HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CHẾ BIẾN MỦ CAO SU ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CHẾ BIẾN MỦ CAO SU ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
PHƯỚC
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S LÂM VĨNH SƠN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU THỦY
Trang 2PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
( Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN)
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài: NGUYỄN THỊ THU THỦY
MSSV : 0851080083 Lớp:08DMT1
Ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
2 Tên đề tài : “Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải sản xuất chế biến
mủ cao su đến chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
3 Các dữ liệu ban đầu :
- Tổng quan về ngành sản xuất và chế biến mủ cao su
- Tổng quan về vị trí địa lý điều kiện tự nhiên môi trường của tỉnh Bình Phước
- Các bảng kết quả số liệu quan trắc, bảng kết quả phân tích các mẫu nước ngầm,
4 Các yêu cầu chủ yếu :
Để thực hiện được các mục tiêu của đề tài, các nội dung cụ thể được tập trung thực hiện như sau:
- Khảo sát và thu thập số liệu thực tế phục vụ cho nội dung đề tài
- Đánh giá được hiện trạng các nhà máy chế biến mũ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Nêu được phương pháp lấy mẫu, cách thức phân tích và đánh giá được mẫu nước thải
- Đề xuất các biện pháp khắc phục gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh
5 Kết quả tối thiểu phải có:
1) Phác họa được hiện trạng môi trường các nhà máy chế biến mủ trên địa bàn tỉnh
Bình Phước
2) Đánh giá được hiện trạng môi trường và nguồn nước tại các nhà máy
3) Đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nước ngầm
4)
Ngày giao đề tài: Ngày nộp báo cáo: 21/07/2012 Chủ nhiệm ngành (Ký và ghi rõ họ tên) TP HCM, ngày … tháng … năm ………
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3Tôi xin cam đoan:
1 Những nội dung trong đồ án này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của Thầy Th.S Lâm Vĩnh Sơn
2 Mọi tham khảo, số liệu dùng trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác
giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố
3 Mọi sao chép không hợp lê, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang 4Lời đầu tiên em chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng như quý thầy cô trong khoa Môi Trường
và Công Nghệ Sinh Học đã giảng dạy cho em suốt 4 năm qua
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Vĩnh Sơn, lòng nhiệt tình và những chỉ dẫn sâu sắc của Thầy đã giúp em hoàn thiện luận văn này
Em xin kính chúc quý Thầy Cô được dồi dào sức khở và đạt được nhiều thành công trong công việc
Em xin gửi lời cảm ơn tới Sở Tài Nguyên & Môi Trường, Phòng Quản lý Môi Trường và Chi Cục Thống Kê tỉnh Bình Phước đã sẵn sàng tạo điều kiện cho em về
mặt số liệu, số cần thiết để hoàn thiện luận văn
Lời cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành đến Ba Mẹ và những người thân trong gia đình, đã sinh thành dưỡng dục, nuôi con khôn lớn, tận tụy chỉ dạy con, giúp con vượt qua bao khó khăn trở ngại trên mỗi bước đường đời để có được kết quả ngày hôm nay
Xin cảm ơn các bạn đã cùng trao đổi những kiến thức trong suốt quá trình học Xin nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người thân thương của tôi
Thành Phố Hồ Chí Minh,
Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang 5M ỤC LỤC
M ỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH M ỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
CHƯƠNG 1 10
MỞ ĐẦU 10
1.1 Đặt vấn đề 10
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 11
1.3 Mục tiêu của đề tài 12
1.4 Đối tượng nghiên cứu 12
1.5 Nội dung nghiên cứu 12
1.6 Phương pháp nghiên cứu 12
1.7 Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu 13
1.7.1 Giới hạn đề tài 13
1.7.2 Phạm vi đề tài 13
CHƯƠNG 2 14
T ỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 14
Trang 62.1.5 Thủy văn 18
2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội 19
2.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế 19
2.2.2 Sản xuất nông - lâm nghiệp 20
2.2.3 Sản xuất công nghiệp 20
2.2.4 Q uản lý tài nguyên và môi trường 21
CHƯƠNG 3 22
T ỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MỦ CAO SU 22
3.1 Khái quát về tình hình phát triển ngành cao su trên thế giới và Việt Nam 22
3.1.1 Trên Thế giới 22
3.1.2 Việt Nam 23 3.2 Nguyên liệu chế biến 24
3.3 Quy trình ch ế biến 25
3.3.1 Quy trình chế biến mủ ly tâm 25
3.3.2.Công ngh ệ chế biến mủ tạp 25
3.3.3.Bảo vệ mủ 26 3.3.4 Trút m ủ nước và mủ tạp 26
3.3.5 Ti ếp nhận mủ ở nhà máy 27
3.3.6 Lọc và làm đông đặc mủ nước 27
3.3.7 Ch ế biến mủ đánh đông 29
3.3.8 Sấy khô 30 3.3.9 Đóng bành 32 3.4 Tổng quan về chế biến và sản xuất cao su trên tỉnh Bình Phước 33
3.4.1 Dây chuyền công nghệ chế biến mủ cao su 33
Trang 73.5.Nguồn gốc phát sinh nước thải 36
3.5.1 Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải chế biến mủ cao su 37
3.6 Tác hại đến môi trường do nước thải chế biến mủ cao su 40
3.6.1 Gây mùi hôi thối trong khu vực 40
3.6.2 Tác động đến nguồn nước và đời sống thủy sinh 41
3.6.3 Tác hại các chất hữu cơ cao 41
3.6.4 Tác hại của chất dinh dưỡng 42
3.6.5 Tác hại của chất rắn lơ lửng 42
3.6.6 Tính độc của Amonia 43
3.6.7 Tác hại của Vi sinh vật gây bệnh 43
CHƯƠNG 4 44
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN T ỈNH BÌNH PHƯỚC 44
4.1 Tình hình sản xuất và chế biến 44
