1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ xử lý ướt nhằm giảm thiểu độc hại cho ngành dệt nhuộm

128 667 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ ƯỚT NHẰM GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CHO NGÀNH DỆT NHUỘM Mã số đề tài:027.09RDBS/HĐ-KHCN Chủ nhiệm đề tài : TS. NGUYỄN VĂN THÔNG Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN DỆT MAY 8310 Hà Nội, tháng 12 - 2010 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ ƯỚT NHẰM GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CHO NGÀNH DỆT NHUỘM Thực hiện theo Hợp đồng số027.09 RDBS/HĐ-KHCN ký ngày tháng 03 năm 2009 giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt may Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, tháng 12 - 2010 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN TT Họ và tên Chức vụ - Cơ quan công tác 1 TS. Nguyễn Văn Thông Viện trưởng Viện Dệt may, CN đề tài. 2 KS. Hoàng Thu Hà Viện Dệt may 3 KS. Trương Phi Nam Trưởng bộ môn nghiên cứu - Viện Dệt May 4 ThS. Phạm Khánh Toàn Viện Dệt May 5 KS. Nguyễn Văn Chinh Viện Dệt May 6 KS. Hoàng Thu Hà Viện Dệt May 7 KS. Trần Duy Lạc Viện Dệt May 8 KS. Bình Viện Dệt May MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 I Chương 1: Các yêu cầu an toàn và sinh thái sản phẩm dệt may tại các thị trường EU, Mỹ và các nhà bán lẻ 3 1.1. Luật cải thiện an toàn các sản phẩm tiêu dùng 2008 của Mỹ (CPSIA). 3 1.2 Luật đăng ký, đánh giá, hạn chế và cấp phép hóa chất (RECH) với ngành Dệt may 8 1.3 Danh mục các chất hạn chế (RSL) của Hiệp hội Dệt may và Da giầy Mỹ (AAFA) 14 1.4 Các nhãn sinh thái 20 II Chương 2: Tổng quan các công ngh ệ nhuộm và hoàn tất đang được áp dụng tại Việt Nam 26 2.1 Tổng quan các công nghệ xử ướt tại Việt Nam. 26 2.2 Tổng quan hiện trạng môi trường ngành Dệt may 33 III Đánh giá các yếu tố gây độc hại của hóa chất, thuốc nhuộm sử dụng trong ngành dệt nhuộm 38 3.1 Tổng quan các quá trình xử ướt hàng dệt. 38 3.2 Đánh giá các yếu tố gây độc hại của hóa chất, thuốc nhuộm và chất tr ợ sử dụng trong xử ướt hàng dệt may 43 IV. Đánh giá một số công nghệ thân thiện sinh thái trong ngành dệt nhuộm 56 4.1 Các công nghệ nhuộmxử vải từ xơ PET thân thiện với môi trường 56 4.2 Công nghệ sạch trong nhuộm vật liệu dệt bằng thuốc nhuộm hoạt tính 59 4.3 Kỹ thuật tối ưu hóa quá trình nhuộm tận trích giảm thiểu ô nhiễm môi trường 65 4.4 Các công nghệ chố ng nhàu, chông cháy thân thiện với môi trường 70 V Chương 5: Xây dựng một số quy trình công nghệ xử ướt thân thiện môi trường 79 5.1 Quy trình quản và sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm trong nhà máy nhuộm đáp ứng yêu cầu an toàn và sinh thái 79 5.2 Quy trình quản sản phẩm dệt may đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn an toàn và quy định pháp 84 5.3 Xây dựng quy trình xử trước vải bông thân thiện môi trường 89 5.4 Xây dựng quy trình nhuộm tận trích vải bông bằng thuốc nhuộm hoạt tính thân thiện với môi trường 96 5.5 Xây dưng quy trình nhuộm vải PET thân thiện môi trường 103 5.6 Xây dựng quy trình chống nhàu vải bông thân thiện