Thực trạng phát triển sản xuất, thu hút lao động nông thôn

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012) (Trang 25 - 27)

Phát triển các ngành nghề của huyện

Thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thủ tướng chính phủ, thời gian qua, trung tâm dạy nghề huyện Diễn Châu đã tổ chức đào tạo và

giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới với những kết quả đạt được như sau:

Trên địa bàn huyện có 23 làng nghề lớn, nhỏ đã giải quyết đáng kể thu hút một lượng lớn lao động trong và ngoài độ tuổi lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tận dụng thời gian nhàn rỗi của sản xuất nông nghiệp.

Việc mở rộng các ngành nghề mới còn gặp nhiều khó khăn do chưa tìm ra được sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, người dân chưa thực sự đầu tư để phát triển các làng nghề; chính sách khuyến nông của huyện chưa thực sự hiệu quả, chưa tìm ra được thị trường tiêu thụ; trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế, nguồn vốn để mở rộng sản xuất theo quy mô lớn còn hạn hẹp .Chính các điều này lại gây trở ngại cho mục tiêu tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.

Phát triển kinh tế trang trại

Nếu như những năm trước, việc phát triển mô hình chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún thì nay toàn huyện có khoảng 12 trang trại, 120 gia trại, đem lại hiểu quả kinh tế cao.Hầu hết các chủ trang trại đều học lớp dạy nghề chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản. Trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiểu quả như: nuôi gà siêu thịt ở Diễn Phúc; nuôi cá lóc ở Diễn; nuôi tôm ở Diễn Kim…Thường các trang trại quy mô nhỏ nên số lượng lao động làm việc ở mỗi trang trại là ít nhất khoảng 10 -15 người/ trang trại. Hiện nay, trên toàn huyện có khoảng 1.500 lao động làm việc trong các trang trại, do đó lao động làm việc trong các trang trại còn rất ít.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo việc làm cho lao động nông thôn

Nhờ đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm nên thu nhập của người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm rõ rệt.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh kế của huyện ngày càng khả quan nhưng lực lượng lao động được giải quyết năm 2012 lại thấp hơn so với năm 2010, lý do có thể là do số lao động nông thôn bị mất đất sản xuất, thuộc diện di dời, giải tỏa tăng do quá trình do quá trình đô thị hóa và công trình mở rộng đường quốc lộ 1A. Việc chuyển đổi cơ cấu nghành nghề, làm thêm nghề phụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu lao động của người dân.

Thực hiện chủ trương phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm giảm tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, những năm qua,chính quyền huyện Diễn Châu đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư vào địa phương, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Theo đó trung tâm dạy nghề Diễn Châu đã mở các lớp may công nghiệp với hàng ngàn học viên theo học để đáp ứng nguồn lao động có chất lượng cho các côngty may đóng trên địa bàn

Hiện toàn huyện có hơn 200 doanh nghiệp lớn nhỏ và gần 200 hộ hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế. Cùng với hơn 10.000 lao động tham gia hoạt động sản xuất. Diễn Châu đang tiến hành xây dựng khu công nghệ cao hơn nhằm thu hút lao động có trình độ cao.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012) (Trang 25 - 27)