Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

24 416 0
Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

-1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế tri thức là một khái niệm mới, về nội hàm, kinh tế tri thức phản ánh một trình độ rất cao trong các nấc thang phát triển kinh tế của loài người. Hiện nay xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang tác động ngày càng sâu rộng trên mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống nhân loại; có thể nói kinh tế tri thức vừa là mục tiêu vừa là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tương lai gần. Kinh tế tri thức được xác định chính là cánh cửa mở ra cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết đón bắt và tận dụng cơ hội. Ngược lại, kinh tế tri thức cũng tạo ra thách thức lớn hơn bao giờ hết đối với các nước đang phát triển, đó là nguy cơ tụt hậu, đó là khoảng cách ngày càng gia tăng về trình độ phát triển với các nước phát triển. Trong bối cảnh đó nước ta, sau nhiều tranh luận, đã có sự nhất trí xây dựng nền kinh tế theo hướng tri thức hóa dần các công đoạn của quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, và phát triển kinh tế tri thức nước ta đã được khẳng định tại các Báo cáo Chính trị của Đảng lần thứ IX, X, XI. Trong chiến lược phát triển nền kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của vài thập niên tới, làm cho nhiệm vụ xây dựng chương trình hành động nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam trở nên đặc biệt cấp bách, thậm chí là rất gay gắt. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thế giới, đó là thách thức lớn đối với nước ta, song cơ hội lớn cũng nằm trong thách thức đó. Vì thế, mặc dù vẫn còn là một nước đang phát triển, chúng ta không thể không tính đến tìm một lối đi tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức theo cách của mình, trong hoàn cảnh và đặc điểm của mình, theo chiến lược và bước đi phù hợp với trình độ hiện có. Trong điều kiện đó, trên tầm nhìn dài hạn, phát triển nền kinh tế tri thức phải được coi là nhiệm vụ mang tính sống còn đối với tương lai của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề phát triển kinh tế tri thức Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có tính thời sự cao, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn đặt ra. Những đóng góp và nghiên cứu của các nhà khoa học về các vấn đề trên đã góp phần làm sáng tỏ hay gợi lên những vấn đề bức xúc cần giải quyết để phát triển kinh tế tri thức nước ta. Tuy nhiên, những công trình nêu trên nghiên cứu -2- tập trung vào việc gợi lên những cơ hội, thách thức cho phát triển kinh tế tri thức hay là những vấn đề lý luận minh chứng cho việc Việt Nam cần thiết phải phát triển kinh tế tri thức. Một phần, do thời điểm của những nghiên cứu trước đây, khi mà nước ta chưa hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế cũng như bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay, nên những nghiên cứu trên chưa đề cập một cách toàn diện về phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, các tiêu chí đo lường mức độ phát triển của kinh tế tri thức, sự cần thiết và những tác động của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua dưới giác độ của của kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức đóng góp cho nền kinh tế trong sự so sánh với khu vực và thế giới, từ đó rút ra những mặt mạnh và yếu của Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế tri thức, đồng thời khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn rằng, phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ ba, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam, từ đó đề ra những quan điểm, xác định định hướng, tầm nhìn và từ đó đưa ra nhóm giải pháp tiếp cận để phát triển kinh tế tri thức Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phát triển kinh tế tri thức Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hai mặt: Thứ nhất, đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam đang phát triển mức nào trong mức thang phát triển kinh tế tri thức của khu vực và thế giới, những mặt nào mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Thứ hai, phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu của nền kinh tế nước ta nếu như không muốn tụt hậu. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận án nghiên cứu về phát triển kinh tế tri thức Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bối cảnh mà mọi quốc gia đều phát triển theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. + Về thời gian: Thời gian những năm 2000 trở lại đây, khi mà hầu hết các quốc gia đều nhận thấy phát triển kinh tế tri thức là cơ hội phát triển đất nước trong thế kỷ XXI, thời điểm mà Đảng và Chính phủ biến chủ trương, mong -3- muốn, trở thành hành động được thể hiện tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,X,XI. + Giới hạn của nghiên cứu: Thứ nhất, luận án nghiên cứu phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, luận án chỉ dùng tiêu chí đánh giá kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới mà không so sánh tiêu chí này với tiêu chí của các tổ chức khác, từ đó chúng ta dễ có được cái nhìn tổng thể về trình độ phát triển kinh tế tri thức Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng - Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc về lĩnh vực kinh tế chính trị. Do đó, việc nghiên cứu để phân tích và giải quyết các vấn đề trong luận án sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó những phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê, phương pháp suy luận logic, phương pháp chuyên gia, phương pháp quy nạp và diễn dịch… - Nguồn số liệu sử dụng trong luận án: Luận án dùng các số liệu thứ cấp từ các tổ chức lớn trên thế giới như: IMF, OECD, WTO, WB, UNDP, Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê….Số liệu sơ cấp là không phù hợp, không giải quyết được vấn đề đặt ra trong luận án này. 6. Đóng góp mới của luận án Những điểm mới của luận án được khái quát như sau: Thứ nhất, nêu bật bản chất hay nội hàm của kinh tế tri trức, trên cơ sở nhận thức có phê phán các quan điểm kinh tế tri thức của các nhà lý luận kinh tế trong và ngoài nước. Thứ hai, đúc kết kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức của các nước trên thế giới làm bài học phát triển kinh tế tri thức cho những nước đi sau, trong đó có Việt Nam. Thứ ba, lượng hóa phần đóng góp của tri thức vào nền kinh tế Việt Nam. Thứ tư, đưa ra những quan điểm phát triển, định hướng, nhóm giải pháp mang tính đặc thù cho Việt Nam và có tính khả thi cao nhằm tiếp cận để phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được trình bày trong ba chương như sau: Chương 1: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Luận án tập trung phân tích thực trạng kinh tếhội Việt Nam trên con đường tiến tới nền kinh tế tri thức. -4- Chương 3: Luận án đưa ra những quan điểm, định hướng và các giải pháp tiếp cận để phát triển kinh tế tri thức Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC 1.1.1 Khái niệm, và đặc điểm của tri thức - Các khái niệm tri thức : Do quan điểm và thời điểm lịch sử khácnhau, cách tiếp cận khác nhau nên có rất nhiều quan niệm về tri thức, có thể liệt kê một số quan niệm chủ yếu như của : K. Marx, OECD, Peter Howit, từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam. Trên cơ sở những khái niệm không hẳn là giống nhau trên, ta có thể thấy được những điểm chung và đưa ra khái niệm tri thức sử dụng trong luận án : Tri thức là toàn bộ những sự hiểu biết của loài người được hình thành trong lị ch sử phát triển của mình thông qua kinh nghiệm hay thông qua quá trình học hỏi. - Đặc điểm tri thức : Thứ nhất, tri thức là sản phẩm của lao động; Thứ hai, tri thức không phải là vật chất nhưng tồn tại dưới cái vỏ vật chất (giá đựng, vật mang); Thứ ba, tri thức dưới dạng sản phẩm khi đem sử dụng đòi hỏi phải có cả một quá trình học hỏi và nghiên cứu; Thứ tư, tri thức dưới dạng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường trở thành một loại hàng hóa có tính phổ cập; Thứ năm, tri thức là một trong các yếu tố quan trọng nhất của sản xuất và đời sống xã hội; Thứ sáu, tri thức có tốc độ thay đổi nhanh chóng. - Vai trò của tri thức đối với phát triển : Các nhà kinh tế học ngày nay đều thống nhất quan điểm rằng, tri thức là một đầu vào (input) cơ bản của sản xuất và của nền kinh tế. Nếu như quan điểm cổ điển cho rằng các đầu vào sản xuất chỉ bao gồm: nguyên liệu, vốn, và lao động, thì khái niệm “đầu vào tri thức” đã thay đổi sâu sắc tư duy kinh tế học. Hàm số sản xuất theo trường phái kinh tế học cổ điển là: P = F (L,C, R) - Trong đó, P sản xuất (Production) phụ thuộc vào R - tài nguyên (Ressource); C - vốn (Capital); và L - lao động (Labor). Nhưng hàm số sản xuất theo trường phái kinh tế học hiện đại đã được mở rộng: P = F (R, C, L, K…). Trong đó, ngoài R, C, L còn có đóng góp của tri thức K (Knowledge). 