1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG CƠ SỞ

40 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Qua bài thực hành này sinh viên sẽ nắm rõ quá trình trao đổi dữ liệu giữa máy tính (PC) và vi điều khiển trong Kit phát triển Arduino Intel Galileo nhằm điểu khiển hoạt động của LED. Yêu cầu sinh viên cần nắm những kiến thức nhƣ sau. Kiến thức về cấu trúc máy tính (PC). Kiến thức về cấu trúc vi điều khiển(VĐK) trong Kit phát triển Arduino Intel Gallileo. Kiến thức về cấu trúc LED đơn và LED RGB. Lập trình giao diện trên PC bằng các phần mềm nhƣ Visual basic, Visual C….. Mô phỏng hoạt động giao tiếp giữa VĐK và PC bằng các phần mềm nhƣ Proteus ISIS

Trang 1

Bộ môn Kỹ thuật Máy tính

-

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ- VIỄN THÔNG CƠ SỞ 2

Huế, 08/2016

Trang 2

1

MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KIT PHÁT TRIỂN ARDUINO INTEL GALILEO 2

PHẦN 2: NỘI DUNG CÁC BÀI THỰC HÀNH 10

BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG LED BẰNG MÁY TÍNH 10

1 Mục đích và yêu cầu 10

2 Thiết bị và phần mềm cần thiết 10

3 Tổng quan lý thuyết 10

4 Trình tự thực hành 13

BÀI 2: HIỂN THỊ LCD 16x2 THEO NỘI DUNG NHẬP TỪ MÁY TÍNH 15

1 Mục đích và yêu cầu 15

2 Thiết bị cần thiết 15

3 Tổng quan lý thuyết 15

4 Trình tự thực hành 18

BÀI 3: ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU VÀ ĐỘNG CƠ BƯỚC BẰNG MÁY TÍNH 20

1 Mục đích và yêu cầu 20

2 Thiết bị cần thiết 20

3 Tổng quan lý thuyết 20

4 Trình tự thực hành 27

BÀI 4: GIAO TIẾP GIỮA CẢM BIẾN ĐO NHIỆT ĐỘ - ĐỘ ẨM VÀ MÁY TÍNH 29

1 Mục đích và yêu cầu 29

2 Thiết bị cần thiết 29

3 Tổng quan lý thuyết 29

4 Trình tự thực hành 32

PHẦN 3: PHỤ LỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MẪU VIẾT TRÊN PHẦN MỀM IDE 34

Trang 3

“Santa Clara” sản xuất trên công nghệ System on Chip lớp Petium 32nm với mức độ tiêu thụ điện rất thấp Vi xử lý X1000 hoạt động với xung nhịp 400Mhz dựa trên nền tảng Intel Pentium x86 với bộ nhớ L1 cache 16Kb Galileo được thiết kế thích với chuẩn board Arduino Uno R3

Tương tự như những board Arduino khác, board Intel Galileo tuân theo những tiêu chuẩn nhất định của nền tảng Arduino Các chân Digital được đánh số từ chân 0 tới 13 (kề cận là chân AREF và GND), các chân Analog từ chân 0 tới 5, header nguồn, header ICSP và 2 chân truyền UART là tất cả những điểm giống nhau với Arduino Uno R3 Tất cả các chân của Galileo đều tuân theo chuẩn Arduino pinout 1.0

Hình 0 Minh họa sơ đồ khối và hình ảnh thực tế board Intel Galileo Gen 2

Sức mạnh của board Galileo tạo ra chủ yếu từ vi xử lý Intel Quark Soc X1000, ngoài khả năng tương thích với chuẩn Arduino thì việc nhận được sự hỗ trợ từ nhà sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới Intel cũng góp phần nào tạo ra một board phát triển đầy tiềm năng Vi xử lý 400Mhz tương thích với tập lệnh 32 bit Intel Pentium với các đặc điểm như sau

- Bộ nhớ cache L1 16Kb

Trang 4

- 11 Kb EEPROM có thể được lập trình thông qua thư viện EEPROM

- Bộ nhớ flash Legacy SPI 8Mb để lưu trữ firmware (hay bộ nạp khởi động) hoặc Sketch mới nhất Ở giữa 256 Kb và 512 Kb được dành riêng cho việc lưu chương trình Sketch Việc upload diễn ra một cách tự động trừ khi có một bản nâng cấp được thêm vào firmware

