hay
1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Đề bài: Nhận xét cách viết chân dung của một tác giả bất kì. 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội MỞ ĐẦU Từ xưa tới nay, khi nói tới tác giả văn học là nói tới người sáng tạo ra các tác phẩm văn học. Khi nghiên cứu về tác giả văn học, mỗi người có những phương pháp nghiên cứu khác nhau, song đều giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về những ảnh hưởng của tác giả đó tới toàn bộ quá trình sáng tác của họ, giúp người ta đánh giá được vị trí và tầm cỡ của tác giả ấy đối với văn học nghệ thuật, đồng thời đem lại cho chúng ta thêm nguồn kiến thức văn học phong phú. Ở khuôn khổ bài điều kiện này, người viết muốn tìm hiểu về cách viết chân dung của tác giả Nguyễn Hưng Quốc qua bài viết: Vài ghi chú về tiểu sử Võ Phiến. 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội NỘI DUNG Nguyễn Hưng Quốc là phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện ông là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Ông đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam. Vài ghi chú về tiểu sử Võ Phiến nằm trong phần mở đầu của cuốn Võ Phiến được nhà Văn nghệ xuất bản tại California năm 1996, dày 218 trang. Qua phần viết Vài ghi chú về tiểu sử Võ Phiến, Nguyễn Hưng Quốc đã cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về cuộc đời Võ Phiến và quá trình sáng tác của nhà văn này. Khi đi sâu nghiên cứu một tác giả văn học nào đó, luôn luôn đòi hỏi vốn kiến thức phong phú, thời gian và kinh nghiệm bản thân. Bên cạch đó, khi nghiên cứu về tác giả văn học còn cần phải có tư liệu về cuộc đời tác giả ấy và một phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn. Ở đây, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã biết cách khai thác các tư liệu về nhà văn Võ Phiến mà ông có được, khiến cho người đọc cảm thấy cách viết chân thực và hiểu rõ hơn những điều mà tác giả viết ra. Như lời tâm sự của Nguyễn Hưng Quốc trong phần dẫn nhập cuốn Võ Phiến, ông viết: “Như vấn đề tiểu sử của Võ Phiến. Trong nhiều năm thư từ liên lạc với Võ Phiến, tôi còn giữ được khá nhiều tài liệu về ông, về dòng họ ông, gia đình ông, về tuổi thơ của ông, về con đường tập tành viết lách của ông, về những điều ông tâm đắc trong cuộc đời cầm bút dằng dặc gần nửa thế kỷ Những tài liệu ấy, tôi biết là quý giá vô ngần, song do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến phương pháp phê bình, tôi chưa khai thác được bao nhiêu cả. Phần tiểu sử, viết ngắn, đặt dưới cái tựa ‘’Một vài ghi chú ’’ cũng là vì thế”. Lời 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội tâm sự của tác giả Nguyễn Hưng Quốc có phần khiêm tốn song với rất nhiều tư liệu phong phú để xây dựng bài viết, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã cho chúng ta có những hiểu biết về tiểu sử Võ Phiến một cách khái quát và cặn kẽ ở mọi khía cạnh: năm sinh, bút danh, quê quán, gia đình, việc học hành, quá trình sáng tác… Đồng thời khi viết, Nguyễn Hưng Quốc còn đưa ra những tư liệu xác thực để người đọc tin tưởng những điều mà ông viết ra là có cơ sở. Các nguồn tư liệu để viết tiểu sử Võ Phiến mà ông sưu tầm được rất phong phú như: Thư Võ Phiến gửi cho chính tác giả Nguyễn Hưng Quốc ngày 28.7.1995, ngày 28.06.1991, ngày 20.07.1991, ngày 21.8.1995; phần “Tiểu sử và tác phẩm Võ Phiến” in trên Văn số đặc biệt về Võ Phiến (tháng 8.1974); quyển Thư gửi bạn in lại trong tập tùy bút 2, tr.235-244… Nguyễn Hưng Quốc đã biết khai thác có hiệu quả, có chọn lọc và có khoa học đối với các nguồn tư liệu này khiến bài viết trở nên chân thực, trọn vẹn hơn. Khi viết về tiểu sử Võ Phiến, cách viết của Nguyễn Hưng Quốc chú trọng đến mối quan hệ giữa tài năng và xã hội nhằm làm soi sáng quá trình hình thành tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn Võ Phiến. Nguyễn Hưng Quốc đã cho thấy nhà văn Võ Phiến chịu ảnh hưởng của một thời kì lịch sử, ảnh hưởng của dân tộc, của giai cấp, thế hệ. Nguyễn Hưng Quốc đã đặt nhà văn Võ Phiến trong mối quan hệ xã hội để tìm hiểu, giải thích cho những tư tưởng của Võ Phiến ở từng giai đoạn, từng thời kì khác nhau. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Hưng Quốc đã dành chút thời gian nói về tổ tiên Võ Phiến, mà chính qua việc nói về tổ tiên của Võ Phiến mới thấy được Võ Phiến cũng thuộc vào dòng dõi gia tộc có truyền thống thơ văn. Những người có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sáng tác của Võ Phiến như: Chế Lan Viên, Lam Giang, Hoài Thanh, Đào Duy Anh; và những người gián tiếp gây ảnh hưởng rất lớn tới sáng tác của ông khi ông được tiếp cận với những tác phẩm nổi tiếng của các tác giả như: Posut, Alain, Andre Maurois, Andre 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Gide, Hemingway… Cùng với những trải nghiệm trong cuộc đời Võ Phiến đã đem lại những sáng tác độc đáo, mang phong cách riêng. Vì lẽ đó, hình thành tư tưởng và phong cách của Võ Phiến. Cách viết của Nguyễn Hưng Quốc với những bằng chứng cụ thể về quê hương, thời đại… đã làm sống dậy quá trình sáng tác và tư tưởng sáng tạo chủ đạo của nhà văn Võ Phiến, khẳng định được mối quan hệ giữa văn học và xã hội. Nguyễn Hưng Quốc luôn chú ý tới những sự việc cụ thể phong phú có liên quan tới sự hình thành tài năng sáng tạo, sự hình thành thế giới quan cuả nhà văn Võ Phiến. Đồng thời ông cũng chú trọng tới việc Võ Phiến đã học tập, trau dồi kiến thức nghệ thuật ra sao để làm nên gương mặt riêng biệt của nhà văn Võ Phiến trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Chẳng hạn, sự việc Võ Phiến gặp nhà thơ Chế Lan Viên và Lam Giang - những người luôn khen ngợi và khuyến khích Võ Phiến đi vào con đường cầm bút. Hay việc Võ Phiến gặp gỡ Đào Duy Anh khiến Nguyễn Hưng Quốc phải đặt ra câu hỏi: “Tôi phân vân: không biết thói quen nghiên cứu tỉ mỉ và thói quen dùng lịch sử để giải thích nhiều hiện tượng văn hoá và xã hội của Võ Phiến sau này có phải đã hình thành từ ảnh hưởng của Đào Duy Anh trong những năm ấy?”. Khi viết, Nguyễn Hưng Quốc đã lồng ghép những suy nghĩ rất riêng của ông bằng cách tự vấn lòng mình nhằm giải thích cho những sự việc có tác động rất lớn trong sáng tác của Võ Phiến. Với những kiến giải riêng trong cách viết, Nguyễn Hưng Quốc cũng khơi gợi những suy nghĩ trong lòng người đọc tò mò muốn tìm hiểu những biến chuyển trong sáng tác của Võ Phiến. Trong thời gian học ở Huế, Võ Phiến say mê với thư viện Bảo Đại và tủ sách riêng của Đào Duy Anh, ông đọc rất nhiều, tiểu thuyết của Võ Phiến ít nhiều mang dấu ấn của Proust, chịu ảnh hưởng của Maurois, Alphonsen Daudet… 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Nguyễn Hưng Quốc đã chia ra những giai đoạn cụ thể gắn với những ảnh hưởng tới sáng tác của Võ Phiến: Thưở nhở, thời gian ông sống ở Huế hai lần, sau cách mạng tháng Tám, thời gian ông ở Bình Định, thời gian Võ Phiến di tản đến Mĩ. Nguyễn Hưng Quốc cũng nhấn mạnh đến vai trò và sự nghiệp sáng tác của Võ Phiến trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giúp người đọc nhận ra chìa khóa đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn được sâu sắc hơn. Toàn bộ quá trình sáng tác của Võ Phiến được Nguyễn Hưng Quốc giới thiệu khá thú vị từ những buổi đầu khi Võ Phiến viết, cho tới mọi cảm hứng, nhiệt huyết trong sáng tác sau này của nhà văn. Thời gian ở Huế, Võ Phiến mới “bắt đầu tập tễnh viết văn”, “ông viết khá nhiều và khá… linh tinh”. Nguyễn Hưng Quốc cũng giới thiệu đây là khoảng thời gian Võ Phiến viết mấy bài phê bình thơ, một vở kịch dài, và một số bài tuỳ bút. Sau cách mạng tháng Tám, ông gia nhập