1.2 KINH TẾ TRI THỨC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC - Khái quát về sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức : Trước hết là kinh tế săn bắn và hái lượm tồn tại trong hàng trăm nghìn năm. Tiếp theo đó là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mười nghìn năm. Rồi đến -5- kinh tế công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên Anh vào đầu nửa sau thế kỷ XVIII đã xác lập cơ sở kỹ thuật cơ khí, hình thành lực lượng lao động và tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ hai (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) đã nâng cao cơ sở kỹ thuật cơ khí lên trình độ bán tự động hóa và hình thành tổ chức quản lý mới. Đến giai đoạn gần đây chúng ta cũng dễ nhận thấy có những chuyển biến mang tính cách mạng có là cách mạng trong quản lý, quản lý cũng đóng vai trò trở thành lực lượng sản xuất góp phần sáng tạo ra của cải xã hội, chứ không còn là quản lý về kỷ cương lao động thuần khiết. Bất kỳ nền kinh tế nào nói trên, dù ít hay nhiều cũng đã dựa vào tri thức để phát triển. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một nền kinh tế nào cũng là nền kinh tế dựa trên tri thức. Cái khác biệt chủ yếu của nền kinh tế tri thức với các nền kinh tế khác là tri thức đã phát triển đặc biệt mạnh mẽ, đã trở thành yếu tố quan trọng nhất, nguồn lực có tính quyết định nhất đối với tăng trưởng kinh tế hơn cả vốn và tài nguyên; từ những căn cứ xác thực đó, người ta cho rằng một nền kinh tế mới hoàn toàn khác các nền kinh tế truyền thống đã ra đời. Thuật ngữ “Kinh tế dựa vào tri thức” là xuất phát từ việc thừa nhận vị trí mới và ảnh hưởng quyết định của tri thức và công nghệ trong các nền kinh tế phát triển nhất. “Kinh tế dựa vào tri thức” lúc đầu cũng thường gọi là “Kinh tế thông tin”, “Nền Kinh tế mới”, có thể coi là xuất hiện sớm Mỹ vào đầu những năm 1970, sau đó nhiều nước công nghiệp phát triển và ngày nay cả nước công nghiệp mới (NICs). - Khái niệm về kinh tế tri thức Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về nền kinh tế tri thức như của : Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh (năm 1998), GS.VS. Đặng Hữu, Ngân hàng thế giới, tổ chức OECD, APEC, Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam… Khái niệm kinh tế tri thức mà luận án này dùng đó là: kinh tế tri thức là một mức thang mới, là một bước tiến mới của quá trình phát triển của kinh tế thế giới mà trong nền kinh tế đó, động lực chính yếu nhất cho sự tăng trưởng chính là việc sử dụng tri thức, truyền bá và sản sinh ra thêm tri thức mới. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức được sử dụng trong tất cả các ngành, kể cả các ngành truyền thống và giá trị do tri thức tạo ra chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế. - Những nhân tố tác động đến sự ế tri thức : Thứ nhất, t ; Thứ hai, Kinh tế thị trường là động lực mạnh mẽ đẩy nhanh sự hình thành và phát triển kinh tế tri thứ ; Thứ ba, Thương mại thế giới thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức toàn cầu. -6- - Đặc trƣng chủ yếu của nền kinh tế tri thức : Thứ nhất, Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế hậu công nghiệp; Thứ hai, Công nghệ cao, ICT được ứng dụng rộng rãi và đóng vai trò đặc biệt quan trọng; Thứ ba, Nền kinh tế tri thức chuyển dịch cơ cấu theo hướng gia tăng nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; Thứ tư, Tri thức khoa học và công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là lực lượng sản xuất trực tiếp và quyết định; Thứ năm, Có cấu trúc mạng lưới toàn cầu; Thứ sáu, Tốc độ biến đổi rất nhanh của công nghệ và nhanh chóng