4.2 Quy hoạch và phát triển tương lai của ngành 48
4.3 Tác động của nguồn thải công nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 50
4.4 Chất lượng nước thải 52
4.5 Hiện trạng ô nhiễm chế biến cao su 66
4.5.1 Nước thải 66 4.5.2 Khí thải 67
Trang 8ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU ĐẾN
CH ẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM 70
5.1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 70
5.1.1 Phương pháp điều tra 70
5.1.2 Phương pháp lấy mẫu 71
5.2 K ết quả điều tra và thảo luận 73
5.2.1 Kết quả điều tra 73
5.2.2 Tổng hợp kết quả thu được 74
5.3 Kết quả phân tích và đánh giá 75
5.3.1 Kết quả phân tích 75
5.3.2 Đánh giá 77 5.4 Đánh giá mức độ ô nhiễm và những vấn đề còn tồn tại 82
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM 84
6.1 Biện pháp quản lý 84
6.1.1 Rà soát các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm 85
6.1.2 Quản lý đầu vào 85
6.1.3 Vận động, khuyến khích các cơ sở giảm thiểu ô nhiễm 85
6.1.4 Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường 86
6.1.5 Đề xuất, kiến nghị các biện pháp hỗ trợ từ Nhà Nước 86
6.2 Biện pháp cưỡng chế 87
6.2.1 Di dời 87 6.2.2 Tạm ngưng sản xuất 87
6.3 Biện pháp quy hoạch khai thác nước ngầm trong các khu công nghiệp 87
Trang 96.4 Biện pháp về kỹ thuật 88
6.5 Giải pháp kinh tế tài chính 95
6.6 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục 95
6.7 Ứng dụng Gis trong quản lý nước ngầm 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
K ết luận 97
Kiến nghị 98
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 99
Trang 10DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADS : Mủ tạp hong khói ANRPC : Hiệp hội các nước sản xuất cao su BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học
BVMT : Bảo vệ Môi Trường COD : Nhu cầu oxy hóa học DRC : Hàm lượng cao su khô DNTN : Doanh nghiệp tư nhân FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải IRSG : Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế NMCB : Nhà máy chế biến
QLMT : Quản lý môi trường QCVN : Quy chuẩn Việt Nam RSS : Mủ tờ xông khói TSS : Tổng chất rắn lơ lửng TN&MT : Tài Nguyên và Môi Trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân VRG : Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Trang 11DANH M ỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân bố dân số theo huyện thị năm 2010 15
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của nước thải chế biến mủ cao su (mg/l) 38
Bảng 3.2 Tải lượng ô nhiễm trung bình của nhà máy chế biến cao su 39
Bảng 3.3 Tổng tải lượng ô nhiễm của các nhà máy chế biến mủ cao su 39
Bảng 3.4 Nồng độ các chất ô nhiễm từ các nhà máy chế biến mủ cao su (mg/l) 39 Bảng 3.5 So sánh nồng độ ô nhiễm với QCVN 01: 2008/BTNMT 40
Bảng 3.6 Một số chất gây mùi 41
Bảng 3.7 Hàm lượng các chất dinh dưỡng N& P có thể tạo phú dưỡng hóa 42
Bảng 4.1 Các cơ sở sản xuất ngoài KCN được khảo sát 45
Bảng 4.2 Lượng nước thải của các cơ sở sản xuất ngoài KCN 46
Bảng 4.3 Khối lượng chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất ngoài KCN 47
Bảng 4.4 Sản lượng cao su thiên nhiên của một số nước 49
Bảng 4.5 Thống kê lượng nước thải của các nhà máy chế biến mủ cao su 52
Bảng 4.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các nhà máy sản xuất mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước đợt 1 và 2 tháng (09/2011) 58
Bảng 5.1 Bảng nhật trình lấy mẫu 75
Bảng 5.2 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 76
Trang 12DANH M ỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 16
Hình 3.1 Sơ đồ phân vùng kinh tế cao su 24
Hình 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất mủ có đánh đông 34
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm 35
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ tạp 36
Hình 4.1 Tỷ lệ các cơ sở sản xuất ngoài KCN ở các huyện, thị 46
Hình 4.2 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp (kg/tháng) của các cơ sở sản xuất ngoài KCN 48
Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn độ pH nước thải chế biến cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 63
Hình 4.4 Biểu đồ biểu diễn COD nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 63
Hình 4.5 Biểu đồ biểu diễn BOD nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 64
Hình 4.6 Biểu đồ biểu diễn TSS nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 65
Hình 4.7 Biểu đồ biểu diễn Nito Tổng nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 65
Hình 4.8 Biểu đồ biểu diễn Phôtpho Tổng nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 66
Hình 5.1 Sơ đồ lấy mẫu nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước 73
Hình 5.2 Biểu đồ thể hiện giá trị pH của chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 77 Hình 5.3 Biểu đồ thể hiện giá trị CaCO3 chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 78 Hình 5.4 Biểu đồ thể hiện giá trị TSS chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 78
Hình 5.5 Biểu đồ thể hiện giá trị COD chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 79
Hình 5.6 Biểu đồ thể hiện giá trị Nitrit chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 79
Hình 5.7 Biểu đồ thể hiện giá trị Nitrat chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 80
Hình 5.8 Biểu đồ thể hiện giá trị Sunfat chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 80
Hình 5.9 Biểu đồ thể hiện giá trị Fe chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 81 Hình 5.10 Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước81
Trang 13Hình 6.1 Sơ đồ chiến lược sản xuất sạch 89 Hình 6.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cao su bằng công nghệ MBBR kết hợp ABR+ (Công nghệ BIOFAS- MBBR + công nghệ BIOFAS – ABR) 92 Hình 6.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm bẩn 95
Trang 14Nhiễm bẩn nước ngầm được xem là sự giảm chất lượng nước ngầm tự nhiên Điều này sẽ dẫn đến việc gây độc hại đối với sức khỏe con người và động thực vật
Phần lớn các nguồn nhiễm bẩn xuất phát từ các nguồn thải qua việc sử dụng với các
mục đích khác nhau, trong đó có nguồn nước thải từ ngành chế biến sản xuất mủ cao su – một trong những ngành chế biến nông sản phát triển thế mạnh của tỉnh Bình Phước
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp chế biến cao su có sự đóng góp quan trọng trong ngành công nghiệp Bình Phước phát triển mạnh, hàng loạt nhà máy lớn, công suất cao được khánh thành đưa vào hoạt động đã tạo được bước phát triển nhảy vọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Trong 5 năm từ 2006 – 2010 diện tích cao su đã tăng từ 522.200 – 740.000 ha, sản lượng cao su tăng từ 555.400 – 754.500tấn/năm, năng suất bình quân tăng khoảng từ 1,56-1,72 tấn/ha Theo định hướng phát triển đến năm 2020, chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết đinh phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 (750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009) đưa ra mục tiêu 800.000 ha vào năm 2015 và sản lượng 1,2 triệu tấn năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ đô la
Mặt khác, nước thải từ nhà máy chế biến mủ cao su có độ nhiễm bẩn rất cao, ảnh hưởng lớn đến điều kiện vệ sinh môi trường Nước thải ra từ nhà máy với khối lượng lớn gây ô nhiễm trầm trọng đến khu vực dân cư, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời
Trang 15sống của nhân dân trong khu vực Các mùi hôi thối, độc hại, hóa chất sử dụng cho công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và sự phát triển
của động thực vật xung quanh nhà máy
Nếu không xử lý triệt để mà xả trực tiếp lượng nước thải vào nguồn tiếp nhận sông, suối, ao, hồ, và các tầng nước ngầm thì nó sẽ ảnh hưởng nặng đến môi trường xung quanh
Đề tài” Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải sản xuất
ch ế biến mủ cao su đến chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
nhằm phân tích, xác định mức độ ảnh hưởng của nước thải ngành chế biến sản xuất
mủ cao su đến chất lượng nước ngầm xung quanh các cơ sở, doanh nghiệp, chế biến cao su trên địa bàn tỉnh Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quy hoạch, quản lý,
xử lý nước ngầm thích hợp cho tỉnh Bình Phước
1.2 Tính c ấp thiết của đề tài
Với chủ trương bảo vệ môi trường của Nhà Nước- Căn cứ vào Luật Bảo Vệ môi trường 2005 số 52/2005/QH 11, nhằm tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương,phân cấp cụ thể chức năng nhiệm vụ Quản lý Môi Trường (QLMT) cho UBND cấp huyện, cấp xã như đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam
kết Bảo Vệ Môi Trường (BVMT) Tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVMT cho cộng đồng, vận động nhân dân ký hương ước, cam kết về BVMT.Đây là một chương trình nhằm hướng tới một môi trường văn minh- sạch đẹp- bảo vệ môi trường
Hiện nay, người dân tại tỉnh Bình Phước sử dụng nước cấp từ hệ thống giếng khoan tư nhân, chưa áp dụng được các phương pháp xử lý hiện có Ngoài ra, ở một
số nơi tại tỉnh Bình Phước đã có nhiều giếng nhiễm Asen Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành có mức độ gây ô nhiễm môi
Trang 16thích hợp để người dân an tâm sử dụng Xuất phát từ nhu cầu trên mà em thực hiện
đề tài này vừa tuân thủ luật lệ của Nhà Nước vừa góp phần bảo vệ môi trường và
sức khỏe của cả cộng đồng
1.3 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tình hình thực trạng nguồn nước thải tại các nhà máy chế biến
mủ trên địa bàn Bình Phước
Đề xuất các giải pháp quản lý và đưa ra phương án xử lý phù hợp
Hạn chế những tác động, rủi ro của nước thải đến chất lượng nước ngầm, con người và hệ sinh thái…
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nước thải và nước ngầm xung quanh nhà máy chế
biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.5 N ội dung nghiên cứu
Thu thập các tài liệu về thực trạng, diện tích sản lượng cao su trên địa bàn tỉnh,
số lượng các sơ sở, doanh nghiệp chế biến cao su trên địa bàn phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá, tham khảo cho đề tài
Tìm hiểu về quy trình công nghệ sản xuất chế biến cao su và những ảnh hưởng
của chúng đến nguồn nước
Phân tích các thành phần trong nước thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về các chỉ tiêu hóa, lý, vi sinh vật…
Đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải hiện nay trong tỉnh và đề xuất công nghệ điển hình
Đề xuất một số biện pháp quản lý và phương pháp xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu được thực hiện bao gồm:
Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu có liên quan:
Trang 17Thu thập thông tin, số liệu về các nhà máy chế biến, về hiện trạng và các nguồn gây ô nhiễm chính ở các nhà máy
Tham khảo tài liệu đã nghiên cứu, thông tin về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
sở chế biến mủ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh
Đề tài chỉ tập trung vào nước thải tại một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước và nước ngầm các vùng lân cận của nhà máy
Với các chỉ tiêu phân tích: pH, BOD, COD, TSS, N-NH3…
Trang 18Từ 11o17’ đến 12o19’ vĩ độ bắc
Từ 106o24’ đến 107o25’ kinh độ đông
Phía Đông giáp với các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía bắc giáp Cămpuchia và tỉnh Lâm Đồng, phía tây và tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Cămpuchia, phía nam và đông nam giáp 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai
Bình Phước có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thị xã và 7 huyện Thị xã Đồng Xoài là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh; 7 huyện gồm: Chơn Thành,
Bù Đốp, Bù Đăng, Bình Long, Đồng Phú, Lộc Ninh và Phước Long
Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là tỉnh có đường biên giới với nước bạn Cămpuchia với nhiều cửa khẩu quan trọng như cửa khẩu Hoa Lư, Tavat nên Bình Phước có vai trò rất quan trọng đối với an ninh quốc gia
Trang 19B ảng 2.1 Phân bố dân số theo huyện thị năm 2010
STT Huyện/thị xã Diện tích
(km2)
Dân số trung bình (người)
Trang 20Hình 2.1 B ản đồ hành chính tỉnh Bình Phước
2.1 2 Địa hình
Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị phân cách mạnh bởi hệ thống sông, suối khá dày dạng cành cây; dựa vào hình thái có thể phân chia thành các dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 300-600m, tạo thành chủ yếu từ
những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh
Trang 21- Địa hình đồi và đồi núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 100-300 m, có bề mặt lượn sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc Đồng Xoài Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải (3 - 50) Đây là kiểu địa hình bóc mòn - tích tụ
- Địa hình bằng trũng: địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng, các vùng bằng phẳng giữa đồi núi và độ cao < 100m và nơi đây vật liệu hình thành đất thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày một thuần thục hơn
2.1.4 Khí h ậu
Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 02 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Các đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
- Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325
mm Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả năm Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8 và tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường có ít mưa Mưa gây lũ thường xảy ra vào các tháng
8, 9, 10
- Nhi ệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích
đạo nên Bình Phước có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2 0C Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 220
C Nhiệt độ bình quân cao nhất
từ 31,7 - 32,20C Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng trong năm không
lớn, khoảng 0,7 - 30
C
- Nắng: Bình Phước nằm trong vùng dồi dào nắng Tổng tích ôn bình quân
Trang 22- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8 -
81,4% Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2% Tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%
- Gió: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 03 hướng gió: chính Đông, Đông -
Bắc và Tây - Nam theo 02 mùa Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông -
- Sông Bé
Với đặc điểm là một sông miền núi, lắm thác nhiều ghềnh, sông Bé không thuận lợi cho giao thông đường thủy, song có tiềm năng và thuận lợi lớn cho xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ tưới tiêu
Phía thượng nguồn, sông Bé bắt nguồn từ các suối như Đak Huýt, tại Thác
Mơ là nơi hợp nguồn của các nhánh suối như Đak Glun, Đak Nhau, Đak Rlap, Đak Oa
Phía đông sông Bé có các nhánh suối như suối Rát, suối Cam, suối Giai, rạch Rạt, rạch Bé, sông Mã Đà chảy vào
Phía tây sông Bé có các sông suối chảy vào như suối Nghiên, Xa Cát, suối Thôn
- Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai chảy qua rìa phía đông của tỉnh Đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 45km, nguồn nước khá phong phú, lưu lượng trung bình năm tại ranh giới tỉnh Đồng Nai và Bình Phước ước tính khoảng 233,2m3
/s tương đương với tổng lượng là 7,35 tỷ m3, song việc lấy nước từ sông này phục vụ sản
Trang 23xuất và sinh hoạt đối với tỉnh Bình Phước cũng rất khó khăn và tốn kém do địa hình
ở khu vực này chủ yếu là đồi, núi, dốc
- Sông Sài Gòn (rạch Chàm)
Sông Sài Gòn chảy qua phía tây của tỉnh, dọc biên giới Việt Campuchia và tỉnh Tây Ninh với các nhánh suối chính như Tonlé Chàm, Tonlé Trou, suối Xa Cát, suối Lấp Đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước là phần đầu nguồn có lưu vực nhỏ, chiếm khoảng một nửa diện tích lưu vực tại tuyến đập Dầu Tiếng (khoảng 1.350km2), lưu lượng trung bình khoảng 33m3/s tương đương với 1 tỷ m3
Nam- Trên thực tế, về mùa khô nguồn nước trên các nhánh sông Sài Gòn chảy qua địa phận tỉnh Bình Phước có lưu lượng rất nhỏ nên việc sử dụng nước từ các nhánh sông này cho việc cung cấp nước cũng rất hạn chế
- Sông Măng (dak Jer Man)
Sông Măng là nhánh sông thuộc lưu vực sông Mê Kông chạy dọc biên giới Việt Nam-Campuchia ở phía bắc của tỉnh Bình Phước (huyện Bù Đốp), diện tích lưu vực 350km2, lưu lượng trung bình năm vào khoảng 14m3/s, tương đương với tổng lượng nước khoảng 0,46 tỷ m3/năm
- Các suối nhánh
Ngoài các sông suối chính đã nêu ở trên, các sông suối nhánh nằm ở 2 bên dòng chảy chính sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn có hình dạng giống như cành cây lan toả khá đều đặn trong toàn tỉnh
2.2 T ổng quan về điều kiện kinh tế xã hội
Theo Báo cáo số 198/BC-UBND ngày 03/12/2010 của UBND tỉnh Bình Phước về việc Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2010
và nhiệm vụ năm 2011
Trang 2420,8% (kế hoạch tăng 20-21%); thương mại - dịch vụ chiếm 28,8%, tăng 17,6% (kế hoạch tăng 18-19%); GDP bình quân đầu người 18,5 triệu đồng, tương đương 1.028 USD Cụ thể các lĩnh vực như sau:
2.2.2 Sản xuất nông - lâm nghiệp
Trồng trọt: toàn tỉnh gieo trồng 398.532 ha, đạt 102,2% kế hoạch và tăng 3,3% so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực có hạt 67.252 tấn, đạt 94,4% kế hoạch năm và giảm 2,2% so với cùng kỳ Tình hình gieo trồng cây hàng năm gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi
Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu: cao su ước 193.466 tấn, tăng 11,9%; điều 139.982 tấn, tăng 4,05%
Về chăn nuôi: tính đến ngày 01/10/2010, toàn tỉnh có 18.977 con trâu, 63.691 con bò,200.767 con heo và 2,63 triệu con gia cầm So cùng kỳ năm trước, trâu giảm 0,6%, bò giảm 8,6%, heo tăng 3,1% và gia cầm tăng 38% Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, nhất là đàn heo và gia cầm
Lâm nghiệp: Ước trồng mới được 1.166 ha rừng, tăng 10% so năm 2009, trong
đó rừng phòng hộ 601 ha, rừng sản xuất 425 ha và rừng đặc dụng 20 ha
2.2.3 Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất (giá CĐ 1994) năm 2010 ước thực hiện 4.415,1 tỷ đồng, đạt 102,7% kế hoạch và tăng 21,1% so cùng kỳ năm trước Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: hạt điều nhân 47.000 tấn, tăng 10,2%; linh kiện điện tử 26,8 triệu sản phẩm, tăng 27,4%; điện phát ra 1,02 tỷ kwh, giảm 40,2%; xi măng 300 ngàn tấn, clinker
810 ngàn tấn (2 sản phẩm mới đưa vào sản xuất năm 2010)
Trang 25Phát triển thêm được 8.467 hộ sử dụng điện, nâng tổng số hộ sử dụng điện lưới quốc gia toàn tỉnh hiện nay lên 196.027 hộ, đạt 87% tổng số hộ toàn tỉnh
2.2.4 Q uản lý tài nguyên và môi trường
Tài nguyên đất: thu hồi 43,75 ha đất của các tổ chức, 13,17ha đất quốc phòng
và 43.650,26 ha đất tách ra khỏi lâm phần giao về UBND các huyện quản lý; 3.537
ha đất của các tổ chức, cá nhân giao Công ty Cổ phần Thuỷ điện Cần Đơn quản lý Công tác quản lý môi trường: thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của 70 dự án; xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho tỉnh Bình Phước
Ban hành quyết định xử phạt 05 đơn vị vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường với tổng số tiền 650 triệu đồng
Trang 26Cây cao su (có tên quốc tế là Hevea brasiliensis) được tìm thấy ở Mỹ, rừng
mưa Amazon bởi Columbus trong khoảng năm 1493 – 1496 Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ thứ 19 (Websre and Baulkwill, 1989)
Sản lượng cao su của thế giới năm 1990 khoảng 6,4x106 tấn, nhưng nhu cầu khoảng 8,0x106 tấn (Webster and Paardekooper, 1990) Tổng giá trị vượt quá 4,5 tỷ USD hàng năm và hầu hết tất cả đều phục vụ cho thương mại
Ước lượng nhu cầu sử dụng cao su hằng năm sẽ tăng 4,8% trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2000, từ 13 triệu tấn năm 1980 lên 33,5 triệu tấn vào cuối thế kỷ này (Wessel, 1990) Một vài năm gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới vào công nghiệp tự động, làm cho cao su tự nhiên ở mức thấp cả về sản lượng lẫn giá cả Tuy nhiên, từ cuối năm 1993 trở đi nhu cầu cao su tự nhiên đã gia tăng do sự phát triển trở lại của công nghiệp tự động và các ngành công nghiệp khác Giá cao su đã tăng từ 700 USD/tấn lên 2000 USD/tấn Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất cao su trên thế giới và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam nhận cung cấp cao su cho nhiều nước như : Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc và Singapore
Hằng năm, 29 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 170.000 tấn/năm xả vào môi trường khoảng 4.2 – 5.1 triệu m3 nước thải với nồng độ các chất ô nhiễm cao Nước thải của nhà máy sơ chế mủ cao su đã gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường nước mặt, nước ngầm và không khí Việc ô nhiễm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân khu vực xung quanh nhà máy Do đó việc xử lý ô nhiễm, đưa thành sản xuất sạch hơn (đặc biệt là nước thải) cho các nhà máy chế biến mủ cao su là thực sự cần thiết
Trang 273.1.2 Việt Nam
Về lịch sử
Ở Việt Nam, cây cao su đầu tiên được trồng vào năm 1887 Trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến 1929 thực dân Pháp đã phát triển cây cao su ở Việt Nam Cuối năm 1920 tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam khoảng 7000 ha với sản lượng cao su 3000 tấn/năm
Trong suốt những năm 1920 – 1945, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng gia tăng diện tích cao su ở Việt Nam với tốc độ 5.000 – 6.000 ha/năm Cuối năm 1945 tổng diện tích cao su là 138.000 ha với tổng sản lượng 80.000 tấn/năm Sau khi được độc lập vào năm 1945, Việt Nam tiếp tục phát triển công nghiệp cao
su và diện tích trồng tăng vài trăm ngàn ha
Về kinh tế – xã hội
Sau 1975, ngành chế biến mủ cao su tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 2 nước ta (sau xuất khẩu gạo) Điều kiện khí hậu và đất thuận lợi kết hợp vơi ứng dụng công nghệ mới đã góp phần cho sự thành công này
Năm 1999 có 21 công ty cao su và 29 nhà máy chế biến mủ với tổng diện tích cây cao su 300.000 ha và sản lượng 169.567 tấn/năm (tốc độ phát triển 1996/1998 là 12.000 tấn/năm) Dự kiến diện tích cây cao su sẽ gia tăng từ 500.000 – 700.000 ha với công suất 240.000 tấn/năm vào năm 2005