bộ đội một thời gian, ông viết “độ chục truyện ngắn, một truyện dài khoảng 250 trang, một tập triết luận, một bài tiểu luận về nghệ thuật hát bội, một quyển sách thiên văn. Do bất mãn với chế độ mới, ông tham gia vào tổ chức chống cộng và bị bắt. Đến năm 1954, theo hiệp định Giơnevo, ông được thả nhưng vẫn bị quản thúc tại gia. Thời gian sống ở Huế lần thứ hai, Nguyễn Hưng Quốc đã nhấn mạnh tới giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời cầm bút của Võ Phiến. Nguyễn Hưng Quốc nhận ra được những chuyển biến trong quá trình sáng tác quan trọng trong cuộc đời cầm bút của Võ Phiến. Nguyễn Hưng Quốc đã nắm bắt được những chuyển biến trong quá trình sáng tác cũng như những biến chuyển lớn lao của nhà văn Võ Phiến cũng như những biến chuyển lớn lao của nhà văn Võ Phiến qua thời gian này. Nguyễn Hưng Quốc đưa ra ba lí do có ý nghĩa trong cuộc đời cầm bút của Võ Phiên: “Thứ nhất, ông đọc được, lần đầu tiên, một số tác giả Mỹ như Hemingway, Steinbeck, Faulkner những người làm ông chấn động trước sự bạo liệt, dữ dội, và một số nhà văn thoát ly từ 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội chế độ cộng sản tại Liên xô và Đông Âu như Arthur Koestler, Virgil Gheorghiu, Kravchenko , những người làm ông thấm thía và tự giác hơn về sự bạo tàn của cộng sản. Thứ hai, ông đọc được, lần đầu tiên, trọn bộ À la recherche du temps perdu của Marcel Proust, người khiến ông khâm phục về khả năng quan sát và phân tích cực kỳ tinh tế, đồng thời cũng là người có ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách văn học của ông sau này. Thứ ba, ông chính thức bước vào sinh hoạt văn học bằng cách cộng tác thường xuyên trên tờ Mùa Lúa Mới do Võ Thu Tịnh và Đỗ Tấn (bạn học cũ tại trường Thuận Hoá) chủ trương”. Tác giả khẳng định đây là Võ Phiến “được chú ý và khen ngợi nồng nhiệt”. Nhằm giúp cho người đọc thấy được vai trò của Võ Phiến trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Nguyễn Hưng Quốc vẫn dùng cách viết dung dị và chân thực để xây dựng bức chân dung hoàn chỉnh của Võ Phiến: “Trong lãnh vực văn hoá, ông là một thành viên trong Hội đồng văn hoá giáo dục Miền Nam từ 1970 đến 1974; giáo sư văn chương tại trường Đại học Hoà Hảo tại Long Xuyên và Đại học Phương Nam tại Sài Gòn từ 1973 đến 1975. Trong lãnh vực hoạt động văn học, tại Sài Gòn, Võ Phiến cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn nhưng thường xuyên nhất, chung thuỷ nhất là tờ Bách Khoa. Cùng với Vũ Hạnh và Nguyễn Hiến Lê, ông là một trong ba cộng tác viên nòng cốt của tờ tạp chí có tuổi thọ cao nhất Miền Nam này. Trên Bách Khoa, Võ Phiến, ngoài phần sáng tác và biên khảo, còn đảm nhiệm luôn cả các mục điểm sách, thời sự văn học nghệ thuật và thỉnh thoảng, phần dịch thuật dưới bút hiệu Tràng Thiên và Thu Thuỷ (Tràng Thiên, thoạt đầu là bút danh chung của Ban biên tập Bách Khoa, sau, từ khoảng 1964, 65 giao hẳn cho Võ Phiến). Năm 1960, ông được tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc với cuốn Mưa đêm cuối năm. Từ năm 1961 về sau, ông được mời vào Hội đồng giám khảo của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc. 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Năm 1962, ông lập nhà xuất bản Thời Mới để trước hết, tự in sách mình và sách của các cây bút mới và sau đó, giới thiệu các trào lưu, các phương hướng sáng tác hiện đại. Trên tờ Bách Khoa cũng như với nhà xuất bản Thời Mới, Võ Phiến được mọi người ghi nhận là có công phát hiện và / hoặc giới thiệu nhiều cây bút trẻ và tài hoa tại Miền Nam lúc ấy như Nguyễn Xuân Hoàng, Thế Uyên, Y Uyên, Tuý Hồng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Đỗ Tiến Đức, Nguyễn Đức Sơn ”. Nguyễn Hưng Quốc chú ý nghiên cứu về tác giả trên mọi bình diện, thậm chí có cả những giai đoạn khủng hoảng tinh thần của nhà văn Võ Phiến. Đó là khoảng thời gian ông rời Việt Nam, tị nạn sang Hoa Kì, Nguyễn Hưng Quốc lí giải: “Cầm bút trở lại trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: ngàn dặm xa quê hương; đồng bào phân tán mỗi người một ngả; đời sống ở xứ người còn đầy bỡ ngỡ và bấp bênh; tiệm sách không có, phải gửi sách báo bày bán trong các tiệm thực phẩm Cầm bút trở lại để “đỡ bơ vơ trên đất khách”, thế thôi. Tuy vậy, nhờ việc ông cầm bút trở lại, nền văn học lưu vong Việt Nam đã được hình thành để rồi sau đó ít lâu, khởi sắc hẳn lên, ít nhất là trong một thời gian.” Cách viết của Nguyễn Hưng Quốc về tiểu sử của Võ Phiến khá sâu sắc, khiến cho người đọc nắm bắt được, lí giải được những hành động và tư tưởng nhà văn Võ Phiến ở mọi khía cạnh khác nhau. Nguyễn Hưng Quốc đề cập tới sự nghiệp sáng tác của Võ Phiến qua từng giai đoạn giúp người đọc hình dung được sức sáng tạo của nhà văn Võ Phiến trong những khoảng thời gian nhất định: “Về sáng tác, từ 1956 đến 1975, ở Việt Nam, ông xuất bản hơn hai mươi tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm truyện dài, truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu luận và dịch thuật (tất cả các tác phẩm dịch thuật đều ký dưới bút hiệu Tràng Thiên)”; “Từ 1976 đến 1980, ông cùng Trần Đình Long chủ trương nhà xuất bản Người Việt, chủ yếu là in các tác phẩm của ông và của Lê Tất Điều. Từ năm 1986, 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội ông hợp tác với nhà xuất bản Văn Nghệ của Từ Mẫn Võ Thắng Tiết, in Toàn tập Võ Phiến, gồm hầu hết các tác phẩm trước và sau 1975 của ông, được sắp xếp lại theo thể loại: Tuỳ bút, Truyện ngắn, Tiểu thuyết, Tạp luận, Tạp bút, Tiểu luận ”; “Hiện nay, Võ Phiến đang sống tại Highland Park, Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Trong cảnh hưu trí và bệnh tật (ông bị mổ tim hai lần, lần đầu năm 1985, lần sau năm 1992), ông vẫn tiếp tục sáng tác và cố gắng hoàn tất bộ Văn học Miền Nam.” Theo cái nhìn chủ quan của người viết, để bài viết này của tác giả Nguyễn Hưng Quốc trở nên trọn vẹn hơn, sau những diễn giải cụ thể về thân thế và sự nghiệp của nhà văn Võ Phiến, tác giả nên có những đánh giá chung nhất nhằm giúp người đọc có một cái nhìn khái quát hơn về nhà văn này. Tuy vậy, nhìn chung, với nguồn tư liệu khá phong phú, cộng với tài năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, sự phân bố bài viết hợp lí, lời văn sáng rõ, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã cho chúng ta thấy cách viết về tiểu sử Võ Phiến của chân thực, toàn diện, sâu sắc. 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội KẾT LUẬN Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhà văn Võ Phiến. Mỗi người có những cách nhìn, cách đánh giá khác nhau. Ở bài viết Vài ghi chú về tiểu sử Võ Phiến, với lối viết chân thực, sinh động, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã làm nổi bật thân thế và sự nghiệp cuả nhà văn khiến cho người đọc có được những nhận định và đánh giá sâu sắc, toàn diện về nhà văn Võ Phiến ở mọi phương diện. Đồng thời, qua cách viết tổng quát của tác giả, giúp chúng ta thấy được chỗ đứng, vị trí của nhà văn Võ Phiến trong nền văn chương Việt Nam trước 1975 và nền văn chương hải ngoại sau này. [...]... gian ở Huế, Võ Phiến mới “bắt đầu tập tễnh viết văn”, “ông viết khá nhiều và khá… linh tinh” Nguyễn Hưng Quốc cũng giới thiệu đây là khoảng thời gian Võ Phiến viết mấy bài phê bình thơ, một vở kịch dài, và một số bài tuỳ bút Sau cách mạng tháng Tám, ông gia nhập bộ đội một thời gian, ông viết “độ chục truyện ngắn, một truyện dài khoảng 250 trang, một tập triết luận, một bài tiểu luận về nghệ thuật hát... quan của người viết, để bài viết này của tác giả Nguyễn Hưng Quốc trở nên trọn vẹn hơn, sau những diễn giải cụ thể về thân thế và sự nghiệp của nhà văn Võ Phiến, tác giả nên có những đánh giá chung nhất nhằm giúp người đọc có một cái nhìn khái quát hơn về nhà văn này Tuy vậy, nhìn chung, với nguồn tư liệu khá phong phú, cộng với tài năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, sự phân bố bài viết hợp lí, lời...Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Đề bài: Nhận xét cách viết chân dung của một tác giả bất kì 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội MỞ ĐẦU Từ xưa tới nay, khi nói tới tác giả văn học là nói tới người sáng tạo ra các tác phẩm văn học Khi nghiên cứu về tác giả văn học, mỗi người có những phương pháp nghiên cứu khác nhau, song đều giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện... liệu về ông, về dòng họ ông, gia đình ông, về tuổi thơ của ông, về con đường tập tành viết lách của ông, về những điều ông tâm đắc trong cuộc đời cầm bút dằng dặc gần nửa thế kỷ Những tài liệu ấy, tôi biết là 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội quý giá vô ngần, song do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến phương pháp phê bình, tôi chưa khai thác được bao nhiêu cả Phần tiểu sử, viết ngắn,... ngày 21.8.1995; phần “Tiểu sử và tác phẩm Võ Phiến” in trên Văn số đặc biệt về Võ Phiến (tháng 8.1974); quyển Thư gửi bạn in lại trong tập tùy bút 2, tr.235-244… Nguyễn Hưng Quốc đã biết khai thác có hiệu quả, có chọn lọc và có khoa học đối với các nguồn tư liệu này khiến bài viết trở nên chân thực, trọn vẹn hơn Khi viết về tiểu sử Võ Phiến, cách viết của Nguyễn Hưng Quốc chú trọng đến mối quan hệ giữa... giả văn học nào đó, luôn luôn đòi hỏi vốn kiến thức phong phú, thời gian và kinh nghiệm bản thân Bên cạch đó, khi nghiên cứu về tác giả văn học còn cần phải có tư liệu về cuộc đời tác giả ấy và một phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn Ở đây, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã biết cách khai thác các tư liệu về nhà văn Võ Phiến mà ông có được, khiến cho người đọc cảm thấy cách viết chân thực và hiểu rõ... giá được vị trí và tầm cỡ của tác giả ấy đối với văn học nghệ thuật, đồng thời đem lại cho chúng ta thêm nguồn kiến thức văn học phong phú Ở khuôn khổ bài điều kiện này, người viết muốn tìm hiểu về cách viết chân dung của tác giả Nguyễn Hưng Quốc qua bài viết: Vài ghi chú về tiểu sử Võ Phiến 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội NỘI DUNG Nguyễn Hưng Quốc là phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001)... hiểu nhà văn Võ Phiến Mỗi người có những cách nhìn, cách đánh giá khác nhau Ở bài viết Vài ghi chú về tiểu sử Võ Phiến, với lối viết chân thực, sinh động, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã làm nổi bật thân thế và sự nghiệp cuả nhà văn khiến cho người đọc có được những nhận định và đánh giá sâu sắc, toàn diện về nhà văn Võ Phiến ở mọi phương diện Đồng thời, qua cách viết tổng quát của tác giả, giúp chúng ta thấy... hoàn chỉnh của Võ Phiến: “Trong lãnh vực văn hoá, ông là một thành viên trong Hội đồng văn hoá giáo dục Miền Nam từ 1970 đến 1974; giáo sư văn chương tại trường Đại học Hoà Hảo tại Long Xuyên và Đại học Phương Nam tại Sài Gòn từ 1973 đến 1975 Trong lãnh vực hoạt động văn học, tại Sài Gòn, Võ Phiến cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn nhưng thường xuyên nhất, chung thuỷ... khảo, còn đảm nhiệm luôn cả các mục điểm sách, thời sự văn học nghệ thuật và thỉnh thoảng, phần dịch thuật dưới bút hiệu Tràng Thiên và Thu Thuỷ (Tràng Thiên, thoạt đầu là bút danh chung của Ban biên tập Bách Khoa, sau, từ khoảng 1964, 65 giao hẳn cho Võ Phiến) Năm 1960, ông được tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 1 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Toàn quốc với cuốn Mưa đêm cuối năm Từ năm 1961 về sau,