Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
661,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước như hiện nay chúng ta đã có những cải tổ hết sức quan trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là về thị trường tài chính và hệ thống Ngân hàng. Có thể nói, chưa có bao giờ mà thị trường tài chính và hệ thống ngânhàng Việt Nam lại pháttriển với tốc độ nhanh chóng như trong thời gian vừa qua. Đặc biệt sau năm 2006, khi Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, Ngành Ngânhàng đã tỏ rõ vị trí quan trọnghàng đầu của mình với sự pháttriểncủa nền kinh tế nói riêng vàcủa đất nước nói chung. Như người ta thường nói, Ngânhàng là huyết mạch của nền kinh tế. Tuy nhiên cùng với những cơ hội pháttriển là những khó khăn và thách thức phải đối đầu. Vận hội mới, thách thức mới đã đến đòi hỏi nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính, hệ thống Ngânhàng nước ta nói riêng phải liên tục đổi mới, phát triển. Ngânhàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, huyđộngvốnvà các dịch vụ thanh toán. Công tác huyđộngvốn có hiệu quả là nền tảng đối với sự thành bại của mỗi ngân hàng. Một ngânhàng có nguồn vốn lớn, ổn định, vững chắc, thu hút đông đảo khách hàng đó là sự đảm bảo sức cạnhtranh giành thắng lợi và xác định vị thế trên thị trường bởi nguồn vốn luôn là khởi đầu cho mọi hoạtđộng kinh doanh. Nhận thức được điều này, các ngânhàng luôn đưa ra các biện pháp cạnhtranh nhằm thu hút, huyđộng được nguồn vốn lớn nhất để phục vụ cho các hoạtđộng kinh doanh khác của mình. Với đặc trưng là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi nên nôngnghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế củatỉnhBắc Giang, chính vì vậy mà hoạtđộngcủa NHNo&PTNT tỉnhBắcGiang có tác độngvà vai trò rất quan trọngtrong hệ thống NHTM trên địa bàn. Đây là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho cá nhân và tổ chức kinh tế trên địa bản tỉnh, đặc biệt là địa chỉ tin cậy của các hộ nông dân. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại NHNo&PTNT tỉnhBắc Giang, nhận thức được vai trò củahoạtđộnghuyđộngvốnvà vị thế của NHNo tỉnhBắcGiangtrong hệ thống các NHTM trên địa bàn, tôi đã lựa chọn vấn đề “Nâng caokhảnăngcạnhtranhtronghoạtđộnghuyđộngvốncủaNgânhàngNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôntỉnhBắc Giang” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệpcủa mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu cơ bản sau: - Làm rõ vai trò củahoạtđộnghuyđộngvốntronghoạtđộng kinh doanh nói chung vàkhảnăngcạnhtranhcủa các NHTM nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế vàcạnhtranh ngày càng gay gắt. - Nhận dạng và đánh giá các chính sách cạnhtranhtronghuyđộngvốn mà NHNo&PTNT tỉnhBắcGiang đã thực hiện. - Đề xuất triển khai các biện pháp và các kiến nghị phù hợp với thực tiễn hoạtđộnghuyđộngvốncủa NHNo&PTNT tỉnhBắcGiang nhằm nângcaokhảnăngcạnh tranh. 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: NHNo&PTNT tỉnhBắcGiang với các chính sách cạnhtranhtronghoạtđộnghuyđộng vốn. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn trong việc triển khai thực hiện các chính sách cạnhtranhtronghoạtđộnghuyđộngvốn tại NHNo&PTNT tỉnhBắcGiangtrong giai đoạn 2007-2008, từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2009-2015. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu tại doanh nghiệpvà điều tra thực tiễn, các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, hỏi ý kiến chuyên gia … 4. Nội dung cơ bản của Luận văn Nội dung của Luận văn ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về khảnăngcạnhtranhtronghoạtđộnghuyđộngvốncủaNgânhàng thương mại. Chương 2: Đánh giá khảnăngcạnhtranhtronghoạtđộnghuyđộngvốncủaNgânhàngNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôntỉnhBắc Giang. Chương 3: Giải pháp nângcaokhảnăngcạnhtranhtronghoạtđộnghuyđộngvốncủaNgânhàngNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôntỉnhBắc Giang. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa thầy giáo, các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên phòng Kế hoạch tổng hợp của NHNo&PTNT tỉnhBắcGiang đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Là một sinh viên nên kinh nghiệm và đặc biệt là kiến thức thực tiễn còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy tôi rất mong nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý của thầy giáo và những người quan tâm để có thể hoàn thiện tốt hơn nữa vấn đề nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KHẢNĂNGCẠNHTRANHTRONGHOẠTĐỘNGHUYĐỘNGVỐNCỦANGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngânhàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngânhàng thương mại Theo các nhà kinh tế học thì sự ra đời của NHTM trong lịch sử là một tất yếu khách quan. Ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện mầm mống sơ khai cho sự ra đời của NHTM, đó chính là hoạtđộng cho vay nặng lãi. Sau đó nền sản xuất hàng hóa ra đời và khi pháttriển đến một mức độ nhất định vào đầu thế kỷ XV thì các NHTM chính thức ra đời vàhoạtđộngtrong các lĩnh vực tương tự nhau. Để tìm kiếm lợi nhuận, các ngânhàng bắt đầu cạnhtranh nhau vàtrong quá trình cạnhtranh đó, nhiều ngânhàng bị phá sản, bị thôntính cũng như có nhiều ngânhàng lớn dần lên. Cùng với thời gian, sự pháttriểncủa nền kinh tế hàng hóa ngày càng phức tạp hơn đòi hỏi các NHTM cũng phải có nhiều thay đổi phù hợp hơn để tồn tại. Sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực ngânhàng cũng như hậu quả của những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến sự ra đời củaNgânhàng trung ương, điều này đã tách các NHTM ra khỏi chức năngphát hành tiền và thực hiện chuyên sâu vào việc kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ khác. Từ lúc này, nói đến ngânhàng thường người ta hiểu đó là nói đến các NHTM. Tóm lại, Ngânhàng hay NHTM là một loại hình tổ chức tài chính quan trọng nhất đối với hệ thống tài chính nói riêng và với toàn nền kinh tế nói chung của mỗi một quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngânhàng được ví như thần kinh của cả nền kinh tế. Có nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM tùy theo cách tiếp cận. Tiếp cận theo các loại hình dịch vụ cung cấp, Peter Rose trong cuốn “Quản trị Ngânhàng thương mại” đã định nghĩa “Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Khi tiếp cận theo các hoạtđộng chủ yếu của NHTM thì Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam (tháng 12 năm 1997) đã ghi như sau: “Hoạt độngngânhàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. 1.1.2. Phân loại Ngânhàng thương mại • Xét từ góc độ dịch vụ trung gian tài chính chủ yếu mà NHTM thực hiện, NHTM chia thành các loại: Ngânhàng thông thường, Ngânhàng tín thác, Ngânhàng tín dụng dài hạn. Tuy nhiên, xu hướng chuyển đổi thành các trung gian tài chính kinh doanh tổng hợp đã khiến cho cách phân loại trên không còn được sử dụng nhiều. • Xét theo không gian địa lý hoạtđộng chủ yếu, ta có thể chia các NHTM thành: NHTM đô thị, NHTM nông thôn. • Ta có thể phân chia NHTM thành các loại theo hình thức sở hữu, bao gồm: - NHTM nhà nước: do Chính phủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. - NHTM cổ phần: vốn điều lệ được chia thành các cổ phần, song các tập đoàn kinh tế nhà nước hay các tổng công ty nhà nước có thể chia nhau sở hữu toàn bộ số vốn điều lệ. - NHTM liên doanh: TCTD nước ngoài và TCTD trong nước cùng sở hữu. - NHTM nước ngoài: đây chính là các chi nhánh ngânhàng nước ngoài. Đây chính là cách phân chia các NHTM được Chính phủ Việt Nam áp dụng trong giai đoạn hiện nay. 1.1.3. Đặc điểm Ngânhàng thương mại Trong báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định: “Ngân hàng phải là ngành đi đầu với tư cách là động lực và là công cụ tổ chức quản lý cho nền kinh tế ổn định vàpháttriển …”. Với tính chất đặc thù trên, NHTM có các đặc điểm sau: • Trung gian tài chính Ngânhàng là một trung gian tài chính với hoạtđộng chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư (đi vay để cho vay). Trong nền kinh tế có hai loại cá nhân và tổ chức, đó là các cá nhân, tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu và có nhu cầu cần bổ sưng vốn; các cá nhân, tổ chức thặng dư trong chi tiêu và có nhu cầu bảo toàn, sinh lời vốn. Hai loại cá nhân và tổ chức này tạo thành cung cầu về vốn nhưng việc gặp nhau của cung cầu về vốn này bị cản trở bởi khoảng cách không gian, thời gian, thông tin … nên khó có thể gặp nhau trực tiếp. Vì vậy, NHTM đứng ra đóng vai trò là một trung gian để giúp cung cầu về vốn gặp nhau. Các NHTM không chỉ khắc phục những khó khăn về không gian, thời gian, thông tin mà còn có khảnăng thẩm định thông tin và chia sẽ rủi ro với khách hàng. Đây là một đặc điểm nổi bật của NHTM. • Tạo phương tiện thanh toán Khi Ngânhàng trung ương ra đời, các NHTM không còn phát hành tiền nhưng vẫn có khảnăng tạo ra phương tiện thanh toán thông qua việc triển khai dịch vụ thanh toán qua số dư tài khoản của khách hàng. Theo quan điểm hiện đại, khi ngânhàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay, các NHTM đã tạo ra phương tiện thanh toán. Hơn nữa, toàn bộ hệ thống ngânhàng có thể tạo ra phương tiện thanh toán lớn gấp bội thông qua các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngânhàng này sang ngânhàng khác theo công thức số nhân tiền tệ. • Trung gian thanh toán Sự pháttriểncủa nền kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu thanh toán liên quốc gia, liên châu lục. Để tiến hành thanh toán được nhanh chóng, phù hợp, chính xác, các cá nhân và tổ chức ở các nước thông thường qua ngân hàng. Ngânhàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh toán qua ngân hàng, biến ngânhàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọngvà có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. 1.1.4. Vai trò củaNgânhàng thương mại Xuất phát từ đặc điểm của mình, các NHTM có vai trò như sau: • Vai trò trung gian cung ứng vốn cho nền kinh tế NHTM tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội thành quỹ cho vay và sử dụng quỹ này để cung ứng cho những người có nhu cầu vốn. NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay, và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì hoạtđộng kinh doanh của mình. Thông qua trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên được đào tạo cũng như đội ngũ quản lý, ngânhàng có thể khắc phục được hầu hết những khuyết điểm của thị trường tài chính và hạn chế được rủi ro đạo đức. Thực hiện được điều này NHTM huyđộngvà tập trung được nguồn vốn cần thiết của nền kinh tế để pháttriển sản xuất kinh doanh. • Vai trò trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán NHTM thực hiện việc thanh toán hộ cho các khách hàng thông qua các dịch vụ thanh toán đa dạng, giúp cho việc thanh toán của khách hàngtrongvà ngoài nước được nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiết kiêm và tiện lợi. • Là nguồn cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhất NHTM tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (Séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán …) đã tiết kiệm rất nhiều cho xã hội chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. NHTM giúp con người thỏa mãn về nhu cầu tài chính, thông qua đó nângcao mức sống cho người dân. Ngược lại, nhu cầu ngày càng caocủa con người giúp NHTM ngày hoàn thiện hơn trong việc cung ứng dịch vụ và thu lợi từ phí dịch vụ. • Vai trò thực hiện các chính sách xã hội Các chính sách tiền tệ và tài khóa như chính sách chiết khấu, tái chiết khấu, chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở … được Ngânhàng trung ương thực hiện tác động trực tiếp vào hệ thống NHTM làm thay đổi các chính sách của các NHTM, làm thay đổi lượng vốn cung ứng ra nền kinh tế, từ đó tác động đến toàn bộ hoạtđộng tiết kiệm, chi tiêu và đầu tư của nền kinh tế. Và như vậy thúc đẩy sự tăng trưởng hoặc kìm hãm sự pháttriển quá nóngcủa nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội khác. 1.1.5. Các hoạtđộng cơ bản củangânhàng thương mại 1.1.5.1. Hoạtđộng tạo nguồn vốn • Hoạtđộng nhận tiền gửi Các NHTM thường thực hiện huyđộngvốn thông qua việc nhận tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi thường xuyên chiếm tỷ trọngcao nhất trong tổng nguồn vốncủa NHTM và nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng để duy trì hoạtđộng kinh doanh của NHTM. • Hoạtđộngphát hành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngânhàngphát hành để huyđộngvốn trên thị trường. Nghiệp vụ này đem lại nguồn vốn tương đối ổn định và giúp ngânhàng có thể có được một khoản vốn lớn trong một thời gian ngắn. • Hoạtđộng đi vay Nguồn vốn đi vay chủ yếu được ngânhàng sử dụng để đảm bảo khảnăng thanh khoản và tiện lợi trong việc giao dịch, thanh toán giữa các ngân hàng. • Hoạtđộng tạo vốn tự có Vốn tự có thường là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với hoạtđộng kinh doanh của NHTM vì nó đóng vai trò là tấm đệm bảo vệ cho các hoạtđộngvà tạo điều kiện cho ngânhàng mở rộng, pháttriển các hoạtđộngcủa mình đồng thời góp phần nângcao vị thế củangân hàng. • Hoạtđộnghuyđộngvốn từ các nguồn khác Ngoài các nguồn vốn trên, NHTM còn có các nguồn vốn khác như: Vốn ủy thác đầu tư, vốn tài trợ, vốntrong thanh toán … 1.1.5.2. Hoạtđộng sử dụng vốn • Hoạtđộng tín dụng Đây là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ của NHTM về mặt giá trị, đồng thời nó là nghiệp vụ đem lại nguồn thu, lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro đối với ngân hàng. • Hoạtđộng quản lý ngân quỹ Quản lý ngân quỹ của NHTM bao gồm quản lý dự trữ bắt buộc (theo yêu cầu củaNgânhàng trung ương) và quản lý ngân quỹ bảo đảm khảnăng thanh toán. Mục đích chủ yếu là duy trì khảnăng thanh khoản củangânhàng nhưng lại có thể gây ra lãng phí nguồn lực củangân hàng. • Hoạtđộng đầu tư tài chính Các NHTM thường đầu tư tài chính vào nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán. Mục đích của việc đầu tư này là vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hóa tài sản, cũng như để tăng thu nhập cho ngân hàng. • Hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ Đây là hoạtđộng được ngânhàng thực hiện nhằm để phòng và hạn chế rủi ro hối đoái, tỷ giá cũng như để tạo thêm thu nhập cho ngân hàng. • Hoạtđộng tài trợ cho các hoạtđộngcủa Chính phủ Trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của mình, các NHTM cũng thường tài trợ cho các hoạtđộngcủa Chính phủ theo sự yêu cầu của Chính phủ hoặc có sự tự nguyện từ phía ngân hàng. 1.1.5.3. Hoạtđộng khác Bao gồm các hoạtđộng như: Bảo quản vật có giá; Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán; Cho thuê thiết bị trung và dài hạn; Cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư; Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; Cung cấp các dịch vụ đại lý. 1.2. KhảnăngcạnhtranhcủaNgânhàng thương mại tronghoạtđộnghuyđộngvốn 1.2.1. Nguồn vốnhuyđộngtrongNgânhàng thương mại Để có thể tiến hành hoạtđộng kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp cũng đều cần phải có vốn. NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt – kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên đòi hỏi phải có một ượng vốn lớn, đa dạng hơn các doanh nghiệp khác. Vốn đối với NHTM rất quan trọng, nó quyết định quy mô, khảnăng sinh lời, xu hướng hoạtđộngvàpháttriểncủangân hàng. Mỗi NHTM có các nguồn vốn cơ bản như sau: - Nguồn vốn tự có (nguồn vốn chủ sở hữu). - Nguồn vốnhuy động. - Các nguồn vốn khác. [...]... trọngtrong việc giữ gìn khách hàng truyền thống cũng như thu hút các khách hàng mới Từ đó góp phần nângcao vị thế vàkhảnănghuyđộngvốn cho ngânhàng CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ KHẢNĂNGCẠNHTRANHTRONGHOẠTĐỘNGHUYĐỘNGVỐNCỦANGÂNHÀNGNÔNGNGHIỆPVÀPHÁTTRIỂNNÔNGTHÔNTỈNHBẮCGIANG 2.1 Khái quát về Ngân hàngNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôn tỉnh BắcGiang 2.1.1 Khái quát về tỉnhBắcGiang 2.1.1.1... liệu đầu vào cho quá trình tạo ra các sản phẩm của ngânhàngHoạtđộnghuyđộngvốncủa NHTM góp phần tạo nên uy tín, sức mạnh củangânhàng Một trong những chỉ tiêu để đánh giá khảnăngcạnhtranhcủangânhàng là tổng nguồn vốn, trong đó có vốnhuyđộng Nguồn vốn càng lớn, ngânhàng càng có điều kiện để tăng khảnăngcạnh tranh, có sức để duy trì các chiến lược cạnhtranhcủa mình Dưới còn mắt của hầu... tranhcủangânhàng được đánh giá như một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khảnăng kết hợp các lợi thế cạnhtranh mà ngânhàng đang có để biến đổi thành những công cụ hữu hiệu trong việc khẳng định vị trí củangânhàng trên thị trường 1.2.2.2 Tầm quan trọngcủahoạtđộnghuyđộngvốntrongcạnhtranh của Ngânhàng thương mại Hoạtđộnghuyđộngvốn là hoạtđộng cơ bản nhất củangân hàng, không một ngân hàng. .. địa bàn tỉnh thông qua việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho tam nông (nông nghiệp, nôngthônvànông dân) 2.1.3 Chức năng Ngân hàngNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôn tỉnh BắcGiang Chức năng cụ thể đã được nêu trong Quy chế về tổ chức vàhoạtđộngcủa chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam như sau: 2.1.3.1 Chức nănghuyđộngvốn - Khai thác và nhận tiền gửi của các TCKT, cá nhân và TCTD... NgânhàngPháttriểnNôngnghiệp Việt Nam Ngày 15/10/1996, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 280/QĐ-NH5 thành lập NgânhàngNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôn Việt Nam (viết tắt là NgânhàngNông nghiệp) NgânhàngNôngnghiệptỉnhBắcGiang là một chi nhánh thành viên củaNgânhàngNôngnghiệp Việt Nam, được thành lập từ ngày 16/12/1996 và. .. chính thức hoạtđộng từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách từ NgânhàngNôngnghiệptỉnh Hà Bắc, được kế thừa toàn bộ tài sản, con người vàhoạtđộngNgânhàng thuộc 9 huy n và những hoạtđộng thuộc NgânhàngNôngnghiệp tại thị xã BắcGiang Đến hết năm 2008 NgânhàngNôngnghiệptỉnhBắcGiang có 8 phòng nghiệp vụ, 14 chi nhánh loại 3 và 36 phòng giao dịch, tổng cộng có 50 điểm giao dịch, hoạtđộng trên... nào có thể tồn tại vàpháttriển nếu không có hoạtđộnghuyđộngvốn Bản thân vai trò cơ bản của NHTM là đi vay để cho vay đã cho thấy được tầm quan trọngcủahoạtđộnghuyđộngvốn Bởi NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên nguồn vốncủangânhàng là một yếu tố quyết định hàng đầu tới quy mô hoạt động, uy tín vàkhảnăngcạnhtranh trên thị trường ngânhàngHoạtđộnghuyđộngvốn được ví như nguồn... phường và thị trấn trongtỉnh 2.1.2 Lịch sử hình thành và pháttriểnNgânhàngNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôn tỉnh BắcGiang Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các Ngânhàng thương mại Quốc doanh, trong đó có NgânhàngPháttriểnNôngnghiệp Việt Nam Ngày 14/11/1990 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 400/CT thành lập NgânhàngNông nghiệp. .. các ngânhàng nước ngoài sẽ đặt các ngânhàngcủa nước đó vào tình thế bị cạnhtranh ngày càng gay gắt hơn • Sự tăng trưởng vàpháttriểncủa nền kinh tế Nền kinh tế ở trong giai đoạn tăng trưởng pháttriển cao, nhu cầu về vốn đầu tư tăng mạnh thì nó tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngânhàngphát triển, nhu cầu huyđộngvốn tăng caoĐồng thời khi nền kinh tế pháttriển thì khảnăng tích lũy của người... phiếu và các giấy tờ có giá Trong đó, nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất vàđóng vai trò quan trọng nhất trong tổng nguồn vốnhuyđộngcủangânhàng 1.2.1.2 Vai trò của nguồn vốnhuyđộngVốnhuyđộng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốncủa NHTM, lên tới 70-80%, vì vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạtđộngcủa NHTM Nguồn vốnhuyđộng là cơ sở để ngânhàng thực hiện các hoạtđộng . giá khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn. của hoạt động huy động vốn và vị thế của NHNo tỉnh Bắc Giang trong hệ thống các NHTM trên địa bàn, tôi đã lựa chọn vấn đề Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. vị trí của ngân hàng trên thị trường. 1.2.2.2. Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn trong cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng,