Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012) (Trang 37 - 39)

b. Mục tiêu về lao động việc làm cho lao động nông thôn huyện Diễn Châu

3.3.2.Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động.

dụng lao động.

a. Công tác hướng nghiệp

Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người lao động để họ có quan niệm đúng đắn về việc làm và nghề nghiệp đồng thời cung cấp các thông tin thị trường tạo thuận lợi cho lao động tìm kiếm việc làm, tìm kiếm nước đi xuất khẩu tốt.

Định hướng cho người lao động tự chọn nghề và việc làm để tự tạo ra việc làm cho phù hợp với đặc điểm kinh tế tự nhiên của từng vùng, phù hợp với khả năng, chuyên môn kĩ thuật của từng người lao động. Đồng thời, định hướng cho người lao động làm những công việc trước mắt chưa đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật cao tại các

doanh nghiệp mới hình thành trên địa bàn huyện, tư vấn cho người lao động đang có việc làm biết cách trao đổi, phát triển kĩ năng ngề nghiệp để làm những công việc đòi hỏi trình độ cao hơn.

Đối với người sử dụng lao động: Cần phải tư vấn thêm cho họ về pháp luật lao động, đồng thời cung cấp cho người sử dụng lao động các đặc điểm, trình độ, tâm lý của người lao động trong địa bàn và định hướng cho người sử dụng lao động phải tích cực tuyển dụng lao động tại địa phương.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền, sự phối hợp của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong việc khai thác, thực hiện các đề án về giải quyết việc làm; Phát huy vai trò chủ động sáng tạo, giúp nhau có việc làm, vay vốn kinh doanh để giảm nghèo tại cộng đồng, khu dân cư.

b. Chính sách đào tạo nghề

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có kĩ thuật, thợ lành nghề; chú trọng đào tạo ngắn hạn với tạo nguồn phát triển lâu dài, cân đối giao dục đào tạo với tăng cường dạy nghề.

Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội.Đẩy mạnh và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học đồng thời có chính sách giữ vững và thu hút thêm nguồn nhân lực có trình độ cao này.

Luôn luôn tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nguồn cung lao động và nhu cầu lao động tại các công ty, nhà máy, đảm bảo nguồn lao động cho nhà máy may Hàn quốc, may Diễn Phong và các nhà máy tại cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ hoạt động đảm bảo, đúng tiến độmặt khác, góp phần vào việc điều chỉnh dự báo và cung cấp các thông tin dự báo cầu lao động cho các nhà đào tạo lao động kĩ thuật để có hướng điều chỉnh kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo. Khảo sát tình hình lao động bị thu hồi đất tại cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ, 6 xã khu kinh tế đông nam và lao động là con em của người có công để có kế hoạch đào tạo, ưu tiên giải quyết việc làm cho các đối tượng này.

c. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm. + Đối với cơ sở dạy nghề

Khuyến khích việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập nhằm huy động các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài huyện, thực hiện xã hội hóa lĩnh vực đào tạo nghề.

Điều tra, đánh giá năng lực các cơ sở dạy nghề hiện có trên địa bàn huyện về : cơ sở vật chất kĩ thuật, số lượng, chất lượng giáo viên, ngành nghề đào tạo, quy mô

đào tạo và các hình thức đào tạo... Từ đó đưa ra những ưu điểm cần phát huy, đẩy mạnh và hạn chế cần khắc phục.

Lập đề án xây dựng trung tâm dạy nghề huyện lên thành trường trung cấp nghề, thực hiện mô hình đào tạo trung học nghề trong các năm học tới. Tập trung chỉ đạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, liên kết các doanh nghiệp với các trường nghề và trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn.

+ Đối với trung tâm dịch vụ việc làm

Nâng cao năng lực và hiện đại hóa các trung tâm dịch vụ việc làm, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ việc làm, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, đồng thời nang cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bọ làm công tác dịch vụ việc làm.

Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm như tổ chức các cuộc gặp mặt, giao lưu, gặp gỡ giữa người lao động và người sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề, đồng thời xây dựng các trâng thông tin về thị trường lao động....

Thực hiện sự quản lý, giám sát của nhà nước đối với hệ thống các trung tâm, dịch vụ việc làm

d. Giới thiệu việc làm.

Cần coi dịch vụ việc làm không phải là lĩnh vực kinh doanh như các lĩnh vực kinh doanh khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng để từ đó đa dạng hóa các hình thức hoạt động của các nhà cung cấp, giới thiệu việc làm như: hội chợ việc làm, thi tay nghề cho các học sinh học nghề trong và ngoài huyện...nhằm có cơ sở đúc kết các kinh nghiệm và đề ra chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Dưới sự hỗ trợ của nhà nước thì các nhà cung cấp dịch vụ, việc làm đẩy mạnh sự liên kết giữa nhà đào tạo và người sử dụng lao động, đảy mạnh các hợp đồng lao động, đảy mạnh loại hình đào tạo xí nghiệp kèm theo hình thức vừa học vừa làm.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012) (Trang 37 - 39)