LỜI NÓI ĐẦUCùng với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất hàng hóa, vai trò của tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất hàng hóa, vai trò của tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế tập trung khi mà ba vấn đề trung tâm là sản xuất cái gì? Bao nhiêu? Cho ai? đều do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ
là việc tổ chức bán sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch, địa chỉ và giá cả được ấn định
từ trước
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn
đề trung tâm đó, cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn
Đó là một quá trình kinh tế, bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu, dự báo thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đề xuất yêu cầu tổ chức sản xuất đến việc xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất có quan hệ mật thiết với khách hàng ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và khả năng tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng Kết quả tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh kết quả nỗ lực của doanh nghiệp trên thị trường Thị trường luôn luôn biến động không ngừng, tiêu thụ sản phẩm tuy không còn là vấn đề mới mẻ nhưng mang tính cấp bách và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh
Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa thiết thực đối với công ty liên doanh LG- MECA ELECTRONICS nói riêng và đối với các công ty trong nền kinh tế thị trường nói chung
Xuất phát từ những lý do trên, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp của mình là “Tiêu thụ sản phẩm tại công ty liên doanh LG- MECA ELECTRONICS – thực trạng và giải pháp thúc đẩy”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Trang 2Chương I: Lý luận cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty LG- MECA ELECTRONICS.
Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công
ty LG- MECA ELECTRONICS.
Trang 3Chương I:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Sản phẩm là những cái gì có thể cung cấp cho thị trường, do thị trường đòi hỏi
và thỏa mãn được nhu cầu thị trường
- Các chủ thể kinh tế tham gia ( người mua và người bán)
- Phải có đối tượng tham gia ( hàng hóa, tiền tệ)
- Phải có thị trường ( người mua gặp người bán)
2 Vị trí – vai trò
2.1 Vị trí
Trang 4Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ có nghĩa là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận, sức tiêu thụ sản phẩm thể hiện uy tín của người sản xuất đi đôi với chất lượng dịch vụ Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
2.2 Vai trò
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng Mỗi khâu đảm nhiệm một chức năng nhất định Song toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh có sự thống nhất chặt chẽ với nhau, nếu bất kỳ khâu nào bị gián đoạn sẽ làm cho quá trình tái sản xuất không thực hiện được Như vậy, để tái sản xuất thì tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng phải ăn khớp nhịp nhàng, điều đó cũng có nghĩa là phải tiêu thụ được sản phẩm
Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ
Tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản phẩm của doanh nghiệp
II Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp
Quá trình tiêu thụ sản phẩm gồm các bước sau:
1 Nghiên cứu thị trường và trình tự nghiên cứu thị trường
1.1 Vai trò của nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu thị trường là điểm xuất phát để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành và phát triển doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường là cơ sở để xác định kế hoạch kinh daonh, phương án kinh doanh và các chính sách kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp
Trang 5- Nghiên cứu thị trường là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh nhịp độ tăng doanh thu, tiêu thụ hàng hóa, giảm chi phí và nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.
- Trong nền kinh tế thị trường, nghiên cứu thị trường là biện pháp quan trọng
để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
1.2 Nội dung nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường gồm những nội dung sau:
* Nghiên cứu nhu cầu thị trường: nghiên cứu các đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ về quy mô, cơ cấu tiêu dùng của từng đối tượng; đối với tư liệu sản xuất thì phải nghiên cứu nhu cầu từng loại vật tư cảu doanh nghiệp sản xuất, định mức tiêu dùng vật tư của từng loại hàng hóa và kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp; đối với hàng hóa tiêu dùng phải nghiên cứu dân cư và cấu thành dân cư, tập quán tiêu dùng, thu nhập tiền tệ của dân cư, tính thời vụ của tiêu dùng từng loại hàng hóa
* Nghiên cứu cung hàng hóa là nghiên cứu khả năng sản xuất trong một thời kỳ của từng loại hàng, nghiên cứu khả năng hàng nhập khẩu, khả năng dự trự hàng hóa; nghiên cứu chất lượng và mẫu mã của hàng hóa; nghiên cứu giá thành và giá cả hàng hóa sản xuất và nhập khẩu; nghiên cứu khả năng các nhà cung ứng hàng hóa ra thị trường
* Nghiên cứu giá và sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường qua các thời
kỳ để rút ra quy luật về biến động giá cả; giá cả các loại dịch vụ có liên như giá cước vận tải, giá thuê kho hàng, cửa hàng và đất đai, lãi suất tiền vay…
* Nghiên cứu chính sách của chính phủ về kinh doanh thương mại, chính sách mặt hàng kinh doanh, chính sách đối với từng khu vực thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế…
1.3 Phương pháp nghiên cứu thị trường
Có hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu thực địa
Trang 6- Nghiên cứu “ tại bàn” là thu thập thông tin đã được công bố hoặc sưu tầm được dưới dạng ấn phẩm hoặc truy cập trên mạng Internet và phân tích xử lý chúng tại trụ sở( văn phòng) của doanh nghiệp, cơ quan.
- Nghiên cứu thực địa là đi đến nơi( địa điểm) mà đối tượng nghiên cứu xảy
ra, diễn tại đó Tại thực địa, thường dùng các phương pháp quan sát, phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh …
1.4 Trình tự nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường được tiến hành qua các bước sau:
Bước một: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thị trường bao gồm những nội dung: xác định mục tiêu nghiên cứu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và kinh phí phục vụ nghiên cứu
Bước hai: Thu thập thông tin
Số lượng thông tin thu thập được càng nhiều, phạm vi càng rộng thì chất lượng nghiên cứu, độ chính xác nhu cầu thị trường cao Bao gồm: thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tình hình phát triển sản xuất các loại hàng nghiên cứu…Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu xác định thời gian thu thập thông tin, thời gian này càng dài thì độ tin cậy của kết quả nghiên cứu càng cao
Bước ba: Xử lý thông tin
Yêu cầu của giai đoạn này là loại bỏ những thông tin lạc hậu không phù hợp với xu thế phát triển và những thông tin xét thấy bất hợp lý; phân tích xu thế phát triển của đối tượng nghiên cứu; phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng nghiên cứu trong quá khứ, hiện tại và dự báo cho tương lai
Để có cơ sở khoa học kết luận về kết quả nghiên cứu, cần lựa chọn và áp dụng các phương pháp khoa học để xử lý và phân tích thông tin: phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp toán, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh…
Bước bốn: Ra quyết định lựa chọn kết quả nghiên cứu.
Trang 7Đây là khâu cuối cùng sau khi xử lý và phân tích thông tin Trước khi ra quyết định cần tiến hành tổ chức hội thảo với các nhà khoa học và các nhà quản lý kinh doanh về kết quả xử lý và phân tích thông tin Quyết định lựa chọn kết quả nghiên cứu thị trường là cơ sở để xây dựng xhiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và các quyết định kinh doanh khác.
2 Tạo ra các sản phẩm tương ứng với nhu cầu thị trường
- Các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã và đang sản xuất kinh doanh có còn được thị trường chấp nhận hay không Nếu sản phẩm không còn được thị trường chấp nhận nữa thì doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm sao cho hiệu quả
- Việc thay đổi những sản phẩm cũ bằng những sản phẩm hoàn thiện hơn như thế nào để được thị trường chấp nhận
- Các doanh nghiệp phải nghiên cứu và nắm bắt được chu kỳ sống của sản phẩm
để xác định giai đoạn hiện thời cũng như dự đoán trước những giai đoạn tiếp theo Từ
đó quyết định thời điểm được thời điểm cần cải tiến thay thế sản phẩm mới
3 Định giá sản phẩm
Công ty lựa chọn cho mình một trong những phương pháp hình thành giá như sau: chi phí bình quân cộng lãi, phân tích điều kiện hòa vốn và đảm bảo lợi nhuận mục tiêu, xác định giá căn cứ vào giá cảm nhận về hàng hóa
Công ty quyết định mức giá cuối cùng cho hàng hóa của mình và phải kiểm tra xem mức giá đó đã phù hợp với thị trường chưa
Doanh nghiệp có thể sử dụng các chính sách định giá sau:
- Chính sách giá thấp.
Trong trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp đang trong giai đoạn cuối của chu kỳ sống (pha suy thoái) thì doanh nghiệp có thể bán phá giá để thu nhanh vốn về
- Chính sách giá theo thị trường.
Đây là phương pháp mà doanh nghiệp căn cứ vào các mức giá hiện tại đối với những sản phẩm cùng loại hoặc tương đương để định giá cho sản phẩm của mình,
Trang 8chính sách này thường được sử dụng khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
- Chính sách giá cao.
Chính sách này thường được áp dụng khi doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất được sản phẩm mới có thể là hàng cao cấp hoặc hàng có chất lượng đặc biệt tốt nhằm đánh vào tâm lý của một số người tiêu dùng
4 Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm
4.1 Loại hình kênh phân phối
* Khái niệm: Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch
vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng
Có hai loại hình kênh phân phối cơ bản: trực tiếp và gián tiếp
* Kênh phân phối trực tiếp:
Thể hiện những hoạt động đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng
mà không sử dụng bất kỳ trung gian độc lập nào Người ta cũng gọi đây là kênh cấp không
* Kênh phân phối gián tiếp:
Kênh phân phối gián tiếp thực hiện những hoạt động dưa hàng từ người sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các trung gian
Loại hình kênh phân phối gián tiếp thường được chia thành ba cấp độ khác nhau:
Kênh một cấp là kênh mà giữa nhà sản xuất và nhà tiêu dùng cuối cùng tồn
tại một trung gian bán lẻ
Kênh hai cấp tồn tại hai trung gian, một bán buôn và một bán lẻ.
Kênh ba cấp tồn tại ba trung gian, một bán buôn lớn, một bán buôn nhỏ
Trang 9- Tiết kiệm được nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp
- Khối lượng hàng bán sẽ tăng do đảm bảo được việc phân phối rộng khắp và đưa được sản phẩm đến các thị trường mục tiêu một cách nhanh chóng
- Giảm bớt các giao dịch trong trao đổi xét trên phạm vi toàn xã hội
- Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm việc chuyên môn hóa và quy mô hoạt động, các trung gian phân phối sẽ làm lợi nhuận cho nhà sản xuất nhiều hơn là khi nhà sản xuất tự đảm nhận việc phân phối sản phẩm của chính mình
Người tiêu dùng cuối cùng
Người tiêu dùng cuối cùng
Nhà bán lẻ
Nhà
sản
xuất
Nhà bán lẻ
Nhà bán buôn
Nhà sản
xuất
Nhà bán buôn lớn
Nhà bán buôn nhỏ
Nhà bán lẻ
Trang 10- Cân đối: định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng Việc này bao gồm những hoạt động như sản xuất, xếp hàng, tập hợp và đóng gói.
- Thương lượng: cố gắng để đạt được sự thỏa mãn cuối cùng về giá cả và những điều kiện khác liên quan để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay sử dụng sản phẩm
- Phân phối vật phẩm: vận chuyển và tồn kho hàng hóa
- Tài trợ: huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối
- Chia sẻ rủi ro: chấp nhận những rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh phân phối
III Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp
- Giá sản phẩm
Khi thực hiện hành vi mua hàng, điều làm cho khách hàng quan tâm đầu tiên là giá, chính vì vậy mà giá cả của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung – cầu trên thị trường
- Cơ cấu sản phẩm
Xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được một cách tố nhất và có hiệu quả nhất các loại nhu cầu trên thị trường về chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, từ đó giảm bớt được chi phí, tăng doanh số và đạt được mục tiêu lợi nhuận
Trang 111.2 Nhân tố thị trường
Cung cầu hàng hóa tạo nên thị trường Khi một nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó xuất hiện trên thị trường thì các doanh nghiệp tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu
đó Việc cung ứng hàng hóa vừa đủ thỏa mãn nhu cầu đối với hàng hóa trong một thời
kỳ nhất định gọi là trạng thái cân bằng cung- cầu trên thị trường
1.3 Nhân tố thuộc về công ty
Sự ảnh hưởng của nhân tố này thông qua các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất là tổ chức loại hình hoạt động kinh doanh, tức là đề cập tới việc công
ty quyết định cung ứng cho thị trường loại sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào, xác định các loại hình sở hữu thích hợp và định hướng các kế hoạch kinh doanh
Thứ hai là việc xác định các mục tiêu chung, còn gọi là xây dựng các mục tiêu
kinh doanh Việc hoạch định các mục tiêu này cũng rất đa dạng tuỳ theo loại hình kinh doanh, tuy nhiên, phần lớn các công ty đều nhắm tới mục tiêu chủ yếu như doanh số bán, lợi nhuận, sự tồn tại lâu dài trên thương trường và sự chấp nhận của khách hàng Dường như mục tiêu dành được sự chấp nhận của khách hàng trở nên quan trọng hơn tất cả bởi chính mục tiêu này ảnh hưởng tới doanh số bán, tới lợi nhuận và tới sự tồn tại của doanh nghiệp Việc xác định các mục tiêu chung ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xác định các mục tiêu Marketing
Thứ ba là việc công ty coi trọng vai trò của hoạt động Marketing Không có
một thống kê nào lượng hóa được mức độ quan trọng của hoạt động Marketing đối với từng công ty song dường như không có một công ty nào lại không coi trọng vai trò của hoạt động Marketing, chỉ có điều là mức độ coi trọng hoạt động này sẽ khác nhau đối với từng công ty
Thứ tư là cơ cấu và vai trò của các cơ quan chức năng trong công ty Người ta
xây dựng cơ cấu tổ chức công ty dựa trên những nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh ngành hàng mà doanh nghiệp lụa chọn
Thứ năm là đặc trưng quản lý và văn hóa công ty Sự lựa chọn loại hình quản lý
và văn hóa công ty có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty
Trang 122 Nhân tố gián tiếp.
2.1 Môi trường dân số
Yếu đầu tiên mà các nhà Quản trị Marketing cần quan tâm là dân số, vì dân số tạo nên thị trường Cần chú ý khi nghiên cứu phân bố dân cư theo khu vực địa lý và mật
độ dân cư; xu hướng di dân, phân bố dân số theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong, chủng tộc, cấu trúc tôn giáo
2.2 Môi trường kinh tế
- Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xu hướng phát triển chung của nền kinh tế
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi cảu nội tệ ảnh hưởng đến khả năng thành công trong kinh doanh
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế, trình độ trang thiết bị khoa học- kỹ thuật công nghệ và khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học- kỹ thuật
2.3 Môi trường chính trị luật pháp
Gồm các nhân tố: sự ổn định chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế, hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành của chúng
2.4 Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ: ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải cảnh giác với các công nghệ mới vì nó có thể làm cho sản phẩm bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Các doanh nghiệp thương mại không bị đe doạ bởi những phát minh công nghệ như doanh nghiệp sản xuất nhưng nó có ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Từ sự nhận biết về xu hướng phát triển công nghệ giúp doanh nghiệp xác định được ngành hàng kinh doanh cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong tương lai
Trang 13Chương II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LG - MECA ELECTRONICS
I Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
1 Sơ lược quá trình thành lập công ty liên doanh LG – MECA ELECTRONICS
LG- MECA ELECTRONICS là một công ty liên doanh giữa LG ELECTRONICS (Hàn Quốc) và MECANIMEX (Việt Nam)
LG ELECTRONICS thuộc tập đoàn LG, một trong nhũng tập đoàn đứng đầu Hàn Quốc và đứng thứ sáu trên thế giới Công ty có mạng lưới chi nhánh văn phòng đại diện ở 60 nước và có mối quan hệ buôn bán với 171 quốc gia trên toàn thế giới
MECANIMEX thuộc Bộ công nghiệp là một trong những công ty dẫn đầu về xuất nhập khẩu máy móc công cụ ở Việt Nam Công ty có mối quan hệ thương mại với rất nhiều công ty trong nước và Quốc Tế
Liên doanh giữa MECANIMEX và LG ELECTRONICS được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp giấy phép số 1918/GP ngày 31 tháng 05 năm 1997, với tổng số vốn đầu
tư doanh nghiệp là 7.700.000 USD, vốn pháp định là 2.600.000 USD MECANIMEX góp 30% và LG ELECTRONICS góp 70% Sau hai năm xây dựng nhà máy, liên doanh đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 1999
Văn phòng: Tại Việt Nam, công ty có 03 chi nhánh tại ba thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Trụ sở chính đặt tại Hà Nội
- Trụ sở Hà Nội: Tầng 12 toà nhà văn phòng Melia- 44b Lý Thường Kiệt- Hà Nội ĐT: 04.9345110 Fax: 04.9345118
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 75 Phạm Hồng Thái Quận I ĐT: 08.8238187 Fax: 08.8238189
- Chi nhánh Đà Nẵng: 275 Hùng Vương ĐT: 0511.691307 Fax: 0511.691309
Trang 14Nhà máy: - Nhà máy đặt tại xã Đại Bản- An Dương- TP Hải Phòng trên diện tích 30.000 m2 với các phân xưởng, các khu phúc lợi và khu nhà ăn Nhà máy thiết kế đạt tiêu chuẩn cho các quy trình sản xuất hiện đại như các dây chuyền chế tạo và hoàn tất sản phẩm.
- Tại đây với hàng trăm công nhân có kinh nghiệm kỹ thuật lành nghề liên tục được đào tạo tại Hàn Quốc là nguồn lực quan trọng để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất phục vụ cho cuộc sống
- Từ khởi điểm chỉ có duy nhất một dây chuyền lắp ráp điều hòa với 96 công nhân đến nay đã có 03 dây chuyền sản xuất lắp ráp điều hòa, tủ lạnh, máy giặt với số lao động lên tới hơn 300 công nhân.Với 18.000 m2 phân xưởng, khu nhà phúc lợi rộng 12.000 m2 là nơi cán bộ công nhân viên có những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc và lao động
2 Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động, tổ chức bộ máy quản
lý của công ty
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động
Công ty LG – Meca là một doanh nghiệp liên doanh được cấp giấy phép thành lập và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng giấy phép kinh doanh
+ Công ty sản xuất lắp ráp, nhập khẩu điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi lò vi sóng mang nhãn hiệu LG
+ Nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm trên khả năng cạnh tranh về giá và chất lượng của các sản phẩm ra thị trường nước ngoài
Trang 15+ Sửa chữa, bảo hành và bảo dưỡng các sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam (kể cả các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước).
+ Nhập khẩu các nguyên liệu thô và các nguyên liệu phụ trợ, các phụ tùng thay thế, các thiết bị, máy móc, khuôn mẫu và các thiết bị khác để sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm, để thực hiện và hoạt động dự án
Trang 162.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1:Bộ máy tổ chức của công ty
P Bán hàng
P Hành chính nhân sự
Trang 172.3 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban của công ty LG- MECA
- Quản lý luồng hàng ra vào từ nhà máy tới các kênh phân phối
- Phụ trách xuất hàng hóa và nhập nguyên vật liệu đầu vào theo sự điều phối của tổng công ty bên Hàn Quốc
* Phòng Marketing
- Phụ trách phần quảng cáo, các sự kiện nhằm khuếch trương thương hiệu của công ty như: các chương trình tài trợ, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao…
- Cung cấp biển bảng, hỗ trợ các đại lý, các kênh phân phối, các cửa hàng…
* Trung tâm bảo hành.
Đảm nhiệm công tác sau bán hàng, bảo hành, bảo trì các sản phẩm mang thương hiệu LG
* Phòng kênh
Quản lý và mở rộng các kênh phân phối như: các nhà phân phối, các đại lý, các điểm bán hàng trực tiếp, các cửa hàng bán lẻ…
Trang 18* Phòng điều hòa thương mại
Bán hàng điều hòa trực tiếp cho các dự án, đấu thầu các dự án: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, các công trình xây dựng…
Phụ trách về hành chính nhân sự, tuyển dụng khu vực phía nam
* Trung tâm kỹ thuật số
- Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiên tiến, công nghệ nổi trội
- Là nơi để khách hàng học các khóa học về tin học, các lớp huấn luyện sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số và sử dụng Internet…