đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của nông hộ trên địa bàn xã triệu hoà, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

51 1.9K 12
đánh giá hiệu quả kinh tế  chăn nuôi lợn của nông hộ trên địa bàn xã triệu hoà, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa trồng lúa và nuôi lợn được nông dân coi như một nghề gắn bó với nhau như hình với bóng. Con lợn ngày nay không chỉ cung cấp 70 – 80% [13] sản lượng thịt nói chung cho hơn 81 triệu dân trong nước mà còn tham gia xuất khẩu hàng ngàn tấn mỗi năm. Chúng ta có thể tận dụng phân lợn còn làm thức ăn cho cá. Nhiều hộ gia đình khá lên nhờ chăn nuôi lợn. Những năm gần đây đàn lợn ở nước ta ngày một phát triển, cả về số lượng và chất lượng nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở trong nước cũng như trên thế giới, năng suất nuôi lợn năm sau cao hơn năm trước. Khối lượng lợn xuất chuồng bình quân đạt 50,9 kg/con năm 1981 tăng lên 70 kg/con năm 1993. Đàn lợn cả nước cũng tăng rất nhanh: từ 10 triệu con năm 1980 đã vượt lên 22 triệu con năm 2000. Sản lượng thịt tăng từ 287 ngàn tấn (1980) lên 1,42 triệu tấn năm 2000. [13] Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, là một vùng đất rất có tiềm năng cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò, lợngia cầm. Tuy nhiên, chăn nuôi trâu bò rất khó bề nhân rộng vì đòi hỏi vốn nhiều đồng thời khả năng quay vòng vốn lại chậm. Chăn nuôi gia cầm tuy tận dụng được diện tích vườn nhà nhưng hiện nay thường xảy ra dịch cúm gà, gây ra rủi ro lớn cho người chăn nuôi, cho nên lợn là vật nuôi có tiềm năng phát triển nhất ở xã. Trong những năm gần đây, để đáp ứng và góp phần tích cực đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, trong đó chăn nuôi lợn vẫn giữ vai trò chủ đạo có nhiều hộ trong đã phát triển chăn nuôi lợn theo hướng đầu tư cao và đã có kết quả khả quan. Tuy nhiên, Triệu Hoà lại là một chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại chưa phát triển mặc dù trong thời gian gần đây đã có nhiều chính sách phát triển. Nhưng chăn nuôi lợn có thực sự mang lại hiệu quả và mang lại hiệu quả như thế nào cho hộ chăn nuôi thì chưa hề có một báo cáo cụ thể nào về vấn đề này. Vì vậy, để có một cái nhìn cụ thể và chính xác hơn về hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn, đồng thời tìm các giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển cho địa phương, chúng 1 tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của nông hộ trên địa bàn Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn của nông hộ Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể -Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. -Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn của nông hộ tại địa phương theo từng nhóm hộ. -Một số khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển sản xuất và giải pháp để khắp phục khó khăn. -Đề xuất giải pháp để phát triển chăn nuôi phù hợp cho nông hộ và cho địa phương. 1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ chăn nuôi lợn tại Triệu Hoà, huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị. 2) Phạm vi nghiên cứu + Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 2/1/2007 đến ngày 5/5/2008 + Không gian nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề ngiên cứu 2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quả thực hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả trong những điều kiện nhất định Vì vậy, theo hướng mục tiêu của chủ thể, kết quả trong hoạt động càng lớn hơn chi phí bỏ ra càng có lợi. Đối với các phương án hành động khác nhau hiệu quả chính là chỉ tiêu để phân tích đánh giá lựa chọn chúng. Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, hình thành nhiều khái niệm khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, hiệu quả hội, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối 2.1.2. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý và trình độ tổ chức của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất và doanh nghiệp là phải kinh doanh có hiệu quả, có như vậy các nhà sản xuất và kinh doanh mới có điều kiện tái sản xuất mở rộng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. GSTS Ngô Đình Giao cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Theo quan điểm kinh tế học thì hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi: - Mọi giai đoạn sản xuất ở trên đường giới hạn của năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết các nguồn lực. - Số lượng hàng hoá đạt được trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn thì hoạt đông kinh doanh càng có hiệu quả. 3 - Sự thỏa mãn tối đa về số lượng, chất lượng của các chủng loại hàng hoá theo nhu cầu thị trường trong giới hạn của nguồn lực sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hoà giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách khác hiệu quả kinh tếhiệu quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố trong sản xuất kinh doanh. Hai yếu tố đó là: +Yếu tố đầu vào: Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế +Yếu tố ra: Sản lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, giá trị gia tăng, lợi nhuận Việc xác định các yếu tố đầu vào trong việc đánh hiệu quả kinh tế nhiều khi gặp nhiều khó khăn do những tư liệu sản xuất tham gia vào nhiều quá trình sản xuất hoặc những yếu tố phi vật chất: công nghệ, chính sách. Môi trường mà trong khi yêu cầu đánh giá hoạt động kinh tế đòi hỏi phải toàn diện, bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Ở đây ta cần xác định rõ 2 khái niệm: Hiệu quả và kết quả. Hiệu quả là đại lượng vật chất được tạo ra có mục đích của con người. Có rất nhiều chỉ tiêu, các nội dung để đánh giá kết quả. Điều quan trọng là khi đánh giá kết quả của một hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần xem xét kết quả kết quả được tạo ra như thế nào và mất chi phí bao nhiêu. Việc đánh giá kết quả hoạng động sản xuất kinh doanh không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất lượng đạt được của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Trên bình diện toàn hội các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính là hao phí lao động hội cho nên thước đo của hoạt động là mức độ tối đa hoá trên đơn vị hao phí lao động hội tối thiểu. Nói cách khác hiệu quả là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực đạt được cả chỉ tiêu về hiệu quả kinh tếhiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Do đó, nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 4 Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt đợc kết quả đó. Vì vậy, để xác định hiệu quả kinh tế ta cần chú ý các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc về mối quan hệ giữa các mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả. Theo nguyên tắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu. - Phân tích hiệu quả của một phương án luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đạt ra với chi phí thấp nhất. - Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Theo nguyên tắc này một phương án được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích. - Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả của các phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được và không lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định tính và phân tích định lượng. Không thể thay thế phân tích định lượng bằng định tính khi phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm. Nguyên tắc này đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả phải được xác định chính xác, tránh chủ quan, tùy tiện. - Nguyên tắc về tính đơn giản và thực tế: Theo nguyên tắc này những phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn giản dể hiểu. Với quan điểm tổng quát thì các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên cứu chủ yếu được trình bày dưới dạng sau: - Dạng thuận (toàn bộ): Hiệu quả chi phí đựoc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chi phí sản xuất. H=Q-C