Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Kim ngân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC KHẢO SÁT MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG NUÔI CẤY MÔ SẸO CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb.) (Trang 64 - 70)

4.4.1. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch chiết Kim ngân bằng phương pháp khuếch tán qua vòng giấy lọc

Hình 4.10 kết quả ức chế E.coli sau khi ủ 24h, ở 37oC

• T0 là kháng sinh cefadroxil.

• T1 là dịch chiết hoa Kim ngân.

• T2 là dịch chiết mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D, 1 mg/l BA

• T3 là dịch chiết mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 T0 d0

T1 d2 T2

Kết quả thí nghiệm thu nhận được trình bày trong bảng 4.11:

Bảng 4.11 kết quả thử nghiệm hoạt tính sơ bộ của dịch chiết đối với E.coli

Mẫu Đường kính vòng kháng (d)

Kháng sinh cefadroxil (T0) 27 mm

Dịch chiết hoa (T1) 19 mm

Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có

bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D + 1mg/l BA (T2) 0 mm Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có

bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA (T3)

0 mm

Kết luận sơ bộ:

- Với nồng độ pha loãng nước sắc Kim ngân hoa 1/160 đã có tác dụng ứng chế đối với sự phát triển của E.coli (Đỗ Tất Lợi, 2004). Mặc dù chưa thể xác định nồng độ chính xác của các dịch chiết mẫu nhưng với kết quả thu nhận ở bảng 4.11 ta có chỉ có dịch chiết hoa là xuất hiện vòng kháng, với đường kính vòng kháng khuẩn là 19mm nhỏ hơn so với đường kính vòng kháng kháng sinh là 40mm. Bên cạnh đó tại ví trí đặt giấy thấm dịch chiết hoa phía ngoài vòng kháng khuẩn vẫn có sự hiện diện của E.coli mật độ thấp và ở dạng những khuẩn lạc riêng rẻ. Vì có thể trong dịch chiết hoa thành phần kháng khuẩn chủ yếu là flavonoid nhưng không ở dạng tinh khiết nên khả năng kháng khuẩn của dịch chiết yếu cho nên vẫn có những khuẩn lạc phát triển và nồng độ dịch chiết hoa chưa đủ để kháng hoàn toàn E.coli.

- Còn ở dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D + 1mg/l BA tuy không xuất hiện vòng kháng nhưng có mật độ E.coli thấp nhưng không rõ ràng có thể do nồng độ sử dụng vẫn chưa thích hợp đủ để ức chế được . Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA thì hoàn toàn không có tính kháng khuẩn.

4.4.2. Khảo sát khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch

Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp khuếch tán qua giấy lọc là nó giúp dịch chiết khuễch tán đều hơn từ trong dưới lòng giếng thạch lên tới bề mặt thạch, còn phương pháp khuếch tán qua giấy lọc chỉ giúp dịch khuếch tán trên bề mặt thạch.

4.4.2.1. Đối với E.coli

Hình 4.11 kết quả ức chế E.coli sau 24h ở 37oC

• T0 là kháng sinh cefadroxil.

• T1 là dịch chiết hoa Kim ngân.

• T2 là dịch chiết mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D, 1 mg/l BA

• T3 là dịch chiết mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA

Kết quả thí nghiệm thu nhận được trình bày trong bảng 4.12:

Bảng 4.12 kết quả thử nghiệm hoạt tính sơ bộ của dịch chiết đối với E.coli

Mẫu Đường kính vòng kháng (d) Kháng sinh cefadroxil (T0) 40 cm T0 d0 T1 T2 T4 d1

Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có

bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D + 1mg/l BA (T2) 0 cm Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có

bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA (T3)

0 cm

- Cũng như kết quả của thí nghiệm qua phương pháp khuếch tán qua giấy lọc thì dựa vào bảng kết quả 4. 12 thì dịch chiết hoa cũng xuất hiện vòng kháng khuẩn và có đường kính là 19 mm nhỏ đường kính kháng khuẩn của kháng sinh là 40mm . Và cũng có tính kháng khuẩn yếu và vẫn còn khuẩn lạc phát triển bên ngoài vòng kháng do dịch chiết chưa tinh khiết và nồng độ dịch chưa đủ ức chế .

- Trong thí nghiệm này thì dịch chiết của mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D + 1mg/l BA không thấy rõ vòng kháng, còn mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA cũng không có xuất hiện vòng kháng khuẩn.

Hình 4.12 kết quả ức chế Samonell sau 24h, ủ ở 37oC

• T0 là kháng sinh cefadroxil.

• T1 là dịch chiết hoa Kim ngân.

• T2 là dịch chiết mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D, 1 mg/l BA

• T3 là dịch chiết mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA

Kết quả thí nghiệm thu nhận được trình bày trong bảng 4.13:

Bảng 4.13 kết quả thử nghiệm hoạt tính sơ bộ của dịch chiết đối với Samonella

Mẫu Đường kính vòng kháng (d)

Kháng sinh cefadroxil (T0) 40 mm

Dịch chiết hoa (T1) 24 mm

Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ

sung 0.1 mg/l 2,4-D + 1mg/l BA (T2) 0 cm Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ

sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA (T3) 0 cm

Với nồng độ nước sắc Kim ngân là 1/320 là có tác dụng ức chế đối với sự phát triển của vi khuẩn Samonella (Đỗ Tất Lợi, 2004). Mặc dù chưa có thể xác định nồng độ chính xác của các dịch chiết mẫu nhưng qua bảng kết quả 4.13, dịch chiết

T0 d0

T1 d1

T3

hoa là có xuất hiện vòng kháng khuẩn với đường kính là 24 mm nhỏ hơn so với vòng kháng khuẩn của kháng sinh cefadroxil là 40 mm.

Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D + 1mg/l BA chưa xuất hiện vòng kháng rõ ràng vì có thể nồng độ của dịch chiết cũng chưa phù hợp để có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Samonella.

Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA thì cũng không thấy xuất hiện vòng kháng khuẩn.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

+ Mẫu hoa, lá cành tự nhiên, mô sẹo hình thành từ lá của cây Kim ngân tự nhiên trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D, 1 mg/l BA đều có thể có sự hiện diện của hợp chất thuộc nhóm flavonoid và saponin triterpenoid với những mức độ khác nhau.

+ Còn mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA là có thể không có sự hiện diện của các hợp chất nhóm flavonoid hay saponin triterpenoid hoặc là chứa một nhóm hợp chất khác. Qua các thí nghiệm khảo sát hoạt tính sơ bộ của dịch chiết hoa, hai dịch mô sẹo và đối chứng là kháng sinh cefadroxil ta có thể kết luận:

+ Dịch chiết hoa có khả năng ức chế sự phát triển cả 2 vi khuẩn là E.coli

Samonella như Đỗ Tất Lợi (2004) đã ghi nhận với nồng độ nước sắc Kim ngân là 1/160 là có khả năng ức chế sự phát triển của E.coli và nồng độ nước sắc Kim ngân là 1/320 là có khả năng ức chế sự phát triển của Samonella . + Dịch chiết mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-

D, 1 mg/l BA thì vẫn chưa thể hiện rõ ràng hoạt tính kháng khuẩn mặc dù qua các trắc nghiệm hóa sinh và TLC cho kết quả dương tính với nhóm hoạt chất flavonoid và saponin triterpenoid. Có thể nồng độ của dịch chiết vẫn chưa đủ để ức chế được E.coliSamonella.

+ Dịch chiết mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA thì hoàn toàn không có khả năng kháng khuẩn phù hợp với kết quả của các thí nghiệm trắc nghiệm hóa sinh, TLC cũng cho kết quả âm tính với hợp chất saponin triterpenoid và nhất là flavonoid vì những hợp chất thuộc nhóm này mới khả năng kháng khuẩn mạnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC KHẢO SÁT MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG NUÔI CẤY MÔ SẸO CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb.) (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w