Xuất phát từ nhu cầu cấp bách về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, ổnđịnh cuộc sống sau mất đất của những hộ nông dân trên địa bàn bị ảnh hưởngtrực tiếp từ công trình thủy điện Sông Tran
Trang 2Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Huế nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Khuyến nông và phát triển nông thôn nói riêng
đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo- ThS Nguyễn Thiện Tâm, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị ở phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Trà My, Ban quản lí dự án, Ủy ban nhân dân cùng các hộ dân xã Trà Đốc đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các số liệu khoa học cần thiết để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã là nguồn động viên tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2011
Trang 3Sinh viên Nguyễn Thị Dịu
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH : Công nghiệp hóa
KCN : Khu công nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.1.1 Đền bù và việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ 3
2.1.2 Cơ sở lý luận chung về tác động của thủy điện 5
2.2 Cơ sở thực tiễn 6
2.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 6
2.2.2 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, vấn đề việc làm và sử dụng lao động ở Việt Nam những năm gần đây 7
2.2.3 Tình hình thu hồi đất, vấn đề việc làm và sử dụng lao động ở Quảng Nam những năm gần đây 8
2.2.4 Chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH, đô thị hoá ở Việt Nam 13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 15
3.2 Nội dung nghiên cứu 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu 15
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 16
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 18
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 18
Trang 64.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 19
4.2 Thực trạng thu hồi đất và chính sách đền bù để xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu 21
4.2.1 Tiến trình thu hồi đất để xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu 21
4.2.2 Thực trạng thu hồi đất để xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu 23
4.2.3 Chính sách đền bù thu hồi đất để xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu 28
4.3 Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ khảo sát 30
4.3.1 Đặc điểm của nông hộ được khảo sát 30
4.3.2 Cách thức sử dụng tiền đền bù của hộ 33
4.3.3 Mức phân bổ tiền đền bù tại các hộ bị thu hồi đất 39
4.3.4 Tình hình sử dụng tiền đền bù cho sản xuất kinh doanh của nông hộ 43
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ bị thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu 46
4.4.1 Yếu tố bên trong 46
4.4.2 Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ 49
4.5 Tác động của việc sử dụng tiền đền bù đến việc làm và thu nhập của nông hộ 49
4.5.1 Tác động của việc sử dụng tiền đền bù tới việc làm của hộ 49
4.5.2 Tác động của việc sử dụng tiền đền bù tới các hoạt động tạo thu nhập của hộ 52
4.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tiền đền bù của nông hộ 55
4.6.1 Quan điểm sử dụng hợp lý tiền đền bù 55
4.6.2 Giải pháp chung 56
4.6.3 Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ 57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
Trang 75.2 Kiến nghị 60
5.2.1 Đối với Nhà Nước 60
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 60
5.2.3 Đối với nông hộ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tình hình thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân ở Quảng Nam 10
Bảng 2.2: Tình hình hỗ trợ đền bù và thực trạng đời sống của các hộ dân 11
Bảng 2.3: Thực trạng và cơ cấu việc làm của lao động các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất 12
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Trà Đốc 19
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã giai đoạn 2008-2010 20
Bảng 4.3: Tình hình thu hồi đất tại xã Trà Đốc 24
Bảng 4.4: Tình hình thu hồi đất của các nông hộ 26
Bảng 4.5: Số tiền đền bù nhận được của các nông hộ 27
Bảng 4.6: Ý kiến đánh giá về chính sách đền bù của các nông hộ 30
Bảng 4.7: Một số thông tin chung về các nông hộ 32
Bảng 4.8: Cách thức sử dụng tiền đền bù của các nông hộ 35
Bảng 4.9: Đánh giá mục đích sử dụng tiền đền bù của các nông hộ 37
Bảng 4.10: Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nông hộ 41
Bảng 4.11: Tình hình sử dụng tiền đền bù đầu tư cho SXKD chuyển đổi nghề nghiệp của các nông hộ 44
Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù của các nông hộ bị thu hồi đất 46
Bảng 4.13: Việc làm tạo được từ quỹ tiền đền bù của các nông hộ 50
Bảng 4.14: Biến động về thu nhập của các nông hộ trước và sau khi bị thu hồi đất sản xuất 53
Trang 10PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên cả nướcnói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng Việc xây dựng các khu công nghiệp,
đô thị, các công trình công cộng là một tất yếu của quá trình phát triển đấtnước Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệpngày càng bị thu hẹp Đánh giá về tác động của việc thu hồi đất, đại diệnNgân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng : “Bản thân nông dân là nhữngngười nghèo nhất, nhưng cùng với quá trình hiện đại hoá đất nước, họ lại bịkéo vào vòng xoáy của nghèo đói” Theo điều tra của Ngân hàng thế giới
