Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm( vsattp) (Trang 31 - 35)

Điều đầu tiên có lẽ phải là giải pháp về vấn đề hệ thống luật pháp về VSATTP , cần phải có những chế tài chặt chẽ, tiếp đó là xây dựng luật hoàn chỉnh. Dựa trên bộ khung pháp luật đó mới có khả năng quản lý. Tuy nhiên việc quản lý không đồng nghĩa với việc kiểm soát được hoàn toàn. Phối hợp với các bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác ATVSTP; đẩy mạnh một bước công tác tuyên truyền cho người trực tiếp sản xuất hiểu biết và thực hành theo các quy chuẩn VSATTP.

Đối với các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm cần sự phối hợp với các sở Nông nghiệp thực hiện chỉ thị 30/2006- TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2007, 100% các tỉnh thành phố có quy hoạch hệ thống giết mổ; trên 70% số gia súc, gia cầm được kiểm soát giết mổ trước khi đưa ra thị trườgn tiêu thụ. Phối hợp với các tổ chức triển khai thực hiện dự án kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm chất tồn dư trong nông sản thực phẩm đến 2010 và dự án về VSATTP do Chính phủ Canada tài trợ; kiểm tra chất lượng một số chủng loại thuốc thú y đang được tiêu thụ trên thị trường; Hoàn thành kế hoạch giám sát chất lượng mật ong xuất sang EC; Tăng cường tài lực và nhân lực cho các trung tâm để phân tích các chất tồn dư, vi sinh vật trong sản phẩm động vật đảm bảo đựơc các yêu cầu xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước. Tăng cường hợp tác với các Bộ, Ngành trong việc ngăn chặn, kiểm soát buôn lậu thịt, trứng, sữa qua biên giới; Thực hiện theo kế hoạch hành động của Ban chỉ đạo Quốc gia ATVSTP;

Tăng cường công tác đào tạo huấn luyện về VSATTP cho các cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Do đội ngũ cán bộ có hiểu

biết về vấn đề này còn thiếu và yếu nên nhà nước phải có những chính sách khuyến khích trợ cấp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để họ có khả năng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về VSATTP, nhất là hệ thống thanh tra chuyên ngành về VSATTP. Thường xuyên huấn luyện về VSATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt đối với các cơ sở thực phẩm quy mô nhỏ, do quận huyện phường xã quản lý. Chú ý giáo dục ý thức chấp hành đúng các quy định pháp luật liên quan đến VSATTP

Thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dặc biệt là các quy định về VSATTP trong sản xuất rau quả, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản; quản lý chặt chẽ việc kinh doanh hoá chất phụ gia thực phẩm trên nguyên tắc hoá chất phụ gia thực phẩm chỉ được bán trong các cửa hàng thực phẩm; sắp xếp lại các khu vực kinh doanh thực phẩm trong các chợ; thường xuyên kiểm tra thanh tra, xử lý việc chế biến thực phẩm ăn ngay tại khu công nghiệp và khu chế xuất, các trường học, các chợ, siêu thị, các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể và dịch vụ thức ăn đường phố

Tăng cường các biện pháp kiểm tra thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phậm pháp luật; quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra ngộ độc trong đơn vị mình. Trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, tái diễn do buông lỏng quản lý, không tuân thủ pháp luật thì phải xử lý kỷ luật nghiêm khắc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Tăng cường đầu tư ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu cơ bản kiểm soát VSATTP

Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục về VSATTP thường xuyên, liên tục. Đây là vấn đề cần được quan tâm trú trọng để nâng cao hiểu biết của tất cả mọi người cả người sản xuất và người tiêu dùng. Ở nhiều nước Châu Âu, để đảm bảo VSATTP, biện pháp hàng đầu của họ là giáo dục, giáo dục và

giáo dục. Giáo dục cho người tiêu dùng, ngay từ khi còn học trong trường, khi lên đại học và cả khi ra ngoài cuộc sống. Người tiêu dùng cũng phải thường xuyên được bồi dưỡng các kiến thức về VSATTP và cập nhập thường xuyên những thay đổi về thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và cho xã hội. Tại Singapore, khi mở một quán ăn hay một xe bán thực phẩm lưu động, thì họ phải qua một lớp tìm hiểu các quy định về VSATTP. Lớp này được tổ chức thường xuyên tại rất nhiều nơi, đến tận cấp phường. Khi đã biết rồi mà vi phạm thì sẽ bị xử lý rất nghiêm theo pháp luật và tất nhiên là hàng quán cũng được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Người dân cứ nhìn vào đó mà lựa chọn. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là người dân tin tưởng vào giấy chứng nhận đó bởi vì người ta tin tưởng vào cơ quan kiểm nghiệm. Còn ở Việt Nam như chúng ta đã thấy bộ máy quản lý chồng chéo chức năng không rõ ràng khi sự việc xảy ra không được giải quyết nhanh chóng triệt để thì đổ trách nhiệm lên nhau.

Quản lý VSATTP có nhiều công đoạn, tuy nhiên UBND thành phố là cơ quan đứng đầu tiếp đó là trách nhiệm của Sở Y tế. Nhiệm vụ của sở Y tế là bảo vệ sức khoẻ cho người dân. Nếu phía y tế không làm được việc đó thì xem như chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình với người dân. Những người có trách nhiệm cần phải thấy được tầm quan trọng cũng như thực trạng của vấn đề VSATTP hiện nay, cần phải nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, tự kiểm điểm bản thân; cần phải biết vì sao làm không được, phần nào là trách nhiệm của mình, phần nào là trách nhiệm của ba ngành....thì mới cải thiện được tình hình VSATTP đang bức xúc hiện nay. Điều cơ bản nữa là cơ quan chức năng phải tiến hành những biện pháp quản lý lâu dài chứ không phải làm một hai ngày, làm kiểu chiến dịch mỗi năm một lần rồi bỏ đó. Nếu ngành y tế kiểm tra, phát hiện và không công nhận sản phẩm thực phẩm nào đó đảm bảo VSATTP, không chấp nhận cho sản phẩm đó lưu hành thì phải báo cáo với chính quyền và công bố cho người dân biết thì chắc chắn sẽ không ai dám

bán cung chẳng ai dám mua. Vấn đề là lâu nay phía y tế chưa hành xử hết quyền của mình

Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người là vấn đề cũng cần phải quan tâm. Động thái tích cực cho vấn đề này là mở rộng truyền thông theo hướng phổ biến kiến thứuc, giáo dục ý thức và xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện. Báo chí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các điều kiện cơ bản này. Báo chí cũng không nên đưa những thông tin không đầy đủ và một chiều gây tác dụng ngược như cung cấp các thông tin quá chi tiết, mô tả quy trình sản xuất, cách sử dụng phụ gia không được phép. Điều này sẽ giống như hướng dẫn cho các đối tượng chưa sử dụng biết cách sử dụng. Hoặc những thông tin chưa được xác định rõ như trứng gà giả, xoài giả, vải nhãn nhiễm virut viêm màng lão làm cho người tiêu dùng lo sợ không dám sử dụng nữa trong khi không có cơ sỏ khẳng định kết luận đó. Nó dẫn đến nhiều hậu quả cho người sản xuất làm cho họ có thể sẽ bị phá sản gây mát ổn định nền kinh tế.

Để các hoạt động thực hiện hiệu quả thì xử phạt vi phạm thế nào là vấn đề rất khó nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Một vấn đề đáng báo động là các cơ quan chức năng tỏ ra kém năng lực trong việc kiểm soát vấn đề này. Nhiều người cho rằng không hiểu các cơ quan chuyên trách về vệ sinh thực phẩm đã làm gì trước những việc làm đáng sợ của các cơ sở chế biến thực phẩm, từ chuyện hàn the đến phoóc- môn và những hoá chất độc hại mà người tiêu dùng không thể biết bằng mắt thường. Nhưng sản phẩm vẫn được bày bán trên thị trường mà không có sự quản lý kiểm định. Thỉnh thoảng mới thấy có một đợt ra quân rầm rộ( tất nhiên là các cơ sở chế biến đều biết và đối phó) nhưng cũng chỉ giải quyết được tức thời mà thôi sau đó thì đâu vẫn vào đó. Ngoài việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở chế biến thực phẩm đối với sức khoẻ con người thì các cơ quan chức năng cũng cần thực hiện kiểm tra thường xuyên và không báo trước các cơ sở, nhà hàng kinh doanh ăn uống, đồng thời có chế tài xử phạt thật nặng đối với

những trường hợp vi phạm và không cho phép kinh doan ( việc này giao cho ban quản lý chợ nếu hộ kinh doanh tỏng chợ, đối với các cơ sở sản xuất thì giao cho xã phường chịu trách nhiệm...), dù chỉ vi phạm một lần. Cần quán triệt chủ chương này tới từng hộ chế biến kinh doanh. Nhất thiết cần xử lý với thái độ quyết liệt, không nhân nhượng thì việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm là không quá khó. Tờt nhiên là trong tình hình hiện nay, vấn đề nhân sự của các cơ quan chuyên trách là rất khó khăn nhưng không phải là không giải quyết được. Điều này phụ thuộc váo năng lực, sự quyết đoán cũng như trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bản thân những cán bộ này cũng cần nhận thức rằng tính mạng của con em họ cũng đang bị đe doạ bởi các laọi thực phẩm sử dụng hàng ngày. Chúng ta đang hướng tới xã hội văn minh mà ở đó con người được nhà nước bảo vệ về sức khoẻ, tính mạng. Điều này đồng nghĩa với việc người dân và các quan chức công quyền cũng phải có ý thức cao trong từng hành động để có thể hình thành nên một ý thức hệ bền vững trong xã hội để mà khi một người nào đó làm một việc mà xã hội cho là sai thì họ sẽ tự cảm thấy hổ thẹn dù chẳng có ai phê phán gì. Có như vậy chúng ta mới có một xã hội văn minh thật sự

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm( vsattp) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w