Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường là dự án tổng hợp bao gồm 13 dự án thành phần
Trang 1THAM LUẬN
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Trình bày: Cục Công nghệ Thông tin
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
I Hiện trạng của Dự án
Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường là dự
án tổng hợp bao gồm 13 dự án thành phần Dự án được xây dựng trên cơ sở thực hiện Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 179/2004/ QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004
Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường là một trong bốn cơ sở
dữ liệu quốc gia lớn được Chính phủ ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đầu, bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên
và Môi trường chủ trì;
- Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư do Bộ Công an chủ trì;
- Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tư pháp và pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì;
- Cơ sở dữ liệu Quốc gia về đầu tư - tài chính - thương mại do Bộ Tài chính chủ trì
Theo Quyết định 2112/QĐ-BNTMT ngày 29 tháng 10 năm 2009 xác định
dự án có 3 mục tiêu đầu tư chính:
1 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường ở hai cấp : Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường) nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế, các nhu cầu khác của xã hội và phát triển Chính phủ điện tử tại ngành tài nguyên và môi trường;
2 Thiết lập và phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, tích hợp, đồng bộ dữ liệu và chia sẻ, phân phối thông tin trực tuyến qua hệ thống mạng thông tin ngành tài nguyên và môi trường, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống được thống nhất và đồng bộ từ trung ương đến địa phương
3 Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thông tin dữ liệu thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, nâng cao giá trị đóng góp và
vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân vì sự phát triển bền vững của đất nước
Trang 2Thông tư 07/2009/TT-BTNMT đã định nghĩa các thành phần của cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường bao gồm 4 thành phần chính là:
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi là cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi là Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương) do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu thành phần cho các lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, địa chất và khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo và các dữ liệu chuyên ngành khác về tài nguyên và môi trường (gọi là cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên
và môi trường) do các tổ chức quản lý lĩnh vực chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường xây dựng mô hình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật thống nhất, các chính sách khai thác và cập nhật dữ liệu, chuẩn dữ liệu, nội dung dữ liệu cho cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia và cơ sở dữ liệu thành phần cho các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Dự án thực hiện hạng mục thử nghiệm tại trung ương và địa phương Trong
đó thử nghiệm tại 9 tỉnh với đặc thù dữ liệu khác nhau để làm cơ sở triển khai
mô hình thống nhất trên toàn quốc Trên cơ sở kết quả thử nghiệm, Cục Công nghệ thông tin sẽ phổ biến và thống nhất mô hình cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương tới các Sở Tài nguyên và Môi trường tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương Các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trình UBND Tỉnh, Thành phố dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường của địa phương
Đối với cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành sẽ được xây dựng thông qua các hợp tác, phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ, Ngành khác trong giai đoạn tiếp theo của dự án
Các cơ sở dữ liệu thành phần thuộc Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên
và môi trường:
- Cơ sở dữ liệu nền địa lý: Cơ sở dữ liệu nền địa lý dùng chung cho toàn
bộ dự án là yếu tố quan trọng để các dữ liệu từ các chuyên ngành có thể được tích hợp với nhau Trên cơ sở khảo sát hiện trạng dữ liệu nền địa lý đang được
Trang 3quản lý tại Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và Cục Công nghệ thông tin, danh mục tỷ lệ cho cơ sở dữ liệu nền địa lý đã được xác định với một số đặc điểm chính sau:
+ Cơ sở dữ liệu nền địa lý sử dụng chung cho dự án được thành lập từ các nguồn dữ liệu mới nhất của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và Cục Công nghệ thông tin, có cập nhật một số yếu tố có sự thay đổi lớn ngoài thực địa;
+ Tất cả các đơn vị khi xây dựng cơ sở dữ liệu không gian trong dự án bắt buộc phải sử dụng nền địa lý đã được cung cấp để xây dựng lớp dữ liệu chuyên
đề Tùy thuộc vào mức độ chi tiết của dữ liệu mà chọn lựa tỷ lệ nền phù hợp; + Tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý phải phù hợp với tiến độ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu các lĩnh vực của dự án;
+ Dữ liệu nền địa lý được xây dựng theo tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn cho một tỷ lệ thì Cục Công nghệ thông tin thỏa thuận với Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam sử dụng các quy định tạm thời cho các dữ liệu của dự án;
+ Cơ sở dữ liệu nền địa lý bao gồm 03 tỷ lệ sau: 1:50.000, 1:25.000, 1:250.000
- Cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ;
- Cơ sở dữ liệu đất đai;
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước;
- Cơ sở dữ liệu viễn thám đa mục tiêu;
- Cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản;
- Cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đối khí hậu;
- Cơ sở dữ liệu Biển và hải đảo
II Kiến trúc hệ thống
Để thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường, trong đó bao gồm 02 mục tiêu lớn là kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và từng bước hướng tới chính phủ điện tử Trong thiết kế kỹ thuật, kiến trúc của dự án đã cụ thể hóa các nội dung như sau:
- Kiến trúc hệ thống được xây dựng theo mô hình phân tán, trong đó các
cơ sở liệu lĩnh vực tài nguyên môi trường được đặt tại các đơn vị chuyên trách của lĩnh vực đó, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường địa phương sẽ được đặt tại các sở tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố Cơ sở dữ liệu trung tâm sẽ được đặt tại Cục công nghệ thông tin, việc đồng bộ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu thành phần, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường địa phương sẽ thực hiện theo
Trang 4quy chế đồng bộ dữ liệu và trên hạ tầng mạng được xây dựng trong dự án Xây dựng mạng thông tin ngành tài nguyên và môi trường
- Xây dựng hệ thống chứng thực một lần (single-sign-on) cho tất cả các ứng dụng cập nhật và khai thác dữ liệu thuộc hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia
về tài nguyên và môi trường, từng bước thử nghiệm và tiến tới áp dụng hạ tầng chữ ký số, chứng thư số
- Mô hình kiến trúc của toàn hệ thống lựa chọn theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), được chia làm 3 tầng:
Trang 5+ Nhóm các ứng dụng cập nhật và đồng bộ dữ liệu;
+ Cơ sở dữ liệu thành phần theo mô hình nhiều cấp và quản lý phân tán; + Nhóm các ứng dụng khai thác thông tin và cung cấp dịch vụ
- Trong đó Nhóm các ứng dụng khai thác thông tin và cung cấp dịch vụ sẽ bao gồm hệ thống các phần mềm trên nền tảng web-based, tương tác với người
sử dụng qua Internet, bao gồm 6 nhóm thành phần:
Trang 61 Nhóm các ứng dụng cung cấp dịch vụ trực tuyến theo tiêu chuẩn quốc tế (dịch vụ cung cấp nội dung metadata, danh mục dữ liệu, bản đồ trực tuyến, tìm kiếm, bảo mật …)
2 Nhóm dịch vụ xác thực người sử dụng và thanh toán trực tuyến sử dụng
hạ tầng chữ ký điện tử quốc gia
3 Nhóm ứng dụng quản trị toàn bộ hệ thống bao gồm phân quyền khai thác, quản lý từng cơ sở dữ liệu thành phần, theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống
4 Nhóm ứng dụng cung cấp dữ liệu trực tuyến và thủ tục cung cấp dữ liệu bằng phương án truyền thống
5 Nhóm ứng dụng thông tin báo cáo
6 Nhóm ứng dụng cung cấp dịch vụ trực tuyến, tra cứu, tìm kiếm dữ liệu
III Hướng tới mục tiêu Chính phủ điện tử (E-government)
Thử nghiệm việc thanh toán trực tuyến đối với các giao dịch cấp phép, cung cấp dữ liệu, các dịch vụ công trên cơ sở đó đánh giá và xây dựng lộ trình từng bước áp dụng
Toàn bộ dữ liệu thuộc hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng, chuẩn hóa dựa trên các tiêu chuẩn dữ liệu quốc tế, quốc gia và các tiêu chuẩn ngành Dữ liệu, dịch vụ trao đổi giữa các hệ thống và cung cấp đến người sử dụng theo chuẩn và đảm bảo an toàn
Tích hợp đầy đủ với các hệ thống của Chính phủ, các Bộ ngành khác và đặc biệt là các hệ thống mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng như Cổng thông tin điện tử, …