“phần lớn số tiền đền bù đất, người nông dân đều dùng vào việc mua sắm, xâydựng nhà cửa, có tiết kiệm lắm cũng chỉ được 5-7 năm là họ tiêu hết số tiền
đó và hậu quả người dân rơi vào tình trạng vô sản” [9]
Chính từ thực tế trên, một số vấn đề lớn đặt ra là: Số tiền đền bù cho hộnông dân để giúp họ ổn định cuộc sống và chuyển nghề mới được sử dụngnhư thế nào?, sử dụng vào những việc gì?, và có những yếu tố nào tác độngtới việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ? Trả lời được những câu hỏi trên
sẽ góp phần đáng kể vào việc giải quyết vấn đề lao động, việc làm và ổn địnhcuộc sống của những hộ mất đất nông nghiệp
Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được khởi công xây dựng từ năm
2006, nằm trên địa phận xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Vìthế số nông hộ bị thu hồi đất của xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh QuảngNam chiếm tỉ lệ cao[12] Làm gì đây sau khi mất đất?, đó là một câu hỏi lớnđặt ra cho mỗi người nông dân và lãnh đạo các cấp trong diện quy hoạch xâydựng thủy điện Sông Tranh 2 Thất nghiệp, tệ nạn xã hội, trở thành lao động
tự do ở đô thị, sự phân hoá về học vấn, thu nhập, điều kiện hưởng thụ văn hoá
và mức sống, là hình ảnh nông dân sau khi bị thu hồi đất để xây dựng thủyđiện Xuất phát từ nhu cầu cấp bách về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, ổnđịnh cuộc sống sau mất đất của những hộ nông dân trên địa bàn bị ảnh hưởngtrực tiếp từ công trình thủy điện Sông Tranh 2, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của các nông hộ bị thu hồi đất
Trang 11do xây dựng thuỷ điện Sông Tranh 2 trên địa bàn xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tiến trình thu hồi đất nông nghiệp và chính sách đền bù chocác nông hộ tại xã Trà Đốc
- Tìm hiểu tình hình sử dụng tiền đền bù của các nông hộ bị thu hồi đấttại xã Trà Đốc
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc tiêu dùng tiền đền bù của cácnông hộ bị thu hồi đất tại xã Trà Đốc
Trang 12PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong đền bù đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất của nông hộ
để xây dựng khu công nghiệp thì Nhà nước phải tính toán “đền” tiền chongười dân một khoản tương ứng và phù hợp với giá trị hiện tại mảnh đất đó,
và “bù” bằng tiền cho những giá trị tương lai mà mảnh đất này có thể tạo ratrên cơ sở tính toán ở hiện tại Ngoài ra khi thu hồi đất thì người nông dânkhông có việc làm do mất tư liệu sản xuất, Nhà nước tiếp tục tính toán “bù”thêm một khoản cho người nông dân chuyển đổi nghề mới, tạo việc làm và ổnđịnh cuộc sống
Nội dung của các khoản tiền đền bù khi thu hồi đất gồm:
- Tiền đền bù đất: Là khoản tiền đền bù cho hộ do bị mất tư liệu sảnxuất và chỗ ở, cụ thể ở đây là đất ở và đất nông nghiệp
- Tiền đền bù nhà ở và các công trình kiến trúc
- Tiền đền bù hoa màu: Là khoản tiền đền bù do việc thu hồi đất làmthiệt hại đến hoa màu chưa được thu hoạch trên diện tích thu hồi Mức đền bùđối với cây hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước tính bằng giá trị sảnlượng thu hoạch một vụ tính theo mức thu hoạch bình quân của ba vụ trước
đó theo giá nông sản, thuỷ sản thực tế ở thị trường địa phương tại thời điểmđền bù
- Tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Tiền hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
Các khoản hỗ trợ này nhằm mục đích giúp đỡ phần nào cho người dânsau khi mất đất chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống và ổn định sảnxuất, giảm bớt những gánh nặng kinh tế Không nhằm mục đích giải quyết
Trang 13toàn bộ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định sản xuất cho nông hộ, vìcác khoản hỗ trợ này không nhiều và chỉ mang tính chất hỗ trợ.
2.1.1.2 Mục đích của tiền đền bù đất nông nghiệp
* Mục đích của tiền đền bù đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông hộ, vì vậy khi thuhồi đất nông nghiệp của nông hộ thì Nhà nước trả khoản tiền đền bù nhằmgiúp nông hộ tìm kiếm tư liệu sản xuất mới, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn địnhcuộc sống và ổn định sản xuất
Khoản tiền đền bù giúp giải quyết những khó khăn của nông hộ do mấtđất nông nghiệp, khoản tiền đền bù chính là tiền vốn giúp nông hộ tạo ra thunhập mới, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông hộ
Trên thực tế, theo Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn, ở nhữngnơi bị thu hồi đất, có đến 67% số hộ vẫn phải quay lại nghề nông, chỉ có13% có nghề mới ổn định Nhưng ngặt một nỗi, những hộ dân muốn quay lạinghề cũ cũng chẳng có đất mà sản xuất, cuối cùng họ rơi vào cảnh thấtnghiệp, kéo theo hàng loạt tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc… Nan giảihơn cả là điều kiện sống của người nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khichỉ có 29% số hộ có điều kiện sống tốt hơn, còn lại 34,5% hộ có mức sốngthấp hơn so với trước khi bị thu hồi đất [3]
* Hoạt động sử dụng tiền đền bù của nông hộ: là hành vi chi tiêu,
phân bổ khoản tiền đền bù của nông hộ vào các mục đích khác nhau Trong
đó có các khoản sử dụng đúng mục đích và các khoản sử dụng không đúngmục đích
- Sử dụng tiền đền bù đúng mục đích: Là số tiền đền bù được nông hộ
sử dụng để ổn định cuộc sống, tạo ra thu nhập mới, giải quyết công ăn việclàm như: xây dựng nhà cửa, đầu tư vào phát triển ngành nghề dịch vụ, họcnghề, mua sắm phương tiện và các loại tài sản phục vụ cho sản xuất kinhdoanh, mua tư liệu sản xuất, gửi tiết kiệm, …
- Sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích: Là các khoản chi tiêutrong quỹ tiền đền bù của hộ mà không nhằm mục đích tạo thu nhập và giảiquyết việc làm cho nông hộ như: mua đồ dùng sinh hoạt, tiêu pha rượu chè,trả nợ, chia cho con cháu,…
Trang 142.1.1.3 Các yếu tố ảnh hướng tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ có thể đượcchia thành nhóm yếu tố bên trong hộ và nhóm yếu tố bên ngoài hộ:
* Nhóm nhân tố bên trong hộ: bao gồm các yếu tố như trình độ và tuổicủa chủ hộ, thu nhập của hộ trước khi nhận tiền đền bù, diện tích đất bị mất,
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu dùng tiền đền bù của hộ
* Nhóm nhân tố bên ngoài hộ như: Điều kiện phát triển kinh tế và địnhhướng phát triển các ngành nghề, dịch vụ của địa phương, hình thức giải ngântiền đền bù, khả năng thu hút lao động của khu công nghiệp, sẽ ảnh hưởnggián tiếp tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ
2.1.2 Cơ sở lý luận chung về tác động của thủy điện
2.1.2.1 Một số khái niệm
- Vùng dự án thủy lợi, thủy điện là vùng ngập lòng hồ, vị trí xây dựng
đập, công trình đầu mối, công trình phụ trợ và nơi xây dựng khu tái định cư
- Hộ tái định cư là hộ dân (bao gồm hộ một người hoặc hộ có từ hai
người trở lên) và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam ởtrong vùng dự án thủy lợi, thủy điện bị ảnh hưởng trực tiếp phải di chuyểnđến nơi ở mới
- Hộ tái định cư tập trung là hộ tái định cư được quy hoạch đến ở một
nơi mới, tạo thành điểm dân cư mới
- Hộ tái định cư xen ghép là hộ tái định cư được quy hoạch đến ở xen
ghép với hộ dân sở tại trong một điểm dân cư
- Hộ tái định cư tự nguyện là hộ tái định cư tự di chuyển đến nơi ở mới
cùng với hộ dân sở tại trong một điểm dân cư
- Điểm tái định cư là điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch để bố
trí dân tái định cư
- Khu tái định cư là nơi được quy hoạch để bố trí từ hai điểm tái định
cư trở lên[11]
2.1.2.2 Tác động của thủy điện đến nông nghiệp và nông thôn
Việc xây dựng các công trình thủy điện sẽ gây ra những tác động sauđây cho địa phương
Trang 15- Địa phương khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành
và lãnh thổ vì điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của chủ đầu tư
- Nếu địa phương không tiến hành thẩm định kỹ sẽ dẫn đến sự du nhậpcủa các công nghệ không phù hợp với nền kinh tế địa phương công nghệ lạchậu và gây ô nhiễm môi trường
- Giảm số lượng doanh nghiệp của vùng và địa phương [8]
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới, với trên 1,3 tỷ dânnhưng gần 70% dân số vẫn còn ở khu vực nông thôn, hàng năm có tới hơn 10triệu lao động đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động xã hội nên yêu cầugiải quyết việc làm trở nên rất gay gắt Trước đòi hỏi bức bách của thực tế,ngay từ năm 1978, sau khi cải cách và mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc thựchiện phương châm: “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp HưngTrấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân cônglại lao động ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.Coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết vấn đềviệc làm
Từ năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc có tới 19 triệu xí nghiệpHưng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động ở nông
Trang 16thôn, tạo ra giá trị tổng sản lượng 1.162 tỷ NDT chiếm 60% giá trị sản phẩmkhu vực nông thôn, 1/3 giá thị sản lượng công nghiệp, 1/4 GDP cả nước Nhờphát triển công nghiệp nông thôn mà tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm
từ trên 70% năm 1978 xuống dưới 50% năm 1991 Bình quân trong 10 năm từ
1980 đến 1990, mỗi năm các xí nghiệp Hưng Trấn của Trung Quốc thu hútkhoảng 12 triệu lao động dư thừa từ nông nghiệp[2]
Từ thực tiễn phát triển công nghiệp và giải quyết việc làm ở nông thônTrung Quốc thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinhdoanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, khuyến khích nông dânđầu tư dài hạn phát triển sản xuất nông nghiệp và mở mang các hoạt độngphi nông nghiệp
- Nhà nước tăng giá thu mua nông sản một cách hợp lý, giảm giá cánhkéo giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghiệp Khuyến khích phát triển sảnxuất đa dạng hoá theo hướng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn
- Tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp nông thôn phát triển Vàogiai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nông thôn, nhà nước thực hiện bảo hộsản xuất hàng trong nước, hạn chế ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghiệpNhà nước, qua đó tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho doanh nghiệp nông thôn
- Nhà nước thực hiện chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa cácvùng nên lao động bị bó chặt ở nông thôn Việc hạn chế di chuyển lao độnggiữa các vùng đã làm cho các doanh nghiệp ở nông thôn có vị trí độc quyềntrong việc trả lương, khai thác về lương giữa nông thôn và thành thị cũng nhưnhững chênh lệch về năng suất lao động giữa sản xuất nông nghiệp và cácdoanh nghiệp phi nông nghiệp nông thôn [2]
2.2.2 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, vấn đề việc làm và sử dụng lao động ở Việt Nam những năm gần đây
Hiện nay, nước ta có tổng diện tích đất đai tự nhiên khoảng 32,9 triệu
ha, trong đó đất nông nghiệp là 9,3 triệu ha, đất chuyên dùng khoảng 1,5 triệu
ha, đất nhà ở 433 nghìn ha, đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá khoảng 10triệu ha Đất nông nghiệp bình quân theo đầu người chỉ có 1.224 m2, bìnhquân cho nhân khẩu nông nghiệp cũng chỉ được 1.600 m2
Trang 17Trong những năm qua, do tốc độ CNH và ĐTH nhanh, cộng với nhiềunơi không có quỹ đất dự phòng, số nhân khẩu nông nghiệp tăng nhanh sựchuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác lại chậm dẫn tớimột bộ phận nông dân thiếu đất hoặc không có đất sản xuất Theo thống kê,hàng năm bình quân cả nước có hàng ngàn hécta đất nông nghiệp do Nhànước thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới Theo báo cáochưa đầy đủ của 57 Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, có hơn 30 vạn hộ nôngdân không còn đất sản xuất hoặc có nhưng sản xuất không ổn định: An Giang
có 17% số hộ nông nghiệp không có đất, Long An là 7,8%,…
Thực hiện chủ trương của Đảng, thi hành Luật đất đai và các Quyếtđịnh của Chính phủ, trong những năm qua, các cấp, các ngành đã chú trọngquản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, thực hiện nhiều chính sách đối với hộnông dân được thu hồi đất, trong đó có việc bố trí lại đất đai (nơi còn đất) cho
hộ nông dân không có đất Hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn được xâydựng khá hơn, việc xác lập và xác định các khu tái định cư cũng như cácchính sách đền bù tương đối thoả đáng Những yếu tố đó đã góp phần thúcđẩy sản xuất và ổn định chính trị, kinh tế, xã hội ở nông thôn
Tuy nhiên, ở một số nơi chưa thực hiện tốt chủ trương của Đảng cũng nhưviệc thi hành Luật đất đai và các quyết định của Chính phủ, cộng với quá trìnhCNH và ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh, đã làm cho số hội nông dân không cònđất sản xuất tăng nhanh Tình trạng lao động không có việc làm đối với những
hộ bị thu hồi đất và lao động dư thừa trong nông thôn ngày một tăng
Bình quân đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng thấp, chỉ có 633 m2
cho một nhân khẩu nông nghiệp, do đó quỹ thời gian lao động dư thừakhoảng 25%, dạy nghề mới đạt 8% Trong những năm qua, Hội Nông dân đãphối hợp với các ngành đào tạo nghề cho trên 15 vạn nông dân, tạo cơ hội đểnông dân chuyển sang ngành nghề mới và tay nghề được nâng cao hơn để đápứng với yêu cầu của sản xuất hàng hoá [6]
2.2.3 Tình hình thu hồi đất, vấn đề việc làm và sử dụng lao động ở Quảng Nam những năm gần đây
Quảng Nam là một trong những tỉnh khó khăn trong khu vực miềnTrung và Tây nguyên, người dân sống chủ yếu dựa vào Nông lâm nghiệp vàThủy sản Từ khi tái thành lập tỉnh 1997 đến nay, với mục tiêu phát triển và
Trang 18chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành một tỉnh có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
là chủ yếu, những năm qua Quảng Nam đã triển khai thực hiện nhiều dự ánphát triển kinh tế xã hội: Chỉnh trang đô thị, xây dựng mới công sở, mở rộng
hạ tầng giao thông, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, Và đã có nhữngthành công nhất định trong việc thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động như:KCN Điện Dương Điện Ngọc, Khu Kinh tế mở Chu Lai Việc triển khai đồngloại các dự án đã tác động rất lớn đến đời sống của dân cư Đặc biệt những hộnằm trong các khu quy hoạch, giải tỏa, giải phóng mặt bằng, đất sản xuất bịthu hồi ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và đời sống kinh tế xã hội của các
hộ dân
*Tình hình thu hồi đất và thực trạng đời sống các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất
Qua bảng 2.1 cho thấy, Quảng Nam có 3.085 hộ bị thu hồi đất sản xuất
và số nhân khẩu bị tác động do thu hồi đất là 13.427 người, trong đó có 8.188người trong độ tuổi lao động Tổng diện tích đất sản xuất bị thu hồi 4.624.723
m2 và bình quân mỗi hộ bị thu hồi 1.499,10 m2, giao động trong khoảng561,58 m2-2.998,93 m2 Huyện Điện Bàn có 1.604 hộ bị thu hồi đất, có 7.063người bị ảnh hưởng và có diện tích đất sản xuất bị thu hồi nhiều nhất QuảngNam 1.971.355 m2
, bình quân mỗi hộ bị thu hồi 1.229,02 m2
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, phần lớn các hộ dân bị thu hồi đất sản xuấtđều được hỗ trợ đền bù nhưng vẫn còn 631 hộ chưa được hỗ trợ đền bù,chiếm 25,7% và hầu hết tập trung tại Huyện Điện Bàn có 465 hộ chiếm73,7% trong tổng số hộ không được bỗ trợ đền bù ở Quảng Nam
Nghiên cứu mức độ hài lòng của các hộ dân về mức độ hỗ trợ đền bù,
có đến 2.063 hộ chiếm 66,87% toàn tỉnh cho rằng mức độ hỗ trợ đền bùkhông thỏa đáng, giá trị các hộ nhận được từ hỗ trợ đền bù không bù đắpđược giá trị mất đi từ việc đất sản xuất của các hộ gia đình bị thu hồi
Chính vì việc không hỗ trợ đền bù hoặc hỗ trợ đền bù không thỏa đáng làmcho đời sống của hộ dân bị thu hồi đất sản xuất rơi vào hoàn cảnh khó khăn,
có 1.753 hộ chiếm 56,82% Đặc biệt, Phú Ninh có 100% số hộ có mức hỗ trợđền bù không thỏa đáng và tất cả các hộ này đều rơi vào hoàn cảnh có mứcsống khó khăn Mục tiêu của các dự án đều nhằm phát triển kinh tế và cảithiện đời sống kinh tế - xã hội của người dân.[5]
Trang 19Bảng 2.1: Tình hình thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân ở Quảng Nam
Địa Phương Số hộ (hộ) Số khẩu (người)
Lao động (người)
Diện tích bị thu hồi (m 2 )
Diện tích bị thu hồi bình quân (m 2 /hộ)
(Nguồn: Số liệu thống kê về tình hình thu hồi đất của tỉnh Quảng Nam, 2009)
*Thực trạng việc làm của người lao động trong hộ bị thu hồi đất sản xuất
Số liệu bảng 2.3 cho thấy trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất có 578người rơi vào tình trạng thất nghiệp chiếm 8,46% trong tổng số người trong
độ tuổi lao động có khả năng làm việc và nhu cầu việc làm Trong đó ĐiệnBàn có số người thất nghiệp cao nhất 273 người chiếm 47,23%, Núi Thành
168 người chiếm 29,06% và Tam Kỳ 114 người chiếm 19,72% trong tổng sốthất nghiệp của các hộ bị thu hồi đất sản xuất ở Quảng Nam
Trong tổng số 6.256 người hiện đang tham gia làm việc, có 3.417 ngườihoạt động trong ngành Nông - Lâm nghiệp chiếm 54,62% Tuy nhiên, nhữngngười hiện đang tham gia làm việc vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu việc (mộttuần làm việc ít hơn 40 giờ) 779 người và không việc làm (có tên trong danhsách của các tổ chức kinh tế nhưng không có việc để làm) 454 người Tổng sốthất nghiệp, thiếu việc làm và không có việc làm 1.811 người chiếm 26,5%trong số người có nhu cầu lao động của các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất.Đặc biệt đáng quan tâm, Tam Kỳ-Trung tâm hành chính Quảng Nam, nơi cótình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và không có việc làm cao nhất.[5]
Trang 20Bảng 2.2: Tình hình hỗ trợ đền bù và thực trạng đời sống của các hộ dân
Trang 21Bảng 2.3: Thực trạng và cơ cấu việc làm của lao động các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất
Đơn vị tính: người
Địa Phương
Có tham gia làm việc
Thất nghiệp
Lao động trong Các nhóm ngành kinh tế
Tình trạng việc làm của lao
động
N-Lâmnghiệp
Côngnghiệp
Dịchvụ
Đủ việclàm
Thiếuviệc làm
Không
có việclàm
Trang 222.2.4 Chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH, đô thị hoá ở Việt Nam
Là một nước có gần 80% số dân sống bằng nông nghiệp và sống ởnông thôn, do vậy, các chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước có ảnhhưởng trực tiếp đến thái độ, tâm trạng, tính tích cực hoạt động của nông dân
Về vấn đề đất đai, giải pháp đối với hộ nông dân không còn đất sản xuất, cầngiải quyết một số chính sách, biện pháp cụ thể sau đây:
1- Trước tình trạng nông dân thiếu đất sản xuất ngày càng có xu hướng tăng,việc giao đất không chỉ dừng lại ở việc ưu tiên cho người hộ khẩu trong vùng,khu vực, địa phương, mà có thể mở rộng cho các đối tượng nghèo không córuộng trong cả nước với những biện pháp quản lý chặt chẽ về mặt pháp lý.Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong nông thôn, nhất là những vấn
đề về đất đai [2]
2- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không sinh sôi nảy nở thêm Vì vậy,phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao độ phì của đất,bồi bổ đất, để đất ngày càng có hiệu quả kinh tế cao Phải sử dụng đất tiếtkiệm, hạn chế sử dụng đất 2 vụ lúa vào xây dựng KCN, đô thị Quy hoạchKCN và đô thị vào đất đồi, bãi đầm lầy (đất địa tô chênh lệch thấp), nơi xa đôthị, xa trung tâm thì mở đường giao thông và chuyển các dịch vụ về gần vớinông thôn, nông dân hơn Thật cần thiết mới sử dụng đến đất tốt, đất trồngcây lương thực [2]
Quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các KCN, khu đô thị mới cầnthông báo sớm, một cách công khai để cho nhân dân được biết Các cấp ủy,chính quyền, các đơn vị nhận đất cần phối hợp với các đoàn thể nhân dân,trong đó Hội Nông dân các cấp là nòng cốt để tiến hành các thủ tục cần thiết
và tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước về đất đai, nhằm hạn chếviệc khiếu kiện trong nhân dân [1]
3- Tổ chức tốt việc tái định cư cho hộ nông dân sau khi thu hồi đất đến ở cácvùng xen kẽ với các hộ nông dân trong làng, xã (nếu còn quỹ đất sản xuất),tạo cơ hội cho họ có đất đồi rừng hoặc một phần đất sản xuất của nông dânkhác nhường lại, giúp họ yên tâm sản xuất Các khu tái định cư cũng nên gần
Trang 23làng quê, dòng họ của các hộ nông dân đã sống, gắn bó nhiều đời.
4- Đối với hộ nông dân không còn đất sản xuất, ít đất, không đủ để sản xuất racác sản phẩm bảo đảm cho cuộc sống gia đình, các cấp uỷ, chính quyển cáccấp, đoàn thể nhân dân cần quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện cho họ có việclàm mới để có thu nhập ngay trên địa bàn như: chuyển nghề mới, cho họ vàolàm việc tại các nhà máy, xí nghiệp ngay trên mảnh đất họ đã giao cho Nhànước hoặc lân cận trong vùng với phương châm: “Ly nông bất ly hương” [1]
Trang 24PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu những nông hộ bị thu hồi đất để xâydựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My,tỉnh Quảng Nam
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu việc sử dụngtiền đền bù của hộ nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiềnđền bù của nông hộ bị thu hồi đất do xây dựng thuỷ điện Sông Tranh 2 trênđịa bàn xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng thu hồi đất và chính sách đền bù để xây dựng công trìnhthủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu
- Tình hình sử dụng tiền đền bù của nông hộ bị thu hồi đất do xây dựngthủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ bị thuhồi đất do xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu
- Tác động của việc sử dụng tiền đền bù đến việc làm và thu nhập củanông hộ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tiền đền bù của nông hộ
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu
3.3.1.1 Chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu được chọn là 3 thôn gồm thôn 1, thôn 2 và thôn 3thuộc xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Đảm bảo các tiêu chí:
- Là thôn có các hộ được đền bù do quá trình thu hồi đất để xây dựngthủy điện Sông Tranh 2
- Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu
Trang 253.3.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn bao gồm 60 hộ có tiền đền bù do bị thu hồi đất Mẫuđược chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại theo danh sách trongtổng số hộ được đền bù đảm bảo có hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo
Những hộ điều tra đều là những hộ được chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tínhđại diện cho từng nhóm hộ và đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu [4]
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa địa bàn nghiên cứu
- Các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách đền bù
- Các văn bản pháp luật liên quan đến việc sử dụng tiền đền bù
- Đồng thời có tham khảo, kế thừa các thông tin liên quan đến việc sửdụng tiền đền bù của những nông hộ bị thu hồi đất từ các website, nhữngnghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới
Thu thập các báo cáo của xã, văn bản pháp luật Các báo cáo tình hìnhviệc làm, các ngành nghề đang có xu hướng phát triển, đóng góp vào thu nhậpcủa nông hộ cũng như vào sự phát triển của địa phương, tại các phòng ban
có liên quan, thu thập thông tin từ Chủ tịch xã, trưởng thôn,
3.3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Do đề tài nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân khi bịthu hồi đất để xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 nên số liệu thứ cấp không đủđáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, vì vậy bước thu thập số liệu sơ cấp đóngvai trò rất quan trọng
- Phỏng vấn sâu đối với các ban ngành, người am hiểu tại địa phươngtiến hành nghiên cứu
- Phỏng vấn hộ: Gồm 60 hộ trong đó có 40 hộ nghèo và 12 hộ trungbình và 8 hộ khá Phỏng vấn theo phương pháp bán cấu trúc, sử dụng câu hỏi
đã thiết kế sẵn
- Thảo luận nhóm: Trong thời gian thực tập tôi đã thực hiện hai cuộcthảo luận nhóm
Trang 26* Nội dung của 2 cuộc thảo luận nhóm:
+ Tiến trình đền bù của hộ dân bị thu hồi đất
+ Chính sách đền bù cho những hộ dân bị thu hồi đất có phù hợp không.+ Thực tế sử dụng tiền đền bù của hộ dân bị thu hồi đất
+ Thế nào là đền bù đúng mục đích, thế nào là không đúng mục đích.+ Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù
+ Ý kiến (đề xuất) của người dân
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
* Xử lý số liệu theo phương pháp định tính từ các thông tin thu thậpđược trong thảo luận nhóm, phỏng vấn người am hiểu và một số thông tintrong bảng hỏi bán cấu trúc
* Xử lý số liệu theo phương pháp định lượng: Các số liệu sau khi thuthập được mã hóa và xử lý thông qua phần mềm Excel
Trang 27PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Trà Đốc là một xã vùng thấp của huyện miền núi Bắc Trà My, cáchtrung tâm huyện lỵ 12 km về hướng Nam
Phạm vi ranh giới của xã Trà Đốc:
- Phía Đông: giáp xã Trà Sơn huyện Bắc Trà My
- Phía Tây: giáp xã Trà Bui huyện Bắc Trà My
- Phía Nam: giáp xã Trà Tân huyện Bắc Trà My
- Phía Bắc: giáp huyện Tiên Phước
4.1.1.2 Thời tiết khí hậu
Khu vực xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My chịu ảnh hưởng của khí hậunhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 nămsau và mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 Nhiệt độ trung bình trong năm là24,70C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 19,90C vào tháng 12 và nhiệt độ trungbình cao nhất là 280C vào tháng 6 Tổng giờ nắng trong năm là 1.645 giờ, độ
ẩm trung bình trong năm là 88%
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, đặc biệt có sương muốithường xuất hiện ở tháng 1 và tháng 2 Mùa mưa thường trùng với gió bãonên gây ra lũ quét, sạt lở ở vùng cao, ngập lụt ở các khu vực ven sông suốivùng trũng và thấp Mùa khô mưa ít nền nhiệt cao gây hạn, thiếu nước chosinh hoạt và sản xuất
Tuy vậy do tổng lượng mưa lớn và tổng tích ôn cao là điều kiện thíchhợp để phát triển nhiều loại cây trồng
4.1.1.3 Địa hình đất đai, thổ nhưỡng
Xã Trà Đốc có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, độ cao trung bình từ200-500 m Với tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn xã là 5.323,62 ha trong
đó đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao với diện tích là 2.616,29 ha chiếm tỉ lệ49,14%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 242,41 ha chiếm 4,55%, đất lâm
Trang 28nghiệp là 2.373,88 ha chiếm 44,59% Đất phi nông nghiệp là 352,22 ha chiếm6,62% và đất chưa sử dụng là 2.355,11 ha chiếm 44,24%.
Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã chủ yếu là các loại đất đỏ vàng, đất vàngtrên đá macmaaxit và đất đỏ trên đá sét và biến chất là những loại đất rất thíchhợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất của xã Trà Đốc được thể hiện qua bảng sau:
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 65,28 1,23
Đất chưa sử dụng 2.355,11 44,24
(Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai xã năm 2010)
4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
4.1.2.1 Dân số, lao động, dân tộc
Xã Trà Đốc có 5 thôn với hai dân tộc chính là Cadong và Kinh Dân tộcCadong chiếm 96,11%, dân tộc Kinh chiếm 3,58%
Năm 2008 có 524 hộ với tổng số nhân khẩu là 2.344 người, năm 2009
số hộ lại giảm xuống còn 511 hộ, đến năm 2010 tăng lên là 567 hộ với sốnhân khẩu là 2.516 người tăng 172 người so với năm 2008 Số lao động năm
2008 là 1.086 người thì năm 2010 là 1.248 người, số lao động tăng là do sốnhân khẩu ngày càng tăng lên và để đáp ứng xu hướng phát triển kinh tế xãhội Bình quân lao động trên hộ năm 2010 là 2,20 lao động cao hơn năm 2008
Trang 29Năm 2010
Bình quân lao động/hộ Lao động 2,07 2,11 2,20
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã giai đoạn 2008-2010)
4.1.2.2 Các hoạt động sản xuất của cộng đồng nghiên cứu
*Ngành trồng trọt
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5.323,62 ha, trong đó đất nôngnghiệp là 2.616,29 ha (chiếm 49,14% tổng diện tích đất tự nhiên) Bình quânmột hộ có 4,61 ha đất nông nghiệp trong đó bao gồm cả đất trồng cây hàngnăm, đất vườn, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất Nếutính đất trồng cây hàng năm thì bình quân là 0,58 ha trên một hộ gia đình.Diện tích lúa rẫy của xã là 120 ha, lúa nước là 15,73 ha, với năng suất 22,69tạ/ha
Ngoài ra một số loại cây trồng khác cũng được bà con quan tâm nhưsắn công nghiệp với diện tích là 13 ha, khoai lang và môn với diện tích là 4,5
ha Các loài cây ăn quả như cam, chuối, cau đã được bà con trồng thử nghiệmnhưng năng suất và sản lượng chưa cao do chưa nắm rõ kỹ thuật
Cây keo lai trên địa bàn xã đang phát triển tốt do được sự quan tâm đặcbiệt của bà con, hứa hẹn trong những năm tới đời sống của nông dân sẽ đượccải thiện nhờ vào thu hoạch keo
Nhìn chung ngành trồng trọt của xã đã có những tiến bộ mới như sửdụng các giống lúa có năng suất cao, bón phân và đặc biệt là sự quan tâm của
bà con trong việc thâm canh, chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh Đem lại hiệuquả cao hơn cho bà con nông dân
Trang 30*Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp là 2.373,88 ha chiếm 44,49% tổng diện tích đất
tự nhiên của xã Điều kiện đất đai ở đây phù hợp cho phát triển cây keo vàmột số cây lâu năm khác như quế Song vấn đề đặt ra là tình trạng quản lýrừng như hiện nay đã phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa người dân địa phươngvới công tác bảo vệ rừng của các lâm trường và Nhà nước Do vậy hiệu quảcông tác quản lý bảo vệ rừng không cao, không khai thác hết tiềm năng, thếmạnh của nghề rừng để tạo thu nhập bằng các hình thức khai thác sử dụnghợp lý tài nguyên rừng hiện có, phát triển vốn rừng, rừng trồng,
*Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi chậm phát triển, số lượng chăn nuôi dưới mức bìnhquân của huyện và có xu hướng thu hẹp Tập trung chủ yếu chăn nuôi bò vàlợn, trâu chỉ nuôi phục vụ sức kéo Tổng đàn gia cầm còn hạn chế về số lượngchưa tương xứng với tiềm năng chăn nuôi của địa phương Việc chăn nuôicòn phân tán, nhỏ lẻ, ít có mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại, thiếutính chuyên nghiệp Thống kê đàn gia súc gia cầm tại xã tính tới thời điểm31/12/2010 tổng có 2.618 con, tăng so với thời điểm thống kê 6 tháng đầunăm 2010 là 193 con Các kiến thức chăn nuôi còn có những hạn chế, chưađược trang bị kiến thức về chế biến thức ăn gia súc, gia cầm từ nguyên liệu cósẵn tại địa phương Người dân hầu như ít tiếp cận với công tác thú y, hàngnăm còn để xảy ra nhiều đợt dịch bệnh cho lợn, gà, đã làm cho người chănnuôi thua lỗ Đây là vấn đề cần phải được khắc phục để đáp ứng yêu cầu pháttriển nghề chăn nuôi của người dân địa phương, Nhà nước cần quan tâm hơnnữa tới việc phòng chống dịch bệnh cho bà con nông dân để giúp người nôngdân có thể phát huy hết thế mạnh của mình trong việc đầu tư và phát triểnngành chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập
4.2 Thực trạng thu hồi đất và chính sách đền bù để xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu
4.2.1 Tiến trình thu hồi đất để xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu
Tiến trình thu hồi đất để xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 tại xã TràĐốc được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 31(Nguồn: Thảo luận nhóm, 2011)
Phương án quy hoạch: Trước khi thực hiện quá trình thu hồi đất cần
phải có phương án quy hoạch cụ thể cho dự án Phương án quy hoạch phải cụthể, phù hợp với địa phương và được sự phê duyệt của Nhà nước
Hồ sơ quy hoạch: Hồ sơ quy hoạch được lập ngay sau khi có phương
án quy hoạch cụ thể, hồ sơ quy hoạch có đầy đủ các nội dung, quy định đểtiến hành quy hoạch
Thông báo cho địa phương: Sau khi lập hồ sơ quy hoạch thì tiến hành
thông báo cho chính quyền địa phương được biết Hội đồng bồi thường cấp
huyện tiến hành thông báo cho chính quyền địa phương và những hộ có liênquan trong diện giải phóng mặt bằng, thu hồi đất Hội đồng bồi thường tiếnhành tổ chức họp dân tại địa phương để thông báo cho chính quyền địa phương
và người dân được biết phương án quy hoạch tại địa phương
Kiểm kê đền bù: Sau khi thông báo cho địa phương hội đồng bồi thường
tiến hành kiểm kê các loại tài sản đền bù Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tínhpháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồithường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Thu hồi đất: Sau khi kiểm kê các loại tài sản thì tiến hành thu hồi đất,
khi thu hồi đất thì hội đồng bồi thường tiến hành giao cho chủ đầu tư và bồithường thiệt hại cho người dân Đại diện những người bị thu hồi đất có trách
Thông báo cho địa phương
Kiểm kê đền bùThu hồi đất
Bồi thường thiệt hại cho người dân Giao cho chủ đầu tư
Trang 32nhiệm: phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyểnchỗ ở, vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóngmặt bằng đúng tiến độ Các hộ thuộc diện thu hồi đất khi có quyết định thu hồiđất đều được biết cụ thể về diện tích đất nông nghiệp của gia đình mình sẽ bịthu hồi là bao nhiêu, sau một thời gian nhất định, thường là 20 ngày đến 1tháng nếu hộ có phản hồi, kiến nghị gì về diện tích bị thu hồi của gia đình sẽđược giải quyết
Bồi thường thiệt hại: Chính sách bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư
dự án thủy điện Sông Tranh 2 được áp dụng theo Quyết định số UBND ngày 28/4/2005, Quyết định số 2677/QĐ-UB ngày 15/7/2005 vàQuyết định số 69/2005/QĐ-UB ngày 31/10/2005 của UBND tỉnh QuảngNam Trước khi bồi thường thiệt hại cho người dân thì hội đồng bồi thườngtiến hành tổ chức họp dân để thỏa thuận về chính sách bồi thường và hỗ trợ chongười dân trong vùng bị quy hoạch, trường hợp người được giao đất, được thuêđất hoặc tổ chức phát triển quỹ đất thoả thuận được với người bị thu hồi đất vềmức bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 197 thì thực hiện theo sựthoả thuận đó, Nhà nước không tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ Hội đồngbồi thường có trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất
31/2005/QĐ-về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Giao cho chủ đầu tư: Sau khi thu hồi đất thì bên hội đồng bồi thường
tiến hành giao đất cho chủ đầu tư để tiến hành xây dựng công trình thủy điệnSông Tranh 2 Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường cho những hộ dân trongdiện quy hoạch
4.2.2 Thực trạng thu hồi đất để xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 tại địa bàn nghiên cứu
4.2.2.1 Thực trạng thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu
Diện tích đất bị thu hồi đất tại xã Trà Đốc được thể hiện qua bảng 4.3dưới đây, theo quy hoạch tổng số dân bị ảnh hưởng trực tiếp nằm trong mặtbằng công trình và vùng ngập lòng hồ của thủy điện Sông Tranh 2 phải dichuyển chỗ ở tại xã Trà Đốc là 130 hộ Tổng diện tích đất tự nhiên bị thu hồicủa toàn xã là 234,64 ha, trong đó có 87,52 ha diện tích đất nông nghiệpchiếm 37,30% tổng diện tích đất tự nhiên bị thu hồi, 54,06 ha diện tích đất phi
Trang 33nông nghiệp chiếm 23,04% tổng diện tích đất tự nhiên bị thu hồi và đất chưa
sử dụng bị thu hồi là 93,06 ha chiếm 39,66%
Với 87,52 ha diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì diện tích đất trồngcây hàng năm khác bị thu hồi nhiều nhất với diện tích là 55,42 ha chiếm63,32% tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, tiếp đó là diện tích lúanương 20,60 ha chiếm 23,54% tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.Trong 54,06 ha diện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi thì có 90,14% diệntích đất sông suối bị thu hồi, đất ở chỉ bị thu hồi 5,04 ha chiếm 9,32% tổngdiện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi
Bảng 4.3: Tình hình thu hồi đất tại xã Trà Đốc
Loại đất Diện tích bị thu hồi
Trang 34Mặt khác sử dụng tiền đền bù đó mở thêm các ngành nghề sản xuấtkinh doanh, dịch vụ, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là hoạt độngchăn nuôi, ,từ đó giải quyết tốt thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp
và nâng cao thu nhập cho gia đình
4.2.2.2 Tình hình thu hồi đất và số tiền đền bù nhận được của hộ được khảo sát
Qua bảng 4.4 cho thấy diện tích đất của nông hộ sau khi thu hồi giảmnhiều so với trước khi thu hồi đất vì sau khi thu hồi đất việc đầu tư vào muađất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất chưa nhiều
Diện tích đất ở và đất vườn của nông hộ bị thu hồi gần như toàn bộ, saukhi nhận được khoản tiền đền bù thì người dân đầu tư vào mua đất để xâydựng nhà cửa nhiều hơn làm cho diện tích đất ở tăng so với trước khi thu hồi.Bình quân chung cả ba nhóm hộ diện tích đất ở sau thu hồi là 0,03 ha/hộ,nhóm hộ nghèo trước khi thu hồi diện tích đất ở là 0,01 ha/hộ và đã bị thu hồihết sau đó nhận tiền đền bù thì tiến hành mua đất nên diện tích đất ở tăng lên,diện tích đất ở sau thu hồi của nhóm hộ nghèo là 0,04 ha/hộ
Diện tích đất trồng lúa của nhóm hộ khá giảm đáng kể, trước khi thuhồi là 0,29 ha/hộ nhưng sau khi thu hồi diện tích chỉ còn 0,15 ha/hộ Trongkhi đó nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo thì diện tích trồng lúa giảm đi íthơn vì sau khi bị thu hồi họ đầu tư nhiều vào mua đất nông nghiệp để tiếp tụcsản xuất Diện tích đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản của nhóm
hộ nghèo tăng so với trước khi bị thu hồi
Diện tích đất trồng cây lâu năm của các nhóm hộ bị giảm đi đáng kể,sau khi bị thu hồi đất trồng cây lâu năm thì diện tích đất trồng cây lâu năm màngười dân mua vào để tiếp tục sản xuất là không cao do người dân chú trọngđầu tư tiền đền bù vào mục đích khác chủ yếu là mục đích mua và xây dựngnhà cửa, mua sắm các phương tiện sinh hoạt trong gia đình Nhóm hộ nghèotrước khi thu hồi bình quân là 0,12 ha/hộ, sau thu hồi chỉ còn 0,06 ha/hộ,nhóm hộ khá trước khi thu hồi diện tích đất trồng cây lâu năm là 0,08 ha/hộ
và sau khi thu hồi chỉ còn 0,05 ha/hộ
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của nhóm hộ nghèo có tăng so vớitrước khi thu hồi vì nhóm hộ nghèo sau khi bị thu hồi đã đầu tư mua thêm đất
để tiếp tục nuôi trồng thủy sản
Trang 35Bảng 4.4: Tình hình thu hồi đất của các nông hộ
thu hồi(trước2006)
Thuhồi(2006-2007)
Sau thu hồi(sau2007)
Trướcthu hồi(trước2006)
Thuhồi(2006-2007)
Sau thu hồi(sau2007)
Trướcthu hồi(trước 2006)
Thuhồi(2006-2007)
Sau thu hồi(sau2007)
Trướcthu hồi(trước2006)
Thuhồi(2006-2007)
Sauthu hồi(sau2007)
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ, 2011)
Ghi chú: * Những hộ có hoạt động mua thêm đất sau khi bị thu hồi
Trang 36Bảng 4.5: Số tiền đền bù nhận được của các nông hộ
(Tr.đ)
CC(%)
Giá trị(Tr.đ)
CC(%)
Giá trị(Tr.đ)
CC(%)
Giá trị(Tr.đ)
CC(%)