1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

49 306 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển nông nghiệp. Từ một quốc gia nghèo đói thiếu lương thực, Việt Nam đã giải quyết được nhu cầu về lương thực trong cả nước và đứng thứ hai về xuất khẩu gạo sau Thái Lan qua đó người nông dân có thêm điều kiện chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: cây lạc, cây mía, cây đậu, cây khoai lang … Cây lạc là cây trồng khá phổ biến ở nước ta nhất là ở khu vực miền Bắc có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây công nghiệp ngắn ngày. Hồng Lộc là một xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh với hầu hết diện tích đất địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp màu mỡ thuận lợi cho cây trồng phát triển, hệ thống kênh mương dày đặc phục vụ cho công tác tưới tiêu nước cho sản xuất. Từ những điều kiện thuận lợi đó giúp cho người dân phát triển cây lạc, mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây lạc còn là cây trồng đem lại giá trị dinh dưỡng cao và là sản phẩm để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp làm cho hạn hán, mưa lũ xảy ra làm cho người nông dân không phản ứng kịp. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, vôi, thuốc BVTV còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo nhiều hộ gia đình còn sử dụng giống tự có, quy trình kỹ thuật còn thụ động bảo thủ theo kiểu truyền thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn lúng túng. Chính điều này làm cho hoạt động sản xuất lạc của người dân địa phương xã Hồng Lộc chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn, với đồng vốn bỏ ra. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân 2012 ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất lạc và hiệu quả sản xuất lạc; - Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; - Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc sản xuất lạc ở địa phương; - Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huy những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân. - Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân người dân trồng lạc ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Hồng Lộc - Về thời gian: Số liệu thu thập trong giai đoạn 2010-2012, đánh giá hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012; đề xuất giải pháp đến năm 2015.

Trang 1

Xin cảm ơn cán bộ ủy ban nhân dân xã Hồng Lộc – huyện Lộc hà – tỉnh Hà Tĩnh

đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp một số tài liệu liên quan Và chân thành cảm ơn đến người thân và bạn bè, những người luôn động viên, góp ý giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng tôi không thể tránh khỏi sai sót do hạn chế về tri thức cũng như về thời gian, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía thầy cô

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI

Trang 4

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào = 500m2

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ năm 2005 – 2008

Bảng 2 : Tình hình sản xuất lạc của nước ta những năm gần đây (2003-2011)

Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 9 năm (2002-2011)

Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc Hà qua 3 năm (2010-2012)

Bảng 5 : Tình hình sử dụng đất ở xã Hồng Lộc qua 3 năm (2010-2012)

Bảng 6: Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc qua 3 năm (2010-2012)

Bảng 7 : Tình hình CSHT và trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất của xã Hồng Lộc

Bảng 8: Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc qua 3 năm 2010-2012

Bảng 9 Tình hình sản xuất lạc của xã Hồng Lộc giai đoạn 2010-2012

Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra xã Hồng Lộc

Bảng 11: Diện tích gieo trồng lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012

Bảng 12: Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra

Bảng 13: Tình hình sử dụng giống lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012Bảng 14:Chi phí sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra(BQ/Sào)Bảng 15: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Đông Xuân của các hộ điều tra 2012

Bảng16 Kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012(BQ/sào)Bảng 17: Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra

Bảng 18: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ ĐôngXuân của các hộ điều tra năm 2012

Trang 6

Bảng 19: Ảnh hưởng của nhân tố công lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012

Bảng 20: Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc của các hộ điều tra (BQ hộ)

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển

để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triểnnông nghiệp Từ một quốc gia nghèo đói thiếu lương thực, Việt Nam đã giải quyết được nhu cầu về lương thực trong cả nước và đứng thứ hai về xuất khẩu gạo sau Thái Lan qua

đó người nông dân có thêm điều kiện chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh

tế cao: cây lạc, cây mía, cây đậu, cây khoai lang … Cây lạc là cây trồng khá phổ biến ở nước ta nhất là ở khu vực miền Bắc có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây công nghiệp ngắn ngày

Hồng Lộc là một xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh với hầu hết diện tích đất địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp màu mỡ thuận lợi cho cây trồng phát triển, hệ thống kênh mương dày đặc phục vụcho công tác tưới tiêu nước cho sản xuất Từ những điều kiện thuận lợi đó giúp cho ngườidân phát triển cây lạc, mang lại giá trị kinh tế cao Bên cạnh đó, cây lạc còn là cây trồng đem lại giá trị dinh dưỡng cao và là sản phẩm để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp làm cho hạn hán, mưa lũ xảy ra làm cho người nông dân không phản ứng kịp Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, vôi, thuốc BVTV còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo nhiều hộ gia đình còn sử dụng giống tự có, quy trình kỹ thuật còn thụ động bảo thủ theo kiểu truyền thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn lúng túng Chính điều này làm cho hoạt động sản xuất lạc của người dân địa phương xã Hồng Lộc chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn, với đồng vốn bỏ ra Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn

Trang 8

đề tài: “Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân 2012 ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất lạc và hiệu quả sản xuất lạc;

- Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh;

- Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc sản xuất lạc

ở địa phương;

- Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huy những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân

- Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân người dân trồng lạc ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc

Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Hồng Lộc

- Về thời gian: Số liệu thu thập trong giai đoạn 2010-2012, đánh giá hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012; đề xuất giải pháp đến năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Là phương pháp nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội Nó yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách

Trang 9

khoa học, khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau.

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Hồng Lộc, UBND huyện Lộc Hà

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra phỏng vấn 40 hộ sản xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên

+ Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Hệ thống hoá các số liệu dướidạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian

+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các cán bộ lãnh đạo am hiểu về lĩnh vực này

Trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu tôi đã hết sức cố gắng nhưng do còn hạnchế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sótkính mong quý thầy cô và bạn đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC

1.1.1 Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế

1.1.1.1 Hiệu quả

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì hiệu quả là một đại lượng so sánh vớithành quả và chi phí thời gian, tài nguyên bỏ ra để đạt được hiệu quả đó xem cao hay làthấp Kết quả là cái mà chúng ta thu được, đạt được, là kết quả của quá trình lao động

- Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi vàhướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau Trong sản xuất, hiệuquả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lợi nhuận, đượcđánh giá bằng số lương thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là sốlượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

- Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:

+ Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, là sự phảnánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính Là chỉtiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằmđạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu

+ Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sửdụng các nguồn lực đầu vào ít nhất

1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Sau khi xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra, ta tính được hiệu quảkinh tế Hiệu quả kinh tế có thể được biểu hiện bằng số tương đối cường độ, quan hệ sosánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào

Trang 11

Q là lượng kết quả thu được

C là chi phí bỏ ra hoặc các yếu tố đầu vào

∆Q là lượng kết quả tăng thêm

∆C là lượng chi phí hoặc đầu vào tăng thêm

1.1.2 Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc

 Các chỉ tiêu chi phí đầu vào:

Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất, bao gồmchi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể công lao động gia đình và khấu hao sảnphẩm nông nghiệp

Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chi tiêu bao gồm chi phí trung gian, khấu hao tàisản cố định và hao phí lao động

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lạc

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả :

- Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO/ha): Là chỉ tiêu biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhấtđịnh tính trên 1 ha

Trang 12

Trong đó:

GO: Tổng giá trị sản xuất

- Giá trị tăng trên một đơn vị diện tích (VA/ha): Chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trịsản xuất và chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích nhất định

Trong đó:

VA: Giá trị gia tăng

- Năng suất lạc (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu kg lạc trênmột đơn vị diện tích gieo trồng

1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc

1.2.1 Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc

Cây lạc có tên Latinh là: Arachis hypogea L

Trang 13

Vào khoảng thế kỷ thứ XV cây lạc được đưa từ Braxin sang Châu Phi cùng vớicác thuyền buôn Từ Châu Phi lạc được đưa sang Châu Á và Nam Châu Âu (Ý, Tây BanNha) Từ Châu Âu lạc được đưa sang Bắc Mỹ Từ Châu Á (Trung Quốc) lạc được đưasang Nga và các nước Đông Âu Ở nước ta, cây lạc được đưa từ Trung Quốc sang vàokhoảng đầu thế kỷ thứ XIX.

Lạc có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng rộng rãi trên thế giới, được xếp thứ 13

về diện tích các cây thực phẩm của thế giới

1.2.2 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc

1.2.2.1 Giá trị dinh dưỡng

Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Lạc là nguồn thức ăn giàu vềdầu lipit và prôtêin, thành phần sinh hoá của lạc có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, vào

sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tốkhông bình thường như: Sâu bệnh hại, và phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnhhưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc.Tuy nhiên, các thành phần dinh dưỡng tronghạt lạc cho phép xếp lạc vào những hạt có nhiều chất béo, với tỷ lệ trung bình là 50%, và

có nhiều chất đạm với tỷ lệ trung bình là 20%

Do có nhiều thành phần dinh dưỡng, cho nên lạc có thể thay thế một phần thịt, cá,trong bữa ăn hàng ngày và là nguồn cung cấp chủ yếu chất béo, chất đạm trong các bữa

ăn của người theo đạo Phật

Mặt khác, lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng

Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già rang, nấu ), ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu đểchế biến nước chấm và thực phẩm khác Gần đây nhờ có công nghiệp thực phẩm pháttriển, người ta chế biến thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu,

bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc

1.2.2.2 Giá trị kinh tế

Giá trị trong nông nghiệp

Trang 14

* Giá trị chăn nuôi

Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân

lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc

Hạt lạc sau khi ép lấy dầu, còn lại khô dầu Khô dầu là loại thức ăn tinh cung cấpchất đạm rất tốt cho gia súc

Vỏ quả lạc, nghiền nhỏ thành bột, có thể trộn với các loại rau, cỏ làm thức ăn thôcho gia súc Vỏ lạc còn được dùng làm chất độn chuồng rất tốt cho lợn

Thân và lá lạc là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng cho gia súc Cây lạc chứađến 47% chất đường bột; 11,5% chất đạm; 1,8% chất béo; tính theo trọng lượng khô

* Giá trị trồng trọt

Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các nướcnghèo vùng nhiệt đới Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệpthực phẩm, trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất

Lạc thuộc nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, lại có thể trồng được trên nhiều loạiđất khác nhau cho nên nông dân đã sử dụng lạc là cây tăng vụ ở tất cả các vùng từ đồngbằng đến trung du, miền núi

Sau khi thu hoạch rễ cây lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn Lượng đạmnày làm tăng thêm độ phì nhiêu của đất Vì vậy, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất làm tăngchất dinh dưỡng trong đất Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các chân đất bạc màu

Giá trị trong công nghiệp

Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chếbiến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làmdung môi cho thuốc bảo vệ thực vật ), ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăncho người và chăn nuôi gia súc và gia cầm Dầu lạc được sử dụng trong công nghiệp chế

Trang 15

biến xà phòng Vỏ quả lạc có nhiều chất xơ, có thể dùng làm chất đốt, làm nguyên liệu đểchế biến sợi nhân tạo và ủ lên men để chế biến thành rượu.

Hạt lạc được sử dụng nhiều trong công nghệ làm bánh, kẹo, bơ, mỳ ăn liền

Giá trị xuất khẩu

Lạc là một trong những cây trồng chủ yếu và là mặt hàng xuất khẩu quan trọngcủa nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam 70% sản lượng lạc dành cho xuất khẩu(54.6nghìn tấn vào năm 2006), đứng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn của thế giới

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc

1.3.1.1 Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên

* Về đất đai

Lạc có khả năng thích ứng lớn đối với các loại đất khác nhau Có thể nói lạc là loạicây trồng không có yêu cầu nghiêm khắc đối với các đặc tính của đất Nhưng đối với câylạc phù hợp với các loại đất cát pha, nhẹ, xốp, sáng màu Đất trồng lạc tốt nhất là cácchân đất thoát nước tốt, kết cấu xốp và mịn, chưa bị rửa trôi màu

Lạc phát triển tốt trên các chân đất có phản ứng trung tính, tốt nhất là độ pH củađất không thấp dưới 6 Nếu đất chua, pH dưới 5 thì cần phải bón vôi Lạc chịu được đấtmặn vừa, ưa thích chân đất có chất vôi

Lạc sinh trưởng và phát triển tốt trên đất sạch cỏ Đặc biệt yêu cầu đất sạch cỏ vàolúc mới mọc

Trang 16

Thích hợp nhất cho sinh trưởng phát triển lạc là từ 24-330C, nhiệt độ giới hạndưới cho nảy mầm là 120C

* Về nhu cầu đối với nước và độ ẩm

Nước và độ ẩm, nhất là độ ẩm là điều kiện chủ yếu đảm bảo cho sinh trưởng vàphát triển của cây lạc Ở các vùng trồng lạc thích hợp, lượng mưa trung bình hàng nămvào khoảng 1000-1300 mm là đủ

* Nhu cầu đối với ánh sáng

Cây lạc có phản ứng nhất định đối với tác động của ánh sáng Các thời kỳ sinhtrưởng khác nhau có phản ứng khác nhau đối với ánh sáng.Số giờ nắng/ngày có ảnhhưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên

 Dinh dưỡng khoáng

Lạc yêu cầu thấp về dinh dưỡng khoáng, do đó lạc không đáp ứng với lượng phânkhoáng cao Bón từ 75- 150kg/ha, trong đó chủ yếu là lân (P) coi như là đủ đối với câylạc

Trang 17

Lạc rất cần vôi Khi thiếu vôi, cây lạc có nhiều quả không có hạt Vôi giúp cho lạchuy động được kali, làm cho quả chắc, hạt đầy Trên các chân đất chua được bón vôi thìquả chắc tăng lên, tỷ lệ quả lép ít đi.

1.3.3 Yếu tố kinh tế xã hội

 Thị trường và giá cả tiêu thụ

Giá cả và thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lạc củangười nông dân Hiện nay, người nông dân sản xuất và bán sản phẩm thường bị tưthương ép giá, giá bán trên thị trường cao nhưng người dân lại bán với mức giá thấp, vìvậy việc tiêu thụ còn gặp khó khăn Mặt khác, giá các yếu tố đầu vào như giống, phânbón … ngày càng tăng cao, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm cho lợi ích của người sảnxuất có phần suy giảm

Bên cạnh đó, người nông dân lại thiếu thông tin về thị trường, không hiểu được thịtrường mua một số sản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng làm cho chi phí chongười sản xuất của người nông dân tăng lên, mức lợi nhuận thu về ít, người dân thường

“lấy công làm lãi”

Trang 18

Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ làm cho người dân đã nhậnthức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm kết hợp với tập quán canh tác làm tăng năng suấtcây trồng, giảm một phần chi phí đáng kể cho người dân sản xuất về giống, khâu làmđất, các biện pháp chăm sóc …

 Điều kiện về chủ trương chính sách

Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với người nông dân trong việc hỗ trợ vềvốn, đầu ra cho người nông dân, thông qua rất nhiều chính sách về thuế, đất đai

1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.4.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Hiện nay, lạc được trồng trên 100 nước và sản lượng đạt 53,38 triệu tấn Châu Á lànơi có diện tích trồng và sản lượng lạc cao nhất, chiếm trên 60% sản lượng của thế giới.Châu Phi đứng thứ hai chiếm 30%, các châu lục khác rất ít Ấn Độ là nước đứng đầu thếgiới về diện tích trồng lạc (trên 8 triệu ha) tiếp theo là Trung Quốc Năng suất lạc ởTrung Quốc khá đồng đều ở các vùng Diện tích trồng lạc ở Đông Nam Á không nhiều,chỉ chiếm 12,61% diện tích thu hoạch và 12,95% sản lượng lạc của châu Á

Bảng 1 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ năm 2007-2010

( Nguồn: PAS, USDA 2010)

1.4.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây lạc được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước vàđược chia theo các vùng sinh thái ở hai miền Nam, Bắc Diện tích, năng suất và sảnlượng lạc không ngừng phát triển Năm 2000, diện tích lạc cả nước ta chỉ 243.8 nghìn

Trang 19

ha, với năng suất 16.7 tạ/ha Nhưng đến năm 2005 đã đạt diện tích 269.6 nghìn ha, năngsuất 18.1 tạ/ha Do lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, hơn nữa yêu cầu về đất đaikhông quá khắt khe nên phù hợp với điều kiện nước ta

Bảng 2 : Tình hình sản xuất lạc của nước ta những năm gần đây (2003-2011)

và thu hoạch lạc vào sản xuất

1.4.3 Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh

Tỉnh Hà Tĩnh nằm thuộc vùng Bắc Trung Bộ Là một tỉnh có tổng số diện tích đất

tự nhiên năm 2008 như sau (602.560 ha), trong đó đất nông nghiệp là 461.833 ha chiếm76,65%, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng

Để nắm được tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 3 năm 2006-2008 ta xétbảng 3 dưới đây

Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 9 năm (2002-2011)

Trang 20

(Nguồn: Tổng cục thống kê: gso.gov.vn)

Nhìn vào bảng số liệu 3 ta thấy: Diện tích đất trồng lạc tăng vào giai đoạn

2002-2004, tuy nhiên lại giảm nhanh qua các năm tiếp theo Năm 2004 là 21,4 nghìn ha, năm

2006 là 20.3 nghìn ha giảm 1,1 nghìn ha so với năm 2006 Năm 2011 là 18 nghìn ha giảm3,4 nghìn ha so với mức cao nhất trong 9 năm Diện tích trồng lạc của tỉnh giảm là do HàTĩnh mới lên thành phố đang chú tâm phát triển công nghiệp hóa, một phần diện tích đấtnông nghiệp chuyển sang để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp khác Làm chodiện tích trồng lạc của toàn tỉnh cũng có xu hướng giảm, mặt khác do năm 2006-2007việc xuất khẩu lạc bị hạn chế gặp nhiều khó khăn làm cho người dân hoang mang chuyểnsang trồng các loại cây trồng khác như đậu tương, ngô, khoai, sắn … và chú trọng việcđầu tư phát triển cây lúa nước

1.4.4 Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc Hà

Là huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 11.830 ha, dân số hơn 8,3 vạn người Là một huyện thuộc vùng chiêm trũng, có địa hình thuộc vùng bán sơn địa rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là rất thích hợp với các loại cây trồng như: lúa, màu, rau, cây công nghiệp ngắn ngày trong đó có cây lạc

Tính riêng năm 2010, trên toàn huyện, diện tích trồng lạc là 1600 ha, với sản

lượng đạt xấp xỉ 4000 tấn, chiếm 10% của toàn tỉnh , tương ứng với 10% diện tích trồng lạc của tỉnh Tuy diện tích trồng lạc năm 2012 không thay đổi nhiều so với năm 2007 nhưng sản lượng và năng suất thì có giảm , giảm từ 2.48 tạ/ ha xuống còn 2.2 tạ/ha

nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt rét đậm rét hại kéo dài làm anh hưởng đến năng suất lạc của các hộ dân

Trang 21

Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc hà qua 3 năm (2010-2012)

(Nguồn: UBND huyện)

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ,

TỈNH HÀ TĨNH 2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Trang 22

Hồng Lộc là xã ở vùng Hạ can huyện Can Lộc trước đây và nay là huyện Lộc Hà

Là vùng bán sơn địa, ở tọa độ: 180,18 vĩ độ bắc, 1050, 54 kinh độ đông

Phía bắc xã giáp núi Hồng Lĩnh

Phía nam có sông Yến Giang giáp với xã Ích Hậu

Phía đông giáp xã Tân Lộc

Phía tây nam giáp xã Tùng Lộc

Phía tây giáp xã Phúc Lộc

Phía Đông nam giáp xã Phù Lưu

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Đặc điểm địa lý của xã Hồng Lộc có nhiều lợi thế: có núi, có sông, có ruộng đồng,đồi bãi, thuận lợi cho sản xuất, chăn nuôi, dân cư đông nhưng sống quần tụ trên một dải đất rộng nên có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế Nghề nghiệp chính của người dân làtrồng cây nông, lâm nghiệp

2.1.1.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu

Khí hậu thời tiết có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông Nhưng do dãy núi Hồng Lĩnh chắn ngang, cận kề ở phía bắc nên chịu ảnh hưởng thời tiết cục bộ, khác với quy luật chung trong vùng Đặc biệt là hạn hán và lụt úng rất thất thường điều này đả tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương

2.1.2 Đặc điểm văn hoá – xã hội

Toàn xã có 2414 học sinh ở 4 cấp học, chiếm 28% dân số tự nhiên Trường mầmnon có 480 cháu, tiểu học có 754 em, THCS có 760 em, THPT có 420 em, có 3 trườnghọc là trường mầm non, trường tiểu học và THCS

Trang 23

Trường tiểu học và THCS là trường cao tấng, được xây dựng mới khang trang.Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000, trường THCS đạt chuẩn quốcgia giai đoạn 2 2011-2016.

Có 1650 hộ được dùng nước sạch, 2070 hộ dùng điện, 1800 hộ đã có ti vi, 200 hộ

có máy thu thanh Đội ngũ cán bộ hưởng lương nhà nước có 21 chức danh, trong đó có

12 đại học, 9 trung cấp 24 cán bộ thôn xóm gồm mỗi xóm có 2 người là bí thư chi bộ vàxóm trưởng

Hiện nay toàn xã có 7 thôn được bố trí thành 6 vùng nằm 2 bên trục đường chínhcủa xã, tỷ lệ tăng dân số hằng năm 0,8 %, số nhân khẩu bình quân trên hộ là 4 người.Toàn xã là thành phần dân tộc kinh có phong tục tập quán là trồng lúa nước lâu đời Laođộng hiện dôi thừa, nghề phụ ít, chủ yếu lao động dư thừa đi làm thuê ở các tỉnh phíaNam

2.1.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội

cơ cấu kinh tế xã, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, nhất là giảm tỷ lệ đất chưa sử dụng, những vùng đất có khả năng sử dụng thì nên tiến hành khai hoang đem vào sử dụng

Bảng 5 : Tình hình sử dụng đất ở xã Hồng Lộc năm 2012

Trang 24

( Nguồn số liệu UBND xã Hồng Lộc)

2.1.3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012

Nhìn vào bảng ta thấy dân số của xã Hồng Lộc năm vừa qua là 8622 người, đượcphân bố đều trong 7 thôn, trong đó tổng lao động của xã chiếm chưa đầy một nửa dân số ,với 3600 người Đa số nằm trong độ tuổi lao động với 2900 người, số còn lại nằm ngoài

độ tuổi lao động, những đối tượng này là những người già cả về hưu nhưng vẫn phụ giúpcon cháu hoặc những người làm trong nghề nông, quá tuổi lao động nhưng vẫn còn sứclao động Dân số của xã đa số làm trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chiếm 54%, cònlại là lao động phi nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ hay làm công nhân, lao động trong khuvực nhà nước…Toàn bộ xã có 2100 hộ, chủ yếu nằm trong diện hộ trung bình, chiếm51,6%, hộ giàu chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chỉ với 6,9%, còn lại nằm trong diện hộ khá vànghèo đói Xã có dân số đông , tuy nhiên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp, do đó tỷ lệ khá giả còn ít Cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng lao

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trang thông tin điện tử huyện Lộc Hà , http://locha.gov.vn Link
4. Báo cáo tình hình sử dụng đất xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tỉnh năm 2012 5. Tổng cục thống kê http://gso.gov.vn Link
10. 12. Website Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:http://www.agroviet.gov.vn Link
1. Báo cáo kinh tế xã hội xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh, năm 2010, 2011, 2012 Khác
2. Báo cáo xây dựng nông thôn mới, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 2012 Khác
6. Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân 2009 xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Đại Học Thái Nguyên Khác
7. Lại Hồng Chí,k33 ĐH NN Hà Nội, Đánh gia hiệu quả sản xuất lạc xã Khải Xuân huyện Đồng Tháp tỉnh Hải Dương Khác
8. PGS.TS. Mai văn xuân, PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Lý thuyết thống kê, Trường Đại học kinh tế Huế, 1997 Khác
9. 2. Cố GS.TS Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS Vũ ĐìnhThắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 9 năm (2002-2011) - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3 Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 9 năm (2002-2011) (Trang 19)
Bảng 2 : Tình hình sản xuất lạc của nước ta những năm gần đây (2003-2011) - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 2 Tình hình sản xuất lạc của nước ta những năm gần đây (2003-2011) (Trang 19)
Bảng 4:  Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc hà qua 3 năm (2010-2012) - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 4 Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc hà qua 3 năm (2010-2012) (Trang 20)
Bảng 6: Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012 - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 6 Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012 (Trang 24)
Bảng 7 : Tình hình CSHT và trang bị kỹ thuật phục của xã Hồng Lộc - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 7 Tình hình CSHT và trang bị kỹ thuật phục của xã Hồng Lộc (Trang 25)
Bảng 8: Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc qua 3 năm 2010-2012 - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 8 Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc qua 3 năm 2010-2012 (Trang 26)
Bảng 9 . Tình hình sản xuất lạc của xã Hồng Lộc giai đoạn 2010-2012 - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 9 Tình hình sản xuất lạc của xã Hồng Lộc giai đoạn 2010-2012 (Trang 29)
Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra xã Hồng Lộc - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 10 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra xã Hồng Lộc (Trang 30)
Bảng 11: Diện tích gieo trồng lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012 - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 11 Diện tích gieo trồng lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012 (Trang 31)
Bảng 12: Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 12 Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra (Trang 32)
Bảng 13: Tình hình sử dụng giống lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012 - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 13 Tình hình sử dụng giống lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012 (Trang 33)
Bảng 14:Chi phí trung gian sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra(BQ/Sào) - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 14 Chi phí trung gian sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra(BQ/Sào) (Trang 34)
Bảng 17: Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra(BQ sào) - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 17 Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra(BQ sào) (Trang 37)
Bảng 18: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012 - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 18 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012 (Trang 38)
Bảng 19: Ảnh hưởng của nhân tố công lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012 - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 19 Ảnh hưởng của nhân tố công lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012 (Trang 39)
Bảng 20: Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc của các hộ điều tra (BQ/ hộ) - hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 20 Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc của các hộ điều tra (BQ/ hộ) (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w