Để bảo đảm cho người và tránh cảm giác về độ giật và độ hãng quá mạnh, điều kiện an toàn cũng như tốc độ di chuyển của buồng thang chưa được vượt quá 5m⁄s, khi thiết kế các hệ thống đi
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Trang 2BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯONG ĐẠI HỌC DL, KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập ~ Tự Do - Hạnh Phúc
KHOA ĐIỆN ~ ĐIỆN TU
OR ae
NHIEM VU LUAN AN TOT NGHIEP
Chú ý : sv phải đóng bán nhiệm vụ này vào trang thứ nhất của luận án
I1 Đầu đề luận án tốt nghiệp :
2 Nhiệm vụ (Yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu) :
` MEL _ ot nt Awd “a6 sn mey oe 4I Fee
Le OU ath ráp ¬
3 Ngày giao nhiệm vụ luận án : %/4O /200Đ
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ :3/4/ 2009
5 Họ tên người hướng dẫn :
| He ng Heerrrrerrrriridiiiiroiee TT .22222- 2 22 nang ttrrHerrrrarrrderrrrrirtertrte
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
{Ký và ghì rõ họ tên)
“2
Nội dung và yêu cầu LATN đã được thông qua
Ngày 7/0 thang (0 nim 2009
TRƯỞNG KHOA
(Ký và ghỉ rõ họ tên)
OA HOC KY THUAT CONG GH 1
KHÓA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
THS Age Gee lim
Trang 3BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
OR OOK tt
NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
Chú ý : SV phải đồng bản nhiệm vụ này vào trang thứ nhất của luận án
Ngành €M ceeee Lớp : Q4.0Ð
1 Ddu dé tugn án tốt nghiệp :
2 Nhiệm vụ (Yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu) :
3 Ngày giao nhiệm vụ luận án : /40/200Đ
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ :2/4/ 2009
5 Họ tên người hướng dẫn : Phần hướng dẫn
Ean LS, AM in Ghanl Shuing M H s-e2 |.29%
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Tự động hoá ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống công nghiệp Ngày
nay ngành tự động đã phát triển tới trình độ rất cao nhờ những tiến bộ của lý thuyết
điều khiển tự động, PLC, vi điều khiến, ., mỗi loại đều có những đặc thù riêng
Sự bùng nỗ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực điện-điện tử-tin
học cùng với nhịp độ phát triển của nhân loại, con người đã ngày càng có nhiều nhu cầu
hơn, mỗi thứ đều phải tiện nghi, phương tiện đi lại đễ dàng nhanh chóng, và thang máy
là phương tiện đi lại khá phổ biến đã được tổn tại từ nhiều năm nay với tư cách là một
công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại
Trong những năm gần đây, tốc độ xây dựng tăng cao, đặc biệt là nhà cao tầng đã
và đang tăng nhanh ở thành phố Hồ Chí Minh và những thành phố lớn trong cả nước
Trong tình hình xã hội và kinh tế của đất nước ta hiện nay, việc xây dựng nhà cao tầng
là một việc tất yếu nhằm phục vụ cho các mục tiêu:
e Xây dựng các trung tâm thương mại
e_ Xây dựng các cao ốc văn phòng
e_ Xây dựng khách sạn
e©_ Xây dựng chung cư giải quyết nhà ổ chuột và quy hoạch đô thị
Sự gia tăng số lượng nhà cao tang nay gắn liền với việc sử dụng thang máy nhằm
đáp ứng tiện nghỉ sử dụng và theo đúng quy định, các nhà cao tầng từ 6 tầng trở lên hay
cao tir 14m thi phải lắp đặt thang máy Như vậy nhu cầu sử dụng thang máy hiện nay
đang là rất lớn
Trong cấu hình hệ thống thang máy thì hệ thống điều khiển đóng vai trò rất quan
trọng Hệ thống điều khiển được xem như đầu não, nó quyết định mọi hoạt động của
thang máy Thực tế, hiện nay kỹ thuật điều khiển thang máy thường được sử dụng hai
phương pháp chính: điều khiển bằng vi xử lý và điều khiển bằng PLC Trong đó điều
khiển bằng PLC có ưu điểm như: độ tin cậy cao, dễ lắp đặt, dễ dàng thay đổi thiết kế
phần mềm, ứng dụng điều khiển trong phạm vi rộng, thích ứng trong môi trường khắc
-Trang 1/70 -
Trang 5nghiệt (nhiệt độ, độ âm, tiếng ồn, điện áp dao động, độ rung ) nên được sử dụng khá
phổ biến trong công nghiệp điều khiển thang máy
Trong luận án này em sử dụng PLC OMRON CPM2A để điều khiển thang máy
Vì thời gian làm luận án không nhiều và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
sai sót, kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến lĩnh vực điều khiến tự động này
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Phương đã tận tình hướng dẫn cho chúng em hoàn thành luận án tốt nghiệp,xin cảm ơn thầy Ngô Cao Cường - trưởng
khoa điện — điện tử, thầy Quý và các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt
cho chúng em hoàn thành luận án tốt nghiệp này
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 2009
Sinh viên thực hiện:
Cao Quốc Việt Lương Trần Nghĩa
Trang 2/70
Trang 6re ee ee ee ee ee ee ĐO 9, 0 0 00 00 0o 00 Đo Đ Bo mÔ mm HỢ HÓ O9 9 ĐO 0 HÔn ĐÔ 9 5 0 DnỌP ĐÔ ĐO 9 90 0 6000000006960 908905960005 8% S00 mm ® me e1 sm
ee HO chon CO BƠ HO ĐO Đo ĐO ĐO 9 BOM 9 Bo 6Ó 0 0 6 600 00 00 0 00 HOỢ Áo Bo Bom Bo ĐÔ ĐO GOÔ ĐO ĐÔ 9 6 60 00 ĐA 6 9 96 00 5020000006000 60000909 %9 09 %8 the ® 906608 666m 1m
ÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔ | ÔÔÔÓÔÔÔÓÓÔÓ Ó(Ó( (.(::.Ố (.(.ố ( aan-n adàn
eee ee ee ee ee ee ÔÔÔÔÒÔÔÔÔÓÔÔÓÔÓÔÓÔÓÔÓÔÖ,L<,L.s.L Á (An nanän da
ốÔÓÔÓÔÓÔÔỒÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÓÓ|(ÔÓÓÔÓÔÓÔÓÔSÔSÔÓÔSÔSÔSÔÖ3SÔÖ5ÔÖ5ÖÓ - Ố.Ố (.Á((Á(ÁÁ ca anananananaaanaa.e.-a
¬ ÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÓÔÓÔ Óó : ỏŠỏồỏÖỏÖÖÔÖÔÖ.ÔÖ$5ÖÓ“ÓÔ À.ẲỎ.ù .ảốa.(((.( (ii (ii iaanaaa na na naaa.-
Seer rere eee ee ee eee eee eee eee ee ee ee ee eee ee ee ee ee ee ee
eee eee eee eee eee ee eee eee eee ee eee ee ee la oan aaadaa na noaaaananaa.-a-aa
eee eee eee ee ee ee ee ee .ố ố.ốố.ố.ốốKẶố.ốỐ.Ố.Ố.Ố.Ố.Ốs.Ố.Ắ a ae na
ee
Thanh phé Hé Chi Minh, ngay 03 thang 01 nam 2009
Giáo viên hướng dẫn:
Wb
TS Nguyén Thanh Phuong
Trang 3/70
Trang 7-MỤC LỤC
LOI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
PHAN I: TONG QUAN VE THANG MAY
Chuong I: Khai quat chung
1 Khai niém
2 Phan loai thang may
3 Cấu tạo chung của thang may
4 Tính chọn công suất truyền động của thang máy
5 Ảnh hưởng của tốc độ, gia tốc, độ giật đối với hệ
thống than g may
6 Dừng chính xác buồng thang máy
7 Thiết bị an toàn cơ khí
8 Phục vụ và yêu cầu thang máy
9 Cáp nâng và cabin đối trọng
10 Nguyên lý hoạt động và sử dụng thang máy
Chương II Sơ lược về nguyên tắc hoạt động của thang máy
1 Hoạt động của thang máy đơn
2 Hoạt động của một nhóm thang máy
Trang |
Trang 4 Trang 6 Trang 7 Trang 7 Trang 8 Trang 9 Trang 12
Trang 16 Trang 18 Trang 21 Trang 22 Trang 32 Trang 33
Trang 37
Trang 37 Trang 38
3 Sơ lược các nguyên tắc điều khiển nhóm thang máy Trang 39
PHAN II: LÝ THUYÉT PLC
Chương I: Vai trò & khả năng của PLC
1 Vai trò trong quá trình tự động hoá sản xuất
2 Kha nang cua PLC
3 Ưu điểm của PLC
4 Việc lập trình cho PLC
Chương II Giới thiệu b6 PLC CPM2A
1 Hệ thống điều khiển là gì
2 Vai tro cua PLC
3 Các thiết bi nhập xuất ding trong PLC
-Trang 4/70 -
Trang 40 Trang 41 Trang 41 Trang 42 Trang 42 Trang 43 Trang 45 Trang 45 Trang 45 Trang 45
Trang 84 So sánh PLC với các thiết bị thông thường khác
5 Câu trúc phần cứng PLC
6 Khảo sát loại CPM2A
7 Các kiểu truyền thông của PLC
8 Các bộ phận phối hợp truyền dẫn
9, Câu trúc vùng nhớ của PLC
PHAN III UNG DUNG PLC OMRON VA PHAN MEM
CX-PROGRAMER DIEU KHIEN MO HÌNH
THANG MAY 4 TANG
Trang 59 Trang 60 Trang 60 Trang 61 Trang 64 Trang 64 Trang 66 Trang 70
Trang 9PHAN I TONG QUAN VE THANG MAY
-Trang 6/70 -
Trang 10so với phương thắng đứng nhờ dây dẫn hướng trong toà nhà hoặc thanh dẫn hướng
trong các tầng hằm được xây kín xung quanh Ở mỗi tầng đều bố trí nút gọi tầng và cửa
ra vào Yêu cầu làm việc của thang máy là phải an toàn, chế độ làm việc ổn định, độ tin cậy cao, tiện lợi cho người sử dụng, thuận lợi cho việc lắp đặt, sửa chữa và bảo trì
Đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu kỳ vận chuyền bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục Ngoài ý nghĩa vận chuyền, thang máy còn làm tăng vẻ đẹp của công trình
Thang máy được lắp đặt và sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình xây dựng
cao tâng như: nhà ở, cư xá, công sở, khách sạn, bệnh viện, nhà øa, thư viện
cS
Hình 1.1: Thang máy trong các toà nhà
Trang 7/70
Trang 11-Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo đà cho công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì vậy thang máy cũng ngày càng được sử
dụng phổ biến hơn
2 PHAN LOAI THANG MAY
Có nhiều cách để phân loại thang máy: tuỳ theo mục đích sử dụng, theo kết câu
truyền động theo chế độ làm việc, theo tải trọng Chúng ta có thể phân loại như sau:
2.1 Phân loại theo công dụng
> Thang máy hành khách: dùng để vận chuyển người trong các nhà cao tầng, tải trọng
nằm trong khoảng tử 70kg đến 1500kg tương ứng với số hành khách từ l đến 20 người
Loại thang này cũng có thể dùng để vận chuyển hàng hoá nếu nó năm trong giá trị khối
lượng cho phép
> Thang máy chở hàng chủ yếu để chuyên chở hàng hoá, thiết bị, ngoài ra loại thang
máy này cũng có thể dùng để chở người
> Thang máy chuyên dùng: đây là loại thang máy dùng cho các công việc riêng như:
bệnh viện, cứu hoả, cấp cứu
2.2 Phân loại theo hệ thống dẫn động
> Thang máy dẫn động điện
> Thang máy thủy lực
> Thang máy khí nén
2.3 Phân loại theo hệ thống điều khiến
> Điều khiển bằng rờie
> Điều khiến bằng PLC
Vv Diéu khién bang may tinh
2.4 Phân loại thang máy theo tốc độ chuyển động
Thang máy chạy chậm: V= 0,5 ~ 0,75 m/s
Thang máy có vận tốc trung bình: V= 0,75 + 1,5 mús
Thang máy có vận tốc nhanh: V= 1,5 + 3 m⁄s
Thang máy có vận tốc cao: V= 3 + 5 m/s
2.5 Phân loại thang máy theo tải trọng
> Thang máy loại nhỏ: Q < 160kg
-Trang 8/70 -
Trang 12>_ Thang máy loại trung bình: Q = 500kg + 2000kg
> Thang máy loại lớn: Q > 2000kg
Để bảo đảm cho người và tránh cảm giác về độ giật và độ hãng quá mạnh, điều kiện
an toàn cũng như tốc độ di chuyển của buồng thang chưa được vượt quá 5m⁄s, khi
thiết kế các hệ thống điều khiển thang máy chúng ta cần chú ý đến những yêu cầu
trên
3 CÂU TẠO CHUNG CỦA THANG MÁY
3.1 Các thành phần chính của thang máy
Thang máy cho dù có nhiều dạng, nhiều kiểu
khác nhau nhưng nhìn chung chúng có các bộ phận
chính như sau:
> Cabin: là thiết bị vận chuyển người hoặc hàng
hoá vật tư
> Đối trọng: là bộ phận đóng vai trò giữ thang
băng với cabin
2 A
> Động cơ: dùng để kéo cabin, thang máy có thể
sử dụng động cơ 1 pha hoặc 3 pha để làm
việc
> Hệ thống treo cabin (giếng thang): chạy dọc suốt chiều cao của công trình và được che
chắn bởi kết cầu chịu lực (gạch, bê tông, kết cấu thép hoặc lưới che) Là nơi dùng để
gắn động cơ, dẫn hướng cho cabin và đối trọng
Trang 9/70
Trang 13-> Co cau dan động: dùng vào việc dẫn hướng cho cáp dẫn di chuyên, truyền lực để
cabin và đối trọng hoạt động Buồng thang máy và đối trọng khi di chuyển sẽ trượt
trên thanh ray dẫn hướng nhờ các guốc trượt
|
|
© đầy _ Bộ điều khiển
Cae 88 MG ee re Ses a oo ae een oem oe ee
eq 4#
~ Guéc trượt kiêu con lần
Hình 1.3: Biên dạng guốc kiểu trượt cia hang NINGBO XINGDA
> Hệ thống phanh an toàn: đây chính là thiết bị báo đảm an toàn cho hành khách hay
hàng hóa trong quá trình hoạt động của thang máy tránh những sự cố như đứt cáp,
động cơ chạy quá tốc độ
> Mach dong luc, mach diéu khién, mach chiéu sáng và an toàn: có vai trò quan trọng
trong hệ thống điều khiển thang máy Chúng là trung tâm của hệ thống, ngoài ra
chúng còn cung câp tiện ích cho người sử dụng
Trang 10/70
Trang 14-Mỗi một bộ phận, thiết bị đều có chức năng riêng biệt, nhưng chúng có chung mối
liên hệ mật thiết góp phần tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh về tính năng cũng như tiêu
chuẩn kỹ thuật
Một số sơ đồ thang máy thường gặp:
> Thang máy có puli dẫn hướng: Có lắp thêm puli phụ (2) để dẫn
hướng cáp đối trọng Sơ đồ này thường được dùng khi kích
thước cabin lớn, cáp đối trọng không thẻ dẫn hướng từ puli dẫn
cáp (hoặc tang) một cách trực tiếp xuống dưới
> Thang máy có sự bồ trí bộ tời bên dưới có bộ tời (1) được bố trí
ở phân bên hông hoặc phân dưới của đáy giêng, nhờ đó có thê
làm giảm tiếng ồn của thang máy khi làm việc Dùng sơ đồ này
sẽ làm tăng tải trọng tác dụng lên giếng thang, cũng như tăng chiều dài và số điểm
uốn của cáp nâng, dẫn đến tăng độ mòn của cáp nâng Kiểu bố trí bộ tời như thế này
chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt khi mà buồng máy không thể bố trí được phía
trên giếng thang và khi có yêu cầu cao về giảm độ ồn khi thang máy làm việc
> Thang máy kiểu đây: cáp nâng (1) tên đó có treo 1 2 3
cabin (2), được uốn qua các puli (6) lắp tên
khung cabin, sau đó đi qua puli phía trên (3) đến
puli dẫn cáp (5) dẫn cáp (5) của bộ tời nâng
Trọng lượng của cabin và một phần vật nâng
được cân bằng bởi đối trọng(4) Các dây cáp của
đối trọng uốn qua puli dẫn hướng phụ
3.2 Thông số cơ bản của thang máy
Đây chính là những thông số cần thiết đặc trưng cho mỗi loại thang máy, chính
những thông số này quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của thang máy cũng như
thiết kế chúng Các thông số này còn là cơ sở cho các nhà đầu tư lựa chọn loại thang
máy phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng
> Tải trọng nâng: là tải trọng lớn nhất theo tính toán cho phép thang máy vận chuyền
được, ở đây không kể tới trọng lượng của cabin
-Trang 11/70 -
Trang 15> Khả năng chứa của cabin: chính là số lượng người mà theo tính toán cabin chứa được và thang máy vận chuyển được
> Diện tích sàn cabin: là diện tích tính trong lòng cabin Diện tích này được tính theo tải trọng nâng và khả năng chứa của cabin
> Tốc độ danh nghĩa: là tốc độ của cabin theo tính toán và ghi trong lý lịch máy
> Tốc độ làm việc: là tốc độ chuyển động thực tế của cabin
> Chiều cao nâng của thang máy: là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa sàn dưới cùng và trên cùng của toà nhà
> Độ dừng chính xác: là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa mặt sàn cabin và mặt sàn tầng nhà khi dừng thang máy
> Năng suất của thang máy: Là lượng người hay số lượng hàng hóa mà thang máy có thể vận chuyên được trong một giờ theo một hướng Năng suất của thang máy có thể tính theo công thức:
Trong đó: ,
N năng suât thang máy
T hệ số mang tải của buông thang
E sức chứa tính toán định mức của buồng thang
H chiều cao nâng - hạ
Vv tốc độ của buồng thang (m/s)
ti :_ thời gian tổn cộng để đóng - mở cửa buồng thang, thời gian ra vào của hành khách, thời gian mở máy và hãm máy
