tình trạngdoanh nghiệp chưa có pháp nhân giới thiệu việc làm vẫn tuỳ tiện hoạt độngtuyển lao động, vẫn còn tình trạng lừa đảo trong XKLĐ
Qua phân tích trên cho thấy, số lượng lao động của tỉnh Nghệ An khálớn chiếm 60% dân số của tỉnh Tỉnh Nghệ An đã chú ý tới chất lượng và việclàm cho người lao động nhưng tỷ lệ thất nghiệp tuy đã giảm nhưng vẫn cao sovới các vùng khác trong cả nước Điều này đã dẫn tới nhiều lao động của tỉnh
di cư đến các vùng khác để kiếm việc làm và thu nhập
Trang 24PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình kinh tế xã hội của xã Diễn Phong
+ Điều kiện tự nhiên của xã Diễn Phong
+ Điều kiện kinh tế xã hội của xã Diễn Phong
- Thực trạng về di cư lao động tại xã Diễn Phong
+ Tình hình di cư lao động trên địa bàn nghiên cứu qua các năm
+ Các địa bàn di cư đến của lao động địa phương
+ Nghề nghiệp của lao động
+ Đặc điểm của lao động di cư trên địa bàn nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động xã Diễn Phong
+ Các yếu tố tích cực dẫn đến di cư lao động
+ Các yếu tố tiêu cực dẫn đến di cư lao
- Tác động của di cư lao động tới cộng đồng nơi đi
+ Tác động đến bản thân và gia đình của lao động
+Tác động đến cộng đồng làng xã
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả của lao động thanh niên di cư
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm được chọn là xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Diễn Phong là 1 xã thuộc vùng đồng bằng và thuần nông Hiện tượng di cư trongnhững năm gần đây diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là các thanh niên di cư đi làm ăn xa
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Cấp huyện: Các báo cáo gồm: các chính sách quy định, các báo cáo vềdân số, lao động và cơ cấu lao động, di cư lao động của toàn huyện và các xãtrong các năm gần đây
Cấp xã: Các báo cáo liên quan đến số lượng di cư lao động qua các năm,các báo cáo liên quan đến các yếu tố như: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồngthủy sản, chăn nuôi, các hoạt động ngành nghề dịch vụ trên địa bàn làm cơ sởcho việc phân tích Các báo cáo, thống kê về dân số, lao động cơ cấu lao động
Trang 253.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Cách chọn: Lấy danh sách hộ có lao động di cư là thanh niên của 7 thôn.Sau đó chọn ngẫu nhiên 10 hộ/thôn và tương tự chọn ngẫu nhiên 5 hộ không
Mục đích thảo luận nhóm là để: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến di cưlao động của hộ và kiểm tra đối chứng với thông tin từ phỏng vấn hộ
Nội dung thảo luận nhóm: Xác định các yếu tố tác động tích cực và tiêucực đến quá trình di cư lao động của thanh niên Những thuận lợi và khó khăncủa lao động di cư và gia đình Đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng caohiệu quả của di cư lao động
Công cụ sử dụng: động não tích cực, liệt kê, biểu quyết
c, Phỏng vấn sâu (phỏng vấn người am hiểu):
Đối tượng phỏng vấn là: một số lao động di cư, trưởng thôn, đoàn thanhniên, công an xã, hội nông dân, hội phụ nữ xã và một số thân nhân của laođộng di cư Mục đích: trao đổi và thu thập một số thông tin liên quan tới di cư laođộng Công cụ: Sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc kết hợp với nói chuyện.Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới thanh niên di cưlao động, khó khăn và thuận lợi của lao động di cư Trình độ, việc làm thu
Trang 26nhập của lao động trước và sau di cư Nguyện vọng của người lao động di cư
và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả lao động di cư
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý theo phương pháp định tính từ các thông tin thu được trong thảoluận nhóm, phỏng vấn người am hiểu và một số thông tin trong bảng hỏi báncấu trúc
Xử lý số liệu theo phương pháp định lượng: Các số liệu sau khi thu thậpđược mã hoá và xử lý thông qua phần mềm Excel Sử dụng phương phápthống kê mô tả
Trang 27PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình kinh tế xã hội của xã Diễn Phong
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Diễn Phong
Diễn Phong là một xã thuộc vùng đồng bằng, thu nhập của người dânchủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp Với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn
xã là 411,51 ha và dân số là 4754 người Diễn Phong có địa hình tương đốibằng phẳng, đất đai màu mỡ nên khá thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loạicây lương thực và cây hoa màu khác nhau (xem chi tiết bản đồ Diễn Châu và
vị trí xã Diễn Phong ở phụ lục 1 trang 67)
Phía Đông giáp với xã Diễn Mỹ và Biển Đông, phía Tây giáp với xã DiễnHồng và huyện Yên Thành, phía Bắc giáp với Diễn Yên và huyện Quỳnh Lưu,phía Nam giáp với xã Diễn Vạn Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là411,51ha Toàn xã có 7 thôn là: Đậu Vinh, Nha Nghi, Dương Tiên, Đông Tác,Dương Đông, Dương Đoài và Tây Hồ[22] Xã có ba thôn giáp với sông VáchBắc, tuy nhiên giao thông đường thuỷ ở đây không phát triển Nằm sát sông rấtthuận lợi cho công tác thuỷ lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp Khu ChợDàn gần với nhiều nhà máy xí nghiệp thuận lợi cho buôn bán
Khí hậu và thời tiết: Khí hậu của xã mang tính chất chung của huyệnDiễn Châu là nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng ẩm, quanh năm có gió mùa,nhận được nguồn năng lượng rất lớn của mặt trời Cân bằng bức xạ quanhnăm đạt đến 75 Kcalo/cm2/năm Mùa hè có tháng đến 200 giờ nắng Mùađông không kém 70 giờ Độ ẩm luôn cao, bình quân trong năm từ 80-
100%[23] Do ở vào vị trí địa lý như đã nói trên, khí hậu Diễn Phong hìnhthành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh phù hợp với hai thời kỳ xâmnhập của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
Nhìn chung, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển các loại cây trồng Tuy nhiên, do xã nằm ở vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa nên chịu nhiều ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, dông, bão…gây những trở ngại nhất định trong đời sống và sản xuất của người địaphương
Trang 284.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Diễn Phong
4.1.2.1 Tình hình sử dụng đất
Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt độngsản xuất Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, làyếu tố quan trọng bậc nhất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành
và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và chất lượng của sảnphẩm Chúng tôi đã nghiên cứu về tình hình sử dụng đất của địa phương, kếtquả được trình bày ở bảng 6:
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của xã Diễn Phong
-Nguồn: Thống kê xã Diễn Phong,2009
Số liệu ở bảng 6 cho thấy, diện tích đất tự nhiên của xã Diễn Phong là411,51ha, đây là xã có diện tích nhỏ nhất so với các xã khác trong huyện DiễnChâu Diện tích đất nông nghiệp khoảng 307,46 ha chiếm 74,72% tổng diệntích đất của toàn xã Diện tích nuôi trồng thủy sản ít chỉ có 5,72 ha và nuôitrồng chủ yếu là các loại cá nước ngọt Là một xã nhỏ, dân số cũng khôngnhiều nên diện tích đất thổ cư cũng ít (khoảng 24,73 ha) chiếm 6% tổng diệntích đất tự nhiên Diện tích đất chưa dùng, bỏ hoang rất ít khoảng 1,2 ha vàchiếm 0,3% tổng diện tích tự nhiên
Trang 294.1.2.2 Cơ cấu sản xuất của xã Diễn Phong
Diến Phong là xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc phát triểncác ngành nghề dịch vụ và phi nông nghiệp khác nhưng sản xuất nông nghiệpvẫn là hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân Cơ cấu các ngành sản xuấtcủa xã được thể hiện ở bảng 7:
Bảng 7: Cơ cấu các ngành sản xuất của Diễn Phong, năm 2010Hoạt động Diện tích
(ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(tấn/năm)
Thành tiền(triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã Diễn Phong, năm 2010
Số liệu ở bảng 7 cho thấy, thu nhập từ trồng trọt là rất lớn và mang lại
hiệu quả kinh tế cao: tổng thu từ trồng trọt là 21,1935 tỷ đồng trong khi ngànhchăn nuôi chỉ thu được 4,9376 tỷ đồng Việc sản xuất nông nghiệp ở đâykhông chỉ cung cấp đủ nhu cầu cho người dân trong xã, mà còn cung ứng rathị trường ngoài tỉnh, nhất là các sản phẩm từ rau màu và các cây có giá trịnhư dưa hấu, lạc Hiệu quả kinh tế từ ngành trồng trọt cao là do đất đai ở đâykhá màu mỡ, đồng thời người dân áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất từ các dự án của tỉnh đưa về
Chăn nuôi là một trong những ngành có tiềm năng để phát triển, tuynhiên hiệu quả kinh tế từ ngành chăn nuôi của xã trong năm 2010 còn thấp chỉ
Trang 30thu về được 4,9376 tỷ đồng Nhất là chăn nuôi lợn thịt hiện nay đang có xuhướng giảm dần.
Về thủy sản, công nghiệp xây dựng - dịch vụ và ngành xuất khẩu laođộng vẫn đang phát triển và đạt hiệu quả càng cao qua mỗi năm Đặc biệt laođộng việc làm và xuất nhập khẩu là ngành đang có tiềm năng phát triển mạnhtrong những năm gần đây Như năm 2010 lao động việc làm và xuất nhậpkhẩu đã mang lại thu nhập không nhỏ cho thu nhập chung của toàn xã: 21,840
tỷ đồng, đây là nguồn thu nhập lớn nhất của xã Những ngành này đã thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội của Diễn Phong góp phần vào sự phát triển chungcủa huyện
4.1.2.3 Tình hình dân số và lao động của xã Diễn Phong
Số dân của xã Diễn Phong là 4.754 nhân khẩu, trong đó: số người trong
độ tuổi lao động là 3.569 người, chiếm tỉ lệ 75,0 7% tổng số dân toàn xã Sốnam trong toàn xã là 2.332 chiếm 49,05%, nữ là 2.422 chiếm 50,95% Những
số liệu trên cho thấy dân số của xã Diễn Phong là dân số trẻ và có lực lượnglao động lớn
Trong những năm qua, đời sống dân cư ở xã Diễn Phong đã có thay đổi
rõ nét, mức thu nhập bình quân thu nhập đầu người đạt 12,5 triệu đồng/người/năm, so với năm 2009 tăng 194.900đ/ người/ năm Thu nhập về từ lao độngviệc làm và xuất khẩu lao động là 21,84 tỷ đồng/năm Toàn xã có 111 hộnghèo chiếm 9,79% tổng số hộ và 183 hộ cận nghèo chiếm là tỷ lệ 16,49%.[22]
4.1.2.4 Tình hình giáo dục của xã Diễn Phong
Hiện nay, trên địa bàn xã có Trường mầm non đạt trường tiên tiến, chuẩnQuốc gia giai đoạn 1 Với nhà trẻ tử 0-2 tuổi là 55 cháu đạt 34,5%, mẫu giáo
từ 3-5 tuổi 165 cháu đạt 100%, số trẻ bán trú 120/165 đạt 72,7% Một trườngtiểu học không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, luôn giữ vững danhhiệu tiên tiến và đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức 2[6] Đối vớitrường trung học cơ sở thì phối hợp với xã Diễn Vạn tập trung chỉ đạo họcsinh giỏi huyện đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra, có học sinh giỏi tỉnh
Trang 314.1.2.5 Công tác y tế trên địa bàn xã Diễn Phong
Xã có một trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia Thực hiện tốt các chươngtrình y tế quốc gia, đảm bảo đủ số thuốc để phòng chóng dịch bệnh, kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Triển khai công tác đảm bảo vệsinh môi trường, hướng dẫn cho nhân dân sử dụng thực phẩm và thực hiện ănchín uống sôi, ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh và điều trị không để xảy ra taibiến Năm 2010 đã tổ chức khám được 3.841lượt người[22]
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên ở Diễn Phong rất thuận lợi cho việc phát triểnkinh tế xã hội của địa phương Tuy nhiên, trong những năm gần đây do thờitiết, khí hậu, dịch bệnh… mà tình hình sản xuất, chăn nuôi của xã có xuhướng giảm, nhất là chăn nuôi lợn, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc pháttriển kinh tế của người dân Trong những năm gần, lao động việc làm và xuấtkhẩu lao động đã đóng góp không nhỏ cho thu nhập chung của xã và là ngành
có tiềm năng phát triển mạnh trong những năm tới Đặc biệt năm 2010, laođộng việc làm và xuất khẩu lao động là ngành đóng góp lớn nhất cho thu nhập
xã Diễn Phong: 21,840 tỷ đồng
4.2 Thực trạng về di cư lao động tại xã Diễn Phong
4.2.1 Tình hình di cư lao động trên địa bàn nghiên cứu qua các năm
Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào, lao động là điều kiện cần thiếtkhông thể thiếu được, nó là nhân tố của mọi quyết định về sản xuất Nhưnghiện nay lao động của xã Diễn Phong di cư đến các nơi khác để làm ăn rấtnhiều Tình hình di cư lao động của xã Diễn Phong được thể hiện ở bảng 8:Bảng 8: Tình hình di cư lao động của xã Diễn Phong, năm 2010
Số nam Số nữ
Nguồn: Thống kê xã Diễn Phong, 2011
Trang 32Số liệu ở bảng 8 cho thấy, Diễn Phong là xã có cơ cấu dân số trẻ vớitổng số dân toàn xã là 4754 người thì số người trong độ tuổi lao động là 3569người chiếm 75,07% tổng dân số của toàn xã Số lượng di cư trên địa bàn xãDiễn Phong khá lớn: có tới 1553 người di cư chiếm 43,51% số người trong độtuổi lao động của xã Theo thống kê của xã Diễn Phong tính tới năm 2010 thì
số lao động di cư là nam có 793 người và lao động di cư là nữ có 760 ngườichiếm tỷ lệ tương ứng là 51,06% và 48,94% tổng số lao động di cư Số laođộng di cư của xã chủ yếu là di cư tạm thời có 1370 người chiếm tới 88,21%tổng số lao động di cư của xã Số lao động di cư vĩnh viễn cho tới năm 2010ước tính có 183 người và chiếm 11,78% số lao động di cư
Với dân số trẻ như vậy thì nhu cầu tìm kiếm việc làm và tạo thu nhập chongười lao động của xã đang gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó tại địa phươngchưa có khu công nghiệp hay nhà máy nào được xây dựng nên Diện tích đất sảnxuất không lớn và chủ yếu sản xuất cây hoa màu thì lực lượng lao động dư thừa
và nhàn rỗi của địa phương là khá lớn Chính vì vậy, lao động của địa phương di
cư đi làm ăn xa ngày càng nhiều Số lượng lao động di cư của xã Diễn Phongphân theo độ tuổi qua các năm được thể hiện qua bảng 9 và biểu đồ 6:
Bảng 9: Số lượng lao động di cư của Diễn Phong từ năm 2006-2010
ĐVT:
người Tuổi
Năm <16 tuổi 16-25 tuổi 25-30 tuổi >30 tuổi Tổng số
Trang 33<16 tuổi 16-25 tuổi 25-30 tuổi
>30 tuổi
Biểu đồ 6: Số lao động di cư của Diễn Phong từ năm 2006-2010, phân
theo độ tuổi
Nguồn: Thống kê xã Diễn Phong 2010
Kết quả ở biểu đồ 6 có thể thấy, số lượng lao động của xã Diễn Phong di
cư đi nơi khác làm ăn tăng lên qua các năm So với năm 2006, năm 2008 có
450 lao động di cư, tăng thêm 78 lao động Năm 2010 có 587 lao động di cư vàtăng lên 137 lao động so với năm 2008 Như vậy, trong 3 năm trở lại đây, laođộng của xã đi làm ăn xa là tăng lên rất nhiều đặc biệt là lao động trong độ tuổi
từ 16-25 tuổi Năm 2006, số lao động trong độ tuổi 16-25 là 372 người, chiếm35,06% tổng số lao động di cư nhưng tới năm 2009 thì lao động trong độ tuổinày lại lên tới 532 người, chiếm 39,49% tổng số lao động di cư Như vậy có thểcho thấy, lao động di cư của xã chủ yếu trong khoảng từ 16-25 tuổi
Số liệu ở bảng 9 cho thấy, tổng số lao động di cư của xã Diễn Phongtrong năm 2010 là 1553 người Tuy lực lượng lao động của có nhiều lợi thế
về tuổi trẻ nhưng trình độ lao động cũng là vần đề khó khăn đối với họ và lolắng cho chính quyền địa phương Chúng tôi đã khảo sát về trình độ của cáclao động di cư ở 70 hộ có lao động di cư là thanh niên và kết quả được thểhiện ở bảng 10:
Trang 34Bảng 10: Trình độ của lao động thanh niên di cư ở xã Diễn Phong
(N=112 lao động)Trình độ lao động di cư Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
cư ở đây tương đối thấp, lao động chủ yếu là tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3 chiếm
tỷ lệ tương ứng là 41,96% và 39,29% tổng số lao động di cư của các hộ đượcphỏng vấn Lao động có trình độ cao đẳng, đại học rất thấp, chỉ đạt 2,68%.Kết quả khảo sát cũng cho thấy không có lao động nào không biết chữ, đây làđiều hơn hẳn so với các lao động ở địa phương khác Như vậy, lao động của
xã Diễn Phong chủ yếu là những lao động phổ thông Đó là điểm yếu của laođộng địa phương nên họ gặp không ít sự cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm
Xã Diễn Phong có số lượng lao động di cư đến các thành phố lớn và các khucông nghiệp rất nhiều Nhưng di cư của lao động Diễn Phong không chỉ theomột hình thức mà họ di cư theo nhiều hình thức khác nhau, kết quả nghiêncứu được thể hiện ở biểu đồ 7:
(N=70 hộ)
Biểu đồ 7: Các hình thức di cư trên địa bàn xã Diễn Phong
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011
Trang 35Biểu đồ 7 có thể thấy, quá trình di cư của lao động của xã Diễn Phongđang diễn ra một cách tự do Số lao động di cư theo người quen chiếm 49% sốlao động di cư Lao động tự đi cũng rất lớn chiếm 47% số lao động điều tra.
