1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của phép biện chứng đối với thực tiễn con người

31 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 119,09 KB

Nội dung

Trong đó, qua từng thời kì phát triển của triết học ta đã thấy được rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu những quyluật phổ biên của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã

Trang 1

M ỤC L ỤC

Chương I : Phép biện chứng và khái quát lịch sử phép biện chứng 5

2 Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình 6

Chương II : Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

1 Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vât 11

2 Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật

3 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Chương III : Vai trò của phép biện chứng đối với thực tiễn con

người

1 Tính Cách Mạng của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa 24 của nó với thực tiễn cách mạng Việt nam

2 Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý DN 25

3 Phép biện chứng duy vật trong việc vận dụng vào hoạt động 27nhận thức và thực tiễn đối với y học

Trang 2

+ Ý thức của chúng ta có phản ánh trung thực thế giới quan haykhông?

Và nếu quan hệ giữa vật chất và ý thức, tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bảnchi phối đối với bất cứ hệ thống triết học nào thì một vấn đề quan trọngkhác mà triết học quan tâm và muốn làm sáng tỏ là: các sự vật hiện tượngcủa thế giới xung quanh tồn tại như thế nào? Chúng hoàn toàn biệt lập vớinhau hay phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau; hoàn toàn ở trong trạng thái tĩnhngưng đọng, “ nhất thành bất biến” hay vận động không ngừng? Lịch sửcủa triết học cho thấy, mặc dù có nhiều cách trả lời khác nhau về vấn đềnày, nhưng suy cho cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau làbiện chứng và siêu hình Trong đó, qua từng thời kì phát triển của triết học

ta đã thấy được rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu những quyluật phổ biên của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loàingười và của tư duy, nó cung cấp phương pháp luận khoa học cho conngười nhận thức và cải tạo thế giới, vì lợi ích của mình

Những lý thuyết về phép biện chứng duy vật không chỉ giúp ta nắm vữngnhững nguyên tắc phương pháp luận của các khoa học triết học, mà còncung cấp vũ khí luận sắc bén cho giai cấp vô sản chiến thắng kẻ thù củachủ nghĩa xã hội Chính nhờ vậy mà Đảng và Nhà nước ta luôn trungthành với những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin nói chung

2

Trang 3

Để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu đó thì đề tài: “ Chủ nghĩa duy

vật biện chứng và vai trò của nó đối với con người” đã được chọn để

làm tiểu luận này

Xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Bích Thuỷ đã nhiệt tình chỉbảo để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này, trong quá trình làm bài

có gì sơ sót mong cô giáo thông cảm

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu luận :

Mục tiêu là làm rõ thế nào là phép biện chứng, lịch sử ra đời của

phép biện chứng và những nội dung của nó đồng thời nêu lên được nhữngứng dụng của nó trong cuộc sống hiện tại

Nội dung của tiểu luận:

 Nêu lên những khái niệm, những phạm trù những nguyên lý tồn tạitrong phép biện chứng duy vật

 Nêu lên được những vai trò, những ứng dụng của phép biện chứng

duy vât trong cuộc sống

3

Trang 4

Phép duy vật biện chứng và vai trò của nó đối với đời sống con người

Chương I

Phần I : Phép biện chứng và khái quát lịch sử phép biện chứng

1 Khái niệm phép biện chứng & siêu hình

+ Phép biện chứng và siêu hình là hai mặt đối lập trong phương pháp chung nhấtcủa tư duy Chúng được xây dựng trên hai quan điểm đối lập là quan điểm biệnchứng và quan điểm siêu hình

+ Phép biện chứng : theo Anghen chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luậtphổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tưduy

+ Phép siêu hình: theo Arixtôt siêu hình học là học thuyết về những nguyên tắc và

các bản nguyên tối cao , siêu kinh nghiệm của tồn tại , của nhận thức , của văn hóa

và của con người

2 Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

a) Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình đã đóng một vai trò tích cực nhất định trong quá trìnhnhận thức giới tự nhiên, phương pháp đó thích ứng với trình độ sưu tập, mô tả củakhoa học tự nhiên

+ Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng

ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có ranh giới tuyệt đối.+ Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biếnđổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm bênngoài sự vật

 Phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiệnthực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm

b) Phương pháp biện chứng

+ Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau,ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau

Trang 5

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người

Chương I

+ Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằmtrong khuynh hướng chung là phát triển Đây là quá trình thay đổi về chất của các

sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu

tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng

 Phương pháp biện chứng phản ánh đúng hiện thực như nó tồn tại Nhờ vậyphương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con ngườinhận thức và cải tạo thế giới

3 Khái quát lịch sử hình thành phép biện chứng.

+ Cũng như chủ nghĩa duy vật, phương pháp biện chứng đã xuất hiện ngay từ thời

cổ đại, từ đó đến nay lịch sử phát triển của khoa học cũng như của thực tiễn Do vậy

phép biện chứng được chia làm ba hình thức lịch sử của nó:phép biện chứng cổ đại

( phép biện chứng tự phát ), phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật a) Phép biện chứng cổ đại.

+ Giai đoạn đầu tiên của tư duy triết học biện chứng là phép biện chứng tự phát thời

kỳ cổ đại và được thể hiện rõ nét nhất qua thuyết âm dương của triết học TrungQuốc và các học thuyết của triết học Hy Lạp cổ đại

+ Hoàn cảnh ra đời:

- Điều kiện kinh tế xã hội văn hoá: Xã hội Hy Lạp xuất hiện sớm vào khoảng thế

kỷ thứ VIII trước công nguyên đến thế kỷ thứ III sau công nguyên Vào thế kỷthứ VI–IV trước công nguyên, xã hội chiếm hữu nô lệ Hy Lạp đã đạt tới hoànthiện Sự khác nhau giữa hai thành phố phát triển nhất đó dẫn tới cuộc nội chiếntương tàn và cuối cùng chiến thắng thuộc về thành bang Spác Sau cuộc nộichiến, Hy Lạp bị vua Phillip xứ Maxedoan xâm chiếm Đất nước Hy Lạp cổ đại

có một nền văn minh phát triển rực rỡ Về tôn giáo, họ thờ nhiều thần và vị thầntối cao là thần Dớt Về giáo dục, họ coi trọng đạo đức, trí dục, thể dục Về chínhtrị, họ coi trọng chế độ dân chủ Về đời sống, họ sống giản dị, chất phác Vềkiến trúc, họ có tính cách điều độ cân đối Về triết học có nhiều trường phái

Trang 6

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người

 Do sự phát triển kinh tế, đặc biệt do sự phát triển của lao động và tổchức lao động nô lệ

 Do liên hệ mật thiết với các tri thức khoa học, cuộc đấu tranh tôn giáo,tín ngưỡng

 Do vị trí của Hy Lạp cổ đại thuận lợi trong giao lưu kinh tế văn hoá vớicác nước phương Đông

+ Đặc điểm: Ngay từ thời bấy giờ, các nhà duy vật biện chứng cổ đại đã thấyrằng sự vật của thế giới xung quanh ta nằm trong một mớ chằng chịt vô tậnnhững sợi dây liên hệ và những tác động qua lại lẫn nhau Nhưng do chưa đạtđến trình độ đi sâu phân tích giới tự nhiên cho nên các nhà biện chứng cổ HyLạp chú ý đến sự vận động, đến sự quá độ từ cái này sang cái khác, đến nhữngmối liên hệ nhiều hơn là chú ý đến cái đang vận động, đang quá độ và đang liên

hệ với nhau

+ Đại biểu:

- Hêraclit(520-460 TCN): nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại Khác với

các nhà triết học phái Milê, Hêraclit cho rằng không phải nước, apeirôn, khôngkhí, mà chính lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật “Mọi cái biến đổithành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hànghóa thành vàng” Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyênsinh ra chúng Luận điểm bất hủ của Hêraclit : “Chúng ta không thể tắm hailần trên cùng một dòng sông” Vũ trụ là một thể thống nhất, nhưng trong lòng

nó luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau.Nhờ vậy mà mới có hiện tượng sự vật này chết đi sự vật khác ra đời Vì thếđấu tranh là vương quốc của mọi cái , là quy luật phát triển của vũ trụ Bảnthân cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn luôn diễn ra trong sự hài hòanhất định