- 512 Kb SRAM và 256 Mb DRAM được cho phép bởi firmware mặc định

- Tùy chọn thêm vào thẻ nhớ micro SD cho phép không gian lưu trữ lên tới 32 Gb

- Lưu trữ thông qua USB tương thích với chuẩn USB 2.0

Galileo được thiết kế để hỗ trợ các Shield có điện áp hoạt động 3,3V hoặc 5V Điện áp hoạt động lõi của Galileo là 3,3V Tuy nhiên, 1 jumper trên board cho phép chuyển đổi thành 5V trên các chân I/O Sự cung cấp này hỗ trợ cho các Shield Uno 5V và đây là thiết lập mặc định Nếu jumper bị chuyển vị trí, bộ chuyển đổi điện áp có thể không hoạt động và cung cấp điện áp 3,3V ở các chân I/O Những đầu vào Analog còn lại có điện áp từ 0V tới 5V bất kể vị trí của jumper Sự đa năng trong cách sử dụng các chân trên board Galileo như sau

- Chức năng vào/ra dữ liệu số/tương tự

 14 chân vào ra kỹ thuật số được đánh số từ D0 đến D13, trong đó có 6 chân có thể được

sử dụng như đầu ra PWM với độ phẩn giải 8/12 bit Mỗi chân trong số đó đều có thể được sử dụng như input hay là output Điều đó thực hiện được nhờ vào các hàm pinMode(), digitalWrite() và digitalRead() trong quá trình lập trình.Các chân hoạt động ở mức điện áp 3.3V hoặc 5V Mỗi chân chịu được dòng vào 10mA hoặc tối đa là 25mA và có điện trở kéo bên trong ( không kết nối theo mặc định ) từ 5,6kOhm tới 10kOhm

 6 chân đầu vào analog là A0 tới A5, thông qua một IC chuyển đổi Analog to Digital AD7298 Mỗi chân trong số chúng được cung cấp một độ phân giải ADC 10 bit hoặc 12 bit và điện áp đầu vào từ 0V tới 5V, điện áp tham chiếu là 5V

- Chức năng hỗ trợ chuẩn giao tiếp

 Bus I2C, TWI với chân SDA và SCL, cạnh đó là chân AREF

Trang 5

4

thƣ viện hỗ trợ là Wire Library

Hình 2 Minh họa ký hiệu các chân vào/ra của Intel Galileo

 SPI mặc định ở 4Mhz, có thể lập trình lên đến 25Mhz Galileo sẽ không làm một SPI slave mà chỉ có thể là SPI master, nó có thể hoạt động nhƣ một slave nhƣng phải thông qua kết nối USB client

 Giao tiếp UART có thể cấu hình tốc độ baud, và giao tiếp thông qua 3 chân là 0 (RX) và 1(TX)

 ICSP: 6 chân trong mạch, phần cứng là 6 header có thể cắm vào

- Chân Vin: khi sử dụng nguồn bên ngoài thì có thể cung cấp cho Galileo thông qua chân này

- Chân output 5V: đƣợc cung cấp bởi nguồn bên ngoài hoặc qua cổng USB Dòng tối đa cung cấp cho ngoại vi là 800mA

- Chân output 3,3V: Cung cấp 3,3V qua bộ điều chỉnh trên mạch, dòng tối đa cung cấp cho ngoại vi là 800mA

- Chân GND là chân nối đất, sử dụng với mục đích tạo mạch kín khi cấp nguồn cho ngoại

vi

Trang 6

5

- IOREF: Các chân IOREF trên Galileo cho phép 1 shield đính kèm với cấu hình thích ứng với các điện áp cung cấp bởi board Điện áp trên các chân IOREF được điều khiển bởi một jumper trên board cho phép lựa chọn mức điện áp 3,3V hay 5V

- Chân hay nút RESET, mức tích cực thấp để khởi động chạy lại phần mềm đã nạp từ đầu

- Chân AREF không được sử dụng trên board Galileo Việc cung cấp một điện áp tham chiều từ bên ngoài không được hỗ trợ cho Galileo, mặc định điện áp tham chiều của Galileo là 5V để đo điện áp đầu vào từ các Analog Input

Ngoài ra board này còn hỗ trợ các khối chức năng thể hiện các nhiệm vụ mở rộng như sau

- Kết nối Ethernet 10/100

- Khe cắm PCI Express đầy đủ, với những tính năng PCIe phù hợp

- Kết nối USB Host 2.0 Hỗ trợ lên đến 128 thiết bị kết cuối

- Kết nối USB Client Sử dụng để nạp chương trình Sketch

- 10 chân JTAG tiêu chuẩn sử dụng để gỡ rối (debug)

- Nút Reboot để khởi động lại vi xử lý

- Các tùy chọn lưu trữ

1.2 Phương pháp lập trình bằng trình biên dịch IDE

Chúng ta truy cập vào trang web http://arduino.cc/en/Main/Software và tải về chương trình Arduino IDE phù hợp với hệ điều hành của máy mình bao gồm Windown, Mac OS hay Linux Đối với Windown có bản cài đặt (.exe) và bản Zip, đối với Zip thì chỉ cần giải nén và chạy chương trình không cần cài đặt Môi trường phát triển tích hợp (IDE) của Arduino là một ứng dụng đa nền tảng được viết bằng Java.Nó được thiết kế để dành cho các nhà phát triển và những người mới tập tành làm quen với lĩnh vực phát triển phần mềm Nó bao gồm một trình biên tập mã nguồn (code editor) với các chức năng như đánh dấu cú pháp, tự động kiểm tra phù hợp dấu ngoặc và tự động canh lề, cũng như biên dịch (complie) và tải (upload) chương trình lên

bo Một chương trình hoặc mã nguồn viết cho Arduino được gọi là một sketch

Trang 7

6

Hình 3 Minh họa giao diện lập trình Arduino IDE

Các chương trình Arduino được viết bằng C hoặc C++ Arduino IDE đi kèm với một thư viện phần mềm được gọi là "Wiring", từ project Wiring gốc, có thể giúp các thao tác input/output được dễ dàng hơn Người dùng chỉ cần định nghĩa 2 hàm để tạo ra một chương trình vòng thực thi (cyclic executive) có thể chạy được

Arduino IDE là nơi để soạn thảo chương trình, kiểm tra lỗi và nạp chương trình cho Arduino Giao diện này gồm có 3 vùng rõ ràng

- Vùng Toolbar có chứa các phím lệnh như kiểm tra chương trình, nạp chương trình, lưu,

mở hay tạo mới chương trình

Hình 4 Minh họa vùng Toolbar trên giao diện Arduino IDE

Các nút chức năng có nhiệm vụ như sau

- Kiểm tra chương trình viết có đúng cú pháp hay không- Verify Sketch

Trang 8

7

- Biên dịch chương trình và nạp vào board Arduino- Complie and upload sketch to arduino

- Tạo một sketch mới- New Sketch

- Mở một sketch đã lưu trước đó- Open Sketch

- Lưu chương trình lại- Save Sketch

- Mở màn hình hiển thị Serial Monitor sử dụng cài này khi trong Sketch có lệnh in ra

màn hình hay gửi ký tự thông qua chuẩn RS232 - Open Serial Monitor

-Current tab: Sketch đang được mở hiện tại, có thể đồng thời có nhiều tab tương ứng với

nhiều sketch hiện trên thanh tab

-Tab menu: Vào menu để chọn các chỉ dẫn

Ngoài ra, trong Tool menu ta quan tâm các mục mạch và cổng nối tiếp như mục Board Ở đây việc lựa chọn bo mạch cho phù hợp với loại bo mà chúng ta đang sử dụng đóng vai trò hết sức quan trọng Nếu sử dụng loại bo mạch khác thì phải chọn đúng loại bo mạch, nếu chọn sai thì nạp chương trình vào chip sẽ bị báo lỗi

Hình 5 Minh họa chọn board Arduino và cổng COM giao tiếp phù hợp

Cổng giao tiếp giữa máy tính và Board được thiết lập thông qua tab Serial Port: đây là nơi lựa chọn cổng COM của Arduino Khi chúng ta cài đặt driver thì máy tính sẽ hiện thông báo tên

Trang 9

Hình 6 Minh họa vùng viết chương trình

Nội dung trong void setup() {……} là các khai báo ban đầu như cấu hình ngõ vào ra, có sử

dụng cảm biến hay không…

Nội dung trong void loop(){……} là các dòng lệnh thực hiện một cách liên tục như đặt các

chân ở logic cao/thấp, tạo xung PWM…

- Vùng thông báo chính là vùng có giao diện Đen và nằm ở cuối của Giao diện, các quá trình nạp chương trình thành công hay các lỗi, vị trí lưu file đều được thông báo ở vùng này

Trang 10

9

Hình 7 Minh họa vùng thông báo

- Current line number: Dòng của con trỏ hiện tại (Ví dụ 33)

- Current arduino model: Dòng board Arduino đang sử dụng (Ví dụ Intel Galile Gen2)

- Your system’s name for current USB port: Tên cổng giao tiếp giữa máy tính và VĐK ( Ví

dụ COM1)

Trang 11

10

PHẦN 2: NỘI DUNG CÁC BÀI THỰC HÀNH BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG LED BẰNG MÁY TÍNH

1 Mục đích và yêu cầu

Qua bài thực hành này sinh viên sẽ nắm rõ quá trình trao đổi dữ liệu giữa máy tính (PC)

và vi điều khiển trong Kit phát triển Arduino Intel Galileo nhằm điểu khiển hoạt động của LED

Yêu cầu sinh viên cần nắm những kiến thức nhƣ sau

- Kiến thức về cấu trúc máy tính (PC)

- Kiến thức về cấu trúc vi điều khiển(VĐK) trong Kit phát triển Arduino Intel Gallileo

- Kiến thức về cấu trúc LED đơn và LED RGB

- Lập trình giao diện trên PC bằng các phần mềm nhƣ Visual basic, Visual C…

- Mô phỏng hoạt động giao tiếp giữa VĐK và PC bằng các phần mềm nhƣ Proteus ISIS Professional…

2 Thiết bị và phần mềm cần thiết

- Máy tính cá nhân hoặc laptop…

- Kit Arduino Intel Galileo Gen 1 hoặc 2 và board tích hợp LED…

- Trình IDE cho Arduino Intel Galileo

- Trình thiết kế giao tiếp Visual C++ hay Visual Basic

3 Tổng quan lý thuyết

3.1 LED đơn và LED RGB

LED đơn là linh kiện phát quang dựa trên hiện tƣợng tái hợp lỗ trống/eletron ở chân bán dẫn Ngõ ra của LED gồm hai chân Anode và Cathode có màu sắc hoàn toàn khác nhau tùy vào

Trang 12

11

phương pháp chế tạo Bằng cách ghép tổ hợp các LED nối tiếp hay song song chúng ta sẽ tạo ra mạch điện phát ra màu sắc như ý LED này sẽ phát sáng khi điện áp đầu Anode cao hơn Cathode với một giá trị hoàn toàn xác định tùy theo từng loại

LED RGB là loại LED siêu sáng được tích hợp 3 màu trong một con LED duy nhất (R = red

= đỏ; G = Green = xanh lá; B = Blue = Xanh dương) Loại này gồm 4 chân, trong đó có một chân nối dương nguồn(Anode chung) hoặc âm nguồn (Cathode chung) và 3 chân RGB Bằng cách điều khiển các chân R,G hay B của LED, chúng ta sẽ tạo ra màu sắc phát ra tùy ý Phương pháp được sử dụng trong điều khiển loại LED này là phát xung có độ rộng thay đổi PWM

Hình 8 Minh họa hình dạng và sơ đồ chân LED RGB

Trong sơ đồ mạch thông thường, các LED này đều được đấu thêm điện trở để hạn chế tác dụng đánh thủng của dòng điện.(xem thêm phụ lục)

3.2 Kỹ thuật điều chế độ rộng xung PWM

Kỹ thuật điều chế độ rộng xung(PWM - Pulse Width Modulation) là kỹ thuật cho phép điều chỉnh điện áp ra tải hay nói cách khác là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi độ rộng của chuỗi xung vuông dẫn đến sự thay đổi điện áp trung bình Các xung PWM khi biến đổi thì có cùng 1 tần số và khác nhau về độ rộng của sườn dương hay hoặc là sườn âm Đồ thị dạng sóng ứng với các tỷ lệ phần trăm điều chế Cụ thể PWM là phương pháp được thực hiện theo nguyên tắc đóng ngắt nguồn của tải và một cách có chu kì theo luật điều chỉnh thời gian đóng cắt

Trang 13

12

Hình Minh họa phần trăm điều chế xung PWM

Với các đặc điểm như trên, PWM được ứng dụng nhiều trong điều khiển hoạt động của các thiết bị Ứng dụng điển hình nhất là điều khiển tốc độ động cơ và các bộ xung áp, điều áp Ở đây bằng cách điều khiển xung PWM thích hợp chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện phối màu LED RGB một cách túy ý

Lưu ý độ phân giải PWM của Kit Intel Galileo Gen 2 là 8/12 bit với chế độ mặc định là 8

bit Bằng cách sử dụng hàm analogWriteResolution() chúng ta có thể thay đổi độ phân giải

tương ứng Trong khi đó độ phân giải PWM của Kit Intel Galileo chỉ là 8 bit

3.3 Mã hóa bằng mã Morse

Mã Morse hay mã Moóc-xơ là một loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các kí tự đặc biệt của một thông điệp Các phần từ ngắn và dài có thể được thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc các xung, hoặc các kí hiệu thường được gọi là "chấm" và "gạch" hay "dot" và "dash" trong tiếng Anh

Quy tắc phát mã Morse được mô tả như sau

- Thời gian 01 chấm tương đương 01 đơn vị thời gian chuẩn

- Thời gian 01 gạch tương đương 03 đơn vị thời gian chuẩn

- Thời gian giữa các chấm và gạch trong một chữ cái là 01 đơn vị thời gian chuẩn

- Thời gian giữa các chữ cái là 03 đơn vị thời gian chuẩn

- Thời gian giữa các từ là 07 đơn vị thời gian chuẩn

Trang 14

13

Hình 10 Bảng mã Morse quốc tế

Lưu ý: Nếu phát mã Morse bằng ánh sáng thì 01 đơn vị thời gian chuẩn phải được quy định trước

3.4 Sơ đồ mạch và nguyên tắc hoạt động mạch tích hợp các LED

Hình 10 Minh họa kết nối giữa khối chỉ thị LED và Arduino Intel Galileo 2

Lưu ý: Lập trình viên cần quan sát và nắm rõ trạng thái đấu nối giữa các thiết bị và

board Intel Galileo trong thực tế nhằm hạn chế các sai sót trong lập trình

4 Trình tự thực hành

- Bước 1: Xây dựng chương trình tạo giao diện bảng điều khiển hoạt động của các LED bằng phần mềm Visual Studio hay Delphi…

Trang 15

14

Hình 11 Minh họa chương trình giao diện điều khiển LED đơn

- Bước 2: Lập trình điều khiển các LED đơn và LED RGB bằng phần mềm IDE (Lệnh điều khiển mức cao thấp của các cổng) và giao tiếp giữa VĐK và PC (Tập lệnh giao tiếp vào ra… ) Hoạt động của các LED này được xây dựng theo chủ ý riêng của tác giả

- Bước 3: Mô phỏng hoạt động giao tiếp cổng COM giữa PC và VĐK bằng phần mềm Proteous

và COM ảo (Bước này có thể bỏ qua)

- Bước 5: Cấp nguồn cho Board Intel Galileo và kết nối USB với PC

- Bước 6: Thực hiện các bài tập như sau

Bài 1 Sử dụng bảng điều khiển trên máy tính để điều khiển hoạt động của LED đơn

Bài 2 Sử dụng bảng điều khiển trên máy tính để điều khiể hoạt động LED RGB

Bài 3 Nhập ký tự bằng bàn phím máy tính và phát ra mã Morse tương ứng trên cơ sở đóng/ngắt

01 LED đơn

Trang 16

15

BÀI 2: HIỂN THỊ LCD 16x2 THEO NỘI DUNG NHẬP TỪ MÁY TÍNH

1 Mục đích và yêu cầu

Qua bài thực hành này sinh viên sẽ nắm rõ quá trình trao đổi dữ liệu giữa máy tính (PC)

và vi điều khiển trong Kit phát triển Arduino nhằm điểu khiển hoạt động của màn hình LCD 16x2

Yêu cầu sinh viên cần nắm những kiến thức nhƣ sau

- Kiến thức về cấu trúc máy tính (PC)

