1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cài đặt, cấu hình, test các lỗi cơ bản về phần mềm và phần cứng của thiết bị truyền dẫn bg-20

32 2,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 5,51 MB

Nội dung

Nội dung thực tập tốt nghiệp: Cài đặt, cấu hình, sửa các lỗi cơ bản về phần mền và phần cứng của thiết bị truyền dẫn BG-20 Lời nhận xét: .... LỜI MỞ ĐẦUSau thời gian học tập chuyên ngành

Trang 1

BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: 1 Nguyễn Việt Anh

2 Lê Văn Đức

Thực tập tại: Nhà máy thông tin M1 Viettel

Người hướng dẫn: Phạm Văn Tăng

1 Nội dung thực tập tốt nghiệp:

Cài đặt, cấu hình, sửa các lỗi cơ bản về phần mền và phần cứng của thiết bị truyền dẫn BG-20

Lời nhận xét:

Ngày tháng năm

Người hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sau thời gian học tập chuyên ngành Điện tử viễn thông tại nhà trường, được

sự phân công của khoa, với mục đích trau dồi và học tập kinh nghiệm thực tế phục

vụ cho việc làm đồ án tốt nghiệp, sau hơn 1 tháng thực tập tại tổ truyền dẫn – Phânxưởng vô tuyến điện tử - Nhà máy thông tin M1 Viettel, em xin chọn đề tài “Càiđặt, cấu hình, test các lỗi cơ bản về phần mềm và phần cứng của thiết bị truyền dẫnBG-20” làm báo cáo thực tập

Báo cáo gồm 6 phần:

Phần 1 Tổng quan về thiết bị BG-20

Phần 2 Hướng dần cài đặt phần mền LCT-BGF của ECI

Phần 3: Cấu hình và kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị BG-20

Phần 4 Cấu trúc phần cứng của thiết bị

Phần 5 Các lỗi cơ bản thường gặp

Phần 6 Kết Luận

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong tổ đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho chúng em trong quá trình thực tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Do thời gian ngắn và kiến thức về mạch điện tử còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong được sụ góp ý chân thành của người đọc

Hà nội, ngày tháng năm 2010

Người Báo Cáo

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 3

I TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ 4

II CÀI ĐẶT PHẦN MỀM LCT-BGF ĐỂ CẤU HÌNH CƠ SỞ CHO THIẾT BỊ .5 III CẤU HÌNH VÀ KIỂM TRA TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ .8 3.1.Khai báo cơ bản 8

3.2.Khai báo luồng và kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị 16

IV CẤU TRÚC PHẦN CỨNG 24

4.1.Sơ đồ khối 24

4.2.Khối nguồn 25

4.3.Khối giao tiếp PDH ghép và tách luồng E1 26

4.4.Khối giao tiếp PDH ghép và tách luồng FE 27

4.5.Khối xử lý trung tâm SDH 28

V CÁC LỖI CƠ BẢN THƯỜNG GẶP 28

5.1.Hỏng Card nguồn 28

5.2.Quạt gió không quay 29

5.3.Không khởi động được 30

5.4.Cổng FE lỗi và Không khai báo được cổng FE 31

5.5.Hỏng giao tiếp quang 32

VI KẾT LUẬN 33

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 33

Trang 4

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

SDH Synchronous Digital Hierachy Hệ thống phân cấp số đồng

bộPDH Plesiochronous Digital Hierachy Hệ thống phân cấp số cận

đồng bộSTM Synchronous Tranfer Module Modul truyền tải đồng bộMXC Main Cross connect control card Card điều khiển kết nối

chéo chínhTMU Timing Unit Khối định thời

INF Input Filter Unit Bộ lọc nguồn đầu vào

NE Network Element Phần tử mạng

DCC Data Communication Chanel Kênh truyền thông số liệuGUI Graphical User Interface Giao diện người sử dụng đồ

họaEMS Element Management System Hệ thống quản lý phần tửODF Optical Distribution Frame Giá phân phối sợi quangDDF Digital Distribution Frame Giá phân phối số

MDF Main Distribution Frame Giá phân phối chính

CÀI ĐẶT, CẤU HÌNH VÀ SỬA CÁC LỖI CƠ BẢN VỀ PHẦN MỀM VÀ

PHẦN CỨNG CỦA THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN BG-20

BroadGate BG-20 là thiết bị truyền dẫn quang linh hoạt có thể triển khainhiều ứng dụng BG-20 là thiết bị sử dụng công nghệ truyền dẫn SDH - côngnghệ truyền dẫn tiên tiến nhất hiện nay bởi khả năng truyền dẫn tốc độ cao, độthuận tiện và khả năng bảo mật Nó có thể đáp ứng với các chuẩn 2G, 2.5G,

Trang 5

3G, các cấu hình mạng ring SDH, point to point, chain, star và những liên kết

vô tuyến với khả năng kết nối, bảo vệ tốt và khả năng mở rộng cao Bởi thiết

kế có thêm nhiều giao diện STM1 và có khả năng mở rộng lên STM4 tùy theonhu cầu Chức năng Multi-ADM và khả năng kết nối chéo là tiền đề cho việctriển khai linh hoạt các dạng mạng như vòng, lưới hay sao BG-20 có lớp vỏngoài rắn chắc và đàn hồi, thích hợp hoàn hảo cho cả môi trường trong nhà,ngoài trời và cả trong những môi trường khắc nghiệt

Thiết bị BG-20

BG-20 cung cấp khả năng ghép và phân luồng cho các luông số như sau:

 21 giao diện E1

 6 giao diện Fast Ethernet (FE)

 2 giao diện SFP cho 2 x STM-1/STM-4

 2 Dslot cho giao diện luồng nhánh E2/DS-3 không cân bằng (tuỳchọn)

CHO THIẾT BỊ

Ta sử dụng phần mền LCT-BGF V9.2 để cài đặt vào máy tính Kích đúp vào biểu tượng Setup để thực hiện cài đặt

Trang 6

Kích vào Install LCT-BGF

Click NEXT

Trang 7

Chương trình thực hiện cài đặt, chờ chương trình chạy xong

Click OK và chương trình yêu cầu kích vào biểu tượng để cấu

hình môi trường DCOM và đăng ký Database Application Server

Trang 8

Chương trình đăng ký xong sẽ hiện lên khung biểu tượng

Click OK và Finish và khởi động lại máy tính để kết thúc quá trình cài đặt

III CẤU HÌNH VÀ KIỂM TRA TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ

III.1 Khai báo cơ bản

Công tác chuẩn bị thiết bị, vật tư :

- Thiết bị cần khai báo

Trang 9

- Nguồn DC - 48V.

- Dây cáp mạng RJ45 (chéo)

- Mã khoá Plug sử dụng cho LCT của ECI (USB)

- Một PC có cài phần mềm LCT- BG40 và có lưu file version mới V0.42 Cầncài card mạng ở chế độ Auto Speed hoặc 10M full Duplex (vì thiết bị BG20giao tiếp với máy tính ở tốc độ 10Mb/s)

III.2 Login vào thiết bị ở chế độ Boot Configuration Tool để cấu hình ban

đầu cho thiết bị.

Trước khi thực hiện cấu hình cho thiết bị, ta cần thiết lập cho PC 2 địa chỉ IP tĩnh tương ứng:

- Trên của sổ chính của máy tính lựa chọn: Start > All Programs > LCT

> Boot Configuration Tool của sổ sau sẽ xuất hiện:

Bước 2:

- Lựa chọn Boot Configuration Tool của sổ sau xuất hiện:

Trang 10

Bước 3:

- Kích vào mục Login , trong khi đang thực hiện truy cập thì bật nguồn thiết

bị BG20 lên ( tiến trình này là bắt buộc và thực hiện trong vòng 3 phút)

Bước 4:

- Lựa chọn MXC2X sau đó nhập địa chỉ IP là 192.100.xx.yy (4 số cuối củaSerial, xem ở mặt trước bên trái của thiết bị) Bấm OK, của sổ sau xuất hiện:

Trang 11

- Bấm OK để xác nhận Login thành công.

III.3 Nâng cấp phần mềm cho thiết bị từ V0.38 lên V0.42 (nếu cần thiết)

Trên của sổ chính của Boot Configuration Tool chọn download embedded

software, xuất hiện của sổ:

Bước 1:

- Trong mục Embedded area chọn Upper Area

- Trong mục Activation bank chọn Lower Area

Bước 2:

- Kích vào Select file để lụa chọn file phiên bản V0.42 lưu trong máy.

- Kích vào Download để thực hiện load dử liệu vào vùng thấp của thiết bị

(Thực hiện Download phần mềm vào thiết bị)

Trang 12

Bước 3:

- Trong mục Embedded area chọn Upper Area

- Trong mục Activation bank chọn Upper Area

- Kích vào Apply để thực hiện load dử liệu vào vùng cao của thiết bị (Thực

hiện Activate phần mềm lên thiết bị)

III.4 Login vào thiết bị ở chế độ LCT và cấu hình cho thiết bị.

Cắm sẵn Hardware license key(USB) vào máy tính, đây là khóa cứng để máytính có thể sử dụng phần mền LCT kết nối vào thiết bị Sau khi đã Login vào thiết

bị cần phải cài hoạt được 3 nội dung:

 Cài đặt và kích hoạt các khe cắm card đồng bộ giửa vật lý và logic

 Khai báo địa chỉ IP cho thiết bị

 Khai báo kênh DCC cho các cổng quang

Bước 1:

- Kích đúp vào biểu tượng trên Desktop hoặc Start > All Programs >

LCT Cửa sổ Login của LCT GUI sẽ được mở ra:

Bước 2:

- Nhập địa chỉ IP mặc định: 194.194.1934.193

Password: sdh123456

Trang 13

- Kích vào lựa chọn Ping để kiểm tra kết nối giữa LCT GUI đến NE Nếu Ping thành công, kích vào biểu tượng Login để truy cập vào thiết bị, cửa sổ

sau xuất hiện:

Bước 3: Làm việc ở chế độ Master

- Trên của sổ chính Chọn Security->Master mode , ở chế độ Master này

mới cho phép cài đặt tất cả các thông số khác của thiết bị

Bước 4: Cài đặt và kích hoạt các khe cắm card đồng bộ giữa vật lý và logic.

- Trên thanh Menu chính lựa chọn Configuration -> Slot Assignment, cửa sổ

sau xuất hiện:

Trang 14

- Lựa chọn Physical ở góc trái phía trên của sổ Ban đầu tất cả các khe cắm đều có màu xám, bấm vào Get để lấy toàn bộ dữ liệu từ các card cho các khe cắm vật lý Bấm Apply để kích hoạt, bấm Query để kiểm tra lại trạng thái

các khe cám sau khi kích hoạt (các khe có cắm card sẽ màu xanh)

- Tương tự như vậy ta cũng Upload dử liệu cho phần Logical

Bước 4: Khai báo địa chỉ IP cho thiết bị.

- Trên thanh Menu kích lựa chọn Configuration > Communication Mode

cửa sổ sau xuất hiện:

- Có 3 lựa chọn trong phần Connection Mode tuỳ thuộc vào nhu cầu lắp đặt

cho thiết bị mà ta có thể lựa chọn Đối với tình hình thực tế, ta chỉ cần khai

báo cho thiết bị ở chế độ DCC Only

- Chọn chế độ DCC Only, chỉ có một mục để nhập địa chỉ là mục DCC IP Nhập địa chỉ theo mong muốn sau đó chọn Apply để kích hoạt địa chỉ này cho thiết bị Phần Mask chọn cố đinh là: 255.255.255.0

Ví dụ: IP: 200.200.206.100

Mask: 255.255.255.0

- Chọn Get để kiểm tra việc cài đặt IP đã thực sự tồn tại trên thiết bị chưa, nếu

đã thành công thì bấm Close để thoát khỏi của sổ này

Trang 15

Bước 5: Khai báo kênh DCC cho các cổng quang.

- BG20 có nhiều nhất 6 cổng quang, mỗi cổng quang bao gồm 2 phần MS và

RS Vì vậy nó cũng hổ trợ 12 kênh thông tin trong đó 6 kênh MS và 6 kênh

RS Khi tạo các kênh DCC cho các cổng quang thì phải chọn tương ứng MShoặc RS của Port quang với MS hoặc RS của kênh thông tin

- Trên của sổ chính chọn XC->DCC Mode, cửa sổ sau xuất hiện:

- Add các cặp tương ứng ở 2 phần Sink timeslot và Source timeslot xuống

cửa sổ bên dưới rồi chọn Activate.

Bước 6: Khai báo các thuộc tính cho thiết bị

- Trên cửa sổ chính ta vào Configuration -> NE Attributes ta khai báo các thông tin cho thiết bị như NE Name, NE Location, User Label…

Trang 16

Khai báo luồng và kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị

Cũng Làm việc ở chế độ Master, từ cửa sổ chính ta cấu hình thiết bị như sau

- Tạo Luồng VC4 (Server Trail)

Từ màn hình Mian Menu ta vào XC -> ST XC ta có cửa sổ sau

Ta kích vào VC4 của A1:SAM ở cả trong phần Source Timeslot và Sink

Timeslot rồi kích vào Drop và kích lại lần nữa vào VC4 ở cả hai phần trên và ta kích vào Add để tạo hai hướng kết nối cho cổng quang Cũng tương tự như thế ta

khai báo VC4 cho cổng quang A2:SAM

Sau khi tạo hai hướng kết nối cho cổng quang xong thì ta kích vào TAB XC

List

Trang 17

Ta kích vào ô vuông phần Select và kích vào nút Active để cho cổng quang

hoạt động

Cũng ở khung cửa sổ này ta có thể xóa một khai báo nào đó bằng cách chọn đơn vị

cần xóa và kích vào Deactive và kích vào nút Delete

- Ghép luồng VC12 (Client Trail)

+ Khai báo luồng E1 và ghép vào VC4

Từ Khung cửa sổ chính ta kích vào XC -> CT XC để khai báo Mỗi VC4 có 3VC3, Phần Source Timeslot ta chọn phần EME1_21 và chọn luồng VC12_x (với x

= 1,2 ,21) cần khai báo và phần Sink Timeslot ta chọn cổng quang cần ghép lên vàchọn VC4_1 -> VC3_x và VC12_y (với y = 1,2, ,63) của VC3_x tương ứng để

Trang 18

ghép Sau đó kích vào AddXC -> XC List -> và Active luồng vừa khai báo nhưVC4 ở phần trên.

+ Khai báo cổng FE và ghép vào VC4

Ta có thể khai báo cổng FE và khai băng thông cho cổng theo thứ tự các

hình ảnh sau: Từ màn hình chính ta kích chuột phải vào L1B_6F và mở Open

Tiếp theo ta kích vào phần Configuration và chọn VCG Attributes

Trang 19

Hình 2

Ở phần Bandwidth ta có thể chọn băng thông cho cổng FE (Như ở dưới tachọ băng thông cho cổng này là 4 luồng VC12) và kích vào nút Apply để thực thi:

Sau đó ta thoát khỏi cửa sổ này và từ màn hình chính ta vào XC -> CT XC

và thực hiện ghép kênh như sau:

Trang 20

Ta làm các bước tiếp theo như khai luồng E1.

Hơn nữa, nếu ta muốn khai báo thêm hướng dự phòng cho các giao tiếp thì ởphần Option trong mục Type ta chọn Protection và ghép luồng cần bảo vệ theo mộthướng khác so với hướng Main Ví dụ hướng Main ta khai báo một cổng FE đitheo hướng cổng quang A1:SAM thì hướng Protection ta khai báo cổng FE đó lênhướng A2:SAM

- Kiểm tra công suất phát của cổng quang

- Kiểm tra hiệu năng hoạt động của các cổng

- Kiểm tra cảnh báo và chức năng của các cảnh báo

Cảnh báo của thiết bị được phân làm 4 mức theo thứ tự giảm dần như sau:Critical, Major, Minor và Warning

Loại cảnh báo Mô tả

Critical

Cảnh báo trầm trọng, chủ yếu liên quanđến lỗi phần cứng thiết bị như thiết bị chưa được cấp nguồn, hỏng…

Major

Cảnh báo khẩn cấp, liên quan đến việc truyền thông bị mất tín hiệu, tín hiệu truyền kém quá kém…

Minor Cảnh báo liên quan đến các chỉ tiêu

chất lượng dịch vụWarning Cảnh báo về lỗi xử lý và môi trường

làm việc

Trang 21

Để vào xem các cảnh báo thì trong cửa sổ chính LCT Log In BG-20 vào thẻ Fault chọn Current (hoặc kích vào biểu tượng Current Alarm):

Trong cửa sổ Current Alarm chọn thẻ Filter Option, kích chọn quét lỗi tất

cả các module, nhấn Filter và lưu cấu hình:

Hệ thống sẽ quét lỗi và hiển thị cảnh báo chi tiết lỗi qua cửa sổ:

Trang 22

Trong cửa sổ Current Alarm View, nếu không thấy có cảnh báo lỗi thì thiết

bị có trạng thái hoạt động bình thường

IV CẤU TRÚC PHẦN CỨNG

Thiết bị BG-20 có kích thước là (240mm x 365mm x 44mm), nó bao gồm 1card MXC20, module cấp nguồn, 1 traffic daughter slot, 3 khe tiếp hợp ở phíasau

Card MXC-20 là card chính của thiết bị BG-20, nó tích hợp các chức năng như điều khiển và truyền thông, kết nối chéo, đồng bộ thời gian, xử lý mào đầu, ánh xạ các giao diện SDH và Ethernet Mặt trước của MXC-20 có các giao diện, đèn báo hiệu và các nút sau:

 Giao diện quản lý mạng (10BaseT, RJ-45)

 Đèn trạng thái NE (Active), đèn mức độ cảnh báo NE (Major, Minor),

và đèn trạng thái giao diện quản lý mạng (Link)

 Nút reset hệ thống (Reset)

Trang 23

 Giao diện 21 luồng E1 (SCSI50)

 1 giao diện mào đầu V.24 (RJ-45)

 1 giao diện V.11 (RJ-15)

 1 giao diện RS-232 (RJ-45)

 1 giao diện kết nối khối đường dây nghiệp vụ (RJ-45)

 Các giao diện cảnh báo đầu ra/vào (DB-15)

 Các giao diện đồng hồ bên ngoài (RJ-45)

Công suât tiêu thụ của thiết bị là P=70W, nhiệt độ làm việc từ -50 đến 550

IV.1 Sơ đồ khối

GIAO TIẾP

QUANG STM1/

STM4

Bộ Kết nối chéo CROSS- CONNECT UNIT

Giao Tiếp FE

Giao tiếp Luồng E1

KHỐI TẠO XUNG ĐỒNG BỘ

kHỐI

IV.2 Khối nguồn

BG-20 có 1 khe được dùng để định dạng module nguồn vào Có 2 loạinguồn có thể định dạng: INF_20-DC (Nguồn 1 chiều -48V/-60V DC) vàAC_CONV-20 (Nguồn xoay chiều 220V AC)

Trang 24

Card nguồn INF-20DC

IV.3 Khối giao tiếp PDH ghép và tách luồng E1

Phần giao tiếp luồng E1 trong bo mạch chính MXC-20

Trang 25

Khối giao tiếp luồng FE

IV.4 Khối giao tiếp PDH ghép và tách luồng FE

Trang 26

IV.5 Khối xử lý trung tâm SDH

V.1 Hỏng Card nguồn

Thông thường thiết bị BG-20 thường hỏng Card nguồn do quá áp, cắm điện

ngược chiều Cách khắc phục lỗi này là thay đèn bán dẫn chống ngược dòng ở hình

dưới:

Khối xử lý trung tâm SDH (STM1/STM4)

Trang 27

Đèn bán dẫn chống ngược dòng

V.2 Quạt gió không quay

Lỗi hỏng quạt gió cũng xảy ra rất nhiều ở thiết bị truyền dẫn BG-20 Nguyênnhân chủ yếu của hiện tượng này do thiết bị đặt và làm việc ở nhiệt độ cao dẫn đến

quạt làm việc cường độ cao dẫn nới nổ tụ hóa 20V - 100 µF phía dướiở bản mạch

nguồn:

Trang 28

V.3 Không khởi động được

Thiết bị không khởi động được thì có nhiều nguyên nhân, khi kiểm tra nguồn vào tốt nhưng vẫn không khởi động được thì nguyên nhân chủ yếu là do chương trình trong bộ nhớ ROM không load được lên RAM, cũng có thể bộ vi xử

lý chính bị hỏng Ta có thể khắc phục một cách giản đơn trong trường hợp này là hỏng RAM Những trường hợp khác thì chưa khắc phục được Để nhận biết có hỏng RAM hay không bằng cách kiểm tra nhiệt độ của nó sau khi cắm điện khoảng 3 phút, nếu thấy RAM quá nóng thì có thể nhận định được RAM hỏng

Tụ hóa 20V –

100 µF

Ngày đăng: 21/04/2014, 08:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w