Đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012) (Trang 35 - 37)

b. Mục tiêu về lao động việc làm cho lao động nông thôn huyện Diễn Châu

3.3.1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động

a. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp, nông thôn là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của huyện Diễn Châu. Trong những năm qua kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện có những bước tăng trưởng đáng kể, cơ sở hạ tầng được chú trọng xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt nhiều thành tự quan trọng. Tuy nhiên, xét chung về toàn Tỉnh Nghệ An thì kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm. Sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp, kinh tế tư nhân chậm phát triển và còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho hàng hóa do người lao động sản xuất ra còn khó khăn, các dịch vụ thương mại chưa phát triển... Tất cả những vấn đề trên đã phần nào hạn chế sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Diễn Châu.

Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế- xã hội nông thôn tạo nhiều việc làm, huy động hết tiêm năng nguồn lao động, kinh tế nông nghiệp nông thôn thì huyện Diễn Châu phải được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn phải đảm bảo an sự phát triển ổn định kinh

tế- xã hội nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn lao động, nguồn vốn, tăng giá trị và lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông dân. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Diễn Châu phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh, sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, có hiệu quả kinh tế cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Phấn đấu đến năm 2015 huyện Diễn Châu sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp chiếm 24%, nông – lâm- ngư nghiệp chiếm 50,5%, dịch vụ chiếm 25,5%. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 9,5%, tỷ lệ cận nghèo dưới 20%. Để làm được điều này, huyện Diễn Châu phải tiến hành động bộ các giải pháp sau:

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất, đặc biệt coi trọng công tác phát triển giống cây trồng .Ưu tiên vốn đầu tư vào công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với yêu cầu của hoạt động công nghệ. Đồng thời, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, coi trọng công nghiệp chế biến nhất là chế biến nông sản,xây dựng và mở rộng các mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa tập trung nhất là các trang trại chăn nuôi

Cần chú trọng đúng mức đến công tác khuyến nông, khuyến công hướng dẫn kĩ thuật cho bà con nông dân nhằm nâng cao năng suất lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn các xã vùng núi như: Diễn Lâm, Diễn Phú, Diễn Trung...

Tăng cường xúc tiến các hoạt động thương mại, dịch vụ trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ phục vụ sản xuất như: cung ứng vật tư kĩ thuật,dịch vụ sửa chữa các loại máy móc, dịch vụ vận tải, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường cho sản xuất nông nghiệp.

b. Phát triên các khu công nghiệp.

Thứ nhất: Thực hiện đầu tư, kêu gọi đầu tư để các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết đến và đầu tư vào huyện Diễn Châu bằng việc:

+ Ưu tiên và bố trí tập trung vốn ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp; Quy hoạch các khu vực phát triển công nghiệp để các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai một cách đồng bộ.

+Ban hành các chính sách ưu đãi hấp dẫn các nhà đâu tư như: ưu đãi về đất đai, tạo điều kiện về mặt bằng, ưu đãi về thuế. Đồng thời cải cách các thủ tục hành chính để thật sự tạo ra cơ chế một cửa, tại chỗ nhằm giảm sự phiền hà, tạo thuận lợi và sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào huyện Diễn Châu.

Thứ hai: Đẩy mạnh phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường ổn định và có khả năng xuất khẩu, có khả năng thu hút nguồn lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.

c. Phát triển các ngành nghề trong nông thôn.

Phát triển các làng nghề truyền thống như: Làng nghề bún bánh Huỳnh Dương, làng nghề nước mắm Vạn Phần, làng nghề trống Trung Hậu, phát triển hiệp hội ngành nghề như hội làm vườn, hội trồng nấm, hội trồng cây cảnh...,đồng thời, du nhập các nghề mới sử dụng nhiều lao động, có thị trường tiêu thụ để tạo nhiều việc làm mới cho các lao động nông thôn như: nghề thêu, nghề đan lưới...

Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Phát triển kinh tế trạng trại, mô hình VAC như: mô hình cá- lúa, trang trại chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi gà công nghiệp, chăn nuôi dê...

Thành lập ban chỉ đạo cấp huyện để tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, người lao động vay vốn, phát triển sản xuất chăn nuôi tạo thêm thu nhập đồng thời hỗ trợ lao động học nghề theo quyết định 1956 của thủ tướng chính phủ.

d. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trong nông thôn.

Triển khai các giải pháp đồng bộ thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống kênh mương thủy lợi tưới tiêu...

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, thương mại dịch vụ và các làng nghề gắn với thực hiện chương trình nông thôn mới đồng thời bổ sung quy hoạch các vùng, các xã tạo ra sự phát triển đồng bộ.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w