- Kiến thức về cấu trúc vi điều khiển(VĐK) trong Kit phát triển Arduino Intel Gallileo

- Kiến thức về cấu trúc phần cứng và nguyên tắc hoạt động màn hình LCD 16x2

- Lập trình giao diện trên PC bằng các phần mềm nhƣ Visual basic, Visual C…

- Mô phỏng hoạt động giao tiếp giữa VĐK và PC bằng các phần mềm nhƣ Proteus ISIS Professional…

2 Thiết bị cần thiết

- Máy tính cá nhân hoặc laptop…

- Kit Arduino Intel Galileo Gen 1 hoặc 2 và board tích hợp LCD 16x2

- Phần mềm IDE cho Arduino Intel Galileo cũng nhƣ Visual Studio…

3 Tổng quan lý thuyết

Trang 17

16

Hình 12 Sơ đồ chân và minh họa đấu nối giữa LCD và Arduino

Bảng Chức năng của các chân LCD

1 Vss Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với GND

của mạch điều khiển

2 VDD Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với

VCC=5V của mạch điều khiển

3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD

Chân chọn thanh ghi (Register select) Nối chân RS với logic “0”

(GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh ghi

 Logic “0”: bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” - read)

 Logic “1”: bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong LCD

Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write) Nối chân R/W với logic “0”

để LCD hoạt động ở chế độ ghi, hoặc nối với logic “1” để LCD ở

Trang 18

17

Hoạt động của LCD được điều khiển thông qua 3 tín hiệu E, RS, R/W

Tín hiệu E là tín hiệu cho phép gửi dữ liệu Để gửi dữ liệu đến LCD, chương trình phải thiết lập E=1, sau đó đặt các trạng thái điều khiển thích hợp lên RS, R/W và bus dữ liệu, cuối cùng là đưa E về 0 Hoạt động chuyển đổi từ cao-xuống-thấp cho phép LCD nhận dữ liệu hiện thời trên các đường điều khiển cũng như trên bus dữ liệu

Tín hiệu RS là tín hiệu cho phép chọn thanh ghi (Register Select) Khi RS=0, dữ liệu được coi như là một lệnh hay một chỉ thị đặc biệt (như là xóa màn hình, đặt vị trí con trỏ…) Khi RS=1, dữ liệu được coi là dữ liệu dạng văn bản và sẽ được hiển thị trên màn hình

 Ở chế độ đọc: dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát hiện cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus đến khi nào chân E xuống mức thấp

Trang 19

18

LCD Khi R/W=0, chương trình sẽ đọc LCD

Bus dữ liệu gồm 4 hoặc 8 đường tùy thuộc vào chế độ hoạt động mà người sử dụng lựa chọn

Chú ý: Trong bài thực hành, chúng ta sử dụng chế độ Bus 4 bit để gửi dữ liệu đến LCD

3.1 Sơ đồ và nguyên tắc hoạt động của mạch tích hợp LCD 16x2 và HC-SRF05

Hình 16: Minh họa kết nối giữa Arduino Intel Galileo 2 và board tích hợp LCD

Lưu ý: Lập trình viên cần quan sát và nắm rõ trạng thái đấu nối giữa các thiết bị và

board Intel Galileo trong thực tế nhằm hạn chế các sai sót trong lập trình

4 Trình tự thực hành

- Bước 1: Xây dựng chương trình tạo giao diện nhập ký tự từ bàn phím PC và hiển thị giá trên LCD …

Trang 20

19

Hình 17 Minh họa chương trình giao diện nhập ký tự từ bàn phím

- Bước 2: Sử dụng phần mềm IDE xây dựng chương trình hiển thị trên LCD các ký tự nhập từ bàn phím PC cho VĐK

- Bước 3: Mô phỏng hoạt động giao tiếp cổng COM giữa PC và VĐK bằng phần mềm Proteous

và COM ảo (Bước này có thể bỏ qua)

- Bước 4: Cấp nguồn cho Board Intel Galileo và kết nối USB với PC

- Bước 5: Thực hiện các bài như sau

Nhập ký tự từ bàn phím PC Kiểm tra hiển thị trên phần mềm giao diện cũng như màn

hình LCD 16x2

Ngày đăng: 28/12/2017, 08:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w