Số lao động di cư có tổ chức hầu hết là di cư qua các nước khác và chỉ chiếm
số lượng nhỏ là 4% tổng số lao động di cư của các hộ được điều tra
Thời gian di cư của lao động phần lớn là ngắn hạn, lao động thường đi
và về với gia đình trong năm Lao động di cư ngắn hạn là đặc điểm chính củalao động nơi đây và nó thể hiện tính chất mùa vụ của lao động Nhiều laođộng chỉ di cư lúc nông nhàn và đến khi mùa vụ thì lại trở về địa phương.Thời gian di cư của người lao động xã Diễn Phong được thể hiện ở biểu đồ 8:
(N=112 người)
Biểu đồ 8: Thời gian di cư của người lao động xã Diễn Phong
Nguồn: Điều tra hộ, năm 2011
Số liệu biểu đồ 8 cho thấy: trong số lao động của các hộ được điều tra thì
di cư ngắn hạn (<1 năm) là phần lớn, chiếm tới 47,32% Số lao động di cưtrong khoảng 1-2 năm chiếm tỷ lệ cũng khá lớn là 38,39% Số ít lao động di
cư trong khoảng 2-3 năm, chiếm 9,82% Chỉ có một bộ phận di cư khá lâu(>3 năm) mới về thăm gia đình chiếm 4,46% số lao động di cư, đây là nhữnglao động di cư vĩnh viễn, họ thường định cư nơi vùng đất mới và nhiều nhất ởcác vùng Tây Nguyên như: Gia Lai, Đắk Lắk
4.2.2 Các địa bàn di cư đến của lao động địa phương
Hiện nay lao động của xã Diễn Phong đang có mặt ở rất nhiều tỉnh trên cảnước Không chỉ có lao động di cư trong nước mà cả nước ngoài như: Hàn
Trang 36Quốc, Malaysia, Đài Loan, đặc biệt là Lào… Kết quả nghiên cứu về các địa bàn
di cư đến của lao động xã Diễn Phong và kết quả được thể hiện ở biểu đồ 9:
(N=112 người)
0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00
tỷ lệ
2.68
18.75
7.14 8.04
37.5
16.07 8.04
cư Ngoài ra, lao động Diễn Phong còn di cư đến nhiều tỉnh và thành phốkhác như: Gia Lai, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Vũng Tàu… Như vậy, lao động di cưcủa xã Diễn Phong chủ yếu là vào các tỉnh miền Nam
4.2.3 Nghề nghiệp của lao động di cư xã Diễn Phong
4.2.3.1 Nghề nghiệp trước khi di cư của lao động Diễn Phong
Như đã phân tích ở trên, với lực lượng lao động dồi dào của xã như vậynhưng trước khi di cư thì số lượng lao động này lại có những hoàn cảnh, nghềnghiệp khác nhau Nghề nghiệp của số lượng lao động di cư xã Diễn Phongđược thể hiện ở biểu đồ 10:
(N=112 lao động)
Trang 37Biểu đồ 10: Nghề nghiệp của lao động Diễn Phong trước khi di cư
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011
Số liệu ở biểu đồ 10 cho thấy, lao động của xã Diễn Phong trước khi di
cư họ có nhiều ngành nghề khác nhau Nhưng nhiều nhất là trước đó họ là họcsinh và làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương ứng là: 41,07% và 33,04% Sốlượng lao động làm các nghề như thợ nề, thợ mộc, thợ may, buôn bán ít hơn
và chiếm tỷ lệ tương ứng là: 8,935; 3,57%; 7,14% và 2,68% Các nghề khácchiếm 3,57% và các nghề khác đó dạy trẻ và chủ yếu là thất nghiệp trước khi
đi di cư
4.2.3.2 Việc làm của lao động xã Diễn Phong khi di cư
Việc làm có quyết định rất nhiều đến thu nhập của người lao động đặcbiệt với người dân nông thôn xa quê đi làm ăn xa, họ chỉ mong có việc làm ổnđịnh, thu nhập cao, nên họ sẵn sàng làm mọi việc để có thu nhập Chính vìvậy, việc làm ở nơi đến của lao động xã Diễn Phong cũng rất đa dạng và thểhiện ở biểu đồ 11:
(N=112 người)