ứng dụng trong các ngành sản xuất; Thứ bẩy, Đầu tư mạo hiểm có xu hướng gia tăng mạnh trong nền kinh tế tri thức; Thứ tám, Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức thay đổi căn bản. 1.2 ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC - Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới. - Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của APEC. - Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của các nước OECD. - - Theo bảng chỉ số Gifford Trong luận án sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới. 1.4 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - ội nhập đến phát triển kinh tế tri thức : Thứ nhất, Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tác động của kinh tế tri thứ - ; Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế t ến cơ cấu lao động xã hội, nhất là tầng lớp công nhân tri thức; Thứ ba, Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến sự thay đổ – tư duy hướng kinh tế tri thức; Thứ tư, Kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ạnh mẽ . Thứ năm, Hội nhập kinh tế quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức cũng làm sâu sắ . - Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hơn nữa ẫn đến tất yếu phát triển kinh tế tri thức. 1.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO NHỮNG NƢỚC ĐI SAU Thứ nhất, Luận án trình bày và phân tích thực tiễn kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức Mỹ; một số nước EU nổi bật như : Phần Lan, Thụy Điển; Nhật Bản và một số quốc gia điển hình khác như : Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ để có cái nhìn tổng quan về đường huớng phát triển kinh tế tri thức và rút ra bài học cho những quốc gia đi sau trong đó có Việt Nam. -7- Thứ hai, Những bài học về phát triển kinh tế tri thức cho những nước đi sau cũng như cho Việt Nam : (i) Phát triển kinh tế tri thức cần một tư duy đổi mới mang tính đột phá. (ii) Yếu tố con người – chất lượng nguồn nhân lực quyết định mọi thành công. (iii) Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng ICT. (iv) Kết hợp giữa đại nhẩy vọt và truyền thống; (v) Xây dựng văn hóa kinh doanh phù hợp với hội nhập quốc tế và doanh nghiệp phải là chủ thể của quá trình phát triển - đầu tư - nghiên cứu; (vi) Cải cách Kinh tế, hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia theo hướng tư do hóa và cởi mở; (vii) Hội nhập sâu nhưng không hòa tan vào nền kinh tế thế giới. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH TẾHỘI VIỆT NAM TRÊN CON ĐƢỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC 2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM DƢỚI GÓC ĐỘ CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC 2.1.1 Những chỉ số phát triển kinh tế - xã hộ ủa Việt Nam Trong hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Nguồn : Niên giám Thống kê 2009 Hình 2.1 Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 2000-2009 -8- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và tính cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tốc độ đổi mới nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng còn chậm, tăng trưởng kinh tế còn dựa chủ yếu vào tài nguyên và vốn. Nền tảng phát triển kinh tế ít dựa vào tiến bộ khoa học - công nghệ và tiềm năng trí tuệ chưa được phát huy đúng mức. Từ năm 1995 đến năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng liên tục với tốc độ bình quân mỗi năm 7,34%. Đến hết năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội đã gấp hơn 2,64 lần năm 1995, năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%. Cơ cấu kinh tế năm 2009: tỷ trọng Nông, Lâm, Thủy sản trong GDP là: 20,91%; Công nghiệp, Xây dựng là 40,24%, trong đó, Công nghiệp chế biến là 25,54%; và Dịch vụ là 38,85%. (Hình 2.1). Các ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, … vẫn thấp. Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm do khu vực công nghiệp tạo ra vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 15 - 20% giá trị, tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, xuất khẩu dựa vào nhân công giá rẻ lao động phần lớn là giản đơn, giá trị của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn do lao động động quá khứ tạo ra. Tuy nhiên, trong thời gian qua với chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đối với khu vực tư nhân đã tạo ra một bước ngoặt trong phát triển công nghiệp Việt Nam. Khu vực tư nhân với tính năng động cao hơn sẽ dễ tiếp thu và áp dụng tri thức mới. Xu thế phát triển hơn nữa khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc sẵn sàng tiếp cận các yếu tố kinh tế tri thức. 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam qua một số chỉ tiêu cơ bản của Ngân hàng Thế Giới Những câu hỏi đặt ra là trình độ kinh tế tri thức của Việt Nam phát triển như thế nào, chúng ta đang đâu trong mức thang phát triển kinh tế tri thức, Bảng 2.2 cho ta cái nhìn về mức độ phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam. Bảng 2.2: Bảng xếp hạng chỉ số kinh tế tri thức 2009 Xếp hạng Quốc gia KEI Môi trƣờng kinh doanh và thể chế Đổi mới Đào tạo ICT 1 Mỹ 9.02 9.04 9.47 8.74 8.83 Tây Âu 8.76 8.71 9.27 8.29 8.78 18 Đài Loan 8.45 7.42 9.27 7.97 9.13 19 Singapore 8.44 9.68 9.58 5.29 9.22 81 Trung Quốc 4.47 3.9 5.44 4.2 4.33 -9- 89 Philippin 4.12 4.37 3.8 4.69 3.6 100 Việt Nam 3.51 2.79 2.72 3.66 4.85 103 Indonesia 3.29 3.66 3.19 3.59 2.72 104 Ấn Độ 3.09 3.5 4.15 2.21 2.49 Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo về kinh tế tri thức của World Bank 2010 Bảng trên cũng cho ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam và chỉ số phát triển ICT, phát triển con người của chúng ta đạt khá nhưng không đồng bộ với hệ thống đổi mới, nghiên cứu khoa học và luật pháp còn chưa cao. Năm 2008 chỉ số KEI củ 2009 3.51, xếp thứ 100/146 nướ ế tri thứ . Tuy nhiên vẫn đang (2<Kei<4) so với quốc tế (2009). kinh tế tri thức Đánh giá lĩnh vực môi trường kinh doanh và thể chế dưới giác độ và các tiêu chí của nền kinh tế tri thức, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2009 thì chúng ta đứng vị trí thứ 114/146 quốc gia được xếp hạng. Bảng 2.5 Môi trƣờng kinh doanh và thể chế của Việt Nam và một số quốc gia, vùng lãnh thổ - 2009 Xếp hạng Quốc gia KEI Môi trƣờng kinh doanh và thể chế 2009 2000 2009 2000 1 Singapore 8.44 8.66 9.68 9.54 3 Hồng Kông 8.32 8.08 9.54 9.20 15 Mỹ 9.02 9.32 9.04 9.06 x Tây Âu 8.76 8.97 8.71 9.05 93 Trung Quốc 4.47 3.92 3.90 2.84 95 Indonesia 3.29 3.22 3.66 3.52 102 Ấn Độ 3.09 3.17 3.50 3.59 x Nhóm thu nhập trung bình thấp 3.78 3.85 3.01 2.97 114 Việt Nam 3.51 2.90 2.79 2.53 Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới 2009 -10- - Điều tra mẫu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê 2008 trình độ học vấn của lực lượng lao động đã được cải thiện qua các năm nhưng còn chưa cao (Hình 2.5). Hình 2.5 Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động 1998,2003,2008 Trong đó, tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề chuyên môn và tỷ trọng lực lượng có trình độ đại học và trên đại học còn thấp lần lượt là 17,7% và 4,8% so với 77,5% (Hình 2.6). Hình 2.6 Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo 2008 Nguồn : Điều tra mẫu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê 2008 Năm 2010 tỷ trọng lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 30%, tuy nhiên chất lượng còn chưa cao. Trong thời gian qua, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của đất nước chủ yếu vẫn nhờ vào vốn (chiếm 64%), nhân tố trí tuệ chỉ chiếm 25% Lao động chưa qua đào tạo 77,5% Lao động có trình độ đại học trở lên 4,8% Lao động đã qua đào tạo 17,7% [...]... Các điều kiện vật chất - kỹ thuật để phát tri n kinh tế tri thức vẫn còn thiếu và yếu trên nhiều phương diện Thứ ba, Trình độ phát tri n kinh tế thị trường còn thấp Thứ tư, Tính sẵn sàng cho hội nhậpphát tri n chưa cao CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP TIẾP CẬN ĐỂ PHÁT TRI N KINH TẾ TRI THỨC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC... của hội nhập kinh tế đối với mỗi quốc gia cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thứ ba, phát tri n kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế sẽ tác động đến mọi mặt củ ; Đến cơ cấu lao động xã hội nhất là tầng lớp công nhân tri thức; Tác động đến sự thay đổ n– tư duy hướng kinh tế tri thứ ạnh mẽ cũng làm sâu sắ Tuy nhiên đối với các quốc. .. kinh tế tri thức trong khung cảnh toàn cầu hóa đặt ra sẽ phải đổi mặt với mặt bằng xuất phát không cao 3.1.3 Những cơ hội để xây dựng và phát tri n kinh tế tri thứctrong điều kiện hội nhập quốc tế Thứ nhất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinh tế tri thức, là xu thế phát tri n tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia Thứ hai, nền kinh tế tri thức hình thành và phát tri n là... gia tăng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông ngày càng phát tri n thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nếu nhìn dưới các tiêu chuẩn của nền kinh tế tri thức như: 1) Thiếu vắng một chiến lược tổng thể về xây dựng và phát tri n kinh tế tri thức tận dụng tối đa điều kiện hội nhập quốc tế; 2) Các điều kiện vật chất - kỹ thuật để phát tri n kinh tế tri -2 4thức vẫn còn... đưa ra khái niệm kinh tế tri thức làm trọng tâm cho bước đi tiếp theo nghiên cứu về kinh tế tri thức Quan niệm đúng đắn về kinh tế tri thức cũng như nhận thức được những nhân tố tác động đến sự ra đời của nền kinh tế tri thức, đặc trưng của kinh tế tri thức, việc lượng hóa mức độ phát tri n kinh tế tri thức thông qua các hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kinh tế tri thức cho chúng ta cơ sở để phục vụ cho... tiêu phát tri n kinh tế giai đoạn 2010 - 2020, thì phải đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát tri n kinh tế tri thức Vì vậy, phát tri n kinh tế tri thức như là một chiến lược tạo lập, rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại -20hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa phát tri n đất nước cũng tạo tiền đề cho kinh tế tri thức phát tri n Hai mệnh đề này hòa quyện và không thể tách rời của phát tri n. .. tri thức nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế có thể đề xuất hệ quan điểm dưới đây -19Thứ nhất, Phát tri n kinh tế tri thức phải bền vững và đạt được sự đồng thuận : (i) Quan điểm hệ thống; (ii) quan điểm cân đối mới; (iii) Quan điểm mới về tăng trưởng; (iv) Quan điểm mới về công bằng Thứ hai, Tận dụng thời cơ hội nhập quốc tế ạ ồn lực bên ngoài cho phát tri n kinh tế tri thức Thứ ba, kinh tế. .. tri thức Thứ hai, Cần tri t để đổi mới doanh nghiệ ản xuất ra sản phẩm của nền kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.4.2 Nhóm giải pháp cho giáo dục và đào tạo Thứ nhất, Đổi mới trong quản lý giáo dục phù hợp nhu cầu phát tri n của kinh tế tri thức Thứ hai, Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo cho phù hợp với nhu cầu phát tri n của kinh tế tri thức Thứ ba, Tái cấu trúc... trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập quốc tế, việc có một vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế cũng là một cơ quý hiếm để chúng ta đẩy nhanh phát tri n kinh tế tri thức 3.1.4 Những thách thức trong quá trình xây dựng và phát tri n kinh tế tri thức ều kiện hội nhập quốc tế Thứ nhất, các nước đang phát tri n đã phải trả giá đắt cho sự tăng trưởng, chịu nhiều thiệt thòi, nguồn tài nguyên... tốc tri thức mang lại là 2.947USD, của Việt Nam tương ứng là 1.052 USD và 242 USD Số liệu trên cho thấy, xét cả về tỷ trọng và giá trị, phần đóng góp của tri thức trong sản phẩm xã hội nói chung của Việt Nam còn thua xa so với Malysia cũng như những nước có nền kinh tế phát tri n trong khu vực Đông Nam Á 2.2 NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRI N KINH TẾ TRÊN NỀN TẢNG KINH TẾ TRI THỨC VIỆT NAM 2.2.1 . thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở hai mặt: Thứ nhất, đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam đang phát tri n ở mức nào trong mức thang phát tri n kinh tế tri thức. TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - ội nhập đến phát tri n kinh tế tri thức : Thứ nhất, Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tác động của kinh tế tri thứ - ; Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc. nghiên cứu về phát tri n kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bối cảnh mà mọi quốc gia đều phát tri n theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. + Về

Ngày đăng: 29/04/2014, 21:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan