1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề tốt NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ

85 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Hương Trà là một thị xã thuần nông, nghề chính vẫn là sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn về diện tích thì việc tổ chức, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tổ chức, bố trí cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân là vấn đề quan tâm hàng đầu. Cây sắn mới được trồng rộng rãi từ năm 2005 đến nay nó đã đạt những kết quả nhất định và trở thành cây lương thực mang lại nguồn thu kinh tế cao cho các hộ gia đình. Với việc đầu tư ban đầu thấp, kỹ thuật đơn giản, năng suất tương đối cao phù hợp với những hộ có thu nhập thấp góp phần giải quyết việc làm cải thiện đời sống. Trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp và áp lực về dân số, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất nông nghiệp hết sức quan trọng. Bên cạnh đó qua quá trình thực tập tại địa phương được sự hướng dẫn của Phòng kinh tế - UBND thị xã Hương Trà, cùng với quá trình thực tế của mình tôi nhận thấy tình hình sản xuất sắn tại địa phương chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài “ Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

*

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT SẮN TẠI

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ – TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hường TS Phan Văn Hòa

Lớp: k43A KTNN

Khóa học: 2009-2013

Huế, tháng 05 năm 2013

Trang 3

Đặc biệt, cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Phan Văn Hòa, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, các chú, các anh chị ở Phòng kinh tế - UBND Thị Xã Hương Trà đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu tài liệu cần thiết cho em trong suốt quá trình thực tập tại phòng.

Cuối cùng, em muốn bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã cổ vũ, động viên tinh thần cho em trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân

có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được những đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hường

Trang 4

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1.1 Một số lý luận và phương pháp tính hiệu quả kinh tế 5

1.1.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế 5

1.1.1.2 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế 5

1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 6

1.1.2 Đặc điểm sinh học, nguồn gốc xuất xứ và sự phân bố của cây Sắn 6

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng hay giá trị kinh tế của cây sắn 7

1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng 7

1.1.3.2 Giá trị kinh tế 8

1.1.4 Các nhân tố cơ bản hình thành cùng sản xuất sắn 9

1.1.4.1 Các nhân tố thuộc về sinh học 9

1.1.4.2 Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 10

1.1.4.3 Yếu tố kinh tế, xã hội 12

1.1.5 Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất sắn 13

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 14

1.2.1 Tình hình sản xuất sắn trên thế giới 14

1.2.2 Tình hình tiêu thụ và sản xuất sắn ở Việt Nam 15

1.2.3 Tình hình sản xuất sắn ở Thừa Thiên Huế 17

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẮN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 20

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

2.1.1.1 Vị trí địa lý 20

2.1.1.2 Địa hình 20

Trang 5

2.1.1.4 Khí hậu và thời tiết 22

2.1.1.5 Mạng lưới thủy văn 23

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23

2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động 23

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất 24

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật 26

2.1.2.4 Tình hình văn hóa, xã hội 26

2.1.2.5 Tình hình phát triển kinh tế 28

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất sắn nói riêng 29

2.1.3.1 Thuận lợi 29

2.1.3.2 Khó khăn 30

2.2 THỰC TRẠNG KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 30

2.2.1 Thực trạng sản xuất sắn ở thị xã Hương Trà 30

2.2.1.1 Quy mô diện tích 30

2.2.2.2 Năng suất, sản lượng sắn trên địa bàn thị xã Hương Trà 32

2.2.2 Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra 34

2.2.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động 34

2.2.2.2 Tình hình sử dụng đất 36

2.2.2.3 Tình hình sử vốn và trang bị vật chất- kỹ thuật phục vụ sản xuất của các hộ điều tra 37

2.2.2.4 Tình hình sử dụng giống sắn 39

2.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2012 40

2.2.3.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra 43

2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra .45

2.2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô trồng sắn 46

2.2.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian 48

Trang 6

2.2.5 Tình hình tiêu thụ và sử dụng sắn của các hộ điều tra năm 2012 50

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ –TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 52

3.1 Định hướng sản xuất Sắn trong thời gian tới 52

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhắm nâng cao hiệu quả sản xuất sắn trên địa bàn 52

3.2.1 Giải pháp về đất đai 53

3.2.2 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 54

3.2.3 Giải pháp về kỹ thuật 55

3.2.4 Giải pháp về thị trường 56

3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật 57

3.2.6 Quy hoạch sản xuất 58

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

1 KẾT LUẬN 59

2 KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

GO: Giá trị sản xuất

IC: Chi phí trung gian

VA: Giá trị gia tăng

HĐND: Hội đồng nhân dân

UBND: Uỷ ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 1 Diện tích và năng suất sắn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2011 18 Biểu đồ 2 Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả sản xuất của các hộ điều tranăm 2012 46

Sơ đồ 1 Sơ đồ tiêu thụ sắn 50

Trang 9

Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008 15

Bảng 2 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2011 16

Bảng 3 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng sinh thái Việt Nam năm 2008 17

Bảng 4 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2011 18

Bảng 5 Tình hình dân số và lao động của thị xã Hương Trà giai đoạn 2011 – 2012 23

Bảng 6 Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Hương Trà giai đoạn 2011-2012 25

Bảng 7 Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn thị xã Hương Trà 29

Bảng 8 Diện tích trồng sắn ở các xã, phường thuộc thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012 31

Bảng 9 Năng suất, sản lượng sắn của các xã, phường thuộc thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012 33

Bảng 10 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2012 35

Bảng 11 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2012 36

Bảng 12 Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của các hộ điều tra năm 2012 38

Bảng 13 Chi phí sản xuất sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2012 41

Bảng 14 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2012 44

Bảng 15 Ảnh hưởng của đất trồng sắn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra năm 2012 46

Bảng 16 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra 48

Trang 10

1 sào = 500 m2

1 ha = 10.000 m2

1 tạ = 100 kg

1 tấn = 1000 kg

Trang 11

1 Lý do chọn đề tài

Hương Trà là một thị xã thuần nông, nghề chính vẫn là sản xuất nông nghiệp,đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn về diện tích thì việc tổ chức, sử dụng đất hợp lý,tiết kiệm, tổ chức, bố trí cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập, cảithiện đời sống cho người dân là vấn đề quan tâm hàng đầu

Cây sắn mới được trồng rộng rãi từ năm 2005 đến nay nó đã đạt những kết quảnhất định và trở thành cây lương thực mang lại nguồn thu kinh tế cao cho các hộ giađình Với việc đầu tư ban đầu thấp, kỹ thuật đơn giản, năng suất tương đối cao phùhợp với những hộ có thu nhập thấp góp phần giải quyết việc làm cải thiện đời sống

Trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp và áp lực về dân số,môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc xem xét đánh giá hiệu quả kinh tếcủa một hoạt động sản xuất nông nghiệp hết sức quan trọng Bên cạnh đó qua quá trìnhthực tập tại địa phương được sự hướng dẫn của Phòng kinh tế - UBND thị xã HươngTrà, cùng với quá trình thực tế của mình tôi nhận thấy tình hình sản xuất sắn tại địaphương chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng Xuất phát từ thực tế đó tôi

chọn đề tài “ Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh

Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất sắn của các nông hộ thị xã Hương Trà như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất sắn ở thị xã Hương Trà?

- Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn trên địa bàn như thế nào?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất sắn, nâng cao thu nhập cho cácnông hộ trên địa bàn?