môi trường 108 Kết luận và kiến nghị 119 Tài liệu tham khảo 121 Các phụ lục 1 Phần mở đầu Dệt may là một trong số ngành trong các công đoạn sản xuất của nó có sử dụng nhiều các loại hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ dệt. Ngoài chức năng chính là tham gia vào quá trình gia công vật liệu, tạo cho sản phẩm dệt may có những đặc tính mong muốn, các chất này còn lưu lại trên sản phẩm hoặc bị thải bỏ ra môi trường. Ngày nay, một sản phẩm tiêu dùng không chỉ đòi hỏ i phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thỏa mãn khuynh hướng thời trang mà còn đòi hòi phải an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Để bảo vệ người tiêu dùng và môi trường sống, Chính phủ các nước, các hãng phân phối và các nhà bán lẻ hàng dệt may đã đưa ra các yêu cầu về an toàn và môi trường đối với các sản phẩm dệt may. Các sản phẩm dệt may lưu thông và bán trên thị trường phả i an toàn với người sử dụng, không được gây ô nhiễm môi trường sống. Họ đã đưa ra các luật về kiểm soát hóa chất trên sản phẩm; luật về kiểm soát ô nhiễm của các chất thải từ các quá trình sản xuất và sử dụng các sản phẩm; đưa ra danh mục các chất bị cấm không được có hoặc có ở giới hạn rất thấp trên sản phẩm dệt may. Nước thải, khí th ải từ các nhà máy dệt may phải đáp ứng các yều cầu về môi trường. Vì vậy, vấn đề an toàn, sinh thái trong sản xuất dệt may, đặc biệt trong công đoạn xử ướt cần phải được xem xét và có các giải pháp phù hợp. Vấn đề sinh thái và môi trường trong sản xuất dệt may đã được các nước trên thế giới từ lâu đã quan tâm nghiên cứu và ngày càng có nhiều giải pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường sống. Trong những năm gần đây, tại Việt nam, vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và ô nhiễm môi trường trong sản xuất dệt may đã được quan tâm từ nhiều phía: các cơ quan chức năng, các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các chương trình về môi trường và sản xuất sạch hơn đã được các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp triển khai. Trong ngành dệt may, một số doanh nghiệp đã triển khai bước đầu các chươ ng trình sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ nước và giảm thiểu tải lượng và sự độc hại của nước thải dệt nhuộm. Tuy nhiên các yêu cầu tuân thủ của các nước nhập khẩu đối với hàng dệt may và yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong nước ngày một cao. Việc cập nhật các yêu cầu của các nước; việc nghiên cứu các công nghệ nhằ m giảm thiểu độc hại cho ngành dệt nhuộm còn rất hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu các qui định về các yêu cầu độc hại phát sinh từ sản xuất và sản phẩm dệt may; đánh giá các công nghệ hiện có và xây dựng các giải pháp giảm thiểu độc hại không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, kinh tế mà còn có ý nghĩa cao về mặt xã hội. 2 Xuất phát từ thực tiễn trên, năm 2009, Bộ Công thương đã giao cho Viện Dệt may thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các qui trình công nghệ xử ướt nhằm giảm thiểu độc hại cho ngành dệt nhuộm” Mục tiêu của đề tài: - Hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may sản xuất, xuất khẩu sản phẩm hiểu được các yêu cầu về an toàn và sinh thái của sản phẩm dệt may để đáp ứng các yêu cầu sinh thái của các nước nhập khẩu và an toàn cho người sử dụng và môi trường - Góp phần giảm thiểu lượng chất nguy hại, chất thải ô nhiễm, bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu các yêu cầu an toàn và sinh thái sản phẩm dệt may tại các thị trường EU, Mỹ và các hãng bán lẻ lớn hàng dệt may. Nội dung 2: Đánh giá các công nghệ xử ướt hiện đang áp dụng trong ngành dệt nhuộm Việt Nam Nội dung 3: Đánh giá các yếu tố gây độc hại và khả năng loại bỏ thay thế của các hóa chất, chất trợ dệt và thuốc nhuộm sử dụng trong ngành dệt may Nội dung 4: Đánh giá các công nghệ sản xuất sạch hơn hiện có trong ngành dệt nhuộm của thế giới. Nội dung 5: Xây dựng một số quy trình công nghệ và thay thế hóa chấ t trong sản xuất mặt hàng dệt may đáp ứng yêu cầu sinh thái dệt. 3 Chương 1: CÁC YÊU CẦU AN TOÀN VÀ SINH THÁI SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG EU, MỸ VÀ CÁC NHÀ BÁN LẺ Để bảo vệ người tiêu dùng, chính phủ nhiều nước đã cấm sự có mặt của các chất bị nghi ngờ là có hại trong sản phẩm thành phẩm.Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, để bảo vệ uy tín, thương hiệu của mình, nhiều công ty cũng đưa ra một danh mục các chất mà họ không muốn sử dụng trong các sả n phẩm thành phẩm. Vì các nhà bán lẻ, các thương hiệu thường bán hàng trên toàn thế giới, nên các công ty thường đưa ra các qui định đáp ứng được các yêu cầu về luật pháp, các qui định của tất cả các nước mà họ bán hàng. Hơn nữa do chính sách của công ty trong việc khẳng định thương hiệu, mà các yêu cầu và qui định về sự có mặt của các công ty thường cao hơn, chặt chẽ hơn so với các qui định luật pháp của các chính phủ ( th ường là các yêu cầu tối thiểu). Đề tài sẽ giới thiệu tổng quan các yêu cầu luật pháp của các nước nhập khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam( EU và Mỹ), danh mục các chất bị cấm trên sản phẩm dệt may do Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may và da giày Mỹ giới thiệu, cũng như các yêu cầu của nhãn sinh thái EU. 1.1. Luật cải thiện an toàn các sản phẩm tiêu dùng 2008 của Mỹ (CPSIA) Mục đ ích: CPSIA 2008 có hiệu lực vào thág 8 năm 2008 nhằm tăng cường quyền hạn và hiện đại hóa Ủy ban an tòan sản phẩm tiêu dùng (CPSC) và xây dựng và mở rộng các tiêu chuẩn an tòan sản phẩm tiêu dùngcác yêu cầu an toàn khác cho sản phẩm trẻ em. Phạm ví áp dụng: CPSIA áp dụng rộng khắp cho các sản phẩm là đối tượng áp dụng trong các qui định của CPSC. Ngòai ra, CPSIA đã thiết lập những yêu cầu mới và yêu cầu mở rộng cho “các sản phẩ m trẻ em”, được xác định như các sản phẩm tiêu dùng được thiết kế hay dành cho lứa tuổi 12 và bé hơn. Định nghĩa này bao gồm quần áo trẻ em,đồ ngủ và giày dép. Nét nổi bật: CPSIA đưa ra sự cải tổ CPSC, trong đó: Cải tổ về quản • Cải tổ và nâng cao quyền hạn của CPSC trong nhiệm kỳ đến năm 2014 • Tạo các nguyên tắc làm luật cho luật an tòan sản phẩ m tiêu dùng (CPSA), luật các chất độc hại liên bang (FHSA) và luật tính cháy của vải (FFA) 4 Quyền hạn được tăng cường • Yêu cầu CPSC thiết lập dữ liệu an tòan sản phẩm tiêu dùng công khai có thể được tra cứu và truy cập qua website của CPSC • Tăng cường quyền thu hồi sản phẩm và tạo tuyên bố hành động khắc phục của CPSC. • Tăng án phạt cao nhất dân sự và hình sự theo CPSA, FHSA, và FFA. • Cung cấp sự bảo vệ cho các công nhân của nhà sản xuất, nhà dán nhãn cá nhận, nhà bán lẻ và nhà sản xuất về sự vi phạm yêu cầu an tòan của các sản phẩm theo luật của CPSC. Các yêu cầu xuất nhập khẩu • Sửa đổi CPSA và FFA để cho phép CPSC cấm xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng không tuẩn thủ qui định an tòan sản phẩm tiêu dùng trừ khi nước nhập khẩu đã thông báo cho CPSC rằng nước đó chấp nhận việc nhập khẩu. • Thiết lập một danh sách các sản ph ẩm tiêu dùng gây ra mối nguy hại tiềm ẩn từ sản phẩm CPSIA cũng mở rộng năng lực để đảm bảo an tòan của sản phẩm trẻ em, gồm: 1. Qui định về hàm lượng chì trong sơn và các sản phẩm trẻ em. CPSIA đã thiết lập một hạn chế mới về chì trong sản phẩm trẻ em và giảm hạn chế hiện hành về lượng chì trong sơn và bề mặ t ngòai như sau Lệnh cấm chì trong chất nền Điều luật thiết lập lệnh cấm chung cho chì trong sản phẩm trẻ em, coi đó là chất độc cần cấm theo Luật chất độc liên bang (FHSA), bất kì sản phẩm dành cho trẻ em nào chứa hơn lượng chì hơn mức hạn chế Theo CPSIA, hạn chế tổng lượng chì trong sản phẩm cho trẻ em, được thiết kế trong giai đoạn năm 2009-2011, như sau: 10.02.2009 : 0.06% (600ppm) 14.08.2009 : 0.03% (300ppm) 14.08.2009 : 0.01% (100ppm) nếu kĩ thuật cho phép Miễn trừ Tháng 8 năm 2009, CPSC công bố qui định cuối cùng tổng quan các chất liệu và sản phẩm chúng không vượt quá hạn chế lượng chì trong Luật cải thiện an tòan sản phẩm tiêu dùng năm 2008 (CPSIA) và do đó, không yêu cầu việc kiểm tra theo điều 110(a). Qui định này đề cập một số các vật liệu liên quan đến sản phẩm dòng mềm, bao gồm vải. Lệnh cấm chì trong chấ t phủ bề mặt 5 Ngòai ra, CPSIA đã thiết lập một lệnh cấm nghiêm khắc hơn về lượng chì trong sơn và chất phủ bề mặt ngòai trên đồ nội thất và sản phẩm trẻ em, giảm hạn chế thiết lập trước đây bởi CPSC, theo 16 CFR 1303, từ 0.06% (600ppm) xuống 0.009% (90ppm) vào ngày 14 tháng 8 năm 2009. 2. Hạn chế phthalat trong sản phẩm trẻ em CPSIA đã thiết lập các hạn chế mới về sản xuất để bán, bán lại, phân phối thương mại, hay nhập khẩu vào Mỹ, đồ chơi trẻ em hay sản phẩm sử dụng cho trẻ em chứa nồng độ lớn hơn 0.1% (1000ppm) phthalate benzyl butyl phthalate (BBP), dibutyl phthalate (DBP), hay di-(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP). CPSIA cũng hạn chế bổ sung ba loại phthalate – diisonomyl phthalate (DINP), diiondecyl phthalate (DIDP), hay di-n-octyl pthalate (DnOP) – trong nồng độ hơn 0.1% trong sản phẩm hay đồ chơi cho trẻ em có thể được đặt trong mồm trẻ em hay dẫn đến miệng và đặt trong miệng để sản phẩm có thể được bú và nuốt. Quốc hội không mở rộng hạn chế phthalate trong CPSIA đối với quần áo mặc của người lớn. Chứng nhận tuân thủ chung (GCC) CPSIA 2008 thiết lập yêu cầu mới cho các nhà sản xuất sản phẩm không dành cho trẻ em phải cung cấp Chứng nhận tuân thủ chung (GCC) thể hiện rõ một sản phẩm tuân thủ tất cả các nguyên tắc, tiêu chuẩn, lệnh cấm hay qui định áp dụng cho sản phẩm dưới CPSA và các điều luật CPSC thi hành. Chứng nhận sản phẩm trẻ em (CPC) và thử nghiệm bắt buộc bởi bên th ứ ba cho một số sản phẩm trẻ em CPSIA thiết lập những yêu cầu mới cho các nhà sản xuất sản phẩm trẻ em (và những nhà dán nhãn tư nhân những sản phẩm cho trẻ em, nếu những sản phẩm trẻ em có dán nhãn riêng ) – trước khi nhập khẩu bất kì sản phẩm trẻ em là đối tượng của các qui định về an toàn – phải được thử nghiệm bởi tổ chức đánh giá s ự tuân thủ bên thứ ba đã được công nhận; trên cơ sở các thử nghiệm như vậy để cung cấp một chứng chỉ chứng nhận các sản phẩm trẻ em đó tuân thủ với qui định an toàn sản phẩm của trẻ em, dựa trên đánh giá của tổ chức chứng nhận bên thứ ba đã được công nhận thực hiện các thử nghiệm đó. Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi b ắt buộc Theo CPSIA, tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện, ASTM F963, Các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn tiêu dùng với an toàn đồ chơi, là yêu cầu bắt buộc cho các sản phẩm dành cho trẻ em. Yêu cầu này trở thành bắt buộc từ ngày 10/02/ 2009 áp dụng cho các sản phẩm như bộ trang phục trẻ em gồm cả các bộ phận của đồ chơi, như mặt nạ và kiếm. Nhãn truy xuất sản phẩm dành cho trẻ em [...]... còn có các loại vải khác như len, Acrylic, tơ tằm hay vải từ sợi Vixco Dù xử hoàn tất trên các dây chuyền thiết bị liên tục, bán liên tục hay gián đoạn, trên quan điểm đánh giá mức độ phát sinh độc hại và ô nhiễm môi trường, có thể xem xét các công nghệ xử ướt thành những nhóm chính là xử trước, nhuộm, in hoa và xử hoàn tất cuối cùng Sau đây, chúng ta lần lượt đề cập đến các nhóm công nghệ. .. trình quốc gia độc lập và điều này dẫn đến việc tạo ra Tiêu chuẩn Dệt Hữu cơ Toàn cầu và năm 2006 Phiên bản tiêu chuẩn được soát xét lại và logo mới được giới thiệu vào năm 2008 25 Chương 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ NHUỘM VÀ HOÀN TẤT ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Các công nghệ nhuộm, hoàn tất hiện đang được áp dụng tại các cơ sở dệt nhuộm Việt Nam chủ yếu là những công nghệ hoá học xử vật liệu dệt. .. giặt và các loại xơ keratin khác: COD < 60 g/kg COD giảm 75% nếu xử nước thải bên ngoài nhà máy; Nếu xử nước thải trong nhà máy thì COD < 5 g/kg, 6 < pH < 9 và nhiệt độ < 400 C 23 Các giới hạn sử dụng các chất độc đối với môi trường đặc biệt là môi trường thuỷ sinh và sức khoẻ - 90% dầu dùng cho quá trình chải thô và quá trình kéo sợi, các chất bôi trơn và các chất xử hoàn tất cho quá trình. .. và nhiệt độ < 400 C - Không có các chất xử chậm cháy hoặc các chất xử hoàn tất chứa > 0,1% các chất được phân loại là gây ung thư, biến đổi gen, độc cho quá trình sinh sản và nguy hiểm cho môi trường theo Thông tư 67/458EEC - Xử hoàn tất chống co chỉ dùng cho cúi len - Các lớp tráng ngoài, các vật liệu cán dính lớp, các màng mỏng: không có chất dẻo hoá hoặc các dung môi được đưa vào danh sách... chúng ta lần lượt đề cập đến các nhóm công nghệ nói trên áp dụng ở Việt Nam 2.1 Tổng quan các công nghệ xử ướt tại Việt Nam 2.1.1 Xử trước Mục đích của xử trước là chuẩn bị cho hàng dêt (sợi, vải) đủ các điều kiện kỹ thuật và chất lượng cần thiết cho nhuộm, in hoa và xử hoàn tất cuối cùng Chính vì vậy, xử trước bao gồm: đốt lông, rũ hồ (nếu có hồ sợi dọc), nấu – giặt, chuội, hồi phục, tẩy... nhiều công nghệ thích hợp với từng loại thuốc nhuộm đó trong các máy nhuộm gián đoạn như thùng, bể nhuộm, các máy nhuộm guồng, máy nhuộm sợi các loại, máy nhuộm jigơ và máy jet nhuộm ở nhiệt độ đến 1000C 28 Sau nhuộm các loại thuốc nhuộm trực tiếp và cả thuốc nhuộm hoạt tính còn hay tiến hành hãm màu hay cần màu để tăng độ bền màu bằng các chất hãm màu hay cầm màu thích hợp với các thuốc nhuộm nói trên... được các công nghệ nhuộm liên tục bằng thuốc nhuộm hoạt tính và hoàn nguyên Các máy nhuộm liên tục đã có từ lâu ở Dệt Nam Định, Nhuộm Vinafa, nhuộm Bình An, công ty 28 ở TP Hồ Chí Minh • Nhuộm vải sợi pha polyeste/bông, polyeste/vixco Nhuộm màu đồng chất vải sợi pha hai thành phần polyeste và bông hoặc vixco hiện nay được tiến hành bằng các công nghệ thích hợp với hai chủng loại thuốc nhuộm: thuốc nhuộm. .. luật đầu tiên của Châu Âu đưa ra các yêu cầu với các chất chứa trong mặt hàng Dệt may thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may có thể chứa các loại hóa chất khác nhau như: thuốc nhuộm, hóa chất cơ bản, chất trợ dệt, các chất xử hoàn tất…Vì vậy các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may có bán tại châu Âu đều phải... ( nhuộm “đá”) hiện nay còn sử dụng rất ít Về công nghệ nhuộm cũng có ba loại hình công nghệ: nhuôm ngâm hay tận trích, nhuộm nửa liên tục và nhuộm liên tục được áp dụng trong các nhà máy, xí nghiệp ở Việt Nam tương ứng với các loại thuốc nhuộm nói trên Nhuộm ngâm hay tận trích vải dệt các loại (dêt thoi, dệt kim), và nhuộm sợi bằng ba loại thuốc nhuôm trực tiếp, hoàn nguyên, hoạt tính theo nhiều công. .. hợp 100% - Nhuộm vải polyeste giảm trọng Nhiều công ty Dệt phía Nam như dệt Thái tuấn, dệt Thành Công, Phước Thịnh v.v thường có mặt hàng polyeste 100% giảm trọng Công nghệ giảm trọng về bản chất là thuỷ phân bằng xút bề mặt polyeste nên giảm trọng và được mặt hàng nhẹ, xốp giống như lụa tơ tằm (silk – like) rất được phụ nữ ưa chuộng Nhuộm vải polyeste giảm trọng theo công nghệ tận trích trên các loại . Bộ Công thương đã giao cho Viện Dệt may thực hiện đề tài: Nghiên cứu xây dựng các qui trình công nghệ xử lý ướt nhằm giảm thiểu độc hại cho ngành dệt nhuộm Mục tiêu của đề tài: - Hỗ trợ các. cập nhật các yêu cầu của các nước; việc nghiên cứu các công nghệ nhằ m giảm thiểu độc hại cho ngành dệt nhuộm còn rất hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu các qui định về các yêu cầu độc hại phát. BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ƯỚT NHẰM GIẢM THIỂU ĐỘC

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN