Kết hợp đào tạo nghiên cứu khoa học tại khoa toán đại học vinh

6 367 0
Kết hợp đào tạo nghiên cứu khoa học tại khoa toán đại học vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kết hợp đào tạo nghiên cứu khoa học tại khoa toán đại học vinh

KẾT HỢP ĐÀO TẠO VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI KHOA TỐN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Nguyễn Thành Quang Thành cơng nổi bật nhất trong q trình phát triển của Khoa Tốn - Trường Đại học Vinh là những thành tựu về cơng tác đào tạonghiên cứu khoa học. Một số tập thể nghiên cứu trong Khoa đã đạt được những kết quả mạnh, tập trung vào một số hướng quan trọng, có ý nghĩa khoa học, được nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước đánh giá cao. Hiện nay, đội ngũ giảng viên tốn của Trường ĐH Vinh gồm: 1 giáo sư, 10 phó giáo sư, 15 tiến sĩ. Khoa đang đào tạo 3 ngành đại học: Sư phạm Tốn học, Tốn học, Tốn - Tin học và ứng dụng trên tổng số 600 sinh viên. Về đào tạo sau đại học, Khoa có 5 chun ngành đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ: Tốn Giải tích, Đại số và Lý thuyết số, Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn Tốn, Hình học và Tơpơ, Lý thuyết Xác suất và thống kê Tốn học. Đã có 40 nghiên cứu sinh của Khoa bảo vệ thành cơng luận án tiến sĩ tại cơ sở đào tạo sau đại học - Trường Đại học Vinh, trong đó nhiều luận án bảo vệ đạt loại xuất sắc; nhiều luận án trực tiếp do cán bộ trong Khoa làm hướng dẫn chính. Tồn Khoa đã có 171 cơng trình tốn học cơng bố trên các tạp chí Tốn học chun ngành có uy tín trong và ngồi nước. Nhiều giảng viên của Khoa có cơng trình được liệt kê trong Tạp chí Mathematical Reviews của Hội Tốn học Mỹ, trong đó có 4 giảng viên có từ 10 cơng trình trở lên; 11 giảng viên và nghiên cứu sinh có cơng trình cơng bố thuộc danh mục ISI. Hiện tại, Khoa có 13 giảng viên với độ tuổi dưới 35 đang theo học chương trình đào tạo tiến sĩ, trong đó có 6 người đang làm nghiên cứu ở nước ngồi. Trong những năm gần đây, có nhiều cán bộ giảng dạy Khoa Tốn đã báo cáo khoa học tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Italy, Trung Quốc, Thái Lan. Khoa đã thực hiện 12 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước, 25 đề tài cấp Bộ. Nhiều giáo trình và sách chun khảo đã được xuất bản, phục vụ cho cơng tác đào tạo sau đại học ngành tốn trong và ngồi Trường ĐH Vinh. 1 Tập thể sinh viên của Khoa đã đạt được thành tích: 20 giải thưởng trong Hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 2 giải Nhất, 3 giải Nhì; 115 giải trong các kỳ thi Olimpic Toán học sinh viên toàn quốc (2000-2010) do Hội Toán học và Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng tổ chức, trong đó có 18 giải nhất. Sinh viên Nguyễn Trần Thuận khóa 46A đạt 2 giải nhất trong kỳ thi năm 2009, trong đó có môn thi Giải tích giải đạt điểm tuyệt đối. Sinh viên Trần Quốc Luật khoá 50A đạt Giải nhất môn Giải tích trong kỳ thi năm 2010. Hoạt động thi Olimpic toán hàng năm của Hội Toán học đã góp phần khích lệ, động viên lòng say mê toán học của các em sinh viên và tôn vinh trí tuệ toán học của tuổi trẻ Việt Nam. Bốn lớp bồi dưỡng cử nhân tài năng toán tại Khoa đã được mở là một hình thức đào tạo chất lượng cao, tạo địa chỉ tin cậy để tạo nguồn cán bộ cho Khoa. Lớp cử nhân tài năng khóa V đang triển khai học 2 chuyên đề. Về công tác quản lý đào tạo, Khoa Toán đã chỉ đạo việc xây dựng nền nếp quản lý đào tạo qua các chuyên ngành và tổ bộ môn, xây dựng chương trình chuẩn, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, viết sách và giáo