Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra 1.Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 37)

4. Nước sinh hoạt

2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra 1.Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

2.2.3.1. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Có thể nói lạc là loại cây trồng không có yêu cầu nghiêm khắc đối với các đặc tính của đất tuy nhiên nó cũng đòi hỏi sự đầu tư thích hợp về giống, phân bón, vôi, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc và bảo vệ nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.

Nhìn vào bảng 13 ta thấy: Trong tổng chi phí trung gian thì chi phí mua ngoài chiếm tỷ lệ khá lớn và được các nông hộ rất quan tâm vì nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc.

Bảng 14:Chi phí trung gian sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra(BQ/Sào)

CHỈ TIÊU BÌNH QUÂN/ SÀO (1000Đ) CƠ CẤU

Tổng chi phí trung gian(IC) 425,16 100,0

I. Chi phí mua ngoài 378,87 89,11

1. Giống 95,17 25,12 2. Phân bón 203,92 51,8 - Phân đạm 45 11,87 - Phân lân 53,24 14,05 - Phân kali 53,93 14,23 - Phân NPK 51,75 13,65 3. Vôi 0 0 4. Thuốc BVTV 5,53 1,45

5. Chi phí dịch vụ thuê ngoài 0 0

II. Chi phí tự có 46,29 10,89

1.Phân chuồng 46,29 10,89

2. Tro 0 0

3. Chi phí khác 0 0

(Nguồn số liệu điều tra)

Trong các yếu tố đưa vào hoạt động sản xuất lạc thì yếu tố giống đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng thành phẩm của cây trồng. Bình quân chi phí giống mỗi sào là 95,17 nghìn đồng chiếm 25,12 %. Nhiều hộ gia đình còn sử dụng giống lạc của vụ mùa trước, không đầu tư mua giống mới nên năng suất không cao.

Phân bón là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lạc của hộ gia đình. Cây lạc có nhu cầu cao đối với lân và kali. Cây lạc được bón lân và kali đầy đủ có thể đạt năng suất rất cao. Tuy nhiên, bình quân chi phí phân lân là 53,24 nghìn đồng/sào chiếm

14,05 % tổng chi phí. Người dân thường tận dụng những nguồn cung có trong gia đình để đem sản xuất, phân chuồng được người dân rất ưa chuộng khi trồng lạc nó có thể tăng khả năng giữ ấm cho cây lạc khi gặp rét lúc gieo trồng và nó cũng là một loại phân làm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, loại này chiếm trên 10,89 % tổng chi phí.

Lạc muốn đạt năng suất cao và phẩm chất tốt không thể không bón vôi. Vôi có tác dụng cải tạo đất chua, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động, tạo điều kiện thích hợp cho lạc phát triển, tăng tính chống chịu của cây đối với kiến, mối, hạn chế tác hại của sâu bệnh. Chi phí bình quân vôi mỗi sào của xã là 16 nghìn đồng chiếm 3.9 % tổng chi phí trung gian.

Sâu bệnh phát triển trên tất cả diện tích đất trồng lạc của các hộ, tuy nhiên chi phí thuốc BVTV của các hộ điều tra là không lớn bình quân xã là 2 lọ/ sào với chi phí 21 nghìn đồng/sào.

Việc trồng lạc vẫn dựa trên phương thức truyền thống bằng tay, các công cụ thô sơ nên chi phí dịch vụ của xã còn rất thấp bình quân là 10.2 nghìn đồng/sào chiếm 2,49% tổng chi phí mua ngoài.

Như vậy, sự đầu tư về chi phí cũng như công chăm sóc nên mang lại năng suất cao. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư ở mức độ hợp lý cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương vào công tác sử dụng giống, phân bón đúng kỹ thuật, tuyên truyền học hỏi kinh nghiệm sản xuất với các hộ nông dân giỏi có tay nghề và mở các lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh lạc cho năng suất cao và đem lại hiệu quả cho người dân.

II.2.3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012

Nhìn vào bảng ta thấy với quy mô diện tích nhỏ, manh mún của các hộ điều tra, bình quân trên 1 hộ chỉ có 2,7 sào, năng suất thu được chỉ là 114,72 kg/ sào, sản lượng thu được là 308 kg/hộ. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi, sâu hại phá

hoại mùa màng, làm năng suất lạc thấp, thêm vào đó là do bà con chưa chú tâm đầu tư, sử dụng nhiều giống địa phương, chỉ một số hộ gia đình sử dụng giống lạc lai L14.

Bảng 15: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Đông Xuân của các hộ điều tra 2012

Chỉ tiêu Tổng số BQC

1. Diện tích Sào/hộ 2,7

2. Năng suất Kg/sào 114,07

3. Sản lượng Kg/hộ 308

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ)

II.2.3.3 Kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012

Bảng16. Kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân/hộ Bình quân/ sào

GO 1000đ 7084 2623,704

IC 1000đ 1.147,932 425,16

VA 1000đ 5.936,086 2198,55

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ)

Để đánh giá kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra cần phải sử dụng rất nhiều hệ thống các chỉ tiêu nhưng tôi chỉ tập trung 3 hệ thống chỉ tiêu: GO/hộ, IC/hộ,VA/hộ.

Với sản lượng thu được bình quân là 114,07 kg/sào cùng với giá bán của năm nay cao hơn so với năm trước làm cho bình quân mỗi hộ thu được 7.084 nghìn đồng giá trị sản xuất với chi phí trung gian là 1147,932 nghìn đồng/hộ nên giá trị gia tăng thu được là 5936,086 nghìn đồng/hộ. Trong thời gian tới cần có các biện pháp nhằm tăng năng suất cây lạc, tạo thu nhập cho bà con nhằm trang trải chi tiêu trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w