1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7

20 10,5K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

Thực hành tìm luận cứ cho đề văn nghị luận sau: “ Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát về tâm tình của ngời dân lao động.. Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để th

Trang 1

Củng cố một số kiến thức Tiếng Việt 7

A/ Mục tiêu:

- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững một số kỹ năng : chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, rút gọn và mở rộng câu để vận dụng vào việc tao lập văn bản

- Rèn kỹ năng nhận biết và vận dụng

B/ Nội dung:

1/ Cho học sinh nhắc lại khái niệm câu chủ động

- Câu có CN thực hiện hành động hớng vào ngời, vật khác

- Ví du: Bạn Lan đang giặt quần áo

2/ Cho học sinh nhắc lại khái niệm câu bị động

- Câu có chủ ngữ chỉ đôi tợng của hành động đợc nêu ra …

- Ví dụ: Ngôi nhà này đợc ông nội tôi xây từ năm 1992

3/ Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động :

4/ Câu rút gọn:

- Rút gọn CN

- Rút gọn VN

- Rút gọn cả CN& VN

5/ Mở rộng câu:

- Thêm trạng ngữ cho câu

- Thêm các cụm CV làm thành phần câu

C.Bài tập:

1 Chuyển những câu sau thành câu bị động:

a Hôm qua, trận gió mùa đổ về đã làm rũ xuống những cây non trong vờn nhà tôi

- >Hôm qua, những cây non trong vờn nhà tôi đã bị rũ xuống.( bởi trận gió mùa đổ về)

b Hàng năm, phù sa sông Hồng vẫn bồi đắp màu mỡ cho cánh đồng làng tôi

- >Cánh đồng làng tôi vẫn đợc phù sa sông Hồng bồi đắp màu mỡ hàng năm

c.Mẹ đi chợ về chia quà cho chị em tôi

- > Chị em tôi đợc mẹ chia quà cho

d Bác nông dân dắt trâu và buộc ở bên gốc tre cạnh bờ ao

- >Trâu đợc bác nông dân dắt và buộc ở bên gốc tre cạnh bờ ao

e Chị Hoa may chiếc áo này thật khéo!

- > Chiếc áo này đợc chị Hoa may thật khéo!

2.Mở rộng những câu sau bằng 2 cách:

a Gió thổi mạnh

b Anh em tôi luôn học giỏi và ngoan ngoãn

c.Ngọn tháp hiện ra mờ ảo dới ánh trăng

d.Gơng mặt thật rạng rỡ

e Những chú ong đã bay đi bay lại trên giàn thiên lý

Trang 2

3 Viết đoạn văn khoảng 7- 10 câu tả cảnh mùa hè ở làng quê em trong đó có

sử dụng 1 câu bị động, 1 câu có cụm CV làm thành phần

Củng cố Văn nghị luận

A/ Mục tiêu:

- Giúp học sinh khắc sâu khái niệm văn nghị luận, các kiểu bài nghị luận, cách làm bài văn nghị luận

- Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng

B/ Nội dung:

1.Cho HS nhắc lại khái niệm nghị luận:

- nghị luận nghĩa là bàn bạc, bàn luận

- Văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề để thể hiện một nhận thức, một quan điểm, một lập trờng trên cơ

sở chân lý

- Bản chất ( đặc điểm) của văn nghị luận là luận điểm , luận cứ, lập luận + Luận điểm là điểm quan trọng, ý kiến chính đợc nêu ra và bàn luận Mỗi luận điểm đều có một số ý phụ, lý lẽ xoay quanh

+ Luận cứ là căn cứ để lập luận, để chứng minh hay bác bỏ.Luận cứ đợc hình thành bằng các lí lẽ, dẫn chứng

+ Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bầy các lý lẽ, các dẫn chứng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm

( GV lấy ví dụ: để thuyết phục ngời khác : Hút thuốc lá không có lợi, ngời viết ( nói) phải đa ra lí lẽ & dẫn chứng cụ thể: Hút thuốc lá không có lợi vì những

lẽ sau:

- Hại cho sức khỏe

- Tốn kém về kinh tế

- Nêu gơng xấu cho trẻ em)

