1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh

107 4,6K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 853,78 KB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp Đặt vấn đề Rau quả là loại thực phẩm rất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của con người. Chế độ ăn uống hợp lý cần có tỷ lệ rau và quả thích hợp. Đất nước chúng ta có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho sự phát triển của thực vật nói chung và rau quả nói riêng. Do đó, từ lâu đời nhân dân ta đă có những phương pháp chế biến các món ăn từ rau quả. Vừa là món ăn dân tộc, vừa bảo quản được dài ngày như rau quả phơi sấy khô, các loại mứt, rau quả muối chua, nước trái cây đóng chai… Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát cũng phát triển mạnh mẽ. Trong nhiều năm qua, với nhu cầu yêu thích sự tươi mát bổ dưỡng và làm đẹp từ thiên nhiên lần lượt các loại nước uống đóng chai được chế biến từ nhiều loại trái cây rất ngon và bổ dưỡng ở dạng nectar hay nước ép đã dần dần được ưa chuộng nhiều hơn các loại thức uống nhẹ khác như nước ngọt có gaz. Là một nước nhiệt đới nên có ưu thế về nhiều loại trái cây như: chua, dứa, xoài, bưởi, mãng cầu, chua là một loại rau quả quan trọng nhất ở tất cả các nước trên thế giới. Ở nước chúng ta chua được trồng nhiều ở khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ở một số vùng cao. chua đã được đánh giá có chứa hàng chục hoạt tính hữu hiệu. Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về các giống chua và vấn đề bảo quản, chế biến một số sản phẩm từ chua. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ tập trung đến năng suất và hàm lượng chất khô nói chung của quả chuachưa quan tâm nhiều đến hàm lượng chất chống oxy hóa, điển hình là Lycopen ( là chất chống oxy hóa mạnh trong tự nhiên). Bên cạnh chua thì dứa là một quả có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Trong dứa có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B 1, vitamin B 2 ,vitamin C, mangan…Đặc biệt là enzyme bromelin giúp kích thích tiêu hóa dễ dàng. chuadứa là nguồn nguyên liệu rất phong phú, phổ biến, rẻ tiền, đồng thời có giá loại thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam rất có lợi cho sức khỏe, do đó việc SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 1 Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu là rất cần thiết, nó sẽ đem lại sự tiện lợi cho quá trình phân phối tiêu thụ và sử dụng, rất thích hợp với cuộc sống ngày càng công nghiệp hoá hiện nay. Chính vì vậy, được sự cho phép của Khoa Công nghệ thực phẩm, em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu qui trình sản xuất nước ép chua pha dứa đóng chai thủy tinh”. Nhiệm vụ của đề tài: Tiến hành nghiên cứu để đưa ra quy trình hoàn thiện sản xuất sản phẩm nước ép chua pha dứa. Để đạt đuợc mục đích đó ta cần phải thực hiện các nội dung sau: - Xác đinh các thông số cơ bản của nguyên liệu chua và dứa. - Xác định chế độ xử lý nhiệt cho chua - Xác định chế độ xử lý nhiệt cho dứa. - Xác định tỷ lệ phối trộn dịch thịt quả chuanuớc ép dứa. - Xác định luợng đuờng cần bổ sung. - Xác định tỷ lệ acid citric cần bổ sung. - Xác định hàm luợng pectin cần bổ sung. Tính ứng dụng của đề tài. Nghiên cứu xác định đuợc các yếu tố ảnh huởng đến chất lượng sản phẩm nước ép chua - dứa và tìm ra các thông số thích hợp để xây dựng quy trình chế biến nước ép chua - dứa. Tạo ra mặt hàng mới từ nguồn nguyên liệu chua và dứa, làm phong phú đa dạng các mặt hàng nước giải khát có nguồn gốc thiên nhiên trên thị trường. đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 2 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về nước giải khát 1.1.1. Lịch sử hình thành. Nước giải khát có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện tại. Nó không chỉ là nguồn cung cấp nước mà còn là nguồn bổ sung muối khoáng, vitamin….Ngoài ra một số thành phần nước giải khát có giá trị dinh dưỡng lớn tạo điều kiện tiêu hóa tốt hơn và có vai trò chữa bệnh. Một số dược sỹ ở Mỹ đã bắt đầu thêm vào những vị thuốc và hương thơm thảo dược cho những thức uống không mùi như: cây phong, cây bồ công anh, xá xị và những chiết xuất từ trái cây khác….Việc những cửa hàng thuốc tây đầu tiên bày bán những thùng nước chứa sođa đã trở nên phổ biến trong một phần văn hóa Mỹ. Dần dần khách hàng lại muốn mang những thức uống về nhà và công nghệ sản xuất nước ngọt đóng chai phát triển từ đó để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 1.1.2. Xu hướng phát triển ngành sản xuất nước giải khát. Ngành sản xuất nước giải khát đang phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chủng loại và sản lượng đã mau chóng chiếm lĩnh và được các thị trường tiếp nhận, trong số đó phải kể đến các hãng sản xuất nước giải khát nổi tiếng như: Cocacola, Pepsicola, Nestle….có doanh thu đạt hàng chục tỷ USD/năm, với mặt hàng truyền thống là loại nước giải khát pha chế từ: đường, hương liệu, màu, CO 2 , và một số loại hóa chất khác đã chiếm lĩnh được thị trường quốc tế trong suốt thế kỷ 20. Ngày nay, khi điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng nước giải khát ngày càng tăng và từng bước chuyển dần từ loại nước giải khát pha chế truyền thống sang sử dụng nước giải khát có chứa các chất dinh dưỡng như các loại: axit amin, vitamin, muối khoáng…được sản xuất từ các loại trái cây. Đây được coi là mặt hàng chiến lược chủ yếu của thế kỷ 21, nên nhiều quốc gia như: Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, Trung Quốc…đã tập trung nghiên cứusản xuất được nhiều loại nước giải khát từ các loại trái cây: cam, dứa, xoài, ổi, táo, mơ, dâu, nho, vải, bưởi…có chất lượng rất cao đã mau chóng chiếm lĩnh được nhiều thị trường. Cho đến nay đã có một số sản phẩm từ trái cây như: Bluebird, Treetop…là sản phẩm không cồn của Florida (Mỹ) được sản xuất từ 100% dịch trái nho, táo mà trong thành phần có SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 3 Đồ án tốt nghiệp nhiều loại vitamin, muối khoáng, độ đường khoảng 15-18% đóng trong hộp kim loại có dung tích 160 – 180 ml. Một số sản phẩm có độ cồn thấp (6%V) mang nhãn hiệu Arbor Mist (Mỹ) được sản xuất từ rượu vang: nho, đào, dâu…có hàm lượng đường từ 12-15% và nhiều loại vitamin, muối khoáng khác đã và đang được người tiêu dùng đánh giá cao, tuy nhiên giá của sản phẩm còn quá cao so với thu nhập của phần đông người tiêu dùng Việt Nam. Thuận lợi với vị trí địa lý, khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam đã thu hút khá nhiều vốn đầu tư nước ngoài về lĩnh vực nước uống với sự phong phú về chủng loại và thành phần tham gia. Ở Việt Nam, trên thị trường hiện nay có đầy đủ các loại nước giải khát của các tập đoàn lớn như: Coca-Cola, Pepsi-IBC, Bestfood của Uniliver, Wonderfarm…các công ty Việt Nam cũng không ngừng đầu tư phát triển cho ra sản phẩm mới tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Một số sản phẩm nước giải khát của các công ty lớn như: trà xanh không độ, trà thảo mộc Dr Thanh, trà Barley của công ty Tân Hiệp Phát, nước yến ngân nhĩ, trà sâm bí đao của công ty Tân Quang Minh… Các loại nước giải khát ít đường không gaz, không hương liệu, có nguồn gốc tự nhiên đang được người tiêu dùng rất yêu chuộng. Theo kết quả điều tra thị trường do công ty cổ phần nước giải khát Tribeco thực hiện, thị trường nước giải khát không gaz tăng 10% năm trong khi nước ngọt có gaz tiếp tục sụt giảm 5%. Nắm được nhu cầu này của người tiêu dùng nhiều công ty vừa phải đối đầu với hai tên tuổi lớn trong lĩnh vực nước giải khát là Coca và Pepsi. Các công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới một số thiết bị dây chuyền sản xuất các loại đồ uống từ trái cây tự nhiên như Tribeco một tập đoàn kinh tế đa ngành, đổi mới với phương châm: sứ mệnh hướng đến cộng đồng bằng những sản phẩm hoàn hảo có giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên. Việc đẩy mạnh sản xuất các loại thức uống xanh đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm như nước bí đao, nước yến, trà xanh không độ, Barley, trà đào, trà bông cúc, nha đam, tim nhân sen…ngày càng làm phong phú thêm thị trường đồ uống. 1.1.3.Phân loại nước giải khát. Tùy theo nguồn nguyên liệu và phương pháp sản xuất, nước giải khát được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng nói chung có thể phân thành hai nhóm chính là nước giải khát có CO 2 và nước giải khát không có CO 2 . SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 4 Đồ án tốt nghiệp 1.1.3.1. Nước giải khát có CO 2 . Nước giải khát có CO2 được sản xuất theo phương pháp lên men: Gồm hai loại: • Loại lên men từ nước quả. • Loại lên men từ dịch đường, tinh bột. Chúng khác nhau về thành phần hóa học và quy trình chuẩn bị dịch lên men nhưng khí CO2 trong nước giải khát đều sinh ra từ quá trình lên men ethanol dịch đường. Nước giải khát có CO 2 được sản xuất theo phương pháp nhân tạo: CO 2 có trong sản phẩm được nạp vào trong quá trình sản xuất, ngoài ra trong thành phần còn có dịch đường, dịch quả, axit thực phẩm, hương, màu thực phẩm…theo tỷ lệ phối trộn nhất định. 1.1.3.2. Nước giải khát không có CO 2 : Gồm các phân nhóm: Nước giải khát giàu năng lượng: Ngoài các thành phần đường, hương, màu, axit thực phẩm…người ta còn bổ sung các vitamin, axit amin hoặc dịch cốt từ các loại dược thảo có tác dụng bồi bổ và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nước khoáng: Là loại nướcchứa các muối khoáng tự nhiên hoặc được pha chế từ các chất hóa học bên ngoài với tỷ lệ xác định. Các sản phẩm này có chứa một số nguyên tố khoáng cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Nước giải khát: Thành phần chủ yếu gồm đường, dịch quả (chiếm 10-15%, tùy loại nguyên liệu và sản phẩm), hương, màu, axit thực phẩm… 1.2. Tổng quan về đồ hộp, đồ hộp nước quả. , , , 1.2.1.Giới thiệu về đồ hộp. , , , SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 5 Đồ án tốt nghiệp Đồ hộp là một dạng thực phẩm đã qua các giai đoạn chế biến được đựng trong hộp kín cách ly với môi trường bên ngoài, nhờ quá trình thanh trùng tiêu diệt vi sinh vật gây hư hỏng nên đồ hộp có thể bảo quản ở nhiệt độ thường trong thời gian dài. 1.2.2.Giới thiệu về Đồ hộp nước quả. , , , Nước quả được sản xuất từ các loại hoa quả ép lấy nước, có giá trị dinh dưỡng cao dùng để uống. Ngoài tác dụng nước giải khát nó còn có nhiều tác dụng khác giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, dùng để bồi dưỡng cho bệnh nhân Những chất có giá trị thực phẩm cao nhất trong quả như gluxit, axit hữu cơ, vitamin… đều tập trung ở dịch quả. Sản phẩm nước quả đóng hộp có chứa đầy đủ và cân đối các chất đó nên có giá trị thực phẩm cao. Đồ hộp nước quả dùng để uống trực tiếp là chủ yếu, ngoài ra còn có thể sử dụng đồ hộp nước quả để chế biến ra các dạng sản phẩm khác như: Siro quả, rượu mùi, rượu vang, nước giải khát, mứt đông… Tùy theo mức độ tự nhiên của sản phẩm, phân loại đồ hộp nước quả thành các loại sau: Nước quả tự nhiên: chế biến từ một loại quả, không pha thêm đường hoặc bất cứ một phụ gia nào. Nước quả hỗn hợp: chế biến bằng cách pha trộn thêm hai hoặc nhiều loại nước quả với nhau. Lượng nước quả pha thêm chiếm không quá 35% so với lượng nước quả chủ yếu. Nước quả pha thêm đường: nước quả được pha thêm đường kính để tăng vị và độ dinh dưỡng. Có thể pha thêm axit thực phẩm để tăng độ chua. Nước quả cô đặc: chế biến bằng cách cô đặc nước quả tự nhiên. Tùy theo phương pháp bảo quản nước quả, người ta phân biệt: Nước quả thanh trùng: đóng vào bao bì kín, thanh trùng bằng nhiệt (có thể thanh trùng trước hoặc sau khi đóng vào bao bì). Nước quả làm lạnh (hoặc làm lạnh đông): nước quả được bảo quản lạnh hay lạnh đông. Nước quả nạp khí CO 2 : nước quả được nạp khí cacbonic (CO 2 ) để ức chế hoạt động của các vi sinh vật. SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 6 Đồ án tốt nghiệp Nước quả sunfit hóa: bảo quản bằng các hóa chất có chứa SO 2 (axit sunfuro và các muối của nó). Nước quả sunfit hóa được coi như nước quả bán chế phẩm trước khi sử dụng cần phải chế biến lại. Nước quả rượu hóa: nước quả được pha thêm rượu ethylic, với hàm lượng đủ để ức chế hoạt động của vi sinh vật. Tùy theo trạng thái sản phẩm nước quả, người ta chia ra: Nước quả ép dạng trong: chế biến bằng cách tách dịch bào khỏi mô quả bằng phương pháp ép. Sau đó được lắng, lọc loại bỏ hết thịt quả. Sản phẩm ở dạng trong suốt không có lắng thịt quả ở đáy bao bì. Nước quả ép dạng đục: chế biến tương tự như nước quả dạng trong. Chỉ khác biệt là không lắng, lọc triệt để như nước quả trong. Sản phẩm nước quả ép dạng đục vẫn còn chứa một lượng thịt quả nhất định trong sản phẩm. Nước quả nghiền (thường gọi là nectar): chế biến bằng cách nghiền mịn mô quả cùng với dịch quả, rồi pha thêm đường, axit thực phẩm cùng các phụ gia khác.  Yêu cầu về nguyên liệu dùng để sản xuất nước quả: Nguyên liệu dùng chế biến nước quả cần có hàm lượng cao các chất đường, acid, các chất tannin, chất thơm, chất màu và dịch quả của các nguyên liệu đó cần có hương vị và màu sắc hấp dẫn. Các chỉ tiêu hóa học quan trọng, đặc trưng cho chất lượng dịch quả và khối lượng riêng, hàm lượng chất khô và độ acid của dịch quả. Quả đưa vào chế biến cần tươi tốt, không bầm dập, không sâu bệnh và có độ chín thích hợp. Quả chưa đủ độ chín còn cho dịch quả có hàm lượng đường thấp và độ acid quá cao, hương vị kém. Ngược lại nếu quả chín thì mô quả mềm, nhũn, khi ép tỷ lệ dịch quả thấp và nhiều bọt, khó lắng và lọc. 1.2.3.Nguyên lý sản xuất đồ hộp, nước đóng chai. , , , Nguyên liệu Chất lượng nguyên liệu để sản xuất nước ép quả là yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng sản phẩm. Do đó nguyên liệu dùng để chế biến nước quả phải chứa đầy đủ các thành SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 7 Đồ án tốt nghiệp phần dinh dưỡng như đường, perotein, acid hữu cơ,…phải ở trạng thái tươi tốt, không dập nát, sâu thối vì một sản phẩm tốt không thể có từ loại nguyên liệu kém chất lượng, quả cần đạt độ chín kỹ thuật vì nếu chưa đủ chín thì màng tế bào cứng, dịch bào ít nên nhiều phế liệu và do hàm lượng đường thấp, hàm lượng acid cao nên chua nhiều. Ngược lại, nếu chín quá thì sẽ lên men rượu, mô của nguyên liệu mềm và bở, khi ép thịt quả kết lại không cho dịch thoát ra, dịch có nhiều bọt và khó lắng, lọc, làm trong. Nước rau quả ép thường được sản xuất từ các loại rau quả chứa nhiều dịch bào, trong đó tập trung hầu hết các chất dinh dưỡng có trong rau quả. Một số loại rau quả chất dinh dưỡng không chỉ chứa trong dịch bào mà còn có nhiều trong các thành phần khác (phần xơ…) có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nước quả nghiền, nectar…như vậy mới tận dụng được triệt để nguồn dinh dưỡng chứa trong quả. Phân loại - rửa nguyên liệu Nguyên liệu sau khi thu nhận từ nơi sản xuất cần tiến hành lựa chọn (để loại trừ các nguyên liệu không đủ quy cách, sâu bệnh, men mốc, thối hỏng) và phân loại (để phân chia nguyên liệu đồng đều về kích thước, hình dáng, màu sắc, độ chín) nhằm mục đích tìm ra được quy trình sản xuất thích hợp và định ra chế độ quản lý bảo quản tốt hơn. Rửa là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Người ta dùng nước để rửa nhằm loại trừ các tạp chất, đất, cát, bụi bẩn…xung quanh nguyên liệu để làm lộ ra những chỗ hỏng, dễ lựa chọn, đồng thời làm giảm một số lượng lớn vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. Nước dùng để rửa nguyên liệu phải đủ tiêu chuẩn của nước dùng để uống. Xử lý nguyên liệu • Xử lý nguyên liệu bằng cơ học Trong sản xuất nước đóng chai, người ta thường dùng các tác dụng cơ học như: gọt vỏ, bỏ cùi, bỏ cuống, lấy hạt, cắt miếng và xay nghiền nguyên liệu…để loại bỏ các phần không sử dụng được và làm nhỏ nguyên liệu theo kích thước yêu cầu của nhà sản xuất. Làm nhỏ nguyên liệu bằng máy đảm bảo được tính đồng đều, năng suất cao, đồng thời hạn chế được lượng phế liệu. • Chần và hấp SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 8 Đồ án tốt nghiệp Nhiều loại nguyên liệu trước khi đóng hộp, đóng chai được đem xử lý nhiệt sơ bộ, tức là nhúng nguyên liệu vào nước nóng hay hấp bằng hơi nước có nhiệt độ 80 – 100 0 C, thời gian từ 3 – 15 phút tùy theo yêu cầu chế biến. Việc chần, hấp nguyên liệu được tiến hành bằng phương pháp thủ công hay máy móc. Hấp nguyên liệu trong hơi nước ít tổn thất chất dinh dưỡng hơn chần trong nước nóng, tuy nhiên thao tác chần nguyên liệu thuận lợi hơn, thiết bị đơn giản hơn, truyền nhiệt nhanh chóng nên được sử dụng nhiều hơn. Chần và hấp nguyên liệu có các mục đích sau đây: Khử trùng: việc chần hoặc hấp có thể tẩy sạch tạp chất và giết chết phần lớn vi sinh vật bám trên nguyên liệu. Diệt men: nguyên liệu sau khi cắt, gọt vỏ sẽ tiếp xúc với không khí, men oxy hóa hoạt động mạnh làm màu sắc nguyên liệu biến đổi, sinh tố bị phá hoại và nghiêm trọng hơn là làm cho nguyên liệu bị biến chất. Do đó, mục đích quan trọng của việc chần và hấp là để phá hủy hệ thống men, đình chỉ các quá trình sinh hóa trong nguyên liệu giúp cho nguyên liệu không bị biến chất, biến đổi màu sắc cũng như giữ được một phần các vitamin có trong nguyên liệu. Làm thay đổi kết cấu tổ chức: chần hoặc hấp làm cho nguyên liệu mềm hóa kết cấu, co rút vững chắc, thể tích giảm xuống tiện cho việc xếp hộp. Khử hết không khí tồn tại trong gian bào: không khí còn tồn tại trong nguyên liệu khi thanh trùng sẽ làm cho hộp bị phồng, trong quá trình bảo quản sẽ gây hư hỏng thực phẩm như làm tổn thất chất dinh dưỡng hoặc thúc đẩy quá trình oxy hóa và ăn mòn vỏ hộp. Vì vậy, chần hoặc hấp sẽ khử được phần lớn không khí trong gian bào của nguyên liệu. Nâng cao chất lượng sản phẩm: một số nguyên liệu có mùi, vị không tốt khi chần hoặc hấp sẽ mất đi phần lớn. Tác dụng cầm màu: qua bước chần hoặc hấp ở nhiệt độ thấp, về sau xử lý ở nhiệt độ cao, diệp lục tố cũng không bị biến đổi mà vẫn giữ được màu sắc tươi sáng. Rau xanh được chần đúng chế độ làm cho clorofin được ổn định, không bị biến thành feofitin có màu vàng xanh trong các quá trình chế biến nhiệt tiếp theo. Phối chế SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 9 Đồ án tốt nghiệp Phối chế là trộn lẫn hai hay nhiều thành phần riêng biệt với nhau để thu được sản phẩm cuối cùng có hương vị, màu sắc thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Người ta thường pha thêm các loại nước quả khác để làm tăng phẩm chất của sản phẩm. Tỷ lệ phối chế tùy thuộc vào từng loại nước quả, từng nguyên liệu. Mỗi loại nguyên liệu khi phối chế đều phải nghiên cứu tỷ lệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Khâu phối chế này thường tiến hành trước khi lọc nước quả vì phản ứng của các chất trong nước quả có thể cho kết tủa sẽ được lọc đi. Bổ sung thêm các gia vị và phụ gia vào để sản phẩm được hoàn thiện hơn về dinh dưỡng, cảm quan và thị hiếu… Lọc Dịch ép là dung dịch trong đó có chứa đường, protein, acid, chất màu,….Dịch ép không chỉ là dịch bào mà còn chứa các phần tử của mô nguyên liệu, kích thước, hàm lượng các chất này tùy thuộc vào nguyên liệu, phương pháp sơ chế và kỹ thuật ép. Dịch khi ép có các hạt lơ lửng có kích thước khác nhau. Muốn nước quả không bị lắng cặn phải loại bỏ các hạt lơ lửng có kích thước tương đối lớn và cặn bã (lọc thô). Trong sản xuất đồ hộp nước quả trong suốt, người ta phải lọc để loại bỏ các hạt rất nhỏ của thịt quả (lọc trong). Lọc có thể tiến hành theo phương pháp thủ công như giấy lọc, vải lọc, lưới inox, đất sét bentonic (ngoài tích điện trái dấu còn có khả năng hấp thụ protein và pectin nên khi lọc có thể làm trong nước quả)…hay lọc cơ giới. Khi lọc ở vận tốc không đổi thì phải tăng áp suất vì sau khi lọc một thời gian sẽ hình thành một lớp cặn ở bên trên, làm cho tốc độ lọc giảm dần. Tuy nhiên, áp suất không được tăng lên quá 0,3 – 0,5 atm vì khi đó các cặn hữu cơ sẽ bị kết lại làm tắc lỗ lọc. Trường hợp lọc ở áp suất không đổi (áp suất khí quyển) thì phải định kỳ làm sạch lớp bã lọc bên trên dụng cụ lọc. Đồng hóa Mục đích làm cho sản phẩm lỏng hoặc sệt được đồng nhất bằng cách làm cho các phần tử của sản phẩm có kích thước rất nhỏ (phần lớn là đến vài chục micromet). Kích thước các phần tử trên càng nhỏ bao nhiêu thì nước quả càng ổn định bấy nhiêu, trong quá trình bảo quản càng không bị phân lớp. Thông thường, kích thước các phần tử thịt quả phải dưới 10μ, quá trình này được thực hiện bằng máy piston có sự chênh lệch áp suất lớn từ 250 – 300 at. SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 10 [...]... lycopen tăng gấp 4 lần so với chua tươi SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 22 Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.2 Hàm lượng lycopen trong một số thực phẩm chua Thực phẩm từ chua Lycopen (ug/g) Bột chua (powder) 1126,3-1264,9 Tương chua 99,0 -134,4 Nước ép chua 50,0 -116,0 Súp cà chua đóng hộp( condensed) 79,9 Sốt chua 62 chua đã chế biến (cooked) 37 chua tươi 8,8 - 42,0 • Chức... nhiệt độ thường 1.3.1.6 Tình hình sản xuất chua ở Việt Nam và thế giới  Việt Nam chua du nhập vào Việt Nam trên 100 năm nay, có thể là do nhập từ nước ngoài vào Ban đầu cây chua trái có múi, quả hồng, thường được gọi là chua tây Đầu thế kỷ 20 chua tây mới được trồng phổ biến ở Việt Nam Diện tích trồng chua việt nam hiện nay từ 12 – 13 ngàn ha chua được trồng chủ yếu ờ đồng bằng... kín hộp sắt người ta ghép kín bằng mối ghép kép và khi ghép kín bao bì thủy tinh bằng nắp sắt tây người ta ghép bằng mối ghép đơn Thanh trùng Là quá trình dùng nhiệt độ để tiêu diệt vi sinh vật còn sống sót bên trong sản phẩm sau khi đã ghép kín đồng thời làm mềm hóa cấu trúc của sản phẩm Đây là quá trình quan trọng mang tính quy t định đến thời gian bảo quản sản phẩm Hiện nay có nhiều phương pháp thanh... khỏi sản phẩm trong một ngăn của máy ghép kín, đây là phương pháp bài khí và ghép kín có hiệu quả SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 11 Đồ án tốt nghiệp • Đóng chai Quá trình đóng chai, ghép kín hộp để ngăn cách hẳn thực phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật bên ngoài là một quá trình quan trọng có ảnh hưởng tới thời gian bảo quản lâu dài của thực phẩm Nắp chai, nắp hộp cần phải được ghép... đặc trưng Có thể rấm chua bằng etylen với liều lượng 0.1 – 0.5% thể tích khô, kết hợp với nâng nhiệt độ 20 – 30 0C, độ ẩm 80 – 85% Khi rấm chín chỉ nên xếp chua mật độ khoảng 80 -90kg/m3 Dùng hóa chất để bảo quản chua: Đây là công trình nghiên cứu của trường Đại Học Nông Nghiệp Tamil Nadu (Ấn Độ) Họ có thể bảo quản chua trong vòng 3 tháng bằng cách sau khi thu hoạch chua họ cho vào một... quả ngay để đem vào sản xuất thì số lượng vi sinh vật lại tăng lên nhanh chóng Nước quả thường bị hỏng theo những dạng sau: - Nước quả thường bị mốc do Penicillium phát triển - Nước quả có mùi rượu do nấm men gây lên men rượu - Nước quả dễ bị chua do các vi khuẩn gây lên men lactic, lên men acetic 1.3 Tổng quan về nguyên liệu 1.3.1 Chua 1.3.1.1 Nguồn gốc của Chua  Cây chua có tên tiếng Anh... mối ghép hay bật nắp ra khỏi bao bì Quá trình ghép kín được tiến hành bằng các loại máy cấu tạo rất khác nhau tùy theo mức độ tự động hóa của sản xuất và yêu cầu đối với chất lượng của sản phẩm cần ghép kín trong áp suất chân không hay áp suất thường Tiến hành ghép kín nắp vào bao bì sắt tây hay thủy tinh, hầu hết người ta dùng nắp bằng kim loại, chủ yếu là sắt tây, khi ghép kín hộp sắt người ta ghép... Người Ý gọi trái chua là “Quả táo ái tình” do màu sắc của nó đẹp Đến năm 1570 chua bắt đầu được trồng nhiều ở Miền Bắc Châu Âu Đến cuối thế kỷ 16 nhiều vùng châu Âu vẫn xem chua là quả có độc không ăn được mà chỉ dùng để làm cảnh Người Pháp cũng gọi chua “Quả táo ái tình” Người Anh bắt đầu trồng cây chua vào 1590, do một công tước Anh đi thám hiểm ở vùng Nam Mỹ thấy cây chua có lá xanh... Richard Bradlley vẫn cho rằng chua là có độc Mãi đến 24 năm sau người Anh mới bắt đầu biết ăn chua căn cứ vào thông tin trong quy n “Thực vật từ điển” bằng tiếng Đức xuất bản vào 1811 có viết “Người châu Âu dùng chua làm thực phẩm vào giữa thế kỷ 18” Từ đó họ bắt đầu chọn lọc và lai tạo giống chua Đến năm 1863 người châu Âu đã tạo ra được 23 loại giống chua Đến cuối thế kỷ 19 tăng lên... lycopersicum  Nguồn gốc SVTH: Phan Thị Thu Hương MSSV: 1091101060 16 Đồ án tốt nghiệp chua là một loại thực vật dễ trồng Thường thì có màu đỏ, chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A và C, potassium, chất đạm, chất xơ và lycopene chua có nguồn gốc từ các vùng Tây Nam Châu Mỹ trên đất Peru, Ecuado, Bolivia ngày nay Ở Peru chua dại mọc trên núi, lá chua có lớp lông mịn và trên . phép của Khoa Công nghệ thực phẩm, em thực hiện đề tài: Nghiên cứu qui trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh . Nhiệm vụ của đề tài: Tiến hành nghiên cứu để đưa ra quy trình. đề tài. Nghiên cứu xác định đuợc các yếu tố ảnh huởng đến chất lượng sản phẩm nước ép cà chua - dứa và tìm ra các thông số thích hợp để xây dựng quy trình chế biến nước ép cà chua - dứa. Tạo. trình hoàn thiện sản xuất sản phẩm nước ép cà chua pha dứa. Để đạt đuợc mục đích đó ta cần phải thực hiện các nội dung sau: - Xác đinh các thông số cơ bản của nguyên liệu cà chua và dứa. - Xác định

Ngày đăng: 23/04/2014, 04:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.3.Thành phần hóa học của quả cà chua - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của quả cà chua (Trang 23)
Bảng 1.4. Số lượng Solannin thay đổi theo độ chín của quả - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 1.4. Số lượng Solannin thay đổi theo độ chín của quả (Trang 24)
Hình 1.2. Hình ảnh quả dứa - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 1.2. Hình ảnh quả dứa (Trang 28)
Hình 1.3: Dứa queen - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 1.3 Dứa queen (Trang 31)
Bảng 1.9:  Thành phần hóa học của một số giống dứa Giống Dứa, nơi trồng Độ khô - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 1.9 Thành phần hóa học của một số giống dứa Giống Dứa, nơi trồng Độ khô (Trang 37)
Bảng 1.10: Sự thay đổi thành phần hóa học của dứa hoa Phú Thọ theo tháng thu hoạch - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 1.10 Sự thay đổi thành phần hóa học của dứa hoa Phú Thọ theo tháng thu hoạch (Trang 37)
Bảng 2.3. Chỉ tiêu hóa học của acid citric: - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 2.3. Chỉ tiêu hóa học của acid citric: (Trang 52)
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình sản xuất dự kiến nước ép cà chua – dứa - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình sản xuất dự kiến nước ép cà chua – dứa (Trang 56)
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu sản xuất nước ép cà chua – dứa - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu sản xuất nước ép cà chua – dứa (Trang 61)
Hình 2.3.Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chần cà chua đến hiệu suất của quá trình chà. - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chần cà chua đến hiệu suất của quá trình chà (Trang 62)
Hình 2.4.Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chần dứa đến hiệu suất của quá trình ép. - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chần dứa đến hiệu suất của quá trình ép (Trang 63)
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phối chế tỷ lệ dứa / Cà Chua 2.3.7. Khảo sát tỷ lệ đường bổ sung. - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phối chế tỷ lệ dứa / Cà Chua 2.3.7. Khảo sát tỷ lệ đường bổ sung (Trang 66)
Hình 2.7.Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ đường phối chế 2.3.8. Khảo sát tỉ lệ Acid Citric bổ sung vào dịch quả. - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ đường phối chế 2.3.8. Khảo sát tỉ lệ Acid Citric bổ sung vào dịch quả (Trang 67)
Hình 2.10.Sơ đồ bố trí thí nghiệm thiết lập và kiểm tra công thức thanh trùng - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 2.10. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thiết lập và kiểm tra công thức thanh trùng (Trang 70)
Bảng 3.1.Bảng kết quả xác định nột số chỉ tiêu của cà chua tại phòng thí nghiệm. - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.1. Bảng kết quả xác định nột số chỉ tiêu của cà chua tại phòng thí nghiệm (Trang 73)
Bảng 3.2.Bảng kết quả xác định nột số chỉ tiêu của dứa tại phòng thí nghiệm - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.2. Bảng kết quả xác định nột số chỉ tiêu của dứa tại phòng thí nghiệm (Trang 74)
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chần đến hiệu suất của quá trình chà. - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chần đến hiệu suất của quá trình chà (Trang 76)
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chần đến hiệu suất của quá trình ép. - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chần đến hiệu suất của quá trình ép (Trang 80)
Bảng 3.8.Đánh giá sơ bộ dịch quả sau khi bổ sung Dứa. - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.8. Đánh giá sơ bộ dịch quả sau khi bổ sung Dứa (Trang 85)
Bảng 3.11:Chuyển đổi hàng theo các vị trí tương ứng của tỷ lệ đường bổ sung - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.11 Chuyển đổi hàng theo các vị trí tương ứng của tỷ lệ đường bổ sung (Trang 88)
Bảng 3.12. Bảng kết quả cảm quan ở các tỷ lệ bổ sung thêm đường vào nước ép cà chua - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.12. Bảng kết quả cảm quan ở các tỷ lệ bổ sung thêm đường vào nước ép cà chua (Trang 89)
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá cảm quan tỷ lệ Acid Citric bổ sung - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá cảm quan tỷ lệ Acid Citric bổ sung (Trang 90)
Bảng 3.14: Chuyển đổi vị trí hàng theo các điểm tương ứng của tỷ lệ acid citric bổ sung: - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.14 Chuyển đổi vị trí hàng theo các điểm tương ứng của tỷ lệ acid citric bổ sung: (Trang 91)
Bảng 3.16: Kết quả cảm quan ở các tỷ lệ bổ sung thêm pectin vào nước ép cà chua - dứa - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.16 Kết quả cảm quan ở các tỷ lệ bổ sung thêm pectin vào nước ép cà chua - dứa (Trang 93)
Bảng 3.18. Bảng kết quả xử lý thống kê thí nghiệm thăm dò tỷ lệ pectin/ dịch quả Tỷ lệ pectin(%) Điểm trung bình chưa có trọng lượng của các chỉ tiêu - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.18. Bảng kết quả xử lý thống kê thí nghiệm thăm dò tỷ lệ pectin/ dịch quả Tỷ lệ pectin(%) Điểm trung bình chưa có trọng lượng của các chỉ tiêu (Trang 95)
Hình 3.8 : Kết quả đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm với những tỷ lệ pectin khác nhau - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 3.8 Kết quả đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm với những tỷ lệ pectin khác nhau (Trang 96)
Hình 3.10.Đồ thị hiệu chỉnh công thức thanh trùng Nhận xét: - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 3.10. Đồ thị hiệu chỉnh công thức thanh trùng Nhận xét: (Trang 100)
Hình 3.11. Sản phẩm nước giải khát từ cà chua-dứa - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 3.11. Sản phẩm nước giải khát từ cà chua-dứa (Trang 102)
Bảng 3.21. Bảng chi phí nguyên liệu phụ cho 1 chai nước ép cà chua – dứa - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Bảng 3.21. Bảng chi phí nguyên liệu phụ cho 1 chai nước ép cà chua – dứa (Trang 103)
Hình 3.12.Quy trình công nghệ nước giải khát cà chua–dứa - nghiên cứu quy trình sản xuất nước ép cà chua pha dứa đóng chai thủy tinh
Hình 3.12. Quy trình công nghệ nước giải khát cà chua–dứa (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w