1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

74 663 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 576 KB

Nội dung

Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý.

Trang 1

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1 Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu

- Trần Văn Ba - Lớp QLGD K1B - Khoa Quản lý (Chủ nhiệm ĐT)

- Đậu Thị Hồng Thắm - Lớp QLGD K1A – Khoa Quản lý

- Đinh Thanh Tâm - Lớp QLGD K1B - Khoa Quản lý

- Nguyễn Thị Phương Thúy - Lớp QLGD K1C – Khoa Quản lý (Thư

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về học tập theo nhóm trong sinh viên 5

2 Tính cấp thiết của đề tài: 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Cách tiếp cận 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

7 Nội dung nghiên cứu 8

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN 9

1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 9

1.1.1 Phương pháp 9

1.1.2 Học tập 9

1.1.3 Nhóm 9

1.1.4 Học tập theo nhóm 10

1.2 Đặc điểm học tập của sinh viên Khoa Quản lý 10

1.3 Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm 12

1.3.1 Đặc điểm của học tập theo nhóm 13

1.3.2 Nguyên tắc học tập theo nhóm 16

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo nhóm 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 23

2.1 Khái quát về các phương pháp học tập được sử dụng trong sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục 23

2.2 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục 26

2.2.1 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý 26 2.2.2 Đánh giá tổng quát thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên

Trang 3

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 40

2.3.1 Nguyên nhân khách quan: 40

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan: 42

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 44

3.1 Các giải pháp đề xuất 44

3.1.1 Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho sinh viên Khoa Quản lý 44

3.1.2 Giải pháp 2 : Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm 45

3.1.3 Giải pháp 3: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng nhóm học tập 51

3.1.4 Giải pháp 4: Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức học tập theo nhóm 54

3.1.5 Giải pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập theo nhóm 55

3.2 Mối quan hệ giữa các giải pháp 56

3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 56

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

1 Một số kết luận 59

2.Một số kiến nghị 59

2.1 Đối với Học viện Quản lý giáo dục: 60

2.2 Đối với các giảng viên: 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 5

Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa họcnghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đemlại những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìmthấy niềm đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tíchlũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Nhưng nó vẫn cònmang tính chung chung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể,với những môn học riêng lẻ.

Học viện Quản lý Giáo dục mới bắt đầu tuyển sinh đào tạo trình độ đạihọc từ năm 2007 Với đặc thù riêng của Học viện nói chung và của khoaQuản lý nói riêng, hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể đề cập tớiphương pháp học tập theo nhóm cho sinh viên, nên không thể áp dụng máymóc những thành tựu trước đây Vì vậy, nếu đưa ra những giải pháp thíchhợp trong việc áp dụng hình thức học tập này sẽ góp phần nâng cao hiệu quảhọc tập của sinh viên Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục

2 Tính cấp thiết của đề tài:

Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vựcgiáo dục Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nộidung, chương trình, phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động cũngnhư khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học

Trang 6

Trong xu hướng đó, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiềuthay đổi mau lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thếgiới, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường.

Tại Nghi quyết của hội nghị TW lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII(2- 1996) có đoạn: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo,khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạocủa người học”

Cũng tại Khoản 2, Điều 5, Luật giáo dục 2005 cũng đã khẳng định:

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tưduy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khảnăng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

Như vậy, trong thời đại mới, khi khoa học kỹ thuật ngày càng pháttriển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đốivới tất cả mọi người Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là mộttrong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khảnăng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện Đó là những điều cần thiết đối vớimột công dân của thế kỉ 21 Do đó, mỗi sinh viên cần được trang bị ngay từtrong nhà trường để khi ra trường có thể sống và làm việc trong các tổ chứcmột cách tích cực

Và sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung, sinh viên khoaQuản lý nói riêng cũng đã được làm quen với phương pháp học này Nhữngmặt tích cực của học tập theo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng khôngphải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháphọc tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó còn mangnhiều tính hình thức và nhiều khi đạt được ít hiệu quả hơn so với làmviệc theo cá nhân

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thựchiện rộng rãi, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh

Trang 7

viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốtnhất.

Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài “Học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục: thực trạng và giải pháp” để

nghiên cứu nhằm giúp sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung, sinhviên khoa Quản lý nói riêng có kế hoạch và tổ chức thực học tập theo nhómhợp lý, khoa học và phát huy tốt năng lực của mỗi sinh viên

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theonhóm trong sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý Giáo dục, qua đó pháttriển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện… góp phần nâng cao chất

lượng học tập cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Học viện.

4 Cách tiếp cận

Tiếp cận theo thực tiễn và yêu cầu của hoạt động học tập trong sinh viênkhoa Quản lý để xác định các yếu tố ảnh hưởng (tích cực) và những kỹnăng cần thiết trong học tập theo nhóm, đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản

lý giáo dục

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiêncứu sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đếnvấn đề nghiên cứu, phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiêncứu của đề tài

5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2 1 Phương pháp quan sát

Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là theodõi các buổi học tập và thảo luận nhóm của sinh viên nhằm đánh giá thực

Trang 8

trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả học tậpnhóm của sinh viên.

5.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên nhằmthu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho cho việc phân tích và đánhgiá thực trạng học tập theo nhóm trong sinh viên

5.2.3 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng công cụ điều tra và khẳngđịnh giá trị của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm trong sinhviên

5.2.4 Phương pháp hỗ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạngvấn đề nghiên cứu

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

học tập theo nhóm trong sinh viên

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải

pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên cả 3 khóa (K1,K2, K3) Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục

7 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp học tập theo nhóm

- Phân tích thực trạng của phương pháp học tập theo nhóm trongsinh viên khoa Quản lý, Học viện QLGD

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương pháphọc tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý

Trang 9

Theo Hegel: “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự vận động bêntrong của nội dung”.

Như vậy có thể hiểu: Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện

để đạt tới mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn

1.1.2 Học tập.

Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quátrình: “Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoahọc, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàndiện Vai trò tự điều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực,

tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệmkhoa học Học có 2 chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển”

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngônngữ học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”

Như vậy: Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mốiquan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàndiện

1.1.3 Nhóm.

Theo từ điển Tiếng Việt: Nhóm là tập hợp một số ít người hoặc sự vật

Trang 10

Theo chúng tôi, nhóm là tập hợp những người có tổ chức, hoạt động theonhững nguyên tắc nhất định, nhằm đạt tới mục tiêu và lợi ích chung

1.1.4 Học tập theo nhóm.

Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viêncùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thểnhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm củatrí tuệ tập thể

1.2 Đặc điểm học tập của sinh viên Khoa Quản lý

Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục Đại học trực thuộc Bộ GD

& ĐT, được thành lập theo quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáodục và đào tạo

Sau hơn 33 năm xây dựng và phát triển, Học viện Quản lý giáo dục đãgóp phần xây dựng và phát triển hệ thống lý luận về khoa học QLGD ViệtNam; tham mưu tư vấn và triển khai ứng dụng khoa học QLGD cho hệthống các trường, khoa làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGDtrong toàn quốc; nghiên cứu đánh giá tác động của các chủ trương, chínhsách và các giải pháp đổi mới QLGD đến đời sống kinh tế - xã hội của đấtnước

Bắt đầu tuyển sinh đào tạo trình độ Đại học từ năm học 2007 – 2008,đến nay số lượng sinh viên của Học viện khoảng hơn 1700 sinh viên, thuộc

ba Khoa: Quản lý (chuyên ngành Quản lý giáo dục), Giáo dục (chuyên ngành Tâm lý – giáo dục học), Công nghệ thông tin (chuyên ngành Tin học

ứng dụng) Tuy vậy, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiềuthiếu thốn, chưa đáp ứng tốt và đầy đủ nhu cầu đào tạo cũng như như cầuhọc tập của sinh viên Với diện tích phòng học khoảng 2500 m2 (Diện tích

Trang 11

phòng học/ Sinh viên = 1,2 m2), sinh viên vẫn phải chia ra học theo hai ca:sáng – chiều.

Trong đó, với Khoa Quản lý, năm học 2009 – 2010 cũng là năm thứ bathực hiện nhiệm vụ tuyển sinh, đào tạo Cử nhân quản lý giáo dục Đến nay,

số lượng sinh viên trong khoa vào khoảng trên 800 sinh viên với chất lượngđầu vào từ cả 3 khối A, C, D tương đối cao Với nội dung chương trình tậptrung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của quản lý và quản lý giáo dục nênkhông tránh khỏi mang nặng tính lý luận, lý thuyết, hàn lâm Do đó, càngđòi hỏi sinh viên trong khoa có thái độ tích cực, chăm chỉ, tâm huyết, tựhọc, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức Tuy vậy, nhiều sinh viên trongkhoa còn chưa yên tâm với ngành học của mình, chưa có định hướng rõràng về nghề nghiệp trong tương lai nên còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới

ý thức, thái độ cũng như năng lực học tập của mỗi sinh viên Song không vìthế mà chất lượng học tập của sinh viên Khoa Quản lý kém đi, mà vượt lênnhững khó khăn đó, sinh viên trong khoa luôn được đánh giá là có chấtlượng học tập và rèn luyện khá cao (đặc biệt là sinh viên QLGD khóa 1)

Để mỗi sinh viên trong khoa có được một phương pháp học tập đúng đắn

và hiệu quả nhất thì cần có sự tác động, hỗ trợ của rất nhiều yếu tố Hiệnnay, quan điểm dạy học đang hướng tới việc lấy người học làm trung tâm,coi người học là chủ thể của quá trình dạy và học Giảng viên chỉ dạy nhữngkiến thức cơ bản, đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học,không làm thay người học Người học phải tự điều chỉnh quá trình tiếp thukiến thức, tham khảo mở rộng kiến thức theo các tài liệu sách báo dưới sựđiều khiển sư phạm của giảng viên Giảng viên nêu ra vấn đề, sinh viên tậpgiải quyết vấn đề Có sự đối thoại giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinhviên với sinh viên Việc dạy ở đại học là dạy cho sinh viên cách thức đi tới

sự hiểu biết, coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật; giúp sinh

Trang 12

viên có kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp; rèn chosinh viên phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hànhđộng, biết mềm hoá tư duy và tùy cơ ứng biến; dạy phương pháp nghiêncứu đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm giải pháp đồng bộ giảiquyết những tình huống đa chiều.

Với khối lượng kiến thức giảng dạy đồ sộ như vậy, cùng với nhữngphương pháp giảng dạy và môi trường học tập riêng biệt tại Học viện, cácbạn sinh viên trong toàn khoa cần phải có phương pháp học tập thích hợp đểtiếp thu có hiệu quả khối lượng kiến thức đó, đạt mục tiêu đào tạo đề ra Vàmột trong những phương pháp ấy là phương pháp học tập theo nhóm - với

sự tương tác, trao đổi giữa giảng viên với sinh viên cũng như là giữa cácsinh viên với nhau trong việc giúp các bạn sinh viên chiếm lĩnh được các trithức khoa học

1.3 Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm

Chúng ta không phủ nhận các cách học truyền thống cũng như hình thứcthảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên ở các trường đại học Nhưng hiệnnay với yêu cầu đổi mới phương pháp học theo hướng tăng cường tính chủđộng, tích cực, tự làm việc, tự tìm tòi, khám phá chân lý khoa học của ngườihọc nhằm phát triển tri thức và các kĩ năng thiết thực cho người học thìphương pháp học tập theo nhóm chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Họctập theo nhóm trong và ngoài giờ học sẽ là một phần bổ sung quan trọngcho các bài giảng, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm và áp dụng vàocác tình huống cần đến các kỹ năng đào sâu suy nghĩ

Học tập theo nhóm không những đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháphọc tập mà còn rất có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi người Các nhà

nghiên cứu đã từng tuyên bố rằng, “cho dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được

Trang 13

nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác’’ (Theo Barbara Gross Davis, Tools for Teaching)

1.3.1 Đặc điểm của học tập theo nhóm

Học tập theo nhóm là một cách học đòi hỏi mỗi thành viên trong nhómcùng thực hiện một cam kết làm việc nhất định không có sự hướng dẫn trựctiếp của giảng viên mà dựa trên sự hợp tác và phân công công việc hợp lýtrong nhóm

Học tập theo nhóm được biểu hiện:

+ Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung nhất định + Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên

+ Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm nhóm

Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách khoa học

và hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích Cụ thể:

+ Làm việc theo nhóm sẽ góp phần xây dựng tinh thần đồng đội, mốiquan hệ tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm đồng thời tạo nên sự gắnkết trong một cộng đồng nhằm hướng đến một mục tiêu chung Trong quátrình làm việc nhóm, các mâu thuẫn sẽ nảy sinh đòi hỏi sự cố gắng của mỗi

cá nhân cùng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề

+ Học tập theo nhóm sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân, phù hợpvới việc học hướng tới người học; khuyến khích tính độc lập tự chủ tronghọc tập Nếu trong phương pháp thuyết trình cơ hội cho người học trao đổivới nhau rất ít thì học tập theo nhóm mọi thành viên được tự do phát biểuquan điểm của mình về chủ đề thảo luận, từ đó phát triển tư duy độc lập vàtrao đổi lẫn nhau trong nhóm

+ Học tập theo nhóm luôn có sự bàn bạc, tranh luận để tìm ra chân lýdựa trên những nguồn thông tin mà mọi thành viên trong nhóm tìm hiểu Vìvậy sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể, tập hợp sự sáng tạo

Trang 14

của nhiều người nên sẽ rất phong phú, đa dạng và giàu tính sáng tạo Từ đógiúp các thành viên hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn.

+ Học tập theo nhóm sẽ tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thầnhọc hỏi, biết lắng nghe người khác cũng như khả năng phản biện thông quaphần trình bày của mình và sự phản hồi của những người xung quanh

+ Học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội cho mọi thành viên rèn luyện các

kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng tổ chức…Đây là những kỹ năng rất quan trọng, cần thiết cho quá trìnhlàm việc sau này, vì vậy đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong môitrường tập thể

Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp học tập theo nhóm không đúngcách, không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉmang tính hình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tínhtập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ,nhiệt tình

Chính vì vậy để học tập nhóm thực sự đem lại kết quả cao mỗi thànhviên trong nhóm cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, cùng rènluyện kỹ năng làm việc nhóm thật hiệu quả

Có rất nhiều cách tiếp cận trong phân chia hình thức học tập nhómnhư: theo số lượng người trong cùng một nhóm, như theo tính chất côngviệc Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ xin tiếp cận hìnhthức học tập nhóm theo tính chất công việc Dựa trên tính chất công việc cóthể chia nhóm học tập theo ba hình thức, gồm:

- Nhóm ngang: Là nhóm sau khi nhận yêu cầu làm bài người nhóm trưởng

sẽ lập đề cương rồi phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau

đó tổng hợp và hoàn thiện bài tập của nhóm

+ Ưu điểm:

Thành viên thích vì làm ít, không mất nhiều công sức

Trang 15

Phát huy nhiều khả năng của các thành viên, mỗi người đều được rènluyện kỹ năng tìm tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài

- Nhóm dọc: Nhóm trưởng hiểu rõ năng lực các thành viên trong nhóm.

Nhóm trưởng nhận đề tài sau đó phân chia cụ thể: ai viết đề cương, ai tìmtài liệu, ai xử lý tài liệu, ai viết bài, ai phản biện lại bài viết của nhóm, aichuẩn bị câu hỏi phản biện lại nhóm khác, ai là thư ký

+ Ưu điểm:

Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận

Phát huy được thế mạnh mỗi thành viên

Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: lập kế hoạch nhóm, phâncông công việc hợp lý

+ Nhược điểm:

Đòi hỏi nhóm trưởng phải thực sự có năng lực

Đòi hỏi năng lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trongnhóm

- Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các

công việc

+ Ưu điểm:

Thành viên biết hết kiến thức

Sử dụng tối đa thời gian

+ Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, dễ gây tình trạng chép bàicủa nhau

Trang 16

Như vậy mỗi hình thức nhóm làm việc đều có ưu và nhược điểm riêng.

Vì vậy, khi áp dụng các hình thức trên, các nhóm cần phải lựa chọn linhhoạt để đem lại hiệu quả cao nhất

1.3.2 Nguyên tắc học tập theo nhóm

Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Tạo sự đồng thuận: Các buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắptinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mớithành lập nhóm Các buổi họp giúp các thành viên làm quen với nhau, hiểubiết về nhau, gắn bó với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu cũng như cơcấu tổ chức nhóm Để tạo sự đồng thuận mọi vấn đề của nhóm đều cần đem

ra bàn bạc và đi đến thống nhất dựa trên sự nhất trí của các thành viên.+ Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội: Đây là một nguyên tắcquan trọng trong học tập nhóm Vì học tập theo nhóm là sự tham gia củanhiều thành viên nhằm hướng đạt mục tiêu chung trong học tập nên sự hợptác và chia sẻ là không thể thiếu Hơn nữa nếu làm việc đơn lẻ sẽ khó thựchiện tốt nhiệm vụ chung vì mỗi người chỉ mạnh về một khía cạnh nào đó củacông việc chung Vì thế sự hợp tác và chung sức sẽ tạo ra sức mạnh tập thể.+ Tôn trọng: Tôn trọng là một nguyên tắc rất quan trọng trong học tậpnhóm Bởi vì nhóm là một tập thể chỉ khi tập thể đó tồn tại sự tôn trọng lẫnnhau giữa các thành viên, tôn trọng nội quy của nhóm mới có thể xây dựngmột bầu không khí cởi mở, thân thiện trong nhóm Sự tôn trọng thể hiện ở

sự chấp hành nội quy nhóm, đúng giờ, chú y lắng nghe khi người khác phátbiểu ý kiến, tạo cơ hội - khuyến khích mọi người chia sẻ, ghi nhận - đánhgiá đúng sự đóng góp của các thành viên

+ Phát huy tốt vai trò của trưởng nhóm: Mỗi nhóm đều cần một nhómtrưởng giữ vai trò là người tổ chức và điều hành hoạt động của nhóm, là

“cầu nối” giữa nhóm và phần còn lại của tổ chức, là người phát ngôn chonhóm Trưởng nhóm là người duy trì sự thực hiện mục tiêu và giữ cho mọi

Trang 17

người đi đúng hướng, đem nguồn lực về cho nhóm khi cần thiết, khuyếnkhích mọi người và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải.

+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Phân công nhiệm vụ là một việclàm không thể thiếu khi học tập theo nhóm Khi phân công phải chú trọngphân công phù hợp với năng lực của từng thành viên vì mỗi cá nhân sẽ cốnghiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và đượctin tưởng Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên sẽ là yếu

tố quan trọng tạo nên thành công cho nhóm

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo nhóm.

Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng trong hoạt động học tậptheo nhóm có nhiều yếu tố ảnh hưởng, có thể theo hai chiều hướng: tíchcực hoặc tiêu cực Nếu xét theo chiều hướng tích cực, chúng tôi nhận thấycác yếu tố sau đây sẽ làm hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao

1.3.3.1 Quan niệm đúng đắn về học tập theo nhóm.

Để hoạt động học tập theo nhóm đạt kết quả, trước hết mọi thànhviên trong nhóm cần phải hiểu rõ thế nào là học tập theo nhóm, có nhữngnhận thức đúng đắn về những ưu thế của học tập theo nhóm, từ đó mới thấyđược trách nhiệm của bản thân và có định hướng hoạt động nhóm đạt hiệuquả Nếu các thành viên quan niệm lệch lạc về học tập theo nhóm thì chắcchắn hoạt động học tập nhóm đó sẽ không thể có hiệu quả

- Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởngkhi nhóm trưởng vắng mặt;

Trang 18

- Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận củanhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định

từ đầu đến cuối

Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xâydựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm

1.3.3.3 Người trưởng nhóm có năng lực, nhiệt tình và có uy tín

Trong hoạt động của một nhóm, người trưởng nhóm đóng vai trò vôcùng quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp vềhoạt động của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm,đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người

và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết Chính vì vậy, người trưởng nhóm sẽgóp phần quyết định thành công của một nhóm học tập Nếu một nhóm cóngười trưởng nhóm có năng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều hànhnhóm), có lòng nhiệt tình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thìchắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động có chất lượng

và của cả nhóm

- Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm: Đã thành lập một nhóm học tập(hay làm việc) dù lớn dù nhỏ đều cần thiết lập những nội quy, nhữngnguyên tắc chung trong hoạt động để mọi thành viên trong nhóm dựa vào

đó mà thực hiện, đảm bảo sự quy củ, nghiêm túc trong hoạt động củanhóm

Trang 19

- Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: (Điều này phụ thuộc vàovai trò và khả năng chỉ đạo của nhóm trưởng) Khi công việc được phâncông rõ ràng, phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi thành viên họ sẽ ýthức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc Ngượclại, nếu phân công công việc không rõ ràng, không hợp lý, người thì phảiđảm nhiệm quá nhiều việc, người lại không có việc để làm, kết quả là sựbất hợp tác sẽ tác động lớn đến chất lượng của hoạt động nhóm và sảnphẩm của nhóm.

- Kỹ năng thảo luận, trao đổi: Điểm đặc trưng nổi bật nhất của học tậptheo nhóm là sự hợp tác nhằm xây dựng một sản phẩm trí tuệ tập thể bằngviệc thống nhất các ý kiến thông qua sự thảo luận, trao đổi giữa các thànhviên trong nhóm Vì vậy đây là một kỹ năng có vị trí rất quan trọng tronghoạt động nhóm Thảo luận, trao đổi là hoạt động đòi hỏi các thành viênphải tư duy và có tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm Để thảoluận, trao đổi có hiệu quả các thành viên trong nhóm cần có khả năngthuyết trình, diễn giải vấn đề sao cho mạch lạc, thuyết phục người nghe;khả năng đặt câu hỏi chất vấn; khả năng phản biện cũng như khả năng lắngnghe và tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên khác Thông qua thảoluận, trao đổi chúng ta có thể nhận biết được cách tiếp cận vấn đề, quanniệm riêng của từng thành viên, mức độ tác động lẫn nhau giữa các thànhviên Kỹ năng này không chỉ giúp ta thống nhất được ý kiến mà còn giúpmỗi thành viên học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển

- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng cầnthiết trong học tập theo nhóm vì các bài tập nhóm thường là những vấn đềrộng đòi hỏi sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu Muốn nghiêncứu tài liệu hiệu quả cần biết cách tìm kiếm tài liệu, biết đánh giá, chọn lọc,phân tích, tổng hợp các tài liệu theo những vấn đề mình cần tìm Có kỹ

Trang 20

năng nghiên cứu tài liệu sẽ giúp mọi thành viên trong nhóm tìm kiếm đượcnhiều thông tin làm phong phú hơn bài tập của nhóm.

- Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm: Để cho hoạt động của nhóm đạt chấtlượng và không khí làm việc trong nhóm vui vẻ, đoàn kết mọi thành viêncần phải chia sẻ trách nhiệm với nhau Biết chia sẻ hợp lý trách nhiệm giữacác thành viên sẽ tạo động lực giúp hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn

- Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực: Lắng nghe một cáchhiệu quả giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối, thắt chặt hơn các mốiquan hệ Trong học tập theo nhóm, kỹ năng lắng nghe là rất cần thiết vìlắng nghe là phương pháp cơ bản để tập hợp thông tin Mục tiêu của lắngnghe là để hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ, hỗ trợ

- Kỹ năng chia sẻ thông tin: Làm việc nhóm nghĩa là hợp tác trên cơ sởchia sẻ kiến thức và thông tin từ nhiều người để hoàn thiện bài tập chungmột cách tốt nhất Vì vậy, kỹ năng chia sẻ thông tin là rất cần thiết Trongnhóm có nhiều người chia sẻ thông tin, lượng thông tin càng nhiều, càngphong phú, là một điều kiện để sản phẩm nhóm đạt chất lượng cao

- Kỹ năng giải quyết xung đột: Trong một nhóm tồn tại quá nhiều cái tôi

cá nhân nên không thể tránh khỏi những xung đột gây ra sự bất hòa trongnhóm Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm Tất nhiên mâuthuẫn là động lực cho sự phát triển nhưng khi mâu thuẫn quá mức thì sẽkhông tốt cho sự hợp tác trong nhóm Vì vậy, kỹ năng giải quyết xung đột

là rất quan trọng đối với hoạt động nhóm, đặc biệt là với người nhómtrưởng (vì nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm điều hòa các mối quan

hệ trong nhóm mình)

- Kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Để hoạt độngnhóm ngày càng đạt hiệu quả thì nhóm cần phải thường xuyên tự kiểm tra -đánh giá hoạt động của mình để tự điều chỉnh kịp thời (nếu thấy cần thiết).Đồng thời, tự kiểm tra - đánh giá cũng là cách để phát hiện, biểu dương các

Trang 21

thành viên tích cực, phê bình những thành viên còn thiếu ý thức nhằm tạothêm động lực cho các thành viên trong nhóm nhiệt tình hơn với hoạt độngchung Sự công bằng trong đánh giá phải đặc biệt được coi trọng bởi nó lànguyên nhân chính thúc đẩy hay kìm hãm động lực làm việc của các thànhviên Tự kiểm tra - đánh giá ở đây gồm 2 nội dung:

+ Tự kiểm tra - đánh giá sự tham gia hoạt động nhóm của cácthành viên trong nhóm

+ Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm (mặt tốt, mặt hạnchế nhằm có biện pháp khắc phục)

1.3.3.5 Các thành viên có ý thức, tích cực trong hoạt động học tập nhóm.

Học tập theo nhóm nên sự hợp tác là rất quan trọng, đòi hỏi cácthành viên trong nhóm phải có tinh thần tự giác, tích cực vì công việc tậpthể cũng chính là việc của mình Mỗi thành viên phải ý thức được tráchnhiệm của mình đối với nhóm, phải hiểu rằng mình là một mắt xích trong

“cỗ máy” nhóm, một mắt xích không đảm bảo thì ảnh hưởng đến sự vậnhành của cả cỗ máy Vì vậy, mỗi thành viên phải có thái độ làm việcnghiêm túc, tích cực cùng cả nhóm thực hiện mục tiêu chung một cách hiệuquả nhất

1.3.3.6 Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm phù hợp:

Chất lượng của một nhóm học tập phụ thuộc rất nhiều vào phươngpháp mà nhóm đó sử dụng Phương pháp ở đây chính là cách thức tiếnhành hoạt động nhóm mà nhóm sử dụng nhằm đạt mục tiêu mà nhóm đặt

ra Có phương pháp làm việc khoa học và phù hợp với điều kiện của nhóm,phù hợp với từng nội dung bài tập chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho hoạtđộng nhóm

1.3.3.6 Một số các điều kiện khác:

- Chủ đề thích hợp: Chủ đề phải phù hợp cho làm việc nhóm (thể hiện

sự cần thiết phải làm việc theo nhóm), sinh viên có đủ những kiến thức cơ

Trang 22

sở để thực hiện chủ đề làm việc Yếu tố này cũng tác động không nhỏ đếnchất lượng hoạt động nhóm.

- Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện hoạt

động nhóm như: bàn ghế, tài liệu, máy tính, mạng internet, không gian, thờigian

- Sự hướng dẫn của giảng viên: tất nhiên học ở đại học chủ yếu là tự

học, tự nghiên cứu nhưng nếu khi giao bài tập nhóm cho sinh viên, giảngviên có hướng dẫn về cách làm việc nhóm nhằm định hướng hoạt động chosinh viên thì chắc chắn sẽ làm cho hiệu quả hoạt động nhóm được nâng caohơn, đặc biệt là với những khóa sinh viên mới vào trường

- Sự đánh giá và kết luận của giảng viên cũng tác động không nhỏ đến

chất lượng làm việc nhóm Sau khi các nhóm làm việc cho ra các sảnphẩm, nếu giáo viên đánh giá chi tiết mặt tốt, chưa tốt của sản phẩm, sosánh các sản phẩm của các nhóm với nhau để sinh viên nhận ra được những

ưu, khuyết của mình, sau đó giảng viên nêu lên kết luận (đưa ra chân lýkhoa học) thì sinh viên sẽ hiểu sâu sắc và nắm vững vấn đề; đồng thời sinhviên sẽ quyết tâm hơn trong lần làm bài tiếp theo Ngược lại, nếu giảngviên không đánh giá sản phẩm và sự làm việc của sinh viên sẽ khiến sinhviên mất đi hứng thú và động lực làm việc và như vậy hoạt động nhóm sẽkhông thể có hiệu quả

- Độ lớn của nhóm cũng được coi là một yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng làm việc nhóm Số lượng phù hợp cho một nhóm là từ 3 đến 7 người,nếu quá ít hoặc quá nhiều người trong một nhóm đều khó phát huy được sựhợp tác của các thành viên trong giải quyết các nhiệm vụ của nhóm

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC.

2.1 Khái quát về các phương pháp học tập được sử dụng trong sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục.

Với khối lượng kiến thức được phân bổ qua các năm học, các học kì vàtừng học phần cụ thể, đa số sinh viên cảm thấy áp lực và khó khăn trongviệc lĩnh hội tri thức đầy đủ và đạt hiệu quả cao Do vậy, việc học tập nhưthế nào, phương pháp học ra sao thì phù hợp là một vấn đề quan trọng đốivới sinh viên nói chung, sinh viên khoa Quản lý - Học viện Quản lý Giáodục nói riêng

Trong môi trường Học viện, để đạt được hiệu quả trong việc tiếp thu,lĩnh hội tri thức thì yêu cầu quan trọng là mỗi sinh viên phải tìm tòi vàtrang bị cho mình những phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm tâmsinh lý của bản thân và kiến thức của từng môn học Phương pháp học tậptích cực chính là chìa khóa giúp sinh viên có kết quả cao, hình thành cách

tư duy hệ thống và cách giải quyết vấn đề thực tiễn một cách khoa họcnhất

Qua quá trình quan sát, nghiên cứu và phân tích, chúng ta nhận thấy cónhiều phương pháp được sinh viên khoa Quản lý vận dụng vào việc họctập, các phương pháp đó đã mang lại những kết quả nhất định Tuy nhiên,không có phương pháp học tập nào là vạn năng khi để lĩnh hội được trithức còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt khác nhau Có thể tổng quát lạithành hai phương pháp học tập cơ bản mà sinh viên khoa quản lý đã vàđang sử dụng chủ yếu là phương pháp tự học và phương pháp học tập theonhóm

Phương pháp tự học là phương pháp phổ biến và được sử dụng thườngxuyên trong học tập hầu hết sinh viên khoa Quản lý từ năm thứ nhất đến

Trang 24

năm thứ ba đều xem phương pháp này là phương pháp kích thích tư duyđộc lập trên cơ sở tự tìm kiếm tài liệu liên quan, đọc sách, giáo trình vànghe bài giảng của giảng viên khi đến lớp Trên thực tế đây là phương phápchịu ảnh hưởng nhiều từ phương pháp dạy học của giảng viên khi phần lớngiảng viên vẫn thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyềnthống để truyền tải kiến thức cho học sinh Để lĩnh hội tri thức một cáchchủ động và tích cức, sinh viên phải dựa vào quá trình nghiên cứu tài liệu

để tìm kiếm thông tin và giải quyết các vấn đề trong học tập

Trong môi trường học viện, sinh viên được học các chuyên ngành khoahọc, mỗi môn học đều có phương pháo logic đặc trưng Đó là các phươngpháp nhận thức theo lô gic khoa học Đối với các môn như: toán cao cấp,thống kê trong giáo dục, xác suất thống kê thì phương pháp học phảihoàn toàn khác với phương pháp học các môn học liên quan đến khoa họcquản lý, giáo dục học, triết học hay các môn học khác mang tính lý thuyết,hàn lâm cao Việc lựa chọn phương pháp tự học như thế nào cho phù hợp làđiều mà sinh viên khoa Quản lý không phải ai cũng làm được Nếu khôngphù hợp với từng bộ môn, sinh viên không thể nhận thức được các kiếnthức, kỹ năng cơ bản của bộ môn đó

Phương pháp tự học, trong đó cốt lõi của phương pháp là việc độc lập

tư duy đối với mỗi sinh viên Sinh viên quản lý thường tiếp thu nguồn kiếnthức qua lời nói, bài giảng, sách giáo khoa, giáo trình, tạp chí, báo cáo khoahọc, các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, mạng internet đó là quá trìnhsưu tầm, tìm hiểu và đào sâu tri thức để thu nhận kiến thức bài học Trướcmột bài học, những sinh viên tích cực thường đọc trước giáo trình, tìm tàiliệu liên quan, nắm vững các nội dung cơ bản và khi gặp vấn đề khó khăn

sẽ trao đổi trực tiếp với giảng viên Số sinh viên còn lại thường tỏ ra bịđộng đón nhận kiến thức mới, lúng túng trong các vấn đề giảng viên đưa ra,thiếu tâm thế sẵn sàng

Trang 25

Như vậy, phương pháp tự học đã mang lại những hiệu quả nhất địnhtrong sinh viên khoa Quản lý Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp nàymang lại hiệu quả chưa đồng đều và chỉ phù hợp với một số môn học Đểkhẳng định được hiệu quả của phương pháp học tập, sinh viên phải có đượccác kỹ năng cơ bản như tự tổ chức hoạt động học, thu thập và xử lý thôngtin, vận dụng bài tập và tự kiểm tra điều chỉnh kết quả học tập của từngbài.Mặt khác, với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, cácphương pháp học tập cũ đang dần bộc lộ những hạn chế và gây nhiều khókhăn trong quá trình lĩnh hội của sinh viên, bản thân phương pháp tự họccần phải có sự kết hợp với các phương pháp học tập khác để mang lại hiệuquả cao hơn Một trong số các phương pháp mới được sử dụng khá phổbiến trong sinh viên khoa quản lý là phương pháp học tập theo nhóm.

Thiết thực góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đội ngũ giảng viên

đã chủ động sử dụng các phương pháp dạy học mới và mang lại hiệu quảcao Sinh viên khoa Quản lý (đặc biệt là sinh viên khóa 2, 3) đã có nhiềuthay đổi lớn trong việc sử dụng các phương pháp học tập, điển hình làphương pháp học tập theo nhóm Phương pháp này tạo nên sự tương tácmạnh mẽ giữa các thành viên, phát huy trí tuệ tập thể và tạo nên những sảnphẩm có kết quả cao Các lớp đã thành lập các nhóm theo sự tự giác vàtheo sự chỉ đạo của giảng viên Tuy nhiên, theo đánh giá của sinh viêntrong khoa, việc học tập theo nhóm chưa mang lại kết quả cao và ít nhiềucòn mang tính hình thức Chúng ta nhận thấy việc học tập nhóm diễn ranhiều hơn, sinh viên cũng tích cực và chủ động hơn trong việc hợp tác vàlàm việc cùng nhau Nhưng về cơ bản, sinh viên khoa Quản lý vẫn chưaphát huy hết những ưu thế của phương pháp học tập này

Xin được nhấn mạnh lại một lần nữa, việc học tập trong sinh viênmuốn có kết quả cao thì trước tiên phải tìm ra phương pháp học phù hợp.Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định, do đó buộc

Trang 26

chúng ta phải lựa chọn, phải trải nghiệm và tự đánh giá hiệu quả của cácphương pháp Trong các phương pháp đó, phương pháp học tập theo nhóm

là phương pháp hiện đại, tích cực và mang nhiều ưu điểm vượt trội, vàviệc nhận thức, áp dụng khoa học và hợp lý phương pháp học tập theonhóm là yêu cầu cần thiết và là chìa khóa của sự thành công đối với sinhviên khoa Quản lý nói riêng - sinh viên HV Quản lý Giáo dục nói chung

2.2 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục.

Phương pháp học tập theo nhóm là một trong những phương pháphọc tập đã và đang được sinh viên khoa Quản lý sử dụng trong quá trìnhhọc tập Thực tế phương pháp này đã đạt được một số hiệu quả nhất địnhđối với việc học tập của đa số sinh viên, nhiều nhóm hoạt động rất hiệuquả Tuy nhiên, hoạt động học tập theo nhóm nhìn chung còn ít nhiềumang tính hình thức, hiệu quả chưa cao

Khảo sát sự đánh giá của sinh viên về mức độ hiệu quả khi học tậptheo nhóm cho kết quả như sau: Có tới 57% ý kiến đánh giá ở mức độ

bình thường, chỉ 32% ý kiến đánh giá ở mức có hiệu quả, 5% rất hiệu quả và 6% đánh giá hoạt động nhóm không hiệu quả Những số liệu này

cho thấy, phương pháp học tập theo nhóm chưa phát huy hết ưu thế của

nó trong sinh viên khoa Quản lý Thực trạng này sẽ được làm rõ trong cácphần cụ thể sau:

2.2.1 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý.

Trong phần này chúng tôi sẽ đánh giá thực trạng của từng yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng học tập nhóm, cụ thể:

- Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm về hoạt động học tập theonhóm;

- Thực trạng cơ cấu tổ chức nhóm;

- Thực trạng đội ngũ nhóm trưởng của các nhóm học tập;

Trang 27

- Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm;

- Thực trạng ý thức thành viên của các nhóm học tập;

- Thực trạng phương pháp tiến hành hoạt động nhóm;

- Thực trạng các điều kiện khác: chủ đề làm việc nhóm, điều kiện cơ sởvật chất, phương tiện học tập nhóm, sự hướng dẫn, đánh giá của GV

2.2.1.1 Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm của sinh viên Khoa Quản lý - HV QLGD về hoạt động học tập theo nhóm.

Nhận thức đúng đắn về học tập theo nhóm có vai trò rất quan trọng, nó

là tiền đề để hoạt động nhóm đạt được hiệu quả Bởi vì nếu nhận thức saithì chắc chắn sẽ không thể thực hiện hoạt động nhóm đúng được

Trên thực tế, thông qua điều tra quan niệm của các bạn sinh viên Khoa

Quản lý về học tập theo nhóm, có tới 42% các sinh viên cho rằng học tập theo nhóm là sự đóng góp ý kiến để giải quyết công việc chung Có 85% sinh viên phát biểu học tập theo nhóm là một phương pháp học tập hay, mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên như: học hỏi lẫn nhau, phát huy

tinh thần - trí tuệ tập thể, rèn luyện nhiều kỹ năng mềm Các bạn đều chorằng đây là phương pháp học tập rất cần thiết cho sinh viên đại học, nêncần được tăng cường sử dụng và phát huy trong học tập của sinh viên Điềunày cho thấy phần lớn các bạn sinh viên Khoa Quản lý đã có quan niệmkhá đúng đắn về hoạt động học tập theo nhóm và đã nhận thức được vai tròcủa phương pháp học tập nhóm đối với việc học tập của sinh viên

Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên (đặc biệt là sinh viên Khóa 3) vẫncòn suy nghĩ mơ hồ về phương pháp học tập theo nhóm Các bạn cho rằng,học tập theo nhóm là chia bài tập giảng viên giao thành những phần nhỏ rồichia cho mỗi thành viên một phần về nhà làm, kết quả là sự chắp nối cácphần đó lại với nhau; hay học tập theo nhóm là giao bài tập nhóm cho mộtvài thành viên xuất sắc trong nhóm thực hiện và coi là sản phẩm của tập thể

Trang 28

Đây là những quan niệm chưa đúng về học tập theo nhóm đang tồn tạitrong một bộ phận sinh viên Khoa Quản lý.

2.2.1.2 Thực trạng về cơ cấu tổ chức nhóm

Thông qua quan sát, phỏng vấn chúng tôi nhận thấy rằng, trong thực

tế hầu hết các nhóm học tập của sinh viên Khoa Quản lý đều có cơ cấu tổchức nhóm khá rõ ràng với một nhóm trưởng (thường được cố định trongsuốt thời gian nhóm tồn tại), một thư ký (thường được thay đổi theo từngcuộc họp); phần lớn các nhóm đều xây dựng nội quy, quy định của nhóm,quy định trách nhiệm, vai trò của từng vị trí trong nhóm

Tuy nhiên, các nhóm chưa chú trọng đúng mức tới việc xây dựngmối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm Điều này đã ảnh hưởng tớichất lượng hoạt động của nhóm

2.2.1.3 Thực trạng đội ngũ nhóm trưởng

Nhóm trưởng là người có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong quátrình hoạt động của nhóm 74% ý kiến nhất trí rằng nhiệm vụ lớn nhất củangười trưởng nhóm là điều hành và tổ chức công việc cho cả nhóm Và đểthực hiện được nhiệm vụ này người nhóm trưởng cần rất nhiều kỹ năng.Thông qua quan sát và lấy ý kiến tại hội thảo, chúng tôi được biết thực

tế các bạn nhóm trưởng của các nhóm học tập trong Khoa Quản lý đều lànhững người có năng lực về học tập, linh hoạt và có trách nhiệm, hầu hếttrưởng nhóm được các bạn trong nhóm tín nhiệm bầu lên nên nhận được sựủng hộ của các thành viên Đây là những điều kiện rất thuận lợi để nhómtrưởng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình

Bên cạnh những mặt mạnh thì đội ngũ nhóm trưởng các nhóm học tậptrong Khoa Quản lý còn có một số hạn chế nhất định như: Tổ chức và điềuhành nhóm còn thiếu khoa học, thiếu kế hoạch; phân công nhiệm vụ chưaphù hợp; ít lắng nghe và tạo cơ hội cho người khác phát biểu ý kiến; ômđồm công việc; chưa giải quyết được các tình huống xung đột xảy ra trong

Trang 29

nhóm Đặc biệt nhóm trưởng hầu hết luôn được cố định một bạn nào đótrong suốt thời gian tồn tại của nhóm mà không có sự thay đổi, gây ra sựnhàm chán và không tạo cơ hội thử sức với vai trò nhóm trưởng cho cácthành viên khác.

Thực tế có nhiều nhóm trưởng chưa thực hiện hết trách nhiệm củamình, các bạn không vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể cho nhóm và điềuhành nhóm thực hiện các mục tiêu mà chỉ làm cho có, được chăng hay chớ,không lôi cuốn, thu hút được sự tham gia hiệu quả của các thành viên Cónhững nhóm trưởng không quyết đoán để cho ý kiến thành viên chi phốinên hiệu quả hoạt động nhóm không cao Đồng thời cũng có không ít nhómtrưởng quá nhiệt tình, ôm đồm nhiều công việc, phân chia không hợp lýkhiến thành viên ít có cơ hội phát huy khả năng của mình

2.2.1.4 Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm

Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các kỹ năng học tập theo nhóm trongsinh viên Khoa Quản lý cho thấy các kỹ năng này là một trong những hạnchế của các bạn sinh viên Khoa Quản lý - HV QLGD hiện nay

Tổng hợp kết quả khảo sát được minh họa qua bảng sau:

Bảng 1 Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viên khoa Quản lý- HVQLGD (Đơn vị: %)

thạo

Tương đối TT

Chưa thành thạo

Không thành thạo

3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp

Trang 30

tích cực

10 Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động

của nhóm

Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra ở trên, cho thấy thực trạng mức độ thựchiện các kỹ năng học tập theo nhóm ở sinh viên khoa Quản lý, cụ thể nhưsau:

- Về kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm :

Có 77% ý kiến đánh giá đây là một kỹ năng rất cần thiết trong hoạt

động học tập theo nhóm, tuy nhiên mức độ thực hiện thì chỉ có 10% là

thành thạo, 40% tương đối thành thạo, còn chưa thành thạo và không thành thạo lên đến 50% Qua những số liệu này cho thấy mặc dù lập kế

hoach hoạt động nhóm là một kỹ năng vô cùng quan trọng, tác động mạnhtới kết quả hoạt động nhóm nhưng các bạn sinh viên lại chưa thành thạo kỹnăng này Trong thực tế hầu hết các nhóm đều không vạch kế hoạch cụ thểtrước khi thực hiện một bài tập nào đó, hoặc có lập nhưng không hợp lý, vìthế nhiều khi không chủ động được thời gian, không phân công nhiệm vụkịp thời nên sự đầu tư cho bài tập còn hạn chế dẫn đến kết quả hoạt độngnhóm không cao

- Về kỹ năng xây dựng nội quy hoạt động nhóm :

Khi điều tra mức độ cần thiết của các kỹ năng có 37% ý kiến đánh giá

kỹ năng xây dựng nội quy nhóm là rất cần thiết, 25% đánh giá khá cần thiết, 37% đánh giá cần thiết, chỉ 1% đánh giá không cần thiết Như vậy đa

số các bạn sinh viên nhận thấy sự cần thiết của kỹ năng xây dựng nội quynhóm, nhưng trong thực tế tỷ lệ xây dựng nội quy khi hoạt động nhóm chỉ

có 48% (trong đó 85,4 % thực hiện tốt nội quy còn 14,6 % không thực hiện tốt), phần lớn các nhóm vẫn chưa xây dựng nội quy chiếm tỉ lệ 52%.

Mức độ thành thạo khi thực hiện kỹ năng này được đánh giá rất thấp,

Trang 31

đó mức chưa thành thạo là 42% và không thành thạo là 21% Điều này cho

thấy khả năng sử dụng kỹ năng này còn rất hạn chế trong sinh viên KhoaQuản lý

Trong thực tế phần lớn các nhóm không xây dựng nội quy hoạt động cụthể cho nhóm, nhóm không có các quy định rõ ràng (về thời gian, tráchnhiệm, quyền lợi ) để các thành viên thực hiện nên hiệu quả và sự nghiêmtúc trong hoạt động nhóm còn thấp (thành viên đi muộn, về sớm, khôngđóng góp ý kiến, không thực hiện nhiệm vụ được giao ) Có những nhómxây dựng nội quy nhưng lại không thực hiện tốt nội quy

- Về kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý

Kỹ năng này được thực hiện thường xuyên trong hoạt động nhóm nhưngthực tế lại chưa hiệu quả, sự phân công nhiệm vụ còn chưa phù hợp vớinăng lực, điều kiện, khả năng của từng thành viên trong nhóm, bạn quánhiều việc bạn lại không có việc để làm nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụchưa cao

Thông qua điều tra cách phân công nhiệm vụ trong nhóm có 40% ý kiến

chọn phương án “trải đều cho các thành viên”, 32% chọn “mỗi người một việc rồi tập hợp lại” và 16% chọn “tập trung vào cá nhân xuất sắc”, có 12% ý kiến khác cho rằng phân công nhiệm vụ dựa trên năng lực của thành

viên Các số liệu này cho thấy các nhóm học tập trong Khoa Quản lý có rấtnhiều cách phân chia nhiệm vụ, trong đó hầu hết các nhóm chia nhiệm vụtheo cách trải đều cho mọi thành viên chứ chưa chú ý đến năng lực, sởtrường của thành viên Cách phân chia này có thể sẽ đảm bảo công bằngcho các thành viên nhưng lại không phát huy được năng lực của mỗi thànhviên nhằm nâng cao hứng thú cho các thành viên và chất lượng sản phẩmnhóm

Về mức độ thành thạo, kỹ năng này được đánh giá tương đối cao với

15% thành thạo, 54% tương đối thành thạo, chỉ có 29% chưa thành thạo

Trang 32

- Về kỹ năng thảo luận, trao đổi

Đây là kỹ năng được các bạn sinh viên Khoa Quản lý đánh giá là rất cần thiết (chiếm 62%) đối với hoạt động học tập theo nhóm.

Trên thực tế, kỹ năng này đã được các bạn sinh viên sử dụng khá thànhthạo trong hoạt động học tập nhóm Đa số các nhóm chia đều bài tập chocác thành viên rồi tổ chức thảo luận, trao đổi, bàn bạc với nhau để đi đếnthống nhất, hoàn thiện bài làm Có rất nhiều nhóm thực hiện thảo luận giữacác thành viên rất sôi nổi, có đặt ra các câu hỏi chất vấn, có sự phản biện,khả năng thuyết trình vấn đề, cách nêu ý kiến cũng rất thuyết phục làmcho các thành viên nắm vững kiến thức hơn

Tuy nhiên, còn rất nhiều nhóm không thực hiện thành thạo kỹ năng này,các nhóm có khi không tiến hành thảo luận, trao đổi, sản phẩm của nhóm sẽđược một thành viên tổng hợp lại từ phần bài của mỗi thành viên chứkhông có sự tranh luận với nhau Hoặc có sự thảo luận nhưng lại khôngmấy chất lượng, mà còn làm mất thời gian do có quá nhiều ý kiến trái chiềunhóm không thể thống nhất được, hoặc thành viên không chịu phát biểu ýkiến, phát biểu không đúng nội dung

Qua khảo sát mức độ thực hiện các kỹ năng cho kết quả tương ứng, tỷ lệ

đánh giá ở mức độ thành thạo là 20%, tương đối thành thạo là 60%, chưa thành thạo là 17% và không thành thạo là 3% Có thể nói đây là kỹ năng

được đánh giá mức độ thành thạo và tương đối thành thạo cao nhất trong

10 kỹ năng chúng tôi điều tra

Trang 33

- Về kỹ năng nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là kỹ năng được sử dụng rất nhiều trong học tập củasinh viên nhất là trong học tập theo nhóm

Thực tế đa số sinh viên Khoa Quản lý đã biết cách nghiên cứu tài liệuhiệu quả, tìm kiếm được nhiều thông tin cần thiết mà không mất nhiều thờigian, góp phần làm cho bài tập nhóm trở nên phong phú và sâu sắc hơn.Tuy nhiên cũng còn không ít sinh viên chưa biết nghiên cứu tài liệu như thếnào, mất nhiều thời gian cho việc chọn sách, đọc sách, không biết chọn lọcthông tin khi ghi chép, thiếu khả năng tổng hợp, khái quát các thông tinnhằm phục vụ tốt cho bài tập của mình

Điều tra mức độ thực hiện kỹ năng cho kết quả tương ứng, 17% đánh

giá ở mức thành thạo, 50% tương đối thành thạo, 25% chưa thành thạo và 8% không thành thạo

- Về kỹ năng chia sẻ trách nhiệm:

Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm trong học tập theo nhóm hiện nay còn chưađược chú ý đúng mức Mặc dù khi điều tra về mức độ cần thiết của kỹ năngnày các bạn sinh viên Khoa Quản lý đều cho rằng nó cần thiết cho hoạt

động nhóm (Thể hiện qua các số liệu: 32% đánh giá là rất cần thiết, 33% đánh giá là khá cần thiết, 34% đánh giá là cần thiết và 1% đánh giá là không cần thiết) Thế nhưng trong thực tế rất ít nhóm có thể thực hiện kỹ

năng này Phần lớn các nhóm học tập chưa biết chia sẻ trách nhiệm, chưachia sẻ trách nhiệm với nhóm trưởng, với các thành viên khác Trách nhiệmnặng nề vẫn thuộc về người trưởng nhóm

Điều tra mức độ thành thạo kỹ năng này cho kết quả tương ứng: Tỷ lệ

đánh giá ở mức chưa thành thạo lên đến 49%, không thành thạo là 5%, tỷ

lệ đánh giá ở mức thành thạo chỉ 14%, tương đối thành thạo là 32% Theo

kết quả điều tra thì đây là một trong những kỹ năng sinh viên Khoa Quản lý

- HV QLGD ít thành thạo nhất

Trang 34

- Về kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực

Lắng nghe là một kỹ năng được các bạn sinh viên Khoa Quản lý đánh

giá là rất cần thiết: với tỉ lệ 53% đánh giá ở mức rất cần thiết, 16% khá cần thiết, 29% đánh giá ở mức cần thiết và 2% cho là không cần thiết.

Trong hoạt động học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý, kỹnăng này đã được sử dụng nhưng khác nhau về mức độ và hiệu quả giữacác nhóm Có những nhóm luôn coi trọng lắng nghe ý kiến các thành viên,khuyến khích thành viên bày tỏ quan điểm; nhưng cũng có không ít nhómkhông quan tâm đúng mức đến kỹ năng lắng nghe, ít tạo cơ hội cho thànhviên phát biểu ý kiến hoặc thái độ lắng nghe chưa tốt: thường ngộ nhận làbiết rồi nên không muốn nghe hoặc nghe một phần, có khi lắng nghe chỉ đểphát hiện cái sai của đối phương để phản ứng chứ không phải với tinh thầncầu thị

Khảo sát về mức độ thành thạo kỹ năng này cho kết quả tương ứng: Tỷ

lệ đánh giá ở mức chưa thành thạo lên đến 40%, không thành thạo là 6%,

tỷ lệ đánh giá ở mức thành thạo chỉ 17%, tương đối thành thạo là 37%.

Như vậy thì đây cũng là một trong những kỹ năng sinh viên Khoa Quản lý

-HV QLGD còn ít thành thạo nhất

- Về kỹ năng chia sẻ thông tin

Học tập theo nhóm là học hợp tác để học hỏi được nhiều hơn, chia sẻthông tin sẽ giúp mọi thành viên hiểu biết nhiều hơn, học hỏi được nhiềuhơn Trong thực tế kỹ năng này được sử dụng phổ biến khi học tập theo

nhóm và được đánh giá là kỹ năng được thực hiện khá thành thạo Cụ thể,

có 18% đánh giá ở mức thành thạo, 50% đánh giá ở mức tương đối thành thạo, 30% chưa thành thạo và 2% không thành thạo.

- Về kỹ năng giải quyết xung đột

Đây là một trong những kỹ năng còn hạn chế của sinh viên Khoa Quản

lý Thực tế khi học tập theo nhóm xảy ra rất nhiều mâu thuẫn giữa các

Trang 35

thành viên khi tranh luận các vấn đề nhưng hầu hết các mâu thuẫn này chưađược giải quyết thích đáng, các thành viên rất lúng túng không biết làm gì

để hòa giải mâu thuẫn, lâu dần làm cho không khí làm việc nhóm rất căngthẳng, làm giảm động lực xây dựng bài của các thành viên Tất nhiên cũng

có những nhóm đã giải tỏa được các mâu thuẫn, tạo dựng bầu không khíhòa đồng, vui vẻ trong nhóm nhưng khả năng xử lý này còn ở mức độ thấp.Mặc dù kỹ năng giải quyết xung đột được 47% ý kiến đánh giá là kỹ

năng rất cần thiết, 27% cho rằng khá cần thiết và 25% chọn cần thiết nhưng mức độ thành thạo lại không cao: chỉ có 3% đánh giá ở mức thành thạo, 25% tương đối thành thạo trong khi đó có tới 52% đánh giá ở mức chưa thành thạo và 20% không thành thạo

- Về kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm

Tự kiểm tra - đánh giá là một kỹ năng rất quan trọng, 50% ý kiến đánh

giá kỹ năng này ở mức độ rất cần thiết, 19% chọn khá cần thiết và 30% cần thiết

Thực tế trong hoạt động học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý

đã thực hiện tự kiểm tra - đánh giá nhưng chủ yếu là đánh giá cho điểmmức độ tham gia của các thành viên chứ chưa chú trọng đánh giá mặt tốt -xấu của nhóm để rút kinh nghiệm và tìm cách khắc phục

Trong sự đánh giá cho điểm các thành viên, hầu hết việc đánh giá củacác nhóm còn mang tính hình thức, thiếu khách quan không dựa trên sựđóng góp của các thành viên mà với hình thức “cào bằng” người tham giahiệu quả cũng bằng điểm người không tham gia Thực trạng này làm giảmđộng lực và sự cống hiến của các thành viên vì họ không được đánh giátheo sự cống hiến một cách công bằng

Khảo sát mức độ thực hiện kỹ năng này cho thấy hầu hết sinh viên KhoaQuản lý chưa thành thạo kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động nhóm

Trang 36

Cụ thể, tỷ lệ đánh giá ở mức thành thạo chỉ có 5%, tương đối thành thạo là 38%, chưa thành thạo lên đến 42% và 15% đánh giá là không thành thạo.

Tóm lại, qua bảng đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viênKhoa Quản lý - HV QLGD và sự phân tích ở trên, chúng tôi thấy rằng sinhviên trong Khoa còn hạn chế về nhiều kỹ năng học tập theo nhóm, đặc biệt

là kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng xâydựng nội quy hoạt động nhóm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá , do đó hoạtđộng học tập theo nhóm chưa thu được hiệu quả cao

Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng học tập theo nhóm cần phải rènluyện, bồi dưỡng các kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên

2.2.1.5 Thực trạng ý thức của thành viên nhóm

Qua điều tra có 56% ý kiến nhất trí rằng ý thức làm việc nhóm củacác thành viên là yếu tố tác động lớn nhất đến hiệu quả làm việc của nhóm.Điều này cho thấy hầu hết sinh viên đánh giá rất cao yếu tố ý thức thànhviên trong hoạt động nhóm

Trong thực tế, hầu hết các sinh viên đều có ý thức khi tham gia hoạtđộng nhóm, phần lớn sinh viên nhiệt tình, năng nổ xây dựng ý kiến cho bàitập nhóm Tuy nhiên cũng có một bộ phận không nhỏ các thành viên chưa

có ý thức trong hoạt động nhóm Các bạn coi bài tập nhóm là công việc củatập thể, của mọi người, ai cũng “trừ mình ra” và kết quả là “cha chungkhông ai khóc” Nhiều bạn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự làm việc củangười khác, một số bạn có tham gia làm bài tập nhóm nhưng tham gia mộtcách hình thức

2.2.1.6 Thực trạng phương pháp tiến hành hoạt động nhóm

Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm có một vị trí vô cùng quantrọng quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động học tập nhóm Quađiều tra, có 42% ý kiến cho rằng thiếu phương pháp làm việc nhóm hợp lý

là nguyên nhân cơ bản nhất gây kém hiệu quả của học tập nhóm

Trang 37

Thực tế, hiện nay ở sinh viên Khoa Quản lý có rất ít nhóm cóphương pháp làm việc nhóm một cách khoa học, hợp lý Hầu hết các nhómchưa có phương pháp làm việc nhóm đúng đắn nên hiệu quả hoạt độngnhóm chưa cao Cụ thể:

- Một số nhóm học tập không xác định một cách cụ thể, rõ ràng mục tiêukhi thực hiện một bài tập nhóm hay của một buổi thảo luận

- Các nhóm không lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho nhóm, vì vậy nhiềukhi nhóm không chủ động được thời gian, làm việc không khoa học

- Theo điều tra có đến 52% ý kiến cho rằng nhóm không xây dựng nộiquy khi hoạt động, có 48% có xây dựng nội quy nhưng thực tế việc thựchiện nội quy lại chưa được chú trọng Điều này làm cho hoạt động củanhóm thiếu quy củ, thiếu nguyên tắc nên chắc chắn hiệu quả hoạt độngnhóm sẽ không cao

- Việc phân công nhiệm vụ trong nhóm còn chưa phù hợp, các nhóm chủyếu phân công theo cách “trải đều cho các thành viên” (chiếm 40%), hay

“mỗi người một việc rồi tập hợp lại” (chiếm 32%), “tập trung vào cá nhânxuất sắc” (chiếm 16%); chỉ có 12% ý kiến khác là phân chia nhiệm vụ dựatrên năng lực và điều kiện của từng thành viên

- Phần lớn các nhóm đều chọn phương pháp thống nhất ý kiến “theo đasố” chiếm 75%, trong khi chỉ 17% chọn phương pháp “tất cả đồng ý”, 7%chọn phương pháp “không ai phản đối” và 1% chọn phương pháp “nhómtrưởng quyết định” Tất nhiên phương pháp thống nhất ý kiến theo đa số làphổ biến và dễ thực hiện nhưng đó chưa hẳn là đúng trong mọi trường hợp

vì chân lý khoa học đôi khi không thuộc về số đông

Đây là một số điểm chưa hợp lý cơ bản trong phương pháp tiến hành họctập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý, nó ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng hoạt động của nhóm

Ngày đăng: 14/01/2013, 15:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ khóa VIII
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
3. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.Tài liệu từ sách, báo, tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, "NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
4. Đặng Vũ Hoạt, Lý luận dạy học Đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Đại học
Nhà XB: NXB ĐHSP
5. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Tài liệu bài giảng Khoa học quản lý giáo dục 2, Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bài giảng Khoa học quản lý giáo dục 2
6. Nguyễn Kỳ (chủ biên), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
7. Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
8. Tập thể tác giả , Nguyễn Ngọc Quang, Nhà sư phạm - Người góp phần đổi mới lý luận dạy học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.Tài liệu mạng internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Quang, Nhà sư phạm - Người góp phần đổi mới lý luận dạy học", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
9. Bí quyết làm việc - học tập theo nhóm, http://www.teen,vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết làm việc - học tập theo nhóm
10. Đặng Danh Ngọc, Phương pháp làm việc nhóm dưới góp nhìn của sinh viên, http://www.bulletin.vnu.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp làm việc nhóm dưới góp nhìn của sinh viên
11. Thân Hương (tổng hợp), Phương pháp học nhóm, http://www. hocmai.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp học nhóm
12. Phương pháp học tập cộng tác: làm việc theo nhóm nhỏ, http://www1.agu.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp học tập cộng tác: làm việc theo nhóm nhỏ

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tổng hợp kết quả khảo sát được minh họa qua bảng sau: - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
ng hợp kết quả khảo sát được minh họa qua bảng sau: (Trang 29)
Bảng 1. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh   viên khoa Quản lý- HVQLGD - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng 1. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viên khoa Quản lý- HVQLGD (Trang 29)
Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra ở trên, cho thấy thực trạng mức độ thực hiện các kỹ năng học tập theo nhóm ở sinh viên khoa Quản lý, cụ thể như  sau:  - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
b ảng tổng hợp kết quả điều tra ở trên, cho thấy thực trạng mức độ thực hiện các kỹ năng học tập theo nhóm ở sinh viên khoa Quản lý, cụ thể như sau: (Trang 30)
Kết quả điều tra cụ thể được thể hiện ở bảng sau: - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
t quả điều tra cụ thể được thể hiện ở bảng sau: (Trang 41)
Bảng 2. Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên   tới việc rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên (Đơn vị: - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng 2. Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên tới việc rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên (Đơn vị: (Trang 41)
Bảng 3. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý -   Học viện Quản lý giáo dục - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng 3. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục (Trang 57)
Bảng 3. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải   pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý -   Học viện Quản lý giáo dục - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng 3. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục (Trang 57)
Bảng tổng hợp đánh giá mức độ cần thiết các kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Quản lý- HV QLGD (Đơn vị: %) - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng t ổng hợp đánh giá mức độ cần thiết các kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Quản lý- HV QLGD (Đơn vị: %) (Trang 71)
Bảng tổng hợp đánh giá mức độ cần thiết các kỹ năng làm việc nhóm của   sinh viên khoa Quản lý- HV QLGD (Đơn vị: %) - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng t ổng hợp đánh giá mức độ cần thiết các kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Quản lý- HV QLGD (Đơn vị: %) (Trang 71)
Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viên khoa Quản lý- HVQLGD - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng t ổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viên khoa Quản lý- HVQLGD (Trang 72)
Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viên   khoa Quản lý- HVQLGD - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng t ổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viên khoa Quản lý- HVQLGD (Trang 72)
Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên tới việc rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên (Đơn vị: %) - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng t ổng hợp kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên tới việc rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên (Đơn vị: %) (Trang 73)
Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên tới việc   rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên (Đơn vị: %) - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Bảng t ổng hợp kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên tới việc rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên (Đơn vị: %) (Trang 73)
các hình thức HTTN 19 57 2 31 21 41 2 96 - DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
c ác hình thức HTTN 19 57 2 31 21 41 2 96 (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w