Những thuận lợi trong việc giảiquyết việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012) (Trang 27 - 28)

thôn trên địa bàn huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua nền kinh tế huyện có những bước tăng trưởng khá, lĩnh vực công - thương nghiệp tiếp tục phát triển, sản xuất nông - ngư nghiệp được mùa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, một số ngành nghề được mở rộng đã tạo điều kiện cho việc thực hiện đề án giảm nghèo và giải quyết việc làm. Các ngành kinh tế trọng điểm ngày càng phát triển thu hút lực lượng lao động từ các nghành khác nhằm làm giảm sức ép về diện tích canh tác/người lao động.

Công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến theo chiều hương tích cực, ngày càng phù hợp với cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Diễn Châu.

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từng bước phát triển tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho người dân sản xuất kinh doanh. Cấp ủy Đảng, chính quyền huyện cũng ngày càng chú trọng đến việc hỗ trợ người dân trong việc vay vốn, hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo để nâng cao kiến thức cho người dân, để họ tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Công tác dạy nghề, học nghề, tập huấn đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho lao động được thực hiện đảm bảo kế hoạch, đạt mục tiêu, chất lượng và hiệu quả. Công tác đào tạo nghề đã bám sát vào thị trường lao động, bám sát nhiệm vụ chuyển dịch

kinh tế, nhu cầu phát triển nghành nghề, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thực tế của địa phương nhất là nghề may công nghiệp và các nghề ở nông thôn

Công tác giải quyết việc làm được tập trung chỉ đạo và thực hiện tích cực bằng nhiều biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; xuất khẩu lao động nước ngoài dài hạn và ngắn hạn; lao động tại các doanh nghiệp trong nước... nên việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn thực hiện có hiệu quả, đúng hướng.

Các chương trình, nghị quyết của huyện được xây dựng hoàn chỉnh và triển khai đồng bộ từ cấp huyện đến cấp cơ sở đã có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt là việc thu hút đầu tư tại cumk công nghiệp của huyện và các xã gắn với triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chính sách phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện, nhận thức của cán bộ và nhân dân về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, chuyển dịch lao động được nâng lên nhất là đối với lao động trẻ.

Trung tâm dạy nghề của huyện được đầu tư xây dựng mới, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học tương đối đảm bảo, tạo điều kiện cho việc triển khai công tác dạy nghề cho lao động trên địa bàn huyện.

Tóm lại, trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước, huyện Diễn Châu đã tạo ra được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm; đã huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm được thất nghiệp, tăng việc làm và bước đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012) (Trang 27 - 28)