2 Các kiểu bài nghị luận đã học:

- Nghị luận chứng minh

- Nghị luận giải thích

3 Thực hành tìm luận cứ cho đề văn nghị luận sau:

“ Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát về tâm tình của ngời dân lao động Em hãy chứng minh điều đó”

Gợi ý HS tìm những luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng):

*Ca dao cho ta thấy nỗi vất vả nhọc nhằn của ngời dân lao động:

2

Trang 3

Rèn chính tả, cách diễn đạt

A/Mục tiêu:

- Giúp học sinh đợc rèn luyện chính tả, rèn luyện thói quen viết đúng chính tả khi làm bài thông qua việc luyện tập ở lớp; có ý thức diễn đạt gãy gọn, đúng ngữ pháp, tránh những lỗi diễn đạt thông thờng

B/ Nội dung:

1/ GV sử dụng từ điển chính tả đọc cho HS chép lại chính xác những từ mà học sinh thòng nhẫm lẫn khi viết, gọi một HS lên bảng viết,số còn lại viết vào vở sau đó chữa trên bảng HS tự đối chiếu xem mình sai từ nào, với mỗi từ sai, Gv yêu cầu HS

về nhà viết lại 1 dòng 1từ để hình thành thói quen viết đúng

-sản xuất, sắm sửa, sâu xa, sôt sắng, dè sẻn, sấn sổ, sâu sắc, sửa soạn, sống s-ợng,sơ suất, hoang sơ, trơn tru, trót lọt, xoay xở, xa xỉ, chuệch choạc, sơ khảo, sở hữu, xao động, danh giá, giãi bày, trời giáng., rành rọt, săn sóc, xấp xỉ, rên xiết, xuất giá, giành giật, tranh giành, giành giật,

-xác thực, xoàng xĩnh, xa xỉ, xuất sắc, trạc 30 tuổi, chê trách, chuyên trách, trầy trật, vô hình trung, soi xét, trí trá, trêu chọc, rắn chắc, trụ trì, truân chuyên, nỗ lực, nảy lửa, nội lực, chây lời, lụp xụp

-xổ số, nếm trải, nắng ráo, xét nét, xơng xẩu, sành sỏi, xỏ xiên, xấc xợc, sao nhãng, xao lãng, san sẻ, ranh giới

2/ Chép đúng chính tả 2 đoạn văn sau:

*“ Điên điển, loại cây hoang dã, thân mềm mà dẻo, lá nhỏ li ti, mọc từng chòm, vạt lớn trên đồng bằng sông Cửu Long Mùa nớc dâng, ngời ta hái bông điên

điển làm thức ăn Nớc rút, cạn mặt đồng, đốn cây gần sát gốc, phơi khô, đun nấu, gốc còn lại đâm chồi nảy lộc, sinh cây tái tạo chòm điên điển mới….Làng quê sông nớc miền này từ lâu đã có nhiều loại hoa thành thực phẩm Bông bí rợ nấu canh cá lóc, xào gan, xào thịt Bông so đũa nấu canh chua.Bông sầu đâu trộn gỏi… Bông

điên điển so với các loại bông kia có thể gọi là loại hoa đa dụng.”

* “ Một chòm bông điên điển rực vàng, lao xao trong gió quanh bờ ao nuôi cá, ta đâu nỡ lẳng lặng đi qua Cái màu vàng quyến luyến kia cứ âm thầm cầm chân

ta lại Những ai sinh trởng chốn đồng quê kênh rạch, hẳn khó quên chiếc xuồng be, cái lồng đèn nhỏ và cô thôn nữ cắm cúi hái bông điên điển trong màn đêm nhạt nhòa trớc rạng đông.Và những chiếc xuồng chở những thúng bông điên điển vàng

t-ơi hối hả bt-ơi nhanh ra chợ làng, chợ huyện Bông điên điển phải ra đến chợ trớc lúc mặt trời lên Bởi lẽ nắng lên bông nở, sắc vàng phai và vị ngọt của bông điên điển nhạt rồi Hình nh cái duyên, cái sắc của cô thôn nữ cũng thắm nhất lúc sơng sớm cha tan?”

