1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

55 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 491 KB

Nội dung

Mô hình này đã bước đầu đã thu được những thành quả đáng kểnhư: thay đổi quy mô nuôi lợn ở các nông hộ, tăng khả năng áp dụng các biệnpháp kỹ thuật thâm canh trong chăn nuôi lợn, tăng th

Trang 1

Phần 1: MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Với vai trò là cầu nối giữa nhà nghiên cứu với người nông dân, khuyếnnông đã cung cấp cho người nông dân những kiến thức về khoa học kỹ thuật,những thông tin về thị trường, văn hóa và xã hội đến với từng nông hộ để họ cónhững quyết định đúng đắn và kịp thời trong sản xuất và trong đời sống củamình Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông đã có nhiều khởi sắc vàbước đầu đã mang lại những thành công nhất định Với việc tập trung chuyểngiao các giống cây trồng, vật nuôi mới đến việc nghiên cứu sâu các nhu cầu củangười dân nhằm giúp các hộ dân có thể lựa chọn được những phương thức sảnxuất phù hợp với điều kiện nông hộ Đặc biệt là việc chuyển đổi phương thứcchăn nuôi nhỏ lẻ sang phương thức thâm canh, bền vững mang lại nhiều thành

quả về kinh tế, xã hội và môi trường

Trong những năm qua, kinh tế của huyện Hải Lăng đã có nhiều chuyểnbiến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,7% [1] Năng suất của cây trồng,vật nuôi đã tăng lên đáng kể, đời sống của người dân đang từng bước được cảithiện Đóng góp vào thành quả đó phải kể đến vai trò của cán bộ khuyến nông -lực lượng chính trong chuyển giao các kĩ thuật mới, trong đó đặc biệt đáng chú ý

đó là việc xây dựng và thực hiện thành công các mô hình sản xuất

Mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường là mộttrong những mô hình khá hiệu quả được triển khai ở Hải Lăng, trong đó Hải Phú

là một trong những xã đầu tiên được chọn làm mô hình này và đạt kết quả kháthành công Với mục đích thay đổi những phương thức chăn nuôi lợn quy mônhỏ, không đảm bảo vệ sinh môi trường qua chăn nuôi quy mô lớn, có hiệu quảmôi trường Mô hình này đã bước đầu đã thu được những thành quả đáng kểnhư: thay đổi quy mô nuôi lợn ở các nông hộ, tăng khả năng áp dụng các biệnpháp kỹ thuật thâm canh trong chăn nuôi lợn, tăng thu nhập cho các hộ gia đình,từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường ở nông thôn,… Tuy nhiên quá trìnhchấp nhận và áp dụng mô hình vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và những hạn chếdẫn đến số lượng các hộ chấp nhận vẫn còn thấp Vậy thì có những yếu tố nào đãtác động đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình cũng như các hiệu quả mà mô

Trang 2

hình mang lại là thế nào? Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, tôi đã tiến hành

đề tài: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình

chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu tổng thể

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chănnuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị

* Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng chuyển giao mô hình chăn nuôi lợn thịt thâmcanh, bảo đảm vệ sinh môi trường;

- Tìm hiểu hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội của mô hình;

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình chănnuôi lợn thịt thâm canh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại địa bàn nghiên cứu

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1 Thực trạng của việc chuyển giao mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh,

đảm bảo vệ sinh môi trường ở địa bàn nghiên cứu diễn ra như thế nào?

2 Mô hình đã đạt được những hiệu quả gì về kinh tế, xã hội, môi trường? Cụthể hiệu quả đó thể hiện như thế nào?

3 Yếu tố gì ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình? Các yếu tố

đó ảnh hưởng như thế nào?

Trang 3

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm về mô hình và mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường

2.1.1 Khái niệm về mô hình

Mô hình là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khácnhau, nó dùng để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mốiquan hệ hay ý tưởng nào đó Trong chuyển giao kĩ thuật, mô hình được hiểu

là quá trình xây dựng một sự mô phỏng nhằm tạo ra một khuôn mẫu để ngườidân có thể học hỏi và làm theo [2]

Theo quan niệm của nhiều cơ quan chuyển giao thì mô hình bao gồmcác đặc trưng sau: (1) Là hình mẫu tối ưu cho một giải pháp; (2) Phải có tínhđại diện cho vùng có điều kiện tương tự; (3) Phải áp dụng được các kỹ thuậttiến bộ vào sản xuất; (4) Phải có tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môitrường [2]

Đối với lĩnh vực khuyến nông, mô hình được hiểu là quá trình xâydựng một hình thức để mô phỏng nhằm tạo ra khuôn mẫu để người dân có thể

dễ dàng tìm hiểu và thực hiện [2] Và cách hiểu này cũng được áp dụng vàonghiên cứu này trong quá trình xác định mô hình nghiên cứu

2.1.2 Khái niệm mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường

Mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trườngđược hiểu trên 2 khía cạnh Tuy nhiên, hai khía cạnh được hiểu lại có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau Theo Vũ Hữu Định (1986), “Thâm canh trong

chăn nuôi có nghĩa là đầu tư thêm lao động sống, lao động quá khứ và ápdụng kỹ thuật mới để nuôi lợn đạt năng suất cao với giá thành hạ nhất.Phương thức chăn nuôi lợn thâm canh còn đòi hỏi các nông hộ chăn nuôi lợncần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công tác quản lý để tăng nhanh hơn sảnlượng thịt lợn sản xuất cho nhu cầu đời sống nhân dân và làm hàng hóa cungcấp cho nhà nước, sản lượng phân bón cung cấp cho nông nghiệp, đồng thời

Trang 4

năng suất chăn nuôi, năng suất lao động cũng phải nâng lên” [5] Còn trongchăn nuôi lợn hiện nay thì khái niệm chăn nuôi lợn thịt thâm canh còn được

hiểu là mô hình với mục đích chuyển đổi cách thức chăn nuôi lạc hậu của

người dân thành cách thức nuôi có định hướng, đầu tư kinh phí và thời giannhằm giúp người dân có thể hoạch toán được kinh phí để xây dựng được một

mô hình mang lại giá trị kinh tế cao

Mô hình đảm bảo vệ sinh môi trường được hiểu thông qua hình thức xâydựng hầm chứa phân (còn được gọi là hầm chứa Biogas) Đây là một hệ thống

tự động, khí được sinh ra khi trong hầm phân hủy, lượng khí này sẽ đẩy chất thảivào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu Khi mở van thì chất cặn bã trong bể áp lực

và ống nạp nhiên liệu sẽ đẩy khí ra để sử dụng Do đó, mô hình đã giúp nông hộ

có thể giảm bớt lượng phân thải ra môi trường và đã góp phần rất lớn trong việclàm giảm ô nhiễm nhằm bảo vệ sức khỏe gia đình, cộng đồng và mang lại giá trịkinh tế với việc tạo thành gas sử dụng trong sinh hoạt gia đình

