1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn Giáo dục ý thức đạo đức học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy môn địa lý lớp 6

22 1,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 556,5 KB

Nội dung

Những tác độngcủa thị trường cũng len lỏi vào trong trường học, trong học sinh khiến cho độingũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng như hiệntượng học sinh chơi bom

Trang 1

Giáo dục học sinh

ý thức bảo vệ môi trường

thông qua giảng dạy

địa lý lớp 6

(Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái);

Trang 2

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục Ngườithường xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quí giá cho những người làmcông tác giáo dục Người đã từng nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,

vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả cáctrường Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy, cô giáonỗ lực làm tốt nhiêïm vụ vẻ vang của mình Và Người cũng khẳng định

“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằmmục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương laicủa nước nhà” Đúng vậy không có giáo dục sẽ không thể có những người chủtương lai của nước nhà Dù ở thời đại nào đất nước nào, dân tộc nào muốnphát triển về mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục , không có giáo dục đấtnước sẽ không thể phát triển được Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự pháttriển, phồn thịnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảocho sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó và dân tộc đó,trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìnvà bảo vệ môi trường của mỗi người dân

Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu

Ở nước ta bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc Nghịquyết số 41/ NQ – TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăngcường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị vềviệc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụtrọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho họcsinh kiến thức , kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thứcphù hợp để xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp

Vậy môi trường là gì ? Từ trước đến nay có nhiều định nghĩa khác nhauvề môi trường nhưng hiện nay người ta đã thống nhất với nhau “Môi trường làcác yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo , lý học, hoá học, sinh học, cùng tồntại trong một không gian bao quanh con người Các yếu tố đó có quan hệ mậtthiết tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con ngườicùng tồn tại và phát triển Tổng hoà của các chiều hướng phát triển của từngnhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệsinh thái và của xã hội loài người” Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển

Trang 3

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho đời sốngnhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó có nhiều người do ýthức kém chỉ chú trọng đến sự phát triển của kinh tế , nên đã góp phần làmsuy giảm chất lượng môi trường quá giới hạn cho phép , đi ngược lại mục đíchsử dụng , ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật Những tác độngcủa thị trường cũng len lỏi vào trong trường học, trong học sinh khiến cho độingũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng như hiệntượng học sinh chơi bom thối , chưa có ý thức trong giữ gìn vệ sinh chung, ănkẹo sin gôm trong lớp, vứt xả rác bừa bãi, không có ý thức trong bảo vệ câyxanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường… đó cùng chính lànhững trăn trở của những người làm giáo dục Phải làm thế nào ? Có biệnpháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người vừa có tài đồng thờivừa có đức ? Chính vì thế đòi hỏi nghành giáo dục không những truyền thụ trithức cho học sinh mà còn phải chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trởthành những người hiểu biết , có lòng nhân ái và là những người có ích choxã hội.

Trong thực tế hiện nay khi giáo dục về môi trường có nhiều thuận lợihơn đó là qua thông tin đại chúng, qua tranh ảnh, một số hoạt động trong kinhtế ở ngoài thực tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người,nên học sinh một phần nào cũng có sự am hiểu hơn Nhưng bên cạnh đó sựnhận thức về môi trường của một số học sinh còn rất yếu kém một phần do ýthức của các em, một phần trong các năm vừa qua chưa có sự chỉ đạo thốngnhất đưa giáo dục môi trường vào các bậc học và chưa có môn học riêng biệtvề môi trường, có chỉ là sự cập nhập, lồng ghép vào trong các môn học nhưmôn văn, sử , địa , giáo dục nên mức độ tiếp thu của học sinh cũng còn hạnchế

Vì vậy trong giảng dạy địa lý ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơbản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệmôi trường trong sạch, lành mạnh không những đem lại lợi ích cho hôm naymà cho cả mai sau… Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước,chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vàocông cuộc bảo vệ môi trường Trong các năm học qua để giáo dục học sinh cóthức tốt trong ý thức bảo vệ môi trường tôi luôn lồng ghép vấn đề môi trườngvào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định vàtôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học 2008 – 2009 và trongnhững năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học

Trang 4

sinh để bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vữngcủa đất nước, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này

2 MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:

Với biện pháp vừa truyền thụ tri thức, vừa giáo dục cho học sinh có ýthức đối với môi trường, để hình thành nhân cách, ý thức cho học sinh, để các

em trở thành một con người vừa có tri thức vừa có đạo đức Đạo đức có thểnói là cái gốc của con người Người Trung Quốc có câu “ Nhân chi sơ tính bảnthiện” nghĩa là con người khi sinh ra ai cũng hiền, ai cũng thiện cả còn về saucó thể trở thành người tốt hay xấu đều do môi trường và giáo dục Chính vìthế khi các em bước chân vào ghế nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thứccác thầy cô giáo cần phải dạy các em những cái hay, cái đẹp cái tốt trongcuộc sống Đối với bộ môn địa lý trong trường trung học cơ sở góp phần chohọc sinh có được những kiến thức cơ bản về môi trường, như vai trò của môitrường, các khái niệm về môi trường, sự ô nhiễm môi trường nói chung và sự

ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, sinh vật nóiriêng và các nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm đó Cho nên trong qúa trìnhgiảng dạy tôi luôn vận dụng các phương pháp hữu hiệu để giúp các em vừatiếp thu tri thức, vừa hiểu biết được những vấn đề về môi trường của quêhương, đất nước, có như vậy thì các em mới tham gia tích cực vào các hoạtđộng, sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộcsống gia đình, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương, đấtnước và trở thành người công dân hữu ích cho xã hội sau này

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu trên 3 lớp

Các loại bài có thể lồng ghép , tích hợp vấn đề môi trường vào phù hợpvới nội dung của môn địa lý lớp 6 ở bậc trung học cơ sở

4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 6, thông qua giảngdạy bộ môn địa lý lớp 6 để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.Bởi vì đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên , do vậy các emcó nhiều chuyển biến về nhận thức, các em mới vừa ở cấp I chuyển lên nênhầu hết các em chăm học, vâng lời thầy cô giáo, nên cần giáo dục cho các emcó ý thức ngay từ đầu khi mới bước chân vào trường trung học Trong thực tếcho thấy đa số các em có ý thức tốt , nhưng bên cạnh đó vẫn có những em

Trang 5

nhận thức sự việc còn thiên về cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọcnhưng các em lại không nhận thức được điều đó Trong những trường hợp nhưvậy giáo viên và phụ huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo , giáo dục chocác em để các em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những trò, nhữngviệc làm, từ đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm củamình đối với môi trường.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Về phương pháp nghiên cứu: Để tìm ra phương pháp giáo dục cho cóhiệu quả chủ yếu tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm,khảo sát, tiếp cận, bên cạnh đó cần coi trọng phương pháp nêu gương

Trang 6

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:

* PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC:

+ Giáo dục bảo vệ môi trườnglà một lĩnh vức giáo dục liên nghành, vìvậy, được triển khai theo phương thức tích hợp Nội dung giáo dục bảo vệ môitrường được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, các bài cụ thể Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phậnvà mức độ liên hệ

- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chươngphù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục của bảo vệ môi trường

- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáodục bảo vệ môi trường

- Mức độ liên hệ : Có diều kiện liên hệ một cách lôgic

Ở THCS có thể tích hợp bảo vệ môi trường ở các môn học, đặc biệt ởmôn địa lý

+ Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớphọc:

- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương

- Thảo luận phương án xử lý

- Hoạt động trồng cây xanh xanh hoá nhà trường

- Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường qua công tác điều tra, sáng tác, vẽ,văn nghệ về chủ đề môi trường

- Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường như vệ sinhtrường, lớp, làng bản, tham gia chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường ởnhà trường, địa phương…

* CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục bảo vệ môi trường sử dụngnhiều phương pháp dạt học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các bộ môn,nhưng nó cũng có tính đặc thù Vì vậy , ngoài các phương pháp chung như:thảo luận, trò chơi… giáo dục bảo vệ môi trường thường vận dụng các phươngpháp:

- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa

- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục

Trang 7

- Phương pháp hoạt động thực tiễn.

- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng

- Phương pháp học tập theo dự án

- Phương pháp nêu gương

- Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống bảo vệ môi trường

Tiếp thu sự lãnh đạo của nghành, của nhà trường và tổ chuyên môntrong năm học này tôi đã cố gắng và thực hiện đề tài “ Giáo dục học sinh ýthức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy môn địa lý lớp 6”

* CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNGDẠY ĐỊA LÝ

- Xác định mục tiêu của bài học: Xác định được kiến thức cơ bản của mỗibài và xác định được loại bài nào, phần nào cần tích hợp vấn đề môi trườngvào, để từ đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát hiện, tìm hiểu các vấn đềvề môi trường và có thái độ, hành động đối với bảo vệ môi trường

- Xác định con đường thích hợp để giáo dục học sinh có ý thức đối vớimôi trường tự nhiên

- Lập kế hoạch như chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ để minh hoạ

- Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra nhận thức của học sinh

- Cho học sinh chuẩn bị, tìm hiểu môi trường có liên quan đến bài họcgiúp học sinh nắm được một số vấn đề liên quan đến bài học

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Việc kiểm tra giúp giáo viên có thểchủ đọâng thực hiện bài soạn

- Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt nhóm và các hoạt động ngoàingoài lớp học nhằm nâng cao ý thức cho học sinh

- Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động, yêu cầu:

+ Bảo đảm học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hộicho học sinh bộc lộ khả năng nhận thức về môi trường và hướng giải quyếtvấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên

+ Tận dụng cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảokiến thức cơ bản, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thứcvà tăng thời gian của bài học

2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY

* Ưu điểm: Các giáo viên đã chú ý đưa vấn đề giáo dục môi trường vào trong

bài soạn, các phương tiện để giáo dục nhiều hơn đó là qua thông tin đại

Trang 8

chúng, sách báo, tranh ảnh …Đặc biệt là sự quan tâm của nghành, của nhàtrường trong việc tích hợp vấn đề môi trường vào chương trình.

* Nhược điểm: Vấn đề môi trường không phải là môn học chính, nên đa số

giáo viên chú trọng nội dung của bài học và quĩ thời gian dành cho việc tíchhợp còn ít nên đôi khi thiếu thời gian giáo viên bỏ qua khâu này Tình trạnggiáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm hiểu số liệu, tranh ảnh… để minhhoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện vàcũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém hấpdẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lạihiệu quả cao

Thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện giảng dạy, các phòng thí nghiệm,vườn trường, địa bàn thực tập để có thể đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy

Đa số học sinh còn xem môn địa lý là môn học phụ nên nhiều em còn lơlà, ít quan tâm trong quá trình học

3 CƠ SỞ THỰC TIỄN

Môn địa lý trong trường trung học cơ sở góp phần làm cho học sinh cóđược những kiến thức phổ thông cơ bản, bước đầu hình thành thế giới quankhoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng nhữngkiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, phù hợp với yêucầu của đất nước, với xu thế của thời đại Nhưng để đạt mục tiêu trên vô cùngkhó khăn Như chúng ta đã từng thấy từ xa xưa khi cuộc sống con người cònđơn giản thì mối quan hệ trong tự nhiên thật ổn định, mưa nắng thuận hoà, đấtđai màu mỡ, cây cối tốt tươi, động vật có nơi ăn chốn ở đầy đủ và trên TráiĐất có nhiều hệ sinh thái , nhiều kiểu rừng có tính đa dạng sinh học cao Thếrồi sự bùng nổ dân số của con người cùng với sự phát triển trí tuệ và nhu cầusinh hoạt ngày càng tăng đã làm thay đổi tất cả , đã thúc đẩy sự phát triển củakinh tế , khoa học làm cho đời sống con người được nâng cao thêm một bước,nhưng đồng thời đó cũng chính là nguyên nhân làm cho môi trường ngày càng

bị suy thoái , bởi các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, các loạithuốc được sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt cũng đa dạng hơn… những điềuđó ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến môi trường , mà phải gánh chịu hậu quảđầu tiên của môi trường đó là con người Vậy làm thế nào để làm cho đấtnước vừa phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcnhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sức khoẻ của con người, hạn chế tối đa sựảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống con người… Thiết nghĩ điều đó conngười hoàn toàn có thể làm được nhưng chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết hoặclợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ con người đã sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Trang 9

quá mức , làm cho môi trường ngày càng bị xấu đi , diện tích rừng bị thu hẹp,

sa mạc ngày càng lan rộng, nhiều động thực vật trở nên quí hiếm hoặc bị đedoạ tuyệt chủng Ngay bầu khí quyển cách rất xa Trái Đất cũng bị tổn thương

do thủng tầng ôzôn, không khí nóng lên, băng giá các địa cực tan dần, đếnmột lúc nào đó đất đai các vùng châu thổ sẽ bị nhấn chìm trong nước biển Đãđến lúc tất cả chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống, đừngđể quá muộn

“ Hãy cứu lấy Trái Đất của chúng ta” lời kêu gọi của hội nghị nguyênthủ quốc gia về môi trường toàn cầu đã và đang thức tỉnh moiï người trướcnguy cơ bị diệt vong

Chính vì thế ngay trong ghế nhà trường chúng ta cần giáo dục cho các

em có ý thức bảo vệ môi trường có như thế mới đáp ứng được yêu cầu chungcủa xã hội và của toàn cầu Vậy phải giáo dục như thế nào ? Đó là câu hỏi đặt

ra vô cùng khó khăn đối với những người làm giáo dục, nhưng tôi hy vọng vớiviệc làm của mình sẽ góp một phần nhỏ để nâêng cao ý thức cho các em đó làthông qua bài dạy địa lý để giáo dục cho các em

Để thực hiện tốt vấn đề này ngay từ đầu năm học ,giáo viên cần nắmvững trong chương trình lớp 6 trong cả năm học có những bài nào, phần nàocó thể lồng ghép, tích hợp vấn đề môi trường vào được để giáo dục cho họcsinh Cần nắm được với nội dung kiến thức đó sẽ giáo dục vấn đề gì cho các

em, đồng thời giáo viên cũng cần phải xác định được sẽ truyền thụ và giáodục bằng phường pháp nào là thích hợp và hiệu quả nhất Để giải quyết vấnđề đặt ra đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị nội dung bài soạn, sựnỗ lực của bản thân, tìm tòi các kiến thức liên quan đến môi trường mà phùhợp với nội dung của bài học

Hiện nay , hiện tượng ô nhiễm đã lan tràn ở khắp mọi nơi từ đất, nước,đến khi quyển, từ bề mặt đến các lớp đất sâu của đất và của đại dương, từnước này đến nước khác … Nguyên nhân của nạn ô nhiễm là các sinh hoạtthường nhật và hoạt động kinh tế của con người từ trồng trọt, chăn nuôi… đếncác hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng trong đócông nghiệp là thủ phạm lớn nhất, làm ảnh hưởng trực tiếp đến bầu khíquyển Ô nhiễm môi trường không khí là gì ? Là hiện tượng làm cho khôngkhí sạch thay đổi thành phần và tính chất, có nguy cơ nguy hại tới thực vật,động vật và ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ví dụ : Khi dạy bài 17 “Lớp vỏ khí ” Mục tiêu của bài là làm sao cho

học sinh biết được thành phần của lớp vỏ khí Trình bày được vị trí , đặc điểmcủa các tầng trong lớp vỏ khí Biết vị trí và vai trò của lớp ôzôn trong tầng

Trang 10

bình lưu Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí Vẽ đượcbiểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí.

Sau khi hoàn thành xong phần 1, phần 2 là phần cấu tạo của lớp vỏ khí,đây là phần có thể tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường để giáo dục cho các em,giáo viên cho học sinh biết nếu Trái Đất không có không khí sẽ là một thếgiới chết giống như Mặt Trăng, như mọi người vẫn từng nói con người có thểnhịn ăn 5 tuần, nhịn uống 5 ngày , nhưng sẽ chết nếu nhịn thở 5 phút Điều đónói lên rằng không khí là sự sống còn của con người Để học sinh thấy đượcvai trò của lớp vỏ khí nói chung và của lớp ôzôn nói riêng

- ? Vậy thực trạng hiện nay của khí quyển như thế nào ?

- ? Hậu quả của những thực trạng đó

Thông qua các tranh ảnh và số liệu cụ thể như :Khu công nghiệpThượng Đình của Hà Nội tỉ lệ công nhân bị mắc bệnh phế quản cao hơn 16-

17 lần so với khu không bị ô nhiễm Theo thống kê năm 1999 nước ta có 4719người mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh bụi phổi Silie chiếm tỉ lệ cao nhất 66,1% Hoặc ở nhà máy ximăng Hải Phòng nồng độ bụi ở vùng dân cư xung quanhnhà máy là 1,4-> 4,2mg/m3 …

Ô nhiễm từ làng Nghè

- ? Vấn đề đặt ra với môi trường hiện nay là gì ?

- ? Là người học em sinh phải làm gì để bảo vệ bầu khí quyển?

Qua bài học giáo viên giáo dục cho các em có ý thức ngay trongnhà trường và những việc làm ngoài đường phố như thông qua một số hoạtđộng do trường, Đoàn , Liên Đội tổ chức đó là trồng, chăm sóc và bảo vệcây xanh, cây xanh chính là lá phổi của khí quyển , giáo dục cho các emmỗi học sinh một năm trồng một cây, thì hàng năm cả nước trồng đượckhoảng 17.472.810 cây, chúng ta phải giáo dục được cho các em làm thếnào để có được nhà trường không những xanh mà còn sạch , đẹp để từ đó

Làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người và đến một lúc nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến những người thân và chính bản thân mình

Trang 11

các em có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, tránh hiện tượng vứtxả rác bừa bãi, không chơi những trò chơi độc hại

Sau bài học để kiểm tra việc nhận thức của học sinh ở phần củng cố tôicó đưa ra một số câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm

+ Nguyên nhân nào làm cho nguồn không khí bị ô nhiễm ?

a Khói bụi của các nhà máy công nghiệp

b Bụi vi sinh vật do rác bẩn, rác không được xử lý

c Tiếng ồn

d Cả 3 phương án trên

Với phương án này có khoảng 81% học sinh chọn phương án d, 10% họcsinh chọn phương án a, và 9% học sinh chọn phương án b

Hoặc câu hỏi : Các em đánh giá như thế nào về thực trạng môi trườnghiện nay ?

a Đáng báo động

b Bình thường

c Không đáng lo ngại

Học sinh lựa chọn trong đó : 80% chọn phương án a, 13% chọn phươngán b, 7% chọn phương án c

Vậy chứng tỏ các em một phần nào đó biết được thực trạng của môitrường hiện nay và nắm được kiến thức về môi trường, một khi các em cónhận thức tốt về vần đề môi trường thì từ những hành động, những việc làmcủa các em cũng sẽ có ý thức hơn, và khi có hành vi tốt đồng thời các emcũng biết vận động mọi người cùng làm theo, biết lên tiếng để tố cáo , phêphán những người có những hành vi chưa tốt, như ở một số lớp tôi dạy, tronglớp học trước đây các em thường xuyên có hiện tượng vứt xả rác bừa bãi,nhưng qua sự giáo dục tôi nhận thấy ở một vài lớp các em cũng đã có ý thứchơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung, mặc dù chưa phải là tuyệt đối nhưng ởmột số em đã có sự thay đổi nhận thức khác hơn so với trước hơn Để thànhcông hơn nữa giáo viên không những chỉ là giáo dục suông giáo viên còn phảibiết khen ngợi, động viên những việc làm của các em, những việc làm củacác em ở trong trường học, trên đường phố mặc dù mới chỉ là những tác độngnhỏ so với thời buổi kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng cũng đã gópphần nào đó trong việc bảo vệ môi trường Có giáo dục như vậy các em mớitrở thành những người công dân tốt và có ích cho xã hội và đến thế hệ củacác em mới có khả năng đáp ứng được sự phát triển chung của toàn cầu, cònnếu như chúng ta là người làm giáo dục không hoàn thành sứ mệnh của mìnhthì trong tương lai đất nước sẽ bị tụt hậu so với thời đại, các nước bạn có sựtẩy chay bất hợp tác, như vừa qua thông tin đại chúng có đưa tin nhiều nhưviệc xuất khẩu Tôm, Cá… không đạt tiêu chuẩn, còn trong sữa thì có chứa chất

Ngày đăng: 25/04/2014, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w