1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ngành viễn thông di động

27 895 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 627,04 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Viễn thông di động là một ngành mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 20 năm gần đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng là những con số đáng kinh ngạc và đáng mơ ước của nhiều ngành khác. Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 110,5 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp xỉ 84 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. Vậy, các doanh nghiệp mong muốn tham gia thị trường, cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên thị trường hiện nay sẽ phải đương đầu với những rào cản và khó khăn gì? Chìa khóa nào dẫn tới con đường thành công của các doanh nghiệp? Với những kiến thức đã được học trong môn quản trị chiến lược em xin được phân tích ngành viễn thông di động cho bài tập cá nhân 2. I. Định nghĩa ngành cung cấp mạng thông tin di động: 1. Định nghĩa GSM - GSM là viết tắt cảu từ “The Global System for Mobile Cpommunication” - Mang thông tin di động toàn cầu - GSM là tiêu chuẩn chung cho các thuê bao di động giữa các vị trí địa lý khác nhau mà vẫn giữ được liên lạc Các mạng điện thoại GSM ở Việt Nam diên thoai GSM đó là:

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Viễn thông di động là một ngành mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 20 năm gần đây Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng là những con số đáng kinh ngạc và đáng mơ ước của nhiều ngành khác Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc Hiện nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 110,5 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp

xỉ 84 triệu Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam Vậy, các doanh nghiệp mong muốn tham gia thị trường, cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch

vụ trên thị trường hiện nay sẽ phải đương đầu với những rào cản và khó khăn gì? Chìa khóa nào dẫn tới con đường thành công của các doanh nghiệp?

Với những kiến thức đã được học trong môn quản trị chiến lược em xin được phân tích ngành viễn thông di động cho bài tập cá nhân 2

I Định nghĩa ngành cung cấp mạng thông tin di động:

1 Định nghĩa GSM

- GSM là viết tắt cảu từ “The Global System for Mobile Cpommunication” - Mang thông tin di động toàn cầu

- GSM là tiêu chuẩn chung cho các thuê bao di động giữa các vị trí địa lý khác nhau

mà vẫn giữ được liên lạc

Các mạng điện thoại GSM ở Việt Nam

diên thoai GSM đó là:

Trang 2

- Mạng Vinaphone : 091 => 094

- Mạng MobiFone: 090 => 093

- Mạng Viettel 098, 096

Các mạng điện thoại GSM có công nghệ TDMA

- TDMA là từ viết tắt của “Time Division Muftiple Access “- Phân chia các truy cập theo thời gian

Khác vài công nghê TDMA của các mạng GSM là công nghệ CDMA có các nhà mạng như:

-Đến năm 2002 SFone của tập đoàn TELECOM của Hàn Quốc và tháng 6/2004 Viettel của công Ty Viễn Thông Quân Đội cùng bước vào cuộc Cuộc chạy đua của các nhà khai thác làm cho giá cước giảm xuống và các dịch vụ càng đa dạng Đến năm 2010, mạng điện thoại này làm ăn thua lỗ và sự sụt giảm thuê bao của CDMA, mạng điện thoại này hiện nay không còn hoạt động và đang trong quá trình thủ tục để tuyên bố phá sản -EVN Telecom là mạng di động thứ 6 tại Việt Nam, sở hữu đầu số 096 và băng tần 450 MHZ Đến năm 2011, do tình hình phát triển mạng thua lỗ, EVN telecom đã được xác nhập và bán lại thương hiệu cho Viettel

-Được thành lập ngày 8/7/2008 trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Viễn thông Di động Toàn cầu và Tập đoàn VimpelCom- Một trong những Tập đoàn Viễn thông hàng đầu ở Đông Âu và Trung Á, GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên cung

Trang 3

cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE GTEL Mobile sử dụng thương hiệu “Beeline VN” để ra mắt tại thị trường viễn thông Việt Nam Năm

2011, tập đoàn VimpelCom đã bán lại cổ phần mà tập đoàn này đang sở hữu ở mạng điện thoại Gmobile, sau khi đơn vị này thoái vốn, Beeline được đổi tên thành Gphone và hoạt động cho đến nay với các gói cước đa dạng, chủ yếu phục vụ cho đối tượng sinh viên và người có thu nhập thấp

-Vietnamobile là mạng di động GSM đang trong thời kỳ phát triển nhanh tại Việt Nam kể

từ khi chính thức giới thiệu dịch vụ tới người tiêu dùng vào tháng 4/2009

Hiện nay ở Việt Nam có các nhà mạng có 3 nhà mạng, dẫn đầu là Viettel, VinaPhone, MobiFone chiếm hơn 90% thị phần 4 mạng còn lại là VietnamMobile, Gtel (Gphone), đang phải lúng túng xoay xở trong phần thị trường nhỏ hẹp còn lại với vô số khó khăn

3 Giới thiệu các nhà mạng ở Việt Nam

Vietnamobile là mạng di động GSM từ khi chính thức giới thiệu dịch vụ tới người tiêu dùng vào tháng 4/2009 Vietnamobile chú trọng nâng cao chất lượng mạng, giới thiệu các gói cước cạnh tranh, dịch vụ chăm sóc khách hàng tiêu chuẩn quốc tế thông qua mạng lưới phân phối toàn quốc dưới thương hiệu “Vietnamobile” Vietnamobile đang có vị thế vững chắc để gia tăng thị phần và xây dựng xu hướng phát triển mới tại thị trường viễn thông Việt Nam, tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ, có những gói cước gọi điện thoại với giá cước cực rẻ để thu hút nhiều đối tượng khách hàng

Trang 4

hơn như các gói cước Maxi Talk chỉ với 1000đ/phút với tất cả các mạng điện thoại trên toàn quốc

VinaPhone là một trong 03 mạng điện thoại di động lớn tại Việt Nam, cùng với MobiFone, đây cũng là một công ty trực thuộc quyền quản lý của tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), ra đời ngày 26/06/2006, với hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, VinaPhone ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ điện thoại di động chất lượng tốt và ổn định, được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao Trong 03 mạng điện thoại di động hiện nay, xét về khách hàng thuê bao trả sau, VinaPhone hiện nay đang dẫn đầu với số lượng chiếm hơn 40% số thuê bao trả sau trên toàn quốc

Từ năm 2008, VinaPhone phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết với việc lắp mới hơn 4000 trạm BTS trên toàn quốc để củng cố chất lượng mạng lưới và bên cạnh đó cũng phát triển chất lượng của đội ngũ chăm sóc khách hàng, sản phẩm, dịch vụ đa dạng để mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của VinaPhone

Liên tục trong nhiều năm, VinaPhone đã đạt được giải thưởng “ mạng có dịch vụ phi thoại tốt nhất năm 2010”, mạng có dịch vụ trên nền 3G tốt nhất năm 2011 của giải thưởng Mobile Award, điều đó đã khẳng định được sự phát triển không ngừng của VinaPhone, đúng theo sologan: “Luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu”

Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động

Trang 5

Trong nhiều năm liền, MobiFone được khách hàng đánh giá là mạng điện thoại có chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất Bên cạnh sự phát triển về dịch vụ và các hình thức chăm sóc khách hàng MobiFone luôn củng cố mạng lưới và hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng

Được thành lập ngày 8/7/2008 trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Viễn thông Di động Toàn cầu và Tập đoàn VimpelCom- Một trong những Tập đoàn Viễn thông hàng đầu ở Đông Âu và Trung Á, GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE Sự ra đời của GTEL Mobile xuất phát từ thỏa thuận thành lập một liên doanh viễn thông tại Việt Nam được ký kết với tập đoàn VimpelCom vào cuối năm 2007 GTEL Mobile không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động vì mục đích kinh tế đơn thuần mà đây còn là sự kết hợp các nhân tố quốc tế nhằm mang lại trào lưu và phong cách truyền thông mới cho người dân Việt

II Phân tích vĩ mô

1 Tình hình kinh tế thế giới

Năm 2011, vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách Chính phủ là chủ đề nóng trong suốt năm vừa qua, đặc biệt ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) Năm 2011 đã khởi đầu với một loạt các diễn biến tiêu cực xung quanh vấn đề giải cứu đồng Euro Hành động của Moody‟s trong việc hạ mức tín nhiệm của Hi Lạp và Tây Ban Nha đã làm dấy lên những lo ngại trong giới đầu tư, khiến chi phí vay nợ của những thành viên yếu nhất

Trang 6

trong khu vực Eurozone này liên tục tăng cao Bạo loạn xảy ra tại Hi Lạp càng tạo thêm

áp lực lên Chính phủ nước này, khiến lãi suất trái phiếu tăng cao kỉ lục Bên kia bờ Đại Tây Dương, Standard & Poor‟s đã chuyển đánh giá về vấn đề nợ của Mỹ từ ổn định sang tiêu cực, khi quá trình thỏa hiệp chính trị giữa các Đảng phái trong Chính phủ liên bang

Mỹ về cắt giảm chi tiêu diễn ra rất chậm chạp Cùng với đó, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản xảy ra vào tháng 3 đã kéo lùi các thị trường tài chính trên thế giới Giá dầu bất ngờ tăng cao trong tháng 4 do lo ngại về sự giảm sút nguồn cung bởi bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi Những diễn biến phức tạp này đã khiến giá vàng liên tục thiết lập những mức kỉ lục mới trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, khi giới đầu tư quốc tế vội vã tìm kiểm một nơi trú ẩn tài chính an toàn, đặc biệt khi Standard & Poor‟s

hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào tháng 8

Đáng chú ý, trong năm 2011 này, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh

tế lớn thứ 2 thế giới Trong bối cảnh hậu kích cầu, Chính phủ nước này đã phải liên tiếp tiến hành nâng các mức lãi suất điều hành để ngăn ngừa lạm phát do lo ngại tăng trưởng

đã trở nên quá nóng Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu tái cân bằng nền kinh tế bằng việc khuyến khích tiêu dùng của dân cư và giảm tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 được công bố vào tháng 3

Sang năm 2012, tình hình kinh tế thế giới cũng không mấy sáng sủa hơn khi hàng loạt các vấn đề về kinh tế thế giới liên tục xảy ra Sự khó khăn và đi xuống của các nền kinh tế đầu tàu (Mỹ: kéo/ Trung Quốc: đẩy ); Khủng hoảng và tái cơ cấu nợ công của EU / Nền kinh tế Nhật Bản „co dần‟; Nền kinh tế của ASEAN dù năng động nhưng „lỏng lẻo‟

và không chắc chắn; Khuynh hướng tăng lên không thể đảo ngược của các yếu tố đầu vào

=> Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đến nay cũng đã đạt đáy đã ảnh hưởng rất nhỉều đến hoạt động kinh doanh của các nhà mạng

2 Kinh tế Việt Nam

 Chỉ số GDP

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm

2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất

ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ và tài

Trang 7

khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP Tốc độ tăng trửởng GDP cả năm đạt 5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt 5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và quý IV là 6,2% Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng trửởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia

Năm 2012, Những vấn đề điển hình của kinh tế Việt Nam đang gặp phải đó là: Sự kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống các DNNN, các chính sách bất cập và làm DN khó dự đoán

Lĩnh vực kinh doanh & các vấn đề giống nhau: Tồn kho cao & tính thanh khoản thấp

do các đặc tính KD của chính mình; Huy động vốn tăng trưởng lớn hơn nhiều mức tăng

dư nợ; Mức chi phí nghiệp vụ tăng nhiều hơn so với mức tăng tín dụng Trước bối cảnh kinh tế tiếp tục còn nhiều khó khăn, Ông đưa ra các giải pháp lớn và tổng thể các doanh nghiệp phải thay đổi triệt để tập quán KD và cải cách sâu vào trong hệ thống của mình; Minh bạch & xóa SH chéo giữa các NH TM, bỏ trần LS, tăng hình thức cho vay thế chấp; Chính phủ : kích cầu XH, VAT, cải cách triệt để các DNNN

Nhiều ý kiến cho rằng, quý cuối cùng của năm 2012 đóng vai trò quan trọng và là tiền đề cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN cũng như ngân hàng trong năm

2013 Nhưng đến nay, DN vẫn trong tình trạng khó khăn ở nhiều mặt: cầu yếu dẫn đến hàng tồn kho cao (khoảng 30%), thiếu vốn kinh doanh, khó khăn tiếp cận vốn bởi các quy định về tài sản đảm bảo…; sản xuất đình trệ

Diễn biến kinh tế đất nước kể từ cuộc tranh luận đó đến nay, với ¾ chặng đường của năm

2012 đã đi qua, xác nhận rằng tình hình quả thật là khó khăn và phức tạp, lại theo xu hướng tăng lên, thậm chí đến mức đáng quan ngại, hơn là theo hướng được giải tỏa bớt Cho dù tại thời điểm hiện nay, nếu đánh giá tình hình theo cách tiếp cận ngắn hạn (tính theo quý hay ngắn hơn – theo tháng), có thể nhận thấy sự cải thiện tích cực (theo hướng

“quý sau tốt hơn quý trước”) ở một số khía cạnh quan trọng thì nhìn tổng thể cả năm, không thể phủ nhận rằng kết quả kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012 kém sút rõ rệt so với năm 2011 (và so với cả những năm trước đó) Sự kém sút thành tích không chỉ biểu hiện ở các con số định lượng – như tốc độ tăng trưởng GDP giảm, số lượng doanh nghiệp đóng cửa và tỷ lệ hàng tồn kho cao Quan trọng hơn, sự yếu kém còn thể hiện đặc biệt rõ

Trang 8

nét ở xu hướng gia tăng số lượng các biến cố - sự cố bất thường, là những tín hiệu chỉ báo mức độ rủi ro hệ thống tăng lên, các loại tin đồn có tác động gây rối dư luận, làm suy giảm mạnh lòng tin thị trường vốn đã bị suy yếu đáng kể sau mấy năm nền kinh tế gặp khó khăn

Nhìn chung:

Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Nhà nước đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:

- GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi

- Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP

- Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 38 - 39% vào năm 2005 và 40 - 41% vào năm 2010

=>Trong giai đoạn 1986 – 2009 kinh tế vĩ mô phát triển tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty và nhiều thuận lợi cho các nhà mạng phát triển và mở rộng hoạt động của mình

=>Theo đó, nhu cầu về dich vụ tăng các dịch vụ về điện thoại, intenet ngày càng tăng giúp cho các nhà mạng có thể mở rộng quy mô và hoạt động của mình trọng lĩnh vực dịch vụ

=> Việc Việt Nam kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tham gia vào các thoả thuận khu vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA đã mở ra thị trường rộng lớn

Thứ nhất, cho dù được cải thiện theo từng quý thì đà tụt giảm tốc độ tăng trưởng GDP so với năm trước là rõ rệt Với mức tăng trưởng GDP quý 3 là 5,35%, diễn biến kinh tế vẫn cho phép dự báo kế hoạch tăng trưởng 6,0-6,5% của năm nay sẽ không thể đạt được Mức tăng trưởng GDP năm 2012 mà Chính phủ dự kiến đạt chỉ khoảng 5,2%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch (nhưng có tính khả thi cao)

Thứ hai, lạm phát hạ nhanh, thậm chí nhanh hơn mức dự kiến, làm cho nền kinh

tế liên tục mấy tháng bị “âm” Xu hướng giảm nhanh như vậy gây lo ngại sự “lạnh đi” đột ngột của cơ thể kinh tế vốn đang bi suy yếu kéo dài Đã có những ý kiến đề cập đến tình trạng thiểu phát, kéo theo đó là xu hướng trì trệ trong tăng trưởng GDP

Cũng cần lưu ý đúng mức đến xu hướng CPI chuyển hướng nhanh từ “âm” sang “dương” trong tháng 8 và 9 trong khi các thao tác nới lỏng tiền tệ chỉ mới bắt đầu

Đồ thị 1: CPI theo tháng năm 2011 và 9 tháng năm 2012

Trang 9

Đồ thị 1 cho thấy qua các tháng, CPI có biên độ dao động khá lớn và mức độ đảo chiều cao Biên độ dao động CPI lớn chứng tỏ nền kinh tế nước ta trong 9 tháng qua vẫn trong trạng thái bất ổn cao Đồng thời, hiệu ứng tâm lý và cách thức phản ứng chính sách trước động thái CPI (sử dụng hàng loạt các biện pháp hành chính với mong muốn đối phó nhanh với lạm phát, để dễ dàng và thuận tiện hơn cho bộ máy điều hành) cho thấy mức

độ nhạy cảm rất cao của cơ thể kinh tế đối với các tác động đảo chiều, ngay cả khi tác động đó chưa mạnh

Thứ ba, thành tích “đột ngột” chuyển nhập siêu thành xuất siêu phản ánh một thực trạng đáng lo ngại: năng lực hấp thụ đầu vào của nền kinh tế bị suy yếu nghiêm trọng Nền kinh tế nước ta có một đặc điểm nổi bật là phụ thuộc nặng vào đầu vào nhập khẩu4

Vì vậy, thành tích giảm nhập siêu trong 9 tháng đầu năm so với các năm trước đồng nghĩa với một mặt, sản xuất trong nước gặp khó khăn nghiêm trọng, năng lực hấp thụ đầu vào yếu đi rõ rệt; hai là triển vọng tăng trưởng không mấy lạc quan trong những tháng còn lại của năm 2012 và cho cả năm 2013

Gắn với “thành tích” giảm nhập siêu, còn một chỉ số khác cũng rất đáng quan tâm

Đó là số lượng đơn đặt hàng của nền kinh tế được ký kết qua các tháng Đây là chỉ số phản ánh đầu ra của nền kinh tế, mang tính dự báo cao Xu hướng đơn đặt hàng của nền kinh tế qua các tháng (đồ thị 2) cho thấy động thái đầu ra vẫn còn kém sáng sủa (chưa khôi phục mức trung bình 50 điểm), tương tự động thái đầu vào Với xu hướng này, khó

Trang 10

có thể trông đợi triển vọng cải thiện mạnh mẽ tốc độ tăng trưởng GDP trong các tháng cuối năm và cả trong năm 2012

Đồ thị 2: Xu hướng đơn đặt hàng và đơn đặt hàng xuất khẩu mới

Thứ tư, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm rõ rệt trong khi đây là lĩnh vực đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung, là động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm tăng khoảng 4,8% so với cùng

kỳ năm 2011, chỉ bằng 61,5% mức tăng cùng kỳ năm trước (7,8%) Cần lưu ý rằng tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp thấp, trong khi tốc độ tăng chi phí trung gian cao lên, làm tốc độ tăng giá trị tăng thêm của công nghiệp thấp xuống, kéo theo sự sụt giảm của tốc độ tăng GDP

Tổng hợp lại, cho đến hết quý III, tăng trưởng công nghiệp vẫn có xu hướng chậm lại, chưa “thoát đáy”; cũng chưa lộ ra những yếu tố mới cho phép dự báo một sự thay đổi mang tính đột biến trong công nghiệp để xoay chuyển xu thế tăng trưởng GDP Đây thực

sự là một tin “xấu” cho việc dự báo triển vọng kinh tế cuối năm 2012, năm 2013

Thứ năm, tốc độ tăng tồn kho giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao

Đồ thị 3: Hàng tồn kho giảm chậm và vẫn ở mức cao

Nguồn: MPI

Trang 11

Hàng tồn kho, giống như nợ xấu, được coi là một “cục máu đông”, rất nguy hại cho lưu thông kinh tế Ôm một khối lượng lớn hàng tồn kho, doanh nghiệp không thu hồi được vốn, không thể trả nợ ngân hàng, từ đó, nợ xấu gia tăng Mặt khác, hàng tồn kho luôn là yếu tố triệt tiêu động lực sản xuất của doanh nghiệp Năm 2012, tồn kho lớn kéo dài đang là yếu tố chính làm suy yếu hệ thống doanh nghiệp, đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng phá sản hoặc đóng cửa Trên bình diện vĩ mô, hàng tồn kho cản trở mạnh mẽ

sự lưu thông trong nền kinh tế, đúng với tên gọi “cục máu đông”

 Lạm phát

Đồ thị 4: Biến động chỉ số giá tiêu dùng

Trang 12

Trong năm 2011, lạm phát trung bình 12 tháng tăng 18,58% so với giai đoạn tương ứng của năm 2010 và 18,13% so với tháng 12/2010 Mức lạm phát tăng cao trong

4 tháng đầu năm lên tới mức 3,32% trong tháng 4 do sức ép từ tỷ giá, giá cả hàng hóa năng lượng và cung tiền.Từ tháng 5 trở đi, nhờ những nỗ lực ổn định hóa quyết liệt của Chính phủ, CPI đã liên tục giảm tốc và xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011 Trong số 11 nhóm hàng hóa, chỉ có duy nhất nhóm bưu chính viễn thông có tốc độ tăng giá âm

=>Chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm chặn đứng lạm phát đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, phải tính tới phương án mua bán trong đó các nhà mạng cũng gặp không ít khó khăn

Lãi suất

Biểu đồ 5: diễn viến lãi suất cho vay VND trên Interbank

Trang 13

Về lãi suất điều hành, lãi suất cơ bản tuy vẫn được giữ nguyên ở mức 9% trong cả năm nhưng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đều đã được điều chỉnh tăng nhằm làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn chế việc các ngân hàng thương mại ỷ lại vào NHNN và khiến các ngân hàng này cẩn trọng hơn trong việc cho vay tín dụng Cụ thể, lãi suất tái chiết khấu đã được điều chỉnh tăng từ 7% lên mức 12% trong quý I và lên mức 13% cho quý III và IV còn lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng từ mức 9% trong tháng 1 lên tới 15% từ quý IV

=>Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các nhà mạng Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hang,

sự canh tranh gay gắt

Ngày đăng: 19/04/2014, 10:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 1 cho thấy qua các tháng, CPI có biên độ dao động khá lớn và mức độ đảo  chiều cao - phân tích ngành viễn thông di động
th ị 1 cho thấy qua các tháng, CPI có biên độ dao động khá lớn và mức độ đảo chiều cao (Trang 9)
Đồ thị 2: Xu hướng đơn đặt hàng và đơn đặt hàng xuất khẩu mới - phân tích ngành viễn thông di động
th ị 2: Xu hướng đơn đặt hàng và đơn đặt hàng xuất khẩu mới (Trang 10)
Đồ thị 4: Biến động chỉ số giá tiêu dùng - phân tích ngành viễn thông di động
th ị 4: Biến động chỉ số giá tiêu dùng (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w