Trong nông nghiệp, vai trò HTX thểhiện rõ, nhất là việc dịch vụ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, việc tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và huy độn
Trang 1Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình,pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện gópvốn, góp sức để phát huy sức mạnh của tập thể, của từng xã viên tham giaHTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinhdoanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xãhội của đất nước [8;23]
HTX Việt Nam hình thành sau khi miền Bắc được giải phóng (1957 1958) Đến nay cả nước có hơn 8.500 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) vớitổng xã viên hơn 6,9 triệu hộ trong đó có 6,5 triệu hộ nông dân Bình quânmột HTX nông nghiệp có 1.079 xã viên và hộ xã viên Nhiều HTX đã thamgia cung ứng dịch vụ thiết yếu cho xã viên, cụ thể có 72% số HTX làm dịch
-vụ thuỷ lợi, 43% cung ứng vật tư, 56% làm dịch -vụ điện, 38% làm dịch -vụkhoa học - kỹ thuật, 15% làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm Một số HTX đã mởrộng các loại hình dịch vụ gắn với việc đáp ứng các nhu cầu sản xuất của các
hộ xã viên như dịch vụ tín dụng nội bộ (15,1% HTXNN), dịch vụ tư vấnthông tin cũng như các dịch vụ phục vụ đời sống, văn hoá, môi trường, nướcsạch, dạy nghề, hiếu hỉ, [3]
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển, đã xuất hiện nhiều HTX điểnhình, có tác động thiết thực đến phát triển kinh tế của các hộ thành viên, tạođộng lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và xây dựng nôngthôn mới như HTX Bình Tây (Tiền Giang), HTX Duy Sơn II (Quảng Nam),HTXNN Thiệu Hưng (Thanh Hoá), HTX Anh Đào (Lâm Đồng), HTXNNPhú Nham (Yên Bái),
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều HTX có quy mô nhỏ, thiếu vốn, tài sản ít,khả năng cạnh tranh thấp, chậm đổi mới, năng lực nội tại của các HTX cònyếu; đội ngũ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ, lại không ổn định làm việclâu dài trong HTX Chính những khó khăn này đã ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng hoạt động của HTX ở Việt Nam: Số lượng HTX khá giỏi tăngchưa nhiều, nhiều HTX hoạt động cầm chừng và yếu kém đi; không ít các
Trang 2phẩm, cung cấp tín dụng cho xã viên, chưa mạnh dạn thực hiện liên doanh,liên kết để mở thêm nhiều ngành nghề mới [3].
Hợp tác xã tại Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, có xu hướng pháttriển về mặt số lượng, năm 2000 có 209 HTX Đến nay, toàn tỉnh có 343 tổhợp tác, 293 HTX, trong đó 162 HTX nông nghiệp, 15 HTX công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, 17 HTX giao thông, 47 HTX tiêu thụ điện nông thôn, 5HTX xây dựng, 38 HTX thủy sản, 7 quỹ tín dụng nhân dân, 2 HTX thươngmại - dịch vụ Nhìn chung, các HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động ngày càng cóhiệu quả, các dịch vụ phục vụ xã viên được mở rộng hơn; vai trò của cán bộquản lý, điều hành HTX ngày càng tăng Trong nông nghiệp, vai trò HTX thểhiện rõ, nhất là việc dịch vụ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, việc ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất, việc tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và huy độngđóng góp của nhân dân để hoàn thành các chương trình kiên cố kênh mương,
bê tông hóa đường giao thông nông thôn, [7] Mặc dù vậy các HTX tạiThừa thiên Huế vẫn mắc những trở ngại và khó khăn chung của HTX cả nướcnhư: nhiều HTX quy mô nhỏ, thiếu vốn, tài sản ít, đội ngũ HTX còn yếu, khảnăng cạnh tranh thấp, đội ngũ cán bộ HTX còn yếu, [5] Nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của HTX việc đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX nông
nghiệp có vai trò rất quan trọng, cho nên tôi đã thực hiện đề tài " Đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp Văn Xá Đông tại xã Hương Văn, huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế"
1.2 Mục tiêu của đề tài
-Tìm hiểu thực trạng hoạt động của hợp tác xã Văn Xá Đông, xã HươngVăn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
-Đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã Văn Xá Đông, xã HươngVăn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
-Tìm hiểu vai trò của hợp tác xã Văn Xá Đông, xã Hương Văn, huyệnHương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với sinh kế của xã viên
Trang 3Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Hợp tác xã và thực trạng phát triển của hợp tác xã
2.1.1 Khái niệm hợp tác xã
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về HTX của các tác giả trên thế giới và
Việt Nam, theo Đại hội liên minh hợp tác xã Quốc Tế lần thứ 31 họp tại Manchester (Anh) ngày 19-23/09/1995: “Hợp tác xã là những hiệp hội tự chủ
của những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng nguyện vọng vànhu cầu chung của họ về văn hóa, xã hội, kinh tế thông qua một tổ chức dochính các thành viên cùng làm chủ và kiểm tra theo nguyên tắc dân chủ”[10;4-5]
Theo tổ chức lao động Quốc Tế - ILO: “HTX là sự liên kết của những
người gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết lại trên
cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyểngiao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn
đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cách sử dụng các chứcnăng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinhthần chung” [10;4-5]
Theo luật HTX của Việt Nam năm 1996: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùnggóp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh củatập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần pháttriển kinh tế xã hội của đất nước” [8;23]
Tuy nhiên, các định nghĩa về HTX của Đại hội liên minh hợp tác xã Quốc Tế lần thứ 31 họp tại Manchester (Anh) ngày 19-23/09/1995; Tổ chức lao động Quốc Tế - ILO; Luật HTX của Việt Nam năm 1996 không còn phù
hợp với bối cảnh HTX Việt Nam hiện nay Luật Hợp tác xã sữa đổi năm 2003được ban hành năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004 là phù hợp vì
đã giúp cho việc tổ chức lại và khuyến khích thành lập mới hợp tác xã trêntoàn quốc Luật Hợp tác xã năm 2003 cùng các văn bản hướng dẫn đã thể chế
Trang 4kinh tế tập thể, theo đó hợp tác xã được thành lập dựa trên sở hữu của các xãviên và sở hữu tập thể, liên kết giữa những người lao động, các hộ sản xuất,kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hoạt động theonguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phân định rõ hơn chức năng quản lýcủa ban quản trị và chức năng điều hành của chủ nhiệm hợp tác xã; tiếp tụcđơn giản hóa và minh bạch hóa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh; hợptác xã mở rộng đối tượng là các pháp nhân, cán bộ công chức có thể tham giahợp tác xã.
Định nghĩa Luật HTX sửa đổi năm 2003: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể, do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên), có nhucầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnhtập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện cóhiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước” [8;23]
2.1.2 Phát triển HTX ở một số nước trên thế giới và quá trình phát triển HTX ở Việt Nam
2.1.2.1 Phát triển HTX ở một số nước trên thế giới
Phát triển HTX ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, tổ chức HTX được ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọngtrong nền kinh tế của nước này, trong đó, liên minh HTX Quốc gia Ấn Độ(NUCI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ HTX ở Ấn Độ NCUI có
212 thành viên, gồm 17 liên đoàn HTX chuyên ngành cấp quốc gia, 171 liênđoàn HTX thuộc các bang và 24 liên hiệp HTX đa chức năng cấp quốc gia.Mục tiêu chính của NCUI là hỗ trợ và phát triển phong trào HTX ở Ấn Độ,giáo dục và hướng dẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển HTX.Nhiệm vụ quan trọng của NCUI là công tác đào tạo với hệ thống đào tạo 3cấp: Viện đào tạo quốc gia có nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng cao đẳng về quản
lý kinh doanh HTX; viện đào tạo cấp bằng đào tạo và bằng trung cấp về quản
lý kinh doanh HTX; Trung tâm đào tạo cấp quận, huyện đào tạo cán bộ cơ sở,đào tạo nghề Do có các chính sách phân cấp đào tạo hợp lý nên Ấn Độ đã cómột đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thúc đẩy khu vực kinh tế HTX phát triển
Trang 5và mô hình HTX đã trở thành lực lượng vững mạnh tham gia hầu hết các hoạtđộng của đất nước.
Là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rấtnhiều vào sự phát triển của nông nghiệp Người nông dân coi HTX là phươngtiện để tiếp nhận tín dụng đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ Khuvực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng,chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ởvới tổng số vốn hoạt động khoảng 18,33 tỷ USD Nhận rõ vai trò của cácHTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX, thực hiệnnhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản,hàng tiêu dùng, lâm sản…đồng thời thực hiện các dự án phát triển nhữngvùng nông thôn còn lạc hậu [14]
Phát triển HTX ở Nhật Bản
Từ 1870-1890 ở Nhật đã xuất hiện các HTX sản xuất lụa và chè Khácvới Đài Loan và Hàn Quốc, Nhật không ép buộc nông dân xây dựng một hệthống HTX từ trung ương xuống địa phương Sau 20 năm phát triển, Liênhiệp HTX toàn quốc mới ra đời
Nét đặc trưng nổi bật của HTX nông nghiệp Nhật Bản là hình thức HTXnông nghiệp đa chức năng về hoạt động kinh doanh Theo ước tính sơ bộ sốlượng HTX trong năm 2000 có 570 HTX đa chức năng [14]
Phát triển HTX ở Hà Lan
Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Hà Lan rất phát triển, mỗi trang trạithường tham gia nhiều hoạt động của nhiều HTX Các HTX dịch vụ phục vụnông nghiệp ở Hà Lan ra đời cuối thế kỷ 19, khi kinh tế trang trại bắt đầu đivào sản xuất hàng hóa và phát triển cho đến ngày nay HTX cung ứng đầutiên ra đời từ năm 1877, HTX sữa từ năm 1886, HTX tiêu thụ rau quả từ năm
1887 và năm 1896 hợp tác xã tín dụng nông nghiệp đầu tiên được thành lậpcùng với HTX chế biến củ cải đường và bột
Đến thời kỳ 1939-1945, mạng lưới HTX dịch vụ phục vụ nông nghiệp vànghề làm vườn ra đời theo hướng chuyên ngành theo từng loại sản phẩm và
Trang 6Trong quá trình phát triển, các HTX trong nửa thế kỷ gần đây giảmnhiều về số lượng, cụ thể: HTX tín dụng từ 1.322 cơ sở, HTX cung ứng từ1.160 cơ sở thời gian 1949-1950 đã giảm xuống còn 935 cơ sở (tín dụng) và
107 cơ sở cung ứng Việc giảm số lượng HTX, sát nhập HTX quy mô nhỏthành quy mô lớn để tập trung nguồn vốn và các điều kiện khác đã tạo nănglực kinh doanh hiệu quả dịch vụ của HTX đối với nông dân, tạo ưu thế cạnhtranh của HTX trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài
Vì vậy kim ngạch xuất khẩu nông sản có sự tham gia của các HTXchiếm 25% khối lượng kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan Các HTX xuất khẩucác mặt hàng chủ yếu: thịt bò, thịt gia cầm, sữa, trứng, rau quả, hoa tươi.Riêng về hoa, Hà Lan chiếm 60% thị trường thế giới Ngoài ra các HTX thamgia nhập khẩu ngũ cốc và nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc [14]
2.1.2.2 Quá trình phát triển HTX ở Việt Nam
HTX nông nghiệp nước ta đã hình thành từ năm 1958 và phát triển chođến nay Quá trình phát triển HTX ở nước ta từ năm 1958 đến nay được chialàm 3 giai đoạn Giai đoạn thứ nhất, 1958 - 1988 (trước khi có Nghị quyết 10của Bộ Chính trị); giai đoạn 1989 – 1996 (trước khi Luật HTX có hiệu lực thihành); giai đoạn 1997 – đến nay ( thời kỳ triển khai Luật HTX)
Giai đoạn 1958 - 1988 (trước khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị)
Từ năm 1955 - 1958, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thựchiện Chỉ thị Trung ương (5/1955) việc hình thành tổ đổi công đã trở thànhphong trào rộng khắp trong nông thôn Năm 1955 toàn miền Bắc đã xây dựngđược gần 245.000 tổ đổi công, bao gồm cả tổ đổi công thường xuyên và tổ đổicông theo việc, thu hút khoảng 66% tổng số nông hộ tham gia Cũng trongthời gian này, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa II(8/1955) đã đề ra chủ trương thực hiện xây dựng 6 HTX nông nghiệp tại 6tỉnh được chọn làm thí điểm trước, đó là: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An Đến năm 1958, hầu hết các tỉnh đều tiếnhành xây dựng thí điểm HTX nông nghiệp, chủ yếu bằng cách chuyển đổi từ
tổ đổi công lên HTX Trên toàn miền Bắc lúc này đã có 4.832 HTX với126.082 hộ nông dân tham gia, chiếm 4,47% tổng số nông hộ
Trang 7Từ năm 1959 - 1960, đây được coi là giai đoạn thực hiện và hoàn thành
cơ bản phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp ở miền Bắc Đặc điểm nổibật của giai đoạn này là hợp tác hóa với tốc độ nhanh trên toàn miền Bắc.Thực tế quá trình hợp tác hóa đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện, quản lí dânchủ, cùng có lợi Kể từ Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương(4/1959), hợp tác hóa gần như đồng nhất với tập thể hóa tư liệu sản xuất
Từ năm 1961 - 1975, đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện, đưa HTXnông nghiệp bậc thấp lên bậc cao, mở rộng quy mô HTX theo mô hình tập thểhóa Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là quá trình củng cố và mở rộng quy
mô HTX luôn mâu thuẫn, trái ngược với kết quả thu được trong sản xuất nôngnghiệp Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, trước hết là sản xuấtnông nghiệp ngày càng sa sút
Từ năm 1976 - 1980, đây là giai đoạn tiếp tục mở rộng và củng cố HTX,gắn với chủ trương xây dựng cấp huyện ở miền Bắc và thực hiện mô hìnhHTX tập thể hóa ở miền Nam sau giải phóng, với mong muốn thúc đẩy nhanhquá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước thống nhất cùng đi lênchủ nghĩa xã hội
Từ năm 1981 - 1988, đây là giai đoạn thực hiện Chỉ thị 100/CT/TW.Trước thực trạng sa sút của sản xuất nông nghiệp và sự bất cập của mô hìnhHTX nông nghiệp kiểu cũ, ở một số địa phương như Phú Thọ, Thái Nguyên,Hải Phòng… đã xuất hiện “khoán hộ”, “khoán chui” Các hiện tượng trên làkết quả của sự tìm tòi sáng tạo của người lao động và một số cán bộ lãnh đạo
ở địa phương Đó là kết quả đòi hỏi tất yếu của thực tiễn cuộc sống, là lôgictất yếu cho lối ra của cuộc khủng hoảng trầm trọng trong lĩnh vực nôngnghiệp, cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX
Giai đoạn 1989 – 1996 (trước khi Luật HTX có hiệu lực thi hành)
Đây là giai đoạn của sự biến đổi của tổ chức kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp Sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988) các loại hình tổchức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn cả nước đã có những biếnđổi sâu sắc: nhiều HTX quy mô lớn trên phạm vi toàn xã ở khu vực đồng bằngsông Hồng, trung du, miền núi phía Bắc… đã diễn ra quá trình chia tách thànhcác HTX có quy mô nhỏ hơn: thôn, xóm Ngược lại, ở một số vùng của Nam
Trang 8Bộ lại diễn ra quá trình nhập các HTX, tập đoàn sản xuất nhỏ để thuận tiện choviệc tập trung nguồn lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ của xã viên.
Giai đoạn 1997 – đến nay ( thời kỳ triển khai Luật HTX)
Sau khi Luật HTX có hiệu lực thi hành từ 1/1/1997, cùng với các nghịquyết, văn bản hướng dẫn của Đảng và Nhà nước, các cấp lãnh đạo địaphương đã ra nghị quyết và văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể Tuy mức độ
có khác nhau ở mỗi nơi, song theo quy định chung, quá trình triển khai thựchiện Luật HTX, thực hiện chuyển đổi, xây dựng HTX kiểu mới đều được thựchiện với các bước chủ yếu sau: phổ biến và ban hành các văn bản thi hànhLuật HTX; thành lập ban chỉ đạo ở cấp tỉnh, huyện; tổ chức tuyên truyền, tậphuấn cho cán bộ và nông dân về Luật HTX và các văn bản có liên quan; tiếnhành thí điểm trước khi triển khai ra diện rộng.[1, 111-140]
2.1.2.3 Tình hình phát triển hợp tác xã ở Thừa Thiên Huế từ năm 2003 đến nay
Sau hơn 7 năm thực hiện Luật HTX (2003 - 2010) và Đề án phát triểnkinh tế tập thể của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010, HTX ở tỉnhThừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Tính đến năm 2010,toàn tỉnh có 158 HTX nông nghiệp (giảm 4 HTX so với năm 2003), trong đó
có 64 HTX xếp loại khá (chiếm 40,5%), 63 HTX xếp loại trung bình (chiếm39,8%) và 31 HTX xếp loại kém (chiếm 19,6%) Kết quả doanh thu của cácHTX năm 2010 đạt 174.001 triệu đồng, trong đó tổng lãi 10.525 triệu đồngvới bình quân 1 HTX nông nghiệp lãi 72 triệu đồng Sự phát triển của các môhình HTX đã thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh và bướcđầu thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong việc tiếp thu, hướng dẫnchuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở cácvùng nông thôn, miền núi góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng nôngthôn mới của Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện Bên cạnh những kết quảđạt được HTXNN vẫn còn mắc phải một số khó khăn như còn nặng về làmdịch vụ mà chưa chú trọng đúng mức cho đầu tư trực tiếp vào phát triển sảnxuất, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh về nông sản, tạo vùng sản xuấthàng hóa quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế,
Trang 9chưa thật sự tạo được mối quan hệ gắn kết về kinh tế giữa HTXNN và các xãviên, năng lực của Ban chủ nhiệm HTX chưa đáp ứng với tình hình, nhiệm vụmới,… [6].
2.2 Hiệu quả hoạt động của HTX
2.2.1 Một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của HTX
HTX ở Vĩnh Phúc
Trong 5 năm qua, cùng với việc phát huy những ưu điểm của kinh tế tậpthể, hỗ trợ xã viên, người lao động, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề và tăngcường hợp tác, tạo ra những mô hình sản xuất kinh doanh mới, góp phần quantrọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển KT-XH của tỉnh
Là một trong những HTX nông nghiệp điển hình trong phong tràochuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, côngnghệ mới vào sản xuất, 5 năm qua HTX dịch vụ nông nghiệp Lạc Trung thực
sự là địa chỉ tin cậy của người dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc trongphát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân Chủ nhiệm HTX dịch vụnông nghiệp Lạc Trung,ông Nguyễn Văn Liễu cho biết: Trung Nguyên là xãthuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, hàng năm HTX đã tuyên truyền, vận động xãviên dồn ghép ruộng đất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; mở rộng diệntích các loại cây có giá trị kinh tế cao như đỗ, bí ngô, dưa bao tử, rau sạch;quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung; sản xuất lúa giống, thâm canhgiống cây trồng HTX Lạc Trung đã chủ động liên kết với Trung tâm khuyếnnông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, Trung tâm Giốngcây trồng Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình; Viện giống Trung ương…để cungứng hàng chục tấn giống lúa lai, lúa thuần cho bà con nông dân Ngoài ra,HTX còn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hàng trăm lớp tập huấn,tham quan đầu bờ để hướng dẫn xã viên ứng dụng có hiệu quả các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất
Cũng trong 5 năm qua, HTX đã tổ chức và chỉ đạo xây dựng vùng sảnxuất hàng hoá tập trung với diện tích 327 ha; mô hình trình diễn khuyến nông
Trang 10với diện tích 227 ha; vùng sản xuất giống với diện tích 66 ha; vùng thửnghiệm các giống mới diện tích 10 ha; mô hình chăn nuôi thủy sản, diện tích
7 ha; tổ chức 80 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 5.550lượt người và nhiều hội nghị thăm quan đầu bờ đã góp phần đưa giá trị thunhập trên đất canh tác đạt từ 55 - 60 triệu đồng/ha
Thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2005, HTX nông nghiệp chănnuôi chế biến rắn Thịnh Hưng (thôn 3, xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường) không chỉchăn nuôi rắn sinh sản, rắn thương phẩm, mà còn trở thành địa chỉ tin cậytrong việc cung cấp vật tư, rắn giống, thu mua và chế biến các sản phẩm từrắn cho xã viên Chủ nhiệm HTX Nguyễn Văn Thịnh cho biết: Vượt qua khókhăn của những ngày đầu thành lập, bằng sự nỗ lực, cố gắng của các xã viên,Ban quản trị HTX đã từng bước ổn định và phát triển Từ 9 xã viên với tổngnguồn vốn hoạt động 1 tỷ đồng (năm 2005), đến nay HTX đã có hơn 30 xãviên, 1 tổ sản xuất, chế biến rượu và các sản phẩm từ rắn, nâng tổng số vốnhiện có lên 3,6 tỷ đồng Bên cạnh đó, để chủ động cung cấp rắn giống cho các
xã viên và các hộ chăn nuôi rắn ở các vùng lân cận, HTX đã tập trung đầu tưnuôi 500 con rắn sinh sản, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho các xã viên nuôi1.000 con Năm 2006, HTX đã cung cấp cho thị trường 10.000 con rắn giống,thu 200 triệu đồng; sản xuất 350 bình rượu rắn; 122kg cao rắn; sản xuất vàtiêu thụ được 3.000 chai rượu rắn Kết quả, tổng doanh thu từ nuôi và sản xuấtsản phẩm từ rắn đạt 3,4 tỷ đồng (không kể rắn bố mẹ); thu nhập bình quân đạt
1 triệu đồng/người/tháng Nhận thấy được hiệu quả của mô hình chăn nuôirắn, HTX tiếp tục đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nângcao trọng lượng rắn thương phẩm; bảo đảm rắn con sinh trưởng tốt…Năm
2009, HTX đã cung cấp cho thị trường 21.000 con rắn giống; tiêu thụ 9.700rắn thương phẩm; sản xuất và tiêu thụ 117 kg cao rắn; 1.150 bình rượu rắn;12.000 chai rượu rắn với lợi nhuận đạt hơn 1 tỷ đồng Hiện nay HTX đã vàđang thực hiện 2 đề tài nghiên cứu khoa học “nuôi rắn hổ mang chúa sinhsản” và “chế biến thức ăn mới cho rắn hổ mang để tạo điều kiện chủ độngnguồn thức ăn và bảo vệ sinh thái môi trường” Với những kết quả đã đạtđược, năm 2008 HTX được Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tặng “Cúp vàng
Trang 11sản phẩm dịch vụ xuất sắc”; năm 2009 được tặng “Cúp vàng nông nghiệp”[12].
HTX Ân Phú ở Bắc Ninh
HTX có 111 ha đất canh tác, với gần 600 hộ, hơn 2.000 nhân khẩu tậptrung trong 3 đội sản xuất Nhằm đẩy mạnh sản xuất, từ năm 2006 đến nay,Ban quản trị HTX tập trung chỉ đạo xã viên đưa các giống lúa lai, lúa chấtlượng cao như: Syn 6, DTL, Nhị ưu…vào sản xuất Trung bình mỗi vụ, diệntích lúa lai, lúa hàng hóa đã chiếm tới gần 80%, năng suất bình quân cả nămđạt từ 2,5 - 2,7 tạ/sào Tuyên truyền vận động bà con thực hiện chuyển đổinhững diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả và tận dụng diện tích hồ,đầm bỏ hoang nuôi trồng thủy sản kết hợp xây dựng trang trại VAC Đến nay,toàn thôn có 20 hộ chuyển đổi xây dựng thành công mô hình trang trại VACđạt giá trị kinh tế cao, cho thu nhập từ 80 -100 triệu đồng/năm
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con yên tâm phát triển sản xuất,Ban quản trị HTX cùng các đội sản xuất chủ động lên kế hoạch cụ thể cho cáchoạt động dịch vụ hỗ trợ như: cung ứng giống, làm đất, thủy lợi nội đồng, dựbáo phòng trừ sâu bệnh…Đồng thời, thường xuyên phối hợp với cán bộ TrạmKhuyến nông và Trạm BVTV huyện kiểm tra đồng ruộng theo dõi tình hìnhsinh trưởng phát triển của lúa và đánh giá tình hình sâu bệnh, khi phát hiện cósâu bệnh chỉ đạo nông dân bơm phun kịp thời không để dịch hại, sâu bệnh lâylan ra diện rộng Chủ động hợp đồng làm đất ở các khu đồng có diện tích lớn,tập trung giảm chi phí so với các hộ làm cá thể từ 15.000 - 20.000đồng/sào/vụ Những cánh đồng có diện tích lớn từ 250 mẫu trở lên được làmđất bằng máy lớn, giảm chi phí cho nông dân từ 200.000 - 300.000 đồng/mẫu/
vụ HTX cũng coi trọng công tác thủy lợi, để tạo điều kiện cho sản xuất, hàngnăm nạo vét từ 900 - 1.500 m3 kênh mương, vớt và tiêu hủy từ 3.500 - 6.600
m3 bèo nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất của sâu bệnh đối với sản xuất.Ban quản trị HTX đã liên kết chặt chẽ với Trạm BVTV về công tác dự báophòng trừ sâu bệnh, hàng năm phối hợp mở từ 4 -5 lớp tập huấn về phòng trừsâu bệnh cho các hộ xã viên Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyểngiao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho nông dân, trung
Trang 12bình mở từ 5 -7 lớp/năm, từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức của nông dântrong việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất cho năng suất cao.
Với những kết quả đã đạt được, năm 2010, HTX vinh dự được UBNDtỉnh tặng Bằng khen là HTX DVNN điển hình tiên tiến của tỉnh Tuy nhiênhoạt động của HTX vẫn gặp phải những khó khăn như: đồng ruộng manhmún, nhỏ lẻ, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng xuống cấp, chưa hoànthiện gây khó khăn cho sản xuất Ông Ngô Đức Thái, Chủ nhiệm HTX chobiết: “Thời gian tới, HTX sẽ tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, chuyểngiao KHKT cho xã viên; vận động xã viên đưa những giống lúa lai, lúa chấtlượng cao vào sản xuất; đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, nhằm tạonhững vùng sản xuất lúa lai, lúa hàng hóa lớn, góp phần đẩy mạnh sản xuất,nâng cao đời sống cho xã viên” [7]
HTX Duy Sơn II ở Quảng Nam
HTX Duy Sơn II (Quảng Nam) là HTX chủ yếu kinh doanh dịch vụnông nghiệp, HTX Duy Sơn II đã đầu tư nâng cấp gần 1,5 km kênh mươngcấp I, cấp II bằng bê tông kiên cố, đào trả lại tuyến mương Đồng Vườn choHTX Duy Sơn I, nạo vét, đào lại tuyến mương Rẩy Phú, trạm bơm HoàngChâu, Đìa Đợi, Đìa Đề, Đìa Khánh, Đìa Triều, Đìa Hóc Nghì tổng kinh phíđầu tư gần 800 triệu đồng bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và vốn củaHTX, góp phần phục vụ cho công tác thủy lợi và chống hạn có hiệu quả.Bằng những cơ chế phù hợp, kịp thời nên các xã viên đã thúc đẩy tiến độchuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi có hiệu quả rõ rệt và hằng năm đềuvượt kế hoạch Kinh phí đầu tư cho công tác này mỗi năm từ 20 đến 30 triệuđồng Số diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đã được HTX giảm dần theotừng năm, thay vào đó là các vùng chuyển đổi sản xuất cây đậu phụng, mè,ngô năng suất khá, doanh thu đạt hơn 50 triệu đồng/ ha Được hỗ trợ củaHTX nên các loại giống lúa mới đã đưa vào sản xuất thí điểm xây dựng môhình và được nhân rộng như Nghi Hương 2380, theo cơ cấu của các phòngban chuyên môn ở huyện Ngoài ra, HTX còn tổ chức cung ứng giống cho bàcon nông dân, hỗ trợ kinh phí vận chuyển, hỗ trợ đơn giá các loại giống lúalai, HTX trích kinh phí cho bà con mượn để có được bộ giống sản xuất tốt Vì
Trang 13vậy, dù diện tích sản xuất lúa giảm nhưng năng suất, sản lượng hằng năm ổnđịnh và đạt mức từ 3.100 tấn đến 3.200 tấn.
Các chương trình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt được triểnkhai và duy trì như chương trình ICM, IBM, BUCAP giúp cho nông dânnắm bắt được tiến bộ của khoa học kỹ thuật, áp dụng cho sản xuất một cách
có hệ thống và hiệu quả Trong công tác phòng chống hạn vụ Hè Thu hằngnăm, HTX xem đây là một trong những công tác quan trọng đặc biệt Vì vậy,ngay từ vụ Đông Xuân HTX đã lập phương án phòng chống hạn, dành kinhphí để đầu tư công tác này rất lớn Đặc biệt năm 2005 thời tiết diễn biến hếtsức khắc nghiệt, hạn hán kéo dài và kinh phí HTX phải đầu tư cho công tácnày lên đến 95 triệu đồng, nhưng thiệt hại do hạn hán gây ra vẫn không tránhkhỏi Đây là vấn đề trăn trở cho HTX và xã viên, nhưng nhiều năm qua chúng
ta chưa khắc phục được
Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc được duy trì thường xuyên 2 lần/năm, tỷ lệ tiêm đạt từ 95% trở lên, nhờ vậy trong những năm qua dịch bệnhkhông phát sinh, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm đầu tư phát triển đàn giasúc, gia cầm, tăng thu nhập
Bên cạnh đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng được HTX chútrọng phát triển và đã đạt được thành công nhất định Các ngành nghề côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN), từng bước được sắp xếp lại, phùhợp với qui mô sản xuất kinh doanh dịch vụ và phương thức quản lý mới củaHTX Riêng đối với trạm thuỷ điện: Hằng năm nhà máy phát ổn định từ 2,2đến 2,5 triệu KWh, doanh thu đạt từ 1,3 đến 1,4 tỷ đồng Sản lượng điệnthương phẩm năm 2004 đạt trên 3,1KWh, doanh thu đạt : 2,19 tỷ đồng Đến
2007, sản lượng điện thương phẩm đạt trên 4 triệu KWh, tăng 30% so vớinăm 2004 Doanh thu đạt trên 2 tỷ 896 triệu đồng Tỷ lệ tổn thất điện năng ởmạng điện hạ thế được giảm dần, hiện nay là 19%, mức tổn thất năm 2004 là22%, giảm được 3% Hệ thống máy móc thiết bị, mương bể áp lực, đườngdây trung hạ thế được bảo dưỡng, tu bổ sửa chữa hằng năm, nên trong nhữngnăm qua không có sự cố lớn nào xảy ra, hệ thống điện được duy trì, kết nốiliên tục đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tăng doanh thungành điện, Hằng năm đội ngũ quản lý, công nhân trạm thủy điện được đào
Trang 14tạo, sát hạch liên tục, cập nhật những kiến thức mới về phương pháp quản lý,thiết bị, dụng cụ luôn được đầu tư phục vụ cho ngành
Tổng doanh thu các ngành CN - TTCN đầu nhiệm kỳ đạt từ 7,5 đến 8 tỷđồng/ năm Nhưng trong quá trình sản xuất do điều kiện khách quan như đơngiá thấp, số lượng khách hàng giảm, đặc biệt là tác động của thị trường thếgiới làm cho tình hình sản xuất chậm lại, doanh thu hằng năm giảm rõ rệt vàHTX đã thanh lý chuyển giao cho đơn vị khác quản lý xí nghiệp giày, công tymay Văn Sơn, xí nghiệp mây tre được chuyển sang Công ty TNHH một thànhviên Văn Sơn để hoạt động Thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước từ 350triệu đồng đến 550 triệu đồng/ năm, trong 4 năm qua HTX đều hoàn thànhnghĩa vụ thuế với Nhà nước
Ngoài ra, các khâu dịch vụ và phúc lợi xã hội khác cũng mang lại nguồnthu cho các xã viên HTX tổ chức thực hiện dịch vụ thủy lợi và cung ứngnước sạch Trong những năm qua thời tiết nắng hạn kéo dài và do đặc thù địahình của địa phương gây rất nhiều khó khăn cho việc làm dịch vụ của HTX.Nhưng bằng những cố gắng của mình, HTX từng bước củng cố các khâu dịch
vụ được tốt hơn, đáp ứng được phần lớn yêu cầu của nhân dân Giá thu cácdịch vụ tương đối thấp so với mặt bằng giá thị trường, tạo điều kiện cho hộ sửdụng dịch vụ giao nộp được nhanh gọn Hằng năm, HTX đều phân phối lãi cổphần cho xã viên theo giá trị vốn góp và ngày công, tổng số tiền phân phối lãi
từ 68 đến 70 triệu đồng, đảm bảo cao hơn lãi suất ngân hàng về tiền gửi
Ngoài ra, HTX còn trích quỹ phúc lợi để lo bảo hiểm tự nguyện cho xãviên toàn HTX, hỗ trợ ốm đau, thiệt hại do lũ lụt, hỗ trợ chi phí mai táng500.000 đ/ xã viên không may qua đời, trích nộp bảo hiểm xã hội cho CB -CNLĐ, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ công nhân được đi học các lớp dài,ngắn hạn Trong nhiệm kỳ qua có 6 cán bộ tốt nghiệp đại học, ngoài ra còn có
5 cán bộ hiện đang theo học tại đại học Đà Nẵng Không thu thủy lợi phí đốivới diện tích ruộng để thờ phụng Liệt sỹ, đóng góp quỹ người nghèo, gia đìnhchính sách gặp khó khăn, phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợkinh phí cho các hoạt động của các ngành, đoàn thể ở xã
Với những kết quả đó, HTX Duy Sơn II anh hùng tiếp tục vinh dự đượcChủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng 3 UBND tỉnh & Liên minh
Trang 15HTX Việt Nam tặng Bằng khen HTX có thành tích tiêu biểu xuất sắc tronghoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh tế tập thể từ năm
2005 - 2007 Liên Minh HTX tỉnh Quảng Nam công nhận HTX Duy Sơn IIđạt danh hiệu HTX điển hình tiên tiến năm 2005 - 2007 [9]
2.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX
Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm: Tiêu chí 1: Tiêu chí
về mức độ dân chủ và sự tham gia của xã viên vào xây dựng và thực hiện điều
lệ hợp tác xã Được đánh giá từ mức 0 điểm đến mức 10 điểm Mức điểm caohơn thể hiện mức độ dân chủ cao hơn và sự tham gia tích cực hơn của xã viêntrong việc xây dựng và thực hiện điều lệ hợp tác xã; Tiêu chí 2: Tiêu chí vềmức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh đã được đề ratrong Nghị quyết Đại hội xã viên Được đánh giá từ mức 0 điểm đến mức 10điểm Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ cao hơn trong việc hoàn thành cácchỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh; Tiêu chí 3: Tiêu chí về mức độ đápứng nhu cầu của hoạt động kinh tế và đời sống của xã viên Được đánh giá từmức 0 điểm đến mức 10 điểm Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ cao hơntrong việc đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh tế và đời sống của xã viên; Tiêuchí 4: Tiêu chí về mức độ tin cậy của xã viên đối với hợp tác xã Được đánhgiá từ mức 0 điểm đến mức 10 điểm Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ tincậy cao hơn của xã viên đối với hợp tác xã; Tiêu chí 5: Tiêu chí về mức độphúc lợi chung của hợp tác xã tạo ra cho toàn thể xã viên Được đánh giá từmức 0 điểm đến mức 5 điểm Các phúc lợi chung bao gồm: Đóng góp xâydựng công trình nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, nhà thông tin, tổ chứctham quan, du lịch, hoạt động văn hóa, giải trí, an dưỡng v.v…Mức điểm caohơn thể hiện mức độ đóng góp cao hơn của hợp tác xã trong việc xây dựngcác công trình phúc lợi hoặc tổ chức các hoạt động phúc lợi chung của cộngđồng xã viên; Tiêu chí 6: Tiêu chí về mức độ đoàn kết, hợp tác giữa các xãviên và xây dựng cộng đồng hợp tác xã Được đánh giá từ mức 0 điểm đếnmức 5 điểm, mức điểm cao hơn thể hiện mức độ đoàn kết, hợp tác cao hơngiữa xã viên trong hợp tác xã [13]
Trang 162.3 Vai trò của HTX với sinh kế người dân
2.3.1 Khái niệm sinh kế
Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sửdụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống Các nguồn lực bao gồm
kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai (vốn tự nhiên),tiết kiệm (vốn tài chính) và trang thiết bị (vốn vật chất), các nhóm hỗ trợchính thức hay các nhóm không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động(vốn xã hội ) [11,5]
Một sinh kế có thể được miêu tả như sự tập hợp các nguồn lực và khảnăng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà
họ thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được các mực tiêu và ước nguyệncủa họ [11,5]
2.3.2 Vai trò của HTX với sinh kế người dân
2.3.2.1 Vai trò của HTX với sinh kế người dân trên thế giới
Theo thống kê của Liên hiệp quốc, hiện nay, phong trào HTX thế giớithu hút trên 800 triệu thành viên, tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo cuộcsống của 3 tỷ người Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, HTX đóng vai trò đặcbiệt quan trọng ở nhiều quốc gia với việc thu hút sự tham gia của đại bộ phậnnông dân, từ những người nông dân với 2,5 - 3 ha canh tác như ở Nhật, HànQuốc, đến các chủ trang trại với quy mô bình quân 30 - 40 ha như ở Châu
Âu, Bắc Âu, Ở các nước này, HTX nông nghiệp đảm nhận phần lớn cácdịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản Với sự hỗ trợ của HTX, sảnxuất nông nghiệp được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm caohơn, nông dân cùng mua chung nguyên liệu đầu vào với giá rẻ hơn và bánnông sản với giá cao hơn, ổn định hơn Bên cạnh đó, HTX còn có trách nhiệmchăm lo đời sống văn hoá, tinh thần, an sinh xã hội của nông dân và thúc đẩy
sự phát triển của các cộng đồng nông thôn
Ở Nhật Bản, 98% nông dân là thành viên của hơn 850 HTX nông nghiệp
đa chức năng Ở khu vực nông thôn, các HTX nông nghiệp đa chức năngcung cấp hầu hết các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cho nông dân nhưcung cấp nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị nông nghiệp, xây dựng và tổ
Trang 17chức thực hiện kế hoạch sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua, chế biến vàtiêu thụ nông sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, y tế,
