1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài thực tập: Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại NH NN&PTNT chi nhánh huyện Đông Hưng-Tỉnh Thái Bình

77 569 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 183,03 KB

Nội dung

kế toán cho vay, Tín dụng cho vay

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC VIẾT TẮT 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1 Những vấn đề chung về kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại 9

1.1.1 Khái niệm kế toán cho vay 9

1.1.2 Nhiệm vụ kế toán cho vay 9

1.1.3 Nội dung kế toán cho vay 10

1.1.3.1 Chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay 10

1.1.3.2 Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay 12

1.1.3.2.1.Nhóm tài khoản nội bảng 13

1.1.3.2.2 Nhóm tài khoản ngoại bảng 15

1.1.3.3 Quy trình kế toán cho vay 15

1.1.3.3.1 Kế toán cho vay theo phương thức cho vay từng lần 15

1.1.3.3.2 Kế toán nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá 20

1.1.3.3.3 Kế toán cho vay theo hạn mữa tín dụng 22

1.1.3.3.4.Kế toán cho vay theo dự án đàu tư 23

1.1.3.3.5.Kế toán cho vay đồng tài trợ 23

1.1.3.3.6.Kế toán bảo lãnh 24

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kế toán cho vay 25

1.2.1 Các nhân tố chủ quan 25

1.2.1.1 Yếu tố con người 25

1.2.1.2 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng 25

1.2.1.3 Chính sách khách hàng 25

1.2.1.4 Các dịch vụ ngân hàng cung ứng 25

1.2.1.5 Chính sách phục vụ, quảng cáo 26

Trang 2

1.2.2 Các nhân tố khách quan 26

1.2.2.1 Yếu tố pháp luật, chính sách của Nhà nước 26

1.2.2.2 Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội 26

1.2.2.3 Môi trường dân số địa lí 26

1.2.2.4 Yếu tố khoa học công nghệ 27

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN ĐÔNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH 28

2.1 Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình 28

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự của ngân hàng 29

2.1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức 29

2.1.2.2 Hoạt động của các phòng ban 30

2.2 Kết quả kinh doanh chủ yếu của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 31

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 31

2.2.2 Cho vay và đầu tư 36

2.2.3 Cung cấp các dịch vu tài chính khác 38

2.2.4 Kết quả hoạt động 40

2.3 Thực trạng kế toán cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình 41

2.3.1 Khái quát về tổ chức công tác kế toán tại ngân hàng 41

2.3.2 Thực trạng kế toán cho vay tại ngân hàng 42

2.3.2.1 Các chứng từ sử dụng 42

2.3.2.2 Các tài khoản sử dụng 43

2.3.2.3 Quy trình ghi sổ nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng 51

2.3.2.3.1 Hạch toán khi giải ngân 52

2.3.2.3.2 Hạch toán thu nợ và lãi 54

Trang 3

2.3.2.3.3 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ 57

2.3.2.3.4 Xử lí các khoản nợ có vấn đề 58

2.3.2.3.5 Sưu tầm và xử lí tình huống kế toán cho vay cụ thể tại ngân hàng 59

2.4 Đánh giá thực trạng công tác kế toán cho vay tại ngân hàng 61

2.4.1 Những ưu điểm 61

2.4.2 Những hạn chế 63

2.4.3 Những nguyên nhân 63

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN ĐÔNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH 65

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh và công tác kế toán cho vay tại ngân hàng 65

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán cho vay tại ngân hàng 68

3.2.1 Giải pháp về chứng từ sử dụng 68

3.2.2 Giải pháp về tài khoản sử dụng 68

3.2.3 Giải pháp về quy trình kế toán cho vay 69

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán cho vay tại ngân hàng 71

3.3.1 Về phía Nhà Nước 71

3.3.2 Về phía Bộ Tài Chính và ngân hàng Nhà nước 72

3.3.3 Về phía ngân hàng 72

KẾT LUẬN 74

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 66

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 67

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo thành phần kinh tế 32 Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo loại tiền huy động 33 Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo kỳ hạn 34 Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Đông Hưng 37 Bảng 5: Tình hình nợ xấu NHNo& PTNT huyện Đông Hưng 38 Bảng 6: Tình hình thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng 39 Bảng 7: Tổng hợp các khoản thu – chi của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng 40

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình 29 Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo thành phần kinh tế 32 Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo kỳ hạn 35 Biểu đồ 3: Tổng hợp các khoản thu – chi của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng 40

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một đất nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh nên Việt Nam vẫn còn

là một nước nghèo và lạc hậu so với khu vực và trên trường quốc tế Mặc dù đilên từ xuất phát điểm không thuật lợi như vậy nhưng với nỗ lực không ngừngcủa tất cả các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế, Việt Nam đã vươn lên

là một nước có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể,đời sống của người dân được cải thiện Kết quả này có được cần phải kể đến sựđóng góp không nhỏ của ngành NH Luôn gắn liền cùng quá trình cải cách vàđổi mới của nền kinh tế Việt Nam, ngành NH đã bước qua những thăng trầmlịch sử và khẳng định được vai trò của mình vào sự phát triển của xã hội

Giống như tất cả các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế, NHTM cũng làmột chủ thể kinh doanh độc lập và cũng thực hiện công tác hạch toán kế toánhoạt động kinh doanh của mình, kế toán NHTM hiện nay đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể, góp phần đảm bảo vốn, kinh phí cho hoạt động, thúc đẩytăng trưởng kinh tế của đất nước và thực hiện được an toàn hệ thống của cácNHTM Tuy nhiên với tư cách là kế toán các đối tượng thuộc một DN thì KTNHTM vẫn còn non trẻ, mặt khác là KT ở một DN hoạt động kinh doanh tiền tệ

và làm dịch vụ NH nên KT NHTM vốn dĩ có nhiều đặc thù lại thêm những phứctạp do môi trường vĩ mô chưa ổn định vững chắc, nền hành chính quốc gia chưahoàn thiện…

Trong KT NHTM thì KT cho vay là một mảng vô cùng quan trọng vì nóphản ánh nghiệp vụ mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM là cơ sở cho sự tồntại và phát triển của các nghiệp vụ khác, vì nó là nghiệp vụ phức tạp và đangtrong quá trình chuyển hoạt động theo hướng thị trường nên kế toán cho vay cònnhiều bất cập cần được tháo gỡ

Chính vì vậy trong quá trình học tập tại trường Đại học Thái Bình và thờigian thực tập tại NHNo&PTNT huyện Đông Hưng - Thái Bình em quyết định

Trang 7

chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán cho vay tại NHNo&PTNT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình” làm báo cáo tốt nhiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Hệ thống những lý luận về kế toán cho vay

- Báo cáo tốt nghiệp đi vào phân tích, đánh giá khách quan và toàn diện thựctrạng KT cho vay tại NHNo&PTNT huyện Đông Hưng - Thái Bình

- Trên cơ sở lý luận thực tiễn báo cáo tốt nghiệp đưa ra giải pháp kiến nghịhoàn thiện KT cho vay tại NHNo&PTNT huyện Đông Hưng - Thái Bình

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở những tư duy đổi mới về tổ chức và vận hành kinh doanh, tư duy

về hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay trong mỗi quan hệ phù hợp với từngnội dung mà đề tài đặt ra Em xác lập các phương pháp thích hợp như: duy vậtbiện chứng - lịch sử, phân tích tổng hợp, phân tích tác nghiệp, so sánh, đốichiếu, kết hợp lý luận với thực tiễn, qua đó rút ra những tồn tại thiếu sót cầnkhắc phục và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán cho vay tại NHNo&PTNThuyện Đông Hưng - Thái Bình

5 Bố cục của báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo gồm 3 phần:

Phần I: Những vấn đề lí luận chung về kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại

Trang 8

Phần II: Thực trạng kế toán cho vay tại NHNo&PTNTVN chi nhánh huyện Đông Hưng - Thái Bình

Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán cho vay của NHNo&PTNTVN chi nhánh huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

Do thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề khôngtránh khỏi thiếu sót rất mong được sự quan tâm, hướng dẫn của các thầy, côgiáo, các cán bộ của chi nhánh NHNNo& PTNN huyện Đông Hưng để đề tàicủa em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

PHẦN I:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHO VAY

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề chung về kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng (TCTD) với bên

đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàngchuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theothỏa thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãicho ngân hàng khi đến hạn thanh toán

Kế toán nghiệp vụ tín dụng là công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp mộtcách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản tín dụng trong tất cả các khâu giảingân, thu nợ, thu lãi và theo dõi dư nợ và toàn bộ quá trình cấp tín dụng củaNHTM, trên cơ sở đó để giám đốc chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng chokhách hàng đồng thời làm tham mưu cho nghiệp vụ tín dụng

1.1.2 Nhiệm vụ

Kế toán cho vay có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ KT củaNHTM vì nó quản lý một khối lượng lớn tài sản có của NHTM, mặt khác nócung cấp là một công cụ quan trọng để các nhà quản trị nâng cao hiệu quả hoạtđộng và hạn chế rủi do cho NH Vai trò của KT cho vay được thể hiện ở nhữngkhía cạnh sau đây:

- Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay,thu nợ, theo dõi số dư nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó hìnhthành thông tin kế toán phục vụ quản lý tín dụng, bảo vệ an toàn vốn cho vay

- Quản lý hồ sơ cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn, hoặcchuyển nợ quá hạn khi người vay không đủ khả năng trả nợ đúng hạn

- Tính và thu lãi cho vay chính xác, đầy đủ, kịp thời

- Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tàikhoản tiền gửi và tài khoản cho vay Phát hiện kịp thời những khách hàng có

Trang 10

khả năng tài chính không lành mạnh trên cơ sở đó tham mưu cho cán bộ tíndụng để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Thông qua số liệu của kế toán cho vay để phát huy vai trò tham mưu của

kế toán trong quản lý nghiệp vụ tín dụng

1.1.3 Nội dung kế toán cho vay

1.1.3.1 Chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay

Chứng từ sử dụng trong KT cho vay là những loại giấy tờ đảmbảo về mặt pháp lý các khoản cho vay của NH Khi thực hiện KT máy thì khôngchỉ thuần túy sử dụng chứng từ điện tử mà vẫn phải có chứng từ giấy lưu lại Mọi

sự tranh chấp về các khoản cho vay hay trả nợ giữa NH và người vay đều phảigiải quyết trên cơ sở các chứng từ cho vay hợp pháp, hợp lệ chứng từ cho vaybao gồm nhiều loại để phục vụ công nghiệp hạch toán và theo dõi thu nợ, gồm:

* Chứng từ gốc: Là chứng từ được lập trực tiếp khi các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý cho phép nghiệp vụ kinh tế được thựchiện Chứng từ gốc có những loại sau:

- Giấy đề nghị vay vốn: Là chứng từ do khách hàng lập để xin vay vốnNHTM trong đó trình bày rõ mục đích vay, số tiền vay Đây là căn cứ ban đầu

để NH xem xét cho vay

- Hợp đồng tín dụng: Là thỏa thuận giữa NHTM và KH trong nghiệp vụcho vay trong đó xác định rõ tính chất và hình thức của các khoản vay, mục đích

sử dụng khoản vay, thời hạn, lãi suất cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc, lãi tiền vay,quyền và nghĩa vụ của các bên…Là cơ sở để bộ phận KT thực hiện giải ngân,đồng thời cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp (nếu có)giữa NH và KH

- Giấy nhận nợ: Là giấy tờ xác định trách nhiệm pháp lý của các khoản nợngười vay nhận với NH

- Các loại giấy tờ xác nhận tài sản cầm cố, thế chấp…

Chứng từ gốc rất quan trọng vì chúng là căn cứ chứng minh tính pháp lýcủa khoản vay nên NH phải đảm bảo an toàn cho những chứng từ này

Trang 11

* Chứng từ ghi sổ: là chứng từ là căn cứ để ghi sổ kế toán Chứng từ ghi

sổ được lập trên cơ sở của chứng từ gốc và phải có chứng từ gốc đính kèm Cácloại chứng từ ghi sổ gồm có:

- Nếu giải ngân bằng tiền mặt thì dùng séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền,phiếu chi

- Nếu giải ngân bằng chuyển khoản thì dùng chứng từ thanh toán khôngdùng tiền mặt như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…

- Nếu thu nợ bằng chuyển khoản thì dùng phiếu chuyển khoản

- Nếu thu nợ bằng tiền mặt thì dùng giấy nộp tiền

*Sổ kế toán chi tiết

Do đặc điểm hoạt động của NH là có nhiều khách hàng giao dịch, nhiềunghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 1 ngày nên kế toán NH không tập hợp và hệthống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các TK kết hợp với việcphân tích các nghiệp vụ kinh tế theo các TK đối ứng Nợ Đối ứng giữa 1 TKchính(Nợ - Có) và các TK có liên quan trong kế toán NH được thể hiện ngaytrên sổ kế toán chi tiết

Ngày ps trước: ngày/tháng/năm Ngày/tháng/năm

Tên tài khoản:

TK ĐỐI PHƯƠNG DOANH SỐ TRẢ

SỐ DƯ CUỐI NGÀY:

Trang 12

- Nhật kí chứng từ trong kế toán NH là 1 bộ chứng từ gồm: các bảng kếthợp chứng từ (kết hợp tiểu khoản) và bảng cân đối phát sinh (liệt kê chứng từ).Hiện nay khi các NH đã hạch toán kế toán trên máy vi tính các loại chứng từ và

sổ sách kế toán tổng hợp như bảng kết hợp tiểu khoản, kết hợp tài khoản, sổ cáikhông sử dụng nữa

Dưới đây là mẫu của bảng liệt kê chứng từ và cân đối tài khoản:

Ngày/tháng/nămTẬP 1/CHINP

1.1.3.2 Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay

Trang 13

Các tài khoản phản ánh nghiệp vụ chung, các tài khoản cho vay được bốtrí ở loại 2 “hoạt động tín dụng” trong hệ thống tài khoản tổ chức tín dụng dothống đốc NHNN ban hành.

Để phản ánh từng loại khách hàng vay vốn, từng loại cho vay theo thờigian (ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn), từng loại tiền cho vay (cho vay bằngđồng Việt Nam, cho vay bằng ngoại tệ và vàng) và đáp ứng yêu cầu phân loại

nợ, trong loại 2 được bố trí thành các tài khoản tổng hợp cấp I, cấp II và cấp III.1.1.3.2.1 Nhóm tài khoản nội bảng

*TK 20 – Cho vay đối với các TCTD trong nước

TK 201 - Cho vay đối với các TCTD trong nước bằng đồng Việt Nam

TK 202 - Cho vay đối với các TCTD trong nước bằng ngoại tệ

TK 203 - Cho vay đối với các TCTD nước ngoài bằng ngoại tệ

TK 205 – Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG khác

TK 209 – Dự phòng rủi ro

*TK 21 – Cho vay các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong nước

TK 211 – Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

TK 212 – Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

TK 213 – Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

TK 214 – Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ

TK 215 – Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ

TK 216 – Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ

TK 219 – Dự phòng rủi ro

Các tài khoản trên tiếp tục được chi tiết hóa theo chất lượng khoản vay:

TK 2111 – nợ đủ tiêu chuẩn, TK 2112 – nợ cần chú ý, TK 2113 - nợ dưới tiêuchẩn, TK 2114 - nợ nghi ngờ, TK 2115 – nợ có khả năng mất vốn

Các tài khoản cấp II nêu trên có nội dung kinh tế có thể khác nhau nhưngchúng đều có kết cấu như sau:

Bên Nợ ghi:

Trang 14

- Số tiền do các cá nhân, tổ chức khác vay.

- Số tiền chuyển từ các tài khoản nợ thích hợp khác sang theo qui định

hiện hành về phân loại nợ

Bên Có ghi:

- Số tiền thu từ các cá nhân tổ chức cá nhân TCTD khác.

- Số tiền chuyển từ các tài khoản nợ thích hợp khác sang theo qui định

hiện hành về phân loại nợ

- Số tiền TCTD chuyển sang theo trên tài khoản ngoại bảng.

Số dư Nợ: Nợ vay của các tổ chức, cá nhân được phân loại vào nhóm 1theo qui định về phân loại nợ…

*TK 22: Chiết khấu thương và giấy tờ có giá đối với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước

Công dụng, kết cấu tương tự TK 21

*TK 23: Cho thuê tài chính

Công dụng, kết cấu tương tự TK 21,TK 22

*TK 24: Bảo lãnh

Công dụng, kết cấu tương tự TK 21

*TK 394: Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng

Tài khoản này được sử dụng phản ánh số lãi phải thu tính trên các khoảncho vay mà các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước phải trả cho ngân hàng khitới hạn

Kết cấu :-Bên Nợ: Số tiền lãi phải thu trong kỳ

-Bên Có: Số tiền lãi khách hàng đã trả trong kỳ

-Dư Nợ: Phản ánh số tiền lãi chưa được thanh toán

*TK 702: Thu lãi cho vay

Tài khoản này được dùng phản ánh các khoản thu nhập của các tổ chứctín dụng phát sinh từ tiền lãi cho vay

Trang 15

Kết cấu:

-Bên Có: Số tiền lãi cho vay tính vào thu nhập trong kỳ

-Bên Nợ: + Các khoản giảm thu nhập từ lãi cho vay (nếu có)

+Cách chuyển để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

-Tài khoản này không có số dư

1.1.3.2.2 Nhóm các tài khoản ngoại bảng

*Tk 994: Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng

Tài khoản dùng để phản ánh giá trị của các tài sản cầm cố thế chấp mà các

tổ chức kinh tế hoặc cá nhân khi vay vốn của ngân hàng phải thực hiện theo chế

-Bên Nhập: Phản ánh số lãi quá hạn chưa thu được

-Bên Xuất : Phản ánh số lãi quá hạn đã thu được

-Số còn lại: Phản ánh số lãi quá hạn vẫn chưa thu được

1.1.3.3 Quy trình hạch toán các phương thức cho vay

1.1.3.3.1 Kế toán cho vay theo phương thức cho vay từng lần:

* Kế toán khi cho vay:

Trang 16

Hồ sơ xin vay theo qui định của chế độ tín dụng do người vay nộp vào,sau khi được cán bộ tín dụng thẩm định và giám đốc NH duyệt cho vay, đượcchuyển sang kế toán để kiếm soát vả giải ngân toàn bộ số tiền cho vay theo hạnmức tín dụng ghi trên hợp đồng tín dụng ( hoặc khế ước vay tiền, sổ cho vay).

Căn cứ vào chứng từ giấy lĩnh tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt) hoặc

ủy nhiệm chi (nếu giải ngân bằng chuyển khoản) kế toán vào sổ chi tiết hoặcnhập dữ liệu vào máy

* Bút toán phản ánh giai đoạn giải ngân:

Nợ: TK cho vay ngắn hạn (Nợ đủ tiêu chuẩn thích hợp – TK 2111) Có: TK tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt – TK 1011) hoặc Có: TK tiền gửi của người thụ hưởng (TK 4211) (nếu cho vaybằng chuyển khoản thanh toán cùng NH) hoặc

Có: TK thanh toán vốn giữa các NH thích hợp (nếu cho vay bằngchuyển khoản thanh toán khác NH)

Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp cầm cố, kế toán căn cứ vào biênbản định giá tài sản thế chấp, cầm cố để hạch toán ngoại bảng, ghi:

Nhập TK 994: Tài sản cầm cố, thế chấp của KHGiấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng hay khế ước tiền lập mỗi loại 2bản để trả lại người vay mỗi loại một bản, một bản kế toán lưu giữ để theo dõithu nợ và được lưu vào hồ sơ vay vốn của KH vay cùng các giấy tờ pháp lý xácnhận quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản thế chấp, cầm cố

*Kế toán giai đoạn thu nợ:

Cơ sở để KT thu hồi các khoản cho vay từng lần là kỳ hạn nợ ghi trên hợpđồng tín dụng Việc xác định kỳ hạn nợ của các khoản cho vay là trách nhiệmcủa các nhân viên tín dụng nhưng việc theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ theo kỳhạn là trách nhiệm của nhân viên kế toán Do vậy nhân viên kế toán và nhânviên tín dụng phải phù hợp để theo dõi tình hình trả nợ của người vay theo đúng

Trang 17

kỳ hạn đã định hoặc xử lý chuyển nợ quá hạn nếu người vay không trả nợ đúnghạn và không được gia hạn nợ.

Theo quy định chế tín dụng, đến hạn trả nợ người vay phải trả chủ độngnộp tiền mặt hay trích tài khoản tiền gửi để trả nợ NH Nếu người vay khôngchủ động trong khi tài khoản tiền gửi của người vay có đủ tiền để trả nợ NH thì

kế toán chủ động lập phiếu chuyển khoản trích tài khoản tiền gửi của người vay

để thu nợ

+ Thu nợ bằng tiền mặt, kế toán căn cứ vào giấy nộp tiền của người vay

để ghi sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính:

Nợ: TK tiền mặt (TK 1011) (nếu trả bằng tiền mặt) Có: TK Nợ đủ tiêu chuẩn thích hợp (TK 2111)+Nếu thu nợ bằng chuyển khoản, kế toán căn cứ ủy nhiệm chi của người vayhoặc lập phiếu chuyển khoản để vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính:

Nợ: TK Tiền gửi KH (TK 4211) Có: TK Nợ đủ tiêu chuẩn thích hợp (TK 2111)Đồng thời với việc hạch toán, kế toán xóa sổ tên hợp đồng tín dụng bằngcách ghi số tiền thu nợ vào cột “Số tiền trả nợ” rút số dư Hợp đồng tín dụng đãthu hồi hết số dư bằng không được xuất khỏi hồ sơ tín dụng đã đóng thành tậpriêng hoặc đã đóng vào tập nhật ký chứng từ nếu số lượng ít

Sau đó làm thủ tục để ghi TK 994 và trả lại các giấy tờ được nhận làm thếchấp tài sản cho vay

*Kế toán thu lãi cho vay:

Theo chế độ tín dụng và chế độ kế toán, hiện nay đối với phương thức chovay từng lần, NH áp dụng hai cách thu lãi là thu lãi định kỳ hàng tháng và lãisau (thu lãi cùng vốn gốc một lần khi đáo hạn) đồng thời áp dụng nguyên tắc cơ

sở dồn tích (dự thu) đối với thu lãi từ hoạt động tín dụng

Đối với cả hai cách thu lãi trên thì việc tính và hạch toán thu lãi tiền vayđược thực hiện hàng tháng Nếu hàng tháng KH trả lãi ngay bằng tiền mặt hoặc

Trang 18

trích tiền gửi thì NH thu trực tiếp, còn nếu KH chưa trả thì số lãi cho vay phátsinh hàng tháng sẽ được hạch toán, ghi nhận vào tài khoản “Lãi phải thu về hoạtđộng tín dụng” (TK 3941)

Từng tháng NH tính toán số lãi cho vay từng lần phát sinh trong tháng Công thức tính định kỳ cho vay từng lần:

Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay × Lãi suất ( tháng )

Định kỳ hàng tháng lãi được tính như công thức trên và được hạch toán:

Nợ TK 1011: Tiền mặt ( nếu thu bằng tiền) hoặc

Nợ TK 4211: Tiền gửi KH (nếu KH trả bằng tiền gửi)

Có TK 394: Lãi phải thu từ cho vay (phần lãi đã được hạchtoán dư thu) hoặc

Có TK702: Thu lãi cho vay (phần lãi chưa được hạch toánlãi dự thu)

Nếu quá hạn KH không đến trả lãi cho NH dù được gia hạn nợ hoặc nếuđược điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hay không thì toàn bộ nợ gốc của KH sẽ bịhạch toán vào TK Nợ quá hạn thích hợp (theo quyết định 127 ngày 3/2/2005).Đồng thời NH sẽ ngừng hạch toán lãi dự thu những tháng tiếp theo, chỉ đượchạch toán vào thu nhập số lãi thực tế thu được, còn số lãi NH đã hạch toán dựthu những KH không trả lãi vay đúng hạn được đánh giá là không thể thu hồiđược thì hạch toán thẳng vào chi phí để tất toán tài khoản “Lãi phải thu từ hoạtđộng tín dụng” Kết toán ghi:

Nợ TK 89: Chi phí khác ( hoạt động tín dụng)

Có TK 394: Lãi phải thu từ cho vayĐồng thời theo dõi ngoại bảng phần lãi chưa thu được, kế toán hạch toán:

Nhập TK 94: Số lãi, phí phải thu chưa thu được

*Kế toán chuyển nợ quá hạn:

Thực hiện theo QĐ 127/2005/QĐ/NHNN ngày 3/2/2005 về sửa đổi bổsung một số điều của QĐ 1627 ngày 31/12/2001

Trang 19

-Trường hợp 1: Nếu KH không có khả năng trả nợ đúng hạn (nợ gốc

và/hoặc lãi vốn vay) trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng và TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếptheo thì TCTD xem xét điều chỉnh hạn trả nợ (gốc và/hoặc lãi vốn vay) Toàn bộ

dư nợ vay gốc của KH này được phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm 2 đếnnhóm 4 theo quy dịnh của NHNN

-Trường hợp 2: KH không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc vãi vốn vay

đúng hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được TCTD đánhgiá là có khả năng trả nợ trong khoản thời gian nhất định sau thời hạn vay thìTCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của KH.Toàn bộ số dư nợ vay gốc cũ KH này được phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm

3 đến nhóm 5 theo quy định của NHNN

Bút toán chuyển nợ quá hạn:

Nợ TK: Nợ quá hạn thích hợp: Số gốc chuyển nợ quá hạn

Có TK: Cho vay trong hạn của người vay: Số gốc chuyển

nợ quá hạnSau khi hạch toán chuyển nợ quá hạn kế toán cho vay phải phối hợp với

bộ phận tín dụng để theo dõi đôn đốc người vay trả nợ đúng hạn, đồng thời thựchiên chế tài tín dụng (áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 1,5 lần lãi nợ trong hạn)

Chứng tù nợ quá hạn được lưu riêng trong hồ sơ nợ quá hạn của người vayĐồng thời, kế toán hạch toán khoản dư phòng lãi phòng thư nhưng chưathu được Việc trích lập quỹ dự phòng được thực hiện như sau:

Trang 20

Với những khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181ngày đến dưới 361 ngày; những khoản cho vay không có tài sản làm đảm bảo đãquá hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày.

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 8829: Chi phí dự phòng rủi ro khác

Có TK 399: Dự phòng rủi ro lãi phải thu

Đồng thời theo dõi số lãi phải thu của KH bằng TK ngoại bảng:

Nhập TK 941Trong trường hợp khoản nợ gốc và lãi đã quá hạn ngày, có nguy cơ khôngthu được nợ gốc và lãi , xử lý như sau:

- Đv nợ gốc: Nợ TK 2115,2125,2135

Có TK 2114,2124,2134

- Đv khoản lãi: Nợ TK 399 (nếu đã trích lập DP)

Có TK 89 (nếu chưa trích lập DP)

Khi người vay trả nợ quá hạn, ghi:

Nợ : -TK tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt): Số tiền KH trả nợ quáhạn

- TK Tiền gửi của người vay

Có TK Nợ quá hạn thích hợp: Số tiền KH trả nợ quá hạn

Trang 21

1.1.3.3.2 Kế toán nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá

Để được vay chiết khấu, khách hàng gửi tới ngân hàng đơn xin vay chiếtkhấu, bẳng kê thương phiếu kèm thương phiếu Sau khi kiểm soát tính hợp pháp,hợp lệ, ngân hàng tiến hành tính toán số tiền chiết khấu thương phiếu

Số tiền cho vay chiết khấu (PV) được tính theo công thức toán tài chính,theo đó PV phụ thuộc vào lãi suất và thời hạn còn lại của thương phiếu

PV = FV × ( 1 + i )-n

Trong đó:

PV: Số tiền cho vay chiết khấu (giá trị hiện tại)

FV: Mệnh giá của thương phiếu (Giá trị nhận được trong tương lai)

i: Lãi suất chiết khấu

n: Thời hạn còn lại của thương phiếu (kỳ)

Từ công thức trên, ta có thể tính được giá trị chiết khấu DV (số chênhlệch giữa giá trị nhận được trong tương lai của thương phiếu FV với giá trị hiệntại PV) là số lãi phát sinh của nghiệp vụ cho vay chiết khấu thương phiếu

DV = FV – PV

*Hạch toán giai đoạn cho vay

- Sau khi tính toán được số tiền cho vay (PV) kế toán lập chứng từ hạch

toán

Nợ TK 221: Nợ đủ tiêu chuẩn

Có TK 1011,TK 4211Đồng thời Nhập TK 906: Giá trị hiện tại của giấy tờ có giá

- Các thương phiếu nhận chiết khấu được lưu giữ riêng để theo dõi thu

Trang 22

- Định kỳ, kế toán và hạch toán lãi dự thu

Xuất phát từ đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng là gốc không cố định nênlãi cho vay được tính và thu hàng tháng theo phương pháp tích số (thường vàongày cố định cuối tháng)

Tổng tích số tính lãi trong tháng × Lãi suất tháng

Số tiền lãi =

Trang 23

30 ngày

1.1.3.3.4 Kế toán cho vay theo dự án đầu tư

Trang 24

*Tại NH đầu mối

Trang 25

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1 Các nhân tố chủ quan

1.2.1.1 Yếu tố con người

Yếu tố con người ở đây là các cán bộ nhân viên của NH, khi họ nắm vững,thông thạo nghiệp vụ chuyên môn, năng động tiếp cận với khách hàng cộngthêm với các các chính sách, định hướng kinh doanh hợp lý thì việc hoàn thiện

kế toán cho vay sẽ trở nên dễ dàng hơn Nếu cán bộ nhân viên chậm đổi mới,chậm tiếp cận với công nghệ mới, chuyên môn hạn chế, không năng động trongviệc tiếp cận khách hàng sẽ làm cho việc cho vay gặp khó khăn, khách hàngthiếu tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của NH

1.2.1.2 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp về

cả mở rộng quy mô cho vay hay thu hẹp lại, thay đổi tỷ trọng nguồn vốn, lãi suấtcho vay Nếu NH đưa ra được chiến lược kinh doanh hợp lý ngân hàng sẽ thựchiện được chính sách cho vay đạt hiệu quả cao

1.2.1.3 Chính sách khách hàng

Ngân hàng thường chia khách hàng ra thành từng nhóm để có giải pháp tiếpcận, phục vụ phù hợp Với những khách hàng có sự gắn bó lâu năm, có số dưtiền gửi lớn, có tín nhiệm với NH thì ngân hàng có thể áp dụng các mức lãi suất

ưu đãi với thời hạn linh động nhằm tri ân khách hàng Với khách hàng lần đầutới giao dịch hay có những giao dịch nhỏ lẻ NH có thể áp dụng các chính sáchhợp lý nhằm lôi kéo khách hàng đến với NH mình

1.2.1.4.Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ cung ứng tốt sẽ chiếm được cảm tình nhiều hơn từphía khách hàng, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay việc nâng caochất lượng các dịch vụ cung ứng mới đảm bảo cho khả năng sống còn của NH

Trang 26

1.2.1.5 Chính sách phục vụ, quảng cáo

Quảng cáo giúp khách hàng nhận diện được NH một cách dễ dàng, cộngthêm thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng của nhân viên tận tình chu đáo sẽcàng tăng thêm thiện cảm đối với khách hàng Ngược lại nếu nhân viên có thái

độ thờ ơ, không niềm nở có những thái độ không thiện cảm sẽ gây ảnh hưởngxấu tới NH Đặc biệt đối với những khách hàng mới, khách hàng khó tính thìđiều này càng phải được chú ý Chính sách quảng cáo giúp khách hàng tiếp cậnnhanh chóng các dịch vụ mà NH cung ứng từ đó ra quyết định có sử dụng dịch

vụ NH hay không

1.2.2 Các nhân tố khách quan.

1.2.2.1.Yếu tố pháp luật, chính sách của Nhà nước

Khi xây dựng các chiến lược kinh doanh, và định hướng phát triển NHTMđều phải tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và chính sách của nhà nước Bởi vậymột trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của NH là cho vay chịu ảnhhưởng rõ nét Những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, của NHNNnhư :chính sách tiết kiệm, chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng mà mỗi sự thayđổi của nó đều tác động tới khả năng cho vay của NH

1.2.2.2 Môi trường chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hôi

Sự hoạt động của ngành NH nằm trọn trong môi trường chính trị- kinh tế- vănhóa- xã hội có thể nhìn nhận đây là yếu tố khách quan với tất cả các ngành nghề và

NH là một trong số đó Sự tác động của môi trường rộng lớn này là đan xen lẫnnhau

1.2.2.3 Môi trường dân số- địa lý

Môi trường dân số có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động cho vay Giả

sử như cư dân của các thành phố lớn với mức độ tập trung đông đúc hơn khuvực nông thôn thì có thể cân nhắc việc mở thêm hệ thống chi nhánh nhằm tiếpcận gần hơn với khách hàng Còn ở khu vực nông thôn các giao dịch của ngườidân với ngân hàng có phần hạn chế ngoài việc đưa ra các chính sách cho vay

Trang 27

phù hợp thì không cần mở quá nhiều điểm giao dịch làm ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động của NH.

1.2.2.4 Yếu tố khoa học- công nghệ

Trong bất kì lĩnh vực nào khi có sự hỗ trợ của khoa học- công nghệ đềuthúc đẩy làm tăng hiệu quả hoạt động của lĩnh vực đó Ngân hàng cũng khôngphải ngoại lệ mà trái lại khoa học- công nghệ còn có tác động mạnh mẽ đếnhoạt động của ngân hàng và có tầm ảnh hưởng đặc biệt phải kể đến công nghệthông tin Từ khi có công nghệ thông tin mà một loạt các sản phẩm mới rađời: thẻ tín dụng, thẻ rút tiền ATM, thanh toán điện tử… các quy trình nghiệp

vụ cũng được xử lý một cách nhanh chóng, chính xác hơn Chính vì vậy mà

NH có thể thực hiện được hoạt động cho vay một cách nhanh chóng hơn

Trang 28

PHẦN II:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH

HUYỆN ĐÔNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH

2.1 Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

NHNo&PTNT huyện Đông Hưng mà tiền thân của nó là chi nhánh NHhuyện Đông Hưng Thời kỳ này NH Đông Hưng chỉ là một NH cơ sở, đảmnhiệm chức năng huy động vốn và gửi tiết kiệm đáp ứng nhu cầu vốn cho vaytoàn huyện

Sau đại hội Đảng VI (năm 1986) nền kinh tế nước ta có nhiều đổi mới vàhình thành nhiều NHTM Theo quyết định thành lập số 340/QĐ – 02 ngày19/06/1998 do Tổng Giám đốc NHNo&PTNTVN ký, NHNN huyện Đông Hưngđổi tên thành NHNo&PTNT huyện Đông Hưng trực thuộc NHNo&PTNTVN.Đến cuối năm 2003 NHNo&PTNT huyện Đông Hưng được giám đốcNHNo&PTNT tỉnh Thái Bình quyết định thành lập ba NH cấp III giao dịch trênđịa bàn bao gồm: NH cấp III Đông Mỹ, NH cấp III Thăng Long, NH cấp IIIChâu Giang Từ năm 2008 Phòng giao dịch Đông Mỹ tách khỏi chi nhánhNHNo&PTNT huyện Đông Hưng do thay đổi địa giới hành chính

Với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên lànhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng để cho vayphục vụ nhu cầu nhân dân trong huyện và làm phương tiện thanh toán.Từ khithành lập và hoạt động, NHNo&PTNT huyện Đông Hưng đã nhanh chóng đổimới về hoạt động kinh doanh đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội,

để nâng cao vị thế và uy tín của mình trên địa bàn huyện Đông Hưng nói riêng

Trang 29

GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

và toàn tỉnh Thái Bình nói chung (dữ liệu về lịch sử NHNo&PTNT huyện Đông Hưng được lấy từ phòng lưu trữ tài liệu của NH).

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng.

2.1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức

Là thành viên trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Thái Bình,NHNo&PTNT huyện Đông Hưng với tổng số 55 cán bộ hoạt động dưới sự điềuhành của ban Giám đốc chi nhánh Cơ cấu tổ chức giao dịch của chi nhánhNHNo&PTNT huyện Đông Hưng được mô tả bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

Trong tổng số 55 cán bộ của ngân hàng thì có tới 38 cán bộ là nữ, các cán

bộ nhân viên của ngân hàng hầu hết có trình độ đại học, có 5 cán bộ có trình độsau đại học Độ tuổi trung bình của cán bộ, nhân viên ở đây là 38 tuổi với khánhiều nhân viên với tuổi đời còn rất trẻ, có những người trong số họ chỉ vừa mớitốt nghiệp đại học Điều đó cho thấy được sự trẻ trung và năng động của của độingũ cán bộ, nhân viên nơi đây

Trang 30

2.1.2.2 Hoạt động của các phòng ban

- Ban lãnh đạo: Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc có nhiệm vụ quản lýhoạt động kinh doanh của toàn NH cũng như quyết định các vấn đề liên quanđến quản lý và tổ chức bộ máy trong NH Giám đốc là người trực tiếp điều hànhmọi hoạt động của NH, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước tổng Giámđốc NHNo&PTNTVN Các phòng ban có mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhaucùng phát triển

- Phòng kinh doanh: Là phòng chuyên sâu về nghiệp vụ cho vay, phân tích

và có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra Đây cũng là nơitiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác, triển khai thực hiện các chương trình

dự án cho vay đối với khách hàng Là nơi nghiên cứu, đề xuất áp dụng cácmức lãi suất huy động, cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân,xây dựng các chiến lược khách hàng, chiến lược marketing… để hoạt độngkinh doanh của NH ngày càng có hiệu quả

- Phòng kế toán ngân quỹ: Được tổ chức thành các bộ phận giao dịch vớikhách hàng với chức năng thanh toán, tài chính, hạch toán kế toán theo nguyêntắc chung và theo quy định của ngành Thực hiện nhiệm vụ về thu, chi tiền mặt,vận chuyển và quản lý an toàn kho quỹ đồng thời thực hiện việc nộp thuế theoluật thuế Việt Nam Đóng góp ý kiến cho ban Giám đốc về công tác thanh toán,kết hợp với các phòng ban khác để cùng nhau phát triển

- Phòng hành chính nhân sự: Là nơi thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, nơixây dựng các văn bản, quy định về tổ chức hoạt động, điều hành các quy chế cán

bộ Đây là nơi giúp Giám đốc quy hoạch, sắp xếp công tác cho cán bộ và quyếtđịnh hình thức khen thưởng đối với các thành viên trong NH Phòng hành chínhnhân sự còn là nơi chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần đối với đội ngũcán bộ công nhân viên trong NH

- Phòng giao dịch Châu Giang và phòng giao dịch Thăng Long là hai chinhánh trực thuộc NHNo&PTNT huyện Đông Hưng Hai chi nhánh này được

Trang 31

thành lập với mục tiêu tiếp cận gận gần hơn với khách hàng nhằm tăng cườnghiệu quả hoạt động cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hưng.

2.2 Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hưng

a) Phân theo thành phần kinh tế:

Trang 32

Bảng 1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo thành phần kinh tế

(Nguồn tài liệu: Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT Đông Hưng)

Biểu đồ 1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo thành phần kinh tế

Trang 33

Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi củadân cư liên tục tăng trong ba năm từ năm 2011 đến 2013 Tiền gửi của cácTCKT có xu hướng gia tăng theo các năm và tỷ trọng trong tổng nguồn vốnngày một tăng cao Tiền gửi của khu vực dân cư vẫn duy trì tốc độ gia tăng ổnđịnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động Mặc dù chịu sựcạnh tranh quyết liệt trong việc huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng nhưngNHNo&PTNT huyện Đông Hưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng nguồn vốnhuy động điều này thể hiện được uy tín của NH đối với người dân và các ưu đãicủa NH về lãi suất tiền gửi cũng thu hút đươc người dân và các TCKT gửi tiềnvào NH.

b Phân theo loại tiền:

Bảng 2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng

phân theo loại tiền huy động

(Nguồn tài liệu: Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT Đông Hưng)

Theo chỉ tiêu loại tiền thì loại tiền gửi bằng nội tệ chiếm đa số và tăngnhanh qua các năm Cụ thể là năm 2011 số tiền gửi bằng nội tệ là 421.927 triệuđồng, năm 2013 đã tăng vọt lên mức 645.309 triệu đồng Còn đối với tiền gửibằng ngoại tệ thì xu hướng này hoàn toàn ngược lại, cụ thể nguồn vốn huy động

Trang 34

bằng ngoại tệ năm 2011 là 22.401 triệu đồng, đến năm 2013 chỉ còn 15.204 triệuđồng Lý giải cho sự suy giảm này là do tỷ giá trong thời gian qua được ngânhàng nhà nước giữ một cách ổn định đã tác động lớn đến tâm lý găm giữ ngoại

tệ của người dân, việc gửi tiết kiệm bằng VNĐ có lợi hơn bằng USD do vậy đãkích thích người dân bán USD để gửi bằng VNĐ, vì lý do đó mà trong thời gianqua việc nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ liên tục suy giảm

Trang 35

Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo kỳ hạn

Trang 36

trong kì hạn này tăng cao đã kích thích người gửi tiền vào loại kì hạn từ 12tháng trở xuống.

2.2.2 Cho vay và đầu tư

Bên cạnh việc chú trọng huy động vốn thì công tác sử dụng vốn cũng rấtđược quan tâm vì đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng.NHNo&PTNT huyện Đông Hưng đã bám sát định hướng phát triển kinh tế địaphương và định hướng kinh doanh của ngành Để mở rộng kinh doanh, NH đãchủ động tìm tới khách hàng, tìm dự án đầu tư thông qua các tổ chức, tổ vay vốntheo mô hình mỗi xóm một tổ để cho vay theo quyết định 67/QĐ-TTg của TTCP

về chính sách tín dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân Sau đónăm 2010 Chính phủ ban hành nghị định số: 41/2010/NĐ-CP về chính sách tíndụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nôngdân và cư dân sống ở nông thôn Căn cứ vào thông tư liên tịch 2308 giữa Hộinông dân Việt Nam và NHNo Việt Nam Hội nông dân đứng ra làm tín chấpnhằm chuyển tải vốn vay của NH đến các hội viên nông dân một cách kịp thời,rộng khắp và an toàn hiệu quả, vì thế công tác tín dụng những năm qua đã đạtđược những kết quả tốt Do chú trọng đến mở rộng đi đôi với chất lượng tíndụng, coi đó là điều cơ bản quan trọng nhất, lấy hiệu quả của khách hàng là mục

đích kinh doanh của mình (Trích từ báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011 của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng)

Từ năm 2011 đến năm 2013 hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNThuyện Đông Hưng được khái quát trong bảng sau:

Trang 37

Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Đông Hưng

(Nguồn tài liệu: Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT Đông Hưng)

Như vậy, nếu xét về doanh số thì hoạt động tín dụng của NHNo&PTNThuyện Đông Hưng nhìn chung có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm, thể hiện

sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toànchi nhánh Qua bảng số liệu ta có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷtrọng lớn trong tổng dư nợ và liên tục gia tăng Năm 2011 cho vay ngắn hạnchiếm tỷ trọng 71,89% trong tổng dư nợ, tỷ lệ này tăng vọt lên 79,18% vào năm

2013 Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ này tăng vọt là do nhu cầu vay vốn ngắn hạnphục vụ sản xuất kinh doanh đã phục hồi sau quãng thời gian suy giảm do nềnkinh tế gặp khủng hoảng

Trái với sự tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số chovay trung hạn lại có xu hướng giảm Cụ thể là năm 2011 cho vay trung hạn là121.021 triệu đồng nhưng bước sang năm 2012 cho vay trung hạn chỉ còn102.237 triệu đồng giảm 18.784 triệu đồng, đến năm 2013 cho vay trung hạn có

sự gia tăng đáng kể lên mức 113.006 triệu đồng tăng 10.769 triệu đồng Mặc dùcùng trong xu thế hồi phục nền kinh tế nhưng nhu cầu đối với khoản vay trunghạn lại giảm mạnh vào năm 2012 là bởi nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh củasuy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu vay vốn trung hạn để đầu tư sản suất bị ảnhhưởng do triển vọng nền kinh tế không mấy sáng sủa Bước sang năm 2013 nền

Trang 38

kinh tế thế giới dần phụ hồi, niềm tin của người sản suất kinh doanh về một thịtrường hồi phục đã dẫn đên nhu cầu vay vốn đầu tư trung hạn gia tăng

Bảng 5 Tình hình nợ xấu NHNo& PTNT huyện Đông Hưng

(Nguồn tài liệu: Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT Đông Hưng)

Nhìn vào tình hình nợ xấu của NH qua các năm ta thấy: Năm 2011 nợ xấu

là 2.601 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,6% tổng dư nợ Sang đến năm 2012 thì nợxấu tăng lên 18.762 triệu đồng chiếm 3,67%, tăng rất cao so với năm 2011 Tiếptục xu hướng tăng cao, nợ xấu năm 2013 đã tăng lên mức 24.804 triệu đồngchiếm 4,57% Qua đây ta có thể thấy nguyên nhân nợ xấu tăng thêm là do năm

2012 và 2013 tình hình kinh tế gặp khó khăn, ảnh hưởng bởi suy thoái của nềnkinh tế thế giới Do đó đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịchbệnh xảy ra nhiều, cũng ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, mà đối tượngkhách hàng chủ yếu của NH là hộ nông dân, nên dẫn tới nợ xấu tăng

2.2.3 Cung cấp các dịch vụ tài chính khác

Hiện nay các hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyệnĐông Hưng ngày càng đa dạng và phong phú hơn Ngoài việc thực hiện cácnghiệp vụ chủ yếu như: cho vay và huy động vốn thì NHNo&PTNT huyệnĐông Hưng còn thực hiện làm trung gian thanh toán và các dịch vụ khác như:dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kinh doanh ngoại hối… nhằm đadạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình, tăng doanh thu, nâng cao uy tíntrên thị trường Đặc biệt trong thời gian gần đây chi nhánh NHNo&PTNT huyệnĐông Hưng đã được NH cấp trên đầu tư vào hệ thống thanh toán điện tử để xử

Ngày đăng: 20/04/2014, 19:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân   theo thành phần kinh tế - Đề tài thực tập: Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại NH NN&PTNT chi nhánh huyện Đông Hưng-Tỉnh Thái Bình
Bảng 1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo thành phần kinh tế (Trang 37)
Bảng 2. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng   phân theo loại tiền huy động - Đề tài thực tập: Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại NH NN&PTNT chi nhánh huyện Đông Hưng-Tỉnh Thái Bình
Bảng 2. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo loại tiền huy động (Trang 38)
Bảng 3. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng   phân theo kỳ hạn - Đề tài thực tập: Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại NH NN&PTNT chi nhánh huyện Đông Hưng-Tỉnh Thái Bình
Bảng 3. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đông Hưng phân theo kỳ hạn (Trang 39)
Bảng 4:  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Đông Hưng (Đơn vị: Triệu đồng) - Đề tài thực tập: Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại NH NN&PTNT chi nhánh huyện Đông Hưng-Tỉnh Thái Bình
Bảng 4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Đông Hưng (Đơn vị: Triệu đồng) (Trang 41)
Bảng 7: Tổng hợp các khoản thu – chi của Chi nhánh - Đề tài thực tập: Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại NH NN&PTNT chi nhánh huyện Đông Hưng-Tỉnh Thái Bình
Bảng 7 Tổng hợp các khoản thu – chi của Chi nhánh (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w