Hiện nay, cao su Việt Nam đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, ngành chế biến cao su Việt Nam chủ yếu là sơ chế và xuất khẩu thô, công
nghệ chế biến còn lạc hậu và cũ kĩ, và ngành công nghiệp chế biến cao su là một trong những ngành ô nhiễm nặng
Trang 28Nguồn: Bộ NN & PTNT Việt Nam
Hình 3.1 Sơ đồ phân vùng kinh tế cao su
Hiện nay, để chế biến hết số mủ cao su thu hoạch được, các nhà máy chế biến
mủ cao su được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía Nam, chủ yếu là tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, và một phần ở các tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung Cao su thiên nhiên trong những năm gần đây đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng trăm triệu USD cho đất nước, giải quyết việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc ở các công trường và nhà máy chế biến
3.2.Nguyên li ệu chế biến
Nguyên liệu dùng để chế biến cao su là mủ nước (rubber latex) và mủ tạp (mủ
thứ cấp) đã đông đặc ngoài lô và gồm có: mủ chén đông đặc trong chén sau khi trút
mủ, mủ dây hay mủ miệng đông đặc trên miệng cạo, mủ vỏ chảy tràn ra khỏi miệng
và đông đặc trên vỏ cây và cuối cùng là mủ đất, đông đặc sau khi rơi xuống đất
Mủ nước (latex rubber) là một hỗn hợp ba gồm: các cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dịch gọi là nhủ thạch hoặc serum, hạt cao su hình cầu có dường kính d< 0,5 , chúng chuyển động hỗn loạn trong dung dịch, thông thường 1g mủ chứa khoảng 7,4 1012 hạt cao su, bao quanh là các protein giữ latex ở trạng thái ổn định
Thành phần hóa học của latex gồm:
• cao su: 35- 40%
Trang 293.3.1 Quy trình ch ế biến mủ ly tâm
Mủ nước có khoảng 30% hàm lượng cao su khô (DRC) và 65% nước, thành phần còn lại là các chất phi cao su Các phương pháp đã được triển khai để cô đặc mủ nước từ vườn cây là ly tâm, tạo kem và bốc hơi Trong công nghiệp ly tâm do sự khác nhau giữa tải trọng cao su nước, các hạt cao su dưới dạng serum được tách ra
nhờ lực ly tâm để sản xuất ra mủ ly tâm với tiêu chuẩn 60% DRC Mủ ly tâm sau đó được xử lý với các chất bảo quản phù hợp và đưa vào bồn lưu trữ và để ổn định tối thiểu từ 20 – 25 ngày trước khi xuất
Một sản phẩm phụ của công nghệ chế biến mủ ly tâm là mủ skim (DRC) khoảng 6% Mủ skim thu được sau khi ly tâm được đánh đông bằng axit và sơ chế thành các tờ crepe dày hay sử dụng để sản xuất cao su cốm dưới nhiều dạng khác nhau
3.3.1 Công ngh ệ chế biến cao su cốm
Trong công nghệ này, mủ nước từ vườn cây cao su sau khi được đánh đông
bằng axit và mủ đông vườn cây được đưa vào dây chuyền máy sơ chế để đạt kết quả sau cùng là các hạt cao su có kích thước trung bình 3mm trước khi đưa vào lò sấy Cao su sau khi sấy xong được đóng bành có trọng lượng 33,3 kg tùy theo yêu cầu
của khách hàng
3.3.2 Công nghệ chế biến mủ tạp
Trang 30cán có cắt rãnh để tạo lớp nhăn trên mủ Tạp mủ sau đó được đem phơi cho khô sau
đó được đưa vào lò xông để sản xuất mủ tờ xông khói (RSS)
Mủ tạp hong khói (ADS) là một dạng mủ tờ không xông khói có màu vàng lợt, việc chế biến mủ ADS hoàn toàn giống như chế biến mủ RSS ngoại trừ không xông khói Người ta thêm 0,04% muối metabisulphit vào mủ nước để giữ màu cao su
3.3.3 B ảo vệ mủ
Mủ nước từ các lô cao su được vận chuyển đến nhà máy chế biến phải ở trạng thái lỏng, ổn định Để bảo vệ cho mủ nước không bị đông đặc trước khi về đến nhà máy, người ta thêm vào những chất kháng đông như: Amoniac nồng độ 3% và Fomol nồng độ 5% và đã được trung hòa với Phenol phtalein, hoặc hỗn hợp ammoniac và acid boric
Lượng kháng đông cần thiết đối với các loại mủ mà ta muốn sơ chế như sau:
- Mủ ly tâm(latex centrifuge) là 3g ammoniac/lít mủ nước, có thêm fomol (1-2 g/l)
- Mủ đánh đông không pha loãng hay mủ đánh đông ở nồng độ nguyên thủy ICR (intial concentration rubber) là 0,3- 0,6 g/l mủ nước
- Mủ tạp xông khói RSS (ribbed smoked sheet) là 0,6-1 g/l mủ nước
- Fomol được cho vào chén cạo lúc lấy mủ
- Amoniac được cho vào thùng trút mủ (xô) sau khi thu mủ
3.3.4 Trút m ủ nước và mủ tạp
Mủ nước: được trút vào thùng dung tích khoảng 20-30 lít Thùng được thu gom tại một địa điểm rồi di chuyển vào xe bồn dung tích 1.500 hoặc 5.000 lít đặt trên một xe tải
Mủ tạp: được chon riêng theo phẩm chất và được chứa đựng trong giỏ hoặc túi
nhựa thật sạch Thường thìmủ chén để riêng, mủ dây và mủ vỏ, không cho trộn lẫn
với mủ đất Mủ chén cũng được chia ra làm 2,3 hạng khác nhau tùy theo kích thước
và màu sắc (càng trắng càng tốt: có màu càng sậm là bị oxy hóa càng nhiều) Điều quan trọng cần nhớ là mủ chén có thể cho ta loại cao su tốt (có đặc tính cơ lý và
Trang 31năng động cao) với điều kiện là được chế biến thật cẩn thận, đặc biệt là về phương
diện sạch sẽ ngay khi lấy mủ và khi chuyên chở và tồn trữ ở nhà máy
3.3.5 Tiếp nhận mủ ở nhà máy
Mủ nước: tới nhà máy được chuyển vào các bể lắng chứa khoảng 10- 20 m3
Ở đây, người ta làm đồng nhất mủ thu được từ nhiều điểm khác nhau và từ nhiều dòng vô tính khác nhau Bằng cách xáo trộn mủ với một máy khuấy quay tròn tốc
độ chậm Giai đoạn này có mục đích kiểm tra sơ khởi việc tiếp nhận Thường người
ta đo thành phần ammoniac còn xót lại và hàm lượng mủ khô DRC (dry rubber content), nhờ đó tính được sản lượng hàng ngày và theo dõi năng suất của nhà máy
Mủ tạp: mủ tạp bị oxy hóa rất mau nếu để ngoài trời và phơi ra nắng, nên chất lượng của nó bị giảm sút rất nhanh Vì vậy, khi tiếp thu mủ ở nhà máy, người ta ngâm chúng ngay vào nước trong bể chứa để chúng khỏi bị oxy hóa tác dụng và hư
hỏng Đồng thời, để rửa sạch chúng, mỗi hạng mủ tiếp thu phải được chứa trong
một bể riêng, thời gian ngâm nước là khoảng vài giờ đến nhiều ngày
Mủ tạp có thể được ngâm trong nước hoặc trong một dung dịch hóa chất giúp cho cao su khỏi bị hư hại (trong acid clohydric hoặc acid oxlic, các chất chống lão hóa như EDTA, Thioure,…)
Mủ đất: cần phải nhặt riêng và trước khi tồn trữ cần phải được rửa sạch bằng cách cho qua một máy có hình trụ quay tròn bằng kim loại, có đục lỗ và chứa một dung dịch hóa học thích nghi để tẩy các chất dơ, độc
3.3.6 L ọc và làm đông đặc mủ nước
Lọc: Mục đích của việc lọc là giữ lại các hạt mủ đã đông trong khi chuyên chở
và các mảnh vụn cành, lá, vỏ cùng các chất lạ lẫn lộn trong mủ Dụng cụ để lọc là rây lọc giản dị (ở các nhà máy nhỏ, lọc thô qua lưới 20 lỗ/inch (1 inch= 2,54 cm) và
lọc tinh qua lưới 60- 80 lỗ/inch) hoặc qua một máy lọc quay tròn (ở các nhà máy
Trang 32nhôm, xi măng hoặc sắt tráng men hay phủ sơn, tốt nhất là làm bằng loại không gỉ, dung tích 1.500 lít và có từ 99- 120 vách ngăn Các vách ngăn được xếp cách đều nhau khoảng 1,5- 2cm, bằng một hệ thống thanh sắt có rang cưa Toàn bộ các vách ngăn được chuyển vận do một trục, nâng lên rồi hạ xuống đồng loạt
Mủ được pha loãng với nước đến nồng độ DRC 14% để chế tạo mủ RSS, đến
24 – 30% để chế tạo ICR và đến 20 – 25% để chế tạo mủ crep mủ nước và mủ crep
đế giày
Sau khi pha loãng và khuấy trộn mủ bằng một cái cào để trộn đều mủ, người ta thêm vào mủ một dung dịch acid axetic hoặc acid fomic pha loãng 2,5% Lượng acid dùng thay đổi từ 3,5 – 10 kg/tấn mủ khô cho một thời gian đông đặc từ 15- 45 phút Khuấy trộn giúp cho acid được phân tán đều trong mủ, bọt được vớt đi trước khi cho mủ vào bể đánh đông
Các vách ngăn được xếp xen kẻ nhau sao cho khi đông đặc, lớp mủ đông ở trong bể trở thành một bang dài liên tục tự xếp lên xuống giữa các vách ngăn một cách đều đặn
Sau khi mủ đông đặc, các móc được kéo lên; các thanh rang cưa rơi xuống đáy
bể sang hôm sau, qua một đêm để mủ trong bể, bang mủ đông đặc đó được đem ra
chế biến
Sự tồn trữ mủ trong bể giúp mủ đã đông đặc thêm rắn chắc, đồng thời nâng cao và điều hòa các đặc tính cuối cùng của cao su
Đánh đông trong mương dài: mương xi- măng hình máng, dài từ 10- 20m, sâu
khoảng 40 cm, không có vách ngăn Sauk hi mủ đã đông đặc, khối mủ được nâng lên trên mặt mương nhờ người ta cho nước có áp suất vào mương từ phía đáy
Đổ khuôn (mulo):mủ được làm đông đặc trong những thùng kim loại hình trụ tròn,
đường kính 1m, cao 0,8m và dùng một lượng tối thiểu ammoniac là 1-2 kg/tấn cao
su khô để bảo vệ mủ và một lượng tối thiểu acid axetic là 3kg/tấn để đánh đông
Dùng máy đánh đông liên tục: máy có hình trụ tròn dài 8m, đường kính 0,8m đặt
nghiêng và quay đều Mủ nước pha acid được cho vào máy với áp suất cao ở phía trên và mủ đặc ra khỏi máy ở phía bên dưới dùng máy này thì tiết kiệm được diện
Trang 33tích, nhưng phức tạp và cần có chuyên viên lành nghề và phải dùng acid sunfuric
và acid fomic để cho mủ đông đặc nhanh Cao su thu được lại chống lão hóa do tác
dụng của acid sunfuric có tính oxy hóa khá mạnh
3.3.7 Chế biến mủ đánh đông
Tùy theo loại cao su mà ta muốn chế biến, khối mủ đánh đông có thể được cán
hoặc cưa mỏng thành tờ, ép đùn thành sợi dài hoặc băm thành hạt nhỏ
có hình trống hay tròn Sau cùng, các tờ cao su được treo lên sào phơi mủ đặt trên
một xe lăn có kệ hoặc đặt ngay vào nhà xông trong những cơ sở nhỏ
b) Cán thành tờ qua máy cưa Dacan
Đây là phương thức chế biến nối tiếp theo việc đông đặc tron khuôn mu- lô
Khối mủ đông hình trụ được cắt bằng một cái cưa tròn thành một dải mỏng và dài giống như dải mủ lấy từ trong bể đánh đông ra Dải mủ đông này được đưa đến một hoặc nhiều giàn tưới để rửa sạch
Năng suất của cưa là vào khoảng 1.000 kg cao su khô/ giờ
Đây là phương thức chế biến mủ ICR
c) Tạo bùn qua máy đùn
Bộ phận chính của máy đùn là một cái đinh ốc không có đầu nhọn, mà có hình
trụ tròn, quay trong một vỏ bọc của nó là một xy – lanh rất cứng chắc
Bỏ mủ đông vào miệng máy rồi vặn cho đinh ốc quay thì nó đẩy khối mủ đông
Trang 34cao su dài khoảng 70 cm và có đường kính 5mm Năng suất của máy đùn vào khoảng 400 – 500 kg/giờ
Người ta cho vào máy những khối hoặc dây mủ đông, chúng quay theo rô-to
và bị chèn giữa các con dao di động và cố định nên bị cắt thành hạt nhỏ đường kính khoảng 1,5- 2mm và rơi qua một cái lưới sắt lỗ có kích thước nhất định (lỗ lớn từ 2,5 – 5mm) để đi đến một mặt nghiêng, rồi lăn trong vào một bể chứa Người ta thường cho mủ đông qua máy băm 2 hoặc 3 lần, với những lưới sắt có lỗ càng nhỏ hơn để được những hạt có kích thước vừa ý
Máy nghi ền có búa
Cũng như máy băm, máy nghiền có búa dùng để tạo hạt và rửa cao su Máy được chế tạo giống như máy băm nhưng ở máy nghiền thì các lưỡi dao được thay thế bằng những chiếc búa, đập vụn cao su ra hơn là cắt nhỏ Máy này hoạt động rất
mạnh nên công dụng chính là để rửa mủ tạp rất dơ Nhưng trái lại, máy này vì nghiền đập và cọ xát lên cao su rất mạnh nên làm cho nó nóng lên rất nhiều, khiến các đặc tính cuối cùng của cao su thấp kém hơn so với cao su được chế biến theo một phương thức khác
Năng suất của một máy búa từ 750 đến trên 1.000 kg/ giờ (hoạt động với một động cơ từ 50 đến 100 mã lực)
3.3.8 Sấy khô
Cách sấy khô thay đổi tùy theo cao su ở trạng thái ẩm là mủ tờ (RSS, ICR,
Crếp,…) hay là hạt cao su
Trang 35a) S ấy khô mủ tờ
Các tờ cao su sau khi được để ráo nước ngoài trời trong khoảng 8 giờ, được đem vào một căn nhà “xông sơ bộ” và được xông trong 24 giờ liên tiếp ở nhiệt độ
40 -450C Sau đó các tờ cao su được đem vào nhà xông chính thức, rồi vào phòng
sấy khô trong 24 giờ, qua mỗi giai đoạn thì nhiệt độ đưa lên cao thêm dần và cuối cùng lên 700C
Nhà xông là một phòng xây gạch nối liền với một lò lửa, ở trên máy có một hệ thống ống khói để điều chỉnh sự thoát khói nóng và không khí ẩm
Dầu hắc chứa trong khói đọng lại trên các tờ cao su thành một lớp rất mỏng giúp cho cao su khỏi bị mốc
Việc đốt nóng các lò tại các đồn điền lớn thường dùng hơi nước và một hệ
thống trao đổi nhiệt Lò lửa sinh ra khói lúc đó không còn dùng trong việc sấy nữa
mà chỉ để xông khói các tờ cao su mà thôi Cách đốt nóng đó dĩ nhiên giúp cho việc
kiểm soát nhiệt độ chính xác hơn
b) Sấy khô Crep
Crep được sấy trong những căn nhà được đốt nóng do sự vận chuyển của không khí nóng Thường nhiệt độ không quá 450
C và thời gian sấy thay đổi từ 1
tuần đến 1 tháng, tùy theo những điều kiện chế biến Crep ( độ dày của tờ Crep) và việc sử dụng các nhà sấy
c) S ấy cao su hạt
Tất cả các phương thức sấy hạt cao su đều thực hiện theo cùng một nguyên tắc chung: đó là làm cho hạt cao su khô dần bằng cách đốt cháy nhiên liệu trong một lò sấy chạy bằng dầu fuel hay diesel hoặc qua trung gian một hệ thống trao đổi nhiệt
Hạt cao su có thể để trên một tấm thảm lăn bằng kim loại quay thành vòng kín
giữa hai trục đặt ở hai đầu (máy sấy liên tục trong phương thức chế biến cao su
Trang 36cao su đặt trong một đường hầm đốt nóng và có gióp vận chuyeerrn Đáy các khay
là bằng một tấm lưới để hơi nóng xuyên qua được, trong một phần của đường hầm không khí xuyên qua các khay từ trên xuống dưới và trong phần kia thì không khí xuyên từ dưới lên
Việc sấy hạt được thực hiện nở nhiệt độ biến thiên từ 100 – 2000C và mất từ 2 -4 giờ (thay vì 3 -4 ngày đối với cao su tờ và một tuần tối thiểu với cao su Crep)
Năng suất của máy sấy từ 400 – 500 kg/giờ
bọt, bụi hay vết dơ) thì phải cắt đi gọi là mẫu “cao su cặn bã”
Tùy theo sắc thái bên ngoài, các lá cao su được xếp hạng và được gọi như sau:
• RSS 1: không có bọt và sắc thái bên ngoài không có khuyết điểm nào
• RSS 2: một vài bọt nhỏ nhưng sắc thái bên ngoài không có một khuyết điểm nào
• RSS 3,4,5: số bọt mỗi lúc một nhiều dần, nhưng sắc thái bên ngoài không khuyết điểm
Để đóng bành, các lá cao su sau khi được xếp cẩn thận được đặt trong một cái khuôn Sau đó được ép thật mạnh (khoảng 35 kg/cm2
) trong nhiều giờ Những bành
đó được bọc ngoài bằng những lá cao su đồng hạng Trọng lượng chính xác của mỗi bành cao su tờ là 113,4 kg (250 cân Anh) và của cao su Crep là 81,650 kg (180 cân Anh) Còn Crep thì được xếp hạng theo vẻ ngoài (màu sắc) Ở Việt Nam người ta
sản xuất nhiều nhất là loại Crep mủ đặc và mủ chén được xếp hạng theo màu sắc từ
lợt đến đậm như sau: 1x, 2x, 3x, 4x và loại mủ Crep flat bark đánh số 5 và 6 là loại
mủ làm bằng mủ vỏ và mủ đất, màu từ nâu sậmđến đen
Trang 37Việc đánh giá chất lượng cao su qua việc quan sát bằng mắt căn cứ trên màu
sắc và số lượng bọt và điểm dơ hiển nhiên là có tính chất rất chủ quan không có cơ
sở khoa học
Sau đó bành cao su được quét một lớp sơn làm bằng Crep pha với bột talc (phấn rơm) hòa tan trong xăng trắng (white spirit) rồi được đánh dấu bằng cách ghi trên hai mặt của bành phẩm chất cao su, tên nhà sản xuất, nơi xuất xứ
b) Đóng bành cao su hạt
Sau khi ra khỏi nhà sấy, các hạt cao su lún xuống và thu hẹp thể tích lại Các
tảng cao su đó được đem cân và chia thành khối có trọng lượng nhất định (33,33 kg) và đem ép mạnh trong những máy có sức ép từ 60 – 100 tấn Kích thước thông thường của các bành cao su là 680 x 340 x 170 mm Bành được ép xong thig được
bọc lại trong bao polyetylen hay một tấm polyetylen dày 3/100 mm Xong, các bành được đặt trong một kiện (palet) cân nặng đúng 1.000 kg Cái kiện này cũng ghi loại cao su, tên nhà sản xuất, số liệu và màu theo ám hiệu quy định và xuất xứ
3.4 Tổng quan về chế biến và sản xuất cao su trên tỉnh Bình Phước
3.4.1 Dây chuy ền công nghệ chế biến mủ cao su
3.4.1.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến mủ nước
Đặc điểm của quy trình công nghệ này là sử dụng từ mủ nước vườn cây có bổ sung amoniac làm chất chống đông Sau đó, đưa về nhà máy dùng acid để đánh đông, do đó, ngoài tính chất chung là nồng độ BOD, COD và SS rất cao, nước thải
từ dây chuyền này còn có độ pH thấp và nồng độ N cao
Trang 38a Dây chuy ền sản xuất mủ cĩ đánh đơng
Hình 3.1 Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ sản xuất mủ cĩ đánh đơng
BỒN
Nước rửa
Nước rửa Nước rửa Nước rửa
MỦ NƯỚC BỒN NHẬN MỦ
CÁN CREPE SỐ 2 CÁN CREPE SỐ 3 CÁN CREPE SỐ 1
MÁY CÁN CẮT LÒ SẤY
ĐÓNG BÀNH / ĐÓNG
GÓI
MƯƠNG ĐÁNH
MÁY Nước rửa
Nước pha Axitfoocmic/Axit acetic
Nước thải
Nước thải Nước thải
Nước thải hỗn hợp của nhà máy
Trang 39b Dây chuy ền sản xuất mủ ly tâm
Dây chuyền sản xuất này không thực hiện quy trình đánh đông cho nên hoàn toàn không sử dụng acid mà chỉ sử dụng amoniac Do đó đặc điểm chính của loại nước thải này là:
- Độ pH khá cao, pH 9-11
- Nồng độ BOD, COD, N rất cao
Hồ chứa chờ ly tâm (12h)
NH3
Hóa chất
bảo trì
Axit
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm
3.4.1.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến mủ tạp
Mủ tạp lẫn khá nhiều đất cát và các loại chất lơ lửng khác Do đó, trong quá trình ngâm, rửa mủ, nước thải chứa rất nhiều đất, cát, màu nước thải thường có màu nâu,
đỏ
- pH từ 5,0 - 6,0