Việc sử dụng đôi trọng và cáp cân băng là đề giảm phụ tải của cơ câu, tức là độ mat can bang khi nâng hoặc hạ buông thang đến các vị trí biên, do đó giảm được cơ câu truyền động
Trang 12/70
Trang 16-1) Puli chu động 2) Cap chiu tai 3) Buông thang 4) Puli can bang 5) Cáp cân bằng
6) Đối trọng
Sơ đồ thang máy có cáp cân bằng Nếu không có cáp cân bằng, lực tác động lên puli chủ động theo hai nhánh của dây cáp sẽ là:
Đo : trọng lượng của 1 đơn vị dài dây cáp (N)
H :_ chiều cao nâng hạ (m)
x :_ khoảng cách từ buồng thang đến puli chủ động (m)
Khi đó lực tác động lên puli chủ động khi nâng hạ tải là:
và cho toàn bộ cơ câu Do đó việc sử dụng cáp cân băng là đề khắc phục nhược điểm
Trang 13/70
Trang 17
này, cáp cân bằng có thể chọn cùng loại với cáp nâng hạ Khi sử dụng cáp cân bằng, các thành phần liên quan đến x trong biểu thức trên sẽ bị triệt tiêu:
F, =F, - Fr = Go + G- Ga
Fy, = Fo - Fi = Gar - (Go + G)
Viéc chon khéi lượng cho đối trọng nhảm mục đích cân băng để đảm bảo có thể
chọn động cơ có công suất nhỏ nhất:
Gat = Go + a.Gam
Trong đó:
A : là hệ số cân bằng (a=0, 34 ~ 0, 6)
Gam : 1a trong lugng dinh mtc
Từ khối lượng đối trọng, tính được lực tác động lên puli chủ động khi nâng và hạ
như sau:
Fn = Gt a.Gam
Fi =-Gt a.Gam
4 TINH CHON CONG SUAT TRUYEN DONG THANG MAY
Đề chọn công suất truyền động thang máy cần có các điều kiện và các thông số sau:
»> Sơ đồ động học của thang máy
> Tốc độ và gia tốc cực đại cho phép
> Tai trọng
> Trọng lượng buông thang
Công suất tĩnh của động cơ khi nâng tải dùng đối trọng được tính theo công thức sau:
H : hiệu suất của cơ cấu nâng
Khi đó đối trọng công suất tĩnh của động cơ lúc nâng tải được tính theo công
thức sau:
Trang 14/70
Trang 18Pon : công suất tĩnh của động cơ khi nâng hàng có dùng đối trọng
Pon | : công suất tĩnh của động cơ khi hạ hàng có dùng đối trọng
Gai trong :_ khối lượng của đối trọng
k=(1,5+1,3) : hệ số ma sát giữa thanh dẫn và đối trọng
Khối lượng của đối trọng được tính theo công thức sau:
Gái trong = buồng thang tŒ*G (kg)
Voi a : hệ số cân bằng (0,3 + 0,6)
Phần lớn các thang máy chở khách chỉ vận hành day tai trong giờ cao điểm, thời gian còn lại luôn làm việc non tải Cho nên đối với thang máy chở khách nên chọn ơ = 0,3 ~ 0,6
Đối với thang máy chở hàng, khi nâng thường đầy tải, khi hạ thường là không tải
R : bán kính của puli cuốn cáp
I :_ tỷ số truyền của cơ cấu
T :_ hiệu suất của cơ cấu
Trang 15/70
Trang 19-Tính tổng thời gian hành trình nâng hạ của buồng thang máy bao gồm: thời gian buồng thang di chuyển với tốc độ ổn định, thời gian mở máy và hãm máy và tổng thời gian còn lại (thời gian đóng - mở cửa cabin, thời gian ra vào của hành khách)
Dựa vào kêt quả các bước trên, tính moment đăng trị và tính trọn công suât động cơ
5 ANH HUONG CUA TOC DO, GIA TOC, DO GIAT DOI VOI HE
TRUYEN DONG THANG MAY
Một trong những yêu cầu cơ bản trong hệ truyền động thang máy là phải đảm bảo cho buồng thang máy di chuyển êm Buông thang máy chuyên động êm hay không phụ thuộc vào gia tốc khi mở máy và khi ham may Các thông số chính đặc trưng cho quá trình hoạt động của thang máy là: tốc độ di chuyển V (m⁄$), gia tốc a (m/s’), dO giật p
(m/s°)
Tốc độ di chuyển của buồng thang quyết định năng suất của thang máy có ý nghĩa
rất quan trọng, nhất là đối với các nhà cao tầng Đối với các nhà chọc trời, tối ưu nhất là
dùng thang máy cao tốc (V = 3,6m/s), giảm thời gian quá độ và thời gian di chuyển trunh bình của buồng thang đạt gần bằng tốc độ định mức Nhưng việc tăng tốc dẫn đến việc tăng giá thành của thang máy Nếu tăng tốc độ của thang máy từ V = 0,75m/s đến
V =3,5m/s thì giá thành tăng từ 4 đến 5 lần Bởi vậy tuỳ theo độ cao của toà nhà mà chọn thang máy có tốc độ phù hợp với tốc độ tối ưu
Tốc độ di chuyển trung bình của thang máy có thể tăng bằng cách giảm thời gian
mở máy, có nghĩa là tăng gia tốc Nhưng khi gia tốc lớn có thể gây cảm giác khó chịu
cho hành khách ( như chóng mặt, nghẹt thở, sợ hãi ) Bởi vậy, gia tốc tối ưu là a =
2m/s” Gia tốc tối ưu bảo đảm năng suất cao, không gây cảm giác khó chịu cho hành khách được cho trong bang 1:
Trang 16/70
Trang 20Bảng 1: Môi liên hệ giữa vận tốc và gia tộc tôi ưu
Một đại lượng quyết định sự di chuyển êm ái của thang máy là tốc độ tăng của gia
tốc khi mở máy và tốc độ giảm khi hãm máy Nói cách khác là độ giật ( đạo hàm bậc
nhất của gia tốc p = da/dt hoặc đạo hàm bậc hai của gia tốc p = d’v/dt’)
Khi gia tốc a = 2m/s” thì độ giật không được quá 20m/sÌ Hoạt động của động cơ đối với thang máy có tốc độ trung bình và cao có thê chia thành 4 giai đoạn sau:
Trang 21
6 DUNG CHINH XAC BUONG THANG MAY
Buéng thang của thang máy cần phải dừng chính xác so với mặt bằng của tầng
cần dừng sau khi thang máy dừng ở tầng yêu cầu Nếu buồng thang máy không dừng
chính xác sẽ gây ra các hiện tượng sau:
>
Đối với thang máy chở khách: làm cho khách ra vào khó khăn, tăng thời gian ra vào
của hành khách dẫn đến giảm năng suất
Đối với thang máy chớ hàng: gây khó khăn cho việc sắp xếp và bốc dỡ hàng Trong
một số trường hợp có thể không thực hiện được việc sắp xếp và bốc dỡ hàng
Để khắc phục điều này có thể ấn nhấp nút bấm để đạt độ chích xác khi dừng nhưng
sẽ dẫn đến những vấn đề không mong muốn như:
Hồng thiết bị điều khiến
Gây tên thất năng lượng
Gây hỏng hóc các thiết bị cơ khí
Tăng thời gian từ lúc hãm tới lúc dừng
-Trang 18/70 -
Trang 22> Để dừng chính xác buồng thang máy cần tính đến một nửa hiệu số của hai quãng
đường trượt khi buồng thang máy đây tải và phanh buồng thang máy không tải khi
cùng một hướng di chuyển Các yếu tổ ảnh hưởng đến dừng chính xác buông thang
bao gồm:
> Moment ctia co cau phanh
> Moment quan tinh cia buéng thang
> Tốc độ khi bắt đầu hãm
Quá trình hãm buồng thang xảy ra như sau:
Khi buồng thang đi đến gần sàn tầng, công tắc chuyển đổi tầng cấp lệnh lên hệ
thống điều khiển động cơ để dừng buông thang Trong khoảng thời gian tác động của
thiết bị điều khiển, buồng thang đi được quãng đường là:
S3 = VọAt [m]
Trong đó:
Vo : van téc lúc bắt đầu hãm buông thang
Trong thời gian này, buồng thang đi được quãng đường là:
S” = mV,2/2*(Fph + Fc) [m]
Trong đó:
J : moment quan tinh hệ quy đôi về chuyên động của buồng thang máy [kem2]
Mph : moment ma sat [N]
Mc > moment can tinh [N]
Wo : tốc độ quay của động cơ lúc bắt đầu phanh [rad/s]
D :_ đường kính của puli kéo [m]
I : ty sé truyén
Quang đường buông thang máy đi được từ khi công tắc chuyển đổi tầng cho lệnh
dừng đến khi buồng thang máy dừng tại sàn tầng là:
S=S8’ +S” = V,At = (JW,*D/2)/2*1*(Mph + Mc) [m]
Trong đó:
S _ quãng đường trượt nhỏ nhất của buồng thang máy khi phanh
S2 :_ quãng đường trượt lớn nhất của buồng thang máy khi phanh
Bảng 2 đưa ra các tham số của các hệ truyền động với độ chính xác khi dừng AS:
-Trang 19/70 -
Trang 23Hệ truyền Phạm vi | Tốc độ | Giatéc | Độ chính xác khi
Trang 24Khi thiết kế trang bị điện — điện tử cho thang máy, việc lựa chọn một hệ truyền
động, chọn loại động cơ phải dựa trên các yêu cầu sau đây:
> Độ chính xác khi dừng
> Tốc độ di chuyển buồng thang
> Gia tốc lớn nhất cho phép
> Phạm vi điều khiển tốc độ
Hệ truyền động xoay chiều dùng động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc và rotor
dây quấn được dùng khá phổ biến trong trang bị điện — điện tử thang máy Hệ truyền
động cơ KĐB rotor dây quấn thường dùng cho máy nâng có tái trọng lớn nhằm khởi
động không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp điện, hệ truyền động cơ KĐB rotor
lồng sóc thường dùng cho thang máy có tốc độ chậm Hệ truyền động dùng động cơ
KĐB nhiều cấp tốc độ thường dùng cho thang máy chở hàng có tốc độ trung bình
Hệ truyền động cơ một chiều máy phát — động cơ có khuếch đại trung gian thường
dùng cho thang máy có tốc độ cao Hệ này bảo đám biểu đồ hợp lý, nâng cao độ chính
xác khi dừng tới +(5 + 10)mm Nhược điểm của hệ này là công suất đặt lớn gấp 3 đến 4
lần so với hệ xoay chiều, phức tạp trong vận hành và sửa chữa
7 THIẾT BỊ AN TOÀN CƠ KHÍ
Để bảo đảm cho người sử dụng, hàng hoá và các trang thiết bị, trong mạch điều
khiển thang máy người ta cho bố trí các thiết bị bảo vệ liên động, các tiếp điểm hành
trình để đảm bảo cho thang máy đừng chính xác không vượt quá phạm vi giới hạn Bên
cạnh buồng thang máy còn có trang bị bộ phận phanh bảo hiểm đẻ giữ buồng thang tai
chỗ khi gap su cố như: đứt cáp, mất điện, động cơ vượt quá tốc độ cho phép Phanh
bảo hiểm được chế tạo theo các kiểu sau:
> Phanh bảo hiểm kiểu nêm
>_ Phanh bảo hiểm kiểu lệch tâm
> Phanh bảo hiểm kiểu kìm
> Phanh dừng đột ngột mắc với cáp nâng
Trong các loại phanh trên, loại phanh bảo hiểm kìm được sử dụng rộng rãi hơn cả,
vì nó đảm bảo buồng thang dừng tốt hơn các loại phanh khác Việc chế tạo và lắp ráp
Trang 25các loại phanh bảo hiểm phải đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật Có như thế thì việc vận
hành mới được bảo đảm an toàn
Ngoài ra điều khiển thang máy là điều khiển riêng rẽ, điều khiển đôi hay điểu
khiển theo nhóm Điều khiển thang máy có thể thực hiện theo những ưu tiên sau:
> Uutién theo chiéu
> Uu tién goi truéc thi phuc vu trudc
> Uutién khoang cach
Két hợp được các loại ưu tiên trên thì việc khai thác mới đạt hiệu quả cao, cũng
như tiết kiệm được thời gian phục vụ
8 PHỤC VỤ VÀ YÊU CẢU THANG MÁY
8.1 Phục vụ trong thang máy
Bước đầu tiên trong bài toán nâng chuyển là hoạch định số hành khách có thể có
Điều đó có nghĩa là phải tìm xem có bao nhiêu người yêu cầu sử dụng, thời gian cao
điểm, việc lưu thông diễn ra như thế nào, chỉ lưu thông lên bay lưu thông xuống, đồng
thời hay riêng lẽ
Người ta dựa vào ba thông số chính:
> Chiều cao nâng của cabin: chính là số tang phuc vu
> Sức nâng danh nghĩa: trọng lượng tối đa khi day tai, tinh bang trọng tải trung bình
của 1 người nhân với số hành khách tối da
> Tốc độ danh nghĩa: là tốc độ ở chế độ bình ổn
Khi số hành khách được ước đoán thì bước tiếp theo là phải xem xét yếu tố thời
gian sao cho tối ưu
Bài toán nâng chuyển đòi hỏi phải xét tới yếu tố thời gian và sự di chuyển diễn ra
trong suốt thời gian vận hành Các yếu tố thời gian này phải liên quan đến thời gian
tổng mà được yêu cầu đối với vấn đề phục vụ đồng thời được dựa vào những yêu cầu
thực tế hay những giá trị ước lượng được Bài toán nâng chuyển đòi hỏi đến mức tối
thiểu các yếu tố thời gian nhằm làm cực đại công việc phục vụ
Các yếu tố này đòi hỏi phải xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn:
buồng thang rộng hay hẹp, vị trí bố trí thang máy, thang trống hay chứa đầy, mật độ
hành khách hay tải khác còn lại trên buồng thang và hướng chuyển đổi là vào hay ra
-Trang 22/70 -
Trang 26
Các yếu tố thời gian khác thường không xác định cụ thể băng công thức tính toán
mà thường dựa trên kinh nghiệm vận hành và phương pháp thống kê
Thời gian đóng mở cửa cũng như thời điểm diễn ra đóng và mở cửa cũng cần phải
xét đến để có các phương án tối ưu
Các yếu tố thời gian khi xem xét phải quan tâm đến khả năng phục vụ của thang máy trong thời gian cao điểm
Diện tích mặt sàn buồng thang: đáy buồng thang phải đủ lớn để tạo cho hành khách có cảm giác thoải mái, không bị quá tải và cho phép hành khách ra vào dễ dàng Một hành khách trung bình đòi hỏi 0,18m diện tích mặt sàn Tuy nhiên khi hành khách đông có thể giảm diện tích xuống còn 0,16mẺ diện tích mặt sàn Nếu trong một toà nhà hành khách quen biết nhau, diện tích sử dụng có thé còn 0,14m” cho một người Khả năng của thang phải được bổ trí theo kích thước tốt nhất để tạo ra sự phù hợp cho vóc dáng của một người Sự sắp xếp thành dãy và ô là tốt nhất Sự sắp xếp hợp lý
sẽ giảm thời gian đáng kể và làm tăng hiệu suất nâng chuyên
8.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với thang máy chở người
Để thang máy hoạt động ổn định, phục vụ tốt cho người sử dụng, nó phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Tiện nghi
An toản
Độ tin cậy cao
Độ dừng tầng chính xác của cabin
Giới hạn chỉ số tăng và giảm máy
Đáp ứng nhanh nhu cầu của hành khách
Đối với thang máy hiện đại, các trang thiết bị giúp hành khách được thoải mái
như: chiếu sáng, quạt thông gió, máy lạnh, điện thoại khẩn cấp và diện tích sử dụng
mỗi người trong một cabin cũng là những yếu tố cần thiết
8.2.1.1 Bé tri cira
Trang 23/70
Trang 27-Một kiểu cửa hiệu quả nhất là cửa đóng và mở trong thời gian ngắn nhất cho phép
hai người ra vào cùng lúc Kiểu cửa cũng phải hợp lý về mặt kinh tế và có thể chấp
nhận với kích thước đáy buồng thang hiệu quả
Ở thang máy chất lượng cao thường dùng kiểu mở giữa vì nó đáp ứng nhu cầu về
thời gian, kinh tế và hiệu quả Kiểu mở cửa ở một phía đã trở nên bắt tiện khi hai người
ra vào buồng thang cùng một lúc
8.2.1.2 Chiếu sáng và tín hiệu
Phía trong thang máy nên được chiếu sáng tốt và phải bố trí như thế nào để người
không có nhiệm vụ không thể tắt được Ngưỡng cửa nên có cường độ ánh sáng tối thiểu
là 50 lux
Phải hiển thị cho hành khách biết được thang máy đang đi lên hay đang đi xuống
Giải pháp hiệu quả nhất là dùng đèn LED và dùng các mũi tên chỉ hướng Các đèn chỉ
hướng giúp hành khách chờ đợi hiệu quả nhất Nó sẽ thông báo cho hành khách biết
tầng mà nó đang đến và hướng đang di chuyển
Nút nhắn ở hành lang sẽ phát sáng khi nhắn để thông báo cho hành khách biết là
yêu cầu phục vụ đã được chấp nhận
Để phục vụ hiệu quả nhất thì nút nhắn không thể g1ữ thang được, vì khi nút nhắn
bị kẹt sẽ làm thang máy bị dừng ở một tang nào đó, hoặc khi có hành khách tự giữ nút
nhân để thang dừng lại để chờ một người bạn nên làm trễ thời gian phục vụ
Khi vào cabin hành khách có thể nhanh chóng đăng ký nơi đến và tín hiệu sẽ
nhanh chóng thông báo cho hành khách biết khi tới nơi Các nút nhấn phải được đặt ở
nơi thuận tiện để hành khách có thể nhân nhanh chóng khi ở bên trong buồng thang và
phải phù hợp với tầm người người sử dụng Qua tham quan, đa số các bảng hiển thị số
tầng và chiều của thang máy được đặt hơi cao hơn so với tầm mắt của người Việt Nam
vì các thiết bị này được nhập từ nước ngoài
Đối với các hệ thống hiện đại đều có trang bị hệ thống Interphone Nó cho phép
hành khách liên lạc với bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp
8.2.2 Độ an toàn
Đối tượng phục vụ của thang máy là con người, vì vậy an toàn là yêu cầu quan
trọng nhất Nó đảm bảo tính mạng và sức khoẻ người sử dụng
-Trang 24/70 -
Trang 28Dat van dé an toan la dua ra moi kha năng, mọi tình huống có thể xảy ra trong khi
sử dụng thang máy để tính toán và có biện pháp để đẻ phòng xử lý thích hợp nhanh
chóng Có thể chia thành hai trạng thái hoạt động của thang máy:
> Thang máy hoạt động bình thường
> Thang máy có sự cố
8.2.2.1 Khi thang máy hoạt động bình thường
Cửa thang máy phải đóng kín khi thang máy đang chuyển động hoặc chưa dừng hắn Sau khi cửa mở để hành khách ra vào tại tầng có yêu cầu, cửa cabin chỉ đóng lại khi chưa quá tải và không có hành khách hoặc hàng hoá nào đi chuyển qua cửa cabin Lực đóng cửa cabin phải có giá trị nhỏ, đảm bảo không gây tổn thương cho hành khách
hay ton hai hang hoá
Thang máy phải nhận biết được 3 mức tai trọng:
> Mức ]: có tải
> Mức 2: đủ tải
> Mức 3: quá tải
Thang máy chỉ cho phép hoạt động khi chưa quá tải
8.2.2.2 Khi thang máy có sự cố
Khi bị cúp điện, cabin cần được đưa về tang gan nhất và mở cửa bằng nguồn phụ Khi cabin chạy quá hành trình cho phép do bộ điều khiển hoạt động không bình thường hoặc vì lý do nào đó Phải có biện pháp xử lý để nó không tiếp tục chuyển động phá vỡ
kêt câu, gây tai nạn
Trang 25/70
Trang 29Hình 1.5: Thắng cơ hãm thang máy khi có sự có
Cửa cabin, cửa tầng phải có kết cấu thích hợp, cho phép mở ra trong trường hợp
khi có sự cố và thang máy đang dừng ở vị trí tầng nào đó
Nếu cabin đứt cáp, phải có bộ phận bảo hiểm không cho cabin rơi tự do Cabin cần
có cửa thoát hiểm để sử dụng trong tình huống xấu nhất
Hình 1.6: Phanh bảo hiểm kiểu kềm
Các tín hiệu an toàn của hệ thống thang:
> Tín hiệu giới hạn trên:
Bảo vệ khi cabin vượt lố tầng trên cùng Khi tín hiệu này tác động sẽ cắt toàn bộ
hệ thống mạch điều khiển, kết hợp với bộ giảm chấn làm cho cabin dừng khẩn cấp
-Trang 26/70 -
Trang 30
> Tín hiệu giới hạn dưới:
Bảo vệ khi cabin vượt lô tầng dưới cùng Khi tín hiệu này tác động sẽ cắt toàn bộ
hệ thống mạch điều khiển, kết hợp với bộ giảm chấn làm cho cabin dừng khẩn cấp
> Tín hiệu bảo vệ quá tốc:
Tác động khi tốc độ cabin vượt quá tốc độ cho phép (theo tiêu chuẩn là 110% tốc
độ định mức) Khi tín hiệu này tác động sẽ cắt toàn bộ hệ thống mạch điều khiến, kết
hợp với bộ giảm chắn làm cho cabin dừng khẩn cấp
> Tín hiệu bảo vệ quá tải:
Khi tải trọng cabin vượt quá tải trọng cho phép, tín hiệu này sẽ tác động không cho
cabin vận hành
> Tín hiệu an toàn cửa:
Khi cửa cabin hay cửa tầng chưa đóng sát, tín hiệu này sẽ tác động đóng cửa và
không cho phép cabin vận hành
Hình 1.7: Công tắc hành trình báo mở hết cửa
Khi cửa cabin bị kẹt hoặc có người đi qua khi cửa cabin đang đóng thì tín hiệu
này sẽ tác động làm cho cửa cabin mở ra
-Trang 27/70 -
Trang 31Hình 1.8: Công tắc hành trình báo đóng hết cửa
> Bộ giảm chấn:
Dưới đáy giếng có bố trí thêm các bộ giảm chắn nhằm tránh hiện tượng va đập quá
mạnh khi công tắc hạn chế hành trình không tác động, hoặc khi thang bi đứt cap treo ,
dùng để chống sóc hoặc va chạm mạnh gây ảnh hưởng đến an toàn cho hành khách đang
sử dụng thang máy, đồng thời tránh hư hỏng cho cabin và đối trọng thang máy
Giảm chân thuỷ lực Giảm chân lò xo
Hình 1.9: Giãm chấn thang máy
-Trang 28/70 -
Trang 32Hình 1.10: Vị trí lắp đặt hệ thống giảm chấn trong hồ thang
> Hệ thống tự động bảo vệ băng điện (Automatic Rescue Divide):
Khi thang máy có sự cố hoặc gặp lỗi không mong muốn, hành khách có thể bị
mắc kẹt bên trong buồn thang Khi đó thiết bị bảo vệ thự động sẽ tác động ngay lập tức,
nó được cấp nguồn từ nguồn điện dự trữ (hệ thống
acqui, pin .), buồng thang khi đó sẽ được điều khiển
đưa đến tầng gần nhất và hệ thống cửa sẽ được tự động
m6 ra
Lĩnh vực ứng dụng: Bộ ARID_ được dùng vận
hành cho trường hợp khẩn cấp cần bảo vệ tự động cho
thang máy, được kết nối với hộp số thang máy (dùng
nguồn 3 pha AC), cùng các bộ phanh (dùng nguồn
DC) Tuy theo yéu cau, hệ thống truyền động mở cửa
Trang 33
Nguyên lý hoạt động: Bộ ARD tự hoạt động khi thang máy bị mắt điện, khi đó
nó sẽ điều khiến tay quay của hộp số đưa cabin thang máy về đến tầng gần nhất và tự động mở cửa buồng thang
> _ Hệ thống cảm biến cửa: Hệ thống cảm biến cửa là mạng lưới tia hồng ngoại bao phủ ngay vi trí cửa ra vào cabin, điều khiển hoạt động của cửa nhằm bảo vệ an toàn cho hành khách và hàng hóa khi ra vào buồng thang Ngoài ra nó còn làm giảm sự hư hỏng của thang trong trường hợp di vận chuyền vật nặng hoặc di chuyển ra vào chậm Tăng cường khả năng tin cậy của hệ thông
THANG MAT
nạ - hình 1.12: Mô hình hệ thống cảm biến cửa ÏJ _ | | Jip cea tanec
Đặc tính: Hệ thống cảm biến cửa sử dụng thiết bị thu và phát tia hồng ngoại tạo ra một mạng lưới cắt ngang khung cửa, hệ thống quét liên tục để phát hiện bất cứ tia hồng
ngoại nào bị gián đoạn, nếu có, hệ thống sẽ mở cửa ngay lập tức và không gây va chạm
cho hành khách (hoặc hàng hóa) với cửa
8.2.3 Độ tin cậy
Độ tin cậy của thang máy thể hiện ở chỗ:
> Tuổi thọ làm việc của các bộ phận cao, ít hư hỏng
> Xử lý đúng, đáp ứng chính xác các yêu cầu do người sử dụng đưa ra, cụ thể là gọi
tầng
> Su phối hợp hoạt đông của các thiết bị được điều khiển đồng bộ và thống nhất
8.2.4 Độ dừng tầng chính xác của cabin
Trang 30/70
Trang 34-Buông thang của thang máy cần phải dừng chính xác so với mặt bằng của tầng
khi có lệnh dừng Nếu buồng thang dừng không chính xác sẽ gây ra các hiện tượng sau:
> Đối với thang máy chở khách: làm cho hành khách ra vào khó khăn, tăng thời gian
ra vào của hành khách, làm giảm năng suất
»> Đối với thang máy chở hàng: gây khó khăn trong công việc bốc dỡ hàng, trong
trường hợp xấu có thể không bốc dỡ được hàng
8.2.5 Giới hạn chỉ số tăng tốc và hãm máy
Khi làm việc thang máy có 3 chế độ vận tốc:
> Vận tốc tăng dần với gia tốc dương khi bắt đầu chuyển động
Vv Vận tốc bình én (vận tốc danh nghĩa), gia tốc bằng không
>_ Vận tốc giảm dần với gia tốc âm khi chuẩn bị dừng tầng
Giới hạn gia tốc lớn nhất ama„ = 2m/s’
Đối với thang máy có V = lm/s: a = 1,5m/s’
Đối với thang máy có V = 2m/s: a = 2m/s”
Trong thực tế người ta dùng 2 cấp tốc độ cho động cơ để hạn chế sự tụt tốc độ đột
ngột, đồng thời cũng phải có bộ hạn chế tốc độ để phòng sự tăng tốc quá giới hạn cho
phép
Ngày nay các thang máy hầu như sử dụng bộ biến tần Inverter để điều chỉnh tốc
độ động cơ vì khả năng tốc độ của nó có thể nói là tối ưu nhất hiện nay
8.2.6 Đáp ứng nhanh nhu cầu của hành khách
Hành khách sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn sau một thời gian chờ đợi thang máy Vì vậy
thang máy phải được thiết kế sao cho thời gian chờ nằm trong giới hạn cho phép, cụ thể là:
»>_ Đối với toà nhà thương mại: 45s
> Đối với khu dân cư: 60s
Thang máy phải đáp ứng nhu cầu hành khách của nhiều tầng khác nhau theo thứ tự
ưu tiên phù hợp sao cho tối ưu nhất Thang máy phải phục vụ tốt lượng hành khách lớn
nhất trong giờ cao điểm
8.2.7 Hạn chế tiếng ồn
Tiếng ồn của thang máy gây ra là do:
> Chuyến động của cabin
-Trang 31/70 -
Trang 35
> Các cơ cấu cơ khí
> Các linh kiện trong thiết bị điều khiển
Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ của hành khách và của người xung quanh toà
nhà Mức độ tiếng ồn được quy định cụ thể như sau:
> Nhà ở văn phòng, bệnh viện: + 30db
> Nhà hàng, khách sạn: + 40db
8.2.8 Tiện nghỉ
Đối với thang máy hiện đại, các trang thiết bị giúp hành khách được thoải mái như
chiếu sáng, thông gió, máy lạnh và diện tích sử dụng trong mỗi cabin cũng như yêu cầu cần thiết
Những vấn đề nói trên về yêu cầu chung của thang máy được giải quyết thông qua các công việc sau:
> Tính toán kết cầu của thang máy theo thông số đặt ra với từng trường hợp cụ thể
> Tính toán, lắp đặt hệ thống điều khiển
> Trang bị các bộ phận cần thiết khác
Để thực hiện công việc điều khiển, ta cần phân tích các yếu tố cụ thể đặt riêng cho
bộ phận điều khiển thang máy
9 CAP NANG VA CABIN DOI TRONG
Phải đảm bảo chịu lực nâng và lực ma sát với puli theo đúng tiêu chuẩn an toàn cho phép trong lắp đặt thang máy Có thể dùng cáp thép hoặc cáp thép có phủ nhựa bên ngoài để kéo cabin thang máy
Cáp thép phủ nhựa có sự linh hoạt và khả năng kéo tải tốt hơn so với loại cáp thép thông thường
Đối với loại cáp thép truyền thống, sự hao mòn gây ra là bởi nhiều yếu tố, đó là
ảnh hưởng của sự mài mòn của các sợi cáp khi chúng bị chèn vào bên trong và bị kéo ra khỏi rãnh kéo, do có sự bám bụi trên sợi cáp nên càng làm tăng thêm sự mài mòn sợi cáp, giảm thời gian sử dụng của cáp rât đáng kê
Trang 32/70
Trang 36
Lớp nhựa phủ bên ngoài
Lõi dây cáp bằng
Hình 1.13: Cáp thép phủ nhựa của hãng OTTIS
Đối với loại cáp thép phủ nhựa, nhờ có lớp nhựa nên nó bám chặt bánh đà, tạo nên
sự ma sát thích hợp, không có sự mài mòn nào gây ra thêm giữa các rãnh, các sợi cáp
thép được phủ nhựa nên tránh được bụi bám, nhờ đó tránh bị hao mòn Tuy nhiên sự
giảm khả năng chịu lực của dây thép theo thời gian sử dụng vẫn xảy ra, nhưng ta có thể biết trước được sự giảm tuổi thọ của cáp nhờ vào tính toán và do nhà sản xuất cung cấp
10 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG THANG MÁY
Thang máy hoạt động theo các nguyên tắc sau
1 Reset buồng thang khi đóng nguồn: Dù cho buồng thang đang ở bất kỳ vị trí
hoặc trạng thái nào, thì khi đóng nguồn đều được reset và đưa về tang trét
2 Nguyên tắc di chuyến lên xuống, đóng và mở cửa
> Buồng thang chỉ hoạt động khi cửa đã hoàn toàn đóng
> Cửa chỉ mở khi buồng thang dừng đúng tầng
> Cửa sẽ tự động mở hoặc đóng sau khi nhận được các yêu cầu
> Cửa buồng thang sẽ ở chế độ mở thường trực khi thang không hoạt động
3 Nguyên tắc đến tầng: Để xác định vị trí hiện tại của thang nhờ cảm biến ở mỗi
cửa tầng Khi buồng thang ở tầng nào thì cảm biến nhân tín hiệu ở tầng đó và đưa về
điều khiến
4 Sử dụng thang máy:
A Gọi thang máy từ bên ngoài buồng thang (ở các tầng)
Trang 33/70