3./ Phát hiện và sửa lỗi diễn đạt trong những trờng hợp sau:

a Qua bài thơ đã để lại cho em những ấn tợng thật là sâu sắc!

b Nam Cao là một tác giả nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam

c Không những học giỏi mà nhà Ba còn rất nghèo

d Nằm bên một dòng sông êm đềm, ngôi nhà cao tầng thật đơn sơ và thơ mộng

e Trời ma nhng đờng rất lầy lội

f Lúc đó, tôi nhìn thấy vẻ mặt của cô thật là rạng rỡ Khiến cho tôi cảm thấy rất vui

g Bạn ấy luôn nói đùa khi ngời khác đang nói chuyện

Bài 4: Viết lại đoạn văn sau khi đã sửa hết lỗi:

“ Hồi còn bé nhỏ, tôi đã đợc cả nhà và bà nội tôi rất cng chiều Mỗi khi đi học về, đói quá, tôi kêu lên ầm cả nhà Bà biết thế song rất hay để phần quà cho tôi Khi thì bát cháo, quả ổi, khi thì cái bánh, cái kẹo, khi thì bắp ngô, củ khoai lang

Trang 4

luộc.Tôi ăn ngấu nghiến mà lại kêu đói Bà chỉ cời và bảo: “ Con chịu khó chờ cơm,

đói thì ăn cơm mới ngon” Tối đến, khi đi ngủ, tôi thờng giả vờ kêu đau chân Bà xốt xắng nắm bàn chân tôi xoa bóp, khi tôi ngủ thì bàn tay bà cũng mỏi tay giã rời Lớn lên, khi tôi biết đợc mình yêu quý bà biết bao thì bà đã đi xa lắm rồi Tôi luôn

tự hỏi thầm: “ Bà ơi, cháu đã lớn khôn từ bàn tay bà, ớc gì bà còn sống để tối nào cháu cũng đợc xoa bóp bàn tay nhăn nheo của bà?”

( Cần sửa: bé nhỏ> bé, cả nhà và bà nội tôi > cả nhà và đặc biệt là bà nội, song > nên, mà lại > mà vẫn, xốt xắng> sốt sắng, mỏi tay giã rời > mỏi rã rời, tự hỏi thầm

> tự nhủ, dấu ? thay bằng dấu !)

:

Ngày soạn :11/07/2012

Ngày dạy:

Tiết 13,14,15

Củng cố tính thống nhất về chủ đề

của văn bản

A/ Mục tiêu:

-Giúp HS nắm vững hơn tính thống nhất về chủ đề của văn bản thông qua việc trả lời câu hỏi củng cố và làm bài tập

-Rèn kỹ năng vận dụng

B/ Nội dung:

I/Kiến thức cơ bản:

1.Cho HS nhắc lại khái niệm chủ đề

( là đối tợng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt)

2.Tính thống nhất về chủ đề thể hiện ở:

- Nội dung:

- Cấu trúc hình thức:

3 Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề, thờng gồm 3 phần; phần thân bài thờng dùng một số cách :theo trình tự thời gian, không gian, logic khách quan của đối tợng, theo suy luận của ngời viết….)

II/ Luyện tập:

Bài1:

Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn miêu tả quang cảnh Hội khỏe phù Đổng ở trờng:

a.Cổng trờng tơi lên vì cờ, khẩu hiệu

b.Sân trờng chật chội hơn, đông vui hơn vì toàn thể thầy trò và khách mời bên cạnh những băng rôn, bóng bay

c Lễ đài đợc trang trí rực rỡ

d Bầu trời trong xanh, nắng vàng hoe

e Lớp 7A đang tranh luận về giải nhất bóng bàn

g Hấp dẫn nhất là phần đỗng diễn thể dục nhịp điêu, võ thuật

h Phần thi đấu căng thẳng ở mỗi góc sân trờng

4

Trang 5

Theo em, các ý trên có thống nhất về chủ đề không? ý nào sẽ làm bài viết

xa đề, lạc đề?

(* ý e sẽ làm bài viết lạc đề)

Bài 2:

Trong đoạn văn sau đây, nếu đợc rút bỏ một câu thì em sẽ bỏ câu nào? Vì sao? “(1) Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế.(2) Những bộ tranh

tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh một thứ màu đen rất Việt Nam (3)Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nớc: than của rơm nếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.(4) Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.( 5) Màu trắng ấy càng ngắm càng a nhìn.(6) Những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ đẹp thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sức sống cho dáng ngời trong tranh.”

( Theo Nguyễn Tuân)

( *Trong đoạn văn này, các câu đều hớng tới chủ đề “ kĩ thuật tranh làng Hồ” nhng nếu cần thì có thể bỏ câu 2- nói tới đề tài của tranh trong khi các câu khác tập trung nói về chất liệu làm nên màu đen, trắng của tranh)

Bài 3:

Nếu đợc viết thêm một câu cho đoạn văn sau đây, em sẽ viết nh thế nào? “ Nhiều tuyến đờng bộ nh quốc lộ số 1, 3, 5, 6 đã đi qua Hà Nội tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa Hà Nội và các địa phơng khác Hội tụ về Hà Nội còn có các tuyến đờng sắt quan trọng: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Hải Phòng Mạng lới đờng sông của Hà Nội chủ yếu là sông Hồng Với cảng Hà Nội, thành phố có thể trao đổi hàng hóa với sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm, tạo thành chiếc cầu nối giữa nớc ta với thế giới.’’

(* Các câu trong đoạn đều hớng tới mục tiêu khẳng định vị trí thuận lợi cho giao thông của thành phố Hà Nội Vì thế có thể viết thêm 1 câu đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn, chẳng hạn: “Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nớc.”) Bài 4.Viết đoạn văn theo chủ đề :

+Môi trờng

+dân số

+ học tập

:

Trang 6

Ngày soạn :02/08/2012

Ngày dạy:

Tiết 16,17,18: Củng cố,rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn học

A/ Mục tiêu:

- Giup HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập

- Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản

B/ Nội dung:

*Văn bản :“Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

I Kiến thức cơ bản:

Văn bản trích từ tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng : Những ngày thơ ấu:

- Cảnh ngộ , những tâm sự xúc động của Hồng còn cho ta thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội trọng đồng tiền, đầy thành kiến cổ hủ và ở đó tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo bởi thói nhỏ nhen, độc ác

- Thể hiện tình yêu thơng mẹ mãnh liệt của Hồng:

+ Phản ứng tâm lí trong cuộc đối thoại với bà cô

+ Cảm giác sung sớng cực điểm khi ở trong lòng mẹ

- Nghệ thuật: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào, chân thành….….…

II Luyện tập:

1 Học văn bản Trong lòng mẹ, em hiểu thế nào về tình cảnh của mẹ con chú bé Hồng?

( *HS đọc kĩ lại phần tóm tắt trong SGK để trả lời > Cả hai mẹ con đều không hạnh phúc và vì hoàn cảnh éo le mà hai mẹ con đành phải sống xa nhau)

2 Phân tích diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong cuộc đối thoại với ngời cô

6

Trang 7

(* Cần phải hiểu tâm địa của ngời cô, ngời cô càng cố tình mỉa mai thì Hồng càng phẫn uất, càng thơng mẹ… HS bám sát văn bản để lần lợt phân tích các phản ứng tâm lí của Hồng… Hồng đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng bằng các chi tiết đầy

ấn tợng)

3 Phát biểu cảm nhận của em về đoạn văn diễn tả niềm vui sớng khi gặp lại mẹ, đợc nằm trong lòng mẹ của chú bé Hồng ở cuối đoạn trích

( *Yêu cầu HS làm việc độc lập, PBCN cá nhân, sau đó GV yêu cầu viết thành

đoạn văn theo chủ đề trên)

4 Phân tích chất trữ tình thấm đợm ở đoạn trích Trong lòng mẹ

( *ở mấy phơng diện sau:

+ Tình huống và nội dung câu chuyện

+ Dòng cảm xúc phong phú của Hồng

+ Cách thể hiện của tác giả: kể + bộc lộ cảm xúc + hình ảnh thể hiện tâm trạng, so sánh giàu sức gợi cảm, lời văn nhiều khi say mê, dạt dào khác thờng….)

*.Văn bản “ Tức nớc vỡ bờ”

I Kiến thức cơ bản:

1.Vị trí đoạn trích: nằm trong chơng 18 của tiểu thuyết, là gạch nối giữa hai chuỗi sự kiện: anh Dậu bị trói ở sân đình vì thiếu tiền su, chị Dậu phải chạy vạy bán con bán chó, anh Dậu bị ngất, bị khiêng trả về, rũ rợi nh một xác chết Sau đoạn này, chị Dậu sẽ bị bắt giải lên huyện, khởi đầu cho những biến cố mới

.2.Đoạn trích cho ta thấy bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ ngời nhân danh nhà nớc để hà hiếp, đánh đập ngời dân lơng thiện đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ nông dân: giàu tình thơng và tiềm tàng sức mạnh phản kháng

3.Nghệ thuật: xây dựng tình huống, khắc họa tính cách nhân vật ( miêu tả hành động và lời nói của nhân vật)

II/ Luyện tập:

1.Tác giả đã chọn thời điểm nào để cai lệ và ngời nhà lý trởng xuất hiện? ý nghĩa của việc lựa chọn này?

( *Ngô Tất Tố đã rất có dụng ý khi chọn thời điểm để cai lệ và ngời nhà lí trởng xuất hiện Lúc này anh Dậu vừa tỉnh dậy, ngời yêú ớt, vừa run rẩy cất bát cháo thì ….….> tạo độ căng giữa sự áp bức và sự chịu đựng của nạn nhân > làm xuất hiện hành động “tức nớc vỡ bờ” của chị Dậu ở phần cuối đoạn trích)

2.Tác giả tập trung tô đậm những chi tiét nào khi miêu tả cai lệ? Vì sao nói cai lệ ở

đây xuất hiện nh một công cụ của một xã hội bất nhân?

(* Các chi tiết: thét, quát, chạy sầm sập, bịch và ngực chi Dậu, tát; những cụm từ miêu tả thái độ: gõ đầu roi xuống đất, trợn ngợc hai mắt, hầm hè, đùng đùng, sấn đến….> tạo ấn tợng về sự hung dữ, thô bạo đến tàn nhẫn của cai lệ… Sự thảm thơng của anh Dậu không đủ sức lay động lòng trắc ẩn của hắn, lí lẽ và hành động của chị Dậu cũng không thể khiến hắn đổi ý > Hắn đã mất hết mọi cảm nhận, mọi ý thức của một con ngời, hắn hoàn toàn chỉ là một con ngời-công cụ > ngời đọc thấy rõ tính chất bất nhân, độc ác của bộ máy xã hội đơng thời mà cai lệ là đại diện.)

3.Việc song song miêu tả anh Dậu, chị Dậu trong trích đoạn này có ý nghĩa gì? ( * 2 ý nghĩa:Cho thấy sự yêu thơng chồng hết mực của chi Dậu + sự an phận, yếu đuối của anh Dậu làm nổi bật sự quả quyết, sức mạnh phản kháng của chị

Trang 8

Dậu….và thực chất sự phản kháng của chị Dậu xuất phát từ tình yêu thơng chồng)

* Văn bản “Lão Hạc”

I/ Kiến thức cơ bản:

- Nam Cao là đại diện u tú của trào lu VHHT phê phán trớc năm 1945 ở Việt Nam

- Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài ngời nông dân trớc CM

- Câu chuyện về cuộc đời và cái chết của lão Hạc>số phận đáng thơng và vẻ

đẹp tâm hồn đáng trọng của ngời nông dân

- Tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao thể hiện ở nhân vật ông giáo: gần gũi , chia sẻ, thơng cảm, xót xa và thực sự trân trọng ngời nông dân nghèo khổ

> NC còn nêu vấn đề cách nhìn và thái độ đối với con ngời

- NT: miêu tả tâm lý tinh tế, sâu sắc qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, dẫn chuyện tự nhiên, tạo tình huống,kết thúc bất ngờ, kết hợp tả, kể với biểu cảm, triết lý, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà thấm thía

II/ Luyện tập:

1 Phải bán chó, Lão Hạc mắt ầng ậc nớc rồi hu hu khóc Ông giáo thì muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc So sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nớc mắt này

( *Lão Hạc khóc trớc tiên vì bán cậu vàng, lão mất đi chỗ dựa tinh thần của tuổi già cô độc, tiếng khóc than thân tủi phận Sau nữa, lão khóc vì già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó – tiếng khóc ân hân trớc một việc mình thấy không nên làm > ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc

Ông giáo muốn òa khóc trớc tiên là vì thơng cảm cho tình cảnh lão Hạc, sau nữa còn là tiếng khóc của ngời có cùng cảnh ngộ…

 Giọt nớc mắt của hai ngời đều đợc chắt ra từ những khổ cực trong cuộc

đời nhng cũng đầy tình yêu thơng và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm ngời….)

2 Trớc cái chết của lão Hạc, ông giáo cảm thấy: “ Cái chết thật dữ dội” Vì sao?

( - Nó bắt nhân vật phải vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết Mặc dù lão Hạc đã chuẩn bị rất kĩ cho cái chết của mình nhng sao nó vẫn đến một cách thật đau

đớn

- Lão Hạc chết bằng cách ăn bả chó, chết theo cách của một con vật, khi sống làm bạn với con chó và khi chết lại chết theo cách của một con chó > nó bắt ngời ta phải đối diện trớc thực tại cay đắng của kiếp ngời….)

Câu 3:

Lão Hạc bán chó còn ông giáo lại bán sách Điều này gây cho em suy nghĩ gì? ( *Bi kịch của lão Hạc không phải cá biệt, phải từ biệt những gì đẹp đẽ và yêu thơng là bi kịch của kiếp ngời nói chung> không phải chuyện về ngời nông dân hay trí thức mà là chuyện về cuộc đời chung… )

Ngày soạn :04/08/2012

8

Trang 9

Ngày dạy:

Tiết 19,20,21: Củng cố,rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn học (tiếp)

A/ Mục tiêu:

- Giup HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập

- Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản

B/ Nội dung:

*.Văn bản : Cô bé bán diêm

I/ Kiến thức cần nhớ:

1 Các truyện kể cho trẻ em của Andecxen thờng đợc biết đến với tên gọi truyện

cổ tích vì truyện ông viết cho thiếu nhi thờng phảng phất màu sắc cổ tích, tuy nhiên ở đó nhiều khi yếu tố hiện thực lại xuất hiện rất đậm nét

2 Sự bất hạnh của em bé bán diêm và thế giơí mộng tởng của em > tấm lòng yêu thơng của nhà văn trớc một số phận bất hạnh

3 Nghệ thuật tơng phản đặc biệt là sự đan xen, chuyển hóa giữa mộng và thực, cách kể chuyện giản dị nhng truyền cảm và đầy ấn tợng đối với ngời đọc II/ Luyện tâp:

1.Vì sao thế giới mộng ntởng của em bé bán diêm đợc bắt đầu bằng hình ảnh

lò sởi và kết thúc bằng hình ảnh ngời bà nhân từ?

( *Vì em đang phải chịu cái rét khủng khiếp của đêm giao thừa với gió và tuyết lạnh, hơn nã phải chịu cả cái rét của sự thiếu vắng tình thơng – hình ảnh bà xuất hiện.> tô đậm những bất hạnh của em bé trong thế giới hiện thực)

2 Hãy chỉ ra sự chuyển hóa giữa mộng và thực trong truyện?

( *Thế giới mộng tởng của em bé trớc tiên đợc dệt lên từ những chất liệu rất thực: lò sởi, ngỗng quay… đây là những cảnh sinh hoạt rất thực đang bao quanh

em, mọi ngời có nhng em thì không > cái thực đã thành mộng tởng, chỉ trong mộng tởng, em mới tìm đợc cái thực đã mất; còn ngời bà đã mất nhng với em hình ảnh bà hiện lên rất thực….)

3, Theo em, kết thúc truyện có phải là kết thúc có hậu không? Vì sao?

( *Không, vì truyện cổ tích thờng kết thúc có hậu, nhân vật tìm đợc hạnh phúc ngay trong hiện thực còn cô bé tìm thấy hạnh phúc trong mộng tuởng và chết trong cô đơn, giá lạnh, trong một thế giới mà chẳng ai biết về nó > nỗi xót xa làm day dứt ngời đọc)

4, GV đọc thêm cho học sinh nghe đoạn đầu của truyện đã bị lợc bớt trong

*Văn bản “Chiếc lá cuối cùng”

I/ Kiến thức cần nhớ:

1 Truyện Chiếc lá cuối cùng là cuộc chiến đấu để giành lại sự sống cho Giôn xi bằng tình yêu thơng của Xiu và cụ Bơmen

2 Quan niệm nhân văn của O Henri về một kiệt tác nghệ thuật qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng

3 Nghệ thuật: kết cấu đảo ngợc tình huống hai lần, kết thúc truyện bất ngờ và nhiều d vị

II/ Luyện tập:

Trang 10

1 Giôn xi đã nói khi ngắm nhìn chiếc lá mà cụ Bơmen vẽ: “ Muốn chết là một tội”nhng cụ Bơmen đã đánh đổi sinh mạng của mình để vẽ nên chiếc lá này

Điều tởng nh mâu thuẫn này đã gây cho em những suy nghĩ gì?

(* HS có thể có nhiều lý giải nhng nhìn chung có thể trả lời bằng gợi ý : Cụ Bơmen lựa chọn cái chết vì ngời khác, cái chết ấy gieo mầm cho sự sống, nó hồi sinh ý thức sống cho Gion xi… )

2.Bí mật về chiếc lá cuối cùng chỉ đợc tiết lộ ở phần kết của câu chuyện Hãy chỉ ra

ý nghĩa nghệ thuật của cách kết thúc truyện này?

( - Tạo ra sự bất ngờ cho ngời đọc, khiến cho truyện trở nên hấp dẫn đến những dòng cuối cùng

- Giúp ta chứng kiến sự lo lắng, quan tâm đến xót xa của Xiu giành cho Gion xi

- Khiến ta nghĩ tới một triết lý thật đẹp và giàu tính nhân văn: cuộc sống còn

ẩn chứa bao điều đẹp đẽ mà chúng ta cha biết đến … )

3 Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? Vì sao?

4 Đọc thêm cho HS nghe phần đầu của truyện (đã bị lợc bớt) trong Tuyển tập truyện ngắn OHenri.( hoặc T liệu Văn 8)

5.Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về

+Nhân vật Giôn xi

+Cụ Bơ men

+Hình ảnh chiếc lá cuối cùng

Ngày soạn: 06/08/2012

Ngày dạy:

Tiết 22,23,24 Luyện tập xây dựng đoạn văn

A/ Mục tiêu:

-Giúp học sinh củng cố lại kiến thức cơ bản về đoạn văn, luyện tập xây dựng

đoạn văn theo hai cách quy nạp, diễn dịch

-Rèn kỹ năng viết đoạn, trình bày đoạn văn

B/ Nội dung:

I/ Kiến thức cơ bản:

1 Cho HS nhắc lại khái niệm đoạn văn

2 Đoạn văn thờng có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề… HS nhắc lại >

3 Các cách xây dựng đoạn:

- Diễn dịch

- Quy nạp

- Song hành

II Luyện tập:

Bài 1:Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“ Ngời ta nói đấy là bàn chân vất vả Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng nh bám vào đátđể khỏi trơn ngã gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn nh gan bàn chân

ng-ời khác Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm Đêm nào

bố cũng ngâm nớc nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhng cũng rên vì nhức chân.”

( Theo ngữ văn 7 tập I)

a Nội dung của đoạn văn là gì? Hãy thử đặt tiêu đề cho đoạn văn này?

10

Ngày đăng: 25/04/2014, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w