Trong đó: H: Hiệu quả. Q: Kết quả đạt được. 5 C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào. - Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng lên của chi phí bỏ ra. Nghĩa là nếu tăng thêm 1% chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu kết quả đầu ra. H=%Q+%C Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Nếu hiệu quả của kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả kinh tế chưa phản ánh được năng suất lao động hội, chưa thấy được sự khác nhau về quy mô đầu tư, cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị sản xuất có kết quả và chi phí như nhau. Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sản xuất thì cũng chưa hoàn toàn đầy đủ vì kết quả là sự tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, hội, kinh tế. Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả kinh tế. Ngoài ra cơ cấu chi phí sẳn có và chi phí bổ sung cũng làm cho kết quả đạt được khác nhau. Các đơn vị chi phí sẵn có khác nhau thì hiệu quả của các chi phí bổ sung cũng khác nhau. 2.2. Đặc điểm của chăn nuôi lợn tại nông hộ 2.2.1. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu là chăn nuôi tận dụng Đây là đặc điểm nổi bật của ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Nhìn chung quy mô chăn nuôi của hộ còn rất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng. Chăn nuôi công ngiệp mặc dù đang có xu thế phát triển mạnh nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Do chăn nuôi nhỏ nên các hộ gia đình chủ yếu tận dụng thức ăn thừa, thức ăn xanh và thức ăn thô là chủ yếu. Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho chăn nuôi còn thấp. Chăn nuôi công nghiệp còn phát triển ở mức độ thấp nên hầu hết các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi sử dụng lao động gia đình là chính. Theo điều tra của bộ nông nghiệp và PTNT có tới trên 92% hộ chỉ sử dụng lao động gia đình cho các hoạt động chăn nuôi. 2.2.2. Hộ chăn nuôi còn thiếu thông tin Do sản xuất chăn nuôi còn manh mún, phân tán chưa có thị trường mua bán thực thụ và thị trường đấu giá cho sản phẩm chăn nuôi nên hộ gia đình chủ yếu phải bán các 6 sản phẩm cho thương lái và các chủ thu gom trung gian, dể bị ép giá. Bên cạnh đó thông tin đại chúng cung cấp chưa tốt các thông tin về thị trường cho người sản xuất trên 80% nguồn thông tin chủ yếu của người chăn nuôi về giá cả thị trường do các thương lái cung cấp và liên lạc cá nhân không tránh khỏi thông tin bị bóp méo. 2.2.3. Dịch vụ thú y còn yếu Nước ta có một mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương. Mặc dù mạng lưới thú y được quan tâm phát triển nhưng số lượng nhân viên thú y vẫn còn rất thiếu, đặc biệt ở các cấp huyện và xã. Tại các cũng có các nhân viên thú y. Tuy nhiên trình độ vẫn còn rất hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu kiểm tra, chữa bệnh, thời gian qua dịch bệnh lan rộng ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả chăn nuôi. Hơn thế nữa loại hình chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn tồn tại ở Việt Nam, hiện chiếm đến 90% số gia súc, gia cầm trên cả nước, tính chuyên môn chưa cao hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nên việc phòng dịch sẽ rất khó khăn. Hiện nay, trên thị trường thuốc thú y rất đa dạng, được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau. Việc quản lý và kiểm soát thuốc thú y hiện nay rất khó. Chính vì vậy, trên thị trường hiện nay vẫn xuất hiện nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu. [12] 2.3. Đặc tính kinh tế kỷ thuật của chăn nuôi lợn - Lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao. Lợn có bộ máy tiêu hóa tốt, có khả năng tiêu hóa thức ăn cao, do đó lợn có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau (tinh bột, thô, rau bèo, xanh, của quả ). Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn rất phong phú, có thể tận dụng các phụ phế phẩm của nghành trồng trọt, của công nghiệp chế biến thực phẩm. Khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn cao nên tiêu tốn ít thức ăn cho 1kg tăng trọng. Do vậy, lợn rất phù hợp cho chăn nuôi trong các hộ gia đình. - Lợn cái có khả năng sinh sản cao, tái sản xuất đàn nhanh nên lợn hơn hẳn các gia súc khác về mặt sản xuất. Lợn là động vật đa thai bình quân lợn đẻ một năm từ 1,6 – 2,6 lứa, một lứa từ 8 – 12 con. - Lợn lại dễ bị bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết bất thường, thiên tai, bảo lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn. Mặt khác, giá cả đầu vào, đầu ra luôn biến động do cạnh tranh và cung cầu thị trường. 7 - Sản xuất hàng hóa lượng thức ăn công nghiệp giá cả cao đòi hỏi nguồn vốn lớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Vốn ở đầu mỗi chu kỳ sản xuất là rất cần thiết. Khi sản xuất thâm canh chu kỳ sản xuất ngắn nên thu hồi vốn nhanh, hiệu quả vốn cao hơn so với các gia súc khác. - Nhiều loại giống cần nhập ngoại giá thành cao, thiếu chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhìn chung với lợn thịt chuồng trại cần thoáng mát có mật độ nuôi thích hợp, lợn phải được tiêm phòng đầy đủ trước khi đưa vào nuôi thịt, nếu không phải tiêm bổ sung để bảo vệ đàn lợn an toàn dịch bệnh. Lợn thịt có sự thay đổi khá nhanh về trọng lượng cho nên nhu cầu dinh dưỡng thức ăn phù hợp, cân đối từng giai đoạn. Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, lợn thịt còn khó khăn trong vấn đề tìm đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm. Muốn phát triển nghành nghề nuôi lợn cần phát triển đồng bộ hệ thống thu mua, bảo quản chế biến xuất khẩu… 2.4. Một số chính sách và hổ trợ của chính phủ về chăn nuôi lợn ở nước ta trong thời gian qua Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, ta đã có sẳn cơ sở vật chất kỹ thuật ở cả hai miền Nam - Bắc cho nghiên cứu và phát triển chăn nuôi, có đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và khoa học kỷ thuật được rèn luyện qua hai cuộc kháng chiến ở miền Nam, đủ sức triển khai các hoạt dộng khoa học công nghệ trong thời kỳ mới. Nghị quyết 257-CP ngày 10/7/1979 về phát triển chăn nuôi lợn, sau đó là việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động theo chỉ thị 100 (13/10/1981) tạo điều kiện cho chăn nuôi gia đình phát triển. Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 5/4/1988 thúc đẩy chế độ “ khoán ’’ kết hợp với chính sách khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng bằng phát triển kinh tế gia đình để thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Do đó, đàn lợn thịt tăng không đáng kể trong thời kỳ 1976 – 1980 do những khó khăn về cơ chế hành chính bao cấp, chuyển sang cơ chế nhiều thành phần, đã tăng với tốc độ cao trong kế hoạch 1981 – 1985. Đàn lợn tăng 2,5% vào cuối những năm 80, có năm xuất khẩu khoảng 8.000 – 10.000 tấn thịt lợn thành phẩm.[14] 8 Cùng với sự chăn nuôi, công tác khoa học-công nghệ chăn nuôi cũng được đổi mới. Bắt đầu từ năm 1981, công tác này được triển khai theo chương trình khoa học và công nghệ có mục tiêu cấp nhà nước: Chương trình 02.03 về phát triển chăn nuôi lợn, chương trình 02.09 về phát triển nguồn và chất lượng thức ăn chăn nuôi giai đoạn 1981 – 1985, chương trình 02B về nghiên cức ứng dụng và biện pháp tổng hợp phát triển và nâng cao năng suất chăn nuôi giai đoạn 1986 – 1990, chương trình KN-02 về phát triển chăn nuôi giai đoạn 1991 – 1995, chương trình KHCN 08.06 về nghiên cứu phtá triển chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc trên 52%. [14] Hoạt đông khoa học công nghệ theo chương trình đã huy động và tập hợp được đông đảo cán bộ khoa học và kỷ thuật ở các cơ quan nghiên cứu khoa học để có những kết luận khoa học mới, đón trước những yêu cầu của sản xuất, mặt khác triển khai những kỷ thuật tiến bộ vào sản xuất, nhằm tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thịt, trứng, sữa ngày một tăng của đời sống hội. Từ những kết quả nghiên cứu và triển khai kỷ thuật tiến bộ vào sản xuất, ta đã tổng kết 10 năm (1981) công nhận giống lợn trắng DBI ở miền bắc (1981), giống lợn trắng Phú Khánh ở Duyên Hải Miền Trung (1988), giống lợn trắng Thuộc Nhiêu ở Miền Nam (1990), công nhận lợn Yocsia (1990) cùng với giải pháp dùng lợn Móng Cái thay thế lợn cỏ từ Nghệ An đến Quảng Nam – Đà Nẵng đã hình thành hệ thống lợn phù hợp với điều kiện sinh thái sản xuất của mỗi vùng từ đồng bằng Sông Hồng, dọc tuyến quốc lộ 1 đến đồng bằng Sông Cửu Long. Lợn lai kinh tế được nuôi rộng rãi trong cả nước. Tỷ lệ lợn lai trong tổng đàn lợn từ 20% năm 1981 lên 40% năm 1985, rồi 54,1% năm 1990 và 78,8% năm 1998 đưa khối lượng lợn xuất chuồng từ 47kg lên 62kg, rồi 67kg và 70kg công nhận một loạt vacxin đưa vào sản xuất phòng chống dịch tả lợn. [14] Những năm đầu của thập niên 90, điểm nổi bật của khoa học và phát triển chăn nuôi là khẳng định một số giống gia súc ngoại đã được thích nghi: Lợn Yocsia, lợn Landrat, đặc biệt đã xác định một số công thức lai kinh tế lợn nội với lợn ngoại có 3 giống tham gia phù hợp với miền Bắc, miền Trung và kinh tế lợn ngoại có 3 – 4 giống tham gia phù hợp cho các tỉnh miền Nam, đưa tỷ lệ thịt nạc/thân xẻ đạt tương ứng 47– 49% và 56 – 58%, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lợn siêu nạc và xuất khẩu. 9 Từ những nghiên cứu trên, ta thấy rằng để chăn nuôi lợnhiệu quả điều nhất thiết cần phải có đó là con giống tốt cho năng suất và sản lượng cao, thứ hai là phải có nguồn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và đúng khẩu phần, người chăn nuôi phải có kỷ thuật chăn nuôi phù hợp. Tuy nhiên, với những nghiên cứu này ta cũng thấy nhà nước thiếu hẳn một phần rất đáng quan tâm và không thể thiếu nếu muốn chăn nuôihiệu quả, đó là nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người chăn nuôi cũng như những khó khăn và lợi thế của nông hộ trong quá trình chăn nuôi. 2.5. Tình hình phát triển chăn nuôi lợntỉnh Quảng Trịhuyện Triệu Phong trong những năm gần đây 2.5.1. Diễn biến đàn lợn trong những năm gần đây của tỉnh Quảng Trị Cũng như các địa phương khác trong cả nước nuôi lợnQuảng Trị đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi ở đây chủ yếu là quảng canh, quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ, phân tán. Với hình thức chăn nuôi như vậy, thịt lợn chỉ đáp ứng nhu cầu nội tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây với các chương trình dự án phát triển chăn nuôi: Cải tạo đàn lợn, chương trình nuôi lợn siêu nạc, phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đã có ảnh hưởng tích cực. Ngoài ra còn có các chính sách hổ trợ khác: Thú y cho vay vốn tín dụng…công tác khuyến nông cũng được tăng cường và mở rộng…góp phần không nhỏ vào thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bảng 1: Mức độ biến động đàn lợn trên toàn tỉnh Quảng Trị qua các năm NĂM SỐ LƯỢNG (con) Sản lượng thịt xuất chuồng (tấn) Trâu Bò Lợn 2000 35.382,00 62.662,00 185.574,00 12.700,50 2003 36.534,00 57.694,00 226.844,00 17.802,10 2004 37.899,00 61.786,00 242.353,00 17.748,90 2005 40.914,00 65.938,00 253.929,00 22.090,00 2006 38.066,00 73.772,00 228.600,00 20.181,60 Nguồn [ 10 ] 10 [...]... hưởng của dịch cúm gia cầm đã lây lan và bùng phát nhanh chóng thành đại dịch trong cả nước Đây là một đại dịch không những gây thiệt hại về kinh tế cho hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng 4.3 Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 4.3.1 Cơ cấu doanh thu của hộ trên địa bàn Triệu Hoà, huyện Triệu Phong,. .. phẩm…) - Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của nông hộ điều tra chia theo nhóm hộ chăn nuôi (chi phí sản xuất, khả năng tăng trọng, hiệu quả chăn nuôi ) - Đánh giá mối quan hệ giữa chăn nuôi với các yếu tố đầu vào cho chăn nuôi (giống, thức ăn, thú y) - Đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển chăn nuôi lợn tại nông hộ 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Chọn điểm và đối tượng nghiên cứu +Địa điểm nghiên... lên chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá 4.4 Hiệu quả chăn nuôi lợn từ nông hộ điều tra 4.4.1 Chi phí sản xuất của chăn nuôi lợn 1) Chi phí sản xuất của chăn nuôi lợn thịt - Chi phí con giống Con giống là khâu quan trọng trong chăn nuôi là yếu tố quyết định cho năng suất cao, giống lợn của các hộ chăn nuôi trong là đồng nhất, bình quân con giống khi nuôi thịt của các nhóm hộ thường là nhóm hộ khá... phát triển chăn nuôi hàng năm của cả nước, tỉnh Quảng Trị, huyện Triệu Phong, Triệu Hoà Các tài liệu thống kê, niêm giám thống kê từ các cơ quan liên quan 14 Các báo cáo khoa học - Dữ liệu sơ cấp Quan sát tổng thể và cá thể: Nhằm giúp thu thập số liệu một cách chính xác hơn trong nghiên cứu định lượng, nhất là đối với nghiên cứu về điều tra về hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn trên địa bàn Đồng... toàn Chính vì vậy, mà trên địa bàn đã không có dịch xảy ra 24 Bảng 6: Tình hình phát triển vật nuôi của Triệu Hoà qua các năm ĐVT: Con VẬT NUÔI NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Trâu 270 276 261 Bò 540 616 563 Lợn thịt 2.710 3.375 2.825 Lợn nái 1.250 1.613 1.329 Gia cầm 85.000 62.400 65.000 Nguồn [15, 16, 17] Chăn nuôi lợn: Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn đều giảm một phần là do ảnh hưởng của. .. nghiên cứu 3.2.1 Chọn điểm và đối tượng nghiên cứu +Địa điểm nghiên cứu: Triệu Hoà - Triệu Phong - Quảng Trị +Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ địa phương: 1-2 người Hộ nông dân: Những hộ chăn nuôi lợn STT TIÊU CHÍ SỐ HỘ ĐIỀU TRA CƠ CẤU (%) Nhóm 1 Hộ chăn nuôi khá 8 26,68% Nhóm 2 Hộ chăn nuôi trung bình 11 36,66% Nhóm 3 Hộ chăn nuôi nghèo 11 36,66% 30 100% Tổng -Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo... tương lai hộ nghèo có thể tăng thu nhập từ chăn nuôi lợn Doanh thu từ lợn của nhóm hộ khá là cao nhất trong 3 nhóm hộ là: 23,88 triệu đồng/năm Đây là nguồn thu rất lớn đối với hộ nông dân, ở nông thôn hộ khá là hộ có tiềm năng phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại rất phù hợp với chính sách phát triển chăn nuôi của địa phương Vì vậy, địa phương cần chú trong hơn trong công tác phát triển chăn nuôi tạo... ở huyện Vì vậy, công tác lai tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn lợn đang được chú trọng phát triển Hầu như tất cả nông hộ chăn nuôi đều nuôi lợn với nhiều giống lai có ưu thế so với giống địa phương Chính sách phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đang có chiều hướng phát triển tốt trong nông hộ chăn nuôi Quy mô chăn nuôi lớn ngày càng xuất hiện nhiều ở các địa phương So với chăn nuôi lợn, chăn nuôi. .. chăn nuôi của nông hộ hơn Giống lai không đòi hỏi đầu tư chi phí thức ăn công nghiệp cao, khá phù hợp với phương thức chăn nuôi theo kiểu tận dụng ở địa phương Lợn nái được các nhóm hộ khá chú ý nhiều hơn Thời gian trước đây các hộ chăn nuôi cho rằng lợn nái có lãi khá cao Tuy nhiên, trong thời gian gần đây khi giá lợn con và lợn thịt cao khiến cho nông hộ phân vân không biết nuôi lợn con hay bán lợn. .. - Giá trị sản xuất (GO) /hộ/ lứa: Giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu được trong một chu kì sản xuất Công thức tính (lý thuyết): GO (1000đ) = Tổng sản lượng X Đơn giá Đối với hộ chăn nuôi hàng năm, hộ có thể bán được một số con nhất định vì vậy giá trị sản xuất của hộ đối với những con bán: GO1= Trọng lượng những con bán X Giá của chúng tại thời điểm bán Ngoài ra đối với chăn nuôi nông hộ . huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể -Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn ở xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. -Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn của nông. nuôi lợn của nông hộ trên địa bàn xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn của nông hộ ở xã Triệu Hoà, huyện. trạng chăn nuôi lợn tại nông hộ của xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (cơ cấu đàn, nguồn thức ăn, tình hình thú y, tiêu thụ sản phẩm…). - Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của nông hộ

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan