1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kinh tế thương mại

12 993 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 40,85 KB

Nội dung

Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 2 1. Thương mại truyền thống 3 2. Thương mại điện tử 5 3.Vai trò của Internet đối với Thương mại điện tử: 7 KẾT LUẬN 11 Tài liệu tham khảo 12

STT Họ và tên MSV Điểm 1 NGUYỄN MỘNG THÚY Nhóm trưởng 2 CAO THỊ THỦY 3 NGUYỄN THỊ THÚY 4 MAI THỊ THÙY 5 PHẠM THU THỦY Thư ký 6 BÙI THỊ TRANG 7 PHẠM THỊ TRANG 8 TÔN THỊ TĨNH 9 NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY 10 VŨ THU TRANG 11 NGUYỄN THU TRANG 12 NGUYỄN THỊ THÚY 13 NGÔ XUÂN TIẾN Page 1 Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, kinh tế loài người đã trải qua hai quá trình là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. Xã hội loài người bắt đầu bằng kinh tế tự nhiên. Trong nền kinh tế tự nhiên, con người sản xuất ra các sản phẩm với mục đích phục vụ cho nhu câù bản thân họ , vì thế chưa có trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Trao đổi hàng hóa chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa khi phân công lao động xã hội đã tương đối phát triển và chế độ chiếm hữu hình thành. Ngày nay khi mà công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống Trong cuộc sống, các phương thức bán hàng luôn tồn tại trong nhiều hình thức xung quanh chúng ta.Các phương thức bán hàng hình thành qua từng thời kỳ với nhiều hình thức đa dạng khác nhau trong từng xã hội.Trong xã hội phong kiến,hinh thức bán hàng còn sơ khai, chủ yếu là hinh thức các chợ trao đổi buôn bán thông thường.Tuy nhiên ta cũng có thể thấy được sự đổi mới đó là sự thu hút các đám đông bằng các truyền thống của người Việt: đấu võ,làm xiếc,…để tạo sự phấn khích cho người xem, mạng lại nguồn thu nhập cho những người sử dụng loại hình kinh doanh ấy. Ngày nay với việc tiếp nhận các trào lưu cũng như các công nghệ hiện đại của thế giới,các phương thức bán hàng ngày càng phát triển đa dạng thông qua 2 phương thức bán hàng cơ bản đó là: phương thức bán hàng truyền thống và phương thức bán hàng hiện đại ví dụ như bán hàng qua mạng, bán hàng đa cấp, bán hàng qua điện thoại,… 1. Thương mại truyền thống 1.1 Khái niệm: Đây là phương thức phổ biến, mang tính truyền thống lâu dài trong lịch sử. Người bán và người mua phải tiếp xúc với nhau tại các địa điểm nhất định để thực hiện các giao dịch mua bán và thanh toán. Các quan hệ mua bán diễn ra theo hợp đồng hoặc không nhất thiết phải có thỏa thuận gì trước. Là sự trao đổi hàng hóa,dịch vụ của ít nhất 2 phía tham gia. Bao gồm tất cả các hoạt động của các bên tham gia để hoàn thành các giao dịch mua bán. Hệ thống trao đổi hàng hóa,dịch vụ dựa trên nguyên tắc tiền tệ. Là một kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dung thông qua các trung gian như nhà phân phối, đại lý và các điểm bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bách hóa… 1.2.Hiện trạng của mua bán truyền thống Hình thức mua bán truyền thống, hàng hóa được trao đổi trực tiếp giữa người bán và người mua thông qua hê thống bán lẻ hoặc phân phối tại các chợ. Khả năng tối đa hóa lợi nhuận của các cửa hàng truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp các trải nghiệm mua sắm tốt cho khách hàng. Để làm được điều này, các đại lý bán lẻ phải trở nên thông minh hơn trong cách phục vụ khách hàng tới cửa hàng, đây cũng là điểm mà cửa hàng thực nên học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh online của mình. * Thực trạng chung về chợ truyền thống và các hệ thống bán lẻ: Hiện nay cả nước có khoảng trên 9000 chợ, chợ ở nông thôn chiếm 76%. Trong 10 năm qua số lượng chợ tăng gần gấp đôi, số lượng chợ tăng nhanh nhưng không đều, chủ yếu tập trung vào những nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó là các thành phố và ngoại ô, các khu công nghiệp và ở các vùng kinh tế trọng điểm. Khu vực miền núi chợ thưa thớt, ý tưởng về chợ đầu mối chưa cao. Trong thời gian qua chợ truyền thống bộc lộ nhiều yếu điểm. Tình trạng bán không đúng giá niêm yết; hàng nhái, hàng giả, hàng không có nguồn gốc rõ ràng, thói quen tiêu dùng thay đổi cũng ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại của chợ truyền thống, rồi vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sức hút từ các cửa hàng tiện lợi và siêu thị đã khiến người tiêu dùng gần như bỏ chợ. Công nhân viên chức, người có thu nhập khá đi siêu thị thường xuyên hơn đi chợ; người thu nhập thấp cũng chuyển sang mua sắm ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị để “săn” hàng khuyến mại. Các hệ thống bán lẻ, các trung tâm thương mại, siêu thị…ra đời ngày càng nhiều : Hàng hóa bán trong siêu thị tạo cho người mua sự an tâm, an toàn về sự đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như giá cả. Nhiều người biết giá trong siêu thị đắt hơn bên ngoài những vẫn mua vì chất lượng đảm bảo Bên cạnh đó nhiều người lựa chọn mua hàng trong siêu thị vì tránh sự làm phiền của người khác, tự do lựa chọn hàng hóa theo sở thích của mình. Hàng hóa có gián giá sẵn để người mua dễ cân nhắc lựa chọn cho hợp với túi tiền của mọi người. 1.3 Tác động của phương thức mua bán truyền thống: Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng có thêm lựa chọn mua hàng vai trò phục vụ rất lớn trong đời sống hàng ngày của người dân, nhất là tại vùng nông thôn, miền núi. *Ưu điểm của phương thức này: - Sản phẩm hay mặt hàng sẽ được phát triển mang tính rộng dãi trên diện rộng ( siêu thị,đại lý, cửa hàng ) - Đa dạng về mẫu mã và thương hiệu (kinh doanh hệ thống là chủ yếu một đến vài loại sản phẩm) - Nhanh chóng phát triển được thương hiệu tạo tiếng vang lớn - Người mua hàng sẽ nhanh chóng có được sự lựa chọn và so sánh - Người mua sẽ mua được sản phẩm họ cần ngay mà không phải trả tiền trước vài ngày thậm trí cả tháng mới nhận được sản phẩm họ cần. - Người mua và bán đều có giá cả cạnh tranh mà không bị độc quyền về sản phẩm cùng loại. - Dễ dàng phát triển dịch chăm sóc khách hàng thường xuyên và liên tục. - Dễ dàng bảo hành bảo trì sản phẩm và khuyến mại kích cầu. *Nhược điểm: Hàng hóa không độc đáo, phong phú, người tiêu thụ không thể biết được giá cả thực tế từ nhà sản xuất Đối với doanh nghiệp kinh doanh truyền thống thì hoàn toàn thụ động trong việc kiểm soát đích đến của hàng hóa và các chương trình khuyến mãi cũng như tính liên tục trong cung ứng và sự thống nhất của giá cả đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, dự báo sản lượng tiêu thụ một cách chuẩn xác lại là những yếu tố mang tính quyết định giúp công ty đảm bảo tính ổn định và tăng trưởng kinh doanh của mình thì hoàn toàn xa vời. 2. Thương mại điện tử 2.1 Khái niệm: Là phương thức hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử , là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch Ứng dụng thực tế: Trong nhiều thập kỷ nay các công ty đã sử dụng rất nhiều công cụ truyền thông điện tử để chỉ dẫn các giao dịch kinh doanh khác nhau:Ngân hàng dùng EFTs để chuyển tiền của khách hàng trên khắp thế giới, các doanh nghiệp thì sử dụng EDI để đặt hàng và gửi các hoáđơn, những người bán lẻ dùng quảng cáo trên TV để thu thập các đơn đặt hàng bằng điện thoại * Vai trò:Đối với một doanh nghiệp thì Thương mại điện tử phải hiểu được cách làm cho các công ty sử dụng nó chấp nhận sự thay đổi. Trong nhiều trường hợp thì các quá trình kinh doanh theo truyềnthống rất có được hiệu quả nhưng lại không thể thực hiện được nhờ vào các công nghệ. Các sản phẩm mà người kinh doanh muốn được chạm vào, ngửi thấy hay kiểm tra trực tiếp thì khó có thể bán qua Thương mại điện tử. *Ví dụ: Amazon.com, Inc (NASDAQ: AMZN) là một công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ. Trụ sở chính tại thành phố Seattle, bang Washington, đây là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hoa Kỳ, với doanh số bán hàng trên mạng internet gấp gần ba lần so với doanh thu của hãng xếp hạng nhì trong cùng lĩnh vực Staples, Inc tại thời điểm tháng 1 năm 2010 2.2 Đặc điểm: - Giao dịch nhanh nhất,hiệu quả nhất ,chính xác hơn, tiết kiệm hơn về thời gian và 1 số chi phí vận chuyển, tận dụng được tối đa mọi nguồn lực. Nếu bạn muốn tìm kiếm một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp mình, cũng qua Internet, trong nháy mắt bạn đã có danh sách các nhà sản xuất. Bảng so sánh tham số của các sản phẩm cùng loại cũng có thể tìm được khá dễ dàng trên Internet - Được tiến hành trên mạng: không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, không phân biệt nhà cungcấp nhỏ hay lớn. Hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp. Lựa chọn toàn cầu cho khách hàng. Các nhà cung cấp tiếp cận gần hơn với khách hàng -> tăng chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. - Tăng chi phí đầu tư cho công nghệ, người sử dụng phải luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức sử dụng công nghệ. - Các bên tiến hành Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. 2.3 Nhược điểm: -Rào cản lớn nhất của Thương mại điện tử Việt Nam cho đến nay là thói quen của người dùng. Họ quen dùng tiền mặt mà không quen sử dụng phương tiện điện tử để thay thế; quen lang thang trong các siêu thị để ngắm nhìn cho “đã mắt” mà chưa có thói quen tiết kiệm thời gian khi mua sắm… Vậy mà, các sản phẩm bán trên mạng lại không hề có sự khác biệt với các sản phẩm bán theo cách truyền thống. Lẽ ra, với Thương mại điện tử, hàng hóa phải khác biệt về chủng loại, phương thức bán và giá cả. Đằng này, nhiều người bán đang đưa lên mạng mọi thứ mà không có suy nghĩ về phương thức bán! + Phương thức thanh toán online có thể không hoàn toàn bảo mật thông tin cá nhân. Một số trang web online không thể đảm bảo an toàn các dữ liệu thẻ thanh toán hoặc thẻ tín dụng của bạn. + Bên cạnh những trang web bán hàng thanh toán bằng tiền mặt còn rất nhiều trang khác chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc bằng thẻ ghi nợ nội địa -Sai lầm thứ hai là cách làm không có ý thức xây dựng lòng tin khi tham gia Thương mại điện tử. Nhiều người bán khi đưa hàng lên mạng đã có tâm lý không tốt, luôn tìm mọi cách bán cao hơn giá trị thực. Tâm lý này "lây lan" từ người bán đến người mua bởi người bán có lúc cũng là người mua, khiến cảm giác dè chừng trong Thương mại điện tử tăng nhanh. Trong khi đó, để xây dựng lòng tin phải có quá trình và cần thời gian, xây dựng giải pháp lấy lòng tin, nhờ các tổ chức chứng thực… +, Bạn không thể được thử sản phẩm trước khi mua chúng. Điều này rất quan trọng đối với các sản phẩm như giày dép, quàn áo, mĩ phẩm… - Về vận chuyển hàng hóa: + Phí vận chuyển cao thường góp phần làm tăng tổng giá trị sản phẩm. Thêm vào đó, nếu sản phẩm được vận chuyển (ship) từ nước ngoài bạn còn phải chịu thêm một khoản thuế nữa. + Trong quá trình vận chuyển hàng hoá có thể bị hư hỏng. Bạn sẽ phải mất vài ngày để đổi lấy sản phẩm khác hoặc tồi tệ hơn nữa là đơn vị bán hàng có thể không cho bạn đổi. *So sánh thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Thương mại truyền thống Thương mại điện tử Là phương thức phổ biến ,mang tính truyền thống lâu đời trong lịch sử, diễn ra trong môi trường tự nhiên Là phương thức xuất hiện trong xã hội hiện đại , diễn ra trong môi trường điện tử Người bán và người mua phải tiếp xúc với nhau tại các địa điểm nhất định để thực hiện các giao dịch mua bán và thanh toán Người bán và người mua không cần tiếp xúc với nhau, sử dụng mạng internet để tiến hành các giao dịch mua bán hoặc xuất nhập khẩu. 3.Vai trò của Internet đối với Thương mại điện tử: Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc ứng dụng Internet trong hoạt động thương mại đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian…vv. Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng nó lại là một điều khá mới mẻ dẫu rằng việc nắm bắt xu thế và phát triển đã và đang ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong công tác quản lý cũng chưa thực sự hoàn thiện cho lĩnh vực này. Trong công tác ứng dụng ở cả doanh nghiệp cũng như các cơ quan, tổ chức cũng đang ở mức độ thăm dò và hỗ trợ cho hình thức kinh doanh truyền thống hoặc kết hợp giữa hai hình thức này. Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp biết ứng dụng và phát triển trở thành điển hình trong lĩnh vực này.Tuy nhiên, việc khai thác và ứng dụng internet trong thương mại luôn là hai mặt của một vấn đề: Thứ nhất chúng ta đang ở giao thời giữa kinh doanh truyền thống và phương thức kinh doanh qua Internet, do vậy luôn có sự so sánh thực dụng và ngắn hạn về tính hiệu quả giữa hai phương thức này. Thứ hai, nó cũng đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khác hơn, trí tuệ hơn và khó hơn (không theo lối tư duy cũ), việc ứng dụng và phát triển đỏi hỏi sự nhận thức sâu rộng trong xã hội và môi trường làm việc cũng như quản lý và hạn chế các mặt tiêu cực như việc gian lận, niềm tin, phá hoại vv đã và đang ở trên rất khó kiểm soát vì tính nhanh, mạnh và kỹ thuật cao của loại hình này. Phát triển mua bán qua Internet cũng giống như lịch sử phát triển của Thương mại truyền thống, bước đầu là tự phát khi mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay một cơ quan, tổ chức nhận thấy lợi ích của mình trong đó rồi sau đó trở nên hiện đại hơn và đa phương thức hơn. Tuy nhiên để mở rộng và phát triển ở tầm cao cũng như tạo nên lợi ích thực sự cho cộng đồng xã hội thì cần có “bàn tay của nhà nước” ở góc độ mà các đơn vị không thể hoặc không muốn làm. Rõ ràng Internet trong thương mại đã đang và sẽ phát triển rất nhanh và mạnh với rất nhiều loại hình và nhiều biến tướng. Do đặc thù là dựa vào công nghệ cao và mềm dẻo, trong môi trường ảo nên công tác quản lý để tránh các tiêu cực nảy sinh là rất khó. Do vây cách tốt nhất để kiểm soát vẫn là từ công tác nâng cao nhận thức của người dùng, và hoàn thiện khung pháp lý. Bên cạnh đó việc quản lý các trung tâm, đầu mối và phối kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để thực hiện tốt hơn công tác quản lý ở lĩnh vực này. 3. Tình trạng Thương mại truyền thống và Thương mại điện tử 3.1 Thương mại điện tử thay vì mở rộng so với thương mại truyền thống lại đang bị áp dụng cách thức truyền thống một cách triệt để. Điều này gây phản tác dụng: Nhắc đến Thương mại điện tử, người tiêu dùng thường dành nhiều thiện cảm với ý nghĩ về một thị trường mua bán thuận tiện hơn rất nhiều so với hình thức truyền thống. Ở đó, người ta có thể ngồi một chỗ xem, mua hàng, trả tiền. Thực tế thời gian qua, Thương mại điện tử ở Việt Nam cũng đã đi được quãng đường khá dài.Hầu hết các doanh nghiệp phân phối đều có website giới thiệu hàng hóa. Một số các mô hình mới như các trang web cung cấp công cụ phục vụ người mua như aha.com, vat gia.com… giúp người tiêu dùng chỉ cần ngồi một nơi có thể đánh giá sản phẩm, biết được những cửa hàng nào cùng bán một mặt hàng và ở đâu rẻ nhất; hay mô hình mua hàng theo nhóm giúp tập hợp người mua với số lượng đông và giá rẻ… tuy nhiên, chừng đó chưa đủ cho thành công của các mô hình Thương mại điện tử ở Việt Nam. 3.2 Thời cơ cho Thương mại điện tử đang chín muồi: Trên thực, tế chưa lúc nào thời cơ cho Thương mại điện tử lại chín muồi như bây giờ. Hạ tầng về mạng bằng rộng sẵn sàng với ADSL và 3G. Tỷ lệ người dùng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng… ngày càng tăng. Theo thống kê của các tổ chức, ở Việt Nam, tỷ lệ điện thoại thông minh đã chiếm 10% số điện thoại được bán ra trên thị trường. Rõ ràng là, sự thuận tiện của mua sắm trực tuyến đã tiếp tục lôi kéo khách hàng khỏi các trung tâm mua sắm và các cửa hàng truyền thống. Có thể thấy, xu hướng này sẽ không thay đổi trong thời gian tới. Thêm một lý do nữa cho sự chín muồi của Thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ 2010 đến nay, kinh tế Việt Nam cùng với thế giới rơi vào giai đoạn khó khăn. Trong bối cảnh đó, người ta tìm đến những phương thức kinh doanh tiết kiệm chi phí. Bản thân người mua cũng cân nhắc mua hàng sao cho tiết kiệm nhất. Hơn lúc nào hết, Thương mại điện tử được ưu tiên xem xét hơn cả. Đã có rất nhiều doanh nghiệp tìm đến Hiệp hội Thương mại điện tử để được tư vấn về kinh doanh theo hình thức Thương mại điện tử. Và theo quan sát, cho đến nay, ngoài website chính thức, phần đa các doanh nghiệp đều có thêm trang cộng đồng trên các mạng xã hội. “Thế nhưng các doanh nghiệp tìm đến với Thương mại điện tử vẫn chưa có cái nhìn đúng về nó để áp dụng thành công” Theo ông Nguyễn Ngọc Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Vật Giá, các website bán hàng trên mạng ở Việt Nam vẫn dừng ở việc trưng bày và giới thiệu hàng hóa theo cách thô sơ, chỉ đưa hình minh họa sản phẩm mà chưa chú ý đến sau bán hàng. “Sau bán hàng” không đơn thuần chỉ là bảo hành, bảo dưỡng dịch vụ, sản phẩm mà còn những hoạt động hỗ trợ bán hàng như tư vấn, giải thích, cung cấp các thông tin tham khảo. Đây chính là khoảng cách giữa những người làm Thương mại điện tử ở mức sơ khai so với những thị trường mà Thương mại điện tử hết sức phát triển như ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản, chẳng hạn, khi vào thăm một website bán váy cưới, người mua sẽ được tham khảo các thông tin tư vấn về trang điểm trong ngày cưới, giữ gìn sức khỏe cho ngày cưới, chuẩn bị sinh con… Hay một gian hàng bán túi xách, ngoài hình ảnh về chiếc túi được chụp ở nhiều góc khác nhau, người bán còn chụp kỹ các chi tiết như khóa, họa tiết trang trí, đường bo góc, các gam màu trong bộ sưu tập, chủ gian hàng còn kết hợp với các kiểu trang phục khác nhau như một sự tư vấn sử dụng cho người mua… Tất cả những điều này giúp người mua có thêm thông tin trước khi quyết định chọn sản phẩm. Với những mặt hàng thực phẩm, chẳng hạn dâu tây, trứng gà, người bán ở Nhật giới thiệu hình ảnh trang trại trồng dâu, công nghệ chăm sóc, sự an toàn của sản phẩm, minh họa bằng hình ảnh người bán ăn trái ngay tại vườn. Người bán cũng đưa ra những hình ảnh về cách bảo quản, đóng thùng khi vận chuyển dâu đi xa, những món ăn được làm từ dâu tây, công dụng của quả dâu tây… Tất cả những điều đó giúp người tiêu dùng yên tâm khi quyết định mua hàng trên trang web của họ. “Những người bán hàng qua mạng ở Nhật Bản luôn tư duy làm sao để thông qua thị giác (nghĩa là chỉ qua website), khách hàng cảm nhận được sản phẩm tốt nhất. Đó có lẽ là một phần bí quyết giúp Thương mại điện tử ở Nhật Bản thành công [...]... việc bán hàng qua mạng Tuy nhiên không hẳn như vậy, vì trên thực tế thương mại truyền thống vẫn chiếm ưu thế về thị trường vì thói quen người Việt Nam từ xa xưa là tụ họp mua bán qua chợ, do phương thức mua bán điện tử vẫn còn hạn chế về chất lượng phục vụ và thanh toán còn phức tạp Tài liệu tham khảo    giáo trình kinh tế thương mại đại cương, ĐHTM,2006 Tailieu.vn Nguồn: Ecommerce 2004, p 16-20,...Qua đó đối với Thương mại điện tử Việt Nam cần có sự thay đổi,để phù hợp với tính chất con người việt nam,đồng thời chọn lọc những phương thức kinh doanh Thương mại điện tử hay của các nước phát triển trong lĩnh vực này KẾT LUẬN Hiện này thì việc buôn bán hàng qua mạng,càng trở nên phổ biến ở VN không chỉ với doanh nhân mà tấc cả mọi người ai cũng có thể kinh doanh bán hàng trực tuyến

Ngày đăng: 20/04/2014, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w