3 Mục đích nghiên cứu

+ Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất sắn.

+ Phân tích thực trang kết quả và hiệu quả sản xuất sắn trên địa bàn thị xãHương Trà giai đoạn 2010 - 2012

Trang 12

quả kinh tế sản xuất sắn ở thị xã Hương Trà trong thời gian tới.

4.Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Từ các chương trình nghiên cứu, sốliệu thống kê, lấy từ sách báo, tạp chí, internet…

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thiết kế câu hỏi điều tra, điều tra thử,tiến hành điều tra, thu thập số liệu…

+ Tập hợp số liệu và phân loại, xử lý, phân tổ thống kê

5.Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

+ Số liệu thứ cấp: Nguồn từ Phòng Lao động và thương binh xã hội, Phòng kinh

tế, Phòng thống kê, các niên giám thống kê

+ Số liệu sơ cấp: Thông qua việc điều tra, phóng vấn các nông hộ tại địa phương

ưu tiên trồng vì cho năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhâncông, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ Nghề trồng sắn thích hợp vớinhững hộ nông dân nghèo, ít vốn

- Diện tích sắn trên địa bàn liên tục được mở rộng nhờ chuyển đổi cơ cấu một

số loại cây trồng có hiệu quả sản xuất thấp sang trồng sắn năng suất cao và sản lượngsắn không ngừng tăng lên qua các năm

Khó khăn:

- Thực trạng đời sống người dân còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư, khoa học kỹthuật chưa được áp dụng rộng rãi vào viêc sản xuất, chế biến sắn

Trang 13

úng ảnh hưởng đáng kể đến năng xuất cây trồng.

- Giá cá yếu tố đầu vào, đầu ra không ổn đinh, dẫn đến thu nhập bấp bênh gây

ra sự lo lắng cho người nông dân

- Chất lượng đất giảm sút ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh bột sắn

- Thị trường tiêu thụ cây sắn, các nhà máy chế biến sắn chưa đầu tư tại chỗ làmcho giá sắn bị chênh lệch lớn

Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất sản xuất sắn củacác hộ điều tra Tôi đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả vàhiệu quả sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

Trang 15

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay phát triển nông thôn không còn là việc riêng của các nước đang pháttriển mà còn là sự quan tâm chung của toàn bộ công đồng thế giới Việt Nam là mộtnước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của nước ta

Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn lại càng có vai trò, vị trí hết sức quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Hầu hết người dân Việt Nam sốngchủ yếu bằng thu nhập từ nông nghiệp nên phát triển nông nghiệp là một bộ phận quantrọng trong phát triển kinh tế nông thôn Trong những năm qua, công tác phát triểnnông thôn luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm, không chỉ phát triển nông nghiệp

mà còn đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ Trong nông nghiệp không chỉ phát triểntrồng trọt mà còn phát triển chăn nuôi, trong trồng trọt không chỉ phát triển sản xuấtlúa mà còn phát triển cây hoa màu, cây công nghiệp, cây thực phẩm…

Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn sau hơn 20 năm đổimới Từ một quốc gia luôn trong tình trạng thiếu đói và phải nhập khẩu lương thực,nước ta đã vươn lên thành một nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo Ngành nôngnghiệp chuyển mạnh sang xu hướng đa dạng hóa sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, hìnhthành nhiều trang trại và vùng chuyên canh tiến dần đến sản xuất nông sản hàng hóavới quy mô tương đối lớn, góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động,tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần phát triển nước nhà

Trong những nông sản xuất khẩu có giá trị lớn thì sắn cũng đươc xem là mộtcây có giá trị kinh tế cao Những năm gần đây cây sắn thường được nhắc đến như mộtcây có tiềm năng lớn trong ngành trồng trọt với mức đầu tư ban đầu thấp, kỹ thuậttrồng chăm sóc đơn giản, đặc biệt nó có khả năng chịu hạn tốt, có thể trồng trên nhữngvùng đất thiếu dinh dưỡng hoặc không trồng được những loại cây trồng khác nhưngvẫn mang lại năng suất và giá trị kinh tế lớn

Cây sắn là cây lương thực phổ biến của con người cùng với lúa, ngô, khoai…toàn bộ cây sắn được sử dụng có mục đích, trong các bộ phận của cây thì củ được sử

Trang 16

dụng chủ yếu, bộ phận thân và lá thường ít sử dụng Có những nơi người ta dùng lásắn làm thức ăn cho con tằm, cá trắm cỏ…

Thời gian gần đây củ sắn được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm nhưchế biến bột ngọt, bánh kẹo dùng chế biến thức ăn gia súc, dùng trong ngành dược

phẩm Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc,

biến tính tinh bột sắn thành nhiều sản phẩm có giá trị như đường gluccose, fructose …

để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác Tinh bột sắn còn đượcdùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho con người, đặc biệt tinh bột sắn làthành phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghềnuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong nước Từ tinh bột sắn cóthể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau

Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây sắn là sảnxuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ô nhiễm môi trường.Đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay

Đối với thị xã Hương Trà,một thị xã thuần nông, nghề chính vẫn là nôngnghiệp, đất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu thì việc tổ chức, sử dụng đất hợp lý, tiếtkiệm, tổ chức, bố trí cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập, cải thiệnđời sống cho người dân là vấn đề quan tâm hàng đầu

Cây sắn mới được trồng rộng rãi từ năm 2005 đến nay nó đã đạt những kết quảnhất định và trở thành cây lương thực mang lại nguồn thu kinh tế cao cho các hộ giađình Với việc đầu tư ban đầu thấp,kỹ thuật đơn giản năng suất tương đối cao phù hợpvới nhưng hộ có thu nhấp, góp phần giải quyết việc làm cải thiện đời sống

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, tiềm năng cây sắn mang lại thì ở thị xãHương Trà vẫn còn có những hạn chế và khó khăn nhất định:

- Thực trạng đời sống người dân còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư, khoa học kỹthuật chưa được áp dụng rộng rãi vào viêc sản xuất, chế biến sắn

- Điều kiện khí hậu, vị trí địa lý: Khi nắng thì khô hạn, khi mưa thì lũ lụt ngậpúng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng

- Giá cá yếu tố đầu vào, đầu ra không ổn định, dẫn đến thu nhập bấp bênh gây

ra sự lo lắng cho người nông dân

Trang 17

- Chất lượng đất giảm sút ảnh hưởng năng suất và chất lượng tinh bột sắn.

- Thị trường tiêu thụ cây sắn, các nhà máy chế biến sắn chưa đầu tư tại chỗ làmcho giá sắn bị chênh lệch lớn

Chính những điều này đã làm cho hiệu quả sản xuất sắn còn chưa tương xứng với

tiềm năng của vùng Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài “ Hiệu quả kinh tế sản xuất

sắn ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

● Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở thực trạng sản xuất sắn của thị xã Hương Trà đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở thị xã Hương Trà trong thời gian tới

+ Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất sắn.

+ Phân tích thực trang kết quả và hiệu quả sản xuất sắn trên địa bàn thị xãHương Trà giai đoạn 2010 - 2012

+ Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng sắn và hiệuquả kinh tế sản xuất sắn ở thị xã Hương Trà trong thời gian tới

● Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nông hộ trồng sắn ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa

Thiên Huế

- Không gian: Địa bàn thị xã Hương Trà

- Thời gian: Thu thập số liệu liên quan trong giai đoạn 2010 – 2012

● Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Chọn điểm điều tra: Căn cứ vào tình hình sản xuất sắn trên địa bàn nghiên cứu,tôi chọn 2 phường Hương Văn và Hương Xuân để tiến hành điều tra Đây là 2 phường

có diện tích trồng sắn lớn và có năng suất cao của thị xã

Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu là 60 mẫu, tương ứng với 60 hộ Tôi tiến hànhđiều tra 30 hộ ở phường Hương Văn và 30 hộ ở phường Hương Xuân, các hộ đượcchọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn từ Phòng Lao động và thươngbinh xã hội, Phòng kinh tế, Phòng thống kê, các niên giám thống kê, các khóa luận từkhóa trước và các thông tin từ sách, báo, internet…

Trang 18

- Phương pháp phân tổ thống kê: Tôi sử dụng phương pháp phân tổ có khoảngcách tổ đều để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả và kết quảsản xuất sắn.

-Phương pháp so sánh:

+ So sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ

+ So sánh tình hình sản xuất của các nông hộ điều tra ở 2 phường

+ So sánh chi phí sản xuất và kết quả sản xuất của các nông hộ điều tra ở 2phường

+ So sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa các nhóm hộ

Trang 19

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Một số lý luận và phương pháp tính hiệu quả kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế Theo quan điểm của cácnhà thống kê : hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữakết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: Hiệu quả kinh tế đạt được tối ưu khiđạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối

* Hiệu quả kỹ thật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vịchi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về

kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào công nghệ

* Hiệu quả phân phối (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩm và giá trịđầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phíđầu vào hay nguồn lực

* Hiệu quả kinh tế (EE) là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đềuđược tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kinh tế hay hiệu quả phân bổ thì mới chỉ là điều kiện cầnchứ chưa phải điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế

EE = TE x AENhư vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời phải nâng cao hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ

1.1.1.2 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nóiriêng việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kì sản xuất là rất quan trọng và không

Trang 20

thể thiếu.

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét, đánh giá cả yếu tố đầu vàolẫn đầu ra từ đó biết được mức độ sử dụng các nguồn lực đã đạt hiệu quả hay chưa,biết được nguyên nhân làm hạn chế sản lượng đầu ra trên cơ sở đó đưa ra các biệnpháp khắc phục hợp lý Đồng thời nó còn là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăngtrưởng cao trong sản xuất Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạothành vì vậy chỉ có tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất mới

đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao

1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

* Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa toàn bộ kếtquả thu được với toàn bộ chi phí bỏ ra

H=Q/C

Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế

Q: khối lượng sản phẩm thu được

C: chi phí bỏ ra

Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét mộtđơn vị nguồn lực sử dụng tạo ra bao nhiêu kết quả hoặc một đơn vị kết quả tốn baonhiêu đơn vị nguồn lực Phương pháp này giúp chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy

mô khác nhau, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa các nghành sản xuất và quacác thời kì khác nhau

*Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp so sánhphần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm chi phí bỏ ra

H = ∆Q/∆C

Trong đó: ∆Q: Khối lượng sản phẩm tăng thêm

∆C: Chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả một đồng chi phí đầu tưtăng thêm mang lại Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư chiềusâu, đầu tư thâm canh, đầu tư tái sản xuất mở rộng

Trang 21

1.1.2 Đặc điểm sinh học, nguồn gốc xuất xứ và sự phân bố của cây Sắn

Sắn hay còn gọi là khoai mì là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâunăm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100

cm Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc Rễ ngangphát triển thành củ và tích luỹ tinh bột Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín có màutrắng đục, hàm lượng tinh bột cao Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng Sắn cóthời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống,

vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng

Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và được trồng cáchđây khoảng 5.000 năm Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng Đông Bắccủa nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng vàhoang dại Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biểnphía bắc của Nam Mỹ Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ởVenezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng venbiển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức

hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên,những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965)

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16 Ởchâu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 và SriLanka đầu thế kỹ 18.Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myamar và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ

18 đầu thế kỷ 19

Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 Hiện chưa có tài liệuchắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên Sắn được canh tác phổ biến tại hầu hếtcác tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở vùng ĐôngNam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển Nam Trung

Bộ và vùng ven biển Bắc Trung Bộ

Hiện nay sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trungnhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người

Trang 22

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng hay giá trị kinh tế của cây sắn

1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng

Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%, giàu vitamin C,calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất béo, muối khoáng, vitamin vànghèo đạm Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa argininnhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh Thành phần dinh dưỡng khác biệt tùygiống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích Lá sắn có hàmlượng đạm khá cao, nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin Chất đạm của lá sắn cókhá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin Trong lá sắnngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố [HCN] đáng kể Các giốngsắn ngọt có 80-110 mg HCN/ 1kg lá tươi Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/1kg lá tươi Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý luộc kỹ để làmgiảm hàm lượng HCN Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc phơikhô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm lượng HCN còn lạikhông đáng kể

1.1.3.2 Giá trị kinh tế

*Giá trị công nghiệp: Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến côngnghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm Củ sắn được dùng để chế biến tinhbột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi Từ sắn củ tươi hoặc từ các sảnphẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượucồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ),bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thựcphẩm, phụ gia dược phẩm Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện naycủa cây sắn là sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ônhiễm môi trường và đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay

* Giá trị nông nghiệp: Sắn là cây trồng khá phổ biến ở nước ta và các nước trênthế giới Sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô

và lúa Củ sắn cũng là nguồn nguyên liệu chính để làm thức ăn gia súc Thân sắn dùng

để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun Lá sắn non

Trang 23

dùng làm rau xanh giàu đạm Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi cá Bột lá sắnhoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dê,…

* Giá trị xuất khẩu: Sắn là một trong ít các mặt hàng có khối lượng xuất khẩucũng như kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh Theo số liệu thống kê sơ bộ của trung tâmthông tin công nghiệp và thương mại (Bộ công thương) trong 7 tháng đầu năm 2009,

cả nước xuất khẩu được 2,66 triệu tấn sắn và tinh bột sắn, đạt kim ngạch 408 triệuUSD, tăng 4,4 lần về sản lượng so với cùng kỳ năm 2008

Xuất khẩu sắn từ những năm trước giữ một vị trí khá khiêm tốn trong một sốmặt hàng nông sản xuất khẩu nhưng năm 2009 đã tăng nhanh và đem lại một khoảnngoại tệ không nhỏ cho đất nước Theo trung tâm thống kê tin học - bộ NN & PTNT, 8tháng đầu năm 2009 cả nước ước đạt xuất khẩu được trên 2,7 triệu tấn sắn và các sảnphẩm làm từ sắn Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm làm từ sắn ước đạt 429triệu USD, cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả, hạt tiêu,chè Với kết quả trên bộ công thương đã xếp sắn vào mặt hàng xuất khẩu chủ lực củanăm 2009 Đến năm 2010 Việt Nam xuất khẩu được 1677 nghìn tấn sắn thu về 556triệu USD theo số liệu của tổng cục hải quan Đây là con số khá lớn trong tổng thungoại tệ của Việt Nam Điều này chứng minh rằng , sắn có vai trò quan trọng và có ýnghĩa to lớn trong xuất khẩu

1.1.4 Các nhân tố cơ bản hình thành cùng sản xuất sắn

Cây sắn là một sinh vật sống, nó tuân theo những quy luật sinh trưởng và pháttriển nhất định Những quy luật sinh trưởng và phát triển đó chịu ảnh hưởng bởi nhiềuyếu tố, nhưng chung quy lại chúng chịu ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố chính: nhómcác nhân tố sinh học, nhóm các nhân tố tự nhiên và nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội

1.1.4.1 Các nhân tố thuộc về sinh học

* Giống: Hom giống tốt là rất quan trọng để giúp sắn nảy mầm đều, sinhtrưởng khoẻ và cho năng suất cao Lúc thu hoạch cần chọn những cây sắn đúng giống,tươi, không xây xát, không sâu bệnh, nhặt mắt, đặc lõi, đường kính thân 1,8 – 2,2 cm

để làm giống cho vụ sau Cây giống được bó thành từng bó 20 cây, dựng đứng ở nơigiâm mát, tủ rơm rạ, lấp đất quanh gốc 10-15 cm và tưới gốc giữ ẩm Thời gian bảoquản giống không quá 2,5 tháng Cây sắn trước khi trồng được cắt thành những đoạn

Trang 24

hom dài 15-18 cm với 5-6 mắt Nên dùng cưa máy cắt các bó hom để tiện vận chuyển

và dùng dao sắc để chặt hom

*Phân hữu cơ: Phân hữu cơ được sử dụng bón cho sắn rất tốt Phân hữu cơđược sử dụng bón cho sắn bao gồm: phân chuồng và phân xanh được ủ hoai mục.Phân hữu cơ có khả năng cung cấp cho cây nhiều thành phần dinh dưỡng như: đạm,lân, kali, các yếu tố vi lượng, đồng thời nó còn có khả năng cải tạo đất, giúp đất tơixốp và cây trồng dễ sử dụng Như vậy phân hữu cơ có vai trò lớn trong sản xuất nôngnghiệp nói chung và sản xuất sắn nói riêng, nó còn được khuyến khích sử dụng chosản xuất

*Đạm (N): Đạm cần cho cấu tạo các vật chất hữu cơ, đặc biệt trong quá trìnhphát triển thân, cành và lá sắn non Đạm có trong thành phần protein, các amino acid

và các hợp chất khác tạo nên tế bào Đạm có trong diệp lục, nguyên sinh chất, ADN,ARN, nơi khu trú các thông tin di truyền của nhân bào và các men của cây Cây sắnphản ứng mạnh với phân đạm, nhưng mức độ này còn phụ thuộc vào các phân bónkhác, đặc biệt là kali Cây được bón đủ đạm lá có màu xanh tươi, sinh trưởng khỏe,chồi búp, cành lá phát triển nhanh, nhưng nếu bón dư đạm đặc biệt là với một số giốngsắn có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ dẫn đến thân lá phát triển nhiều, tỷ lệ tinh bột trong

củ giảm làm năng suất củ tươi giảm Nếu thiếu đạm, khả năng sinh trưởng của câygiảm rõ rệt, thân, cành, lá nhỏ, lá có màu vàng, năng suất củ và lá giảm rõ rệt

*Lân: Lân là thành phần cấu tạo của tế bào sống, tham gia vào quá trình tạothành tinh bột Cây sắn có thể thu hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp để tạo nên năngsuất cao so với nhiều cây trồng khác Ở đất rất nghèo lân, bón phân lân làm tăng năngsuất, tăng hàm lượng tinh bột trong củ

*Kali: Kali là một khoáng đa lượng vô cùng thiết yếu cho cây sắn sinh trưởng.kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào, kích thích sự hoạt độngcủa các men, làm cho cây tăng cường trao đổi chất, tăng hình thành axit hữu cơ, tăngtrao đổi đạm, do vậy mà hạn chế tích lũy nitrat trong lá Kali còn có vai trò vận chuyểnhydratcacbon từ thân, lá về củ làm tăng tỷ lệ tinh bột trong củ Khi bón đầy đủ đạm,lân nhưng thiếu kali thì năng suất giảm rõ rệt

Trang 25

1.1.4.2 Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

* Điều kiện đất đai:

Sắn là cây trồng hàng năm để lấy củ là chính, thích nghi ở vùng nhiệt đới và Ánhiệt đới Cây sắn ưa đất nhẹ và đất trung bình, thoát nước tốt, thích nghi với khoảng

pH rộng: từ 4,5 – 7,5 Điều kiện tốt cho cây sắn là vùng khí hậu bán khô hạn nhưngphải có đủ ẩm trong thời kỳ mọc mầm Khi cây đã mọc tốt, nó cũng có thể chịu đượcvài tháng khô hạn, vì vậy sắn thường được trồng trong điều kiện không tưới nước Tuynhiên, nếu được tưới nước hợp lý nó cũng cho năng suất tăng rất đáng kể Nhìn vàokhoảng pH thích nghi của cây sắn ta thấy cây có khả năng chịu đựng rất tốt với đấtchua, do đó nó ít khi đòi hỏi phải được bón vôi

Cây sắn có yêu cầu chế độ dinh dưỡng trong đất không cao, hay có thể nói là rấtthấp so với nhiều cây trồng khác Đối với canxi trao đổi sắn chỉ yêu cầu Ca > 0,25 me/

100 g đất khô; hàm lượng lân dễ tiêu chỉ > 5 ppm, kali trao đổi > 0,17 me/ 100g Sắn đặcbiệt mẫn cảm với sự thiếu hụt kẽm (Zn) và thường có biểu hiện thiếu ở giai đoạn sớm.Hàm lượng kẽm trong đất cần > 1 ppm Zn; mangan > 5 ppm Mn, lưu huỳnh > 8 ppm S

* Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinhtrưởng của sắn Nhiệt độ thích hợp cho sắn mọc mần và ra rễ từ 20-370C, còn tối thích là

từ 25-300C Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 160C thì sắn sẽ không mọc mầm Nhiệt độ thích hợpcho cây sinh trưởng thân lá từ 20-300C Nhiệt độ thích hợp để tích lũy dinh dưỡng vào củtùy thuộc vào nhiệt độ ngày và đêm Thông thường nhiệt độ 290C là thích hợp cho sắntích lũy dinh dưỡng vào củ, nhưng ở nhiệt độ này vào ban ngày thường làm tăng cường độ

hô hấp nên chỉ còn lại một tỷ lệ nhỏ dinh dưỡng tích lũy vào củ

có tác dụng làm giảm HCN (Trần Ngọc Ngoạn, 2007)

Trang 26

*Ánh sáng: Trong điều kiện ngày dài, thân sắn sẽ tăng khả năng sinh trưởng.Các giống sắn đều nhạy cảm với ánh sáng và có tác dụng làm tăng năng suất củ, tăng

số nhánh/cây Tuy nhiên độ dài của ngày ngắn thì tăng cường độ tích lũy tinh bột về

củ Độ dài ngày thích hợp nhất để tích lũy tinh bột về củ là 12 giờ/ngày Nếu cây bịche bóng 60% ánh sáng so với không che bóng, năng suất củ giảm tới 36%(Bolhuis,1966)

1.1.4.3 Yếu tố kinh tế, xã hội

*Vốn: Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, mọi quá trìnhsản xuất đều phải có vốn Vốn theo nghĩa rộng bao gồm tất cả tư liệu sản xuất, tri thức,sức khỏe, khả năng tổ chức quản lý…Trong sản xuất sắn vốn được xem là yếu tố đầuvào cho quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, đất đai…Vốn

có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất Có vốn người sản xuất mới mở rộng đượcviệc sản xuất của mình, đầu tư vào cho sản xuất mang lại kết quả cao Đối với sản xuấtsắn vốn được đầu tư từ đầu vụ tới cuối vụ mới thu hồi Mặt khác vốn cho sản xuất chủyếu là vốn tự có hoặc vốn vay với lãi suất cao vì vậy khó khăn cho các nông hộ trongviệc đầu tư cho sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư vốn thường mang lại rủi

ro cao vì vậy gây tâm lý e ngại khi đầu tư nên không mang lại kết quả tốt Vốn cầnphải đầu tư đầy đủ, kịp thời, đúng thời điểm để nó phát huy tác dụng tốt nhất, tránhlãng phí, đầu tư không đúng Có như vậy việc sản xuất mới mang lại kết quả tốt nhất

*Lao động: Cũng như việc sản xuất các cây trồng khác, sản xuất sắn mang tínhthời vụ sâu sắc Vì vậy việc sử dụng lao động trong sản xuất sắn cũng mang tính thời

vụ, tùy từng thời điểm chúng ta cần bố trí lao động cho hợp lý, kịp thời Lao động làyếu tố có tác dụng trực tiếp đến hiệu quả của việc sản xuất sắn bởi vì trình độ và kinhnghiệm của lao động quyết định đến nhiều yếu tố như việc sử dụng giống, phân bón,

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…

*Thị trường và giá cả tiêu thụ: Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam gia nhập

tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắtđiều này đòi hỏi phải có sự phát triển trong sản xuất thì mới có khả năng cạnh tranh.Với việc sản xuất sắn, đòi hỏi cấp bách hiện nay là phải nâng cao chất lượng sảnphẩm, như vậy thì mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Việc mở rộng

Trang 27

thị trường tiêu thụ ra nhiều nước có vai trò hết sức quan trọng giúp người nông dânyên tâm đầu tư sản xuất, sản phẩm được tiêu thụ với giá cả hợp lý.

Đầu vào có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất Hiện nay chi phí đầu vào cho sảnxuất nông nghiệp nói chung và sản xuất sắn nói riêng là rất lớn Chi phí giống, phânbón, thuốc trừ sâu cao gây khó khăn cho người dân đầu tư sản xuất và họ không cóvốn Vì vậy họ thường đầu tư không đúng quy trình kỹ thuật nên kết quả đạt đượcthường không cao Ngoài ra do thiếu thông tin và không được cung cấp kịp thời đầuvào nên họ thường mua với giá cao và ảnh hưởng tới sản xuất

Giá đầu ra sản phẩm ảnh hưởng đến quy mô và đầu ra sản xuất Giá đầu ra sảnphẩm thường không ổn định gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất Do thiếuthông tin thị trường, giá cả nên họ thường bị tư thương ép giá, giá cả biến động khôngngừng Sản xuất sắn lại mang tính thời vụ do đó giá cả biến động theo thời vụ

Thị trường và giá cả không ổn định gây ra nhiều tổn thất cho người sản xuấtnông nghiệp Đòi hỏi ổn định và mở rộng thị trường, có những thông tin ổn định,chính xác cho người nông dân về giá cả Hai yếu tố này giữ ổn định sẽ tạo thuận lợicho việc sản xuất của người dân

*Điều kiện về chủ trương, chính sách của nhà nước: Từ những năm đầu củathập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng và nhà nước ta đã tập trung chỉ đạo ban hành nhiềuvăn bản pháp lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trong sản xuất, trồng trọt nói chung vàcanh tác nói riêng Chủ trương, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc sản xuất của người dân Những chính sách này đã có những tác động tích cực, kịpthời đối với sản xuất sắn của các vùng có quy hoạch trên toàn quốc Các chính sách đấtđai, chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách đầu tư tín dụng…đã tạo điềukiện cho người dân mở rộng sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao

1.1.5 Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất sắn

*Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

- Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất, bao gồm chiphí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao) sản phẩm nông nghiệp

Chi phí trung gian trong sản xuất nông nghiệp gồm: Chi phí vật chất trực tiếp vàchi phí dịch vụ thuê

Trang 28

-Giá trị sản xuất (GO): Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trongmột thời kỳ nhất định thường là một năm.

GO = Qi x pi (i = 1,n)Trong đó: GO: Giá trị sản xuất

Qi: Khối lượng sản phẩm loại i

Pi: Đơn giá sản phẩm loại i

-Giá trị gia tăng (VA): Thể hiện những phần giá trị do lao động sáng tạo ratrong một thời kỳ nhất định Đó là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ

đi chi phí trung gian

VA = GO – IC

*Các chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất

- Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC): Thể hiện một đồngchi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng chi phí sản xuất

- Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC): Thể hiện một đồngchi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tình hình sản xuất sắn trên thế giới

Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệtđới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh Tổ chứcNông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang pháttriển sau lúa gạo, ngô và lúa mì Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế

độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www TTTA Food market, 2009) Đồngthời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng làcây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép,bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm

Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biếnnhiên liệu sinh học (ethanol) Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấnethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu chongành công nghiệp sản xuất ethanol Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sửdụng sắn đã được xây dựng năm 2008 Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất

Trang 29

ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010 Các nước nhưLào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đangnghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol (TTTA Outlook for 2009)

Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng từnăm 1995 đến năm 2008 (Bảng 1 dưới đây) Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt238,45 triệu tấn củ tươi cao hơn so với năm 2007 là 223,75 triệu tấn và năm 1995 là161,79 triệu tấn Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến làThái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn) Nước có năng suất sắn caonhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắnbình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008) Việt Nam đứng thứ mười về sảnlượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn)

Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008

Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)

( Nguồn: tổng hợp từ nguồn FAOSTAT các qua năm)

1.2.2 Tình hình tiêu thụ và sản xuất sắn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây côngnghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế

kỷ XXI

Trang 30

Bảng 2 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2011

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng(triệu tấn)

(Nguồn: tổng cục thống kê năm 2012)

Qua bảng số liệu 2, ta thấy: Năm 1995 diện tích sắn của cả nước là 164,30nghìn ha đến năm 2000 đã tăng lên nhanh chóng là 234,90 nghìn ha, năm 2005 diện tíchtrồng sắn là 425,5 nghìn ha và đến năm 2011 là 569,80 nghìn ha cùng với sự tăng lên vềdiện tích năng suất cũng tăng lên đáng kể qua các năm, năm 1995 năng suất là 9,84tấn/ha tuy đến năm 2000 năng suất giảm xuống còn 8,66 tấn/ha nhưng đến năm 2005năng suất đã tăng lên đáng kể là 15,78 tấn/ha và đến năm 2011 con số đã tăng lên 17,07tấn/ha; diện tích và năng suất tăng dẫn đến sản lượng cũng tăng qua các năm ở năm

1995 sản lượng đạt 1,62 triệu tấn đến năm 2000 là 2,03 triệu tấn, ở năm 2005 sản lượngsắn đã tăng lên đáng kể là 6,72 triêu tấn và năm 2011 sản lượng đạt 9,90 triệu tấn

Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễtrồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ Nghiêncứu và phát triển cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn làviệc làm có hiệu quả cao, đây là hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát

Trang 31

triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.

Bảng 3 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng sinh thái Việt Nam

năm 2008

Vùng sinh thái Diện tích

(1000ha)

Năng suất(tấn/ha)

Sản lượng(1000 tấn)1.Đồng bằng sông Hồng 7,90 12,92 102,102.Trung du và miền núi phía bắc 110,00 12,07 1328,003.Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 168,80 16,64 2808,304.Tây nguyên 150,10 15,70 2356,105.Đông Nam bộ 113,50 23,74 2694,506.Đồng bằng sông Cửu Long 7,40 14,43 106,80

Cả nước 557,40 16,87 9395,80

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2009)

Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinhthái nông nghiệp Diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miềnTrung (168,80 ngàn ha) Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tậptrung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông Năm 2008, diệntích sắn của Tây Nguyên đạt 150.100 ha, nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 15,7tấn/ha, tổng sản lượng 2,35 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so với năng suất và sản lượngsắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74 tấn/ha và 2,69 triệu tấn)

1.2.3 Tình hình sản xuất sắn ở Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, là nơi giao thoa các đặcthù về điều kiện thời tiết - khí hậu, văn hóa - xã hội và là cầu nối giữa hai miền NamBắc nước ta

Là một tỉnh thuộc miền Trung, sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp không ít khókhăn do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiêntai lũ lụt

Diện tích đất đai của tỉnh không lớn lắm nhưng đất đai cũng đa dạng và đượchình thành từ các nhóm khác nhau Vì vậy, cơ cấu cây trồng của tỉnh cũng khá đadạng Cây sắn được trồng phổ biến từ năm 2005 trở lại đây nó đã đạt những kết quảnhất định và trở thành cây lương thực mang lại nguồn thu kinh tế cao cho các hộ gia

Trang 32

đình Với việc đầu tư ban đầu thấp,kỹ thuật đơn giản năng suất tương đối cao phù hợpvới những hộ có thu thấp góp phần giải quyết việc làm cải thiện đời sống người dân.

Bảng 4 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Diện tích (nghìn ha)Năng suất ( tấn/ha)

Biểu đồ 1 Diện tích và năng suất sắn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2011

Qua bảng số liệu 4 và biểu đồ 1 ta thấy: diện tích trồng sắn toàn tỉnh năm 2011

là 7,8 nghìn ha tăng 18,19% so với năm 2005 tương ứng với 1,2 nghìn ha Trong từnggiai đoạn diện tích sắn có sự biến động khác nhau

Giai đoạn 2005-2008 diện tích sắn tăng từ 6,6 nghìn ha lên 7,5 nhìn ha tươngứng tăng 13,64% nguyên nhân là do một số lượng lớn diện tích trồng lạc chuyển sangtrồng sắn

Trang 33

Từ năm 2008-2009 diện tích sắn giảm từ 7,5 nghìn ha xuống còn 6,9 nghìn hatương ứng giảm 8%.

Giai đoạn 2009-2011 diện tích sắn tăng từ 6,9 nghìn ha lên 7,8 nghìn ha tươngứng tăng 13,04%

Năng suất sắn của tỉnh tăng liên tục qua các năm từ năm 2005 là 10,26 tấn/hađến năm 2011 là 14,93 ttấn/ha Có được thành tích này là do bà con áp dụng kỹ thuậtmới, đầu tư thâm canh nên năng suất ngày càng tăng lên

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẮN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Hương Trà nằm trong tuyến hành lang Huế - Đông Hà và nằm trên trụcgiao thông Bắc – Nam về đường bộ và đường sắt Thị xã có trung tâm hành chính làphường Tứ Hạ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 17 km về phía Đông Nam.Thị xã Hương Trà được xem là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, với:

Phía đông giáp với thành phố Huế, huyện Phú Vang, huyện Hương Thủy;

Phía Tây giáp với huyện Quảng Điền, Phong Điền, A Lưới;

Phía Nam giáp với thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới;

Phía Bắc giáp với huyện Quảng Điền và biển Đông

Hương trà có tọa độ địa lý từ 107036’30” đến 107004’45” kinh độ Đông và

106016’30” đến 106036’30” vĩ độ Bắc

Trang 34

Diện đất tự nhiên của toàn thị xã 51853,4 ha, với 7 phường và 9 xã Trên địabàn có quốc lộ 1A dài 12 km chạy qua, có đường sắt Bắc Nam với ga Văn Xá rấtthuận tiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

Với vị trí địa lý đó đã đem lại điều kiện rất thuận lợi cho vùng, giúp phát triểnkinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật với các huyện, thị xã

- Vùng đồng bằng: Chạy theo hướng Bắc Nam nằm phía hữu ngạn sông Bồ, tảngạn sông Hương phù sa bồi đắp hằng năm là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, làđịa bàn cư trú của 71,5% dân cư toàn thị xã

- Vùng ven biển đầm phá : Nằm phía Đông Bắc của thị xã có 700 ha mặt nướcphá Tam Giang, 7km đường bờ biển là nơi cư trú của nhiều loại thủy hải sản và lưugiữ nhiều giá trị đa dạng sinh học thuận lợi cho việc phát triển đánh bắt nuôi trồngthủy sản và du lịch biển đầm phá

2.1.1.3 Đất đai

Trên địa bàn thị xã Hương Trà có nhiều loại đất trong đó có một số loại đấtthích hợp với việc trồng các loại cây hằng năm Trong tổng số 51853,40 ha đất tựnhiên thì đất đỏ vàng trên đất đá sét chiếm 39,01 %, đất đỏ vàng trên đá Granit chiếm20,95 % Hai loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi nên thích hợp với cây côngnghiệp và cây ăn quả

Nhóm đất cát có diện tích 537,4 ha, chiếm 1,04 % diện tích đất tự nhiên Đặcđiểm của loại đất này là có thành phần cơ giới rời rạc, hạt khô, khả năng giữ nước và

độ phì kém Loại đất này chỉ thích hợp với việc trồng các loại hoa màu, cây côngnghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đậu, cây ăn quả như cam, chanh…

Trang 35

Nhóm đất phù sa được hình thành do sự bồi tụ của các sông với diện tích đấtđược bồi đắp hằng năm là 2495,2 ha chiếm 4,81% Thành phần cơ giới của đất chủyếu là thịt nhẹ, thịt trung bình Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặcbiệt là các loại rau màu, phân bố chủ yếu ở các xã, phường đồng bằng Trong tổng diệntích đất tự nhiên của thị xã thì đất nông nghiệp là 38269,73 ha chiếm 73,80%.

Tóm lại, đất đai và thổ nhưỡng của thị xã rất đa dạng, đất chưa sử dụng còn khálớn với 744,39 ha Thị xã Hương Trà rất có tiềm năng đất đai cho phát triển cây côngnghiệp dài ngày, cây ăn quả, một số cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực.Tuy vậy, để khai thác các loại đất này cần có các tác động bên ngoài như: Đầu tư cáccông trình thuỷ lợi, đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đảmbảo khai thác tốt tiềm năng đất đai đưa vào sản xuất nông – lâm nghiệp, mang lại hiệuquả kinh tế , góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế bền vững

2.1.1.4 Khí hậu và thời tiết

Hương Trà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm có hai mùa rõrệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8hàng năm Mùa mưa thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô Mùakhô chịu ảnh hưởng của gió nóng từ phía Tây Nam tràn sang Mùa mưa nhiệt độ thấp vànhiều lũ quét, lượng mưa phân bố không đều trong năm và thường gây ra bão lũ từtháng 9 đến tháng 11 Mùa khô nhiệt độ cao gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng vàhạn hán liên miên Với điều kiện thời tiết khí hậu này sản xuất nông nghiệp gặp không ítkhó khăn, nó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất sắn nói riêng

Tổng số giờ nắng hàng năm của thị xã Hương Trà khoảng trên dưới 200giờ/năm Tuy vậy số giờ náng phân bố không đều, cao nhất vào tháng 7 và tháng 8hàng năm, thấp nhất vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau

Nhiệt độ trung bình của thị xã là 25,30C, tổng tích nhiệt lớn, trung bình nămkhoảng 19520C đủ ánh sáng cho cây trồng phát triển quanh năm

Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn 2995,5mm nhưng phân vố khôngđều Từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 70 – 75% lượng mưa cả năm nênthường gây ra lũ lụt Ngược lại, mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 làm cho hạnhán thường xuyên xảy ra

Trang 36

Độ ẩm tương đối bình quân của thị xã là 84,5%, độ ẩm tuyệt đối là 15% Mùađông là thời kỳ mưa nhiều nhất và độ ẩm cao.

Vùng này có hướng gió thay đổi theo các mùa trong năm Mùa đông với hướng gióthịnh hành là gió Tây - Tây Bắc, đặc biệt có lúc xuất hiện gió Đông Bắc gây ra những đợtrét đậm nó làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi, có thể gâychết Mùa hè vào ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng gây nên hạn hán

Tóm lại với điều kiện thời tiết như trên thì thị xã Hương Trà có điều kiện tươngđối thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp nhiệt đới có hiệu quả, đặc biệt là cây

ăn quả và cây công nghiệp Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều , thườnggây ra lũ lụt và hạn hán nên cần có những giải pháp tích cực về chọn giống cây trồng

và thủy lợi nhằm đảm bảo mùa vụ và tưới tiêu chủ động Mặt khác độ ẩm không khícao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến năng suất vàchất lượng sản phẩm

2.1.1.5 Mạng lưới thủy văn

Trên địa bàn thị xã Hương Trà có hai con sông lớn chảy qua là sông Hương vàsông Bồ với lưu lượng dòng chảy và lưu vực khá lớn, kết hợp với 330 ao, hồ Tuy nhiênvào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 mực nước ở các sông, hồ thấp Vì vậy, để tăng năngsuất và hiệu quả các cây trồng thị xã cần tiến hành đầu tư xây dựng thêm một số côngtrình thủy nông nhằm cung cấp đủ nước tưới tiêu cho cây trồng chủ động hơn

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất của xã hội Đó vừa là mục tiêuvừa là nền tảng của sự phát triển Ở nước ta 70% dân số sống ở nông thôn, lao độngđược coi là yếu tố quan trọng trong nông nghiệp nông thôn cả nước, nó ảnh hưởng trựctiếp đến sự phát triển của vùng, chất lượng và số lượng lao động quyết định tới năngsuất và sản lượng làm ra Do đó việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý có ý nghĩa rấtlớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, là cơ sở để tăng thu nhập cho hộ

Bảng 5 Tình hình dân số và lao động của thị xã Hương Trà giai đoạn 2011 – 2012

SL Cơ cấu SL Cơ cấu +/- %

Trang 37

(Người) (%) (Người) (%)

1.Tổng số nhân khẩu 112.518 100 118.354 100 5.836 5,19

-Phân theo khu vực

+ Thành thị 8.085 7,19 9.890 8,36 1.805 22,33+ Nông thôn 104.433 92,81 108.464 91,64 4.031 3,86-Phân theo giới tính

+ Nam 56.342 50,07 58.454 49,39 2.112 3,75+ Nữ 56.176 49,93 59.900 50,61 3.724 6,63

-LĐNN 26.638 45,00 26.900 45,34 262 0,98

3 Mật độ dân số người/km 2 ) 216,99 - 228,28 - 11,29 5,2

( nguồn: niêm giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2012)

Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nhưng sản xuấtnông nghiệp vấn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu kinh tế toàn thị xã nói chung và lựclượng dân cư của các xã, phường nói riêng Nhìn chung dân số của thị xã khá dồi dào và

có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động cho nông nghiệp và các ngành nghề khác

Theo số liệu thống kê năm 2012 dân số toàn thị xã là 118.354 người, với mật độdân số la 228,28 người/km2, so với năm 2011 dân số tăng khá nhiều Năm 2011 tổng

số nhân khẩu là 112.518, đến năm 2012 tổng số nhân khẩu là 118.354, tăng 5.836người tương ứng với 5,19% Dân số không có chênh lệch nhiều giữa nam và nữ nhưng

có chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn

Cuối năm 2012 toàn thị xã có 59.332 lao động chiếm 50,1% trong đó có 26.900lao động nông nghiệp chiếm 45,35% tổng lao động, còn lại 54,65% lao động ở lĩnhvực khác Hiện nay lao động trong nông nghiệp của thị xã không lớn lắm do thị xãkhuyến khích phát triển các nghành kinh doanh và dịch vụ cũng đã góp phần giảiquyết việc làm cho lao động của thị xã

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất

Trong sản xuất nông nghiệp đất có vai trò hết sức quan trọng Nó là tư liệu sảnxuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được Sử dụng và khai thác đất hợp lý sẽkhông ngừng cải tạo đất mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất Từ đó nâng cao năngsuất và hiệu quả cây trồng

Qua số liệu bảng 6 ta thấy : tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã 51.853,4 hatrong đó đất nông nghiệp là 38.869,73 ha, đất phi nông nghiệp là 12.576,12 ha, đất

Trang 38

chưa sử dụng là 407,55 ha So với năm 2011 thì tình hình sử dụng đất của thị xã ít biếnđộng, đất nông nghiệp giảm 86,28 ha tương ứng giảm 0,22% trong đó đất sản xuấtnông nghiệp giảm 58,27 ha; đất lâm nghiệp giảm 2,49 ha; đất nuôi trồng thủy sản cũnggiảm 23,87 ha; đất nông nghiệp khác giảm 1,65 ha nguyên nhân của sự thay đổi này là

do một số diện tích đất trồng cây lương thực ở một số phường của thị xã đã bị cắtgiảm Do tốc độ phát triển kinh tế của thị xã ngày càng tăng lên nên một số đất sảnxuất nông nghiệp được quy hoạch làm khu dân cư và đô thị nên một số diện tích đấtnông nghiệp bị giảm xuống

Nhìn chung thì đất phi nông nghiệp của toàn thị xã có biến động nhưng ít Năm

2012 diện tích đất phi nông nghiệp là 12.576,12 ha tăng 144,8 ha so với năm 2011tương ứng tăng 1,16% Sở dĩ đất phi nông nghiệp tăng là do đất ở tăng, diện tích đất ởnăm 2012 là 2.292,36 ha tăng 125,38 ha tương ứng tăng 5,7%; đất chuyên dùng năm

2012 là 6.782,24 ha tăng 52,49 ha tương ứng tăng 0,87%; đất phi nông nghiệp kháccũng tăng nhưng ít diện tích đất phi nông nghiệp khác năm 2012 là 3.501,52 tăng17,06 ha tương ứng tăng 0,49% Điều này phù hợp với chủ trương của ban lãng đạo thị

xã về phát triển thị xã xây thêm các công trình sự nghiệp, các khu công viên và cáckhu dân cư dẫn đến đất nông nghiệp giảm

Quỹ đất chưa sử dụng của thị xã giảm mạnh trong thời gian gần đây cụ thể năm

2011 quỹ đất chưa sử dụng của thị xã là 516,2 ha nhưng đến năm 2012 đã giảm xuốngcòn 407,55 ha tương ứng giảm 21,05%

Thị xã Hương Trà với tiềm năng đất còn khá lớn Đất đai đa dạng, thích hợp vớinhiều loại cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực thựcphẩm Vì vậy cần có chính sách khai thác sử dụng triệt để nguồn tài nguyên đất đểphục vụ cho nhu cầu sản xuất của thị xã nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương

Bảng 6 Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Hương Trà giai đoạn 2011-2012

Tổng diện tích đất tự nhiên 51.853,4 51.853,4 0 0.00 I.Đất nông nghiệp 38.956,01 38.869,73 -86,28 -0,22

1.Đất sản xuất NN 8.509,17 8.450,9 -58,27 -0,68-Cây hàng năm 5.566,84 5.523,68 -43,16 -0,78-Cây lâu năm 2.942,33 2.927,22 -15,11 -0,51

Trang 39

2.Đất lâm nghiệp 29.996,73 29.994,24 -2,49 -0,143.Đất NTTS 433,05 409,18 -23,87 -5,514.Đất NN khác 17,06 15,41 -1,65 -9,7

II.Đất phi nông nghiệp 12.431,32 12.576,12 144,8 1,16

1.Đất ở 2.166,98 2.292,36 125,38 5,72.Đất chuyên dùng 6.729,75 6.782,24 52,49 0,783.Đất phi NN khác 3.484,46 3.501,52 17,06 0,49

( Nguồn: niêm giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2012)

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật

* Về giao thông:

Hệ thống giao thông : Mạng lưới giao thông đóng vai trò hết sức quan trọngtrong chiến lược phát triến kinh tế xã hội của địa phương Trên địa bàn thị xã HươngTrà có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua với chiều dài 12 km, có ga Văn Xá nằm ở phíaNam thị trấn Tứ Hạ Ga Văn Xá với quy mô kiến trúc nhà cấp 4 dùng để vận chuyểnhành khách địa phương và hàng hoá

Về đường bộ : Tổng chiều dài quốc lộ đi qua địa bàn huyện là 59 km Đặc biệttuyến quốc lộ đường tránh Huế đi qua địa bàn huyện cầu Tuần, Hương Thọ đến thịtrấn Tứ Hạ với chiều dài 19 km đã tạo ra một hướng mới trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội của huyện

* Về thủy lợi

Trong vùng có 51 công trình thủy lợi: bao gồm 22 hồ, đập, 38 trạm bơm thủydiện Trong năm 2012 trên địa bàn thị xã đã thực hiện được: 65,5km bê tông kênhmương Thị xã đầu tư xây dựng: 10,8km, dự án Tây Nam Hương Trà đầu tư xây dựng:54,7km Nâng tổng số kênh mương đã được bê tông hóa trên địa bàn toàn thị xã220km đạt tỷ lệ 90% Ngoài ra, thị xã còn có công trình ngăn mặn ở phá Tam Giangvới chiều dài trên 25 km

2.1.2.4 Tình hình văn hóa, xã hội

* Về giáo dục và đào tạo: Với tinh thần “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vàđào tạo”, trong năm 2012 ngành giáo dục thị xã Hương Trà đã đạt được nhiều kết quả:

Trang 40

- Năm học 2011 - 2012 công tác huy động và duy trì số lượng cơ bản đảm bảo

kế hoạch đề ra:

+ Ngành học mầm non huy động được 4.972 cháu, đạt 99,58% kế hoạch, trong đó:Duy trì 42 nhóm trẻ với 1.001 cháu, chiếm 22,09% so độ tuổi, tăng 4,52% so năm trước;Mẫu giáo có 134 lớp với 3.971 cháu, chiếm 77,11% so độ tuổi, tăng 4,32% so năm trước

+ Tiểu học: Huy động và duy trì được 365 lớp với 9.769 học sinh, đạt 98,85%

so kế hoạch, tỷ lệ học sinh bỏ học 0,04% (4 học sinh)

+ Trung học cơ sở: Huy động và duy trì được 257 lớp với 8.153 học sinh, đạt97,18% so kế hoạch, tỷ lệ học sinh bỏ học 1,39% (116 học sinh)

+ Trung học phổ thông: Huy động và duy trì được 4.539 học sinh, đạt 93,68%

so kế hoạch, tỷ lệ học sinh bỏ học 2,66% (124 học sinh)

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên đã tổ chức được 2 lớp xoá mù chữ, 1 lớp

bổ túc tiểu học, 1 lớp bổ túc THCS và 5 lớp bổ túc THPT với 185 học viên, đạt102,2% kế hoạch

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tăng cường cả số lượng vàchất lượng, đến nay 100% giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 60,11%;100% giáo viên tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 88%; 99,39% giáo viên THCSđạt chuẩn trong đó có 74,3% trên chuẩn; 99,13% giáo viên THPT đạt chuẩn

Trong năm đã tuyển dụng 287 giáo viên, nhân viên ngành học mầm non theoNghị quyết số 12 của HĐND tỉnh

Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng lên, học sinh khá giỏi ở bậctiểu học tăng 0,15%, THCS tăng 1,2%, THPT tăng 2,11% so năm học trước, tỷ lệ họcsinh xếp loại hạnh kiểm yếu THCS chỉ còn 0,02%, THPT còn 0,15% Chất lượng đàotạo mũi nhọn đạt được kết quả khá, học sinh tiểu học và THCS tham gia dự thi cấptỉnh đạt 127 giải, tăng 22 giải so năm trước, trong đó có 12 giải nhất, 12 giải nhì, 41giải ba và 62 giải khuyến khích

Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển theo quy hoạch xã hội hóa giáo dụcđược quan tâm; đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chấttrường lớp, trang thiết bị và phát triển theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá

Ngày đăng: 19/04/2014, 12:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008 - CHUYÊN đề tốt NGHIỆP  HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008 (Trang 29)
Bảng 8. Diện tích trồng sắn ở các xã, phường thuộc thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012 - CHUYÊN đề tốt NGHIỆP  HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ
Bảng 8. Diện tích trồng sắn ở các xã, phường thuộc thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012 (Trang 45)
Bảng 9. Năng suất, sản lượng sắn của các xã, phường thuộc thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012 - CHUYÊN đề tốt NGHIỆP  HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ
Bảng 9. Năng suất, sản lượng sắn của các xã, phường thuộc thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012 (Trang 47)
Bảng 10. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2012 - CHUYÊN đề tốt NGHIỆP  HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ
Bảng 10. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2012 (Trang 49)
Bảng 11. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2012 - CHUYÊN đề tốt NGHIỆP  HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ
Bảng 11. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2012 (Trang 50)
Bảng 12. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của các hộ điều tra năm 2012 - CHUYÊN đề tốt NGHIỆP  HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ
Bảng 12. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của các hộ điều tra năm 2012 (Trang 52)
Bảng 13. Chi phí sản xuất sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2012 - CHUYÊN đề tốt NGHIỆP  HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ
Bảng 13. Chi phí sản xuất sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2012 (Trang 54)
Bảng 15. Ảnh hưởng của đất trồng sắn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ   điều tra năm 2012 - CHUYÊN đề tốt NGHIỆP  HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT sắn tại THỊ xã HƯƠNG TRÀ
Bảng 15. Ảnh hưởng của đất trồng sắn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra năm 2012 (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w