1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hướng dẫn học tốt văn học trung học cơ sở

32 514 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. - Lí do khách quan: Dạy văn nói chung, dạy đọc hiểu về tác phẩm truyện hiện đại nói riêng ở khối lớp 9 trường Trung học sở là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm… phương pháp tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ . Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì văn học nhất định (có thể cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ, hàng thập niên …). Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất : là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đồ sộ đều giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên dạy Ngữ Văn trong nhà trường THCS hiện nay. Văn hào Nga Lep- Tôn-xTôi từng nói : “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?”. Chân lí là quý báu ! Nhưng, cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy đọc – hiểu về tác truyện hiện đại là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp ẩn mình trong từng tác phẩm. Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 khi phân tích tác phẩm truyện, nhất là truyện hiện đại thường lâm vào tình trạng lúng túng. Học sinh không biết bắt đầu tháo gỡ từ đâu. Kết quả thu được là những bài viết khô cứng, nghèo nàn ý tưởng, sáo rỗng, và máy móc …. Các em thường thiên về tóm tắt nội dung tác phẩm nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép …). Rất ít học sinh chịu 1 khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm. Mặt khác, đa số các em học sinh thường không đọc kĩ tác phẩm hoặc đoạn trích trước khi bắt tay vào phân tích nên thường lệch lạc hoặc hiểu chưa đúng, thậm chí là hiểu sai tác phẩm… Tóm lại, do chưa phương pháp hữu hiệu trong quá trình tìm tòi, khám phá một tác phẩm văn chương nói chung, tác phầm truyện hiện đại nói riêng, nên con đường đến với thế giới nghệ thuật lung linh sắc màu thật quá xa vời Bên trên là lí do khách quan thôi thúc tôi tổng kết kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân tích một tác phẩm truyện hiện đại. - Lí do chủ quan: Một số không ít giáo viên chưa tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, chưa thực sự nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, chưa đặt mình trong hoàn cảnh nhân vật sống , nhân vật suy nghĩ và hành động hoặc giáo viên chưa vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởng tình cảm. Thế là, giáo viên chưa tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và đời, giữa thực tại và hư cấu… Bằng cách nào đó, trước hết, người giáo viên dạy Ngữ Văn phải thực sự là người nghệ sĩ thẩm văn tinh tế. Từ việc rung cảm, phát hiện giá trị nghệ thuật văn chương, người thầy mới truyền được những dấu ấn đẹp đẽ của văn chương mà mỗi nhà văn kì công gửi vào tác phẩm đến học trò. Muốn vậy, mỗi người thầy đứng lớp đều phải phương pháp khám phá, tìm tòi. Truyền phương pháp ấy cho học trò, nghĩa là đã trao cho các em chìa khoá sự thành công để rung cảm nghệ thuật. Làm được như thế, mới thể đảm bảo được đặc trưng của phân môn: “Dạy văn - Dạy người” như nhà văn M. Gorki từng nói : “Văn học là nhân học”. Bản thân là giáo viên nhiều năm dạy khối lớp 9 Trường THCS, tôi luôn tâm đắc câu nói của dân gian :“Cho cá không thích bằng nhận được cần câu”. Nếu ví bộ cần câu là phương pháp và cá ăn là kiến thức thì sự 2 đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động dạy và học của thầy và trò là quá trình tìm tòi và sáng tạo. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những học trò phát hiện riêng, thể hiện được những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích minh xác, sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, một nhân vật (một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm…). Đó cũng chính là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định tổng kết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò trong bộ môn Ngữ Văn. 2. Mục đích nghiên cứu. Từ nhận thức trên, tôi tập trung nghiên cứu làm thế nào hiểu được tác phẩm truyện và giảng dạy tác phẩm truyện thành công. Muốn vậy giáo viên phải tìm hiểu đặc trưng của tác phẩm truyện và phương pháp dạy tác phẩm truyện. Trong khuôn khổ trao đổi kinh nghiệm cho nghiệp vụ sư phạm tôi quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm: “ Phương pháp phân tích, cảm thụ tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 9” với mong muốn thể ứng dụng hiệu quả hơn, sẻ chia cùng đồng nghiệp phương pháp dạy tác phẩm truyện hiện đại để dạy tốt phần văn bản này trong chương trình ngữ văn lớp 9. 3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9A- Trường THCS Trung Kênh - Phương pháp nghiên cứu: + Đọc tài liệu. + Điều tra, khảo sát cách hiểu, cảm nhận và kĩ năng phân tích tác phẩm truyện của học sinh. + Phương pháp hỗ trợ: Thống kê, lập bảng số liệu đối sánh. + Rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. 3 4. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện. - Phạm vi: Áp dụng cho việc giảng dạy phần đọc- hiểu văn bản- tác phẩm truyện hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9, THCS. - Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 9. 2012 đến tháng 5. 2013. 5. Đóng góp về mặt khoa học, kinh tế, xã hội của đề tài. Xuất phát từ thực tiễn tìm hiểu và rút kinh nghiệm, tôi đã giúp học trò thêm phương pháp quý và hữu ích trong quá trình tìm tòi, khám phá tác phẩm truyện hiện đại. Từ đó, tạo thói quen tự khám phá tác phẩm văn học của học trò. Cũng với đề tài này, tôi nhằm trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy môn Ngữ Văn. 4 II. PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG 1 SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 . sở lý luận Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Phân tích một tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải rõ ràng, đúng đắn, sức thuyết phục. Tác phẩm truyện hiện đại là một phần quan trọng trong tổng thể các tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy ở lớp 9. Đặc biệt nhiều năm, kì thi Học sinh giỏi, kì thi vào lớp 10 THPT chọn phần này làm đề thi. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh sẽ một vốn khá phong phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại …)và cũng đã được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm ….Đó là một thuận lợi. Vì vậy học sinh cần phải nắm vững được những yêu cầu cũng như mức độ cần đạt được khi phân tích tác phẩm. Giáo sư Lê Trí Viễn cũng lời nhắn nhủ : “ Dạy văn lấy cảm làm đầu”. Người giáo viên dạy học trò phân tích tác phẩm truyện không thể nghèo nàn cảm xúc . Bởi những trang truyện hay, những số phận của các nhân vật trong truyện đều cuộc đời riêng, tư tưởng, tình cảm, nội tâm ….phong phú và đa dạng. Cho nên, trong hướng gợi ý học sinh trình bày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề…trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ. Trong quá trình hướng dẫn học sinh cách phân tích, giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh, tránh gò ép học 5 sinh theo những khuôn mẫu nhất định. Người giáo viên phải biết khơi gợi những cảm xúc của học sinh, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở học sinh những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…Vì vậy, nếu ai đó tự cho rằng mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện thì chưa hẳn là một giáo viên dạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫn học sinh cách phân tích tác phẩm truyện. Dưới đây là một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân tích tác phẩm truyện mà bản thân tôi - một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn 9 đã đúc kết được qua nhiều năm. 2. sở thực tiễn. - Khi học môn Ngữ Văn, đặc biệt là khi phân tích tác phẩm truyện đòi hỏi học sinh không chỉ hiểu mà còn cần phải những cảm nhận, cách đánh giá về tác phẩm. - Thực tế cho thấy, học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi phân tích tác phẩm truyện hiện đại. - Không hiếm trường hợp, học sinh tỏ ra lúng túng trước một tác phẩm truyện. Thậm chí những diễn đạt tỏ ra bế tắc, ngô nghê. - Nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn không chú ý xây dựng phương pháp cho học sinh, dẫn đến hiệu quả bộ môn phụ trách không cao qau các kì thi… 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ CẬP TỚI 1. Truyện và đặc trưng của truyện. - Truyện được sáng tác theo thể văn xuôi, sử dụng phương thức biểu đạt tự sự là chính. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người trong toàn bộ tính khách quan của nó. Ở đây, tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động của con người, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định đang tự tồn tại, phát triển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của người viết. Tức là kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư con người. Đã là truyện thì phải câu chuyện, tức là tình tiết. Tình tiết làm cho những sự việc ngẫu nhiên, hằng ngày kết ngưng đọng lại thành truyện. Tình tiết là dấu hiệu đầu tiên của truyện. Dù biến hóa trăm màu nghìn vẻ, tình tiết luôn tồn tại trong truyện, dù là truyện dân gian, cổ điển, cận đại hay hiện đại. Tình tiết mặc dầu là yếu tố tất nhiên của truyện nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát triển. Nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người, trung tâm của tình tiết là nhân vật. Đối tượng chủ yếu của văn học là những con người với cuộc sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ. Truyện không phải chỉ kể về các sự việc, các biến cố. Bởi vì khoa học cũng làm việc đó. Nhà lịch sử cũng thể kể lại một trận đánh. Truyện là văn học, truyện kể về con người, về vận mệnh của những con người. Đã là truyện thì phải lời kể. Lời kể là một yếu tố rất quan trọng của truyện. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời kể đó. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống 7 thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện để thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống. Một truyện hay thường khi do bản thân câu chuyện được kể đồng thời còn do cách kể chuyện. khi từ những truyện không gì ghê gớm, đặc biệt mà người kể thể kể thành rất lý thú, sâu sắc. Đó là vì người kể thường hay thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, cách nhận xét, cách đánh giá, nói chung là thể hiện thái độ của người kể đối với sự việc và con người trong truyện. Lời kể đó là cái nền ngôn ngữ đồng thời là cái nền tình cảm của truyện. Lời kể trong truyện thường khắc họa nên hình tượng một nhân vật thường khi là vô hình mà lại vô cùng quan trọng; đó là hình tượng tác giả hay rộng hơn hình tượng người kể chuyện. Khi phân tích, đọc, giảng truyện ta không thể nào bỏ qua yếu tố quan trọng này. Một tác phẩm tự sự( truyện ) tất nhiên cũng giống như bất kì một tác phẩm văn học nào khác, đòi hỏi phải được phân tích toàn diện, cặn kẽ và đúng phương hướng. Điều đặc biệt ở tác phẩm truyện là cấu tạo hình tượng tác phẩm dựa vào 3 yếu tố: Tình tiết( cốt truyện), nhân vật và lời kể. Vì vậy khi phân tích truyện cần lưu tâm đến ba yếu tố này. Đó cũng là đặc trưng phân biệt cấu tạo một tác phẩm truyện với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận. 2.Thực trạng Hơn mười năm đứng trên bục giảng, tôi thường trăn trở với những bài giảng của mình. những bài giảng thành công. tuy nhiên, không ít bài giảng thất bại. Những dấu ấn của thất bại khơi dậy trong tôi khao khát tìm tòi để khắc phục. Một trong những thể văn mà cả thầy và trò, trong thực tế đều rất “ngại” đối mặt. Đó là thể truyện(hiện đại) với những đặc 8 trưng nổi bật vừa trình bày ở trên. Trên lý thuyết, ai nắm được quy luật, bản chất của vấn đề thì người đó sẽ chiến thắng. Mặc dầu vậy, tính thực tiễn luôn dạy cho tôi bài học rằng: Mọi điều không dễ dàng như ta tưởng. Đặc biệt môn Ngữ Văn, môn học đòi hỏi tính nghệ thuật cao ngay cả trong quá trình cảm thụ. Tôi đã khảo sát thực trạng để làm phép so sánh hiệu quả của giải pháp mà mình đã đưa ra. Đây là kết quả khảo sát cho đối tượng học sinh khi tôi chưa áp dụng hướng dẫn phương pháp cho các em. KÕt qu¶ kh¶o s¸t ban ®Çu Thực trạng cho thấy, khả năng phân tích và cảm thụ về truyện của cá em là rất hạn chế. Vì vậy, kết quả thu được không mấy khả quan. CHƯƠNG 3 Líp SL Giái Kh¸ Tb YÕu KÐm SL % SL % SL % SL % SL % 9A 36 1 2 12 33 14 39 7 21 2 5 9 NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI 1. Các giải pháp. Khi phân tích một truyện hiện đại, ngoài việc cung cấp để học sinh nắm chắc kiến thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của tác giả, hoàn cảnh lịch sử, xuất xứ cũng như động cơ, mục đích viết tác phẩm của nhà văn. Đồng thời giúp học sinh cảm nhận sâu sắc giá trị nội dung của tác phẩm… (như phân tích một tác phẩm văn học nói chung) thì giáo viên cần đặc biệt chú ý hướng dẫn học sinh theo những giải pháp quan trọng sau. 1.1 Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh nẵm vững sự phát triển của tình tiết(cốt truyện)(tức là hướng dẫn học sinh tóm tắt cốt truyện) Hiểu một cách ngắn gọn, cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định của nhà văn. Nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự hình thành, đặc điểm của mỗi tính cách cũng như sự tác động qua lại giữa các tính cách. Cũng nhờ cốt truyện, nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, chứng tỏ năng lực, cách thức chiếm lĩnh thực tại khách quan của mình. Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động hình thành, phát triển và kết thúc Học một bài thơ trữ tình phải nắm được diễn biến của cảm xúc. Học một bài văn nghị luận phải nắm được trình tự lập luận của tác giả. Còn học một tác phẩm truyện trước hết phải nắm được diễn biến của câu chuyện, tức là phải tóm tắt được cốt truyện. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp, giáo viên không nắm chắc diễn biến của cốt truyện nên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh phân tích. Để hiểu được nội dung phản ánh, để phân tích được các giá trị về mặt tư tưởng lẫn nghệ thuật của một tác phẩm tự sự, cần tóm tắt chính xác cốt 10 [...]... đào sâu tìm sở, làm điểm tựa, làm đòn bẩy cho sự cất cánh 25 Lâu nay trong một số giờ dạy văn giáo viên thường thiên về phát vấn, chỉ hướng dẫn học sinh chia nhóm thảo luận mà hầu như quên đi việc đưa thêm những lời bình giảng Và như vậy người thầy chưa truyền tới học sinh cái hay, làm cho hình tượng văn học nằm im trên trang giấy và cuối cùng không truyền được ngọn lửa của tình yêu văn chương tới... giảng văn tuy nhiên, giáo viên linh hoạt lồng vào các hoạt động của thầy và trò 2 Sáng kiến kinh nghiệm “ Giải pháp hình thành kĩ năng phân tích cảm thụ truyện hiện đại cho học sinh lớp 9- THCS” góp phần nhỏ nâng cao chất lượng bộ môn đối với học sinh Đồng thời khơi dựng ở các em hứng thú học văn, hứng thú khám phá tìm tòi hình tượng văn học 3 Kết quả và thành công của việc dạy tác phẩm văn học nói... thường tập trung phản ánh một cuộc sống thực tế và tập trung biểu hiện một tư tưởng nào đó của nhà văn Do đó, nhân vật cũng thường gợi ra thiện cảm hay ác cảm Những suy nghĩ và thảo luận nhiều khi gợi ra nhiều liên tưởng đến những con người tương đồng hay tương phản trong văn học, trong cuộc sống, xui người ta liên hệ với thực tế, với bản thân mình Tác dụng giáo dục của các nhân vật văn học được phát... ngữ, câu văn, cách viết, lối kể 23 của tác giả đã làm hiển hiện được cảnh, việc, người như thế nào? Đồng thời gây xúc cảm cho người đọc ra sao? Thường thường khi phân tích ngôn ngữ đòi hỏi người thầy phải kiến thức bản về tu từ học Nhưng, cái hay của ngôn ngữ trong văn học muôn màu nghìn vẻ, tùy thuộc vào sự đa dạng biến hóa của nội dung Ngôn ngữ lời văn được xem là hay khi diễn đạt được tốt nhất... lượng dạy- học văn nói riêng, chất lượng giáo dục của huyện Lương Tài nói chung Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành, thẳng thắn của các đồng chí Xin chân thành cảm ơn! IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương”( theo thể loại)- Nguyễn Viết Chữ- NXB ĐHQG, Hà Nội, 2001 30 2 “ Đời sống và đời viết”- Văn Giá- NXB HNV, Hà Nội, 2005 3 “Lý luận Văn học - Nhóm... 5 2 KÐm SL % 0 Kết quả khác: 90 % học sinh biết vận dụng tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt nội dung cốt truyện 87% học sinh biết vận dụng lựa chọn kiến thức phân tiết tình tiết, nhân vật 30% kĩ năng bình văn III PHẦN KẾT LUẬN 1 Với sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày ở trên, chúng tôi xin nhấn mạnh tác dụng của những giải pháp hữu hiệu trong thao tác hướng dẫn học sinh phân tích và cảm thụ tác... trung vào soi rọi đời sống nội tâm và những vận động tâm lý ở một tình huống quan trọng Do đó, gió viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra được tình huống truyện và tập trung phân tích các tâm trạng, hành động của các nhân vật ở trong tình huống đó Chẳng hạn: Khi tìm hiểu văn bản “ Làng” của Kim Lân Nhà văn Kim Lân đã tạo nên một tình huống đặc biệt gay gắt để bộc lộ sâu sắc tình cảm của nhân vật ông Hai Đó... + Khi nghe tin cải chính: Làng Dầu không theo Tây, ông Hai cảm thấy sung sướng và tự hào vì làng ông là làng kháng chiến… 1.2 Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh nắm tình huống quan trọng của truyện Sau khi tóm tắt cốt truyện, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh nắm được tình huống của truyện Tình huống vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, thể hiện chủ... các bước phát triển của tính cách, của số phận nhân vật ấy? Các chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm tác động tới cuộc đời nhân vật? Trên sở đọc kĩ tác phẩm, nắm vững kiến thức bản theo yêu cầu trên mới thể đi đến xây dựng văn bản tóm tắt Một văn bản tóm tắt cốt truyện thông thường hai bước chính sau: - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ tác phẩm, về đề tài và chủ đề của tác phẩm - Tóm... Sáu phải ra đi Đây là tình huống bản của truyện + Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng lược cho con 1.3 Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh cảm thụ sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân vật qua các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Trong tác phẩm truyện, nhà văn nói” qua nhân vật Nhân vật

Ngày đăng: 25/04/2014, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w