thôn trên địa bàn huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của đát nước gặp nhiều khó khăn khách quan như: Tác động của khủng hoảng và suy thoái nền kinh tế, tình hình an ninh, chính trị trên thế giới và thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; lạm phát ở mức cao, giá cả tăng, các doanh nghiệp sản xuất còn gặp nhiều khó khăn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Biến động chính trị ở Lybi, Trung đông... đã ảnh hưởng đến thị
trường xuất khẩu lao động, thị trường có lợi thế như Hàn Quốc, Đài Loan cũng gặp nhiều khó khăn.
Huyện Diễn Châu nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp lạc hậu, lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, ngư nghiệp có tư tưởng ngại học nghề, ngại chuyển đổi việc làm mới, thói quen tùy tiện, tác phong sản xuất công nghiệp và ý thức chấp hành kỉ luật lao động còn yếu. Đồng thời, sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế gây ra tình trạng thiếu, thừa lao động.
Cơ cấu lao động của huyện mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Số người có việc làm ở Diễn Châu hầu hết là lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do dó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thiếu đồng bộ, sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây giá trị kinh tế cao chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của nguồn tài nguyên trên địa bàn huyện.
Công tác lao động, đánh giá nhu cầu nguồn cung lao động và giải quyết việc làm ở một số xã chưa được quan tâm; công tác dạy nghề cho lao động tuy được tập trung chỉ đạo thực hiện song chất lượng dạy nghề cho lao động chưa cao. Công tác hướng nghiệp, hướng nghề cho học sinh, tư vấn nghề cho lao động chưa được chú trọng. Việc cung cấp thông tin, định hướng thị trường xuất khẩu lao động chưa tốt, công tác quản lý nhà nước về lao động, xuất khẩu lao động còn nhiều bất cập chưa tương xứng với thế mạnh của huyện.
Việc chuyển giao các mô hình tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn cũng như việc xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến còn hạn chế.
Các trường dạy nghề chưa thực sự đầu tư đúng mức về chương trình, mục tiêu đào tạo, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Do vậy, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được thị trường lao động. Công tác đào tạo, dạy nghề chưa thật sự gắn với nhu cầu do thiếu thông tin thị trường lao động, trung tâm chưa dạy những cái mà thị trường cần, cho nên thừa cả những lao động ngay sau khi đã được đào tạo.
Các trung tâm dich vụ và giới thiệu việc làm chưa phát triển. Các hình thức tư vấn và giới thiệu việc làm chưa được mở rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên các trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động.
Công tác quản lý nhà nước đối với các trung tâm còn lỏng lẻo, vì trước đây các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Các trung tâm tự đặt ra mức thu lệ phí riêng cho trung tâm mình, đặt ra nhiều quy định trái với quy định của nhà nước đã ghi trong Bộ luật lao động như: không trả lại hồ sơ cho người tìm việc khi họ không tìm được việc làm, không trả lệ phí ngay cho người lao động khi giới thiệu đến cơ sở có nhu cầu cần lao động nhưng bị từ chối…Tình hình trên dẫn đến hậu quả giải quyết việc làm qua mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm không cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.