trình, rèn luyện phương pháp nghiên cứu cho sinh viên, học viên, xây dựng thư viện, mạng Internet tạo điều kiện cho sinh viên, học viên tự học. Song song với những nỗ lực kể trên, nhiều sinh viên giỏi của Khoa bằng nhiều con đường khác nhau đã được gửi đi đào tạo thạc sĩ ở các trường đại học nước ngoài. Các trường đại học của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp đã tiếp nhận NCS của Khoa. Chương trình hợp tác Hỗ trợ đào tạo các nhà toán học trẻ Việt nam (Formathvietnam) đã cấp cho Khoa 6 học bổng sau tiến sĩ tại Pháp. Có 01 NCS đã bảo vệ thành công luận án dưới sự đồng hướng dẫn của các nhà toán học hai nước Pháp - Việt. Tổ chức Formathvietnam cũng đã tổ chức tại Khoa Toán - Trường Đại học Vinh các trường toán ngắn hạn. Các giáo sư và các nhà toán học tên tuổi như Cachier, Mutsuo Oka, Feréderic Phạm, Nguyễn Thanh Vân, Lê Dũng Tráng, . đã tới đọc bài giảng khoa học cho cán bộ, NCS và học viên cao học tại Khoa. Năm 2010, Tổ chức Rencontres du Vietnam (Gặp gỡ Việt Nam) do Giáo sư Trần Thanh Vân làm chủ tịch, đã trao 7 học bổng Odon Vallet 2 cho 2 NCS và 5 sinh viên của Khoa có thành tích xuất sắc trong học tập, với tổng trị giá 53 triệu đồng. Từ năm 2008, Khoa đã ký kết một hợp tác đào tạonghiên cứu với Trung tâm Vật lý Lý thuyết Quốc tế Triese, Italy (ICTP) và theo trong khuôn khổ hợp tác này đã có 3 giảng viên trẻ của Khoa Toán được đi thực tập khoa học tại ICTP. Cơ sở đào tạo sau đại học trường ĐH Vinh đã mời được hơn 100 nhà toán học từ Viện Toán học, ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, Đại học Huế, Viện khoa học Giáo dục . tham gia giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Khoa Toán thường xuyên tổ chức các hội nghị khoa học, nhằm giúp cho sinh viên, học viên được tiếp cận với hướng nghiên cứu mới, giao lưu với các nhà khoa học đầu ngành, có cơ hội trình bày các báo cáo và định hướng nghiên cứu. Nhiều cán bộ của Khoa đã có mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học thường xuyên với các nhà toán học trong và ngoài nước. Cùng với nhiều thành tích đã đạt được, hoạt động đào tạo ngành Toán vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục: - Trình độ đầu vào của sinh viên, học viên không đồng đều. Học viên những năm đầu chưa tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu, vẫn còn nhiều học viên chưa thực sự say mê trong học tập. Các ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường vẫn còn ít nhiều tác động đến người học, đã làm cho nhiều người thiếu nhiệt tình khám phá trong các nghiên cứu cơ bản có ý nghĩa khoa học lâu dài. Việc cập nhật và trao đổi các kiến thức tin học trong học viên còn yếu; học tập ngoại ngữ chưa thường xuyên liên tục, kém hiệu quả; khả năng tự học chưa cao. Học viên khai thác tài liệu thư viện (đặc biệt tài liệu tiếng nước ngoài), sử dụng hiệu quả công cụ mạng Internet, các phần mềm tin học trong học tập, nghiên cứu còn ít. - Đội ngũ cán bộ hướng dẫn chính luận án tiến sĩ của Khoa còn mỏng, trong Khoa chưa có nhiều mũi nhọn nghiên cứu cơ bản đủ mạnh để có thể hội nhập khu vực và quốc tế về đào tạo tiến sĩ. - Số giáo trình đã biên soạn và nghiệm thu đưa vào sử dụng còn ít, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của sinh viên, học viên. 3 - Thông tin phản hồi hai chiều giữa người dạy và người học chưa được chú trọng. Vẫn còn giảng viên nặng về truyền thụ kiến thức cụ thể, không làm nổi bật được kiến thức gốc; nhiều người học không nắm được bản chất của các khái niệm cơ bản của toán học dẫn tới không ứng dụng được toán học vào các ngành khoa học khác và thực tiễn đời sống. - Nhiều sinh viên, học viên còn tâm lý ỷ lại, lười đào sâu suy nghĩ trong học tập và nghiên cứu; nặng học để mà thi chứ không học để mà biết. - Với nhiều lý do khác nhau, đào tạo nhiều ngành ngoài toán đã cắt bỏ nhiều giờ toán cần thiết trang bị kiến thức cơ sở cho người học. Từ thực tế đào tạo ngành toán tại Khoa trong thời gian qua, Khoa có những đề xuất sau: 1. Chất lượng đào tạonghiên cứu của đội ngũ các thầy giáo là tiền đề cần thiết và là niềm cảm hứng về tư duy sáng tạo cho các đồng nghiệp trẻ và sinh viên và chính điều này đảm bảo tính bền vững cho uy tín của Trường. Do đó, phải tăng cường vai trò quản lý, giám sát của bộ môn, khoa chuyên ngành đối với đào tạo và sinh hoạt khoa học của giảng viên, hoạt động chuyên môn của học viên ở những nội dung rất cụ thể: Kế hoạch làm việc, sinh hoạt chuyên môn, nội dung và chương trình giảng dạy. Thực hiện nghiêm túc các khâu: xét duyệt đề tài; bảo vệ đề cương nghiên cứu của NCS; đánh giá luận văn, luận án. Trong luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ, với những cấp độ khác nhau cần xác lập cân đối giữa 3 nội dung: Lý thuyết - Nghiên cứu - ứng dụng. 2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt khuyến khích cán bộ và sinh viên, học viên sử dụng các phần mềm tin học trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu toán học. 3. Cần có kế hoạch cụ thể về đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, giỏi, có tâm huyết để đảm đương khối lượng lớn các chuyên đề cơ bản ở các chuyên ngành, đón đầu hợp tác quốc tế về đào tạonghiên cứu. 4. Tạo ra một môi trường làm việc chính quy cho mảng đào tạo: Trang bị phòng làm việc cho các bộ môn; thư viện, Internet công cộng miễn phí; phòng 4 bảo vệ luận văn, luận án… để cán bộ, sinh viên, học viên có điều kiện học tập và nghiên cứu tốt hơn. 5. Cần có chính sách cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho sinh viên, học viên có kết quả nghiên cứu, để họ có thể tham gia các đề tài, hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước; khen thưởng đối với những sinh viên, học viên có thành tích nghiên cứu tốt và cán bộ hướng dẫn thành công khoá luận, luận văn, luận án có kết quả xuất sắc. 6. Tinh giản nội dung giảng dạy theo xu thế hiện đại, hội nhập; tăng cường thời gian tự học và tự nghiên cứu của người học. Điều đó đặt ra một nhiệm vụ cho chúng ta là công tác đào tạo cần phải có một có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập, biên soạn giáo trình cũng như công tác quản lý đào tạo. Cần có cơ chế chính sách thu hút giáo sư giỏi từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, huớng dẫn, đồng hướng dẫn và đánh giá khóa luận, luận văn, luận án. 7. Huy động toàn bộ hệ thống tổ chức và chính trị trong Khoa giúp đõ sinh viên học tập theo hệ thống tín chỉ: Tư vấn học tập, đăng ký học phần, tài liệu học tập, phương pháp học tập, hướng dẫn ôn thi học phần . Trong thời gian tới, Khoa Toán sẽ cố gắng có những bước đột phá mạnh hơn, nhanh hơn để tạo ra một số mũi nhọn trong đào tạonghiên cứu khoa học, hướng tới có thể hội nhập được với các trường đại học trong khu vực và quốc tế. 5 6 . KẾT HỢP ĐÀO TẠO VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI KHOA TỐN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH . phát triển của Khoa Tốn - Trường Đại học Vinh là những thành tựu về cơng tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Một số tập thể nghiên cứu trong Khoa đã đạt

Ngày đăng: 15/01/2013, 16:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan