1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực

35 3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; b

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Môn Ngữ văn ở trường phổ thông là một môn học bắt buộc đối với học sinh Nếu mônToán dạy cho các em cách tính toán, tư duy bằng các con số thì môn Ngữ văn dạy các emcách làm người Trong chương trình học của các em, mảng đề tài văn học dân gian, đặcbiệt là truyện cổ tích đã phát huy tối đa nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho các em Nhưnghiện nay, tâm lý của một số học sinh là không thích học môn văn nói chung và truyện cổtích nói riêng vì cho rằng nó quá khuôn khổ, lại dông dài và nhàm chán Nguyên nhân là

do đâu?

Có thể khẳng định rằng, một phần nguyên nhân là do phương pháp dạy của người giáoviên chưa được đảm bảo, không lôi cuốn được học sinh Vậy, làm thế nào để có những giờhọc đầy hứng thú của các em, làm thế nào để phát huy đúng giá trị và ý nghĩa của mônhọc? Điều này đòi hỏi người giáo viên cần đổi mới trong phương pháp giảng dạy của mình.Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trungương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chếhóa trong Luật Giáo dục (12/1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4/1999) Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,chống lại thói quen học tập thụ động Vậy, dạy học Ngữ văn thế nào cho tích cực, đặc biệt

là giảng dạy truyện cổ tích như thế nào cho đáp ứng được yêu cầu của cả người dạy và

người học, tìm hiểu vấn đề này, tôi nghiên cứu đề tài: “Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực”.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ bản chất, nắm được vai trò và nội dung cơ bản của một số phương phápdạy học tích cực Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng truyện cổtích (môn Ngữ văn THPT)

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 2

- Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp dạy học tích cực.

- Phạm vi nghiên cứu: Giảng dạy truyện cổ tích (phần văn học dân gian, Ngữ vănTHPT)

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu lý luận, phân tích, sosánh, tổng hợp, đánh giá

5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Khẳng định sự cần thiết để qua đó có ý thức tự giác và sáng tạo áp dụng phương phápdạy học tích cực trong giảng dạy truyện cổ tích

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tiểu luận còn có phần nội gồm 3 chương sau:

- Chương 1: Giới thuyết phương pháp dạy học tích cực và truyện cổ tích Việt Nam

- Chương 2: Dạy truyện cổ tích theo phương pháp dạy học tích cực

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 3

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ

TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 1.1 Phương pháp dạy học tích cực 1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Như đã nói ở phần đầu, định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được coi trọng

và đã được xác định rõ ràng từ nhiều năm trước Cụ thể là trong Nghị quyết Trung ương 4khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóatrong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào

tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999) Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,chống lại thói quen học tập thụ động Vậy thế nào là tính tích cực học tập?

1.1.2 Thế nào là tính tích cực học tập

Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển conngười luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội Vì vậy,hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáodục

Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọnghiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Tính tíchcực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập Động cơđúng tạo ra hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạonên tính tích cực Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập Suy nghĩ độc lập là mầmmống của sáng tạo Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tựgiác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấuhiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thíchphát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽnhững vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn

Trang 4

đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nảntrước những tình huống khó khăn…

Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:

- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…

- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một

số vấn đề…

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu

Nên lên vấn đề này để người làm giáo viên có thể nhận biết từ đó có phương pháp khơidậy tính tích cực học tập của các em thông qua các giờ lên lớp của mình

1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực

1.1.3.1 Khái niệm

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉnhững phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của người học

"Tích cực" dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụđộng chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt độngnhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứkhông phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy họctheo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụđộng

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưngngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Chẳng hạn, cótrường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứngđược, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhưngkhông thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động Vì vậy,giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phươngpháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạyhọc phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạtđộng học thì mới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phânbiệt với "Dạy và học thụ động"

Trang 5

1.1.3.2 Đặc trưng

- Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồngthời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên

tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phảithụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tình huốngcủa đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyếtvấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắmđược phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn

có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướngdẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tíchcực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ

là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho ngườihọc có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học,khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vìvậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra

sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngaytrong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học

có sự hướng dẫn của giáo viên

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệtđối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ,tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗicông tác độc lập Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽđáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh

Trang 6

Mặc khác, thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc

lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vậndụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng

và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng

và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

1.1.3.3 Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Trung học phổ

thông

- Phương pháp vấn đáp

Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả

lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hộiđược nội dung bài học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

Là phương pháp giúp cho học sinh phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phảitrong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ởtầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo

- Phương pháp hoạt động nhóm

Là phương pháp hoạt động giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinhnghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ra những điềuđang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấymình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ khôngphải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên

- Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đótrong một tình huống giả định

1.1.4 Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước,một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việc cần thiết phải chuyển dạyhọc lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm Dạy học lấy họcsinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy học tập trung vào người

Trang 7

học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học… Các thuật ngữ này cóchung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạyhọc, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò củagiáo viên.

Một khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải pháthuy tính tích cực chủ động của người học Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâmkhông phải là một phương pháp dạy học cụ thể Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục,một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung,phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến phươngpháp dạy và học

1.1.5 Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới quá trình dạy - học Văn

Khác với các giờ giảng của các môn học khác, giờ giảng văn là giờ học đem đến chohọc sinh những xúc cảm, rung động về một tác phẩm văn chương Vì vậy, việc giảng dạymôn Văn có những đặc trưng riêng biệt Trong một thời gian dài, người thầy được trang bịphương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều

Thật ra, những khó khăn của giáo viên khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn không phải là ít

Có thể là do học sinh không chú trọng môn học, thậm chí còn có tâm lý coi thường; hoặc

do một số tác phẩm đưa vào giảng dạy còn khó so với sự tiếp nhận của học sinh Vậy làmthế nào để khắc phục tình trạng trên? Bản thân mỗi giáo viên cần trang bị phương pháp phùhợp với từng đối tượng học sinh Từ đó thầy cô sẽ truyền cho các em niềm yêu thích vănchương, dẫn dắt các em nhận thức tác phẩm văn học một cách hứng thú Không nên áp đặthọc sinh cảm nhận và tuyệt đối hóa các giá trị văn học, bởi hành trình đến với cái đẹpkhông phải một sớm một chiều Thầy cô nên gắn việc dạy và học văn với việc nhận thứcthế giới xung quanh Như vậy, trong quá trình đổi mới dạy và học môn Văn, giáo viên cầntiếp cận với những phương pháp dạy học mới

1.2 Truyện cổ tích Việt Nam

1.2.1 Khái niệm

Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởngtượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ,người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí,

Trang 8

người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng

và hoạt động như con người

1.2.2 Đặc trưng nội dung

- Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội

Truyện cổ tích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình Nhữngmâu thuẫn này mang tính chất riêng tư nhưng lại phổ biến trong toàn xã hội có giai cấp:

xung đột giữa anh em trai (Cây khế, Hầm vàng hầm bạc), xung đột giữa chị em gái (Sọ Dừa, Chàng Dê), xung đột giữa dì ghẻ con chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm Cám), xung đột giữa con ruột và con nuôi (Thạch Sanh), xung đột có tính bi kịch về hôn

nhân, gia đình (Trầu cau, Ba ông Bếp, Sao hôm - sao mai, Ðá vọng phu) Những xung đột

xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập trung hơn Do vậy ít tác

phẩm tiêu biểu hơn (Cái cân thủy ngân, Của trời trời lại lấy đi, Diệt mãng xà) Một số truyện chứa đựng cả xung đột gia đình và xung đột xã hội (Thạch Sanh).

Dù gắn với đề tài gia đình hay đề tài xã hội, ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích cũng rấtsâu sắc Nó phản ánh được những xung đột, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, xung độtgiữa các tầng lớp trong một xã hội phân chia giai cấp Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phụquyền thể hiện qua xung đột giữa nhân vật bề trên và bề dưới, đàn anh và đàn em

Truyện cổ tích có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới, đàn em , lên ánnhân vật bề trên, đàn anh (trong thực tế không phải người em, người con nào cũng tốt ,người mẹ ghẻ , người anh trưởng nào cũng xấu) nghĩa là chống cái bất công, vô lý của xãhội phụ quyền nói chung (không đi vào từng số phận riêng) , thể hiện tinh thần nhân đạocao cả

- Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân

Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ Nhân vật đàn

em, bề dưới càng có đạo đức bao nhiêu, càng thật thà bao nhiêu thì càng thiệt thòi bấynhiêu Ðây là thực trạng của xã hội có giai cấp và có áp bức giai cấp

Tác giả dân gian, trong cổ tích, đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng Họ nhờ vào lựclượng thần kỳ và nhân vật đế vương Lực lượng thần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp tácgiả dân gian đạt tới một xã hội lý tưởng , một xã hội có đạo lý và công lý Lực lượng thần

kỳ đứng về phía thiện, trợ giúp cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc Trong quátrình đó, lực lượng thần kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội Nhân vật đế vương vừa là

Trang 9

phương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng xã hội của nhân dân Vua ThạchSanh, hoàng hậu Tấm là hiện thân của một xã hội tốt đẹp , xã hội lý tưởng.

- Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân

Triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là chủ nghĩa lạc quan.Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó màyêu đời, tin vào cuộc đời (cho dù cuộc sống hiện tại đầy khổ đau, người ta vẫn luôn hướng

về cuộc sống ngày mai tốt đẹp)

Kết thúc có hậu là biểu hiện dễ thấy của tinh thần lạc quan, nhưng không phải là biểuhiện duy nhất

Kết thúc bi thảm vẫn chứa đựng tinh thần lạc quan Nhân vật chính chết hoặc ra đi biệttích Nhưng cái chết hoặc ra đi của nó để lại niềm tin vào phẩm giá con người, niềm tin vàocuộc đời

Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức Ðạo đức

luôn gắn với tình thương , lấy tình thương làm nền tảng (Ðứa con trời đánh , Giết chó khuyên chồng )

Niềm tin ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác vừa là triết lý sống lạc quan vừa là đạo lý, ước mơcông lý của nhân dân trong cổ tích

Việc định hướng cho học sinh tìm hiểu hết được những ý nghĩa về nội dung và nghệthuật là hết sức khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp phương pháp giảng dạy.Giảng dạy thế nào cho hiệu quả, ta thử cùng tìm hiểu một số cách sau đây

Trang 10

CHƯƠNG 2 : DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH

CỰC 2.1 Đối với giáo viên 2.1.1 Giáo viên tạo tâm thế cho học sinh khi vào giờ dạy cổ tích

Với lứa tuổi học sinh lớp THPT, các em rất hiếu động, thích tò mò khám phá, khôngthích áp đặt, phê bình Vì vậy khi truyền thụ kiến thức cho các em, giáo viên phải chọn lựaphương thức cho phù hợp Giáo viên có thể tạo tâm thế bằng cách giới thiệu bài Cụ thểgiới thiệu bài trực tiếp, cũng có thể giới thiệu bài gián tiếp Ví dụ dạy truyện Thạch Sanh

có thể vào bài: “Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Thạch Sanh là truyện được nhândân ta yêu thích bởi vì truyện thể hiện được ước mơ và niềm tin của nhân dân ta vào đạođức công lý của xã hội Truyện đã xây dựng được nhân vật Thạch Sanh - một nhân vật vớinhiều chiến công Vậy để hiểu rõ hơn về truyện và nhân vật Thạch Sanh chúng ta cùngnhau đi vào bài học”

Cũng có thể vào bài bằng cách so sánh: “Nếu như truyện truyền thuyết là loại truyệndân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thì truyện cổtích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật Truyện Thạch Sanhđược nhân dân ta yêu mến bởi đã xây dựng được nhân vật Thạch Sanh bằng trí tưởngtượng phong phú Vậy để hiểu rõ hơn về truyện chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu bàihọc.”

Giáo viên cũng có thể tạo tâm thế cho học sinh bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi tìm

2.1.2 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, kể

Đọc là một việc rất quan trọng trong dạy học cổ tích Thông qua việc đọc mà học sinh

có thể cảm thụ được truyện Vậy muốn đọc tốt thì cần làm gì?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, ngắt nghỉ đúng chỗ, biếtđọc đúng ngữ điệu, không đọc vội vàng, hấp tấp hoặc đọc quá chậm

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm Đây là mức độ cao trong nghệ thật đọc.Cách đọc đó đã tái hiện lại nội dung phong phú, đa dạng và đầy cảm xúc của truyện Đó làsựu miêu tả bằng giọng nơi trên cơ sở người đọc đã thấm nhuần truyện Chỉ có khi nàohiểu được tính cách nhân vật trong truyện thì người đọc mới có thể đọc đúng và đọc diễncảm ngôn ngữ của nhân vật

Trang 11

Sau khi đọc truyện, giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện Kể chuyện có thể bằngnhiều hình thức khác nhau như để nguyên lời kể của tác giả để tóm tắt, hoặc dùng ngônngữ của nhân vật Dù kể theo cách nào cũng phải giữ được cốt truyện.

2.1.3 Giáo viên dùng lời để giảng bình

Khi dạy truyện cổ tích rất cần giảng bình Bằng ngôn ngữ giáo viên giảng giải, học sinh

sẽ nắm được vấn đề Giáo viên phải khám phá được ý nghĩa của hiện tượng nghệ thuật,nhấn mạnh được phương pháp nghệ thuật mà tác giả đã dùng hoặc rút ra những điểm cơbản về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện Việc bình giảng đó đảm bảo sự phân tíchtác phẩm một cách sâu sắc và thấy được bản chất của tác phẩm văn học

2.1.4 Giáo viên nêu vấn đề khi dạy truyện cổ tích

Giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh tìm hiểu văn bản Các truyện cổtích đều có cốt truyện, nhân vật nên khi đưa câu hỏi cần có những câu hỏi phát hiện nhânvật, tái hiện nhân vật, phân tích nhân vật, đánh giá ý nghĩa nhân vật, tỏ thái độ đối với nhânvật hoặc các câu hỏi mang tính gợi tìm, phát huy tính độc lập sáng tạo của bốn đối tượnghọc sinh là giỏi, khá, trung bình và yếu

Một điều cần chú ý là câu hỏi không được đặt một cách tùy tiện mà phải đặt trong giáo

án, phải biết kết hợp với những câu hỏi cụ thể, chi tiết với những câu hỏi khái quát Cầnchú ý nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi mở Tìm hiểutruyện là giáo viên hướng cho học sinh tìm thấy những cái hay, cái đẹp về nôi dung vànghệ thuật của truyện Giáo viên vừa cho học sinh đọc, vừa tìm hiểu Giáo viên có thể chọnnhững hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh, đó là:

2.1.5 Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho hoc sinh qua giờ dạy truyện cổ tích

Khi tìm hiểu truyện ngoài việc phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên vẫn phảiphân tích thâu tóm vấn đề, khái quát vấn đề Qua giờ học cổ tích, giáo viên khiến cho các

em biết yêu, biết ghét rõ ràng Cụ thể là biết cần cù lao động, biết căn ghét bọn áp bức bóc

Trang 12

lột, biết ước mơ về một tương lai tươi sáng Đây là những điều cần thiết để cho các emhình thành nhân cách nhìn nhận con người một cách đúng đắn.

Giáo dục tư tưởng tình cảm của học sinh qua giờ học cổ tích sẽ có ảnh hưởng tốt đến sựphát triển nhân cách của học sinh

2.1.6 Khắc sâu truyện cổ tích cho các em bằng nhiều hình thức

- Chuyển thể một đoạn truyện thành kịch, cho các em nhập vai

- Thi đọc diễn cảm

- Thi kể chuyện

- Tổ chức những buổi ngoại khóa giới thiệu về truyện cổ, xem băng hình

2.1.7 Dạy truyện cổ tích cần tích hợp với hai phân môn tiếng Việt, tập làm văn và

đã học và thực tiễn

2.2 Đối với học sinh

Học sinh phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, cụ thể học sinh phải soạn bài và học bài cũ Nếu hưhọc sinh không làm tốt khâu này thì sự tiếp hu bài mới sẽ kém hiệu quả Học sinh phải trảlời tất cả những câu hỏi vào vở luyện và và làm những bài tập giờ trước giáo viên yêu cầu

Có như vậy học sinh mới nhanh hiểu bài mới

- Trong giờ học, học sinh phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, thựchiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra, ngoài ra, học sinh còn cần đưa ra những thắcmắc cần giáo viên giải đáp

- Học sinh phải thực sự yêu môn văn cũng như yêu những câu truyện cổ tích trongchương trình Các em cần tự tìm đến những câu chuyện cổ Việt Nam hoặc nước ngoài

Trang 13

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 Mô tả thực nghiệm 3.1.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm

* Mục tiêu

- Nâng cao năng lực cho giáo viên về thiết kế bài học theo hướng tích cực.

- Giúp học sinh nắm được vấn đề và có khả năng vận dụng những kỹ năng đã học trong

phạm vi đặc thù môn học

* Nhiệm vụ

+ Kiến thức:

• Giúp học sinh hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng

ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện

• Hiểu được đặc trưng của một truyện cổ tích thần kỳ

• Vận dụng những kiến thức đọc hiểu tác phẩm vào tiếng Việt và tập làm văn

+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học ngữ văn lớp 10

+ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ( Nguyễn Đổng Chi)

+ Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích Việt Nam qua truyện "Tấm Cám" ,NXB văn học, Hà Nội, 1968

Trang 14

+ Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, khoa ngữ văn trường Đại học tổng hợp

TP Hồ Chí Minh, 1989

+ Dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (Nguyễn Viết Chữ)

- Phương tiện: Máy chiếu, bảng phụ và những tranh ảnh liên quan đến truyện cổ tích

"Tấm Cám”

* Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc tác phẩm trong sách giáo khoa

- Chuẩn bị bài học theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa

- Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm: tài liểu, tranh ảnh, phim…

3.1.4 Thời gian và qui trình tiến hành thực nghiệm

- Thời gian: Trong phạm vi hai tiết học (90 phút), thầy và trò sẽ tìm hiểu nội dungtruyện cổ tích Tấm Cám

- Quy trình tiến hành: Bài học được tìm hiểu theo tiến trình được soạn trong bài giảng

3.1.5 Phương pháp dạy học

- Do đặc trưng thể loại truyện cổ tích cần chú ý đến phương pháp tái tạo, phương phápgợi tìm Ngoài ra cần chú ý kết hợp với những phương pháp dạy học khác như: Phươngpháp nghiên cứu, phương pháp đọc sáng tạo

- Nhấn mạnh vào những câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo và tái hiện

- Trong quá trình phân tích tác phẩm, GV cần dẫn dắt HS theo sự phát triển của mâuthuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, nghĩa là phải theo sát tiến trình phát triển của cốt truyện

3.2 Nội dung thực nghiệm

TẤM CÁM

(SGK Ngữ văn, lớp 10 tập 1, trang )

* Dẫn dắt vào bài học mới: truyện cổ tích “Tấm Cám"

Nguyễn Khoa Điềm – nhà thơ của “Đất nước” đã viết những câu thơ rất xúc động nhưsau:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bang đến đậu

Trang 15

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa Hoa của đất, người trồng cây dựng của…

(Đất nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”)

Những câu truyện cổ tích từ lâu đã thấm nhuần và trở thành tâm hồn người Việt Chúng

ta sinh ra và trưởng thành từ những câu chuyện rất đỗi thân quen nhưng cũng rất thiêngliêng đó của dân tộc Chắc hẳn trong các em, mỗi em đều có riêng trong trí tưởng tượngcủa mình một chị Tấm, một chàng Thạch Sanh với những yếu tố thần kỳ rất hấp dẫn.Nhưng những cảm quan ban đầu của các em về truyện cổ tích chưa hẳn đầy đủ bởi truyệndân gian dù được lưu truyền trong quần chúng nhưng cũng ẩn chứa những đặc trưng nghệthuật rất đặc thù Hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một văn bản truyện cổ tích rấtquen thuộc – truyện cổ tích "Tấm Cám" , để các em có thể khám phá được những đặc điểmtiêu biểu nhất trong nội dung và nghệ thuật của thể loại tác phẩm này

* Thiết kế bài học

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Trang 16

I Tìm hiểu chung:

1 Tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ

tích và " Tấm Cám”

GV hướng dẫn HS đọc phần tiểu dẫn

trong sách giáo khoa và vận dụng những

kiến thức của HS về thể loại truyện cổ tích

qua bài “ Khái quát về văn học dân gian

Việt Nam” đã được học

" Tấm Cám" là một truyện cổ tích tiêu

biểu, em hãy cho biết thế nào là truyện cổ

tích? Hãy kể tên một số truyện cổ tích Việt

Nam và thế giới mà em biết?

- HS trả lời, có bổ sung

- GV gợi ý giúp HS nhớ những truyện cổ

tích tiêu biểu nhất của Việt Nam và nước

ngoài

Truyện cổ tích được chia làm mấy loại?

Truyện cổ tích "Tấm Cám" thuộc loại nào?

GV thuyết trình trước lớp những đặc

điểm cơ bản và những ví dụ minh họa cho

những tiểu loại truyện cổ tích cho HS có

những hiểu biết toàn diện về những tiểu

- Một số truyện cổ tích Việt Nam quenthuộc : Thạch Sanh, Sọ Dừa, Em bé thôngminh…

- truyện cổ tích nước ngoài: Cô bé lọlem (Pháp), Truyện cổ Grim (Đức), Côngchúa và hạt đậu, Con mèo đi hia (Đanmạch)

Phân loại truyện cổ tích

- Truyện cổ tích được chia làm 3 loại:+ Truyện cổ tích loài vật

+ Truyện cổ tích sinh hoạt+ Truyện cổ tích thần kỳ

- "Tấm Cám" thuộc loại truyện cổ tíchthần kỳ

Trang 17

gian về đặc điểm và quan hệ của các con

vật trong thế giới loài vật (Vd: Quạ và

công, Trí khôn của ta đây, Con thỏ thông

minh…)

- Truyện cổ tích sinh hoạt: là những

truyện phản ánh sinh hoạt đời thường, gần

gũi với người bình dân, phản ánh hiện thực,

đề cao đạo đức, lí trí sáng suốt và tinh thần

thực tế của nhân dân (Vd: Làm theo vợ

dặn, cái cân thủy ngân, thằng ngốc, em bé

thông minh…)

- Truyện cổ tích thần kỳ: Là những

truyện kể chủ yếu phản ánh ước mơ,

nguyện vọng, lý tưởng xã hội của nhân dân

thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp,

cái thiện Yếu tố kì ảo tham gia như một

phần không thể thiếu trong cốt truyện (Vd:

Thạch Sanh, Lọ nước thần, Cây tre trăm

đốt…)

GV chiếu trước lớp một đoạn video phim

“ Tấm Cám”, cho HS có hình dung sinh

động bước đầu về tác phẩm

2 Đọc văn bản – tác phẩm:

GV: "Tấm Cám" là một truyện cổ tích

khá quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên hầu

hết các em chỉ được tiếp xúc với tác phẩm

này dưới dạng truyền miệng dân gian Vì

vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản

tác phẩm của câu truyện này

- GV gọi HS đọc văn bản

2 Đọc và tóm tắt văn bản – tác phẩm.

- Yêu cầu: đọc diễn cảm, thâm trầm, nhẹ

Ngày đăng: 24/04/2014, 09:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐỐI SÁNH - dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực
BẢNG ĐỐI SÁNH (Trang 21)
BẢNG ĐỐI SÁNH - dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực
BẢNG ĐỐI SÁNH (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w