tổ chức các cửa hàng bán lẻ, cung cấp đồ gia dụng, xây dựng nhà tang lễ, tổchức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, các câu lạc bộ sinh hoạt cộngđồng, Hệ thống các HTX nông nghiệp được tổ chức từ cấp cơ sở cho đếncác liên hiệp HTX cấp tỉnh và liên hiệp trung ương các HTX nông nghiệpNhật Bản, trong đó Liên minh HTX nông nghiệp Nhật Bản (JA Zenchu) là tổchức cấp cao nhất Ngoài ra, còn có các liên đoàn HTX nông nghiệp chuyênngành với chức năng hỗ trợ các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt độngkinh tế trong từng lĩnh vực hay chăm lo đến đời sống tinh thần của nông dân,như Liên đoàn cung - tiêu quốc gia các HTX nông nghiệp, Liên đoàn bảohiểm tương hỗ quốc gia các HTX nông nghiệp, ngân hàng Trung ương cácHTX nông - lâm - ngư nghiệp, Liên đoàn phúc lợi quốc gia các HTX nôngnghiệp, Liên đoàn thông tin báo chí quốc gia các HTX nông nghiệp, các cơ sởkhám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ Liên minh HTX nông nghiệp Nhật Bảncòn có cả một hệ thống chăm sóc sức khoẻ và y tế riêng với 144 bệnh viện vàhàng trăm phòng khám chữa bệnh nhỏ, 37.000 giường bệnh, 39.000 bác sỹ, ysỹ Nông dân Nhật Bản có mức thu nhập không kém người dân thành thị với30% nông dân có thu nhập từ 1 - 2 triệu yên/năm, 7% từ 5 - 10 triệu yên/năm,4,1% từ 10 - 20 triệu yên/năm, 2,6% hơn 20 triệu yên/năm
Trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc hiện có 1.239 HTX nông nghiệp (bao gồmcác HTX dịch vụ nông nghiệp, sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia súc) vàhơn 88 HTX chuyên trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm, thu hút 100% nôngdân tham gia làm xã viên (2,4 triệu người) Tất cả các HTX này đều là thànhviên của Liên đoàn HTX nông nghiệp Hàn Quốc, tạo thành một hệ thốngthống nhất triển khai các dịch vụ hỗ trợ nông dân từ khâu lập kế hoạch vàhướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, chế biến vàtiêu thụ nông sản cho đến cung cấp các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm Hệthống HTX nông nghiệp hiện có 4.600 các chợ và cửa hàng bán nông sản trên
cả nước giúp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với tổng doanh số đạt 37 ngàn
tỷ won/năm; 5.041 văn phòng, các điểm giao dịch phục vụ các hoạt độngngân hàng trên toàn quốc với 36 triệu khách hàng, chiếm 67% dân số Hàn
Trang 18Quốc Dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn quốc gia, các HTX nông nghiệp đượcxây dựng thành những trung tâm tài chính, văn hoá và phúc lợi của địaphương, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông dân và người dân nông thôn.Hiện nay, tại Mỹ có 3.140 HTX nông nghiệp với 2,8 triệu xã viên (chiếmđại bộ phận nông dân và các chủ trang trại chăn nuôi gia súc của nước Mỹ)tạo ra giá trị sản lượng thuần hàng năm là 111 tỷ USD, giúp Mỹ trở thành mộttrong những nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu trên thế giới Ngoài ra, cácHTX nông nghiệp có một hệ thống tín dụng nông nghiệp rất lớn, bao gồm 101HTX tín dụng nông nghiệp với tổng tài sản khoảng 125 tỷ USD và tổng dư nợ
là 96 tỷ USD
Tại Pháp, trong lĩnh vực nông nghiệp, trên toàn quốc có hơn 3.500 HTXvới 400.000 xã viên (chiếm 90% tổng số nông dân) Các HTX nông nghiệpsản xuất hơn 95% sản phẩm rượu vang, 60% nông sản và chiếm 40% hoạtđộng chế biến lương thực của nước Pháp
Là một quốc gia nông nghiệp, HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế Thái Lan và trong việc nâng cao vị thế xã hội của ngườinông dân Hiện nay, ở Thái Lan có khoảng 4.137 HTX nông nghiệp với5.950.809 xã viên nông dân Các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt độngkinh doanh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên, trong đó tập trungchính vào 5 lĩnh vực: cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, gửi tiền tiết kiệm
và ký quỹ, bán hàng tiêu dùng và cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệpvới mức giá hợp lý, hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng và tìm kiếm thị trường đầu
ra cho sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông qua cáchoạt động khuyến nông và dịch vụ.[4]
2.3.2.2 Vai trò của HTX với sinh kế của người dân tại Việt Nam
Ở Gia Lai
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và Nghị quyết XIII của
Đảng bộ tỉnh, cũng như các mục tiêu và định hướng do Đại hội lần thứ IIILiên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đề ra, trong 5 năm (2006 - 2010), hoạt độngkinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX tại Gia Lai tiếp tục chuyển biến tích
Trang 19cực Trong nhiệm kỳ đã thành lập mới 40 HTX, nâng tổng số toàn tỉnh hiệnnay có 162 HTX Tổng vốn điều lệ của các HTX đến cuối năm 2010 là hơn
116 tỷ đồng Các HTX có 630 cán bộ quản lý và 25.445 xã viên tham gia, giảiquyết việc làm thường xuyên cho 8.285 lao động tại địa phương So với đầunhiệm kỳ, tăng 114 xã viên và vốn điều lệ tăng hơn 15%, doanh thu tăng28,5% Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có gần 1.000 tổ hợp tác hoạt động trên cáclĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, xây dựng Các HTX tiếp tục củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động,chú trọng việc mở rộng kết nạp xã viên mới, huy động thêm vốn góp của xãviên, duy trì Đại hội xã viên định kỳ Nhiều HTX nỗ lực đổi mới đội ngũ cán
bộ quản lý, điều hành, xác định rõ hơn định hướng hoạt động, tổ chức thêmnhiều ngành nghề mới, sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả Số HTXthành lập mới tiếp tục tăng, đa dạng về lĩnh vực hoạt động theo hướng tăng sốlượng HTX phi nông nghiệp Năng lực nội tại của các HTX cũng như quan hệgiữa xã viên với HTX được tăng cường, công tác đào tạo nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ quản lý HTX và đào tạo nghề cho người lao động được quantâm, đến nay cán bộ quản lý có trình độ trung cấp trở lên có 226 người (tăng
124 % so với năm 2006) Nhiều HTX đã chú trọng đầu tư, mở rộng quy mô
và địa bàn hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh, sản phẩm đáp ứng nhu cầucủa thị trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà
Về mặt xã hội, việc liên doanh liên kết giữa các HTX với nhau và giữaHTX với các doanh nghiệp bước đầu có hiệu quả, góp phần tạo điều kiện chocác HTX nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh vànâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích thiết thực của HTX và xãviên Các HTX đã thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, hỗ trợ cho nông dân và xãviên tổ chức sản xuất, góp phần gia tăng sản lượng nông sản hàng hoá; huyđộng được các nguồn lực thúc đẩy ngành nghề phát triển sản xuất, chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần giải quyết việclàm, tăng thu nhập cho xã viên và người lao động, đồng thời đã góp phần xâydựng cơ sở hạ tầng kinh tế nhất là khu vực nông thôn, giải quyết nhiều vấn đề
xã hội, đoàn kết tương trợ nhau trong đời sống và giúp đỡ các hộ xã viên khókhăn Ngoài ra, các HTX trên địa bàn đã tham gia tích cực các hoạt động xã
Trang 20hội, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ quỹ người nghèo Nhiều HTX đã thành lập tổchức công đoàn và tổ chức Đảng, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảohiểm y tế cho cán bộ, nhân viên.
Hiện nay toàn tỉnh có 76 HTX nông nghiệp với 16.970 xã viên, vốn điều
lệ đăng ký gần 40 tỷ đồng và giải quyết 5.303 lao động tại địa phương Ngànhnghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ (thuỷ lợi, phân bón, bảo vệ thựcvật, thú y, làm đất, chăn nuôi gia súc ) Các HTX nông nghiệp đã thể hiệnvai trò trong việc hướng dẫn các hộ thành viên chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sảnxuất hàng hoá Khu vực nông thôn còn có 6 đơn vị quỹ tín dụng nhân dânhoạt động với tổng nguồn vốn hơn 56 tỷ đồng, thu hút 5.950 thành viên,100% đơn vị hoạt động có lãi, trở thành kênh huy động vốn và cho vay rấthiệu quả, góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, hạn chếtình trạng cho vay nặng lãi và tạo cho người dân làm quen với dịch vụ tàichính ngân hàng
Bên cạnh đó còn có 38 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với 402
xã viên (giải quyết việc làm cho 375 lao động, vốn điều lệ đăng ký 14,8 tỷđồng), tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như chế biến nông lâm thủy sản,hàng dân dụng, đan lát, dệt thổ cẩm, xây dựng các công trình hạ tầng nôngthôn, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng ,góp phần khôi phục và giữ gìncác ngành nghề truyền thống của địa phương và tạo ra nhiều mặt hàng có giátrị cao trong xuất khẩu như đan lát, mây tre, lá, nứa, dệt thổ cẩm, mộc dândụng, khắc, chạm trổ Nhiều HTX đã tham gia hội chợ triển lãm, bước đầutiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh Riêng lĩnh vực giao thông vận tải hiện
có 33 HTX với 1.950 xã viên và 2.118 lao động Các xã viên cùng với HTXgóp vốn đổi mới phương tiện vận chuyển hiện đại, đa dạng các loại hình phục
vụ vận tải hành khách, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.[2]
Trang 21Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Để tìm hiểu tình hình của xã Hương Văn tôi đã tìm hiểu về điều kiện tựnhiên và tình hình kinh tế - xã hội
3.1.2.Thực trạng hoạt động của HTX Văn Xá Đông
Nội dung nghiên cứu hoạt động của HTX Văn Xá Đông gồm những nộidung như sau: (1) Quá trình hình thành và phát triển của HTX; (2) Cơ cấu tổchức và đặc điểm xã viên của HTX Văn Xá Đông; (3) Thực trạng nguồn vốncủa HTX; (4) Thực trạng hoạt động các dịch vụ của HTX
3.1.3 Hiệu quả hoạt động của HTX Văn Xá Đông
Các nội dung về hiệu quả hoạt động của HTX Văn Xá Đông đượcnghiên cứu là: (1) Hiệu quả về kinh tế: Hiệu quả kinh tế của HTX được đánhgiá qua doanh thu; chất lượng các loại dịch vụ mà HTX đang thực hiện; tìnhhình lãi lỗ; giá cả của HTX; (2) Hiệu quả về mặt xã hội: Được đánh giá vềphúc lợi xã hội của HTX ( quỹ trợ tang, quỹ khuyến học, )
3.1.4 Vai trò của HTX đối với sinh kế của xã viên
Để tìm hiểu vai trò của HTX đối với sinh kế của người dân đề tài tìmhiểu các nội dung: (1) Lợi ích của xã viên khi sử dụng dịch vụ của HTX; (2)Thu nhập của người trong HTX và ngoài HTX
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở xã Hương Văn, huyện Hương Trà, tỉnhThừa Thiên Huế Đây là xã có HTX nông nghiệp Văn Xá Đông, có các dịch
vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
Trang 223.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ: (1) các sách báo, báo cáo khoa học, tàiliệu nghiên cứu, tạp chí, thông tin trên mạng internet liên quan đến đánh giáhiệu quả hoạt động của HTX; (2) các báo cáo về tự nhiên - kinh tế xã hội năm
2009 - 2010; (3) các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTXqua các năm 2008, 2009, 2010 Nhằm thu thập các thông tin như: Điều kiện
tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Hương Văn; thực trạng hoạt động và hiệu quảhoạt động của HTX Văn Xá Đông
Phỏng vấn sâu: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu với các đối tượng
khác nhau nhằm thu thập các thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động củaHTX Thứ nhất, phỏng vấn Phó chủ tịch xã để thu thập điều kiện kinh tế - xãhội của địa phương, tình hình sử dụng đất, cơ sở hạ tầng của xã, đánh giá của
xã về hiệu quả hoạt động của HTX trên địa bàn Thứ hai, phỏng vấn sâu chủtịch liên minh HTX để thu thập các thông tin về tình hình phát triển các HTXtrong tỉnh Thừa Thiên Huế, một số thuận lợi và khó khăn của HTX hiện nay,vai trò của HTX trong nông nghiệp và nông thôn Thứ ba, phỏng vấn sâu chủnhiệm HTX về các loại hình dịch vụ và hiệu quả cung ứng dịch vụ của HTXcho người dân, những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong việc cung ứngdịch vụ cho người dân mà HTX đang làm trong thời gian vừa qua Thứ tư,phỏng vấn sâu kế toán trưởng HTX để trao đổi về hiệu quả các loại hình dịch
vụ mà HTX đang thực hiện, số lượng hộ sử dụng dịch vụ của HTX, mức độ hàilòng của các hộ sử dụng dịch vụ của HTX và tình hình tài chính của HTX
Thảo luận nhóm: Đề tài thực hiện hai cuộc thảo luận nhóm với hai
nhóm đối tượng khác nhau Đầu tiên thảo luận nhóm được tiến hành với 8 xãviên HTX để thu thập các thông tin về: (1) các dịch vụ của HTX, (2) đánh giá
về các dịch vụ của HTX; (3) ảnh hưởng của HTX đến đời sống vật chất vàtinh thần của người dân; (4) hiệu quả hoạt động của HTX và mức độ hài lòngcủa người dân về HTX; (5) những kiến nghị và giải pháp để phát triển HTX.Sau đó, nghiên cứu cũng tiến hành thảo luận với 8 thành viên ngoài HTXnhằm thu thập các thông tin về: (1) Các dịch vụ của HTX, (2) mức độ hài
Trang 23lòng của người dân về các dịch vụ HTX, (3) ảnh hưởng của HTX đến đờisống vật chất và tinh thần của người dân.
Để thu thập các thông tin này, đề tài sử dụng một số công cụ: (1) Liệt kê
và so sánh cặp đôi nhằm tìm hiểu các dịch vụ của HTX và đóng góp của cácdịch vụ vào doanh thu của HTX, hiệu quả của HTX; (2) biểu đồ veen nhằmđánh giá ảnh hưởng của HTX tới xã viên và hộ không phải là xã viên; (3)SWOT nhằm tìm những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thứccủa HTX và đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho HTX
Phỏng vấn hộ: Đề tài tiến hành phỏng vấn 60 hộ trong đó có 30 hộ là xã
viên của HTX, 30 hộ không phải là xã viên của HTX Hộ được chọn ngẫunhiên có định hướng Việc phỏng vấn hộ nhằm thu thập những thông tin về:(1) Tình hình sử dụng các dịch vụ của HTX tại hộ; (2) Hiệu quả các hoạtđộng dịch vụ của HTX; (3) Mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụnông nghiệp của HTX; (4) So sánh được ảnh hưởng của HTX giữa hộ trongHTX và ngoài HTX; (5) Ảnh hưởng của HTX tới sinh kế của người dân.Ngoài ra, phương pháp quan sát cũng được sử dụng để xác minh cácthông tin cần thu thập
3.3 Phương pháp xử lí thông tin
Tất cả các số liệu điều được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng cácphép tính trên phần mềm Excel và SPSS Nghiên cứu này sử dụng hai phươngpháp phân tích, phương thức định tính kết hợp với phương thức định lượngnhằm phân tích thực trạng hoạt động của HTX, hiệu quả hoạt động và ảnhhưởng của HTX như thế nào tới sinh kế người dân
Trang 24Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hương Văn là xã nằm ở vị trí trung tâm của Huyện Hương Trà, dọc theoquốc lộ 1A cách thành phố Huế 13km Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.372 ha
và được chia thành 7 thôn ( Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Ba, Giáp Tư, GiápTrung, Giáp Thượng, Bàu Đưng )
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã Hương Văn năm 2010
(Nguồn: Số liệu thứ cấp UBND xã Hương Văn năm 2010)
Qua bảng 1 ta thấy đất của xã Hương Văn được chia làm 3 loại chính;đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng Đất tự nhiên sửdụng cho nông nghiệp của xã Hương Văn là 728,5 ha chiếm 53,1% tổng diệntích đất của toàn xã Trong đó đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có tổng
Trang 25diện tích 577 ha chủ yếu trồng lúa và các cây hoa màu khác như lạc, sắn diệntích lúa tập trung nhiều nhất trên địa bàn do HTX Văn Xá Đông quản lý cótổng diện tích lúa 2 vụ là 211,4 ha; đất lâm nghiệp 147 ha chiếm 20,8% đấtnông nghiệp, đất lâm nghiệp của xã Hương Văn là đất rừng sản xuất chủ yếu
là cao su và chàm; đất nuôi trồng thuỷ sản là 4,5 ha chiếm 0,62% diện tích đấtnông nghiệp chủ yếu là nuôi cá nước ngọt; sử dụng cho phi nông nghiệp của
xã Hương Văn có tổng diện tích 616,1 ha chiếm 44,1% tổng diện tích đất tựnhiên của xã, được sử dụng để làm đất ở nông thôn và đất cho cơ sở hạ tầng(trường học, trạm xã, UBND, giao thông ); đất chưa sử dụng là 27,4 hachiếm 2% đất tự nhiên toàn xã, đất chưa sử dụng của xã Hương Văn còn lạitương đối thấp chủ yếu là diện tích sông, ao hồ và các hói trên địa bàn
Hương Văn có khí hậu mang những đặc tính chung của khí hậu khu vựcTrung bộ, với chế độ nhiệt đới gió mùa Khí hậu hằng năm phân thành haimùa tương đối rõ rệt Mùa nóng hạn bắt đầu từ tháng 3 - 8 với nhiệt độ tươngđối cao, cao nhất là 410C Mùa nóng thường kéo dài trên 4 tháng do vậy thỉnhthoảng đã gây ra sự thiếu hụt nước cho sản xuất nông nghiệp Mùa mưa kéodài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Vào tháng 9, 10 có những đợt bão và ápthấp nhiệt đới với cường độ mạnh kèm theo mưa lớn gây ra không ít nhữngkhó khăn cho người dân và đặc biệt làm gián đoạn mùa vụ
4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế, mặc dù có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển cácngành nghề dịch vụ và phi nông nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động sản xuấtchính ở đây vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với tổng thu nhập từ ngànhnông nghiệp năm 2009 ước đạt 22 tỷ đồng chiếm 34,1% tổng thu nhập toàn
xã Xã Hương Văn có 2 đơn vị HTX sản xuất nông nghiệp Văn Xá Tây vàVăn Xá Đông 85% dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồnglúa và trồng lạc, 15% ngành nghề dịch vụ và buôn bán nhỏ Trong đó trồngtrọt, cây trồng chủ lực của địa phương là lúa và lạc, với năng suất bình quân củalúa đạt 54 tạ/ha, lạc trồng hai vụ/năm với năng suất bình quân đạt 22 tạ/ha Đặcbiệt trên địa bàn xã có HTX sản xuất và cung cấp giống nên gần 100% nông dân
đã sử dụng giống lúa cấp 1 và đưa vào các giống mới như: sắn KM94, lạc L14…
Trang 26dân; chăn nuôi, tính đến thời điểm cuối năm 2009 tổng đàn trâu, bò là 480con; đàn lợn thịt 5500 con, đàn lợn nái 1300 con, đàn gia cầm 18000 con,thủy cầm 6500 con Tuy nhiên, trong những tháng gần đây trên địa bàn xã nóiriêng và huyện Hương Trà nói chung dịch bệnh liên tục xảy ra, do vậy về quy
mô chăn nuôi đang có xu hướng giảm Đây thật sự là khó khăn rất lớn chongười chăn nuôi; nuôi trồng thuỷ sản, toàn xã có diện tích ao hồ khoảng 5,5ha; sản lượng cá thu hoạch trong năm 2009 ước đạt 8 tấn; thương mại, dịch vụ
- tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đang trên đà phát triển, nhất là ởcác trục đường chính của xã, 2 bên quốc lộ 1A, đường tránh phía Tây Thànhphố Huế và ở chợ Văn Xá Tổng thu từ hoạt động thương mại, dịch vụ, ngànhnghề ước đạt trên 23 tỷ đồng, chiếm 15% tổng thu nhập của xã Các ngànhnghề truyền thống ở địa phương như nghề mộc, nề, thợ rèn… đang được tiếptục duy trì và phát triển
Về xã hội, Hương Văn là một xã đông dân với 8.663 nhân khẩu, trongnhững năm qua đời sống dân cư ở Hương văn đã có những thay đổi rõ nét,mức thu nhập bình quân thu nhập đầu người đạt 7,4 triệu đồng/người/năm,tăng 2% so với năm 2008 Toàn xã chỉ còn 95 hộ nghèo chiếm 5,02% tổng số
hộ của xã, số hộ nghèo của xã Hương Văn thấp hơn so với các xã trong huyệnHương Trà (Hương Xuân có 12.07% hộ nghèo; Hương Thọ có 12.91% ).Hiện nay trên địa bàn Hương Văn có 1 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểuhọc, 100% số xã đều có trường mầm non bán trú; các phương tiện dạy và họcđược tăng cường đáp ứng nhu cầu dạy và học Bên cạnh đó, hàng năm có tỷ lệtrẻ đến trường cao, tỷ lệ trẻ em bỏ học giữa chừng đã được hạn chế đến mứcthấp nhất Ngoài ra xã có trạm y tế xã đã được nâng cấp và đầu tư thêm nhiềutrang thiết bị khám chữa bệnh Đồng thời đội ngũ cán bộ cũng được kiện toàn vànâng cao chất lượng Nhìn chung công tác y tế ở đây cơ bản đáp ứng được yêucầu khám và chữa bệnh cho người dân
4.2.Tổng quan về hợp tác xã Văn Xá Đông
4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
HTX Văn Xá Đông được thành lập vào năm 1977 với mục đích phục vụngười dân sản xuất nông nghiệp Theo thời gian, với những thay đổi của kinh tế -
Trang 27xã hội - chính trị, từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên quá trình phát triểncủa HTX được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ năm 1977 – 1986;giai đoạn thứ hai từ năm 1986 – 1999; giai đoạn thứ ba từ năm 1999 đến nay.
Bảng 2: Đặc điểm các giai đoạn Phát triển của HTX Văn Xá Đông
1977 - 1986
- Mang tính chất bao cấp
- Cơ sở vật chất, tài chính khó khăn
- Cơ cấu bộ máy nhiều
- Hoạt động không hiệu quả
- Cơ sở vật chất, tài chính khá hơn
- Cơ cấu bộ máy ít hơn
- Hoạt động hiệu quả
- Cơ cấu bộ máy tinh gọn hơn
- Đại hội 3 năm 1 lần, bầu lại chủ nhiệm, phó chủ nhiệm,kiểm soát
(Nguồn: Phỏng vấn sâu người am hiểu)
Giai đoạn 1977 - 1986
Năm 1977 HTX Văn Xá Đông cũng được thành lập, những năm đầu mớithành lập HTX còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp còn mangtính chất bao cấp, cơ sở vật chất, tài chính vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động