Trang 7

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người

+ Đặc điểm:

- Sự mâu thuẫn giữa nội dung tư tưởng triết học mang tính khoa học và cáchmạng với những hình thức thể hiện có tính chất duy tâm, tôn giáo và có tínhchất siêu hình Vào thời kỳ này, Đức là một nước phong kiến với tình trạnglạc hậu cả về kinh tế chính trị, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản mớibắt đầu hình thành trong xã hội Đức Giai cấp tư sản vì thế chưa thể thực hiệnđược một cuộc cách mạng trong thực tiễn Anghen nhận xét: “ Triết học Đứccủa cách mạng Pháp Chúng ta những người Đức cùng thời đại về mặt tưtưởng nhưng không cùng thời đại về mặt lịch sử.”

- Triết học cổ điển Đức là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp tư sản Đứccuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vaitrò tích cực của hoạt động con người Triết học cổ điển Đức có tính lý luậnrất cao Triết học cổ điển Đức đã cung cấp cho chúng ta phương pháp tư duybiện chứng,

- Nhưng bên cạnh đó triết học cổ điển Đức còn duy tâm, do quá đề cao sứcmạnh của trí tuệ, hoạt động của con người

- + Đại biểu :

Cantơ:

+ Nét nổi bật trong triết học của Cantơ là đã trình bày những quan niệm biện

chứng của mình về giới tự nhiên Triết học Cantơ là triết học nhị nguyên Mộtmặt ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới các “ vật tự nó” ở bên ngoài conngười Nhưng mặt khác thế giới các vật thể quanh ta mà ta thấy được lại chỉ là

“ các hiện tượng”… phù hợp với cái cảm giác và cái tri thức do lý tính tạo ra

Trang 8

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người

Chương I

+ Tính duy tâm trong triết học Cantơ còn thể hiện ở chỗ ông coi không

gian, thời gian, tính nhân quả cũng như các quy luật của giới tự nhiên khôngphải là những cái thuộc bản thân giới tự nhiên, mà là sản phẩm của lý trí tiênnghiệm, có trước kinh nghiệm

- Hênghen: Triết học của HênGhen đầy mâu thuẫn Ông đã có công trong việc

phê phán tư duy siêu hình và là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên,lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình Đồng thời trong khuôn khổ của hệthống triết học duy tâm của mình, Hênghen không chỉ trình bày các phạm trù nhưchất, lượng, phủ định, mâu thuẫn…mà còn nói đến cả các quy luật như “ lượngđổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”, “ phủ định của phủ định”, và quy luật mâuthuẫn Tóm lại, hệ thống triết học của Hênghen là một hệ thống duy tâm, mà thựcchất của nó “là ở chỗ lấy cái tâm lý làm điểm xuất phát, từ cái tâm lý suy ra giới

tự nhiên” ( Lênin ) Tuy nhiên, phép biện chứng của Hênghen đã mâu thuẫn với

hệ thống triết học duy tâm của ông và trở thành một trong những nguồn gốc lýluận của triết học Macxit

 Làm rõ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản Mác và Anghen tham giaphong trào công nhân, tổng kết kinh nghiệm và xây dựng nên học thuyết tưtưởng của mình trong đó có triết học

 Thay đổi quan niệm về lịch sử, chỉ ra được động lực bên trong của sựphát triển lịch sử

Tiền đề lý luận: Triết học Mác ra đời ngoài những điều kiện kinh tế xã hội, nócòn kế thừa được những yếu tố tích cực của các giai đoạn trước Đặc biệt trong

Trang 9

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người

Chương I

triết học cổ điển Đức những nội dung cách mạng toàn bộ trong phép biện chứngcủa Hêghen cùng những tư tưởng duy vật của Pháp đã làm một trong những cơ

sở lý luận cho sự hình thành tư tưởng duy vật biện chứng trong triết học Mác

- Tiền đề khoa học tự nhiên : Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX nhiều phátminh khoa học lớn xuất hiện Đáng chú ý có 3 phát minh

 1842 – 1845: ra đời định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

 1859: ra đời thuyết tiến hoá của Đácuyn

 Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 19 ra đời học thuyết tế bào

- Kết luận : những điều kiện và tiền đề trên cho thấy sự ra đời của triết học Mác làmột tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội và phù hợp vớiquy luật phát triển của nhận thức nhân loại

+ Đặc điểm: Sự ra đời của triết học Mác đã tạo ra sự biến đổi có ý nghĩa cách mạngtrong lịch sử phát triển triết học của nhân loại và nó được thể hiện qua các nộidung:

- Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tư duy nhân loại Mác vàAnghen đã sáng tạo lên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để,

- Triết học Mác đã khắc phục được sự tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và biệnchứng trong các tư tưởng triết học của các giai đoạn trước

- Sự ra đời của triết học Mác đã làm cho vai trò xã hội của triết học cũng như vị trícủa triết học trong hệ thống tri thức khoa học được nâng cao

- Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh

tự giải phóng mình, tạo nên bước chuyển về chất của phong trào từ trình độ tự phátlên trình độ tự giác

- Triết học Mác là thế giới quan của khoa học và phương pháp luận chung, cầnthiết cho sự phát triển của tất cả các môn khoa học

+ Đại biểu:

- Mác và Ănghen : chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử do

Mác và Ănghen sáng lập là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học

+Triết học Mác trở thành thế giới quan khoa học để tiếp tục phát triểnkhoa học và cải tạo thực tiễn C.Mác đã phê phán phép biện chứng duy tâm củaHeghen một cách sâu sắc Mác cho rằng sai lầm chủ yếu của Hêghen là ở chỗ

Trang 10

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người

Chương I

ông quan niệm mâu thuẫn của hiện tượng như sự thống nhất trong bản chất,trong tư tưởng, trong khi bản chất của mâu thuẫn này tất nhiên là một cái gì đósâu sắc hơn , cụ thể là mâu thuẫn bản chất Mác và Ănghen đã cải tạo một cáchduy vật phép biện chứng duy tâm của Hêghen Hai ông không chỉ thoả mãn vớiviệc cải tạo duy vật phép biện chứng duy tâm mà đồng thời cũng tiến hành cảitạo một cách biện chứng chủ nghiã duy vật siêu hình trước đó Mác và Ănghen

đã liên kết đã gắn bó, không tách rời chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng

Trang 11

Phép duy vật biện chứng và vai trò của nó đối với đời sống con người

Chương II

Phép biện chứng duy vật đã được xây dựng và phát triển với tính cách một líluận phê phán cách mạng Với tính cách một lí luận khoa học triệt để, phép biệnchứng duy vật gạt bỏ sự thoả hiệp với hệ tư tưởng của các giai cấp bóc lột

Lênin: Lênin đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác vào quá trình giải

quyết những nhiệm vụ của cách mạng vô sản trong thời cổ đại đế quốc chủnghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Lênin đã có đóng góp to lớn vàquan trọng vào kho tàng lý luận triết học xã hội: vấn đề nhà nước và cách mạng,chuyên chính vô sản, lý luận về Đảng kiểu mới Dựa trên sự phân tích quy luậtphát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, Lênin đã khẳng định khả năngthắng lợi của cách mạng vô sản ở một số nước, thậm chí ở một nước riêng lẻ.Luận điểm đó của Lênin có ảnh hưởng to lớn đến phong trào cách mạng thếgiới Lênin chấp nhận thay đổi một quan niệm nào đó về chủ nghĩa xã hội,không chấp nhận mọi thứ biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều hay bảo thủ Chínhnhững điều này đã đưa chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng lênmột giai đoạn mới gắn liền với tên tuổi của Lênin và được gọi là triết học Mác –Lênin nói riêng và chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung

Phần II: Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

1 Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

a ) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

+ Khái niệm : liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác độngqua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặtcủa một sự vật, một hiện tượng trong thế giới

+ Tính chất: các mối liên hệ của tất cả sự vật hiện tượng luôn luôn có tính kháchquan, tính phổ biến và biểu hiện trong tính đa dạng của nó

+ Nội dung nguyên lý:

- Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều luôn luôn tồn tại trong các mối liên hệ xácđịnh Vì vậy trong các quá trình nhận thức để xác định được một đối tượng nào

đó nhất định phải xem xét nó trong các mối liên hệ xác định

Trang 12

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người Chương II

- Mỗi một sự vật luôn luôn tồn tại trong tính quy định, tính tương tác, những biếnđổi tác động tới nó

- Mỗi một sự biến đổi trong thế giới đều có khả năng khách quan tất yếu tác độngđến những biến đổi khác một cách trực tiếp, gián tiếp…

- Với mỗi một sự vật, hiện tượng nhất định trong một điều kiện xác định thì cácmối liên hệ mà nó có là không đồng nhất về vị trí và vai trò

- + ý nghĩa :

Từ những nội dung trên có thể thấy: chỉ có thể nhận thức đúng và giải quyết mộtcách có hiệu quả các vấn đề thực tiễn một khi thực hiện nguyên tắc toàn diện vàlịch sử cụ thể Nguyên tắc này đòi hỏi

 Nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề nào cũng cần phải trên nhiềumặt, nhiều mối liên hệ khách quan của nó, tránh phiến diện, tránh siêu hìnhtrong giải quyết các vấn đề

 Trong các điều kiện xác định cần đánh giá được vị trí vài trò khác nhaucủa các mặt, các mối quan hệ

Trong giải quyết vấn đề thực tiễn cũng đòi hỏi phải xác định được nhữngvấn đề ở tầm chiến lược và sách lược hoặc cần xác định được những nhiệm vụtrọng tâm và trọng điểm

b ) Nguyên lý về sự phát triển

+ Khái niệm:

- Phát triển là những quá trình biến đổi với 3 đặc trưng sau:

 Sự biến đổi về chất ở trình độ mới cao hơn

 Quá trình biến đổi về mặt cơ cấu tổ chức hệ thống và về cơ chế phươngthức hoạt động của hệ thống

 Là sự biến đổi diễn ra một cách toàn diện hoá

- Ví dụ: Từ phương thức bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối sang giá trị thặng dưtương đối thuộc phạm trù phát triển tư bản

+ Tính chất: Phát triển cũng có ba tính chất: Tính khách quan, tính phổ biến,

tính đa dang, phong phú

+ Nội dung nguyên lý:

Trang 13

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người Chương II

- Phát triển là những khuynh hướng khách quan và phổ biến ở trong mọi lĩnh vựccủa tự nhiên xã hội, nhận thức, tư duy trong giới tự nhiên đó là quá trình pháttriển từ vật chất đơn giản đến phức tạp hơn

- Trên con đường phát triển bao hàm nhiều giai đoạn không loại trừ những bướcthụt lùi tạm thời

- Luận điểm về mô hình phát triển: không có một mô hình phát triển tuyệt đối chomọi lĩnh vực Trái lại tuỳ theo các điều kiện cụ thể mà tồn tại các mô hình pháttriển đa dạng

- Quy luật phát triển : Có 3 quy luật cơ bản của mọi quá trình phát triển:

 quy luật về phương thức phát triển

 quy luật về thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập

 quy luật phủ định của phủ định+ ý nghĩa:

- Các nguyên tắc cơ bản của quan điểm phát triển

 Muốn thực hiện sự phát triển cần phải hướng vào việc tạo sự

biến đổi về chất của sự vật ở trình độ mới

 Trọng tâm và mấu chốt của sự phát triển phải là tạo ra những biến đổi

về cấu trúc hệ thống, phương thức hoạt động, cách thức tổ chức nhờ đó tạo rachất mới

2 Các cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng

a ) Cái riêng và cái chung

+ Khái niệm cái riêng và cái chung

- Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình

- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính khôngnhững có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sựvật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác

+ Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung

- Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng, nhờ có cái riêng cái chung nói lên sựtồn tại của nó nhưng sự tồn tại của cái chung chỉ được nhận biết bằng kết quả

Trang 14

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người Chương II

của quá trình tư duy của quá trình khái quát hoá, còn sự tồn tại của cái riêng cóthể nhận biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các giác quan

- Cái riêng bao giờ cũng liên hệ với cái chung bằng cách này hay cách khác Ví dụmỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mốiliên hệ với xã hội và tự nhiên Không cá nhân nào không chịu sự tác động của cácquy luật sinh học và quy luật xã hội

- Cái chung chỉ là một bộ phận của cái riêng được tách ra khỏi cái riêng vì thế cáichung bao giờ cũng lệch lạc, phiến diện còn cái riêng là cái phong phú, đầy đủ,toàn bộ Nhờ những yếu tố đơn nhất, cá biệt đó chúng ta mới phân biệt được sựkhác nhau giữa những sự vật hiện tượng Tuy vậy cái chung sâu sắc hơn cái riêng

vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặplại ở nhiều cái riêng cùng loại

- Cái chung và cái riêng có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhấtđịnh Sự chuyển hoá này được thực hiện thông qua mối quan hệ cái cá biệt và cáiphổ biến

+ ý nghĩa:

- Giữa cái chung và cái đơn nhất có sự chuyển hoá lẫn nhau Chính vì vậytrong quá trình phát triển, người ta không chỉ cần nhận biết cái mới mà còn phảiduy trì, bảo vệ, tạo điều kiện đáp ứng cho khả năng tồn tại và phát triển của nó

- Vì cái riêng gắn bó với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mối liên hệ dẫn tớicái chung, cho nên khi giải quyết những vấn đề riêng một cách đúng đắn thìkhông thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung,

- Cái chung và cái riêng thống nhất với nhau, và khác biệt nhau ở cái đơn nhất –cái đặc trưng riêng có của sự vật Chính vì vậy, để nhận thức sâu sắc và thấu đáomột đối tượng nào đó, không thể chỉ ở những thuộc tính chung mà cần cả nhữngnét đặc trưng riêng có,như thế hoạt động nhận thức và thực tiễn của con ngườimới đạt được hiệu quả

b ) Nguyên nhân và kết quả

+ Khái niệm nguyên nhân và kết quả

- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vậthoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó

Trang 15

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò đối với con người Chương II

- Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa cácmặt trong một sự vật hoặc giữa sự vật với nhau gây ra

+ Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

- Nguyên nhân và kết quả luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong đó nguyên nhânluôn có trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất hiện khi có sự tác động của nguyênnhân Vì thế nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh

- Một nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kết quả và nhiều nguyên nhân có thểchỉ sản sinh ra một kết quả Ví dụ nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán,

có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh… Nếu nhiều nguyên nhân tác động theocùng một chiều sẽ đẩy nhanh quá trình sản sinh ra kết quả Nếu nhiều nguyênnhân tác động ngược chiều nhau sẽ hạn chế quá trình sản sinh ra kết quả

 Cần phân biệt sự khác nhau giữa nguyên nhân với nguyên cớ Nguyên nhân cótrước kết quả sản sinh ra kết quả Nguyên cớ có trước kết quả nhưng không sảnsinh ra kết quả

Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn cho nhau Cùng một sự vật mộthiện tượng khi đặt trong quan hệ này là nguyên nhân nhưng khi đặt trong quan

hệ khác lại là kết quả và ngược lại

 Cần phân biệt sự khác nhau của quan hệ nhân quả với vòng tuần hoàn Liên hệnhân quả có quan hệ sản sinh còn vòng tuần hoàn chỉ là sự lặp lại cái cũ sau mộtkhoảng thời gian vận động biến đổi nào đấy

- Một hiện tượng trong mối liên hệ này là kết quả trong mối quan hệ khác lànguyên nhân Cho nên, trong nhận thức cũng như hành động cần phải xem xéthiện tượng một cách toàn diện và tích cực, chống lại những quan niệm siêu hình

áp đặt về mối quan hệ nhân quả

Ngày đăng: 26/04/2014, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w