ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI CTR CN-CTNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ CÔNG TY SẢN XUẤT GIÀY THỂ THAO THUỘC TẬP ĐOÀN NIKE TRÊN ĐỊA BÀN TP.. Tên đề
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI CTR CN-CTNH
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ CÔNG TY SẢN XUẤT GIÀY THỂ THAO
THUỘC TẬP ĐOÀN NIKE TRÊN ĐỊA BÀN TP BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : TS Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Huỳnh Nguyễn Hoàng Nhi
Trang 2Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên:
Huỳnh Nguyễn Hoàng Nhi MSSV: 0951080063 Lớp: 09DMT2 Ngành : Kỹ thuật môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2 Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải rắn công nghiệp-chất thải
nguy hại và đề xuất biện pháp quản lý bền vững tại một số công ty sản xuất giày thể
thao thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
3 Các dữ liệu ban đầu :
- Báo cáo thống kê tổng thải hàng tháng trong hai năm 2011, 2012 của công ty
- Danh mục CTNH tại Việt Nam, Thông tư 12/2011 của Bộ TNMT về quản lý chất thải nguy hại
- Hiệp hội Da Giày Việt Nam (2004), Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da Giày Việt Nam
- Lâm Minh Triết (2006), Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây Dựng Hà Nội
Các yêu cầu chủ yếu :
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
- Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải của ba nhà máy sản xuất giày Nike
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải hướng đến quản lý bền
vững
4 Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải rắn và chất thải nguy hại tại các công ty sản xuất giày thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn Tp.Biên Hòa trên cơ sở nghiên cứu
Trang 3và hình thành một môi trường phát triển bền vững trên địa bàn
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Thái Văn Nam Các số liệu, kết quả nêu trong
đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được ghi rõ nguồn gốc
TP HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Nguyễn Hoàng Nhi
Trang 5và Công nghệ Sinh học trường Đại học Kỹ thuật Công Nghệ Tp.HCM đã dạy dỗ và truyền đạt cho em nguồn kiến thức vô hạn trong suốt quá trình học tập bốn năm qua ở
giảng đường đại học
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS Thái Văn Nam, người đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức chuyên nghành, những kỹ năng làm đồ án, cũng như những phần kiến thức em còn thiếu xót trong quá trình học tập
Cho phép em được gửi lời cảm ơn đến Công Ty Cổ Phần Tae Kwang Vina Industrial đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em nhiệt tình, dưới sự hỗ trợ của anh Nguyễn Trần Trung đã giúp em cung cấp những tài liệu và số liệu có liên quan để phục vụ cho nội dung đồ án, giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp
Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tinh thần và cùng hỗ trợ để
em có thể hoàn thành tốt công việc được giao
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc đến toàn thể quý thầy cô, gia đình, bạn bè thật nhiều sức khỏe và luôn thành công trong công việc
Em xin chân thành cám ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2013
Trang 6M ỤC LỤC
M ỤC LỤC i
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Nội dung nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp tổng quan tài liệu 3
4.2 Phương pháp thu thập thông tin 3
4.3 Phương pháp phân tích so sánh 3
4.4 Phương pháp điều tra thực địa 3
4.5 Phương pháp tính toán số liệu 4
5 Ý nghĩa khoa học và tính mới của đề tài 4
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
5.2 Tính mới của đề tài 4
6 Đối tượng, phạm vi của đề tài 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Giới thiệu sơ lược về TP.Biên Hòa 5
1.1.1 Địa lý 5
1.1.2 Hành chính 5
1.1.3 Dân cư 7
1.1.4 Kinh tế 7
1.1.5 Công nghiệp 7
1.1.6.Thương mại, dịch vụ 8
Trang 71.2 Tổng quan về nghành giày da và Nike Việt Nam 9
1.2.1 Ngành giày da Việt Nam 9
1.2.2 Ngành giày da của Nike tại Việt Nam 14
1.2.3 Giới thiệu về ba công ty khảo sát (VT, VT2, SKH) 16
1.3 Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại 26
1.3.1.Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp 26
1.3.2.Tổng quan về chất thải nguy hại 29
1.4 Tổng quan về các giải pháp quản lý chất thải nguy hại hiện nay 35
1.4.1 Cơ chế quản lý CTR-CTNH của nước ta 35
1.4.2 Các biện pháp quản lý kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm CTNH 37
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CỦA 3 NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIÀY NIKE 45
2.1 Chất thải phát sinh từ các quy trình sản xuất 45
2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải tại công ty 55
2.3 Hiện trạng quản lý chất thải 67
2.3.1 Cơ chế quản lý tại công ty 67
2.3.2 Công tác quản lý tại các công ty chức năng 81
2.4 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTR CN và CTNH tại các công ty 86
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI HƯỚNG ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG 87
3.1 Tầm nhìn của công ty về phát triển môi trường bền vững 87
3.2 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải 89
3.2.1 Giải pháp hệ thống 89
3.2.2 Giải pháp giảm thải tại nguồn 94
3.2.3 Những giải pháp công nghệ giúp giảm CTNH tại công ty 99
K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .105
1 Kết luận .105
2 Kiến nghị .105
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Phụ lục A 1
Phụ lục B 11
Phụ lục C 13
Phụ lục D 15
Trang 9DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHLĐ : Bảo vệ lao động
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
CTR CN : Chất thải rắn công nghiệp
DCS : Dung dịch thải nhuộm (Dyeing Color Solution)
EMS : Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System)
ES : Môi trường bền vững (Environmental Sustainability)
EU : Liên minh Châu Âu
FTA : Hiệp định thương mại tự do ( Free Trade Agreement)
GSP : Hệ thống ưu đãi (Generalized System of Preferences)
ISO : Tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization)
KCN : Khu công nghiệp
LCA : Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life cycle assessment)
MSDS : Danh mục an toàn hóa chất ( Material safety data sheet)
PA : Polyacrylic
PAC : Polyaluminium Chloride
QLMT : Quản lý môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TĐCT : Trao đổi chất thải
TĐTT : Trao đổi thong tin
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình công nghệ tổng quát 17
Hình 1.2 Quy trình sản xuất mũ giày 18
Hình 1.3 Quy trình sản xuất đế giày 19
Hình 1.4 Quy trình sản xuất đế giữa 20
Hình 1.5 Quy trình sản xuất ở in lụa- HF 21
Hình 1.6 Quy trình ép cao t ầng –HF 22
Hình 1.7 Quy trình FUSE-HF 23
Hình 1.8 Quy trình công nghệ tổng quát 24
Hình 1.9 Quy trình sản xuất mũ giày 25
Hình 1.10 Sơ đồ cơ chế nhà nước quản lý CTR-CTNH 36
Hình 1.11 Sơ đồ hệ thống quản lý CTNH chung 37
Hình 1.12 Sơ đồ quy trình quản lý CTNH 44
Hình 2.1 Quy trình công nghệ tổng quát 45
Hình 2.2 Quy trình sản xuất mũ giày 47
Hình 2.3 Quy trình sản xuất ở in lụa – HF 52
Hình 2.4 Quy trình ép cao tầng–HF 54
Hình 2.5 Thống kê lượng thải theo nhóm của từng tháng năm 2011 63
Hình 2.6 Thống kê lượng thải theo nhóm của từng tháng năm 2012 65
Hình 2.7 So sánh lượng thải của 2 năm 67
Hình 2.8 Quy trình quản lý và phân loại thải 68
Hình 2.9 Quá trình quản lý rác thải tại công ty 69
Hình 2.10 Kiểm soát độ dày chất thải EVA qua việc kiểm soát khuôn EVA 72
Hình 2.11 Thay thế khuôn sẽ tiết kiệm vật liệu và chất thải 72
Hình 2.12 Kết hợp với nhà cung cấp thay thế tấm ván carton bởi tấm ván nhựa PVC 73
Hình 2.13 Kết hợp với nhà cung cấp thay thế hộp carton bằng hộp nhựa 73
Hình 2.14 Kết hợp với nhà cung cấp giảm khoảng cách lớn 74
Trang 12Hình 2.15 Kết hợp với nhà cung cấp thay thế túi nylon bằng hộp nhựa 74
Hình 2.16 Xử dụng mảnh vải nhỏ để làm sạch khuôn in lụa của dệt may 80
Hình 2.17 TT phân định vật liệu tái chế 81
Hình 2.18 Sơ đồ sắp xếp, phân loại rác thải tại TT 81
Hình 2.19 Rác thải được phân loại theo lô 81
Hình 3.1 M ục tiêu của công ty đến năm 2015 88
Hình 3.2 Các bước thực hiện SXSH 90
Hình 3.3 Sơ đồ tổng quát về các biện pháp SXSH 92
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình tái chế giấy 98
Hình 3.5 H ệ thống làm sạch .101
Hình 3.6 Quy trình xử lý chất thải .101
Hình 3.7 Quy trình tách chất thải dầu máy 102
Hình 3.8 Quy trình gạn dầu và xử lý dầu thải thành nước sạch 104
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê 10 thị trường lớn xuất khẩu giày dép trong 2 tháng đầu năm
2013 13
Bảng 1.2 Bảng phân loại chất thải nguy hại theo TCVN 33
Bảng 2.1 Danh mục các hoạt động, khía cạnh và tác động đáng kể 49
Bảng 2.2 Danh mục các hoạt động, khía cạnh và tác động đáng kể 50
Bảng 2.3 Danh mục các hoạt động, khía cạnh và tác động đáng kể 53
Bảng 2.4 Danh mục các hoạt động, khía cạnh và tác động đáng kể 55
Bảng 2.5 Thống kê CTR CN theo nhóm thải trong 2 năm 2011, 2012 56
Bảng 2.6 Thống kê CTNH theo nhóm thải trong 2 năm 2011, 2012 59
Bảng 2.7 Phân loại mã CTNH theo nhóm thải 76
Bảng 2.8 Thông tin an toàn về hóa chất (MSDS) 78
Bảng 2.9 Danh mục xử lý và mua bán các loại chất thải của các công ty 82
Bảng 2.10 Lịch kiểm tra các công ty xử lý chất thải trong năm 2013 85
Bảng 3.1 Kinh phí xử lý dung dịch nhuộm từ các công ty chức năng 103
Trang 14ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính c ấp thiết của đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về
vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào
Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và
bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó
ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải rắn công nghiệp (CTR CN) và
chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTR CN và CTNH được thải bỏ vào môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau
Riêng đối với ngành giày da ở Việt Nam nói chung cũng như ở Tp.Biên Hòa nói riêng những năm gần đây phát triển với một tốc độ cao hơn hẳn so với những năm trước 2005 Sự phát triển này cũng đi đều với một lượng thải lớn từ các nhà máy sản xuất giày Đối với chất thải rắn như: rẻo Eva, vải, da nhân tạo… và đối với chất thải nguy hại như: sơn thải, giẻ lau hóa chất, hóa chất hết hạn, nhôm thải… Sự gia tăng phát triển không ngừng của ngành giày da, để mỗi năm sản xuất ra hàng trăm triệu đôi giày mang thương hiệu Nike, đi kèm đó lượng phát thải kia cũng trở thành một vấn đề môi trường đáng lo ngại
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, công nhân làm việc
với chất thải nguy hại, tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ độc hại nguy hiểm nổi bật
là các tác nhân hóa học bao gồm kim lọai nặng, dung môi hữu cơ, chất phóng xạ, …
và sinh học bao gồm vi khuẩn vi, rút, nấm, và ảnh hưởng đến sức khỏe từ tình trạng
cấp tính như kích thích mắt , mũi họng, … đến tình trạng mãn tính như suyễn, hô
hấp mãn tính, ung thư hay các dị dạng ở trẻ em Bên cạnh đó các tác nhân sinh học trong nước thải cũng gây nên các bệnh viêm nhiễm do tiếp xúc với vi khuấn và vi
Trang 15rút trong nước thải Ngoài ra, công nhân làm việc với chất thải nguy hại thường tiếp xúc với các tác nhân hóa học và sinh học qua đường hô hấp và da, và tùy theo thể
loại cũng như nồng độ của các chất hóa học gây nên những hậu quả trên đường hô
hấp và da
Theo QCVN 07: 2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại) và Thông tư 12 – 2011/BTNMT về quản lý chất thải nguy hại là
những quy định về mức phát thải của chất thải nguy hại mà các doanh nghiệp phải
thực hiện Điều này cho thấy việc phát thải chất thải nguy hại đúng quy định không còn là ý thức của mỗi người dân nữa mà đã được nhà nước ta đưa vào luật và tiêu chuẩn chung của nhà nước để các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan phải tiến hành thực hiện đúng
Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR CN và CTNH gây ra cùng với việc xây dựng môi trường phát triển bền vững đã và đang trở thành một vấn đề hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường tại những công ty ở tập đoàn Nike ở Tp.Biên Hòa hiện nay
Chính vì những lý do đó tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá hiện trạng phát thải
chất thải rắn-chất thải nguy hại và đề xuất biện pháp quản lý bền vững tại một số công ty sản xuất giày thể thao thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn Tp Biên Hòa " Đề
tài được thực hiện với hy vọng ứng dụng những gì đã học vào giải quyết vấn đề thực tế của công ty và cung cấp những cơ sở dữ liệu cho công ty nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý CTR CN và CTNH tại đây
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đồ án tập trung vào hai mục tiêu cụ thể sau:
Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải rắn và chất thải nguy hại tại các công ty
sản xuất giày thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn Tp.Biên Hòa trên cơ sở nghiên cứu
Đề ra các biện pháp quản lý bền vững chất thải rắn nguy hại, nhằm giảm thiểu
và hình thành một môi trường phát triển bền vững trên địa bàn
Trang 163 N ội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tổng hợp biên hội các tài liệu liên quan
Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng phát sinh khối lượng, chủng loại và đặc tính độc hại của các chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại tại công ty
Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng quản lý CTR CN và CTNH tại từng công ty
Nội dung 4: Đề xuất các phương pháp quản lý bền vững CTR CN và CTNH hướng đến phát triển bền vững
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra
hoặc các phương pháp nghiên cứu trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin
phục vụ cho đề tài
4.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các tài liệu tổng quan về ngành giày da ở
) thuộc Tp.Biên Hòa
Thu thập tài liệu tổng quan về tập đoàn Nike, đặc biệt là ba nhà máy sản xuất giày Nike trên địa bàn Tp.Biên Hòa
Thu thập các công nghệ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại hiện nay trong nước và trên thế giới
4.3 Phương pháp phân tích so sánh
So sánh dựa vào Thông tư 12 – 2011/BTNMT về quản lý chất thải nguy hại và
QCVN 07 – 2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại
Phân tích diễn giải số liệu làm cho số liệu có ý nghĩa Từ đó nêu ra những kết
luận, kiến nghị, đề xuất được những giải pháp khả thi và có hiệu quả
4.4 Phương pháp điều tra thực địa
Trang 17Phương pháp này được áp dụng để thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu Cụ thể là dựa vào những số liệu thống kê theo từng tháng, từng quý để nắm được số liệu đầu ra đầu vào của từng công ty Sau đó xác định lượng chênh lệch để xác định lượng chất thải ra có phù hợp với những quy định của nhà nước hay không
Tham quan ba nhà máy sản xuất giày Nike tại địa bàn thành phố Biên Hòa
Thống kê lượng phát thải thực tế từng nhà máy
4.5 Phương pháp tính toán số liệu
Thu thập số liệu phát thải của từng công ty sau đó tính toán xác định khối lượng và chất lượng đầu ra, đầu vào Tính toán cụ thể lượng phát sinh để xác định xem đã phù hợp với quy định chưa
5 Ý nghĩa khoa học và tính mới của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đánh giá hiện trạng quản lý CTR CNvà CTNH dựa trên các dữ liệu có cơ sở khoa học, các số liệu thống kê thực tế và mới nhất tại một số công ty sản xuất giày trên địa bàn Tp.Biên Hòa
Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn hiện trạng và các biện pháp
quản lý môi trường bền vững trên địa bàn Tp.Biên Hòa
5.2 Tính m ới của đề tài
Đưa ra được những biện pháp quản lý môi trường bền vững góp phần phát triển môi trường bền vững cho Tp.Biên Hòa
6 Đối tượng, phạm vi của đề tài
Đề tài xét đến hiện trạng quản lý CTR CN và CTNH tại công ty Công Ty Cổ
Phần Tae Kwang Vina Industrial, cụ thể tại ba
) trên đại bàn Tp.Biên Hòa Trong đó, VT là nhà máy sản xuất chính
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2013
Trang 18CH ƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Gi ới thiệu sơ lược về TP.Biên Hòa
1.1.1 Địa lý
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Phía Nam giáp huyện Long Thành, Phía Đông giáp huyện Trảng Bom, Phía Tây giáp huyện Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - Thành phố
Hồ Chí Minh
Thành phố Biên hòa là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, Khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai Thành phố Biên Hòa là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Đồng Nai và có Quốc lộ 1A đi ngang qua
Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 Km Tổng diện tích tự nhiên là 264,08
km2, với mật độ dân số là 3.030 người/km2
Mới đây, Hội Đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có quyết định dời trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai hiện tại về Khu đô thị mới Tam Phước - Xã Tam Phước nhằm giảm áp lực cho giao thông, cũng như tạo điều kiện để thành phố Biên Hòa cải tạo cảnh quan và khu vục trong trung tâm thành phố
1.1.2.Hành chính
Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 23 phường và 7 xã) Cụ thể:
Trang 19Phường (23)
An Bình · Bình Đa · Bửu Long · Hòa Bình · Hố Nai · Long Bình ·
Long Bình Tân · Quang Vinh · Quyết Thắng · Tam Hiệp · Tam
Tân Tiến · Tân Vạn · Thanh Bình · Thống Nhất · Trảng Dài ·
Trung Dũng
Xã (7) An Hòa · Hiệp Hòa · Hóa An · Long Hưng · Phước Tân · Tam
Phước · Tân Hạnh
Trang 201.1.3 Dân cư
Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97 người/km²
Theo thống kê năm 2011, dân số thành phố khoảng 800.000 dân, mật độ dân
số là 3.030 người/km² Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số dân
di cư rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp Thành phần dân cư thành phố Biên Hòa phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường Thanh Bình Có thể nói dân cư thành phố Biên Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập ở đây rất đông và khó kiểm soát Số người có tôn giáo là rất lớn, chủ yếu là bốn tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và các tôn giáo khác; trong đó đạo Thiên Chúa giáo tập trung đông ở các phường, xã (Tân Mai, Hố Nai, Tân Tiến, Thống Nhất, Quyết Thắng, Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình, An Hòa, ) Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt Nam
1.1.4 Kinh t ế
Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ( sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa
1.1.5 Công nghi ệp
Thành phố này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước Biên Hòa có thế mạnh về công nghiệp và cũng là nơi đi tiên phong trong lĩnh vực Công nghiệp đầu tiên của cả nước với việc hình thành sớm Khu công nghiệp Biên Hòa I (năm 1967)-Khu kĩ nghệ Biên Hòa - Khu công nghiệp đầu tiên của cả nước sau ngày đất nước Thống Nhất Thành Phố Biên Hòa hiện có năm khu công nghiệp
Trang 21được Chính phủ phê duyệt đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ:
Khu công nghiệp Biên Hòa 1(Chuẩn bị chuyển thành Khu Trung Tâm Hành Chính - Thương Mại Biên Hòa)
Khu công nghiệp Biên Hòa 2.
Khu công nghiệp Amata.
Khu công nghiệp Tam Phước.
Khu công nghiệp Loteco.
Bên cạnh ngành công nghiệp hiện đại, hiện thành phố vẫn còn một vài cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mĩ nghệ như:
Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh
Vùng thủ công mĩ nghệ đá Bửu Long
Vùng sản xuất gốm Tân Vạn, Bửu Long, Hiệp Hòa
Cụm công nghiệp Gỗ Tân Hòa
HD Bank, Sài Gòn Công Thương, Sài Gòn Thương Tín, Việt Á,Ngân hàng Hong Leong Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam),Ngân hàng ShinhanVina,
Thành phố hiện có khá nhiều trung tâm thương mại lớn nhỏ và hệ thống cảng giao thương tại chợ Biên Hòa Các trung tâm thương mại và siêu thị như:
Trang 22 Trung tâm thương mại The Pegasus Plaza
Chợ-Trung Tâm Thương Mại Biên Hòa
Chợ-Trung Tâm Thương Mại Tân Hiệp
Siêu thị Metro Biên Hòa
Siêu thị Co-op mart Biên Hòa
Siêu thị Vinatex mart Biên Hòa 1
Siêu thị Vinatex Biên Hòa 2
Siêu thị BigC Đồng Nai
Siêu thị Điện Máy Sài Gòn Nguyễn Kim Biên Hòa
Siêu thị Điện Máy Phan Khang
Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn
Siêu thị Lotte Mart
Về du lịch, hiện tại thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch, giải trí khá hấp dẫn, tuy nhiên thành phố hiệm chưa có đề án phát triển du lịch nên trong nhiều năm qua thành phố chưa thu hút được nhiều du khách
Về cơ cấu kinh tế, năm 2008, công nghiệp - xây dựng chiếm 70,13%; nông lâm nghiệp chiếm 0,43% và dịch vụ chiếm 29,45%
1.2 T ổng quan về ngành giày da và Nike Việt Nam
1.2.1 Ngành giày da Vi ệt Nam
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là
một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Viêt Nam phát triển Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhât hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào nhưng năm 1990, ngành da giày Viêt Nam
chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao
và chủng loại ít Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng
Trang 23hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu Nhờ chính sách cải cách của chính phủ
Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế
Hiện ngành da giày Việt Nam đứng thứ 4 trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất
thế giới chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, thế nhưng 90% sản phẩm của da giày Việt Nam là hang gia công Nước ta có 4 phương thức làm hàng da giày Một
là gia công thuần túy (nhà máy chỉ nhận vật tư nguyên liệu từ đối tác nước ngoài, làm ra sản phẩm rồi giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền) Hai là mua nguyên liệu bán thành phẩm (nhà mát phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư)
Ba là sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu hoặc
là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp (nhưng phương thức này được thực hiện rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh) Đến nay, vẫn chưa có đôi giày nào mang nhãn hiệu Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do ngành da giày nước ta chỉ làm hang gia công xuất khẩu chứ chưa trực tiếp xuất với thương hiệu của mình Có trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công, nhà thầu phụ cho công ty lớn Khi nhận gia công cho các nhà phân phối lớn như Clark, Nine West Gabor, Camel, Siebel… từ các đối tác Đài Loan, doanh nghiệp
Việt Nam chỉ nhận tiền gia công từng đôi giày chứ hoàn toàn không tham giam vao
bất kỳ một công đoạn nào khác trong cơ cấu giá thành sản phẩm Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phia1 đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp
chủ yếu từ giá gia công sản phẩm Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không được và không có khả năng quyết định giá bán một đôi giày trên thị trường, không tham gia vào quá trình thuơng mại đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm
Các doanh nghiệp nội địa ngành giày da Việt Nam có ba bất lợi lớn: Thứ nhất
là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hang và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài loan và Hàn Quốc Thứ hai, công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính Và cuối cùng là do công tác xúc tiến thương mại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ỡ tầng thứ hai,
Trang 24thứ ba Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành di giày thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam Chính họ
đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công
rẻ…vv của Việt Nam
Theo số liệu thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Do đó những doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào các đối tác của họ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường
Theo bộ Công nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nạp sáu triệu m2
da thuộc Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được nhu cầu và hiện chỉ hoạt độg được 25% công
suất do thiếu nguyên liệu Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò
và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị
xuất khẩu thấp 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất khẩu Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ
170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái lan, Đài Loan và Hàn Quốc
Ngoài ra, trong số 30% công ty Việt Nam tham gia sản xuất da giày lại có tới 70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhận đích thực mà ngành này mang lại không
lớn Và chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng xuất khẩu Doanh số xuất khẩu của ngành da giày tập trung chủ yếu ở những công ty nước ngoài như Samyang, Pouchen, Pouyuen
Trang 25Thị trường EU vẫn là đối tác thương mại quan trọng của ngành da giày Việt Nam và luôn chiếm tỷ trọng thị phần nhập khẩu lớn nhất Năm 2012, toàn ngành xuất khẩu được 8,764 tỷ USD chiếm 7,6% tổng kim ngạch của cả nước và chiếm 10,5% kim ngạch nhóm công nghiệp chế biến, trong đó kim ngạch xuất khẩu vào
EU đạt 3,084 tỷ USD, chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Tính riêng giày dép chiếm 2,650 tỷ USD chiếm 36,5%, túi xách đạt 434 triệu USD chiếm 28,6%
Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, hai tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 tỷ USD hàng giày dép các loại, tăng 18,7% so với 2 tháng năm 2012, tính riêng tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 377,8 triệu USD, nhưng lại giảm 54,1% so với tháng đầu năm 2013
Hai tháng đầu năm 2013,Việt Nam xuất khẩu chủ giày dép sang 41 thị trường
trên thế giới, trong đó điểm ra 10 thị trường có kim ngạch đạt trên 36 triệu USD–Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, 359,8 triệu USD, chiếm 29,7% - đây
cũng là thị trường chiếm thị phần lớn trong số các thị trường nhập khẩu giày dép của Việt Nam
Trang 26Bảng 1.1 Thống kê 10 thị trường lớn xuất khẩu giày dép trong 2 tháng đầu năm
(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)
Theo Bộ Công thương, từ đề nghị của Việt Nam thông qua vận động hành lang và kết hợp trong đàm phán FTA giữa Việt Nam - EU, Ủy ban châu Âu đã chính thức cho phép tất cả các mặt hàng từ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP giai đoạn năm 2014 - 2016 Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2014
Như vậy, ngành da giày một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU sẽ được hưởng ưu đãi GSP trở lại, sau năm năm ngưng
ưu đãi (từ 1-1-2009) Giày dép của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh hơn tại thị trường
EU trong thời gian tới
Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng ổn định, trong đó các doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng đến hết quý hai và
ba
Trang 27Năm 2013, ngành da giày phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 9,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu giày dép sẽ đạt tám tỷ USD
Dự báo năm 2013, đơn hàng xuất khẩu của ngành sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái Đặc biệt, thị trường Nhật Bản hứa hẹn sẽ đóng góp mức tăng trưởng cao cho ngành do từ cuối năm 2012, Hiệp hội Doanh nghiệp Tokyo đã đưa phái đoàn gồm khoảng 10 doanh nghiệp da giày của Nhật Bản sang Việt Nam tìm hiểu thị trường Hơn 50% doanh nghiệp quyết định sẽ chuyển các đơn hàng nhập khẩu da giày từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam
Mặc dù còn khoảng 15% lao động chưa trở lại làm việc nhưng các doanh nghiệp vẫn chủ động được sản xuất Tình hình sản xuất từ đầu năm đến nay của các doanh nghiệp da giày tương đối khả quan Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành quý
một đạt 2,46 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giày dép gần hai tỷ USD, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước
1.2.2 Ngành giày da c ủa Nike tại Việt Nam
Nike là thương hiệu thể thao lớn mà chắc không một ai không biết Ở Việt Nam giày Nike được rất nhiều người ưu chuộng Dưới đây là bài viết về thương hiệu giày nike mình đã sưu tầm được xin giới thiệu tới các bạn Hai mươi năm trước, Nike gắn chặt đôi chân của nó trong cánh cửa của thể thao bằng việc cung cấp những đôi giày tốt nhất cho các vận động viên thể thao.Tất cả đơn giản chỉ vì đam
mê thể thao mà các nhà quản lý Nike hướng sản phẩm vào thị trường này Ngày nay,thế giới đã đổi thay rất nhiều.Các vận động viên đã trở nên mạnh hơn, nhanh hơn bao giờ hết Cạnh tranh trong kinh doanh cũng trở nên khốc liệt hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử
Hiện nay, Nike tiêu tốn khoảng 100 triệu USD một năm để ký kết với các nhà thể thao danh tiếng để họ sử dụng và truyền bá sản phẩm của Nike, ví dụ như Andre Aggasi (tennis), Nolan Ryan(bóng chày), Cark Lewis (điền kinh), Charles Barkley
và Scotlie Pippen(bóng rỗ), Tiger Wood (golf), Ronaldo (bóng đá)…cùng với việc phát triển nhiều dòng sản phẩm mới như giày leo núi, trượt tuyết bóng đá Cũng trong thập niên 1990 này, Nike cũng đầu tư nhiều vào thị trường phụ nữ với cùng
Trang 28một chiến lược sử dụng các ngôi sao thể thao để truyền bá cho sản phẩm của mình, đồng thời góp phần quảng bá cho môn bóng đá ở Mỹ (vào năm 1996 Nike đã đưa ra một mẫu quảng cáo với hình thức một bé gái nài nỉ ba mẹ mua cho một trái bóng đá thay vì là một con búp bê trong ngày lễ giáng sinh)
Có thể thấy Nike vẫn quan tâm đến thể thao, và vẫn say mê với những cống hiến, những nỗ lực trong thể thao và những sự thoả mãn, niềm vui sướng trong chiến thắng của các vận động viên Do đó Nike không chỉ truyền bá sản phẩn mình bằng cách hướng trực tiếp đến những thuộc tính chức năng của sản phẩm,mà nó còn tạo ra sự liên kết cho sản phẩm của mình với những giá trị cốt lõi của thể thao (sự cống hiến, nỗ lực,thành tích và sự thỏa mãn vui sướng trong chiến thắng) Do đó phần đông người tiêu dùng Nike như là một hình ảnh của sự vận động, ganh đua, những thành tích và hình ảnh chiến thắng
Nike là một tập đoàn sản xuất dụng cụ thể thao lớn trên thế giới, những sản
phẩm mang thương hiệu Nike luôn khoác lên mình chất lượng nổi trội so với các thương hiệu khác Để có được những sản phẩm chất lượng cao ấy, Nike và các đối tác đã cùng nhau nghiên cứu để rồi sản xuất ra những đơn hàng đạt tiêu chuẩn quốc
tế Một trong những sản xuất đã làm nên thương hiệu Nike, đó chính là giày thể thao Các siêu sao quốc tế như Michael Jordan, Tiger Wood, Cristiano Ronaldo…
đã và đang tin dùng những đôi giày Nike với kiểu dáng, mẫu mã bắt mắt nhưng không kém phần chất lượng
Những năm gần đây, các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam liên tục trở thành đối tác gia công giày cho tập đoàn Nike, điển hình như: Tae Kwang vina, Chang Shin, Pou Cheng, Pou Sung, Việt Vinh… Những công ty lớn này đã tạo điều kiện làm việc cho hàng trăm ngàn lao động tại Việt Nam
Đại diện cho một trong những tập đoàn lớn của nước ngoài hiện đang đầu tư
về lĩnh vực sản xuất giày Nike đó là tập đoàn thứ hai của Hàn Quốc với tên đại diện
tại Việt Nam đó là Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial Với hệ thống nhà máy sản xuất giày Nike từ khâu làm mũ giày, đế và hoàn chỉnh trở thành giày thành
phẩm đặt ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cũng như các tỉnh lân cận như Tiền
Trang 29Giang, Tây Ninh Tuy nhiên, hiện nay hệ thống nhà máy sản xuất Nike của tập đoàn
thứ hai đặt tại thành phố Biên Hòa được xem làm nhà máy kiểu mẫu cho khu vực châu Á với công suất của ba nhà máy tại thành phố Biên Hòa lên đến 1,5 triệu đôi/ tháng
Gắn liền với những sản phẩm Nike chất lượng cao này, đó chính là lượng phát
thải rất lớn và đáng lưu tâm Rác thải của các nhà máy sản xuất giày Nike gồm có:
rẻo da thuộc, giẻ lau hóa chất… Đi liền với đó là sự ảnh hưởng từ chất thải nguy hại đến sức khỏe của người lao động Và một vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là chưa
có một đánh giá rủi ro sức khỏe môi trường về tính nguy hại của các loại chất thải, hóa chất nguy hại sử dụng trong quá trình sản xuất
1.2.3 Gi ới thiệu về ba công ty khảo sát (VT, VT2, SKH)
Cả ba công ty VT, VT2, SKH đểu thuộc tập đoàn Nike Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Trong đó, công VT là công ty sản xuất chính với đầy đủ các quy trình
sản xuất, còn hai công ty VT2 và SKH chỉ là hai công ty chi nhánh chịu trách nhiệm
sản xuất một số khâu trong dây chuyền sản xuất Các quy trình công nghệ ở ba công
ty được giới thiệu như sau:
Công ty VT
Tên chính thức: Công Ty Cổ Phần Tae Kwang Vina Industrial
Địa chỉ: Số 8, đường 9A KCN Biên Hòa II, Tỉnh Đồng Nai
Quy mô, diện tích họat động: 154.973 m2
Trang 30Điện thoại: 0616.291757
Fax: 0613.293450
Công ty SKH
Tên chính thức: Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Tae Kwang Vina Industrial
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tri Phương, Phường Bửu Hoà, Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Quy mô, diện tích họat động: 11.268 m2
Diện tích cây xanh: 2.253,6 m2 chiếmtỷ lệ 20%
Kiểm tra chất lượng Không đạt
Kho NVL (nguyên vật liệu)
QTSX đế ngoài (Outsole) QTSX đế giữa (Midsole) QTSX mũ giày (Upper)
Lắp ráp (Assembly)
Kiểm tra chất lượng
Kho thành phẩm
Trang 31Cắt Cutting
Thêu Embroidery
In lụa
TP R
Ép nổi Molding
C Bị may Stitching prefit
May Stitching
Trang 32(Ngu ồn: [3])
Hình 1.3 Quy trình sản xuất đế giày
Kho nguyên vật liệu
Kiểm tra chất lượng Không đạt
Cân, pha trộn
Cán Đạt
Cắt
Ép
Chuẩn bị đế
Kiểm tra/ Chấp nhận Cắt
Rìa rẻo cao su Thải
Trang 34(Nguồn: [3])
Hình 1.5 Quy trình sản xuất ở in lụa- HF
Film, hóa chất, nguyên liệu từ các bộ phận liên quan
Trãi TPU hoặc vải lên khung in
Làm sạch TPU hoặc vải bằng 233M
Trang 36Rẻo nguyên liệu, bìa cứng, dao cắt thải, thớt thải
Trang 37Tại công ty VT2: Giống với công ty VT ở bốn quy trình: Quy trình công nghệ tổng quát (hình1.1), quy trình sản xuất mũ giày (hình 1.2), quy trình sản xuất đế giày (hình 1.3), quy trình sản xuất ở in lụa- HF (hình 1.5), quy trình ép cao tầng –HF (hình 1.6)
Tại công ty SKH: Giống với công ty VT ở hai quy trình: Quy trình sản xuất ở in
lụa- HF (hình 1.5), quy trình ép cao tầng –HF (hình 1.6)
Hình 1.8 Quy trình công nghệ tổng quát
Các nhà cung cấp NVL
Kiểm tra chất lượng Không đạt
Kho NVL (nguyên vật liệu)
QTSX mũ giày (Upper)
Kiểm tra chất lượng
Kho thành phẩm
Trang 38Thêu Embroidery
In lụa
TP R
C Bị may Stitching prefit
May Stitching
Trang 391.3 T ổng quan về chất thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại
1.3.1 T ổng quan về chất thải rắn công nghiệp
1.3.1.1 Khái niệm
CTR CN được hiểu là chất thải ở dạng rắn bị bỏ ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Chúng phải được thu gom để tiến hành xử lý
hoặc tái chế nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường Ở đây coi CTR CN không
phải là phần loại bỏ cuối cùng của vòng đời sản phẩm, mà có thể được tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác
Các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp
Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện
Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất
Các phế thải trong quá trình công nghệ
Bao bì đóng gói sản phẩm
Phân loại chất thải rắn
Rác thải công nghiệp không nguy hại :
• Thành phần có thể tái chế được (Giấy, nhựa dẻo, kim loại, thủy tinh,…)
• Thành phần hữu cơ trơ có thể cháy được (Nhựa cứng, cao su, da, simili,
gỗ, vải,…)
• Thành phần hữu cơ có thể phân hủy sinh học (Bùn hoạt tính)
• Thành phần vô cơ có thể chôn lấp (Bùn đất, xà bần, tro xỉ…)
• Các thành phần khác
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
Bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật Những chất này
Trang 40thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn Đối với chất thải loại này, việc thu gom, xử
lý phải hết sức cẩn thận
Rất nhiều loại công nghiệp, trong quá trình sản xuất, phát sinh ra các chất thải độc hại Các ngành công nghiệp thường thải ra CTNH như là: công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá hữu cơ phân
tử, v.v Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu có tính chất tương tự cũng phát sinh các CTNH tương tự
Tính chất vật lý của chất thải rắn
Khối lượng riêng
Trọng lượng riêng của chất thải rắn là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3
) Bởi vì chất thải rắn có thể ở các trạng thái như xốp,
chứa trong các container, nén hoặc không nén được… nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng
Trọng lượng riêng thải đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải… trọng lượng riêng của một chất thải đô thị điển hình là khoảng 500 lb/yd3
(300 kg/m3) Ghi chú: 1lb = 0,4536 kg, 1yd3 = 0,764m3
Phương pháp xác định trọng lượng riêng của chất thải rắn: Mẫu chất thải rắn
để xác định trọng lượng riêng có thể có thể tích khoảng 500 lít sau khi xáo trộn
bằng kỹ thuật “Một phần tư” các bước tiến hành như sau:
1 Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào phòng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất
là thùng có dung tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng
2 Nâng thùng chứa lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do, lặp lại 04