- Giai đoạn 1945 – 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành các nhiệm vụquan trọng như xây dựng bộ mày nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tàisản củ
Trang 1PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
Câu 1 Trình bày hoàn cảnh và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta ( 2 – 1945).
Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á
- Thiết lập khuôn khổ trật tự thế giới mới, trật tự hai cực Ianta
Câu 2 Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc.
Duy trì hòa bình, an ninh thế giới
Phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới
Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
Chung sống hòa bình và nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
- Bộ máy tổ chức : gồm sáu cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và
xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư ký
- Vai trò :
Trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thếgiới
Có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực
Thúc đẩy các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế
Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo…
Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc (1977) và là Ủy viên không thường trựccủa Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008- 2009
Câu 3 Trình bày sự hình thành hai hệ thống đối lập : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
- Nước Đức bị chia thành hai nước : Cộng hòa Liên bang Đức (9 – 1949) và Cộng hòa Dân
chủ Đức ( 10 – 1949) theo hai chế độ chính trị khác nhau
- Các nước Dân chủ Nhân dân Đông Âu ra đời : Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập (1 –
1949) và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời đã dẫn tới hình thành hệ thống XHCN
- Mỹ thực hiện Kế hoạch Mácsan phục hưng châu Âu : viện trợ cho các nước Tâu Âu phục
hồi kinh tế và tăng cường ảnh hưởng và khống chế các nước này Hệ thống TBCN hình thành
- Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện hai khối đối lập : TBCN và XHCN.
Chủ đề 1
Trang 2LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)
LIÊN BANG NGA (1991-2000)
Câu 1 Trình bày những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70.
Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh (27 triệu người chết, gần 2000 thành phố bị phá hủy)
Với tinh thần tự lực, tự cường, nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm(1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng
Năm1950, sản lượng công nghiệp tăng 73% và sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiếntranh
Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân củaMỹ
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ; đi đầu trongnhiều ngành công nghiệp quan trọng: dầu mỏ, than, thép, vũ trụ và điện hạt nhân, chiếmlĩnh đỉnh cao khoa học – kĩ thuật
Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ đưanhà du hành I.Gagarin bay vòng quanh trái đất (1961) , mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũtrụ của loài người
Về đối ngoại, thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 2 Trình bày sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và những thành tựu
đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu.
- Trong những năm 1944 – 1945, dưới sự giúp đỡ của Hồng quân Liên xô, nhân dân các nướcĐông Âu giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân
- Giai đoạn 1945 – 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành các nhiệm vụquan trọng như xây dựng bộ mày nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tàisản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ dân chủ…
- Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò của Đảng Cộng sản được khẳng định
- Trong giai đoạn 1950 – 1975, các nước Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xâydựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn Từ nhữngnước nghèo nàn, các nước Đông Âu trở thành các quốc gia công – nông nghiệp
Câu 3 Trình bày sự khủng hoảng của Liên Xô và sự tan rã của CNXH ở các nước Đông Âu.
- Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, nền kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tìnhtrạng trì trệ và suy thoái
- Tháng 3 – 1985, M.Goócbachốp lên nắm quyền và tiến hành công cuộc cải tổ, nhưng tình hìnhđất nước không được cải thiện và ngày càng không ổn định, kinh tế giảm sút, chính trị - xã hộirối ren
- Ban lãnh đạo Liên Xô phạm nhiều sai lầm, thiếu sót Cuối cùng, ngày 25 – 12 – 1991, Liênbang Xô viết tan rã
- Cũng từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng1973, kinh tế các nước Đông Âu rơi vào tình trạngtrì trệ, suy thoái
- Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các nước Đông Âu cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh
tế nhưng không kết quả, khủng hoảng toàn diện ở các nước Đông Âu thêm trầm trọng
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chấp nhậnchế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ XHCN
- Tại Đức, ngày 3 – 10 - 1990, nước Đức thống nhất trên cơ sở sáp nhập Cộng hòa Dân chủ Đứcvào Công hòa Liên bang Đức
Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí với cơ chế quan liêu bao cấp làm chosản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện, thiếu dân chủ và công bằng xã hội
Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng về kinh tế và xã hội
Chủ đề 2
2
Trang 3 Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầmtrọng.
Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
Câu 4 Hãy cho biết tình hình Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.
- Từ sau 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”
- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắmtrong khó khăn và khủng hoảng: kinh tế tăng trưởng âm, tranh chấp đảng phái và xung đột sắctộc …Về đối ngoại, chính sách ngả về phương Tây đã không đạt kết quả mong muốn, nướcNga còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á
- Từ năm 2000, chính quyền của Tổng thống V.Putin đưa Liên bang Nga thoát dần khó khăn
khủng hoảng, kinh tế dần hồi phục phát triển, chính trị, xã hội ổn định, vị thế quốc tế đượcnâng cao
Nội dung 1 CÁC NƯỚC CHÂU Á (1945 – 2000)
Câu 1 Nêu những nét chung về khu vực Đông Bắc Á
- Khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới, trước 1945 bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ NhậtBản)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Bắc Á có nhiều biến chuyển quan trọng:
Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1 – 10 –1949)
Cuối thập niên 90, Hồng Công và Ma Cao trở về thuộc chủ quyền của Trung Quốc
Sau 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38 với sự thành lậpNhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc, 8 – 1948) và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhândân Triều Tiên (9 – 1948) Quan hệ giữa hai nhà nước đối đầu căng thẳng, từ năm 2000, đã
có những cải thiện bước đầu theo chiều hướng tiếp xúc, hòa hợp dân tộc
Trong nửa sau thế kỉ XX, Đông Bắc Á đạt tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và nâng caođời sống nhân dân Hàn Quốc, Hông Kông và Đài Loan trở thành 3 “con rồng” kinh tếchâu Á, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, kinh tế Trung Quốc tăngtrưởng nhanh
Câu 2 Trình bày sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công cuộc xây dựng chế
độ mới từ năm 1949 đến 1959.
- Ngày 1 – 10 – 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đánh dấu cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc hoàn thành, chấm dứt ách thống trị của Đế quốc, xóa bỏtàn dư phong kiến đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH, ảnhhưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
- Để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu từ lâu đời và xây dựng đất nước, Trung quốc thựchiện thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế (1950 – 1952) và kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 –1957) Bộ mặt đất nước có những thay đổi rõ rệt: kinh tế phát triển, giáo dục có bước tiến lớn,đời sống nhân dân được cải thiện
- Về đối ngoại, thi hành chính sách củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới
Câu 3 Trình bày tình hình Trung Quốc trong những năm không ổn định (1959 – 1978)
- Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (“”Đường lối chung”, “Đại nhảy vọt” và
“Công xã nhân dân”) dẫn đến hậu quả là nạn đói diễn ra trầm trọng, sản xuất đình trệ, đời sốngnhân dân khó khăn, đất nước rối loạn, không ổn định
- Cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976), thực chất là cuộc đấu tranh giành quyềnlực trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc làm cho đất nước càng rối loạn vớinhững hậu quả hết sức nghiêm trọng về mọi mặt
Câu 4 Trình bày đường lối cải cách mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những thành
tựu.
- Tháng 12 – 1978 , Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách kinh tế
-xã hội, do Đăng Tiểu Bình khởi xướng
Chủ đề 3
Trang 4- Nội dung đường lối đổi mới là :
Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
Tiến hành cải cách mở cửa
Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
Tiến hành bốn hiện đại hóa nhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành một quốc gia giàumạnh, dân chủ và văn minh
- Sau 20 năm tiến hành cải cách và mở cửa (1979 – 1998), đất nước Trung Quốc diễn ra những biến đổi căn bản và đạt thành tựu to lớn :
GDP tăng trung bình hàng năm là 8% Năm 2000, GDP là 1080 tỉ USD, đời sống nhân dânđược cải thiện
Đạt nhiều thành tựu về khoa học – kỹ thuật Tháng 10 – 2003, phóng thành công tàu“ ThầnChâu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ
- Về đối ngoại, Trung Quốc quan hệ với nhiều nước, vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao Câu 5 Hãy trình bày những nét chung về quá trình đấu tranh giành đôc lập của các nước Đông Nam Á.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa (trừ Thái Lan).Ngay khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vào tháng 8-1945, nhiều nước đã giành được chínhquyền, tiêu biểu là Indônêxia, Việt Nam, Lào …
- Các nước thực dân Âu - Mỹ trở lại tái chiếm Đông Nam Á nhưng thất bại và buộc phải trao trảđộc lập cho nhiều nước Đông Nam Á:
Câu 6 Nêu những mốc chính trong cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ 1945 đến 1975.
- Ngày 12 – 10 – 1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi, Lào tuyên bố độc lập
- Tháng 3 – 1946, thực dân Pháp xâm lược quay lại xâm lược Lào, nhân dân Lào đứng lên khángchiến chống Pháp Tháng 7 -1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Pháp phải công nhận độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào
- Từ 1954 đến 1975, Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lầnlượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ Tháng 2 – 1973, Hiệp định Viêng Chăn về lậplại hòa bình, ực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết
- Ngày 2 – 12 – 1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập mở ra kỉ nguyên xâydựng và phát triển đất nước
Câu 7 Nêu những nội dung chính các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993
- Tháng 10 – 1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia, nhân dân Campuchia đứng lên khángchiến chống Pháp Ngày 9 – 11 – 1953, Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia
- Từ năm 1954 đến 1970, Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập
- Tháng 3 – 1970, các thế lực tay sai Mĩ lật đổ Chính phủ Xihanúc, nhân dân Campuchia đứnglên chống Mĩ và tay sai
- Ngày 17 – 4 – 1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiếnchống Mỹ
- Ngay sau đó, tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chínhsách diệt chủng
- Ngày 7 – 1 – 1979, nhân dân Campuchia được sự giúp đở của quân tình nguyện Việt Nam giảiphóng Thủ đô Phnôm Pênh, nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời
- Từ năm 1979 đến 1991, diễn ra nội chiến kéo dài 10 năm và kết thúc với sự thất bại củaKhơme đỏ
- Tháng 10 -991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết tại Pari
- Sau cuộc tuyển cử năm 1993, Campuchia trở thành Vương quốc độc lập và bước vào thời kỳxây dựng và phát triển đất nước
Câu 8 Nêu những nội dung chính các giai đoạn phát triển của 5 nước sáng lập ASEAN
- Sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan đều
tiến hành chiến lược “công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu” với mục tiêu là nhanh chóng xóa
Trang 5bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ Tuy đạt thành tựu là đáp ứng nhu cầutrong nước, giải quyết được nạn thất nghiệp, nhưng chiến lược này cũng bộc lộ hạn chế là thiếuvốn, nguyên liệu và công nghệ.
- Từ những năm 60 - 70 trở đi, chuyển sang chiến lược “công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu”
– mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, đầy mạnh xuất khẩu hàng hóa,phát triển ngoại thương Nhờ đó, đất nước có những biến đổi to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa 5 nước khá cao, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, kinh
tế đối ngoại tăng trưởng nhanh, vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội đã được chú trọng giảiquyết
Câu 9 Trình bày những nét chính trong quá trình phát triển 3 nước Đông Dương.
- Những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Dương chuyển từ nền kinh tế tập trung sangnền kinh tế thị trường
- Cuối 1986, Lào thực hiện đổi mới, kinh tế bằt đầu khởi sắc, GDP năm 2000 tăng 5,7%
- Campuchia bước vào khôi phục kinh tế, sản xuất công nghiệp tăng 7% năm 1995
Câu 10 Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, quá trình phát triển và thành tựu chính của ASEAN.
Từ 1967-1975, ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốctế
Tháng 2 – 1976, kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) nhằmxác định nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước
Giải quyết vấn đề Campuchia bằng giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ các nước ĐôngDương với ASEAN được cải thiện
Nhiều nước gia nhập ASEAN như Brunây (1984) Việt Nam (1995); Lào và Mianma(1997); Campuchia (1999)
Đến nay, ASEAN gồm 10 nước đang đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa nhằmxây dựng một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định cùng phát triển
Câu 11.Trình bày những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
- Ấn Độ là nước rộng lớn, đông dân thứ hai ở châu Á với 1 tỉ 20 triệu người
- Sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn
Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ
- Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao trả quyền tự trị theo phương án Maobớttơn.Ngày 15 – 8 – 1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan thành lập
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh chốngthực dân Anh
- Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa.
Câu 12 Trình bày những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng kinh tế.
- Ấn Độ đạt nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp :
Nhờ tiến hành cuộc“cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn độ đã tự túc được lương thực
và xuất khẩu gạo (từ 1995)
Nền công nghiệp đã sản xuất nhiều máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu mày xelửa… và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện
Trang 6- Về khoa học – kĩ thuật, Ấn Độ là cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân,
công nghệ vũ trụ ( năm 1974 thử thành công bom nguyên tử, năm 1975 phóng thành công vệtinh nhân tạo)
- Về đối ngoại, Ấn Độ thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực, là một trong những
nước đề xướng phong trào không liên kết, ủng hộ các cuộc đấu tranh giành độc lập của các dântộc
Nội dung 2 CHÂU PHI (1945 – 2000)
Câu 1 Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân
châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ những năm 50, phong trào giải phóng dân tộc ởchâu Phi bùng lên mạnh mẽ, mở đầu là Ai Cập và Libi thuộc Bắc Phi, sau đó là Tuynidi,Marốc và Xuđăng (1956), Gana (1957), Ghinê (1958) …
- Năm 1960 là Năm châu Phi có 17 nước giành độc lập
- Năm 1975, Mô dăm bích và Ăng gô la giành thắng lợi, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơbản bị tan rã
- Từ năm 1980, Cộng hòa Dim ba bu ê và Cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập
- Đặc biệt là năm 1993, Nam Phi chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai Tháng
4 – 1994, cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đã đưa Nen Xơn Man đê la trở thành tổng thốngngười da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sựsụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân
Câu 2 Trình bày những khó khăn của châu Phi trong quá trình xây dựng đất nước sau độc lập.
- Nhiều nước châu Phi bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội đã đạtđược thành tựu bước đầu, nhưng châu Phi vẫn là châu lục nghèo nhất thế giới
- Nhiều nước vẫn còn lạc hậu, không ổn định và nhiều khó khăn như: xung đột về sắc tộc và tôngiáo, đảo chính, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, đói nghèo, nợ nần và phụ thuộcmước ngoài
- Năm 2002, Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) đổi thành Liên minh châu Phi (AU) triển khainhiều chương trình phát triển châu lục, nhưng con đường đi lên còn nhiều khó khăn, trở ngại
Nội dung 3 MĨ LATINH (1945 – 2000) Câu 1 Trình bày những nét chính về quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ Latinh
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Từ đầu thế kỷ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây BanNha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc vào Mĩ
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và pháttriển, tiêu biểu là thắng lơi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phi đen Cátxtơrô tháng1- 1959
- Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cu Ba, Mĩ La Tinh trở thành “lục địa bùng cháy” với phongtrào chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi ở nhiều nước như Vênêxuêla,Goatêmala, Pêru, Nicaragoa, Chi lê …”, kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ,các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập
Câu 2 Trình bày tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước Mĩ Latinh sau khi giành độc lập.
- Nhiều nước Mĩ Latinh đạt thành tựu quan trọng như Braxin, Achentina, Mehicô trở thành nướccông nghiệp mới (NIC)
- Sau khi cách mạng thành công, chính phủ Cu Ba tiến hành các cải cách dân chủ như cải cáchruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài Cu Ba đã xây dựng nền công nghiệpdân tộc, nền nông nghiệp đa dạng và đạt nhiều thành tựu cao trong văn hóa, giáo dục và y tế
- Nền kinh tế các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn (nợ nước ngoài gia tăng, lạm phát …) domâu thuẫn xã hội, nạn tham nhũng cùng những biến động của kinh tế thế giới và khu vực…
Trang 7
MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000) Nội dung 1 NƯỚC MĨ (1945 – 2000)
Câu 1 Trình bày sự phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.
o Sản lượng công nghiệp chiếm hơn ½ sản lượng công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%)
o Năm 1949, sản lượng nông nghiệp bằng hai lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Cộnghòa Liên bang Đức, Nhật Bản và Italia cộng lại
o Nắm hơn 50% tàu biển của thế giới
o Chiếm ¾ dự trữ lượng vàng của thế giới
o Chiếm tới 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới
o Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
- Về khoa học – kĩ thuật : Mỹ là nước khởi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện
đại, đi đầu và đạt nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất, nănglượng mới,vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
o Lãnh thổ rộng, giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao
o Buôn bán vũ khí trong chiến tranh, giàu lên nhanh chóng
o Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất
o Các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quảtrong và ngoài nước
o Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tếphát triển
Câu 2 Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của giới cầm quyền Mĩ.
Tuy nhiên, do những mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi diễn ra nhưphong trào của người da đen, người da đỏ, nhất là phong trào phản chiến của các tầng lớpnhân dân chống cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vào cuối những năm 60 của thế kỉtrước
o Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
Để thực hiện các mục tiêu trên Mĩ đã :
o Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh
o Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và các cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu
là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài hơn 20 năm
Sau chiến tranh lạnh, chính quyền Tổng thống Clintơn đề ra chiến lược “cam kết và
mở rộng” với ba mục tiêu :
o Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu
o Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ
Chủ đề 4
Trang 8o Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc mội bộ các nướckhác
Nội dung 2 TÂY ÂU (1945 – 2000)
Câu 1 Trình bày sự phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Tây Âu từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.
- Tây Âu bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề và tới khoảng năm 1950, nền kinh tế
các nước này được khôi phục
- Từ những năm 50 đến đầu những năm 70, nền kinh tế các nước Tâu Âu phát triển nhanhchóng Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới và có trình
độ khoa học - kỹ thuật phát triển cao và hiện đại
- N guyên nhân :
Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động và hạ giá thànhsản phẩm
Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế
Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài cho sự phát triển của đất nước như viện trợ của Mĩ, hợptác trong cộng đồng châu Âu EC…
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng, từ 1973 đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âulâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài
- Từ 1994, kinh tế có sự phục hồi và phát triển.
Câu 2 Trình bày những nét chính về tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của các
nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của Tây âu là cũng cốchính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, phục hồi kinh tế vàliên minh chặt chẽ với Mĩ
Giai đoạn 1950 – 1973, tiếp tục phát triển nền dân chủ tư sản
Trong các giai đoạn sau, tình hình chính trị nhìn chung ổn định.Tuy nhiên có lúc, có nơikhông ổn định, tình trạng phân hóa giàu nghèo trầm trọng hơn
Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tái chiếm lại các thuộc địa, nhưng thấtbại
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai phe,Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ
Các nước Tâu Âu tham gia “Kế hoạch Mácsan”, gia nhập NATO nhằm chống lại Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa, đứng về phía mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng
hộ Ixraen trong cuộc chiến Trung Đông Tuy nhiên, quan hệ Mĩ - Tây Âu cũng diễn ranhững “trục trặc”, nhất là quan hệ Pháp – Mĩ
Tháng 7 – 1975, Tây Âu cùng Liên Xô, các nước XHCN châu Âu, Mĩ và Canađa kí Địnhước Henxinki làm tình hình châu Âu dịu đi rõ rệt
Cuối 1989, bức tường Béclin bị phá bỏ, chiến tranh lạnh chấm dứt, nước Đức thống nhất(10 – 1990)
Câu 3 Trình bày các sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
Sáu nước Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúc-xăm-bua thành lập “Cộng đồng thép châu Âu”(1951),“ Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “ Cộng đồng kinh tếchâu Âu” ( 1957)
than- Năm 1967, ba tổ chức này hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)
Tháng 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu – EU Năm 2007, EU có 27 thành viên
Trang 9 Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước
Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt, nên có tiềm lực và sức cạnh tranhcao
Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạgiá thành sản phẩm
Chi phí cho quốc phòng thấp, có điều kiện tập trung cho kinh tế
Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ Mĩ, chiến tranh Triều Tiên,chiến tranh Việt Nam…
Câu 2 Trình bày những nét chính về tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của
Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các “Daibátxư”
Cải cách ruộng đất không sở hữu quá 3ha
Thực hiện các quyền tự do dân chủ
Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh Nhật Bản
Ban hành Hiến pháp mới với những quy định quan trọng như Nhật bản là nước quân chủlập hiến, nhưng thực chất là chế độ đại nghị tư sản, Vua chỉ mang tính tượng trưng, quyềnlực tập trung vào Nghị viện, Thủ tướng đứng đầu, Nhật cam kết từ bỏ tiến hành chiếntranh, không duy trì quân đội thường trực
Từ 1955 – 1993, Đảng dân chủ tự do (LDP) liên tục cầm quyền, dẫn dắt sự phát triển đấtnước Từ sau 1993, tình hình chính trị Nhật Bản có lúc không ổn định, nội các luôn thayđổi
Nền tảng chính sách đối ngoại là liên minh chặt chẽ với Mỹ Nhật kí với Mĩ Hiệp ước hòabình Xan Phranxixccô và Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật (9 - 1951) Sau này, Hiệp ước Anninh được gia hạn nhiều lần và đến năm 1996 kéo dài vĩnh viễn
Sau thời kì chiến tranh lạnh, Nhật Bản cố gắng thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ hơn,
mở rộng quan hệ với Tây Âu, chú trọng quan hệ với các nước châu Á, Đông Nam Á
Ngày nay, Nhật Bản nổ lực vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với vị thếsiêu cường kinh tế
Trang 10QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000)
Câu 1 Hãy trình bày những sự kiện dẫn đến chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô - Mỹ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và
đi tới chiến tranh lạnh do có sự đối lập nhau về mục tiêu chiến lược :
Liên Xô: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả cách mạng, đẩy mạnhphong trào cách mạng thế giới
Mỹ: Ra sức chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng, bá chủthế giới
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước
phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Phía Mỹ: đưa ra “Học thuyết Truman” (3 – 1947),“Kế hoạch Mác-san” (6 – 1947) và thànhlập Tổ chức Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, 4 – 1949)
Phía Liên Xô và các nước Đông Âu: thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1949) và
Tổ chức Hiệp ước Vácsava (5 – 1955)
- Kết quả là hình thành sự đối lập về kinh tế, chính trị và quân sư giữa hai phe tư bản chủ nghĩa
và xã hội chủ nghĩa, dẫn tới sự xác lập cục diện hai cực, hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm thếgiới
Câu 2 Trình bày những biểu hiện của đối đầu Đông – Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ.
Lúc đầu là cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng từ sau 1950, cuộc chiến tranh ĐôngDương ngày càng chịu tác động của hai phe
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (7 - 1954) đã công nhân độc lập, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương nhưng Việt nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền,lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời
Tháng 6 – 1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ Sau hơn 3 năm chiến tranh ácliệt, tháng 7 – 1953, Hiệp định đình chiến được kí kết vẫn lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giớiquân sự giữa hai miền
Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là cuộc đụng đầutrực tiếp đầu tiên giữa hai phe
Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe, đánh dấu sự phásản của mọi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1 – 1973) đã côngnhận các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ của Việt Nam
- Trong thời kì chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh, xung đột ở các khu vực trên
thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau đều liên quan đến sự đối đầu Xô – Mĩ
Câu 3 Hãy trình bày nguyên nhân và biểu hiện chứng tỏ xu thế hòa hoản Đông - Tây xuất hiện
và chiến tranh lạnh chấm dứt.
- Các cuộc thương lượng Xô – Mĩ
- Tháng 11 – 1972, Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kíkết
- Năm 1972, Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạnchế vũ khí tiến công chiến lược (SALT – 1 ) được kí kết
- Tháng 8 - 1975, Định ước Henxinki được kí kết, tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quanđến hòa bình, an ninh ở châu Âu
- Tháng 12 - 1989, tại cuộc gặp không chính thức trên đảo Manta ( Địa Trung Hải), hai nhà lãnhđạo M Goócbachốp và G Busơ (cha) cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh
- Nguyên nhân chiến tranh lạnh chấm dứt:
Chiến tranh lạnh quá tốn kém đã làm suy yếu sức mạnh của Liên Xô và Mĩ
Chủ đề 5
Trang 11 Sự cạnh tranh gay gắt của Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 4 Hãy nêu những xu thế phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.
- Sau khi chiến tranh lạnh, trật tự hai cực tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hìnhthành theo hướng đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga vàTrung Quốc
- Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế
- Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực”, bá chủ thế giới nhưng khó thực hiện
- Hòa bình thế giới được củng cố, nhưng nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi như châuPhi, Trung Á
- Vụ khủng bố ngày 9 – 11 – 2001 ở Mĩ đã gây ra khó khăn, thách thức mới đối với hòa bình, anninh của các dân tộc
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX
Câu 1 Hãy trình bày nguồu gốc, đặc điểm và những thành tựu của cách mạng khoa học – công
nghệ nửa sau thế kỉ XX Tác động của nó đến cuộc sống con người như thế nào?
Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật, kỹ thuật lại đitrước mở đường cho sản xuất
Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ
Đạt được những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong các ngành khoa học cơ bản như Toán,
Lý, Hóa, Sinh học ( tạo ra chú cừu Đôli 3 - 1997, lập được “Bản đồ gen người” - 6-2000,
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao …
Chinh phục vũ trụ: du hành vũ trụ, vệ tinh nhân tạo…
Công nghệ thông tin: mạng Internet
- Tác động tích cực : nâng cao năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
của con người; làm thay đổi cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực; đưa loài người sangnền “ Văn minh trí tuệ”
- Hạn chế : ô nhiểm môi trường, các loại tai nạn và dịch bệnh, vũ khí hủy diệt…
Câu 2 Thế nào là toàn cầu hóa? Trình bày những biểu hiện và ảnh ưởng của nó đối với các nước.
- Toàn cầu hóa : là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thượng mại quốc tế
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn
Chủ đề 6
Trang 12 Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực: IMF,WTO, EU, ASEAN.
- Toàn cầu hóa có mặt tích cực và tiêu cực, là cơ hội to lớn cũng như thách thức không nhỏ,
nhất là với các nước đang phát triển
TỔNG KẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Câu 1 Trình bày những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau 1945 ?
1 Trật tự hai chục Ianta thiết lập, thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủnghĩa
2 Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới
3 Phong trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh
4 Hệ thống chủ nghĩa đế quốc có những chuyển biến quan trọng:
5 Các quan hệ quốc tế được mở rông và đa dạng hóa hơn bao giờ hết
6 Cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấycùng những hệ quả vô cùng to lớn
Câu 2 Trình bày những xu thế và hiện tượng mới xuất hiện sau chiến tranh lạnh?
1 Hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trung tâm
2 Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp,tránh xung đột trục tiếp nhằm tạo môi trường quốc tế thuận để vươn lên, xác lập ưu thế trongtrật tự thế giới mới
3 Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được cũng cố, nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra nộichiến và xung đột
4 Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ
Nông nghiệp là ngành có nhiều vốn đầu tư nhất, chủ yếu là đồn điền cao su, diện tích cao su
mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời
Trong công nghiệp, Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ than, kẽm, thiếc, sắt; mở mang cácngành công nghiệp chế biến như dệt, muối, xay xát…
Về thương nghiệp, ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu buôn bán nội địa được đẩymạnh
Giao thông vận tải phát triển, đô thị mở rộng
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương
Tăng thuế, tăng thu ngân sách Đông Dương
Chủ đề 7
Chủ đề 8
Trang 13 Về chính trị, Pháp tăng cường chính sách cai trị Đông Dương, thi hành một số cải cáchchính trị - hành chánh như đưa người Việt vào các công sở, viện Dân biểu Bắc Kỳ vàTrung Kỳ.
Về văn hóa - giáo dục, hệ thống giáo dục mở rộng hơn, gồm các cấp tiểu học, trung học,cao đẳng, đại học Sách báo được xuất bản ngày càng nhiều, văn hóa phương Tây xâmnhập mạnh vào Việt Nam
Câu 2 Chính sách khai thác của Pháp dẫn đến những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt
Nam như thế nào?
- Về kinh tế, nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới, kĩ thuật, nhân lực
được đầu tư, nhưng cơ cấu kinh tế vẫn vẫn mất cân đối, lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào kinh
tế Pháp
- Về xã hội, các giai cấp trong xã hội có chuyển biến mới:
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục bị phân hoá, một bộ phận tiểu và trung địa chủ tham giavào phong trào dân tộc dân chủ chống Pháp và tay sai
Giai cấp nông dân, bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâuthuẫn sâu sắc với thực dân Pháp và phong kiến tay sai
Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thựcdân Pháp và tay sai
Giai cấp tư sản, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sảndân tộc Tư sản dân tộc có khuynh hướng dân tộc dân chủ
Giai cấp công nhân, số lượng tăng nhanh, bị nhiều tầng áp bức, có quan hệ gắn bó với nôngdân, có tinh thấn yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản,vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng
dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai
Câu 3 Trình bày các hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh và một số
ng
ư ời Việt Nam sống ở n ư ớc ngoài
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động đến việc việc chuyển hướng tư tưởngcứu nước của Phan Bội Châu
Đến tháng 6 - 1925, Ông bị bắt tại Trung Quốc, bị kết án tù và đưa về an trí tại Huế, tiếptục hoạt động yêu nước thích hợp với điều kiện mới
Năm 1922, Ông viết Thất điều thư, vạch ra bảy tội đáng chém của vua Khải Định
Tổ chức diễn thuyết lên án chế độ phong kiến, hô hào cải cách
Năm1925, Ông về nước tiếp tục hoạt động
Ở Trung Quốc, năm 1923, nhóm thanh niên yêu nước Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu thànhlập Tâm tâm xã Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méclanh (6 – 1924) gây tiếng vanglớn
Ở Pháp, Việt kiều chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước Hội những người lao động trí
óc Đông Dương ra đời (1925)
Câu 4 Trình bày những nét chính về hoạt đ ộng của t ư sản dân tộc, tiểu t ư sản và công nhân Việt Nam.
- T ư sản :
Mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại, dùng hàng nội
Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kỳ
Tư sản và địa chủ Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến năm 1923
Sôi nổi đấu tranh đòi tự do, dân chủ, lập một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn,Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên
Ra nhiều tờ báo tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê…
Một số nhà xuất bản tiến bộ ra đời: Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã…
Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926)
Trang 14 Các cuộc đấu tranh ngày càng nhiều, tuy vẫn còn lẻ tẻ và tự phát Công nhân Sài Gòn Chợ lớn lập Công hội.
- Tháng 8 - 1925, Công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công, phản đối Pháp đưa lính sangđàn áp cách mạng Trung Quốc, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân từ tựphát sang tự giác
Câu 5 Trình bày những hoạt đ ộng của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến năm 1925 để chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị cho sự ra đời của chính đảng vô sản Việt Nam.
- Cuối 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp vào năm 1919.
- Tháng 6 - 1919, với tên mới Nguyễn Ái Quốc, Người gởi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vecxai đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7 – 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của Lênin, từ đó, Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng tháng
Mười Nga
- Tháng 12 – 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập
Quốc tế Cộng sản và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên tham gia sáng lập ĐảngCộng sản Pháp
- Năm 1921, cùng với một số người khác sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để
tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc
- Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ (Le Paria), viết bài cho báo Nhân đạo, đặc biệt
biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10 -1923), Đại
hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)
- Ngày 11- 11 - 1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí
luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơquan cao nhất của Hội là Tổng bộ
Ngày 21 – 6 – 1925, báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội, ra số đầu tiên
Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức phong trào “vô sản hoá” đưa hội
viên thâm nhập vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền… để tiến hành tuyên truyền, vận độngnâng cao ý thức chính trị cho công nhân
Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin đã khiến phong trào công nhân Việt Nam từ 1928 trở
đi có những chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức công sản
ở Việt Nam năm 1929
Câu 2 Cho biết sự ra đời, hoạt động và phân hóa của tổ chức Tân Việt Cách mạng đ ảng
- Ngày 14 – 7 – 1925, một số tù chính trị ở Trung Kỳ và một nhóm sinh viên trường Cao đẳng
Hà Nội thành lập Hội Phục Việt, tiền thân của Tân Việt sau này
- Trải qua nhiều lần đổi tên, trước những ảnh hưởng về tư tưởng của Hội Việt Nam Cách mạngViệt Nam và chủ trương hợp nhất không thành, ngày 14 – 7 – 1928, Hội đổi tên thành Tân ViệtCách mạng đảng với thành phần chủ yếu là trí thức tiểu tư sản
- Tân Việt chủ trương đánh đổ đế quốc, xây dựng xã hội bình đẳng và bác ái
Trang 15- Do tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá sâu rộng nên đảng viên Tân Việt
bị phân hóa, một số gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, số còn lại chuẩn bị thànhlập một đảng riêng theo học thuyết Mác – Lênin
Câu 3 Trình bày sự ra đời, hoạt động và nguyên nhân thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng:
Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng
Năm 1928 và 1929, hai lần thay đổi chủ nghĩa do nghèo tư tưởng và lập trường thiếu kiênđịnh
Địa bàn hoạt động bó hẹp, chủ yếu ở một số địa phương Bắc kỳ
Tháng 2 – 1929, tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội
Ngày 9 – 2 – 1930, tổ chức khởi nghĩa, bắt đầu nổ ra ở Yên Bái, tiếp theo là Phú thọ, HảiDương, Thái Bình, nhưng nhanh chóng thất bại
Chưa có cương lĩnh rõ ràng, thành phần ô hợp, không được đông đảo quần chúng tham gia
Khởi nghĩa bị động, không chuẩn bị kĩ càng, thực dân Pháp còn đủ mạnh để đàn áp
- Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân,nối tiếp tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam
Câu 4 Trình bày quá trình thành lập, hoạt động của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong
năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này
- Năm 1829, phong trào đấu tranh công nhân, nông dân và các tầng lớp yêu nước phát triểnmạnh, kết thành làn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng
- Tháng 3 – 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập Chi bộCộng sản đầu tiên tiên tại nhà số 5D Hàm Long (Hà Nội)
- Tháng 5 – 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại HươngCảng (TQ), đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấpnhận
- Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp, quyết định thành lập ĐôngDương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và ra báo Búa liềm
- Tháng 8 – 1929, những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong tổng bộ và Kì
bộ ở Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản Đảng, ra báo Đỏ
- Tháng 9 – 1929, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản liênđoàn
- Ý nghĩa: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu, là kết quả tất yếucủa cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản
Câu 5 Trình bày hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt nam, nội
dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng và ý nghĩa sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý quầnchúng và sự phát triển chung của phong trào cách mạnh nước ta
Yêu cầu thống nhất các tổ chức đảng là bức thiết
Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Trung Quốc triệu tập và chủ trì hội nghịthống nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) bắt đầu từ ngày
6 – 1 - 1930
Hội nghị nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là ĐảngCộng sản Việt Nam
Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây làCương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta
Trang 16 Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dânquyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm chonước Việt Nam độc lập, tự do
Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung tiểuđịa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cáchmạng
Cách mạng Việt Nam liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới
Đây là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh
- Ý nghĩa của sự thành lập Đ ảng :
Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩaMác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam
Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
o Đảng Cộng sản trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam
o Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo
o Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
o Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước pháttriển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
Nội dung 1
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935 Câu 1 Hãy cho biết những nét chính về những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
(1929 – 1933) tới tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam
Nông nghiệp: giá lúa gạo, nông phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang
Công nghiệp: sản lượng các ngành đều giảm
Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ
Khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân lao động:
o Công nhân thất nghiệp, đồng lương ít ỏi
o Nông dân mất đất, phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng, bị bần cùng hoá
o Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn
Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nôngdân với địa chủ phong kiến
Thực dân Pháp khủng bố dã man những người yêu nước , nhất là sau khi khởi nghĩa YênBái thất bại
- Những tác động trên đây là nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Câu 2 Trình bày những diễn biến chính và những chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn
hóa của Xô Viết Nghệ Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp
Từ tháng 2 đến tháng 4 – 1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân
Ngày 1 – 5 – 1930, trên phạm vi cả nước, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tếlao động
Tháng 6,7,8 – 1930, phong trào tiếp tục sôi động trên cả nước
Chủ đề 9
Trang 17 Tháng 9 – 1930, phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất, với những cuộc biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế, được công nhân Vinh – Bến Thủy hưởng ứng.
Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12 – 9 –
1930 kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh
Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện xã
Các Xô viết được thành lập để thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội với chức năng của chính quyến cách mạng
Về chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Thành lập các đội tự vệ đỏ,tòa án nhân dân
Vế kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ
Về văn hoá – xã hội, dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếpsống mới
- Chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho dân, chứng tỏ bản chất của một chính quyềnmới, chính quyền của dân, do dân, vì dân
Câu 3 Trình bày những nét chính về Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng
sản Việt Nam và những điểm chính của luận cương tháng 10 – 1930 và những hạn chế của nó.
Tháng 10 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng họp tạiHương Cảng (Trung Quốc)
Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Hội nghị cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư
Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo
Xác định chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cách mạng tư sảndân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, tiến thẳng lên con đường XHCN bỏ qua thời kìTBCN
Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng có quan hệ khăng khít với nhau là đánh đổ đếquốc và phong kiến
Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới
Câu 4 Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối vớicách mạng Đông Dương
- Khối liên minh công – nông được hình thành
- Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là một phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộngsản
- Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- Đảng ta thu được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liênminh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh
Câu 5 Trình bày một số điểm chính của giai đoạn phục hồi phong trào cách mạng thời kỳ 1932
– 1935.
- Trong tù, đảng viên và những chiến sĩ yêu nước kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cáchmạng của Đảng và tổ chức vượt ngục
Trang 18- Ở bên ngoài, năm 1932, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế Cộngsản tổ chức Ban lãnh đạoTrung ương của Đảng Năm 1934, Ban lãnh đạo Hải ngoại thành lập.Cuối 1934 – đầu 1935, các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì được lập lại.
- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được phục hồi
dung :
Xác định ba nhiệm vụ trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộngrãi và chống chiến tranh đế quốc
Thông qua nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng
Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư
Đánh dấu tổ chức Đảng phục hồi từ trung ương đến địa phương
Tổ chức quần chúng cũng được phục hồi
Tháng 7 – 1935, Đại hội lần VII Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và
đề ra chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi
Tháng 6 – 1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến
o Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt kinh tế của chính quốc
o Nông nghiệp, tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân lập đồn điền lúa, cao su,
cà phê, chè…
o Trong công nghiệp, đẩy mạnh khai thác mỏ, tăng sản lượng dệt, xi măng, rượu…
o Về thương nghiệp, Pháp độc quyền mua bán thuốc phiện, rượu, muối…thu lợi nhuậncao
o Từ 1936 – 1939, kinh tế có phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc vàokinh tế Pháp
Về xã hội : đời sống đa số nhân dân gặp khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi
cải thiện đời sống, đòi tư do, cơm áo, hòa bình
- Tháng 7 – 1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp
ở Thượng Hải (Trung Quốc) đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh giai đoạn 1936 – 1939:
Nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc, chống phong kiến.
Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít,
chống chiến tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình
Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai.
Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất
hợp pháp
Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3 –
1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương
Câu 2 Trình bày các phong trào đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm
của phong trào cách mạng 1936 – 1939.
Trang 19 Phong trào Đông Dương Đại hội : Đảng tổ chức nhân dân thảo ra các bản “Dân
nguyện” gửi tới phái đoàn của Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương, tiếntới triệu tập Đông Dương Đại hội ( 8 – 1936)
Phong trào đón Gôđa và Brêviê năm1937 : lợi dụng Gôđa sang điều tra tình hình và
Brêviê sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh
“đón rước”, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ
Từ 1937 – 1939, nhiều cuộc mít tinh và biểu tình đấu tranh đòi quyền sống vẫn diễn
ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc mit tinh lớn tại Hà Nội nhân ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 –1938
- Đấu tranh nghị trường : Mặt trận Dân chủ Đông Dương đưa người ra tranh cử vào Viện
dân biểu, Hội đồng quản hạt
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí công khai : Đảng và Mặt trận ra nhiều tờ báo công khai
như Tiền phong, Dân chúng, Lao động …, xuất bản nhiều sách chính trị- lý luận, các tácphẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng để tuyên truyền và tập hợp quần chúng
b Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936- 1939 :
- Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ
- Quần chúng được giác ngộ, tham gia mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượngchính trị hùng hậu của cách mạng
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành
- Đảng tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, về
tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp
- Phong trào dân chủ 1936- 1939 như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩatháng Tám sau này
Nội dung 3
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM
(1939-1945) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI Câu 1 Tình hình Việt nam trong những năm 1939 – 1945 có những chuyễn biến gì?
a Tình hình chính trị :
- Đầu tháng 9 – 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Chính phủ Pháp đầu hàng Đức vàthực hiện chính sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa
- Ở Đông Dương, Pháp ra sức vơ vét sức người, sức của cho chiến tranh
- Tháng 9 - 1940, Nhật vào Việt Nam, Pháp đầu hàng Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị củaPháp để bốc lột nhân dân ta
- Đầu năm 1945, Đức bị thất bại nặng nề ở châu Âu Nhật thua to ở châu Á – Thái BìnhDương Tại Đông Dương, ngày 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trịtăng cường hoạt động Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa
Chính sách của Pháp : thi hành chính sách kinh tế chỉ huy, tăng thuế cũ, đặt thêm thuế
mới, sa thải công nhận giảm lương, tăng giờ làm
Chính sách của Nhật : cướp ruộng đất, bắt dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu
phục vụ chiến tranh; buộc Pháp phải cung cấp tiền bạc, nguyên liệu, lương thực, thựcphẩm cho Nhật; đầu tư vào những ngành phục vụ nhu cầu quân sự
Trang 20- Tháng 11 - 1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập tại Bà Điểm (Hốc Môn,Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho ĐôngDương hoàn toàn độc lập
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc vàđịa chủ tay sai và khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa
Về phương pháp đấu tranh, chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ đế quốc
và tay sai, từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp
Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
- Ý nghĩa : Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng
đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước
Câu 3 Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc
khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Binh biến Đô Lương
Quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn (22 – 9 – 1940), quân Pháp thua rút chạy qua châu BắcSơn
Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa chiếm đồn Mỏ Nhài, lập chínhquyền cách mạng, thành lập đội du kích Bắc Sơn
Nhật – Pháp câu kết đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại
Nhân cơ hội nhân dân Nam Kì và binh lính đấu tranh phản đối việc Pháp bắt họ làm bia đỡđạn, chống lại quân Thái Lan, Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động khởi nghĩa
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11 – 1940) quyết định đình chỉ khởinghĩa, nhưng nghị quyết không kịp tới nơi
Khởi nghĩa bùng nổ ngày 23 – 11 - 1940, lan rộng từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ.Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi, lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng xuất hiện
Pháp cho lực lượng đàn áp, khởi nghĩa thất bại
Phản đối việc Pháp đưa lính người Việt sang Lào đánh nhau với quân Thái Lan Ngày 13 –
1 – 1941, binh lính đồn chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô lương, định tiến về Vinh nhưngkhông thực hiện được
Toàn bộ binh lính nổi dây bị Pháp bắt
- Nguyên nhân thất bại : là do điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, thực dân Pháp còn mạnh,
lực lượng cách mạng chưa được chuẩn bị, tổ chức đầy đủ
Câu 4 Trình bày nội dung chủ yếu của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941).
- Tháng 1 – 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Ngườitriệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng)
- Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
- Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chialại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng, thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủCộng Hòa
- Hội nghị thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (19 – 5 – 1941, Việt Minh) và giúp
đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và Campuchia
- Hội nghị xác định hình thái khởi nghĩa vụ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởinghĩa, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân
- Ý nghĩa : đã hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 nhằm giải
quyết vấn đề số 1 là độc lập dân tộc và có tầm quan trọng quyết định đến thắng lợi của Cáchmạng tháng Tám 1945
Trang 21Câu 5 Trình bày những nét chính việc chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây
dựng căn cứ địa tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền từ sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941).
Cao Bằng là nơi thí điểm điểm xây dựng các hội Cứu quốc, đến năm 1942, khắp các châuđều có Hội Cứu quốc Ủy ban Việt Minh Cao Bằng và liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng thànhlập
Các hội cứu quốc thành lập ở nhiều tỉnh ở Bắc Kì và Trung Kì
Năm1943, Đảng ban hành Đề cương văn hoá Việt Nam Năm 1944, Đảng Dân chủ Việt
Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh
Công tác xây dựng lực lượng vũ trang được Đảng coi trọng
Tháng 2 – 1941, du kích Bắc Sơn chuyển thành Trung đội Cứu quốc quân I, tiếp tục phátđộng chiến tranh du kích trong 8 tháng từ tháng 7 – 1941 đến 2 – 1942
Ngày 15 – 9 – 1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời
Xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xây dựng căn cứ địa Cao Bằng
Tháng 2 – 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàndiện cho khởi nghĩa vũ trang Khắp nông thôn, thành thị Bắc Kì, các đoàn thể Việt Minh,các hội cứu quốc thành lập
Ở Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời
Ở Cao Bằng, các đội tự vệ võ trang, đội du kích thành lập Năm 1943, 19 ban “Xung phongNam tiến” thành lập và phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi
Tháng 5 – 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”
Ngày 22 – 12 – 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vàthắng hai trận Phay Khắt và Nà Ngần
Câu 6 Nguyên nhân Nhật đảo chính Pháp (9 -3 – 1945), nội dung chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta” của Đảng, những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa từng phần.
Tối 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính, Pháp đầu hàng
Nhật tuyên bố “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”, dựng chính phủ bùnhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo đại làm Quốc trưởng, thực chất là độc chiếm Đông Dương
- Ngày 12 – 3 – 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta” nêu rõ :
Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật
Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”
Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị, sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩakhi có điều kiện
Quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước”
Ở căn cứ Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân
cùng với quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện
Ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kì, phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” diễn ra mạnh
mẽ
Ở Quảng Ngãi, tù chính trị Ba Tơ khởi nghĩa, lập đội du kích Ba Tơ.
Ở Nam Kỳ, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là Mĩ Tho và Hậu Giang.
Tháng 4 – 1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang.
Tháng 4 – 1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt
Nam và Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp
Tháng 6 – 1945, Khu giải phóng Việt Bắc và Ủy ban lâm thời khu giải phóng thành lập,
đây là hình ảnh thu nhỏ của nướcViệt Nam mới
Câu 7 Trình bày thời cơ thời cơ “ngàn năm có một” của cuộc Cách mạng thàng Tám năm 1945.