Như vậy, mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môitrường là một mô hình với mục đích chuyển đổi cách thức chăn nuôi lạc hậuthành cách thức nuôi theo hướng công nghiệp, đầu tư kinh phí và thời giannhằm tăng lên về hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường

2.2 Vai trò của chăn nuôi lợn đối với nông hộ

Chăn nuôi lợn có một vai trò rất lớn trong việc cung cấp phân bón chongành trồng trọt, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu sinh hoạt con người và gópphần làm tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nông hộ

Chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành chủ yếu của sản xuất nông nghiệp,giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời và ảnh hưởng qua lạilẫn nhau Phân lợn là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể, một con lợnthịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg phân, ngoài ra nước tiểu cònchứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao [6] Do vậy, phân lợn là một trongnhững nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất,nâng cao năng suất cây trồng, giảm đầu tư trong sản xuất từ đó tăng hiệu quảkinh tế, tăng sức cạnh tranh và giảm ô nhiễm môi trường [5]

Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nước ta mà cả

Trang 5

gian chăn thả và chu kỳ tái sản xuất ngắn bên cạnh đó còn có sức tăng trưởngnhanh Theo Nguyễn Thế Nhã thì mức sản xuất và tăng trưởng của lợn cao gấp 5 -

7 lần so với chăn nuôi bò trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, tỷ trọng thịt sau giết

mổ so với trọng lượng thịt tương đối cao, có thể đạt tới 70 - 72% trong lúc bò chỉđạt 40 - 45% [6] Giáo sư Harris và cộng tác viên (1956) cũng cho biết cứ 100 gthịt lợn nạc có 367 Kcal, 22 g Protein [7] Vì vậy thịt lợn là loại thực phẩm càngđược coi trọng trong bữa ăn hàng ngày Hơn nữa chăn nuôi lợn còn cung cấpnguyên liệu cho công nghiệp chế biến Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính chocác công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp, thịt lợn xay và cũng là nguyênliệu quan trọng trong các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc,giò mỡ [16]

Chăn nuôi lợn còn góp phần tạo thu nhập ổn định và làm tăng tính anninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu giađình Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tưcho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, machay…[16]

Hiện nay, cả nước có khoảng 7,7 triệu hộ chăn nuôi lợn chiếm 79% số

hộ nông nghiệp [8] điều này khẳng định chăn nuôi lợn vẫn là nguồn thu nhậpquan trọng của nhiều hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

2.3 Tình hình xây dựng mô hình trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay hoạt động khuyến nông luôn đạt được nhữngbước phát triển quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của nôngnghiệp nông thôn Hoạt động này được thể hiện qua 4 nội dung chính: chuyểngiao tiến bộ kỹ thuật thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn, đào tạohuấn luyện, thông tin tuyên truyền và hợp tác quốc tế về khuyến nông -khuyến ngư Trong đó hoạt động xây dựng mô hình rất được chú trọng vàkinh phí cho hoạt động này chiếm tỷ lệ (80,87%) trong tổng kinh phí chi 4 nộidung trên [4]

Thông qua hoạt động này đã có rất nhiều chương trình đạt được nhữngkết quả tốt trong đó có xây dựng và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâmcanh, đảm bảo vệ sinh môi trường Mô hình đã tạo giúp người dân thấy tậnmắt những kết quả chăn nuôi qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, từ đó

Trang 6

họ tin tưởng và tự quyết định làm theo Ngoài ra mô hình còn có những tácđộng rộng rãi thông qua việc tham quan học hỏi của người dân từ nơi khácđến Khuyến nông chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao cảitiến năng suất, chất lượng vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi.

Trong cả nước có 320.000 hộ gia đình đang thực hiện mô hình chănnuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường chiếm 4,16% trong tổng

số 7,7 triệu hộ chăn nuôi lợn [4] Như vậy, số lượng hộ không chấp nhận môhình vẫn còn rất cao và chiếm đa số trong tổng số hộ chăn nuôi Theo nhiềutài liệu, nghiên cứu có liên quan thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộkhông chấp nhận mô hình cao, tuy nhiên thiếu vốn đầu tư được xem là nguyênnhân cơ bản nhất

2.4 Tình hình xây dựng mô hình trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Quảng Trị

Quảng trị là tỉnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hàng năm thườngxuyên bị ảnh hưởng bởi sự tàn phá của thiên tai, và dịch bệnh gây hại trên câytrồng và vật nuôi Trước những thách thức đó, năm 2008, Trung tâm khuyếnnông, khuyến lâm tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân về trồngtrọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp Trong đó các tiến bộ kỹ thuậtchăn nuôi lợn vẫn rất được chú trọng vì sản phẩm thịt lợn rất được thị trườngchấp nhận và tiêu thụ rộng rãi trên cả nước Cách lựa chọn thức ăn, kỹ thuậtnuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi lợn thâm canh kết hợp xử lýchất thải bằng bể biogas đã từng bước thay đổi được tập quán chăn nuôi quãngcanh, tận dụng sang chăn nuôi tập trung thâm canh Cũng từ đây đã xuất hiệnnhiều trang trại, gia trại, nhiều vùng chăn nuôi tập trung, quy mô nuôi từ 30 -

100 con tăng lên đáng kể [10]

Chương trình nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường ban đầutriển khai với 15 mô hình vào đầu năm 2005, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ

thức ăn, thuốc thú y và xây hầm biogas theo định mức của chương trình, chủ yếu xây dựng tại Hải Lăng, Gio Linh và Triệu Phong Sau thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng tại các

điểm trình diễn đều cho hiệu quả kinh tế cao và an toàn vệ sinh môi trường [10]

Mục đích chính của mô hình là tiến đến một nền nông nghiệp sạch, bềnvững, do đó mô hình đã góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm tại

Trang 7

nhân rộng mô hình thì tỷ lệ hộ chấp nhận, áp dụng không ngừng được tăng lên;qua đó, hiệu quả mô hình ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong công tácxóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương [10].

Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có gần 5.000 hộ chấp nhận và áp dụng

mô hình, chiếm 3,97% trong tổng số 126.000 hộ chăn nuôi [10] Theo kết quảcủa nhiều tài liệu, nghiên cứu liên quan thì tỷ lệ hộ xây dựng mô hình đang rấtthấp và có nhiều lý do hộ không chấp nhận Trong đó có các lý do về thịtrường tiêu thụ không ổn định, hộ có khả năng sử dụng lượng chất thải từchăn nuôi một cách hiệu quả và do kinh tế gia đình không ổn định, trong đó lý

do về kinh tế không ổn định là quan trọng nhất

2.5 Hiệu quả của mô hình

2.5.1 Hiệu quả kinh tế

2.5.1.1 Khái niệm

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế Theo tácgiả Nguyễn Tiến Mạnh thì: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế kháchquan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã

xác định”[11] Còn tác giả Ngô Đình Giao lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là

tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trongnền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”[12]

Về mặt tổng quát có thể nói rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trùkinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phảnánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đótrong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra

Việc nâng cao hiệu quả hinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêucầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng, phát triển xã hội nói chung.Điều này được thể hiện ở chỗ: (1) Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiệncó; (2) Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệphóa - hiện đại hóa; (3) Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh; (4) Nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho người lao động

Trang 8

2.5.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Để xác định hiệu quả kinh tế của mô hình có hai phương pháp để thực hiện:

Phương pháp theo dạng thuận : H = Q/C Phương pháp này có nghĩa là 1 đơn

vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị hiệu quả Trong đó: H là hiệu quả, Q làlượng kết quả đạt được và C là chi phí hoặc các yếu tố đầu vào

Phương pháp theo dạng nghịch: h = C/Q Phương pháp này có nghĩa là để

đạt được một đơn vị kết quả thì cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí Trong đó: h

là hiệu quả, C là chi phí hoặc các yếu tố đầu vào và Q là lượng kết quả đạt được

Trong nghiên cứu này, phương pháp theo dạng thuận đã được sử dụngnhằm tìm ra được hiệu quả về kinh tế mà chăn nuôi lợn theo mô hình đã mang lại

2.5.2 Hiệu quả môi trường

Xem xét về hiệu quả môi trường thì chương trình Khí sinh học cho

ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam (2003 - 2005) của văn phòng Dự ánkhí sinh học trung ương đã xác định thông qua:

- Nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cho nông sản sạch;

- Xử lý chất thải nông thôn giảm thiểu rất lớn về ô nhiễm môi trường;

- Việc không dùng củi trong đun nấu đã hạn chế phần nào nạn chặt phárừng, tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến môi trường [18]

Theo tác giả Trần Nhân Ái (2005) xem xét hiệu quả môi trường trên hai khía cạnh:

- Về quản lý và thay thế chất đốt gây hiệu ứng nhà kính bằng sử dụng khígas an toàn

- Về quản lý phân: Sử dụng phân để sản xuất khí sinh học [19]

Trong nghiên cứu này, hiệu quả môi trường được xác định thông qua phương pháp định tính Cụ thể qua các tiêu chí sau:

- Qua ý kiến người dân tại hai thời điểm: trước khi có mô hình và sau khi có mô hình;

- Hiệu quả được thể hiện thông qua 2 hiệu quả lớn là thay thế được chấtđốt và quản lý được nguồn phân thải ra từ chuồng nuôi

Trang 9

2.5.3 Hiệu quả xã hội

Xem xét hiệu quả xã hội, chương trình Khí sinh học cho ngành chănnuôi ở một số tỉnh Việt Nam (2003 - 2005) của văn phòng Dự Án khí sinhhọc trung ương đã xác định thông qua các tiêu chí sau:

Sử dụng khí sinh học thay đổi tập quán đun nấu của người dân theo hướng côngnghiệp, văn minh, giảm thiểu thời gian cho người phụ nữ kiếm củi và đun nấu [18]

Vậy hiệu quả xã hội được xác định thông qua các chỉ tiêu mang tính chất

định tính Cụ thể như sau:

- Thay đổi tập tính sản xuất của người dân từ chăn nuôi tận dụng sangchăn nuôi thâm canh, có đầu tư;

- Tăng khả năng tham gia của người dân vào cộng đồng;

- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân

2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận mô hình

2.6.1 Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên ngoài là những yếu tố tồn tại bên ngoài nông hộ, không phụthuộc vào bản chất của hộ gia đình Yếu tố bên ngoài bao gồm: điều kiện tựnhiên, phương pháp chuyển giao, phương pháp tiếp cận, chính sách của nhànước và địa phương, thị trường tiêu thụ và các tổ chức cộng đồng

2.6.1.1 Điều kiện tự nhiên

Nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên Trong đó cácyếu tố như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triểnnông nghiệp Đồng thời những yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp đến quá trình chuyển giao và áp dụng mô hình của hộ Ở những vùng cóđiều kiện nhiệt độ và lượng mưa thuận lợi thì sự phát triển của trồng trọt vàchăn nuôi càng trở nên thuận tiện hơn Lũ lụt và khô hạn sẽ gây nên tình trạngthiếu nước và ngập úng, làm giảm sức sản xuất của cây trồng và vật nuôi, ảnhhưởng lớn đến cơ cấu thu nhập của hộ Do vậy, nếu một vùng có điều kiệnthời tiết bất thường thì người dân rất e ngại khi chấp nhận và áp dụng kỹ thuậtmới vì sợ rủi ro

Trang 10

Vị trí địa lý cũng là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc chuyển giao

và áp dụng các kỹ thuật mới của người dân [13] Vùng ở xa trung tâm thườngkhó để có cơ hội tiếp cận các kỹ thuật mới nên đã giảm khả năng áp dụng

2.6.1.2 Phương pháp chuyển giao

Phương pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp là cáchthức chuyển giao thông tin và kỹ thuật tiến bộ, bao gồm cả kiến thức, tổ chứcsản xuất, thị trường đến tay người dân [14] Nói cách khác phương phápchuyển giao là cách truyền bá các thông tin về các kỹ thuật tiến bộ đến nôngdân để nông dân có thể triển khai áp dụng và nhân rộng trên diện rộng [14].Theo Đỗ Kim Chung, thì có ba phương pháp chuyển giao: (1) phương pháptiếp xúc nhóm (bao gồm mô hình trình diễn, tập huấn, tham quan, hội nghịđầu bờ và họp nhóm), (2) Phương pháp tiếp xúc cá nhân (bao gồm thăm vàgặp nông dân, tư vấn và điện thoại) (3) Phương pháp truyền thông đại chúng(bao gồm các chương trình trên đài phát thanh, tivi, áp phích, quảng cáo)

Về phương pháp tiếp xúc nhóm: các cán bộ chuyển giao truyền thôngtin về kỹ thuật tiến bộ thông qua họp nhóm, trao đổi hội thảo đầu bờ, tậphuấn, tham quan, làm mô hình trình diễn Ưu điểm của phương pháp này là cóthể giúp được nhiều nông dân tiếp cận và nắm được phương pháp, thông tin

có hiệu quả hơn các phương pháp khác

Phương pháp tiếp xúc cá nhân: là phương pháp mà cán bộ chuyển giaotiếp xúc với từng nông dân thông qua các hình thức như: thăm và gặp nôngdân trực tiếp hoặc thông qua tư vấn, điện thoại Ưu điểm của phương phápnày là nông dân có thể được cán bộ chuyển giao trực tiếp giải quyết chonhững vấn đề của hộ Tuy nhiên, do thiếu cán bộ nên không thể thực hiệnđược phương pháp này trên một quy mô lớn, một số cán bộ có xu hướng tiếpxúc với người giàu nên đã tạo ra sự phân biệt đối với người nghèo

Phương pháp truyền thông đại chúng: đây là một phương pháp tiến bộrất được sử dụng bằng cách đưa thông tin lên truyền hình, đài, báo, tờ rơi, ápphích… Ưu điểm của phương pháp này là đã mang lại thông tin cho nhiềunông dân, tuy nhiên, mỗi nông hộ có những cách tiếp cận và những nhu cầukhác nhau nên không thể chỉ sử dụng mỗi phương pháp này

Trang 11

Để có thể gặt hái được những thành công trong công tác khuyến nông thìmột điều kiện rất quan trọng đó chính là phương pháp chuyển giao có sự thamgia của người dân Trịnh Thị Thường Mai (1992) đã kết luận rằng: một chươngtrình khuyến nông muốn gặt hái được thành công thì trước hết phải thu hút được

sự tham gia của người dân Điều này được xem là điều kiện quyết định sự thànhcông của chương trình khuyến nông Vì rằng khuyến nông chuyển giao những

kỹ thuật cho nông dân nhưng nông dân không được tham gia thì kỹ thuật đóchuyển giao cho ai

2.6.1.3 Yếu tố thị trường

Thị trường đầu vào, đầu ra là một trong những yếu tố quan trọng trongviệc tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới Việc phát triển một mô hình có đầu vào

và đầu ra khá thuận lợi và được đảm bảo thì khả năng thành công của mô hình

sẽ rất cao và ngược lại Một số mô hình được xây dựng thành công về mặt kĩthuật và sản lượng đạt được, tuy nhiên thị trường không đảm bảo thì ngườidân không đủ tin cậy để áp dụng mô hình [15]

Đối với các mô hình về chăn nuôi, thì yếu tố đầu ra mang ý nghĩa rấtquan trọng vì nó sẽ quyết định có tham gia hay không tham gia mô hình củanông hộ Nếu đầu ra của chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như: không có thịtrường để tiêu thụ hoặc bị ép giá gây nên tổn thất về kinh tế của nông hộ thì

hộ sẽ ngần ngại trong tiếp nhận và thực hiện mô hình, nếu ban đầu có chấpnhận và áp dụng nhưng sau một thời gian sẽ dừng lại và không nhân rộngnữa Tóm lại: trong khi giá cả đầu vào tăng cao mà giá cả đầu ra lại giữnguyên hoặc giảm sút thì sự duy trì mô hình có thể bị hạn chế

2.6.1.4 Chính sách của nhà nước và địa phương

Ở mỗi địa phương sẽ có những chính sách để phát triển khác nhau tùythuộc vào từng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đó Tất cả cácchính sách này đều nhằm một mục tiêu chung là tạo ra những điều kiện và cơhội tốt nhất để có thể tận dụng và phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có,hạn chế đến mức tối đa các yếu tố tiêu cực mang lại sự phát triển toàn diện chođịa phương

Trang 12

Trong chính sách phát triển chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi lợn thịtthâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường, chính quyền địa phương đã cùng kếthợp với các tổ chức, các cơ quan chuyển giao nhằm tìm ra được những dự án

để hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho người dân làm tăng lên số hộ chấp nhận và

áp dụng mô hình Tuy nhiên, không phải một chính sách nào cũng đều có thểphát huy hết những ưu điểm mà bên cạnh đó còn có những hạn chế gặp phảitrong quá trình thực hiện chính sách Những đối tượng được hưởng lợi thườngkhông được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, lý do là cán bộ chuyển giao thườngtiếp cận với những hộ kinh tế khá vì dễ tiếp cận và dễ chấp nhận mô hình hơn.Một số chính sách trong quá trình thực hiện mô hình thường sử dụng kết quả

áp dụng tại một địa phương khác để sử dụng thực hiện tại một số vùng Do vậy,

có những chênh lệch về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, các nguồn lực của hộgiữa các vùng nên việc quyết định thực hiện một kỹ thuật nào đó của người dânđịa phương thường gặp nhiều khó khăn hơn các vùng đã được thử nghiệm

2.6.1.5 Vai trò của các tổ chức cộng đồng

Các tổ chức cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội của người dântrong cộng đồng Tùy theo từng nơi và từng địa phương mà các tổ chức cộngđồng có những hoạt động, những chức năng và nhiệm vụ khác nhau Tại cácdân tộc miền núi thì người đứng đầu các tổ chức cộng đồng chính là các giàlàng, trưởng bản; đây sẽ là những người đưa lại thông tin mang tính quyếtđịnh cho dân bản Các tổ chức như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội phụ lão, chiđoàn thanh niên và các câu lạc bộ khác sẽ là nguồn đưa lại thông tin được tincậy nhất trong cộng đồng địa phương tại miền xuôi Tuy tổ chức có vai tròriêng khi tập hợp lại sẽ giải quyết chung những sự việc của cộng đồng, đượcđông đảo người dân trong cộng đồng hưởng ứng và chấp nhận

Theo Nguyễn Thị Hồng Mai (2001) “sự tồn tại của những mối quan hệsản xuất mới trong cộng đồng nông thôn là hết sức quan trọng để phát huyđược sức mạnh chung, vừa tạo điều kiện để các hộ phát triển kinh tế” Nếucác tổ chức cộng đồng hoạt động tốt thì mối quan hệ của các thành viên sẽ tốthơn, lúc đó mọi thông tin mới trong sản xuất sẽ được truyền bá một cách đầy

đủ Các nông hộ trong cộng đồng sẽ có nhiều cơ hội để học tập lẫn nhau và

Trang 13

2.6.2 Yếu tố bên trong

Yếu tố bên trong là những yếu tố mang tính chất chủ quan và phụ thuộcvào nguồn lực của hộ gia đình

2.6.2.1 Yếu tố kinh tế hộ

Trong các yếu tố nguồn lực thì yếu tố về kinh tế hộ là quan trọng nhất,

nó sẽ quyết định xem gia đình đó có đủ khả đầu tư vào mô hình và trang trảicác khoản chi phí hay không [13] Trong mô hình chăn nuôi lợn thịt thâmcanh, đảm bảo vệ sinh môi trường thì cần có rất nhiều đầu tư ban đầu như:chuồng trại, con giống, các trang thiết bị và đặc biệt là thức ăn Thức ănchiếm chi phí rất cao trong một lứa lợn nuôi Vì đầu tư ban đầu lớn nên môhình không phù hợp với tâm lý một số người dân nhất là người dân nghèo haynhững người dân sợ rủi ro Do vậy, các hộ này không có đủ nguồn lực để đầu

tư thâm canh mà chủ yếu dựa vào các phế phụ phẩm nông nghiệp nên hiệuquả kinh tế chưa cao

Tóm lại, yếu tố kinh tế hộ là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng trongquá trình hộ quyết định chấp nhận mô hình Nếu kinh tế của hộ ổn định thìsẵn sàng chấp nhận rủi ro và chấp nhận kinh phí để đầu tư thâm canh Vàngược lại, khi kinh tế không ổn định thì hộ sẽ sợ rủi ro và không đủ kinh phí

để chi phí cho lượng thức ăn đầu tư cho mô hình

2.6.2.2 Yếu tố trình độ chủ hộ

Một yếu tố nữa cần phải chú ý đến đó là trình độ của lao động trong hộ.Trình độ văn hoá của một người bao gồm tổng thể các kiến thức, kỹ năng,kinh nghiệm của người đó Việc quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng vậtnuôi hay không còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và khả năng thực hiệncủa cộng đồng dân cư đó Nên trình độ dân trí nó được xem như là điều kiệncần cho cộng đồng nông thôn khi tham gia vào các chương trình chuyển giaotiến bộ kỹ thuật, trình độ dân trí giúp họ biết mình cần phải làm gì và làm nhưthế nào khi tham gia vào các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của cácchương trình dự án

Khi thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinhmôi trường thì việc sử dụng kinh nghiệm để áp dụng là rất được đề cao Tuy

Trang 14

nhiên, sử dụng kinh nghiệm vẫn chưa đủ Bởi vì trước đây chăn nuôi chủ yếu

là tận dụng nên những kinh nghiệm được sử dụng vẫn còn đang trong mộtquy mô nhỏ Do vậy, khi thực hiện mô hình điều quan trọng nhất đó chính làkiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng kỹ thuật mới, tạo ra hiệu quả cao

Tóm lại, để có thể chấp nhận và áp dụng một mô hình sản xuất thì córất nhiều các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tốbên trong nông hộ Tuy nhiên, không phải các yếu tố này sẽ ảnh hưởng mộtcách đồng loạt đến các nông hộ chấp nhận hoặc không chấp nhận mô hình màmỗi một yếu tố sẽ có những ảnh hưởng riêng, có yếu tố ảnh hưởng tiêu cực vàcũng có một số ảnh hưởng tích cực và còn tùy thuộc vào từng hộ gia đình

Theo quá trình phân tích thông tin thì việc chấp nhận mô hình chăn nuôilợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ có các yếu tố ảnh hưởng sauđây: (1) điều kiện tự nhiên, (2) phương pháp chuyển giao, (3) chính sách nhànước, địa phương, (4) tổ chức đoàn thể, (5) thị trường đầu ra, (6) kinh tế hộ.Trong đó, yếu tố kinh tế hộ là yếu tố quyết định chủ đạo trong việc chấp nhận

mô hình trên

Trang 15

Phần 3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Thực trạng chuyển giao mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường ở địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1 Một số đặc điểm chính của nông hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

- Nguồn nhân lực bao gồm số khẩu, số lao động, số lao động chính, độtuổi và trình độ văn hóa của chủ hộ;

- Tình hình sử dụng đất của hộ;

- Cơ cấu thu nhập chính của hộ;

- Quy mô lợn nuôi mà hộ đang sản xuất

3.1.1.2 Tình hình xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường ở địa bàn nghiên cứu

- Các loại kỹ thuật đã được chuyển giao về mô hình;

- Nơi chuyển giao/ thực hiện mô hình;

- Thời điểm chuyển giao;

- Đối tượng được chuyển giao;

- Mục tiêu chuyển giao;

- Phương pháp chuyển giao

3.1.1.3 Một số thông tin về chuyển giao mô hình

- Nguồn cung cấp thông tin về mô hình;

- Các phương pháp chuyển giao mô hình;

- Tình hình chấp nhận và áp dụng mô hình

3.1.2 Tính hiệu quả mô hình

3.1.2.1 Hiệu quả mô hình

* Hiệu quả kinh tế (tính trên một con)

Hiệu quả kinh tế = Doanh thu - Chi phí đầu vào

Trang 16

+ Chi phí đầu vào

- Chi phí mua giống;

- Chi phí thức ăn;

- Chi phí công lao động;

- Tư liệu sản xuất, chuồng trại

+ Đầu ra

- Trọng lượng khi xuất chuồng;

- Giá bán lợn thịt;

- Lượng gas tạo ra, lượng điện dùng để thắp sáng

* Hiệu quả môi trường

- Hiệu quả thay thế chất đốt;

- Hiệu quả quản lý lượng phân thải ra môi trường;

- Giảm chặt phá rừng

* Hiệu quả xã hội

- Những thay đổi về tập tính sản xuất;

- Nâng cao được sự tham gia của người dân trong cộng đồng từ đó nângcao được năng lực và kiến thức cho người dân;

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường;

- Hạn chế sự mâu thuẫn trong quan hệ láng giềng

3.1.2.2 Tính phù hợp

- Phù hợp với định hướng phát triển của địa phương;

- Phù hợp với định hướng phát triển của gia đình;

- Phù hợp với sự thay đổi nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất đểgiảm khí CO2

3.1.2.3 Khả năng tận dụng các loại nguồn lực

Trang 17

3.1.3 Yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường

3.1.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

* Yếu tố tự nhiên

- Nội dung và phương pháp chuyển giao (các phương pháp chuyển giao; ưu

và nhược điểm của từng phương pháp)

- Thị trường (đầu vào, đầu ra) của chăn nuôi lợn thâm canh, bảo vệ môi trường

3.1.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong

- Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế hộ (thu nhập và chi tiêu của hộ)

- Trình độ văn hóa chủ hộ

- Diện tích đất thủy sản

3.1.4 Đề xuất các giải pháp từ phía địa phương, các cơ quan chuyển giao

để tăng lên về số lượng các hộ chấp nhận và áp dụng mô hình

- Những khó khăn trong quá trình chấp nhận và áp dụng mô hình

- Các giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Hải Phú là xã nằm ở phía Bắc của huyện Hải Lăng, trên trục đườngquốc lộ 1A, cách thị trấn Hải Lăng 6 km về phía Nam Xã bao gồm hai thônLong Hưng và Phú Hưng với tổng dân số 4.315 nhân khẩu Đây là xã có vị tríthuận lợi nên việc phát triển các ngành nghề dịch vụ trong đó có bán các vậtliệu xây dựng, thức ăn gia súc và các cơ sở bán thuốc thú y rất phổ biến

Khí hậu của xã phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa nắng từ tháng 4 đếntháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Mùa khô có nền nhiệt độ

Trang 18

cao kết hợp với gió mùa Tây Nam khô và nóng, độ ẩm không khí thườngxuyên dưới 50%, đây là nguyên nhân gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuấtcủa người dân; đặc biệt trong chăn nuôi thiếu nước sạch để cho lợn uống và vệsinh chuồng trại hàng ngày Mùa lạnh thường kéo theo gió mùa Đông Bắc rét

và khô gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vậtnuôi

Sự phân bố dân cư của xã Hải Phú không đồng đều giữa hai thôn Số dânthôn Long Hưng chiếm 67,4% số dân của toàn xã, trong khi thôn Phú Hưngchỉ chiếm 32,6% Điều kiện cơ sở hạ tầng như: điện, nước, giao thông, y tế,thông tin, giáo dục ở tại hai thôn đang ngày càng được chính quyền xã quantâm, đầu tư và nâng cấp

Mặc dù là một xã gần trung tâm của thị xã Quảng Trị nhưng côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềmnăng của xã ven đô, tỷ trọng chỉ đạt 45% tổng giá trị sản xuất của xã

Trong những năm trở lại đây, xã có rất nhiều cơ quan chuyển giao môhình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt trongnăm 2007 - 2008 mô hình đã thu hút rất nhiều người dân tham gia và thực hiện,

số hộ chấp nhận và thực hiện mô hình đã lên đến 45 hộ Tuy nhiên, tỷ lệ hộkhông chấp nhận mô hình vẫn còn khá cao Bên cạnh những khó khăn gây cảntrở thì xã có sự thuận lợi về giao thông đi lại, về tài nguyên thiên nhiên (diện tíchđất bình quân 8 sào/hộ) và nguồn lao động khá dồi dào (chiếm 49,90% dân số).Trên đây là những lý do mà xã Hải Phú đã được chọn làm vùng nghiên cứu cho

đề tài này

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Số liệu được thu thập bằng hai phương pháp chính là thu thập số liệuthứ cấp thứ cấp và thu thập số liệu sơ cấp

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua việc tiếp cận và xin báo cáo từ các

nguồn cung cấp thông tin của xã, trạm khuyến nông và các cơ quan chuyển giao.

Nội dung cụ thể được thu thập là:

Trang 19

- Thu thập các thông tin số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xãHải Phú, huyện Hải Lăng.

- Thu thập các số liệu đã công bố về tình hình chuyển giao mô hình trongchăn nuôi lợn thịt ở địa phương

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thông qua sử dụng các công cụ PRA để thảo luận nhóm, phỏng vấnsâu và phỏng vấn hộ

a) Thảo luận nhóm

Có 3 cuộc thảo luận đã được được tổ chức nhằm mục đích là để biết

được thông tin về một số yếu tố ảnh hưởng, xác định yếu tố ảnh hưởng lớnnhất và xác định các biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi củacác yếu tố

Thảo luận nhóm cán bộ: tiến hành thảo luận với 4 cán bộ: 2 trưởng thôn, 1

khuyến nông viên xã, 1 cán bộ khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến lâm huyện

Thảo luận nhóm những hộ không chấp nhận mô hình: được tiến hành

với 5 hộ dân mục đích chính là xác định các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố ảnhhưởng mang tính quyết định đến việc hộ không chấp nhận mô hình

Thảo luận nhóm hộ dân áp dụng mô hình: được tiến hành với 6 hộ dân

bao gồm: 3 hộ áp dụng thành công và 3 hộ áp dụng thất bại Nhằm tìm rađược lý do thất bại, các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố ảnh hưởng quan trọngnhất đến vệc chấp nhận mô hình của gia đình nông hộ

Để thu thập được các thông tin trên thì các công cụ SWOT, liệt kê và

so sánh cặp đôi đã được sử dụng nhằm:

- Xác định các điểm yếu, điểm mạnh của địa phương trong tình hình chănnuôi của xã

- Xác định các cơ quan chuyển giao chính về mô hình, nội dung chuyểngiao và phương pháp chuyển giao

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc chấp nhận mô hình

- Những thuận lợi và khó khăn mà người dân đang gặp phải trong quá trìnhchấp nhận, áp dụng mô hình

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của cácyếu tố và thúc đẩy yếu tố ảnh hưởng có lợi

Trang 20

b) Phỏng vấn sâu:

Phỏng vấn sâu 4cán bộ (1 cán bộ khuyến nông của trạm, 1 khuyến nôngviên xã và 2 trưởng thôn) và 2 nông dân nồng cốt Mục đích là thu thập đượcthông tin về tình hình xây dựng mô hình và thực hiện mô hình tại địa bàn nghiêncứu, xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề ra các biện pháp khắc phục

c) Phương pháp phỏng vấn hộ

Tiêu chí chọn hộ: 30 hộ có tham gia áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâmcanh, đảm bảo vệ sinh môi trường và 30 hộ chăn nuôi lợn thịt thâm canh nhưngkhông áp dụng mô hình Các hộ được chọn đều biết đến thông tin về mô hình

Nguồn thông tin được thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc và bán cấutrúc đã chuẩn bị trước Thông tin được thu thập chủ yếu là tình hình kinh tếhộ; một số thông tin về xây dựng và chuyển giao mô hình; các yếu tố ảnhhưởng; yếu tố ảnh hưởng chủ đạo; các lý do chấp nhận và không chấp nhận

mô hình

3.2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được mã hoá và xử lý thống kê bằng các phép tínhtrên phần mềm Excel (2003) và SPSS (15.0)

- Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp phân tích: phân tích định tính vàphân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng và mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố

- Tiến hành phân tích, so sánh giữa hai nhóm hộ có áp dụng mô hình và không

áp dụng mô hình để tìm ra sự ảnh hưởng của các yếu tố và hiệu quả kinh tế của

mô hình

* Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Việc tính hiệu quả kinh tế được tính cho một con/lứa và đã sử dụng các cách tính sau:

* Đầu vào:

- Chi phí giống = số kg/con x đơn giá

- Thức ăn = số kg thức ăn/ngày/con x số ngày/lứa x đơn giá (ước lượng số ngày trên lứa là 90 ngày)

- Chi phí điện nước thú y = tổng chi điện, nước, thú y/con/lứa

Trang 21

- Khấu hao tài sản được tính bằng công thức tính khấu hao bình quân

Công thức tính:

Mức khấu hao = (Tổng giá trị tài sản + thanh lý - thu hồi) /số năm sử dụng.Tuy nhiên, do giá trị thanh lí và thu hồi ở trong chăn nuôi là rất nhỏ nêncông thức có dạng là:

Mức khấu hao = Tổng giá trị tài sản/số năm sử dụng [17]

+ Đối với mô hình thâm canh:

Khấu hao/con = chi phí xây chuồng/số năm sử dụng/số lứa/số con +chi phí mua dụng cụ sản xuất/số năm sử dụng/số lứa/số con

+ Đối với mô hình thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường:

Khấu hao/con = chi phí xây chuồng/số năm sử dụng/số lứa/số con + chiphí mua dụng cụ sản xuất/số năm sử dụng/số lứa/số con + chi phí xây hầmbiogas/số năm sử dụng/số lứa/số con

- Tổng chi/con = tổng tất cả các khoản chi trên 1 con

- Lượng gas được tính thông qua việc quy đổi từ lượng củi sử dụng tronggia đình Cụ thể: Lượng gas = số tiền củi/ngày x 90 ngày /số con

* Hiệu quả/con = tổng thu/con - tổng chi/con

Trang 22

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Thực trạng chuyển giao mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường

4.1.1 Một số đặc điểm chính của nông hộ điều tra

4.1.1.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đếnnăng lực sản xuất của hộ Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôilợn nói riêng, khi nguồn nhân lực đảm bảo thì khả năng mở rộng quy mô sảnxuất cũng như việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sẽ được đảm bảo hơn Tuổicủa chủ hộ, số năm đến trường, số nhân khẩu và số lao động chính là những chỉtiêu để xem xét nguồn nhân lực của hộ tại điểm nghiên cứu

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu về nguồn nhân lực của hộ

Nhóm hộ có áp dụng (N=30)

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy số lao động chính, số nhân khẩu, tuổi và trình

độ chủ hộ không có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ Độ tuổi bình quân của cácchủ hộ khoảng 46 tuổi, nhóm hộ không áp dụng có độ tuổi (46,4 tuổi) lớn hơn tạinhóm hộ có áp dụng mô hình (46,1 tuổi) Về trình độ, các chủ hộ ở cả hai nhóm

hộ đều có trình độ văn hoá khoảng hết lớp 9 và ít có sự sai khác mang ý nghĩathống kê giữa hai nhóm hộ này Số lao động bình quân/hộ khoảng 2 lao động,trong đó hộ ở nhóm áp dụng có số lao động cao hơn (2,3 lao động) và thấp hơn

là hộ tại nhóm hộ không áp dụng (1,9 lao động) và sự khác biệt này có ý nghĩa

Trang 23

lao động chính cao hơn và số lao động chính thì sẽ quyết định đến việc chấpnhận mô hình.

4.1.1.2 Tình hình sử dụng đất của nông hộ

Diện tích đất là một yếu tố góp phần quan trọng trong việc quyết địnhhình thức áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môitrường Bởi vì phải cần một diện tích đủ lớn để có thể xây dựng một hầmchứa có thể tích đúng kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả và mức độ an toàn caokhi sử dụng gas Bên cạnh đó, diện tích đất sẽ quyết định quy mô chuồng trại

và khả năng trồng các cây thức ăn cho chăn nuôi lợn Sau đây là một số thôngtin chung về tình hình sử dụng đất cũng như nguồn tài nguyên về đất củanông hộ

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất của nông hộ

Đơn vị: (sào)

Nhóm hộ có ápdụng (N=30)

và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05)

Trang 24

Nhìn chung diện tích các loại cây trồng của hai nhóm hộ không cao.Diện tích này rất có vai trò trong việc tăng khả năng tận dụng các nguồn thức

ăn như: bột cám, bột khoai, bột ngô,bột sắn nhằm bổ sung chất dinh dưỡngcho lợn nuôi và giảm đi chi phí mua thức ăn ngoài Nếu xét với mức độ chênhlệch về diện tích đất thì mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh vẫn có thể chuyểnthành mô hình có kết hợp với biogas vì diện tích đất vườn là tương đương

4.1.1.3 Quy mô nuôi

Quy mô nuôi sẽ phản ánh phần nào khả năng nuôi thâm canh cũng nhưnăng lực sản xuất của từng hộ Để phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện kinh

tế cũng như các đặc điểm khác của gia đình, các nông hộ đã chọn những quy

mô nuôi khác nhau Nhằm tìm hiểu số lượng lợn bình quân được nuôi tại hainhóm hộ và tỷ lệ phần trăm (%) số hộ nuôi lợn ở các quy mô khác nhau

Bảng 4.3: Quy mô nuôi lợn tại hai nhóm hộ điều tra

Đơn vị: % số hộQuy mô

Nhóm hộ chấp nhận môhình (N=30)

Nhóm hộ không chấp nhận mô hình (N= 30) Chung

Nhìn chung, ở nhóm hộ chấp nhận mô hình thì quy mô 7 - 10 con chỉ cómột hộ chấp nhận chiếm 3,3%, đa số hộ nuôi lợn có quy mô 11 - 20 con chiếm

Trang 25

thấp và ít ổn định nên có ít hộ chấp nhận tại quy mô này Còn quy mô nuôi 11 - 20con thì lượng gas sẽ cung cấp đầy đủ hơn, phù hợp với nhu cầu của các nông hộchủ yếu người dân sử dụng trong việc nấu ăn trong gia đình Tại những quy môlớn hơn thì lượng gas tạo ra sẽ nhiều hơn nhằm phục vụ được một số mục đíchkhác như nấu rượu và thắp sáng Đối với nhóm hộ không chấp nhận mô hìnhtrong nghiên cứu này thì quy mô tương đối đồng đều với số lượng hộ nuôi thấpnhất tại quy mô 31- 40 con và không có hộ nuôi > 50 con.

Tuy nhiên việc nuôi nhiều hay nuôi ít không chỉ phụ thuộc vào các nhóm

hộ khác nhau hay từng điều kiện kinh tế khác nhau mà còn phụ thuộc rất nhiềuvào các yếu tố như là số lao động/hộ, diện tích đất làm chuồng, vị trí địa lí haythị trường đầu vào đầu ra Trong xu thế hiện nay, việc phát triển kinh tế nóichung và chăn nuôi nói riêng không chỉ dừng lại ở việc tạo thu nhập càng cao làtốt mà cần phải tạo ra các hướng phát triển chung sao cho có thể hướng đến cùngmột mục tiêu là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường

4.1.1.4 Cơ cấu thu nhập và tình hình thu nhập của nông hộ

Trong thực tế, để có thể đánh giá được hiệu quả của một phươngthức sản xuất, người ta thường nghĩ đến ảnh hưởng của phương thức đóđến các hoạt động sống của gia đình nông hộ Ảnh hưởng này được thểhiện nhiều nhất đó chính là mức thu nhập và những ảnh hưởng đến cácvấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường của gia đình và cả cộng đồng Trongchăn nuôi cũng vậy, để thu hút người dân tiếp nhận những kỹ thuật mớithì các vấn đề trên luôn được quan tâm Để có thể thấy được rõ thu nhậpcủa hộ từ mô hình tôi đã tiến hành so sánh với những hộ không áp dụng

mô hình Qua quá trình điều đã tổng hợp được nội dung tại bảng 4.4:

Trang 26

Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập của chăn nuôi lợn so với tổng thu nhập

(tính trong 1 năm)

Cơ cấu thu

Nhóm hộ chấpnhận (N=30)

Nhóm hộkhông chấpnhận (N=30)

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2010)

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy chăn nuôi đóng một vị trí quantrọng trong cơ cấu thu nhập của nông hộ Tại cả hai nhóm hộ thì chăn nuôilợn đều chiếm một tỷ lệ khá lớn so với tổng thu của hộ, cụ thể tại nhóm hộ ápdụng mô hình là 43,3% và nhóm hộ không áp dụng mô hình là 40,1% Vàđóng góp đa phần trong phần trăm thu từ chăn nuôi

4.2 Tình hình xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo

vệ sinh môi trường ở địa bàn nghiên cứu

Theo các cán bộ địa phương, từ năm 2000 trên địa bàn xã đã xuất hiệnmột số mô hình chăn nuôi lợn kết hợp với xây dựng bể khí Biogas nhưng chỉmang tính chất tự phát, nhỏ lẻ và hiệu qủa còn thấp Đến năm 2007, Trạmkhuyến nông huyện và các cơ quan chuyển giao khác đã đưa mô hình lợn thịtthâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường về trên địa bàn Các cơ quan chuyểngiao chính là các dự án (dự án Tầm nhìn thế giới, dự án Liên minh hợp tác xã

và Chương trình phát triển nông thôn Phần Lan - Việt Nam) và trạm khuyếnnông huyện Tùy theo từng chương trình dự án mà có những sự hỗ trợ khácnhau, đa phần hỗ trợ từ 40 - 60% (chủ yếu 20% giống, 40 % thức ăn và 40%xây dựng biogas) Những kỹ thuật mới nhất về xây dựng chuồng trại, xây hầmbiogas, cách cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, các biện pháp kỹ thuật về thú y

Trang 27

đầu được thực hiện với 5 mô hình, khởi điểm những hộ nuôi từ 10 - 15 conlợn, xây hầm từ 8 - 10m3 Hầm được xây bằng bê tông là chủ yếu Đến năm

2009, trong toàn xã đã có đến 45 hộ đang tham gia thực hiện mô hình

Trong việc xây dựng mô hình tại địa điểm nghiên cứu, việc chọn hộtham gia vào mô hình phải đạt đủ ba tiêu chí chính sau: (1) những hộ hamthích tiến bộ khoa học kỹ thuật, (2) hộ có điều kiện kinh tế, (3) hộ nuôi quy

mô lớn Trong đó chỉ tiêu ham thích tiến bộ kỹ thuật là được ưu tiên nhất Kếtquả phân tích từ thảo luận nhóm chỉ ra rằng quá trình tiếp cận và áp dụngnhững thông tin mới đòi hỏi phải có sự đam mê và trao đổi kinh nghiệm từhàng xóm người thân, tại các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là thường xuyêncập nhật thông tin về mô hình thông qua các kênh thông tin như báo đài,truyền hình Kết quả, người dân sẽ dần dần tiếp cận và hiểu rõ các thông tin

để áp dụng và xây dựng mô hình tốt và bền vững hơn

Tại xã Hải Phú, tham gia chuyển giao là cán bộ làm dự án, cán bộ làmcông tác phát triển nông thôn, cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện; cán bộkhuyến nông xã và các cộng tác viên khuyến nông tại các thôn Phương phápchuyển giao các kỹ thuật không những được hướng dẫn thông qua quá trìnhxây dựng mô hình mà còn tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tạinhà gồm: thiết kế các mẫu chuồng, thợ thi công đến hội thảo để đúc rút kinhnghiệm (100 người được mời mở rộng đến dự hội thảo, tham quan 1- 2 hộ làmtốt) với mục đích chính là khuyến khích người dân tìm hiểu và áp dụng môhình Hiện nay, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đang tíchcực tận dụng các chương trình dự án để hỗ trợ các nông hộ thực hiện mô hìnhđược tốt hơn

4.3 Một số thông tin về chuyển giao mô hình

4.3.1 Các nguồn cung cấp thông tin về mô hình

Tại điểm nghiên cứu, mô hình chăn nuôi lợn được biết đến qua nhiềunguồn cung cấp thông tin Với mỗi nguồn thông tin khác nhau thì tỷ lệ hộ tiếpcận giữa hai nhóm hộ cũng khác nhau

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5]. Vũ Hữu Định, Thâm canh chăn nuôi lợn tập thể, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thâm canh chăn nuôi lợn tập thể
Nhà XB: nhà xuất bản nông nghiệp
[6]. Võ Văn Ninh, Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB Hà Nội, 2001 [7]. Trương Lăng, Nuôi lợn gia đình, NXB NN, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi heo", NXB Hà Nội, 2001[7]. Trương Lăng, "Nuôi lợn gia đình
Nhà XB: NXB Hà Nội
[12]. Ngô Đình Giao, Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vĩ mô
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
[13]. Nguyễn Thị Hồng Mai, một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Cơ tu, đề án khoa học, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Cơ tu
[14]. Đỗ Kim Chung, Chính sách và phương pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền Núi và Trung Du phía Bắc, NXB Nông nghiệp, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và phương pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền Núi và Trung Du phía Bắc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
[15]. Bùi Minh Nguyệt - Phạm Quang Diệu (AGROINFO), Áp lực lớn của ngành chăn nuôi, đăng ngày 16-09-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp lực lớn của ngành chăn nuôi
[16]. Hoàng Nghĩa Duyệt, bài giảng chăn nuôi đại cương, Trường ĐHNL Huế, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng chăn nuôi đại cương
[17]. Lê Văn Nam, Bài giảng kinh tế hợp tác và dịch vụ nông thôn, Trường ĐHNL Huế, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế hợp tác và dịch vụ nông thôn
[18] Văn phòng dự án khí sinh học trung ương, Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam (2003-2005), bản tin chăn nuôi Việt Nam, số 2, năm 2006, [20,21] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam (2003-2005)
[19] Trần Nhân Ái, nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô nuôi lợn đến hiệu quả khai thác khí sinh học trong điều kiện nông hộ Quảng Trị, luận văn Thạc Sĩ khoa học nông nghiệp, 2005, [76 - 77] Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô nuôi lợn đến hiệu quả khai thác khí sinh học trong điều kiện nông hộ Quảng Trị

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất của nông hộ - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất của nông hộ (Trang 23)
Bảng 4.3: Quy mô nuôi lợn tại hai nhóm hộ điều tra - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.3 Quy mô nuôi lợn tại hai nhóm hộ điều tra (Trang 24)
Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập của chăn nuôi lợn so với tổng thu nhập - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.4 Cơ cấu thu nhập của chăn nuôi lợn so với tổng thu nhập (Trang 26)
Bảng 4.6: Tỷ lệ hộ tiếp cận đối với các nguồn cung cấp thông tin - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.6 Tỷ lệ hộ tiếp cận đối với các nguồn cung cấp thông tin (Trang 28)
Bảng 4.7: Tỷ lệ hộ tiếp cận các phương pháp chuyển giao kỹ thuật mới - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.7 Tỷ lệ hộ tiếp cận các phương pháp chuyển giao kỹ thuật mới (Trang 29)
Bảng 4. 9: Một số lý do không chấp nhận mô hình - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4. 9: Một số lý do không chấp nhận mô hình (Trang 32)
Bảng 4.10:  Chi phí đầu vào (tính trên con/lứa) - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.10 Chi phí đầu vào (tính trên con/lứa) (Trang 33)
Bảng 4.11:  Các khoản thu của mô hình (tính trên con/lứa) - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.11 Các khoản thu của mô hình (tính trên con/lứa) (Trang 35)
Bảng 4.12:  Một số thông tin về mức độ tận dụng của mô hình (Tính con/lứa) - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.12 Một số thông tin về mức độ tận dụng của mô hình (Tính con/lứa) (Trang 40)
Bảng 4.13: Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đoàn thể - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.13 Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đoàn thể (Trang 43)
Bảng 4.14: Cơ cấu loại hộ của các hộ được điều tra - một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị
Bảng 4.14 Cơ cấu loại hộ của các hộ được điều tra (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w